Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học huyện tân thạnh, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________________________________________

LÊ THANH ĐỆ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRƢỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________________________________________

LÊ THANH ĐỆ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRƢỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN.

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. THÁI HUY BẢO

NGHỆ AN - 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học
- Trƣờng Đại học Vinh và các thầy cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy
hƣớng dẫn luận văn: Tiến sĩ Thái Huy Bảo, Giảng viên trƣờng Đại học Sài
Gịn đã chu đáo, tận tình hƣớng dẫn tơi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân
Thạnh, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Long An và đặc biệt là Ban giám hiệu,
giáo viên của 5 trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Tân Thạnh đã tạo điều
kiện cho tôi học tập, làm việc trong suốt quá trình làm luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu song bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp của q thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, ngày 20 tháng 6 năm 2018
Tác giả

Lê Thanh Đệ


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ..............................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .......................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ
TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRƢỜNG TIỂU HỌC ....................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................... 8
1.1.1.Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ Tổ trƣởng
chuyên môn ở nƣớc ngồi ......................................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên
môn ở Việt Nam ........................................................................................ 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................... 10
1.2.1. Tổ trƣởng chuyên môn .............................................................. 10
1.2.2. Đội ngủ Tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng Tiểu học .................. 11
1.2.3. Phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng Tiểu học ... 12
1.2.4. Biện pháp ................................................................................... 12
1.2.5. Biện pháp phát triển Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu
học…………………………………………………………………….. 13
1.3. Tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng Tiểu học ................................... 13
1.3.1. Vị trí, vai trị và nhiệm vụ của Tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng
Tiểu học...................................................................................................... 13
1.3.2. Số lƣợng, cơ cấu của đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng
Tiểu học...................................................................................................... 17
1.3.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của Tổ trƣởng chuyên môn ở
trƣờng Tiểu học ......................................................................................... 18
1.4. Phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học ......... 23


1.4.1. Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên
môn trƣờng Tiểu học .................................................................................. 23
1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu
học .............................................................................................................. 24
1.4.2.1. Quy hoạch Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học .............. 24
1.4.2.2. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ....... 25

1.4.2.3. Đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ............... 25
1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ................ 26
1.4.2.5. Thực hiện các chế độ chính sách và tạo điều kiện môi trƣờng
làm việc cho đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn……………………………27
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác phát triển đội ngũ Tổ trƣởng
chuyên môn các trƣờng Tiểu học……………………………………………27
1.5.1. Yếu tố khách quan .................................................................... 28
1.5.2. Yếu tố chủ quan ......................................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ
TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂN THẠNH,
TỈNH LONG AN ............................................................................................ 32
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................... 32
2.1.1. Mục đích khảo sát ...................................................................... 32
2.1.2. Nội dung khảo sát ...................................................................... 32
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................ 32
2.1.4. Đối tƣợng khảo sát ..................................................................... 33
2.1.5. Xử lý, đánh giá kết quả khảo sát ............................................... 33
2.2. Khái qt tình hình chính trị - kinh tế - xã hội và giáo dục
huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An ............................................................. 33
2.2.1. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên huyện Tân Thạnh, tỉnh Long
An ............................................................................................................... 33
2.2.2. Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An .................................................................................. 34


2.3. Thực trạng đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học huyện
Tân Thạnh, tỉnh Long An .......................................................................... 37
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ Tổ trƣởng
chuyên môn trƣờng Tiểu học ..................................................................... 37
2.3.2. Thực trạng về đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn .......................... 38

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu
học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An ........................................................ 47
2.4.1. Thực trạng nhận thức và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ Tổ
trƣởng chuyên môn .................................................................................... 47
2.4.2. Thực trạng quy hoạch đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ............. 48
2.4.3. Thực trạng tuyển chọn và sử dụng đội ngũ TTCM ................... 49
2.4.4. Thực trạng đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn 54
2.4.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn.. 55
2.4.6. Thực trạng thực hiện các chế độ chính sách và tạo điều kiện môi
trƣờng làm việc cho đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ................................ 56
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác phát triển đội ngũ Tổ
trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An .... 58
2.5.1. Yếu tố khách quan ..................................................................... 58
2.5.2. Yếu tố chủ quan ......................................................................... 59
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên
môn trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An ............................ 60
2.6.1. Điểm mạnh................................................................................. 61
2.6.2. Điểm yếu .................................................................................... 61
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ...................................................... 62
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ
TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂN THẠNH,
TỈNH LONG AN ............................................................................................ 64
3.1. Các nguyên tắc xác định các biện pháp phát triển đội ngũ Tổ
trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An ... 64


