Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Lịch sử văn hóa làng phú mỹ (xã quỳnh hoa, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an) từ thế kỷ xv đến giữa thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
---  ---

NGUYỄN THỊ VINH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG PHÚ MỸ
(XÃ QUỲNH HOA, HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN)
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
---  ---

NGUYỄN THỊ VINH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG PHÚ MỸ (XÃ QUỲNH HOA,
HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN)
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã: 8229013
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG NHƢ THƢỜNG

Nghệ An - 2018


2


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa học và thực hiện luận văn này, ngoài sự
cố gắng của bản thân, tơi đã nhận đƣợc sự quan tâm, tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cơ giáo, các tập thể, cá nhân, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn Phịng Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô
giáo trong tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử nay là Viện Sƣ phạm xã
hội thuộc Trƣờng Đại học Vinh; đặc biệt xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến TS. Đặng Nhƣ Thƣờng là giáo viên trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong
q trình hồn thành luận văn; xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
trƣờng THPT Nguyễn Đức Mậu đã động viên, chia sẻ, tạo điều kiện hỗ trợ tơi
trong q trình học tập và hồn thành khóa học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan
cũng nhƣ năng lực bản thân còn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự góp ý của quý thầy, cô cùng bạn bè, đồng nghiệp và độc
giả để cơng trình nghiên cứu đƣợc hồn thiện hơn.

Nghệ An, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Vinh

3


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BCH

Ban chấp hành

KHXH

Khoa học xã hội

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân

VHDG

Văn học dân gian

VHTT

Văn hóa thơng tin

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 8
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .................................................................... 10
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 10
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 12
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 13
7. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 13
Chƣơng 1. LÀNG PHÚ MỸ - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ
CƠ CẤU TỔ CHỨC .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .................................................................... 14
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình ............................................................................. 14
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 18
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................... 23
1.2.1. Sự hình thành và phát triển ....................................................................... 23
1.2.2. Dân cƣ ....................................................................................................... 27
1.3. Cơ cấu tổ chức làng xã ................................................................................. 30
1.3.1. Bộ máy quản lý làng xã............................................................................. 30
1.3.2. Các tổ chức xã hội và kết cấu đẳng cấp .................................................... 34
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 38
Chƣơng 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ DIỆN MẠO VĂN HĨA VẬT CHẤT 40
2.1. Tình hình kinh tế .......................................................................................... 40
2.1.1. Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ............................................................ 40
2.1.2. Thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp .......................................................... 40
2.1.3. Lâm - Ngƣ nghiệp ..................................................................................... 44

5


2.2. Diện mạo văn hóa vật chất ........................................................................... 57
2.2.1. Đền, nhà thánh, giếng cổ ........................................................................... 57
2.2.2. Nhà thờ dòng họ Vũ .................................................................................. 61

2.3. Sinh hoạt vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại)........................................................... 54
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 67
Chƣơng 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN VÀ ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI
QUÊ HƢƠNG, ĐẤT NƢỚC .............................................................................. 69
3.1. Đời sống văn hóa tinh thần .......................................................................... 69
3.1.1. Phong tục tập quán .................................................................................... 69
3.1.2. Tôn giáo, tín ngƣỡng ................................................................................. 73
3.1.3. Lễ hội......................................................................................................... 64
3.1.4. Văn học dân gian ....................................................................................... 67
3.2. Đóng góp của nhân dân làng Phú Mỹ đối với quê hƣơng, đất nƣớc ........... 82
3.2.1. Giáo dục khoa cử ...................................................................................... 85
3.2.2. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm………………………..……………….74
Tiểu kết chƣơng 3................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 102
PHỤ LỤC………………………………………………………….....................88

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc và lịch sử địa phƣơng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn.bó
khăng khít với nhau. Đó là mối quan hệ. giữa “cái chung” và “cái. riêng”, giữa
“cái chỉnh thể” và “cái bộ phận”. Nghiên cứu.mỗi địa phƣơng, mỗi làng xã là
góp phần.làm phong phú thêm, chân thực.thêm lịch sử dân tộc. Việt Nam là quốc
gia nông. nghiệp, 90% dân số là nơng dân. Vì thế tìm hiểu.nơng nghiệp - nơng
thơn - nông dân luôn là vấn đề đƣợc đặt ra cấp thiết. Việc nghiên.cứu làng xã,
văn hóa.địa phƣơng là chìa khóa để chúng ta có thể làm sáng.tỏ nhiều vấn đề
quan trọng của lịch sử.dân tộc, nhất là từ khi Ban Bí thƣ.Trung ƣơng có Chỉ thị

15/CT-TW (ngày 28/02/2002) về.tăng cƣờng, nâng cao chất lƣợng. nghiên cứu,
biên soạn lịch sử địa phƣơng.
Quỳnh Hoa vốn.đƣợc coi là vùng đất cổ xƣa. Địa danh “làng Phú Mỹ”
nghĩa là vùng quê giàu và đẹp. Đất Phú Mỹ có bề dày về lịch.sử đấu tranh, dựng
nƣớc và.giữ nƣớc. Tại đây còn lƣu lại.nhiều dấu tích hoạt động của con ngƣời từ
thời. đại đồ đá cách đây 6.000 năm.với truyền thuyết 100 con chim Phƣợng
Hoàng.hạ cánh xuống 99 cây Thị cổ xum xuê và 100 giếng.đào soi bóng trong
lành; sự tích.Ơng Cụt, Ơng Dài…
Cùng hịa vào dịng.chảy của lịch sử - văn hóa dân. tộc, làng Phú Mỹ xƣa
(xã Quỳnh Hoa ngày nay) từ thủa khai làng, lập ấp đến.ngày hôm nay đã chung
lƣng đấu cật,.hình thành nên các làng mạc bởi sự quần.tụ cƣ dân từ nhiều nơi đến
khai.phá, mở mang bờ cõi. Trải qua thời gian, cƣ dân nơi đây đã kiến tọa nên
ruộng vƣờn trù.phú, làng xóm đơng đúc và hình thành nên kho tàng văn hóa
đặc.sắc của vùng quê xứ Nghệ.

