BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯƠNG THỊ LIÊN
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HĨA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN, 8-2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯƠNG THỊ LIÊN
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HĨA
Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH
NGHỆ AN, 8-2018
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát ................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 7
Chương 1. ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI
NHIỀU MA ................................................................................................... 8
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn trong hai thập niên cuối
thế kỷ XX - diện mạo, đặc điểm .................................................................. 8
1.1.1. Những tìm tịi thể nghiệm .............................................................. 8
1.1.2. Những đặc điểm nổi bật............................................................... 11
1.1.3. Những thành tựu tiêu biểu ........................................................... 14
1.2. Con đường đến với đề tài nông thôn của Nguyễn Khắc Trường ......... 16
1.2.1. Đường đời đường văn của Nguyễn Khắc Trường ........................ 16
81.2.2.Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma - một dấu mốc trên
con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khắc Trường ......... 188
1.3. Mảnh đất lắm người nhiều ma - những tìm tịi thể nghiệm của
Nguyễn Khắc Trường về đề tài nơng thơn ................................................. 21
1.3.1. Một cái nhìn đa chiều về nông thôn Việt Nam trong thời hiện đại .. 21
1.3.2. Kết hợp, lồng ghép nhiều chủ đề ................................................. 24
1.3.3. Lựa chọn lối kể chuyện tự nhiên, khách quan, điềm tĩnh với một
hệ thống chi tiết, sự kiện bộn bề .................................................. 26
Chương 2. SỰ BIẾN DẠNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA ..................................... 31
2.1. Sự pha tạp, lỗi thời của nhiều giá trị văn hóa truyền thống ................. 31
2.1.1. Quan hệ làng xã, họ tộc ............................................................... 31
2.1.2. Hơn nhân và gia đình................................................................... 35
2.1.3. Sự xuống cấp của đạo đức, lối sống ............................................. 41
2.2. Sự biến dạng của văn hóa tâm linh ..................................................... 46
2.2.1. Một khơng gian sống đầy ma mị ................................................. 47
2.2.2. Mê tín dị đoan ............................................................................. 50
2.2.3. Tang lễ và tín ngưỡng thờ cúng ................................................... 52
2.3. Văn hóa truyền thống trước những thử thách của đời sống hiện đại.... 56
2.3.1. Văn hóa và quyền lực .................................................................. 56
2.3.2. Văn hóa và đồng tiền ................................................................... 62
2.3.3. Quan hệ cá nhân và cộng đồng .................................................... 66
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA LÀNG QUÊ
TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA ..................................... 70
3.1. Xây dựng một không gian văn hóa mang tính điển hình ..................... 70
3.1.1. Giới thuyết khái niệm “Khơng gian văn hóa” .............................. 70
3.1.2. Nghệ thuật tổ chức khơng gian văn hóa Làng Chùa ..................... 71
3.2. Sử dụng cái kỳ ảo để mở rộng các chiều kích văn hóa tâm linh .......... 78
3.2.1. Giới thuyết một số khái niệm hữu quan ....................................... 78
3.2.2. Cái kỳ ảo với việc mở rộng không gian tâm linh ......................... 82
3.2.3. Cái kỳ ảo với việc đào sâu vào bản thể con người ....................... 84
3.3. Sử dụng tục ngữ, ngôn ngữ như những ký hiệu văn hóa ..................... 88
3.3.1. Giới thuyết khái niệm "Ký hiệu văn hóa" .................................... 88
3.3.2. Tục ngữ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma - một dạng ký hiệu .... 89
3.3.3. Ngôn ngữ - ký hiệu trong Mảnh đất lắm người nhiều ma ............ 93
KẾT LUẬN ................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việt Nam là một nước nơng nghiệp, cuộc sống của người dân gắn
bó với làng quê; bởi vậy, từ lâu đề tài nông thôn đã thu hút sự quan tâm của
đông đảo nhà văn, mà tiêu biểu là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao, Nguyễn Khải, Đào Vũ… Cho đến nay, viết về nông thôn vẫn là nguồn
cảm hứng mãnh liệt của nhiều thế hệ nhà văn, nhất là từ khi đất nước bước
vào thời kỳ đổi mới.
1.2. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX, Nguyễn Khắc Trường là
một trong những gương mặt nổi bật của văn xuôi viết về đề tài nông thôn. Với
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (Giải thưởng Hội Nhà văn 1990),
Nguyễn Khắc Trường đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình
và đơng đảo người đọc. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng, nhức
nhối của làng quê Việt Nam trong thời hiện đại. Ở đó những nét văn hóa
truyền thống đang có nguy cơ bị biến dạng dưới sự tác động của cơ chế thị
trường và cả những ấu trĩ, sai lầm trong đường lối chính sách phát triển nơng
thơn. Đằng sau cái vẻ ngồi bình dị, thân quen của làng quê Việt Nam đang
xảy ra những xung đột giữa các quan niệm, các giá trị văn hóa. Thể hiện được
điều đó, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
đã mang đến một cách nhìn mới, chân thực, sâu sắc về nơng thôn Việt Nam
trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới.
1.3. Đã có khá nhiều bài viết, hội thảo bàn về tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách tồn diện, hệ thống về tác phẩm từ góc nhìn văn hóa.
Từ những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài "Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường dưới góc nhìn văn hóa", nhằm góp phần làm
2
sáng tỏ thêm những giá trị nhiều mặt của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Khắc Trường.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cùng với Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học trong hơn thập kỷ qua. Trong cuộc thảo luận
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Trần Đình Sử đã đánh giá cao
thành cơng của Nguyễn Khắc Trường. Theo ơng, “Cuốn sách có sức lôi cuốn
từ đầu đến cuối, nhà văn đã đề xuất một hiện tượng xã hội nghiêm trọng đáng
quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở
ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn (…)
Đọc Nguyễn Khắc Trường thấy anh rất sung sức, rất giàu các vốn sống, đặc
biệt ngôn ngữ rất phong phú, sinh động, các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ
“bộ đội” được sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên”.