3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ........................................... 64
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu và định hƣớng phát triển giáo
dục .............................................................................................................. 65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ............................................. 65

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................ 66
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi ............................... 66
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn các
trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An .................................... 66
3.2.1. Tăng cƣờng nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển đội
ngũ Tổ trƣởng chuyên môn các trƣờng Tiểu học ...................................... 67
3.2.2. Nhận thức, đánh giá đúng đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ....... 69
3.2.3. Lập quy hoạch, bố trí và sử dụng hợp lý năng lực, sở trƣờng của
đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn.................................................................. 72
3.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội
ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ........................................................................ 76
3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng với đội
ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ........................................................................ 82
3.2.6. Xây dựng môi trƣờng, điều kiện hoạt động thuận lợi tạo động
lực nâng cao chất lƣợng đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn .......................... 84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................... 89
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý
đã đƣợc đề xuất.......................................................................................... 90
3.4.1. Khái quát về khảo nghiệm ......................................................... 90
3.4.2. Tính khả thi ............................................................................... 91
3.4.3. Tính cần thiết ............................................................................. 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 99
PHỤ LỤC…………………………………………………………...101


DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

BGH


:

Ban giám hiệu

TTCM

:

Tổ trƣởng chun mơn

CNH - HĐH

:

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GD - ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GV

:

Giáo viên

GVCN


:

Giáo viên chủ nhiệm

BGDĐT

:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

KH - CN

:

Khoa học - Công nghệ

KT - XH

:

Kinh tế - xã hội

QLGD

:

Quản lý giáo dục

CNTT


:

Công nghệ thông tin

TW

:

Trung ƣơng

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ
Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học………………………………….....37
Bảng 2.2: Thống kê số lƣợng trƣờng, lớp, HS cấp Tiểu học………………..38
Bảng 2.3: Thống kê số lƣợng TTCM của các trƣờng tiểu học........................39
Bảng 2.4: Thống kê độ tuổi giáo viên làm TTCM…………………………..40
Bảng 2.5: Thống kê thâm niên công tác…………………………….……….41
Bảng 2.6: Thống kê thâm niên làm TTCM………………………………….41
Bảng 2.7: Thống kê trình độ Lý luận chính trị, Đảng viên của đội ngũ
TTCM……………………..………………………………………………....42
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về phẩm chất chính trị của TTCM…………….43

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về phẩm chất đạo đức của TTCM…………..….44
Bảng 2.10: Thống kê trình độ đào tạo của TTCM…………………………..46
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về năng lực chuyên môn của TTCM…………47
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ
TTCM..............................................................................................................48
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về việc quy hoạch đội ngũ TTCM...................49
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về việc tuyển chọn TTCM……………………49
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về hình thức tuyển chọn TTCM……...……….52
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về việc sử dụng đội ngũ TTCM…………...….53
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về các nội dung đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ
TTCM……………………………………………………..…………………54
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về các hình thức mà Hiệu trƣởng đã sử dụng để
kiểm tra, đánh giá TTCM……………………………………………………55


Bảng 2.19: Kết quả khảo sát về hình thức thơng báo kết quả kiểm tra
TTCM………………………………………………………………………..56
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát về chế độ phụ cấp chức vụ cho đội ngũ TTCM ở
các trƣờng TH hiện nay………………………….…………………………..57
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát về tạo môi trƣờng làm việc giữa TTCM
và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng…………………………………..58
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất……101
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất…….109
Biểu đồ 3.1: Biểu diễn tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp…...116