7


Ngày nay, xây dựng kinh tế là.nhiệm vụ trọng tâm của.đất nƣớc, của từng
vùng và từng địa phƣơng, mong.ƣớc làm giàu trên chính q.hƣơng mình, “ly
nơng bất ly hƣơng” đang trở thành bài.tốn khó khiến nhiều vùng nơng.thơn cịn
phải trăn trở. Vì thế, các nhà văn hóa, các.cơ quan chức năng đang tìm cách
bảo.tồn và khơi phục lại các giá trị văn hóa.truyền thống, giúp các nhà hoạch
định chính.sách có cơ sở để đề ra những chính.sách phù hợp, vừa bảo tồn vừa
phát huy.các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phƣơng. Trên cơ sở đó, chúng tơi lựa
chọn đề tài: “Lịch sử - văn hoá làng Phú Mỹ (xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An) từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên.cứu vấn đề
Lịch sử - văn hóa làng.xã là vấn đề hấp dẫn, thu hút sự quan tâm.của nhiều

nhà nghiên cứu. Trong thời gian. gần đây, với xu thế giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hóa địa phƣơng, làng xã, nhiều.cơng trình nghiên cứu về làng.xã đã ra
đời. Trong đó, có thể kể đến một.số cơng trình liên quan đến đề.tài nghiên cứu
của chúng tôi.
* Nghiên cứu về làng Việt trong cả nước:
- Trƣớc tiên phải kể đến.cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền của
Trần Từ, NXB Khoa học xã hội, 1984, Hà Nội, đã trình.bày một cách khoa học,
logic về cơ cấu tổ chức làng.xã cổ truyền của ngƣời Việt và ảnh hƣởng.của cơ
cấu đó trong sự hình thành, phát triển. nền kinh tế tiểu nơng. Trần Từ cũng giải
thích chế độ cơng điền, cơng thổ và sự.phân hố giai cấp ở nơng thơn trong lịch
sử.
- Cuốn Một số vấn đề làng xã Việt Nam của Nguyễn.Quang Ngọc, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội, 2009 đã.trình bày nhiều vấn đề liên quan đến kết.cấu
kinh tế - xã hội của.làng Việt cổ truyền và văn hóa làng xã.

8


- Cuốn Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam của Vũ.Ngọc Khánh (Chủ biên),
NXB Văn học, 2013, đã tiến hành khảo cứu hàng trăm ngôi làng từ Bắc tới Nam,
từ miền xuôi tới miền. ngƣợc, từ bản làng miền núi tới làng.chài miền biển. Qua
đó, nhiều khía cạnh về. nguồn gốc, phong tục tập quán, lễ hội... ở nhiều.làng xã
đƣợc đề cập tới.
* Nghiên cứu về làng Việt ở Nghệ An, Quỳnh Lưu và làng Phú Mỹ:
- Trƣớc tiên phải.kể đến cuốn Địa chí văn hố dân gian Nghệ Tĩnh của
Nguyễn Đổng. Chi, NXB Nghệ An, 1995. Đây là một cơng trình phản ảnh khá
sâu sắc và tồn diện về.văn hóa dân gian của hai.tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tác
phẩm. đã đi sâu vào các giá trị văn hóa.dân gian nhƣ: tri thức dân gian, truyện.
kể dân gian, thơ ca nhạc dân gian, trò chơi.dân gian, trò chơi múa, hội diễn và
sân. khấu dân gian; nghệ thuật và món ăn dân.gian, phong tục tập quán dân

gian...
- Ngoài ra, phải kể đến.các tác phẩm nhƣ: Lịch sử tỉnh Nghệ An, Lịch sử
huyện Quỳnh Lưu, Lịch sử xã Quỳnh Hoa, Địa chí Quỳnh Lưu… đã phần.nào
phác họa những nét tiêu biểu của q.trình lập làng, những giá trị.văn hóa truyền
thống ở tỉnh Nghệ An nói chung; huyện.Quỳnh Lƣu và làng Phú Mỹ nói riêng.
Có thể nói, những tài liệu.trên đã ít nhiều đề cập đến.lịch sử - văn hóa của
cả vùng xứ. Nghệ nói chung, Quỳnh Lƣu nói riêng. Tuy nhiên, tất cả.các cơng
trình trên chỉ phản ánh.những mảng riêng lẻ chứ chƣa đi sâu.nghiên cứu một
cách hệ thống, toàn diện về lịch sử và văn hóa truyền thống của xã Quỳnh Hoa,
huyện Quỳnh Lƣu. Do vậy, chúng tôi mạnh.dạn chọn đề tài “Lịch sử - văn hoá
làng Phú Mỹ (xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) từ thế kỷ XV đến
giữa thế ký XX” nhằm nghiên cứu một.cách hệ thống, tồn diện về lịch sử - văn
hóa xã Quỳnh Hoa, góp.phần gìn giữ và phát huy những.giá trị văn hóa, truyền
thống tốt đẹp của cha ơng.

9


3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề. tài này, trên cơ sở khảo cứu nhiều nguồn.tài liệu, luận văn
tập trung nghiên cứu quá trình.hình thành, phát triển của làng Phú Mỹ từ thế kỷ
XV đến giữa thế kỷ XX; tình hình.kinh tế và diện mạo văn hóa vật chất; văn hóa
tinh thần. Trên cơ sở đó rút ra những đóng góp của nhân dân làng Phú Mỹ
đối.với quê hƣơng, đất nƣớc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu. lịch sử - văn hóa làng Phú Mỹ, luận văn nhằm giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Khái quát quá trình. hình thành, phát triển và cơ cấu.tổ chức của làng
Phú Mỹ từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX.

- Khắc họa rõ nét về đời.sống kinh tế, những giá trị văn hóa.vật chất và
tinh thần của làng Phú Mỹ. Trên cơ.sở đó, rút ra những đóng góp của nhân dân
làng Phú Mỹ đối với quê hƣơng, đất nƣớc.
- Từ thực tiễn về lịch.sử văn hóa, chúng tơi rút ra những.bài học trong việc
giữ gìn, duy trì và phát huy.những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của quê
hƣơng, đồng thời đề ra những giải.pháp bảo tồn và phát huy những tinh hoa.văn
hóa truyền thống đó.
4. Đối tƣợng, phạm.vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về.lịch sử - văn hóa làng Phú Mỹ, xã Quỳnh Hoa, huyện
Quỳnh. Lƣu, tỉnh Nghệ An từ thế. kỷ XV đến giữa thế kỷ XX với những nội