Đồng thời, giáo sư cũng chỉ ra mặt hạn chế còn tồn tại của cuốn sách: “Xung
đột mâu thuẫn chưa quyết liệt, cách xử lí, lối trần thuật quá thiên về hài, cái bi
chưa được khám phá tận đáy” (Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người
nhiều ma do báo Văn nghệ tổ chức ngày 25/01/1991). Cũng trong cuộc thảo
luận này, nhận xét về nghệ thuật Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn
Đăng Mạnh cho rằng: “Đây là một cuốn truyện hấp dẫn nhờ nghệ thuật kể
chuyện. Sự dẫn dắt tình tiết, sự tổ chức các tình huống đã tạo được nhiều bất
ngờ. Các nút chuyện thắt vào, cởi ra, lại thắt vào, cởi ra, người đọc khó đốn
trước được (...) Nhiều đoạn rất có khơng khí nơng thơn với những phong tục
tưởng rất cổ xưa mà té ra là của hôm nay. Tác giả cũng tạo ra được nhiều
nhân vật tuy không thật sâu sắc, nhưng có những nét cá tính gây được ấn
tượng đậm nét đối với người đọc, đặc biệt là những nhân vật ma quái, dị dạng
hoặc những con người bị ma chê, quỉ ám như anh em lão Hàm, chị Bé, Son,
3
Đào, Quềnh…”. Trên báo Giáo dục và thời đại, ngày 27/05/1991, Ngọc Anh
viết: “Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng, từ việc xây dựng truyện, xây
dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ. Trong tác phẩm của anh, sự việc nọ
nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác, nhiều sự kiện rối rắm
phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo
cứ như sự việc đúng như nó đã xảy ra như thế (…) phải công nhận rằng tác
giả Nguyễn Khắc Trường am hiểu sâu về nông thôn và có vốn ngơn ngữ rất
phong phú”. Có cùng cách nhìn ấy, trên báo Văn nghệ ra ngày 25/01/1991, Hà
Minh Đức, Phong Lê, Trung Trung Đỉnh… cho rằng đây là một tác phẩm hay
viết về đề tài nông thôn trong thời kì đổi mới, để lại dấu ấn đậm nét trên văn
đàn. Trong bài Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma (Chân
dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, 1999) thông qua tưởng tượng về cuộc đối
thoại giữa người và ma, Trần Đăng Khoa đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế
của cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Theo Trần Đăng Khoa,
điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã có vốn sống, sự am
hiểu sâu sắc về đời sống nông thôn thể hiện qua nghệ thuật miêu tả tâm lí và
ngơn ngữ của nhân vật. Nhược điểm dễ nhận thấy của tác phẩm là kết cấu
truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện của nhân vật có phần gượng ép.
Trong bài viết Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ
cái nhìn văn hóa (Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006) Lê Nguyên Cẩn cho rằng, “Cái tạo ra
giá trị của tác phẩm ngồi nội dung hiện thực gắn với một thời kì khó khăn
của đất nước mà cịn là thế giới kì ảo mà Nguyễn Khắc Trường đã dụng công
xây dựng với các yếu tố kì ảo rất đặc trưng, đó là môtip cái chết đi liền với
môtip ma hiện hồn”. Tác giả bài viết đã đi sâu phân tích thế giới kì ảo trong
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma từ ba góc độ: mối tình kì ảo, những
nhân vật kì ảo, những nhân vật ma quái dị dạng tạo ra sự lơi cuốn từ phía
4
người đọc. Tuy chỉ đề cập tới một khía cạnh của tác phẩm, nhưng bài viết đã
gợi mở nhiều vấn đề cần suy nghĩ thêm từ góc nhìn văn hóa. Ngồi ra cịn có
các bài viết của Lê Thanh Nghị trên tạp chí Tác phẩm mới tháng 8/1991,
Nguyễn Hữu Sơn trên báo Người Hà Nội, Hồng Diệu trên tạp chí Văn nghệ
quân đội,… đều đánh giá cao giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,
đồng thời chỉ ra biểu hiện "non tay" về kết cấu của Nguyễn Khắc Trường.
Từ góc nhìn văn hóa, Bùi Bình Thi khẳng định: “Điều mà cuốn tiểu
thuyết đã đặt ra rất có ý nghĩa đó là nơng thơn bấy lâu nay khơng hẳn chỉ là
vấn đề ruộng đất mà trên hết là một đời sống văn hố”, cịn Hồng Diệu đánh
giá, đây là một tác phẩm “nổi bật lên một dáng vẻ rất riêng trong những
quyển sách viết về nông thôn ta dưới chế độ Đổi mới” (Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Văn nghệ Quân đội, Hà Nội số 8, tháng 8/1991). Và theo ơng, bên
cạnh giọng điệu hài hước, tác phẩm cịn có giọng điệu khác, “chìm ở tầng
dưới, đó là giọng bi thảm”. Lê Nguyên Cẩn trong bài Thế giới kỳ ảo trong
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ cái nhìn văn hố
(Tạp chí Khoa học, số 5, 2005, Trường ĐHSP Hà Nội) nhận định: “Cái tạo ra
giá trị của tác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với một thời kỳ khó khăn
của đất nước cịn là thế giới kỳ ảo mà Nguyễn Khắc Trường đã dụng công xây
dựng với các yếu tố kỳ ảo rất đặc trưng, đó là mơtip cái chết đi liền với môtip
ma hiện hồn”. Tác giả bài viết cũng đã chỉ ra các biểu hiện khác nhau của văn
hóa giúp người đọc có hướng tiếp cận tác phẩm theo hướng văn hố học như
“Văn hóa lịch sử”; “Văn hố ẩm thực”; “Văn hoá cưới xin tang lễ”. Cũng tiếp
cận tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa, Nguyễn Văn Hùng trong bài viết Văn
hóa như là nguồn mạch sáng tạp và khám phá văn chương (Tạp chí Sơng
Hương số 217, tháng 3/2007) cũng cho rằng, “Trong những truyện ngắn và
tiểu thuyết như Thời xa vắng của Lê Lựu, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy
Anh, Mùa lá rụng trong vườn và đám cưới khơng có giấy giá thú của Ma Văn
5
Kháng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, ta dễ nhận
thấy khuynh hướng soi sáng các sự việc, tính cách từ góc nhìn văn hố”. Và
theo đó, cấu trúc đan cài số phận mỗi con người với mỗi dịng họ, gia đình,
làng q, đan cài hiện tại với các lớp trầm tích văn hóa, lịch sử. Mảnh đất lắm
người nhiều ma là tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn đầu tiên của Nguyễn
Khắc Trường, miêu tả lề thói và thành kiến hủ lậu đã thâm nhập vào đời sống
nông thôn, chi phối nếp nghĩ và cách ứng xử của nông dân. Trong bài viết Tín
ngưỡng dân gian trong một số tiểu thuyết sau năm 1986 (Tạp chí Khoa học,
số 11 năm 2017), Phan Thúy Hằng cho rằng, “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
xuất hiện tục thờ động vật trong khá nhiều tác phẩm như thờ Hổ (Mảnh đất
lắm người nhiều ma)....Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, dòng họ Trịnh
Bá thờ Hổ. Gia phả dịng họ kể lại, ơng nội của Trịnh Bá Hồnh có cơ duyên
gặp và có mối quan hệ ân nghĩa với Hổ thần. Cũng từ đó, dịng họ Trịnh Bá
phất lên như diều. Thầy tướng bảo đó làn sự đền bù, sự phù trợ của Hổ thần.