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong suốt quá trình phát triển của đất nƣớc toàn Đảng, toàn dân ta luôn
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo; coi giáo dục - đào tạo là quốc sách
hàng đầu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của kinh tế-xã hội đã có
những tác động mạnh mẽ và đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với ngành
giáo dục. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII khẳng
định: “Muốn tiến hành cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển
mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản của sự phát
triển nhanh và bền vững”
Nghị quyết TW2 khoá VIII cũng đã khẳng định “Giáo dục-đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ
vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; đầu tƣ cho giáo
dục là đầu tƣ phát triển” Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng
định: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phát huy vai trò quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nƣớc”
Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI đã đánh giá: “Quy mô giáo
dục tiếp tục đƣợc phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn
phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt
40% tổng số lao động đang làm việc. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học, cơng nghệ đƣợc đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quản lý khoa học, công nghệ có đổi mới, thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị
sự nghiệp khoa học, công nghệ. Thị trƣờng khoa học, cơng nghệ bƣớc đầu hình
thành. Đầu tƣ cho khoa học, công nghệ đƣợc nâng lên.” Mặt khác cũng đã chỉ ra
những tồn tại: “Chất lƣợng giáo dục và đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển,
nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chƣa chuyển mạnh
sang đào tạo theo nhu cầu xã hội. Chƣa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số
lƣợng, quy mô với nâng cao chất lƣợng, giữa dạy chữ và dạy ngƣời. Chƣơng trình,


2

nội dung, phƣơng pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không
hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lƣợng giáo dục toàn diện giảm
sút, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Quản lý nhà nƣớc về giáo dục còn bất cập. Xu hƣớng thƣơng mại hóa và sa sút đạo
đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc
của xã hội.”
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: Một trong
các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nƣớc 5 năm, giai đoạn 2016-2020
là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân
lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.”
Vấn đề đặt ra là cần đánh giá thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
chất lƣợng cao hiện nay ra sao để có giải pháp hiệu quả, đáp ứng u cầu đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII xác định: “Đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục, đào tạo theo hƣớng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát
triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng
pháp luật và trách nhiệm cơng dân...”. “Đổi mới khung chƣơng trình, quan tâm
hơn đến yêu cầu tăng cƣờng kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học
phổ thông.” Để thực hiện tốt các yêu cầu đó, việc đổi mới giáo dục cần tập trung
vào hai việc: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào
tạo; coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học.
Để thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông nhằm khắc phục các tồn tại nói
trên, ngồi việc đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, tổ
chức thi cử, đánh giá, chuẩn hoá trƣờng, lớp thì việc phát triển nâng cao chất
lƣợng đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn và Cán bộ quản lý giáo dục có vai trị quyết
định.
Đội ngũ Tổ trƣởng chun mơn trƣờng tiểu học có vai trị to lớn trong việc
thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục của nhà trƣờng, là lực lƣợng trực tiếp triển
khai những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp... của đổi mới giáo dục



3
phổ thông. Xây dựng đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn đảm bảo về chất lƣợng là
một trong những công tác trọng tâm và thƣờng xuyên của Hiệu trƣởng để thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà trƣờng, nâng cao chất lƣợng dạy học.
Trong những năm qua, việc phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn của
Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học trên địa bàn vùng sâu huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An đã đƣợc quan tâm và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập. Ở một số trƣờng, việc xây dựng đội ngũ Tổ trƣởng chun
mơn của Hiệu trƣởng vẫn cịn thiếu cơ sở khoa học, vẫn cịn mang tính chủ quan,
chậm đổi mới...điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao chất lƣợng dạy
học và giáo dục trong nhà trƣờng, chƣa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục trong
giai đoạn hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, việc phát triển đội ngũ
Tổ trƣởng chuyên môn đảm bảo về số lƣợng lẫn về chất lƣợng là vấn đề có ý nghĩa
quan trọng và cấp thiết, là điều kiện để các tổ chuyên môn hoạt động có nền nếp,
có chất lƣợng và sẽ giúp Hiệu trƣởng nhà trƣờng thiết lập trật tự, kỹ cƣơng trong
công tác dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý trong giáo dục. Từ trƣớc đến nay,
trên địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An vấn đề này còn chƣa đƣợc quan tâm
nghiên cứu một cách đầy đủ. Từ những nội dung phân tích trên, tơi mạnh dạn chọn
đề tài: “Phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn phát triển đội ngũ Tổ trƣởng
chuyên môn trƣờng Tiểu học, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm phát triển đội
ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long
An, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn
diện ở bậc tiểu học hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn

các trƣờng Tiểu học.