10


dung chính là.q trình hình thành và phát triển.của làng Phú Mỹ; các giá trị
kinh tế, văn hóa.truyền thống đã và đang còn lƣu.giữ trên địa bàn xã hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Chúng tôi chỉ tập.trung nghiên cứu về lịch sử văn.hóa làng Phú Mỹ xã Quỳnh Hoa từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX.
+ Chúng tôi chọn mốc thế kỷ XV làm mốc mở đầu quá trình nghiên cứu
về lịch sử, văn hóa làng Phú Mỹ bởi vì thế kỷ XV là thời gian các dòng họ đầu
tiên nhƣ họ Võ, họ Lê, Họ Nhữ đến sinh sống, lập nghiệp trên mảnh đất Phú Mỹ.
+ Chúng tôi chọn mốc giữa thế kỷ XX (tức năm 1945) làm mốc kết thúc.
Vì đây là giai đoạn đánh dấu sự biến đổi về ranh giới hành chính, làng Phú Mỹ
đƣợc.gộp với làng Hữu Vịnh và thôn.Lam Cầu (Quỳnh Thạch) thành xã Văn
Phong.
- Phạm vi không gian: Không gian.nghiên cứu của luận văn đƣợc xác.định
trong phạm vi làng Phú Mỹ từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX. Cụ thể bao gồm
các xóm: Cây Vội, giếng Nghè, giếng Giữa, Ngõ Bắc, xóm Đình, xóm Chùa,
xóm Thị Hồng và.xóm Cổng trên địa bàn xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh

Nghệ An hiện nay.
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên.cứu lịch sử - văn hóa của.làng Phú
Mỹ từ thế kỷ XV đến.giữa thế kỷ XX, trên các phƣơng diện: quá trình
hình.thành, phát triển và cơ cấu tổ chức; tình hình kinh tế và diện mạo văn
hóa.vật chất, văn hóa tinh thần cùng với q trình.bảo tồn phát huy những giá trị
văn hóa làng; đóng góp của nhân dân làng Phú Mỹ, xã Quỳnh Hoa, huyện
Quỳnh.Lƣu đối với quê hƣơng, đất nƣớc.

11


5. Nguồn tài liệu và phƣơng.pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa.vào các nguồn tài liệu sau:
* Tài liệu gốc: bao gồm các.bộ dƣ địa chí cổ nhƣ: Địa bạ thơn Phú Mỹ,
Hoan Châu phong thổ ký (Trần Danh. Lâm, Ngơ Trí Hạp), An - Tĩnh cổ lục (H.
Le.Breton)...; Các bộ sử của.các triều đại phong. kiến nhƣ: Đại Nam nhất thống
chí của Quốc Sử quán.Triều Nguyễn; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan
Huy.Chú; Nghệ An Ký của Bùi.Dƣơng Lịch...
Ngoài ra, chúng tơi cịn.khai thác các tài liệu nhƣ: Hồ sơ di tích.lịch sử văn
hóa; Gia phả các dịng họ; Hồnh.phi, câu đối ở các đền, miếu... trên địa.bàn làng
Phú Mỹ, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lƣu, Nghệ An.
* Tài liệu nghiên cứu: Chúng tôi tham. khảo những tài liệu nghiên.cứu về
lịch sử - văn hóa nhƣ: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của
Nguyễn Từ Chi; Địa chí Quỳnh Lưu của.Ninh Viết Giao; Lịch sử Đảng bộ huyện
Quỳnh Lưu của UBND huyện Quỳnh Lƣu...
* Tài liệu điền dã: Trong quá trình. thực hiện luận văn, chúng tôi đã. trực
tiếp tiến hành nhiều.cuộc điền dã, gặp gỡ trao đổi với các tộc.trƣởng, những
ngƣời cao tuổi trong xã. Đây là.nguồn tƣ liệu bổ trợ quan trọng.giúp chúng tôi
làm rõ hơn về quá trình hình thành, tên gọi cũng nhƣ.giá trị văn hóa làng Phú Mỹ

từ.thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn chúng tơi sử dụng hai phƣơng.pháp chính là:
phƣơng pháp lịch sử.và phƣơng pháp lôgic.

12


Ngồi ra, chúng tơi cịn.sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: thống.kê, so
sánh, đối chiếu, phân. tích, tổng hợp... để xử lý tƣ liệu và trình bày các nội.dung
của luận văn một cách.khoa học, có hệ thống.
6. Đóng.góp của luận văn
- Luận văn phục dựng. lại một cách có hệ thống về quá.trình hình thành,
phát triển và cơ.cấu tổ chức của làng Phú Mỹ từ.thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XX.
- Luận văn khắc họa.diện mạo các giá trị văn hóa vật chất.và văn hóa tinh
thần trên địa.bàn làng Phú Mỹ. Từ đó rút ra những.đóng góp tiêu biểu của nhân
dân làng Phú Mỹ đối với quê hƣơng, đất nƣớc; góp phần nâng.cao sự hiểu biết,
lịng u q vốn.văn hóa cổ truyền và thành tựu của quê hƣơng, giúp cho thế hệ
con cháu ý thức về cội nguồn, về công lao của các.thế hệ đi trƣớc; phát huy
truyền.thống uống nƣớc nhớ nguồn.
- Góp phần bổ sung.thêm nguồn tài liệu lịch sử địa.phƣơng, cung cấp
nguồn tƣ liệu phục vụ. cho cơng tác nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu. làng ở
Nghệ An nói riêng, cả nƣớc nói chung.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở.đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham.khảo và phụ
lục, nội dung chính.của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chương 1. Qúa trình hình thành và phát triển của làng Phú Mỹ từ thế kỷ
XV đến giữa thế kỷ XX.
Chương 2. Tình hình kinh tế và diện mạo văn hóa vật chất
Chương 3. Đời sống văn hóa tinh thần và những đóng góp của nhân dân