Không biết do chăm chỉ làm ăn hay do được Hổ thần giúp đỡ mà đến đời
Trịnh Bá Hoành đã làm được nhà gỗ, mua được ruộng, lợn đàn, trâu nái...
Mỗi loài vật khi được phong thần đều mang những ý nghĩa khác nhau. Nếu
Hổ thần mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ". Có cùng quan điểm,
Nguyễn Thị Mai Hương trong bài viết Văn hóa nơng thơn trong tiểu thuyết
sau đổi mới nhìn từ biểu tượng và ngơn ngữ, 16/10/2014),
đánh giá cao thành công của Nguyễn Khắc Trường trong việc khai thác chất
liệu văn hóa dân gian. Tác giả viết: “Một tiểu thuyết khác cũng khá thành
công với chất liệu dân gian này là Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường: Ai may được ngọc Giếng Chùa/ Rủi ai núi Bụt thả bùa ma trêu;
Con hơn cha là nhà có phúc; Muốn ăn thì lăn vào bếp; Hơn nhân, điền thổ,
vạn cố chi thù; Con dại cái mang; Đầu xi đi lọt; Đâm bị thóc, chọc bị
6
gạo; Sinh có nhà, tử có mồ/ sống hiền thác lành; Rau nào sâu ấy; Cưa đứt đục
suốt; Lấy độc trị độc; Miếng ăn giữa làng hơn sàng xó bếp; Ném đá dấu tay...
Những thành ngữ này tự bản thân nó đã cho thấy tính hàm súc trong việc biểu
nghĩa. Khi sử dụng thành ngữ, tục ngữ và các câu hát dân gian, tác giả tiểu
thuyết đã dựng nên cả một vùng khí hậu nơng thơn, vừa thâm thúy sâu sắc,
vừa hóm hỉnh sâu cay. Có thể nói, khai thác các thành ngữ, tục ngữ, lối nói
dân dã của người dân quê chính là khai thác kho tàng minh triết dân gian “minh triết Việt”.
Điểm lại những bài viết tiêu biểu có liên quan đến vấn đề chúng tơi
quan tâm, có thể thấy, hầu hết các ý kiến mới dừng lại ở những cảm nhận
bước đầu về đời sống văn hóa làng quê Việt Nam được Nguyễn Khắc Trường
thể hiện trong tác phẩm. Các ý kiến nhận xét, đánh giá cịn thiếu tính hệ
thống. Chúng tơi xem đó là những ý kiến mang tính gợi mở để thực hiện đề
tài, với mong muốn đưa ra một cái nhìn đa diện, có tính hệ thống về những
vấn đề của văn hóa làng quê Việt Nam được Nguyễn Khắc Trường thể hiện
trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo
sát, phân tích những phương diện của đời sống văn hóa được thể hiện trong
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được vị trí của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam viết về
nông thôn trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX.
Thứ hai, khảo sát, phân tích những phương diện của đời sống văn hóa
được Nguyễn Khắc Trường thể hiện trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người
nhiều ma.
7
Thứ ba, phân tích những phương diện nghệ thuật thể hiện các phương
diện văn hóa trong Mảnh đất lắm người nhiều ma.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương diện của đời sống
văn hóa Việt Nam được thể hiện trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường.
4.2. Tư liệu khảo sát chính của đề tài là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người
nhiều ma (Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, 2012). Ngồi ra, để có cơ sở so
sánh, mở rộng vấn đề, chúng tôi chọn khảo sát một số tiểu thuyết viết về nông
thông trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng
một số phương pháp sau:
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê, miêu tả.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Đề tài nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma
Chương 2. Sự biến dạng của văn hóa truyền thống trong Mảnh đất
lắm người nhiều ma
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện văn hóa làng quê trong Mảnh đất lắm
người nhiều ma
Và cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo.
8
Chương 1
ĐỀ TÀI NÔNG THÔN
TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn trong hai thập niên
cuối thế kỷ XX - diện mạo, đặc điểm
1.1.1. Những tìm tịi thể nghiệm
Sau năm 1975, đặc biệt từ 1986, tiểu thuyết viết về nơng thơn có điều
kiện thuận lợi để thể nghiệm ưu thế và tính linh hoạt của của thể loại. Sự đổi
mới về quan điểm nghệ thuật và cách nhìn hiện thực đời sống đã khiến cho tư
duy sử thi ngày càng nhạt dần thay vào đó là tư duy tiểu thuyết. Với tư duy
tiểu thuyết, tiểu thuyết viết về nơng thơn đã có những thể nghiệm, tìm tịi cả
về quan niệm và nghệ thuật thể hiện.