4
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn
trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trong thời gian qua đạt
đƣợc một số thành tựu đáng kể góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở các
trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Tuy nhiên trên thực tế cơng tác
này vẫn cịn nhiều bất cập và hạn chế cần đƣợc khắc phục.
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng công tác phát
triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An thì có thể đề xuất đƣợc các biện pháp nhằm phát triển đội ngũ Tổ trƣởng
chuyên môn một cách hiệu quả hơn. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục
ở các trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn trường
Tiểu học.
5.2. Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học
huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu
học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
6. Phạm vi nghiên cứu:
6.1. Giới hạn về nội dung và địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn 5
trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An từ năm học 2014 - 2015 đến năm
học 2016 - 2017, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng
đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng Tiểu học trong huyện đến năm 2020.
Gồm trƣờng Tiểu học Nhơn Ninh A; trƣờng Tiểu học Tân Ninh A; trƣờng Tiểu

học Tân Ninh B; trƣờng Tiểu học Tân Hòa A; trƣờng Tiểu học Nhơn Ninh B.


5
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Tổng số khách thể khảo sát là 135 ngƣời, gồm 03 nhóm
- Nhóm 1: 10 Cán bộ quản lí của 05 trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An.
- Nhóm 2: 25 Tổ trƣởng chuyên môn 05 trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh,
tỉnh Long An.
- Nhóm 3: 100 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở các trƣờng Tiểu học
huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân loại hệ thống hóa
những vấn đề lý luận để xây dựng khung lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm: Tiến hành quan sát công tác phát triển đội
ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu trƣng cầu ý kiến của
Cán bộ quản lí, giáo viên ở các trƣờng Tiểu học để đánh giá thực trạng công tác
phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các sản phẩm
công tác phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học nhƣ chƣơng
trình, kế hoạch, báo cáo thống kê, hồ sơ chuyên môn của các trƣờng Tiểu học.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tọa đàm với đội ngũ Cán bộ quản lí, Tổ
trƣởng chun mơn, giáo viên các trƣờng để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên
cứu đặt ra.



6
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến chuyên gia, tổng
kết kinh nghiệm về công tác phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu
học.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng để thống kê và xử lý số liệu thu đƣợc.
8. Đóng góp mới của luận văn
8.1. Về lý luận:
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ về mặt lý luận công tác
phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn các trƣờng Tiểu học.
8.2. Về thực tiễn:
Luận văn đã khảo sát phân tích thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ Tổ
trƣởng chuyên môn các trƣờng Tiểu học trên địa bàn nghiên cứu. Qua việc nghiên
cứu thực trạng tác giả luận văn đã đánh giá những ƣu điểm và những hạn chế của
hoạt động quản lý này và chỉ ra đƣợc nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Từ kết
quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ Tổ
trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho
cán bộ quản lí giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ Tổ
trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu học địa phƣơng có đặc điểm tƣơng đồng.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn
trƣờng Tiểu học
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng
Tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An



7
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn trƣờng Tiểu
học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An


8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ Tổ trưởng chun mơn ở
nước ngồi
C. Mác đã nói: “Giáo dục - Đào tạo tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc
những nhà bác học, những chuyên gia, kỹ sƣ trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó
những tri thức ấy mới có thể sáng tạo ra những kỹ‎thuật tiên tiến, những công nghệ
mới. Nếu khơng có đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ là lời
nói huênh hoang, rỗng tuếch”. V.L. Lênin đã nhấn mạnh: “Nếu khơng có một
mạng lƣới giáo dục quốc dân ít nhiều phát triển thì tuyệt nhiên không thể giải
quyết mọi vấn đề trên quy mơ tồn dân”.
Bƣớc vào thiên niên kỷ mới, UNESCO từng có khuyến cáo: "Quốc gia nào,
cộng đồng nào coi nhẹ giáo dục hoặc khơng biết cách làm giáo dục thì đều lạc hậu
và điều này còn tồi tệ hơn là sự phá sản".
Trên thế giới hầu hết các quốc gia đều coi trọng việc phát triển giáo dục,
phát triển đội ngũ quản lý giáo dục trong đó cơng tác phát triển đội ngũ TTCM là
vấn đề cơ bản trong việc phát triển giáo dục. Việc tạo mọi điều kiện để mọi ngƣời
có cơ hội học tập, học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời để kịp thời bổ sung kiến
thức và đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội là phƣơng châm hành động của các cấp quản lý giáo dục.
Đến nay, các cơng trình nghiên cứu về quản lý trong đời sống xã hội luôn
luôn biến đổi, quản lý theo quan điểm hệ thống và quản lý tình huống thì vấn đề