Phú Mỹ đối với quê hương

13


Chƣơng 1. LÀNG PHÚ MỸ - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,,PHÁT
TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.1. Vị trí địa lý, điều.kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
* Vị trí địa lý:
Làng Phú Mỹ thuộc xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An,
cách trung tâm huyện lỵ khoảng 3km về phía Bắc, mặt nhìn ra biển, lƣng tựa vào
dãy Trƣờng Sơn ở phía Tây có tọa độ 19010’ - 19012’ Vĩ độ.Bắc và 105036’ 105037’ Kinh độ Đông với tổng diện.tích tự nhiên khoảng 108,2ha; dân số 1.202
ngƣời. Phú Mỹ là một.trong 3 làng của xã Quỳnh Hoa.và thuộc diện làng miền
núi. Ngồi phía Đơng giáp biển, ranh.giới Phú Mỹ ở phía Tây chạy.theo khe
Lều, khe Rƣợu đến lèn Răng Cƣa; phía Bắc.đƣợc bắt đầu từ núi Mồng Gà.quay
về Bến Bần qua đập An Ngãi (Bà Tùy), phía.Nam giáp xã Quỳnh Mỹ. Nhìn trên
bản đồ địa.chính, làng Phú Mỹ đƣợc ví nhƣ hình.con rồng uốn khúc, đầu gối lên
chân động Cửa Gian, đuôi kéo dài vắt qua nghè Cao tới tận chân.lèn Trụ Hải với
truyền thuyết 100 con.chim phƣợng hoàng hạ cánh xuống 99.cây thị cổ sum suê
và 100 giếng đào.soi bóng trong làng. Có lẽ vì thế, vùng đất.này từ rất xa xƣa đã
đƣợc đặt là làng Phù Dung (Phù Dong), nhƣng sau này do trùng tên húy Mạc
Đăng Dung nên đƣợc đổi thành.làng Phù Hoa. Đến năm 1841, Thiệu Trị đã.đổi
làng Phù Hoa thành làng Phú Mỹ.
Truyền thuyết dân.gian kể rằng: khi xƣa vua định dời đơ về Phù Hoa (tên
cổ của làng Phú Mỹ) thì.bỗng có 100 con chim Phƣợng Hồng.bay về làng và sà
xuống giếng tắm. Tắm xong, mỗi.con đều bay lên chọn cho mình một.cây thị cổ
để đậu nhƣng chỉ có 99 cây thị, một.con nữa không biết đậu vào đâu liền.cất

14



cánh bay đi, khiến cả đàn cùng cất.cánh bay theo. Cịn sự.tích về 100 giếng cổ
đến nay vẫn chƣa.đƣợc lý giải. Giếng cổ ở đây đƣợc đào.có ý thức theo một
khuôn mẫu, một sơ đồ.thống nhất, trên phạm vi rộng 2 km2 kéo dài từ.đầu làng
Phú Mỹ đến cuối.làng Hữu Vịnh. Nƣớc giếng rất trong, khơng có khống chất,
ngọt và không bao giờ.cạn, ngay cả những lúc hạn hán.gay gắt kéo dài. Đáng chú
ý, trong số 100.giếng cổ đƣợc đào thì duy.nhất chỉ có giếng Nghè là hình vng
và 99.giếng cịn lại là hình trịn. Dân gian vẫn có câu ca:
"Thứ nhất là giếng Hương Phú Đa,
Thứ nhì giếng Phốc, thứ ba giếng Nghè” [6; 11].
Giếng Nghè nằm cạnh đền làng.Phú Mỹ đã đƣợc xếp hạng.Di tích Lịch sử
Văn hóa đầu năm 2008. Nƣớc giếng Nghè thƣờng dùng để tế thần mỗi khi nhân
dân trong làng tổ chức tế lễ thần linh.ở đền làng Phú Mỹ và nhà thánh vào.những
ngày lễ trọng. Cho đến nay, dân làng vẫn.lƣu truyền câu đồng giao:
"Đứng gần nhìn da, đứng xa nhìn thị;
Khơng thị khơng da, thì khơng ra Phù Hoa - Phú Mỹ" [6;11].
Cùng với cây.da, cây thị, cây gạo… dân làng vẫn cịn.lƣu truyền câu
chuyện cây Thị và chim Phƣợng Hồng.với niềm tự hào về vùng đất Phù Hoa cổ
xƣa nổi tiếng mang tính huyền thoại.
Trên địa bàn làng Phú Mỹ có tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam.chạy men
theo.địa bàn làng. Hệ thống nơng giang 13 ở phía.Tây và 17 ở phía Đông thuộc
sông Con.trong hệ thống đập bara Đô Lƣơng (xây dựng năm 1936) và kênh N2
dẫn nƣớc từ Vực Mấu.về tƣới cho các cánh đồng trên địa bàn làng. Ngoài ra, trên
địa bàn cịn có.kênh thốt nƣớc đổ vào sơng Ngân.Giang (kênh Bình Sơn) ra cửa
Tha Viên (cịn gọi.là Cửa Thơi). Giao thơng trên địa bàn, ngồi.các tuyến đƣờng

15



liên xã và hệ thống đƣờng xƣơng cá liên xóm, đáng chú ý hơn cả là có một số
tuyến trọng yếu nhƣ: tuyến qua sông 13 lên Quỳnh Thắng; đƣờng.qua xóm Chại
đi Quỳnh Văn; đƣờng.Thanh niên lên Lèn; đƣờng.Phụ nữ chạy dọc làng...
* Địa hình:
Nhìn tồn cảnh, làng Phú Mỹ là một vùng đất hội đủ các.loại địa hình
gồm: đồi, rừng, cồn cát, cửa. lạch, biển, đồng bằng… Tuy nhiên, đồi núi ở.đây
có độ cao khơng lớn mà kéo dài, nối.tiếp nhau tạo nên một vịng cung.ơm lấy
làng. Ngay ở đầu làng có động Cửa Gan và rú Đụn.
Theo các tài liệu về địa chất, vùng đất này trƣớc đây là biển và đƣợc tạo
thành. bởi qúa trình biển tiến, lùi cách đây khoảng. 4.500 - 7000 năm. Ngoài ra,
những.đặc điểm về địa thế và tính chất phức tạp.của địa hình ở đây cũng chứng
minh sự vận động kiến tạo của vỏ trái đất nhiều hệ địa chất phức tạp. Những
chuyển động kiến tạo.diễn ra liên tiếp làm cho vùng đất này. hình thành các tầng
trầm tích lục ngun có chiều dày lớn. Vì thế, với đặc thù cấu.tạo bằng đá trầm
tích, sa phiến và phiến.sét có độ cứng nhỏ, dễ bị phong hóa, bào mịn nên.ở đây
hình thành các đồi núi thấp, những ngọn núi đá vôi lại hiểm trở trên bề mặt
do.địa hình phong hóa các-xtơ. Trong lịng các núi.đá vơi có rất nhiều hang động
ngang dọc, với vơ số dạng đƣợc tích tụ từ nhũ đá vơi tạo nên các hình thù kỳ thú.
Nằm lọt giữa.vùng đồi núi và trải rộng về phía Đơng là địa.hình đồng bằng và
các dãy.đất trũng thấp.
Đồng bằng.ở đây ít bằng phẳng, độ phì nhiêu thấp,.nhỏ hẹp. Tuy nhiên,
trong số diện tích.đất tự nhiên của làng thì đồng bằng chiếm hơn ¾ tổng diện
tích. Đây chính là vùng đất sản. xuất, canh tác, cƣ trú chủ yếu của cƣ.dân làng
Phú Mỹ xƣa. Do cánh đồng mấp mô nên hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu và mạng
lƣới bờ vùng, bờ.thửa chằng chịt, các ruộng cao xen kẽ các.khoảnh đất thấp. Bởi