Trước hết, là sự biến đổi về cấu trúc. Ngồi một số tiểu thuyết có xu
hướng quay về với mơ hình tự sự truyền thống, kết cấu rõ ràng, mạch lạc, có
mở đầu, có kết thúc, cách kể khơng quá phức tạp (Thời xa vắng, Giời cao đất
dày, Đứa con của thần linh, Ma làng, Bến không chồng, Thủy hỏa đạo tặc), là
kiểu kết cấu phức hợp. Ở đó các nhân vật (người kể chuyện, nhân vật xưng
tôi, tác giả…) đối thoại với nhau trên một tinh thần bình đẳng, dân chủ, khơng
ai có quyền phán xét, áp đặt (Chuyện làng Cuội, Bên kia bờ ảo vọng, Ba
người khác). Kết cấu như một trò chơi rubich, tạo nên sự hỗn loạn, lỏng lẻo,
rời rạc, lắp ghép, gấp khúc, khó nắm bắt (Giã biệt bóng tối, Lão Khổ). Kết cấu
theo lối đảo lộn thời gian (quá khứ - hiện tại - tương lai), khơng có sự tổ chức
sắp xếp theo quy luật nào (Lão Khổ, Chuyện làng Cuội). Kết cấu “buông
lửng”, “bỏ ngỏ”, nhằm đưa người đọc tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo kết thúc
riêng theo quan niệm của mỗi cá nhân (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dịng
sơng Mía). Bên cạnh đó là kiểu kết cấu liên văn bản, “tiểu thuyết lồng tiểu
9
thuyết” (Giã biệt bóng tối, Lão Khổ, Dịng chảy đất đai)… Chính tư duy tiểu
thuyết và những thay đổi quan niệm về tiểu thuyết đã chi phối nguyên tắc xây
dựng tác phẩm, tạo ra nhiều mơ hình cấu trúc mới mẻ. Chẳng hạn: cấu trúc
theo đường đời nhân vật (Thời xa vắng, Giời cao đất dày); cấu trúc đan cài số
phận mỗi con người với mỗi dịng họ, gia đình, làng quê, đan cài hiện tại với
các lớp trầm tích văn hóa, lịch sử (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Lời nguyền
hai trăm năm, Lão Khổ); cấu trúc theo ký ức hồi cố (Giời cao đất dày, Lão
Khổ), cấu trúc tập trung vào nhân vật cá nhân dị biệt (Dòng sơng Mía), cấu
trúc đảo lộn thời gian xen kẽ q khứ và hiện tại (Chuyện làng Cuội), cấu trúc
dồn tụ chất liệu hiện thực để khắc sâu một tư tưởng, một luận đề (Dưới chín
tầng trời)… Nghĩa là điểm nhìn đã được tối ưu hóa. Một khi tư duy tiểu
thuyết thắng thế tư duy sử thi thì ngơn ngữ trong tiểu thuyết viết về nông thôn
giai đoạn này cũng biến đổi. Do nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống xã hội
nông thôn trong thời đại mới, các nhà văn tiếp cận đời sống ở cự li gần chứ
không phải qua một “khoảng cách sử thi tuyệt đối” (M. Bakhtin) nên ngơn
ngữ ít mực thước, trang trọng, chuẩn mực, mĩ lệ, mà xu hướng đời thường
hóa, đậm tính khẩu ngữ, thậm chí thơ tục trở thành một “hiệu ứng” riêng
trong phản ứng mĩ cảm của nhà văn với thế giới (Lão Khổ, Ba người khác,
Thời của thánh thần). Xuất phát từ tinh thần dân chủ và ý thức cái tôi cá nhân
trong việc tìm hiểu khám phá đời sống nơng thơn ở bề sâu, ngơn ngữ tiểu
thuyết ngày càng có xu hướng gia tăng tính triết luận, khái quát, tự do, phóng
khống. Điều đó đã đem lại những hiệu ứng tích cực trong sự tiếp nhận của
cơng chúng (Lão Khổ, Giã biệt bóng tối, Màu rừng ruộng).
Các thế hệ nhà văn, từ những người trưởng thành trước thời kỳ Đổi mới
đến lớp nhà văn xuất hiện sau thời kỳ đổi mới và cả những cây bút mới xuất
hiện đều nỗ lực tìm tịi thể nghiệm. Đã có hàng loạt tiểu thuyết viết về nông
thôn mang một dáng vẻ, một phong cách mới lạ. Thay vì lối thể hiện trường
10
thiên, là lối viết ngắn gọn, dồn nén chi tiết sự kiện trong một dung lượng
khiêm tốn. Nói về điều này, Tạ Duy Anh nhận xét: “Xu hướng ngắn, thu hẹp
bề ngang, vừa khoan sâu theo chiều dọc, đa thanh hóa sự đối thoại, nhiều vỉa
ý nghĩa, bi kịch thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình thường, khơng
áp đặt chân lý là dễ thấy. Tiểu thuyết ít mô tả thế giới hơn là tạo ra một thế
giới theo cách của nó. Ở đó con người có thể chiêm ngưỡng mình từ nhiều
chiều hơn là chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lịch sử” [12]. Dưới áp
lực của cơ chế thị trường, và sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn,
con người bị cuốn vào nhịp sống gấp gáp, hối hả chạy đua với thời gian. Bởi
thế, ngoại trừ những nhà nghiên cứu, phê bình và những ai quan tâm đến tiểu
thuyết, ít người chịu bỏ thời gian để đọc những cuốn tiểu thuyết dày hàng
trăm, hàng nghìn trang như thời chống Pháp, chống Mỹ (Vỡ bờ của Nguyễn
Đình Thi, Cửa biển của Nguyễn Hồng, Xung đột của Nguyễn Khải...). Tiểu
thuyết buộc phải “thu mình lại” để có một “khn hình” phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu của bạn đọc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Một số
tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn gây được sự chú ý với khuôn khổ nhỏ, có
hình thức rất ngắn gọn, chú trọng sự cơ đọng, gói gọn trong một tập, với số
trang giao động trên dưới 300. Có thể dẫn ra một số tác phẩm, như: Bến
không chồng (281 trang), Lời nguyền hai trăm năm (191 trang), Lão Khổ (260
trang), Ma làng (187 trang), Ba người khác (250 trang), Đứa con của thần
linh (231 trang), Giời cao đất dày (243 trang), Trăm năm thoáng chốc (183
trang), Họ vẫn chưa về (210 trang), Cánh đồng lưu lạc (256 trang), Cách trở
âm dương (260 trang)... Với độ dài như thế, các tác phẩm có thể chưa nói
được điều gì đáng kể, song ít nhất “sự thành cơng của khơng ít tác phẩm
thuộc dạng này đã nói lên rằng giá trị của một cuốn tiểu thuyết hồn tồn
khơng phụ thuộc vào bề dày và số trang của nó”. Mặt khác, nó thể hiện thiên
hướng “chống lại một xu hướng chính từng ngự trị trong truyền thống: viết
11
những bộ sử thi, tùng thư dài trang được xem như một giá trị, còn viết ngắn
đồng nghĩa với sự non yếu, thất bại; mặt khác minh chứng cho một sự mới mẻ
rằng: tính tồn thể của thế giới chỉ có thể được biểu hiện và nhận ra trong
từng phân mảnh của thực tại, rằng miêu tả toàn bộ hoặc phần lớn thế giới
trong một tác phẩm tiểu thuyết là siêu hình và trên thực tế là khơng thể đạt
được, do vậy mà tiểu thuyết truyền thống đã rơi vào tình trạng q nhiều lời
và thừa mứa ngơn từ” [12]. Và dĩ nhiên, khn hình ấy khơng làm giảm đi
dung lượng phản ánh, trái lại có sự dồn nén lớn về nội dung phản ánh hiện
thực, góp phần tạo nên chất thơ và tính triết lí trong tiểu thuyết viết về nông
thôn đương đại.