phát triển của ngƣời quản lý thực sự đã đƣợc đề cập tới. Tiêu biểu nhất là cơng
trình “Quản lí theo quy trình tuyến tính” của tác giả Harold Koontz nhằm đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn quản lí đƣơng thời; cuốn sách “Những vấn đề cốt yếu của
quản lí” của nhóm tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz weihrich, cuốn
sách này đề cập đến chức năng lập kế hoạch - một trong những chức năng mà nhà


9
quản lí phải thực hiện. Các cơng trình này đã đề cập nhiều hơn về các yêu cầu,
chất lƣợng của ngƣời quản lý.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn ở
Việt Nam
Với quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
toàn Đảng, toàn dân. Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính
sách, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý và đội ngũ cán bộ QLGD.
Trong giai đoạn hiện nay, sự hội nhập và giao lƣu quốc tế đã đƣa đến cho
đất nƣớc ta những cơ hội và sự phát triển mới, trong đó có sự phát triển của ngành
giáo dục và đào tạo. Có thể nói, giáo dục Việt Nam đã thu đƣợc những thành quả
quan trọng về mở rộng quy mơ, đa dạng hố các hình thức đào tạo, nâng cấp cơ sở
vật chất cho các nhà trƣờng. Trình độ dân trí đã đƣợc nâng cao, chất lƣợng giáo
dục có những chuyển biến bƣớc đầu. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
CNH - HĐH đất nƣớc thì giáo dục vẫn cịn tồn tại những yếu kém và hạn chế nhất
định nhƣ: Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục còn chƣa cao; giáo dục chƣa gắn bó
chặt chẽ với thực tiễn; đào tạo chƣa gắn với sử dụng; đội ngũ GV còn yếu; cơ sở
vật chất còn thiếu; phƣơng pháp dạy học và cơng tác quản lý chậm đổi mới;
QLGD cịn kém hiệu quả… Ngun nhân của yếu kém đó ngồi những yếu tố
khách quan cịn có các yếu tố chủ quan là trình độ QLGD chƣa theo kịp với thực
tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội; nhiều vấn đề lý luận phát triển giáo dục trong
giai đoạn mới chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Chính vì thế, trong chiến lƣợc phát

triển giáo dục 2001 - 2010, đã nêu rõ: “Đổi mới chƣơng trình giáo dục, phát triển
đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm; đổi mới QLGD là khâu đột phá”, coi việc
“Đào tạo và bồi dƣỡng thƣờng xuyên đội ngũ cán bộ QLGD các cấp về kiến thức,
kỹ năng quản lý là khâu then chốt để thực hiện mục tiêu giáo dục”
Ở nƣớc ta, về lý luận QLGD cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu nhƣ “Một số khái niệm quản lý giáo dục”, “Khoa học tổ chức và quản lý”,
“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục” của tác giả Đặng Quốc Bảo; “Một số vấn đề
về giáo dục và khoa học giáo dục” của Phạm Minh Hạc; Giáo trình “Quản lý giáo


10
dục và trƣờng học”, “Khoa học giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Trần Kiểm; các tác phẩm “Phƣơng pháp dạy học truyền thống và đổi mới”, “Triết
học giáo dục Việt Nam” của Thái Duy Tuyên...
Tuy nhiên cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu về công tác xây dựng và
phát triển đội ngũ TTCM của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học vẫn cịn q ít và chƣa
có hệ thống. Trong những năm gần đây đã có một số Luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành QLGD đề cập đến vấn đề này nhƣng mức độ và phạm vi nghiên cứu chỉ
dừng lại ở các địa phƣơng và chƣa chuyên sâu đề cập đến việc đề xuất các biện
pháp để phát triển đội ngũ TTCM. Trên địa bàn vùng sâu huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An từ trƣớc đến nay chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào về cơng tác phát
triển đội ngũ TTCM ở trƣờng Tiểu học. Tôi nhận thấy, vấn đề phát triển đội ngũ
TTCM là một trong trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trƣởng. Vì vậy tơi
đã chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn nhằm đề xuất các biện
pháp để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học - giáo dục trong các trƣờng Tiểu
học nói chung và trong các trƣờng Tiểu học trên địa bàn vùng sâu huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An nói riêng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Tổ tưởng chuyên môn; Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn; Phát triển đội ngũ
Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học