16


đặc điểm này nên về.mùa mƣa, nhất là khi bị ngập lụt, làng Phú Mỹ trở

thành.một cái túi đựng nƣớc, nhƣng khi hết mƣa là.hết nƣớc. Trong khi đó ở
xung quanh lại làng ln.bị khơ hạn do địa hình nghiêng không.giữ đƣợc nƣớc,
cộng với đất đai kém màu mỡ nên.hàng năm thƣờng chỉ sản xuất đƣợc một.vụ
lúa, dù cánh đồng này đã đƣợc khai.phá từ rất lâu đời.
Trải qua hàng thế kỷ, bằng.bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của.con
ngƣời, vùng đất đầm lầy, hoang vu, rừng.rậm đã biến thành những cánh đồng
mầu mỡ. Cũng chính.tại nơi đây, con ngƣời đã phải.gian khổ đấu tranh với mọi
loại kẻ thù và thú dữ để giành dật, bảo vệ từng mảnh.đất thiêng do cha ông dày
công tạo dựng. Ngày nay, nhiều vết tích lịch sử.hiện cịn lƣu dấu xƣa: đó là cánh
đồng Nơng với sự tích đại tƣ nơng Phan Hồng Nhiễu.-.ngƣời đã có cơng giúp
tiền của và lƣơng thực cho nghĩa.quân Lê Lợi trong cuộc kháng chiến
chống.quân Minh; đó là đồn Mỹ Hoa dấu vết lán trại của nghĩa quân Phan Bá
Niên.trong phong trào Cần Vƣơng chống thực dân. Pháp xâm lƣợc; đó là các đền
miếu, các nhà thờ dòng họ đã in dấu trên đất Phú Mỹ xƣa…
Những đặc điểm hình.thành địa thế, tính chất phức tạp của.địa hình về cơ
bản đƣợc quy định bởi quá.trình phát triển địa chất lâu dài bởi sự.vận động kiến
tạo của vỏ trái đất cách ngày.nay hàng triệu năm. Vùng đất này nằm.trong đới
kiến tạo Thanh - Nghệ - Tĩnh.gồm nhiều hệ địa chất phức tạp [22; 21]. Cùng
với.các khu vực khác của Nghệ Tĩnh, vào giữa.đại cổ sinh cách ngày nay từ 570
- 230 triệu.năm, sau.khi chế độ địa máng.kết thúc, vùng đất Phú Mỹ đƣợc nâng
lên và chịu sự.bào mòn mạnh mẽ của các quá.trình ngoại lực. Những chuyển
động kiến tạo diễn ra tiếp.sau đó đã làm cho vùng đất này.nơi thì đƣợc nâng lên,
nơi thì bị sụt lún để.hình thành các tầng trầm tích lục ngun có.chiều dày lớn.
Sau đó trong một thời gian rất dài vùng.đất này đƣợc nâng lên, bình ổn rồi.lại bị

17


san bằng dần. Từ Mioxen các vận. động kiến tạo trở lại hoạt động và tạo cho.Phú
Mỹ có địa hình.giống nhƣ ngày nay [22; 38].

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
* Khí hậu:
Tính đến cuối. năm 2017, diện tích đất tự nhiên của làng Phú. Mỹ là 121,9
ha; dân số khoảng 1.028 ngƣời. Khu vực này nằm.trong vùng khí hậu.đặc trƣng
của khu vực Bắc Trung Bộ, nhiệt đới ẩm gió mùa và chia thành 2.mùa rõ rệt.
Về mùa lạnh (từ tháng 11 năm trƣớc đến. tháng 3 năm sau) do ảnh hƣởng
của những.đợt khơng khí lạnh phía Bắc tràn về nên nhiệt trung.bình khá thấp.
Tháng giêng có nhiệt.độ dƣới 18oC (có năm xuống dƣới 6oC). Đây.cũng là mùa
ít mƣa, lƣợng.mƣa trung bình chỉ đạt 100 mm/năm với.thời gian mƣa rải rác
cũng chỉ.khoảng 40 - 50 ngày. Ngồi ra, về mùa này cịn có những đợt.gió mùa
Đơng Bắc kéo theo mƣa phùn.và gió rét dai dẳng.
Về mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 9),,nhiệt độ thời tiết khá cao; trong đó
nóng. nhất là vào tháng 7 với nhiệt độ trung bình trên.28oC (có khi lên tới trên
40oC). Nhiệt độ giữa.ngày và đêm có thể chênh nhau từ.7 - 90C. Mùa nóng
thƣờng có gió Phơn.Tây Nam (cịn gọi là gió Lào) kéo dài từng đợt, có lúc.kéo
dài tới 10 ngày khiến khơng.khí khơ, nóng, gây hạn hán nghiêm trọng. Từ
tháng.5 trở đi là thời kỳ cao điểm của.những cơn giông nhiệt đới xảy ra liên quan
tới sự phát.triển mạnh mẽ của đối lƣu.nhiệt và các nhiễu động khí quyển. Ở vùng
núi, giơng thƣờng.kèm theo gió mạnh và mƣa.rào rất lớn do có ngƣỡng giơng
tăng khá mạnh. Còn ở vùng.đồng bằng ven biển do sự. khuyếch tán hơi nƣớc làm
cho hiện tƣợng ẩm trong không khí trở nên phong phú. Độ tăng.nhiệt của lớp
khơng khí gần.mặt đất giảm. Tầng kết ổn định mà giơng khó hoành.hành, kèm

18


theo những trận mƣa.rào nhỏ. Sang tháng 6, tháng 7 do ảnh hƣởng. khơ nóng của
gió Phơn Tây Nam tăng lên nên khả năng mƣa.lớn là rất hiếm. Lƣợng mƣa trong
những tháng này không đủ.bù lại lƣợng nƣớc bị hao hụt do bị bốc.hơi quá lớn.
Đây cũng là thời kỳ hạn. nặng của vụ mùa ở vùng đất Phú Mỹ.