Như vậy, một mặt tiểu thuyết viết về nông thôn từ đổi mới trở về sau
vẫn kế thừa, phát triển những đặc điểm ưu việt của hình thức nghệ thuật
truyền thống, mặt khác đã tiếp thu những kỹ thuật mới của nghệ thuật tiểu
thuyết hiện đại trên thế giới. Những nét mới mẻ, tinh túy nhất được tiểu
thuyết viết về nơng thơn vận dụng, biến hóa linh hoạt, uyển chuyển trên tinh
thần dân tộc.
1.1.2. Những đặc điểm nổi bật
Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết nói chung và
trong tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn, từ sau 1986 thể hiện trên nhiều
phương diện: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Cảm hứng chiến tranh,
lịch sử, dân tộc của giai đoạn trước đó được thay thế bằng cảm hứng thế sự,
đời tư. Các tác phẩm đã tập trung tái hiện một bức tranh hiện thực đời sống ở
nông thôn với nhiều mảng màu tối sáng. Đó là cải cách ruộng đất, cơng cuộc
sửa sai; là phong trào hợp tác hóa; là những nổi chìm của làng quê trong thời
bao cấp...
Trong mỗi biến động của thời cuộc, những làng quê Việt Nam khơng
cịn sự bình n, êm đềm như trước đó. Tất cả dường như bị xáo tung náo
12
động, rối ren. Cái mới chưa được hình thành, cái cũ đã bị chao đảo, ngả
nghiêng, xơ lệch. Đó là mảnh đất màu mỡ để những tàn tích văn hóa lạc hậu
trỗi dậy. Các tác giả không đi sâu khai thác mâu thuẫn giai cấp như giai đoạn
trước 1945, thay vào đó là chỉ ra những bất cập trong quá trình hiện đại hóa
nơng thơn. Đó là những mâu thuẫn giữa các dịng họ, giữa các thế hệ; là tình
trạng tăm tối lạc hậu trong nhận thức của người nông dân khi để cho mê tín,
dị đoan đưa đường dẫn lối. Trong mỗi trang viết, sự lãng mạn hồn nhiên đã
thưa vắng. Thay vào đó là những lo âu, trăn trở, nghĩ suy về cuộc sống nơi
làng quê. Đó dường như là bức tranh thu nhỏ của hiện thực đời sống đất nước
trước những biến động của thời cuộc. Trên cái nền hiện thực đời sống với đủ
gam màu tối sáng, các nhà văn thời đổi mới đặc biệt quan tâm đến thân phận
người nơng dân. Ở đó có những bi kịch của kiếp nhân sinh và cả những bi
kịch dành cho những người nơng dân khuất lấp sau bóng thị thành. Giang
Minh Sài trong Thời xa vắng (Lê Lựu) là một nhân vật như vậy. Sài mang bi
kịch của con người đã đánh mất mình, sống vì sự định đoạt, toan tính của
người khác. Nhận ra tình thế, nhưng khơng dám vượt thốt những trói buộc,
những quan niệm, tập tục lỗi thời để nắm giữ lấy tình yêu, hạnh phúc, sống
cho mình, vì mình.
Tiểu thuyết viết về nơng thơn thời kỳ đổi mới đã có những cách tân
trong tổ chức cốt truyện. Khơng khó để nhận ra những cốt truyện được xây
dựng nên bởi sự kiện giàu kịch tính. Cốt truyện trong các tác phẩm như: Thời
xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường),
Bến khơng chồng (Dương Hướng), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Dịng sơng mía
(Đào Thắng), Thủy hỏa đạo tặc (Hồng Minh Tường)... đều khá rõ ràng, với
mở đầu, phát triển, kịch tính, kết thúc. Người đọc có thể dựa vào những sự
kiện ấy mà kể lại cho người nghe về nội dung câu chuyện. Tuy nhiên, trong
một số tiểu thuyết có sử dụng kết hợp thủ pháp đồng hiện giữa quá khứ và
13
hiện tại. Bằng cách thức ấy, người đọc có thể hiểu rõ hơn về các sự kiện và số
phận nhân vật.
Nếu con người trong tiểu thuyết trước năm 1975 có sự hài hòa giữa cá
nhân và tập thể, là con người được nhìn nhận trong chiều kích của lịch sử, dân
tộc thì con người trong tiểu thời kỳ đổi mới là con người cá nhân, cá thể. Ở
đó, con người trở thành trung tâm cho mọi kiếm tìm khám phá. Có con người
ý thức, vơ thức, tiềm thức, bản năng... không cao ngạo, xa lạ mà gần gũi, đời
thường như vốn có. Đó là những người nơng dân đi lên chủ nghĩa xã hội với
một hành trang tri thức nghèo nàn, với tâm thế của con người bị cuốn vào
những lớp sóng của thời cuộc. Họ chưa ý thức được một cách đầy đủ về
những đổi thay, biến động của thời kỳ mới. Cái có nhiều nhất ở họ là những
thói quen, những toan tính của một tiểu nơng quen quẩn quanh trong ao làng,
chưa bao giờ được nhìn biển lớn. Trong tiểu thuyết, người đọc bắt gặp một số
nhân vật có thân phận, có tính cách đặc biệt, là sản phẩm của hồn cảnh sống.
Sự lầm lì, cam chịu của Sài trong Thời xa vắng có căn nguyên từ những trói
buộc của tập tục, những áp đặt từ phía gia đình, sự xơ cứng máy móc của
những người lãnh đạo. Ẩn sâu bên trong cái vẻ ngoài nhẫn nhục cam chịu ấy
là một con người muốn vượt thốt hồn cảnh, đi tìm hạnh phúc nhưng chưa
đủ bản lĩnh, quyết tâm để vứt bỏ tất cả những cái được coi là danh dự, là sự
nghiệp. Cũng như thế là số phận của Nhân, Hạnh, Vạn trong Bến không
chồng của Dương Hướng. Họ là nạn nhân của hoàn cảnh sống và của cả
những định kiến trong quan niệm, lối sống của bản thân. Danh dự và niềm
kiêu hãnh của một người lính Điện Biên đã trở thành rào cản để Vạn đến với
Nhân. Và cũng như thế, là ý thức về tiết hạnh của người vợ liệt sĩ đã khiến
cho Nhân phải chấp nhận sống cuộc đời cô quả, mặc cho những khát vọng,
ước muốn trần thế trỗi dậy trong mình. Vẻ đẹp của các nhân vật trong tiểu
thuyết viết về nông thôn thời kỳ này là vẻ đẹp của những tâm hồn thuần phác,
14
trong lành được bám rễ từ nền tảng đạo đức truyền thống. Họ đến với cuộc
sống mới với những nghĩ suy, toan tính của con người truyền thống, khơng
dám vứt bỏ những giá trị truyền thống, ngay cả khi nó đã lỗi thời, trói buộc
khát vọng sống của con người thời đại mới.