1.2.1.1. Tổ tưởng chuyên môn
Trong trƣờng Tiểu học, Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm
công tác thƣ viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chun mơn
có tổ trƣởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó. Nhiệm vụ của tổ
chun mơn:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
- Thực hiện bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lƣợng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành
viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trƣờng;


11
- Tham gia đánh giá, xếp loại GV theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học và giới thiệu tổ trƣởng, tổ phó.
- Tổ chun mơn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác
khi có nhu cầu cơng việc.
TTCM là ngƣời đứng đầu Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý
Tổ chuyên môn và đƣợc Hiệu trƣởng ra quyết định bổ nhiệm hàng năm. Mặt khác,
TTCM là ngƣời có năng lực chuyên mơn và có kĩ năng dạy học, có phẩm chất đạo
đức tốt, có khả năng làm cơng tác quản lý. TTCM trong các trƣờng Tiểu học đƣợc
hƣởng chế độ phụ cấp với hệ số lƣơng 0,2 và giảm 3 giờ dạy/tuần so với GV.
TTCM là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về chất lƣợng giáo dục
của tổ chuyên môn do mình phụ trách. Trong thực tiễn Tổ chun mơn là đơn vị
cơ sở nền tảng, tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một
cách cụ thể và có hiệu quả. Vì vậy, q trình điều hành quản lý hoạt động Tổ
chuyên môn, Tổ trƣởng đƣợc Hiệu trƣởng uỷ quyền để tổ chức cho Tổ chuyên
môn thực hiện tốt những nội dung sau đây:
- Tổ chức cho GV học tập, nắm vững các quy chế chuyên mơn, chƣơng trình
sách giáo khoa, tổ chức hội thảo khoa học về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cấp

tổ. Tổ chức bàn bạc, xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu mà nhà trƣờng
giao cho Tổ chuyên môn.
- Tổ chức bàn bạc, thiết kế bài giảng lên lớp theo nhóm chun mơn, thống
nhất việc tổ chức các hoạt động chuyên môn. Kiểm tra đánh giá bồi dƣỡng học
sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chƣa hoàn thành, tổ chức cho học sinh học
ngoại khoá... Chỉ đạo và giám sát các khâu soạn, giảng, chấm, chữa bài, đánh giá
học sinh của GV một cách thƣờng xuyên có chất lƣợng.
- Tổ chức các chuyên đề đổi mới phƣơng pháp dạy học và chỉ đạo việc làm
và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.
- Xây dựng Tổ chun mơn thành một tập thể sƣ phạm đồn kết, có tinh
thần học hỏi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Cùng với Hiệu trƣởng tham gia thanh kiểm tra GV theo quy định.


12
- TTCM là ngƣời đại diện cho Tổ chuyên môn đề đạt những ý kiến của các
thành viên trong Tổ chuyên môn đến Hiệu trƣởng, đồng thời triển khai đầy đủ các
kế hoạch của Hiệu trƣởng đến các thành viên trong tổ. Nhƣ vậy, có thể nói TTCM
là cầu nối giữa GV với Hiệu trƣởng.
1.2.1.2. Đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học
Thông qua các khái niệm liên quan có thể hiểu đội ngũ TTCM trong một
nhà trƣờng là tập hợp những ngƣời đƣợc Hiệu trƣởng tin tƣởng bổ nhiệm để giúp
Hiệu trƣởng quản lý có hiệu quả công tác giảng dạy các môn học. Trong bộ máy tổ
chức nhà trƣờng, đội ngũ TTCM có một vị trí quan trọng trong việc quyết định sự
thành công các mục tiêu nhiệm vụ và xây dựng thƣơng hiệu của nhà trƣờng. Trong
trƣờng Tiểu học, ngƣời Hiệu trƣởng với quyền hạn và trách nhiệm của mình phải
biết lựa chọn những GV có phẩm chất chính trị tốt, năng lực chun mơn vững
vàng, khả năng quản lý giỏi; biết huy động, tập hợp lực lƣợng để bồi dƣỡng làm tổ
trƣởng chuyên môn sẽ góp phần quan trọng phát triển nhà trƣờng.
1.2.1.3. Phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học