Từ tháng 8. trở đi, với những đợt đổ bộ liên tiếp của các.cơn bão biển
Đơng, kết hợp với những đợt.gió mùa Đông Bắc đã tạo ra những trận mƣa lớn và
kéo dài, gây nên lũ lụt cho ruộng đồng Phú Mỹ. Hai mùa chuyển.tiếp khí hậu
thƣờng ngắn và biểu hiện rõ rệt. Tháng 4 là tháng chuyển tiếp từ.khí hậu mùa
lạnh sang khí hậu mùa nóng. Thời tiết. ấm dần và bắt đầu xuất hiện những đợt
gió Tây Nam khơ nóng. Rồi những cơn giơng. chớp nhống cuối đơng, đầu
hạ.chẳng những tạo ra nguồn nƣớc đáng.kể, mà còn cung cấp nguồn đạm
thiên.nhiên quý giá cho các loại.cây trồng. Tuy nhiên, cho đến cuối tháng 3 đầu
tháng 4, ở Phú Mỹ vẫn cịn có những đợt rét cuối mùa.bất thƣờng (cịn gọi là rét
nàng Bân) do những luồng.gió lạnh Đơng.Bắc gây ra.
Nhƣ vậy, về cơ bản, thời. tiết ở Phú Mỹ khơng hồn tồn êm dịu, cũng
khơng.ổn định mà thƣờng bị biến động.mạnh mẽ. Đặc biệt là ở đây thƣờng xuất
hiện những hiện tƣợng .thời tiết cực đoan. Nhân dân ở đây còn nhớ. rất rõ hiện
tƣợng vòi rồng vào tháng 4 năm.1947. Đó là một cơn lốc có luồng gió xốy khá
mạnh, phát sinh từ vùng núi phía. Tây, tràn xuống xóm Chại rồi di chuyển ra
làng.Phú Mỹ. Cơn lốc đi đến đâu làm nhà cửa, cây cối gãy đổ ngổn ngang, tạo ra
một cột nƣớc.khổng lồ hình nấm.
Cịn tháng 10 là.tháng chuyển tiếp từ khí hậu mùa nóng.sang mùa lạnh.
Trời cịn nóng và mƣa cịn.nhiều, nhƣng cũng đã xuất hiện những.đợt gió lạnh
Đơng Bắc. Ngồi tháng 10 tƣơng.đối ngắn “chƣa cƣời đã tối”, trời.nhiều mây,
âm u. Những năm nhiều bão và bão muộn. thì tháng 10 vẫn cịn chịu ảnh hƣởng,

19


có những.năm ảnh hƣởng nặng nề. Hàng năm, nhiệt.lƣợng trên địa bàn khá lớn,
lên tới trên 1.200.giờ nắng; nhiệt độ trung bình/năm.đạt trên 8.500oC. Lƣợng
mƣa khoảng 1.800 mm nhƣng.lại phân bố khơng đều theo thời gian.
* Sơng ngịi:
Cấu trúc địa chất, địa mạo.cùng với chế độ khí hậu đã.ảnh hƣởng sâu sắc

đến mạng lƣới khe suối và.đặc điểm thủy văn. Mặc dù trong phạm vi của.xã
Quỳnh Hoa hiện nay không có một con sơng lớn nào.chảy qua, nhƣng trên sƣờn
các đồi. núi, nhất là động Cửa Gan, rú Đụn và các núi sau. làng Tiên Đội, do có
độ dốc khá lớn nên các rãnh.khe suối phát triển rất mạnh, có nơi đặc, làm cho bề
mặt sƣờn núi bị cắt xẻ ngang dọc. Những khe.rãnh này chủ yếu đƣợc hình.thành
trong mùa mƣa, thậm chí ngay sau những trận.mƣa lớn, do đó thƣờng có dịng
chảy.tạm thời tồn tại trong một thời. gian ngắn. Đặc điểm của chúng là nhỏ, hẹp,
ngắn và.dốc, không có nƣớc về mùa khơ, cịn về mùa mƣa thì sự rửa trơi, xói
mịn của chúng.cũng rất mạnh.
Bên cạnh nguồn nƣớc mặt thì nguồn.nƣớc ngầm cũng khá.phong phú. Từ
xa xƣa, cƣ dân ở đây đã biết đào giếng để lấy nƣớc.từ mạch ngầm để sử dụng.
Các giếng cổ.đƣợc đào cách đây khoảng 1000 năm đến. nay nƣớc vẫn đầy và
trong vắt, nhân dân. vẫn sử dụng cho sinh hoạt gia đình. Ở Phú Mỹ, “giếng
đào.khỏi lớp cát là.nƣớc vọt ra”[7; 32], nghĩa là nguồn nƣớc ngầm khá.dồi dào
và mực nƣớc ở độ sâu không lớn. Tuy nhiên ở độ.sâu nƣớc ngầm.có mối liên.hệ
chặt chẽ với cấu trúc địa chất, địa hình và thay.đổi theo thời gian khá rõ rệt.
Vùng đồng bằng.và dọc các cồn cát Phú Mỹ, Hữu. Vịnh, Tân Hoa… mực nƣớc
ngầm.nằm rất.nông và.giao động từ 0,5 - 1m (về mùa.mƣa) và 6 - 7m (về mùa
cạn).

20


* Đất đai:
Điểm chung của tất.cả các làng ven biển ở Quỳnh Lƣu, trong. đó có làng
Phú Mỹ chủ yếu là đất pha cát và đất sét, loại đất này là do cát, đất. bùn và vỏ
các loài nhuyễn thể kết hợp tạo nên, đây chính là kết quả của q trình trầm
tích.của biển bồi tụ, nên đất đai ít màu mỡ. Tuy là vùng. nhỏ hẹp, song địa hình
cũng khá. phức tạp, thấp dần về phía đơng, độ chênh từ Tây.xuống Đơng trung
bình 3m, so với.mặt nƣớc biển.