Phát hiện và khắc họa thành công những nhân vật mang tính bi kịch,
tiểu thuyết viết về nơng thôn thời kỳ Đổi mới đã thể hiện một diện mạo mới,
thấm đẫm tình thần nhân bản. Tiểu thuyết đã khơng cịn hướng tới những đại
tự sự mà đi vào những số phận, những cảnh đời cụ thể sau lũy tre làng. Ở đó
con người vừa là nạn nhân của hồn cảnh, vừa là nạn nhân của chính mình.
Các nhà văn đã nhìn họ bằng một cái nhìn đa diện, phát hiện con người bề sâu
chìm lấp đằng sau vẻ khắc khổ, nhẫn nhục. Họ vừa đáng thương, vừa đáng
tội. Rất ít khoảng sáng nhưng cũng khơng hồn tồn tăm tối. Đó đây vẫn le lói
sáng khát vọng sống, ý thức vươn lên của nhân vật. Nhưng tuyệt nhiên, đó
khơng hề là sự dễ dàng, bằng phẳng, mà đầy chông gai, thử thách. So với tiểu
thuyết viết về nông thôn trước đó, đây là điều hồn tồn mới mẻ, khác lạ.
1.1.3. Những thành tựu tiêu biểu
Khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm, tái hiện lại những thăng trầm của
hành trình số phận con người là đặc trưng nổi bật của thể loại tiểu thuyết; bởi
vậy, hiện thực đời sống nơng thơn Việt Nam khi bước vào thời kì đổi mới thực
sự là mảnh đất màu mỡ cho sự bứt phá của thể loại này. Nửa sau hai thập niên
80, 90 của thế kỷ trước, trong đời sống văn học đã xuất hiện một loạt tiểu thuyết
“làm cho văn đàn sơi động và sóng gió”. Theo thống kê của Bùi Việt Thắng, sau
1975 “đã xuất hiện hàng loạt nhà văn chun tâm viết tiểu thuyết và có nhiều
thành cơng đáng kể như: Chu Lai (11 tiểu thuyết), Lê Lựu (7 tiểu thuyết),
Nguyễn Khải (7 tiểu thuyết), Ma Văn Kháng (8 tiểu thuyết)...” [50, tr. 183].
Khi chiến tranh đã lùi xa, con người bắt đầu làm quen với cuộc sống
đời thường, song dư âm của nó chưa thể hết trong ký ức của các nhà văn,
15
nhất là những nhà văn từng một thời trận mạc. Chiến tranh vẫn ám ảnh, đi về
trong tâm trí họ. Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh (1991), Chu Lai với Ăn
mày dĩ vãng (1992), Nguyễn Quang Lập với Những mảnh đời đen trắng... là
những minh chứng cho sức sống của đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết thời
hậu chiến.
Góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn đàn thời kì đổi mới
là tiểu thuyết viết về nơng thơn. Sự nở rộ của dịng tiểu thuyết này cho thấy
một cái nhìn mới về hiện thực, con người của các nhà văn. Họ đi tìm cảm
hứng khơng phải từ những gì lớn lao, đồ sộ, mà từ những cảnh đời, những số
phận ở xung quanh. Gần gũi, chân thực, như chính cuộc sống vậy. Hàng loạt
nhà văn đã thành danh ở mảng đề tài này. Đó là Lê Lựu với Thời xa vắng
(1986), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Nguyễn Khắc
Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990), Dương Hướng với Bến
không chồng (1990), Dưới chín tầng trời (2007), Ngơ Ngọc Bội với Ác mộng
(1990), Tạ Duy Anh với Lão Khổ (1992), Đào Thắng với Dịng sơng mía
(2004), Trịnh Thanh Phong với Ma làng (2002), Hoàng Minh Tường với bộ
tiểu thuyết Gia phả của đất, gồm: Thuỷ hoả đạo tặc, Đồng sau bão, Ngư phủ,
và tiểu thuyết Thời của Thánh Thần, Phạm Ngọc Tiến với Những trận gió
người (sau đổi thành Gió làng Kình)... Nhìn vào đó có thể thấy sức hấp dẫn
của đề tài nông thôn trong cảm hứng sáng tạo của các nhà văn. Phạm Ngọc
Tiến đã nhận ra rằng: “chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho
nhân vật có tính cách riêng biệt, điển hình, sinh sắc. Hình thái sinh hoạt nông
thôn dễ đưa vào tác phẩm. Đề tài nơng thơn chứa đựng nhiều vấn đề trong đó
như nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức...”. Vấn đề không mới, song giá trị
và sức hấp dẫn nằm ở sự khám phá của mỗi nhà văn.
Sự nổi trội của đề tài nông thôn không chỉ được đánh giá bằng tiêu chí
số lượng mà cịn được khẳng định bằng chất lượng nghệ thuật. Nhiều tác
16
phẩm viết về nông thôn đã đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhà văn, được đông
đảo công chúng hồ hởi đón nhận. Năm 1991, có ba tiểu thuyết đoạt giải
thưởng Hội Nhà văn thì có hai tác phẩm viết về nơng thơn. Đó là Mảnh đất
lắm người nhiều ma, Bến khơng chồng. Sau nhiều năm khơng có tiểu thuyết
đoạt giải, năm 1997 Thuỷ hoả đạo tặc đã được trao giải thưởng. Cùng với đó,
tiểu thuyết Dịng sơng mía (Đào Thắng) được xem là hiện tượng văn học đáng
chú ý thời bấy giờ.
1.2. Con đường đến với đề tài nông thôn của Nguyễn Khắc Trường
1.2.1. Đường đời đường văn của Nguyễn Khắc Trường
Nguyễn Khắc Trường sinh ngày 06/07/1946 tại huyện Đồng Hỉ, một
vùng quê thuần nông của tỉnh Thái Nguyên. Năm 1965, ơng nhập ngũ, vào
qn chủng Phịng khơng - Khơng quân, làm kĩ thuật vô tuyến điện ở sân bay
Vĩnh Phúc. Năm 1971, ông tham gia chiến dịch Đường 9 và sau đó là chiến
dịch Quảng Trị, năm 1972. Năm 1993, ông chuyển về công tác tại tổ văn xuôi
của báo Văn nghệ. Đến năm 1986, nhà văn được trao giải nhất cho cuộc thi
bút kí do tuần báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức. Khi
đang là Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, năm 2003, ơng chuyển sang làm
Phó giám đốc Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn đến năm 2011 thì
nghỉ hưu. Hiện ơng sống tại Hà Nội, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi
của Hội Nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Khắc Trường đến với văn học từ những năm 20 tuổi, với bút
danh Thao Trường. Đó là đầu những năm 70 của thế kỷ trước, từ người lính
kĩ thuật của Qn chủng Phịng khơng - Khơng qn, Nguyễn Khắc Trường
trở thành phóng viên mặt trận, viết cho tờ tin của báo binh chủng. Đó là sự
khởi đầu để về sau ơng tham gia tạp chí Văn nghệ qn đội. Cho đến nay,
Nguyễn Khắc Trường mới xuất bản ba tập truyện và một tiểu thuyết. Tuy
nhiên, chỉ ở tiểu thuyết ông mới thể hiện được năng lực văn chương của mình.