Phát triển đội ngũ là góp phần tạo ra một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt,
đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu để đảm nhận thực hiện các hoạt động giáo dục,
giảng dạy trong các nhà trƣờng một cách tồn diện và có chất lƣợng.
Phát triển đội ngũ TTCM một mặt có ý nghĩa củng cố, kiện tồn đội ngũ
hiện có, mặt khác cịn phải định hƣớng cho việc phát triển về số lƣợng, về cơ cấu
và nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ TTCM trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu
dài. Từ những khái niệm trên, tác giả xây dựng khái niệm về phát triển đội ngũ
TTCM nhƣ sau:
Phát triển đội ngũ TTCM là một sự vận động, biến đổi về số lƣợng, cơ
cấu cũng nhƣ chất lƣợng của đội ngũ TTCM theo chiều hƣớng đi lên. Xây dựng
đội ngũ đủ về số lƣợng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu. Đó
là q trình xây dựng một đội ngũ có trình độ chun mơn, trình độ chính trị
vững vàng, năng lực quản lí tốt. Vì vậy, địi hỏi những ngƣời có phẩm chất tốt,


13
có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo nhằm thực hiện các hoạt động chuyên môn,
giáo dục của nhà trƣờng một cách toàn diện.
1.2.2. Biện pháp; Biện pháp phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn trường
Tiểu học
1.2.2.1. Biện pháp.
Biện pháp là những định hƣớng cụ thể để pháp huy những mặt mạnh cũng
nhƣ khắc phục những tồi tại, hạn chế, đồng thời đề xuất kiến nghị với các cấp lãnh
đạo trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả. Biện pháp có nghĩa là: “Định
hƣớng mục tiêu về cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, biện pháp là: “Phƣơng pháp giải quyết một vấn đề
cụ thể nào đó”. Nhƣ vậy nói đến biện pháp là nói đến những cách thức tác động
nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định
… nhằm đạt đƣợc mục đích hoạt động của tổ chức. Biện pháp càng thích hợp,
càng tối ƣu, càng giúp con ngƣời nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy

nhiên, để có đƣợc những biện pháp có tính khả thi cao, cần phải dựa trên những cơ
sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy.
1.2.2.2. Biện pháp phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học.
Biện pháp phát triển đội ngũ TTCM trƣờng Tiểu học là những cách thức tác
động hƣớng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lƣợng trong đội ngũ TTCM nhà
trƣờng; là những cách thức làm cho đội ngũ TTCM nhà trƣờng vận động và tiến
triển theo chiều hƣớng tốt hơn cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
Tóm lại, biện pháp phát triển đội ngũ TTCM là những cách thức tác động
vào việc tạo ra những biến đổi về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng trong đội ngũ
TTCM.
1.3. Tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng Tiểu học
1.3.1. Vị trí, vai trị và nhiệm vụ của Tổ trưởng chun mơn ở trường Tiểu học
1.3.1.1. Vị trí, vai trị của Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học


14
Trong bộ máy tổ chức của nhà trƣờng, TTCM có vai trị và vị trí rất quan
trọng: là ngƣời giúp Hiệu trƣởng trực tiếp điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế
hoạch của nhà trƣờng và các hoạt động của Tổ chuyên môn, là cầu nối giữa Hiệu
trƣởng và GV; tham mƣu cho Hiệu trƣởng trong việc phân công lao động sƣ phạm,
sắp xếp, bố trí đội ngũ GV hợp lý để phát huy khả năng của họ; TTCM còn là ngƣời
trực tiếp theo dõi, đánh giá phẩm chất, năng lực của tổ viên.
Ngồi ra, TTCM đóng vai trị là chỗ dựa đáng tin cậy về chuyên môn; là
trung tâm đoàn kết, tập hợp các thành viên trong tổ để xây dựng Tổ chuyên môn
thành một tập thể lao động vững mạnh.
Để đáp ứng đƣợc vai trò trên, TTCM phải là những GV có năng lực chun
mơn vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, biết tập hợp các thành viên
trong tổ, biết giúp Hiệu trƣởng triển khai kế hoạch hoạt động của Nhà trƣờng một
cách hiệu quả. TTCM là ngƣời chỉ đạo trực tiếp các thành viên trong tổ thực hiện
kế hoạch của tổ và của cá nhân, biết điều hành hoạt động của tổ một cách hợp lý,