Với độ chênh ấy lại đất cát, đồng ruộng dễ bị xói mòn, làm cho việc cải.
tạo đất và canh tác gặp nhiều .khăn. Ngoài ra, nguồn đất đồng.bằng ven biển
đƣợc phân bố thành dải hẹp kéo.dài từ chân. động Cửa Gan đến Nghè.Cao. Đất ở
đây chủ yếu là đất Feralit giàu chất.dinh dƣỡng thích hợp trong việc trồng.cây ăn
quả, cây cơng nghiệp ngắn. Đất có màu từ vàng nhạt đến xám trắng và có.thành
phần cơ giới nhẹ, giữ nƣớc kém, nghèo mùn.và nghèo chất hữu cơ. Ở Phú Mỹ do
đƣợc canh.tác từ lâu đời nên đất đã bị biến đổi. nhiều, độ màu mỡ đƣợc nâng lên,
tơi xốp, thích hợp để trồng các loại cây ăn quả và.rau màu.
* Khoáng sản:
Trên địa bàn cũng.chƣa thăm dò và chƣa phát hiện đƣợc dấu .hiệu về các
mỏ khoáng sản, kim loại quý nhƣng các khống sản kim loại nhƣ.phốtphorít, đất
sét làm gạch ngói, đá, cát xây dựng, sị.điệp… với trữ lƣợng.khá lớn. Quặng
phốtphorít tập trung trong.các hang động.đá vơi, có hàm lƣợng P2O5 từ 6 10%.và phốt phát can xi Ca3(PO4)2 có độ hịa tan cao hơn.Apatit, có thể dùng để
sản.xuất.bột phốtphorít.
Trên địa bàn làng Phú Mỹ tập trung chủ yếu 2 loại đá chính là đá vơi.và đá
phấn. Đá vơi ở lèn Đồng, lèn Ngồi, lèn Hang.có màu xám xanh rất chắc. Cách

21


đây trên 1000 năm, nhân.dân đã biết khai thác để.xây dựng các giếng cổ, nung
vôi làm vật liệu.xây dựng và dùng để bón ruộng. Đá phấn chủ.yếu ở động Cửa
Gan, rú Đụn có màu. trắng, xám xanh, lẫn nâu xếp tự nhiên.nên rất dễ khai thác.
Có một mỏ cát xây dựng đƣợc coi.là tài nguyên khoáng sản kéo dài từ.Cửa Gan
đến Nghè Cao với trữ lƣợng. khá lớn. Ở làng Phú Mỹ cát xây dựng màu
xám.trắng, hạt thô và đều. Các loại cát này đều sử. dụng rất tốt cho xây dựng và
đã đƣợc đƣa.vào kế hoạch quản lý. Phong phú hơn cả là đất sét làm gạch ngói,
hầu nhƣ nơi nào cũng.có và là loại chịu nhiệt cao. Từ lâu, nhân dân địa
phƣơng.đã biết khai thác làm vật liệu.xây dựng nhà ở, đền, đình, chùa, miếu.
mạo. Trƣớc đây nhiều gia đình có lị gạch ngói riêng.và phong trào sản xuất gạch

ngói phát. triển mạnh. Nhƣng do diện tích đất đai ngày càng.bị thu hẹp, công
nghệ sản xuất vật liệu xây.dựng đã phát triển đến một trình độ tiên tiến, kỹ thuật
cao, chủng loại phong phú, hình. thức đẹp và bền nên việc sản.xuất gạch ngói thủ
cơng gần nhƣ bị xóa sổ. Quặng phốtphorít.tập trung trong các hang.động đá vơi
ở lèn Đồng, lèn Hang, có hàm lƣợng.P2O5 từ 6 - 10% và phốt phát.can xi
Ca3(PO4)2 có độ hịa tan cao hơn Apatit, có thể dùng.để sản xuất bột phốtphorít.
Ngay từ thời. Pháp thuộc, quặng phốtphorít đã.đƣợc ngƣời Pháp khai thác đem
về Vinh để.chế biến và.sử dụng.
* Rừng núi:
Xa xƣa, đây là.rừng nhiệt đới rậm rạp. Rừng phủ kín các ngọn.núi, mọc
ngay giữa đồng bằng và lan ra.tận các con đƣờng lớn. Rừng lim xen với rừng.thị
mọc trên động Cửa Gan. Trên rú.Đụn, rừng gỗ dổi xanh um tùm. Rừng Phú Mỹ
"cây. cối xanh tốt, chóp thấp chóp cao" với. bạt ngàn màu xanh của rừng và.thế
giới động, thực vật. Suốt ngày trong rừng ríu.rít tiếng chim, rả rích tiếng cơn
trùng, rồi.hổ, khỉ, lợn rừng, hƣơu, nai sống thành từng.đàn kiếm ăn tự do và tung

22


hồnh chạy nhảy. Đến nỗi "chân voi, móng hổ đạp chồng.chất lên nhau" [5; 48].
Từ khi con ngƣời xuất hiện, cùng.với công cuộc khai rừng, lấn biển, vỡ.hoang,
lập làng tận dụng đất đai canh tác.thì rừng cây cũng bắt đầu bị tàn phá dữ dội,
nhất là.những năm sau hịa bình.lập lại (1954) đến.nay, khi mà dân số ngày càng
tăng, nhu.cầu về lƣơng thực, thực phẩm, nơi.ở, chất.đốt, nhà cửa, xây dựng.với
nhu cầu.ngày càng lớn thì cũng là lúc sự tàn phá của.con ngƣời càng trở nên
mãnh liệt. Vì thế, rừng.ở làng Phú Mỹ hiện nay cịn rất ít do.q trình sống, sinh
hoạt của con ngƣời đã tác.động quá mức vào sự sinh tồn, phát. triển của hệ thực
vật. Hiện nay, trên địa bàn vẫn.còn tồn tại mốt số.động, lèn, nhƣ: lèn Đồng, rú
Lò, động Nghè Cao, động Voi.phục, động Chè, hồ.Lối (tức hồ Lý Thủy)…
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

1.2.1. Sự hình.thành và phát triển
Hiện nay vẫn chƣa xác định đƣợc mốc thời gian cụ thể con. ngƣời đến
vùng đất Phú Mỹ sinh cơ, lập nghiệp nhƣng qua các di chỉ khảo cổ đƣợc.khai
quật, nghiên cứu trong vùng; nhất là di chỉ của nền văn hóa Quỳnh Văn thì có
thể. nhận định con ngƣời đã có mặt ở vùng đất.này từ thời cổ đại. Vì thế, khi tìm
hiểu về nguồn.gốc cƣ dân của làng Phú Mỹ, chúng ta.cũng phải đặt nó trong
khơng gian.khảo cổ chung của huyện Quỳnh Lƣu. Bởi lẽ về mặt khoa.học mà nói
muốn tìm hiểu cuộc sống của cƣ dân.cổ phải căn cứ vào các kết quả khảo.cổ học
ở khu vực đã phát tích và tìm thấy dấu vết.sinh sống của cƣ dân Việt cổ trên
địa.bàn cƣ dân đó. Cho đến nay ngồi những.di chỉ khảo cổ học thì chƣa có một
cơ.sở nào cho phép chúng ta phục dựng lại.cội nguồn của cƣ dân Việt cổ cách
chúng ta.ngày nay khoảng 5000 - 6000 năm.
Theo Quỳnh Lưu phong thổ kí của. Hồ Tất Tố: Thế. kỉ X, kinh đơ nhà Ngơ
và Đinh đóng ở Hoa Lƣ (Ninh Bình). Với con.mắt của hai triều đại này, vùng đất