17
Với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, ông đã khẳng định được chỗ
đứng của mình trong đời sống văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nguyễn
Khắc Trường đã thể hiện một cái nhìn đa chiều về nơng thơn Việt Nam trong
thời hiện đại. Ở đó, đằng sau cái vẻ ngồi bình n là những cơn sóng ngầm
dữ dội. Nó xới lật lên bao điều về làng quê Việt Nam, giúp người đọc nhận ra
những vấn đề đang tiềm ẩn nguy cơ hủy hoại các giá trị văn hóa truyền thống.
Lần đầu viết về nơng thơn, cũng là lần đầu hoàn thành một cuốn tiểu
thuyết, Nguyễn Khắc Trường đạt được thành công lớn (trước kia ông đã
từng bỏ dở một cuốn tiểu thuyết về Quảng Trị). Nhiều bạn đọc, bạn viết
ngạc nhiên về vốn hiểu biết nông thôn của Nguyễn Khắc Trường, một người
mà trước đó ít bộc lộ vốn sống, sự hiểu biết về làng quê. Sinh ra và lớn lên ở
huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Khắc Trường là nông dân thực
sự từ nếp cảm đến lối sống. Vào bộ đội rồi thành cán bộ ở cơ quan, viết văn
nhưng tác giả luôn nhớ về thôn quê, nơi chôn rau cắt rốn và nhiều nơi khác
ơng đã từng gửi gắm một phần đời mình. Bởi thế, từ lâu, Nguyễn Khắc
Trường đã nung nấu ý định viết một cái gì đấy sâu sắc, tầm vóc về nông
thôn, cái mảng hiện thực mà bấy giờ chứa chất bao ngổn ngang, vui ít buồn
nhiều. Năm 1988, hết phiên trực biên tập văn xi ở tạp chí Văn nghệ quân
đội, Nguyễn Khắc Trường nhận nhiệm vụ đi làm phóng viên. Ông đi liền ba
tháng ở các tỉnh Bắc Thái, Thanh Hóa, Hải Hưng. Những làng quê ở Thanh
Hóa đã cuốn hút ơng. Ơng đã sử dụng phần lớn quỹ thời gian đi lang thang
khắp ba huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Nga Sơn của Thanh Hóa. Đó là những
nơi làm ăn rất tốt hoặc trái lại, có “vụ việc” từng gây xôn xao dư luận. Nhà
văn đã nhiều lần thổ lộ với bạn bè rằng, ông đã say mê Thanh Hóa từ lâu.
Bởi lẽ, đó là một vùng khơng phẳng lặng. Với thể loại tiểu thuyết, đó thực sự
là miền đất hứa. Sau khi hồn thành bút kí Ghi chép về một vùng quê nạp
cho Tạp chí Văn nghệ quân đội, Nguyễn Khắc Trường bắt đầu viết những
18
dòng đầu tiên của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Nguyễn Khắc
Trường chỉ lấy tư tưởng, vấn đề, cốt truyện, sự việc, con người… ở xứ
Thanh, còn lời ăn tiếng nói, địa danh… thì lấy ở q hương mình để rồi tất
cả nhào nhuyễn, hịa quyện thành tác phẩm.
Là một người lính vơ tuyến điện, rồi trở thành nhà văn, lại xuất thân từ
nông dân, Nguyễn Khắc Trường rất thơng thuộc hai đối tượng, hai đề tài, đó
là nơng thơn và người lính. Khi trả lời một cuộc phỏng vấn, ơng bộc bạch:
“Tơi tự thấy mình thơng thuộc hai đối tượng, hai đề tài, đó là nơng thơn và
người lính. Tơi nhập ngũ từ đầu cuộc chiến tranh chống Mĩ và ở liên tục 26
năm đến khi chuyển ngành ra báo Văn nghệ. Trước khi nhập ngũ, tôi đi học
phổ thông và là xã viên hợp tác xã nông nghiệp, thông thạo chuyện cày bừa,
gánh phân, nhổ mạ (…) Tôi yêu mến những tác giả viết về nông thôn từ bé.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác bâng khuâng, bần thần khi đọc những trang
văn viết về cảnh “nhà quê” của Nam Cao, Kim Lân và trong tơi bỗng có một
mơ ước rằng có lẽ mình cũng nên thử sức”. Dám nghĩ, dám thử sức và
Nguyễn Khắc Trường đã thành công khi viết về nông thôn “như tìm lại chính
con người mình”.
Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Nguyễn Khắc Trường đã nhận
được những giải thưởng, như: Giải nhất cuộc thi bút kí của báo Văn nghệ và
Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1986 với bút kí Gặp lại anh
hùng Núp; giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 với tiểu
thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Giải thưởng Nhà nước về văn học và
nghệ thuật năm 2007. Các tác phẩm chính của ơng: Cửa khẩu (Tập truyện
vừa, 1972), Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1976), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (tiểu thuyết, 1990), Miền đất Mặt trời (tập truyện, 1982)…
1.2.2. Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma - một dấu mốc trên
con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khắc Trường
19
Năm 1986 đã đánh dấu thời khắc quan trọng trong đời sống văn hóa
xã hội Việt Nam. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Theo đó, các nhà văn
được "cởi trói", hăm hở bước vào đổi mới văn học. Bầu khơng khí cởi mở
dân chủ của đời sống đã tác động mạnh mẽ đến các nhà văn. Từ các nhà
văn lớp trước đi qua hai cuộc chiến tranh, như Chế Lan Viên, Tơ Hồi,
Ngun Ngọc... đến những nhà văn mới xuất hiện trong thời đổi mới, như
Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh… tất cả đều tìm đến những
quan niệm mới, cách viết mới, nhằm giải phóng cho văn học, đưa văn học
đến gần hơn với cuộc sống con người. Nguyễn Khắc Trường xuất hiện
trong bối cảnh đó, và trở thành một trong những gương mặt nổi trội của
tiểu thuyết viết về nông thôn.
Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ra đời năm 1988. Đó thực sự
là một thời khắc, một dấu mốc đáng nhớ trên hành trình sáng tạo của Nguyễn
Khắc Trường. Trước đó, trong bút danh Thao Trường, ơng đã có một số
truyện ngắn được đăng trên các báo, tạp chí, song quả là cịn rất ít người biết
đến ơng. Nói cách khác, ơng chưa có gì nổi trội so với những người cùng thời.
Tuy nhiên, ngay sau khi tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma được xuất
bản, Nguyễn Khắc Trường nhanh chóng chiếm được vị trí hàng đầu trên các
báo, tạp chí bàn về văn học. Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, phỏng vấn... đã
liên tiếp được tổ chức, thu hút sự quan tâm khơng chỉ của giới nghiên cứu phê
bình văn học, mà cả đông đảo quần chúng, đủ mọi ngành, mọi giới. Có thể
xem, Mảnh đất lắm người nhiều ma là một phát hiện, một hiện tượng văn học
viết về nông thôn bấy giờ.
Với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã thể hiện
cái nhìn mới về nơng thơn. Xen lẫn, đan cài trong những chi tiết, sự kiện xảy
ra ở một vùng quê là một bức tranh lắm mảng màu, nhiều gam tối sáng về
nông thôn Việt Nam trong thời hiện đại. Quá khứ và hiện tại, truyền thống và
20
hiện đại, cái tốt và cái xấu... đều được hòa trộn, đan cài, không phân chia
thành tuyến như phần nhiều tiểu thuyết viết về nơng thơn trước đó. Nhiều kỹ
thuật viết của tiểu thuyết hiện đại đã được ông tiếp thu một cách sáng tạo, bên
cạnh việc kế thừa lối viết quen thuộc của tiểu thuyết Việt nam truyền thống,
tạo nên tính đa thanh, đa giọng. Và cùng với đó là sự mới lạ, độc đáo trong tổ
chức kết cấu và nghệ thuật trần thuật.
Với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã cho thấy
một khả năng phát hiện, suy tư và một cách thể hiện mới mẻ về đề tài nơng
thơn, một đề tài mà trước đó nhiều nhà văn đã khẳng định được vị thế của
mình trong văn học Việt Nam. Ở vào tuổi 44, cái tuổi đủ những trải nghiệm
trong cảm xúc, chín chắn trong nghĩ suy, Nguyễn Khắc Trường đã khẳng định
mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật bằng một cuốn tiểu thuyết mà cho
đến nay vẫn là duy nhất của ông. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim
truyền hình, với sự đạo diễn của Nguyễn Hữu Phần, dài 20 tập với tiêu đề Đất
và người ra mắt bạn xem truyền hình vào giữa năm 2002. Hãng phim truyền
hình Việt Nam đã mời nhà văn Khuất Quang Thụy là người có nhiều vốn
sống về nông thôn miền Bắc và hiểu biết khá kĩ lưỡng về nhà văn Nguyễn
Khắc Trường làm người biên kịch, với sự trợ giúp của một biên tập viên có
kinh nghiệm của hãng là nhà văn Phạm Ngọc Tiến. Trong một bài trả lời
phỏng vấn, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho biết đã “thay đổi một phần kết
cấu truyện, thêm bớt các tình tiết và nhân vật để phù hợp với ngơn ngữ điện
ảnh và tính chất của phim truyền hình. Tác giả tiểu thuyết cũng như kịch bản
là những người rất am hiểu về nông thôn, tạo thuận lợi cho đồn làm phim.
Nội dung phim cũng có nhiều biến tấu. Điều quan trọng là những thay đổi đó
khơng làm mất đi sự hấp dẫn, ngược lại phần nào làm phong phú, đa dạng
hơn về cuộc sống, tính cách người nơng dân và thể hiện cách nhìn nhân hậu,
đầm ấm hơn về nông thôn…”. Bộ phim đã tạo được ấn tượng, thu hút sự chú
21
ý của cơng chúng xem truyền hình, được phát sóng trên kênh VTV1, Đài
truyền hình Việt Nam.
1.3. Mảnh đất lắm người nhiều ma - những tìm tịi thể nghiệm của
Nguyễn Khắc Trường về đề tài nơng thơn
1.3.1. Một cái nhìn đa chiều về nông thôn Việt Nam trong thời hiện đại
Đề tài nông thôn là niềm trăn trở, ấp ủ từ lâu của nhà văn Nguyễn Khắc
Trường. Viết một cái gì đó về nơng thơn ln là niềm thơi thúc trong ý tưởng
sáng tạo của ơng. Và dịp đó đã đến. Sau thời gian dài đi thực tế ở một số vùng
nơng thơn ở Thanh Hóa, cộng với vốn sống của một nhà văn xuất thân từ bờ
tre gốc rạ, ông đã nhìn thấy nhiều vấn đề của nông thôn Việt Nam trong thời
hiện đại, chìm lấp đằng sau cái vẻ ngồi êm đềm, bình lặng, mà nếu khơng
"cố tìm" sẽ không thể nào thấy được.
Không gian, bối cảnh của câu chuyện là vùng nông thôn ven sông Công
(Thái Nguyên) trong thời kỳ đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Nội dung
chính của tiểu thuyết xoay quanh cuộc đấu đá giữa hai dòng họ, họ Vũ và họ
Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình Phúc (trưởng họ Vũ) và anh
em Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ (em của Hàm, bí thư
Đảng ủy xã). Đây là hai dịng họ lớn nhất và có máu mặt nhất trong làng.
Nhiều người giàu có, có quyền chức, lại có nhiều người đi thốt li, biết nhiều
và cũng rất xảo quyệt. Mối hiềm khích, thâm thù giữa hai dịng họ có từ lâu
và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Đến đời Phúc - Hàm mâu thuẫn càng trở nên
gay gắt vì nhiều lẽ. Có ngun nhân từ những cuộc tình trắc trở của Phúc và
Hàm; có ngun nhân từ hội chứng "nghiện chức quyền", hãnh tiến của
những con người tham lam trục lợi. Trước kia, khi còn trẻ, Phúc yêu bà Son,
lúc đó Phúc đã có vợ. Không dám vượt qua dư luận, đặc biệt là sự thù hận
giữa hai dòng họ, Phúc đã bỏ bà Son. Bà Son bị bố mẹ ép gả cho Hàm (có
biệt danh Hàm thọt). Sau ngày cưới, Hàm phát hiện vợ mình đã khơng cịn