đề xuất, tham mƣu với Hiệu trƣởng trong phân công chuyên môn, phân công giảng
dạy phù hợp với năng lực chuyên môn của từng GV trong tổ. TTCM phải là ngƣời
tiên phong trong các công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tự học, tự bồi
dƣỡng; biết đem lại bầu khơng khí tâm lý lành mạnh trong tổ; hiểu đƣợc tâm tƣ
nguyện vọng, nhu cầu của các thành viên; sống trung thực, mẫu mực, công bằng;
là trung tâm đồn kết của tổ, tạo nên động lực tích cực để các thành viên trong tổ
nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung.
1.3.1.2. Nhiệm vụ của Tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học
a. TTCM quản lý giáo viên trong tổ, xây dựng tổ chuyên môn thành một tập thể
vững mạnh
TTCM có trách nhiệm quản lý GV trong tổ của của mình (trọng tâm là quản
lý hoạt động chun mơn); tạo động cơ, khuyến khích các thành viên trong tổ hăng
hái, nhiệt tình trong cơng tác, tăng cƣờng tích lũy kiến thức; tìm tịi các biện pháp
để đầu tƣ phát triển kỹ năng sƣ phạm, chuyên môn cho GV.


15
Nắm đƣợc thực lực của từng GV trong tổ để có kế hoạch bồi dƣỡng, sử
dụng và phân cơng cơng việc một cách hợp lý; xây dựng, phát hiện và bồi dƣỡng
các nhân tố mới để từ đó hạn chế đƣợc những yếu kém, phát huy thế mạnh của tổ.
Ngƣời TTCM cần phải hiểu rõ hoàn cảnh, nguyện vọng, nhu cầu của từng
GV để có biện pháp quản lý thích hợp; tạo ra trong tổ chun mơi trƣờng sƣ phạm
đồn kết, thân ái; tăng cƣờng năng lực hợp tác nhóm; xây dựng tinh thần đồng đội;
thông cảm và chia sẻ trong tập thể; nêu cao tinh thần học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau
trong cơng tác để cùng hồn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
b. TTCM quản lý việc xây dựng, triển khai kế hoạch chung của tổ và việc thực
hiện nội dung, chương trình giảng dạy của giáo viên
Nhiệm vụ cơ bản nhất là xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động chung
của tổ, trong đó bao gồm đầy đủ các nội dung, yêu cầu, biện pháp thực hiện kế
hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục, công tác xây dựng đội ngũ...

TTCM có nhiệm vụ hƣớng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch chuyên môn
của từng tổ viên; kiểm tra, đôn đốc tổ viên thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
Căn cứ vào phân phối chƣơng trình và chuẩn kiến thức-kĩ năng, TTCM phải
có biện pháp quản lý thƣờng xuyên việc thực hiện chƣơng trình của GV nhằm điều
chỉnh tiến độ và chấn chỉnh những thiếu sót trong q trình thực hiện nội dung
chƣơng trình.
TTCM phải quản lý, kiểm tra chặt chẽ các loại hồ sơ chun mơn, giờ giấc,
nội dung giảng dạy, tình hình sử dụng phƣơng tiện và đồ dùng dạy học của các
thành viên trong tổ nhằm thực hiện thành công kế hoạch của tổ, nhóm và từng cá
nhân đề ra.
c. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thơng tin và
đổi mới phương pháp dạy học
Về vai trị của công nghệ thông tin, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30
tháng 9 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ GD - ĐT về tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012 nêu rõ: “CNTT là
công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới
QLGD, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục.” Vì vậy, ngƣời


×