23


Quỳnh Lƣu chính là.địa bàn tả dực (cánh tay trái) và là chỗ dựa.trực tiếp của
kinh đơ. Vua Lê Hồn đã cho khơi dòng kênh Sắt (sau này gọi.là kênh nhà Lê)
nối từ kinh đô tới vùng đất Quỳnh Lƣu và đi xa vào phía trong thuộc địa phận
huyện Nghi Lộc. Cơng trình giao.thơng nối liền với thủy lợi có tác dụng to lớn
trong việc.ngăn chặn kịp thời với các cuộc.xâm lƣợc của phong kiến phƣơng Bắc
và cũng.là đƣờng. hành quân nội địa từ.kinh đô để chống lại các thế lực xâm lấn
của quân Chăm Pa từ.phƣơng Nam. Với ý đồ to lớn.đó, các triều đại phong kiến
Đại Việt sau. này đã cho.nạo vét.sông Mai Giang.khơi thông ra hai cửa lạch:
Lạch Càn và Lạch Qn. “Khơi thơng.đến đâu thì những.cụm dân cƣ hình thành
đến đó” [5; 323].
Trong suốt thời kỳ từ công. nguyên.đến thế kỷ thứ X, cƣ dân vẫn tiếp
tục.cƣ trú và phát triển trên đất Phú Mỹ. Lúc này, động.Cửa.Gan tuy khơng.cịn

là biển, nhƣng đứng cạnh một con sông gọi là.sông Ngân Giang chảy xuống
Bèo.Hậu, Bèo Tiền. Đây là thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, dƣới sự.đơ hộ của
phong kiến.Trung Hoa. Dấu vết về thời kỳ này còn lƣu trong lịng đất.với nhiều
lớp gạch ngói, gốm, sứ. đào đƣợc ở cánh đồng phía sau làng nhƣ: nền Nhà Cháy,
nền Nhà Ông, Trại Cau… Điều này.cho thấy, thời.Bắc thuộc, cƣ dân đã
từng.sinh sống.trên mảnh đất Phú Mỹ.
Mặc dù địa thế.đầy khó khăn, hiểm trở, nhƣng bắt.đầu.tƣ sau thế kỷ X
cũng là khoảng thời.gian các vƣơng triều Lý - Trần từng bƣớc chú tâm cho
khai.khẩn đất hoang, mở mang.bờ cõi Đại Việt về phía Nam. Đến các. triều đại:
Lý (1010 - 1225), Trần – Hồ (1226 – 1407), Hậu. Lê (1428 - 1527) đã cử
nhiều.hồng thân quốc thích nhƣ: Lý Nhật Quang, Trần Quang. Khải, Lê Khôi
vào kinh dinh.khai phá vùng đất xa xơi này. Các kênh ngịi, cửa.biển đƣợc mở
rộng cùng với chính.sách “khuyến nơng”, “ngụ binh ƣ. nơng”, “quân điền” tạo

24


điều kiện cho khai hoang, phục hóa, mở.trang, lập ấp, giao lƣu phát. triển kinh tế,
văn hóa ở vùng đất này. Từ công cuộc di dân.lập ấp ấy, vùng giữa và hạ.huyện
Quỳnh Lƣu mới đƣợc khai phá mạnh mẽ và.dần hình thành nên các làng. Làng
Phú Mỹ cũng.đƣợc hình thành trong.bối cảnh chung đó.
Vào thời Trần, đây cịn.là vùng đất hoang vu, động cửa Gan vẫn.là cửa
biển, sau thành bến đị.chở khách. Phía Nam Cửa Gan là Cửa Lõm. Ngang
Cửa.Gan giáp Rú Đụn là Cửa Vậy. Kế đó lần lƣợt là Cửa Thần, Cửa Chùa, Cửa
Rƣm, Cửa Nhà Cháy… Tƣơng truyền nơi đây xƣa.kia cây cối rậm rạp, nhiều
loài.thú dữ, "chân voi móng hổ đạp chồng lên nhau". Ai là ngƣời gan.dạ mới qua
đƣợc nơi.đây nên gọi là “Cửa Gan”. Dân gian Phú Mỹ còn thuộc lòng câu thơ:
“Thuyền vua Lê ghé.bến năm xƣa”. Men Cửa Gan có đƣờng.cái quan đi qua (bây
giờ là đƣờng tàu.thống nhất Bắc - Nam, cách quốc lộ 1A khoảng 1km). Cạnh
động.Cửa Gan (Can Sơn) là rú Đụn (Mã. Phong) ở đầu làng. Phía Tây là lèn.

Đồng, lèn Ngồi, lèn Mu Rùa, rú.Voi, rú Lô, rú Cấm… có đƣờng lên Trng Ách
thơng.thƣơng với Quỳnh Lâm, Quỳnh Châu, qua.trng nhà Hồ (trng Lá Da) ở
phía Nam, Quỳnh.Văn về phía Bắc qua.dãy lèn Trụ Hải chạy dài đến Nghĩa Đàn
qua nhiều ngã.theo hƣớng Tây. Phía Đơng có đƣờng. thốt nƣớc đổ vào sơng
Ngân Giang (kênh Bình. Sơn) ra cửa Tha Viên (cửa Thơi), tạo cho Phú Mỹ một
cảnh quan khó lẫn với.bất cứ nơi nào trong huyện, nhất là vị trí về quốc phịng,
an ninh.
Đến thời nhà.Hồ, Hồ Quý Ly vốn tổ quán ở Bàu Đột (xã Quỳnh. Lâm)
giáp Phù Hoa (sau này là Phú Mỹ). Sau khi ông.nhƣờng ngôi cho con là Hồ Hán
Thƣơng lên.làm Thái Thƣợng Hồng, đã cử Hồ Cơng.Mân, Hồ Ngun Trừng về
Ngũ Bàu “Dựng miếu. thờ ở làng Bàu Đột, phủ Linh.Nguyên (đất linh thiêng) để
thờ cúng.tổ tiên”. Rồi dựng thành luỹ, doanh. trại, kho.tàng, đào.sông Nhà Hồ

25


×