Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.42 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_____________________________________

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGHỆ AN - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_____________________________________

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử về Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 8.38.01.06


Người hướng dẫn khoa học:
TS. HỒ THỊ DUYÊN

NGHỆ AN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Vân Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc TS. Hồ Thị Duyên đã tận
tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi về mọi mặt để hồn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn Trƣờng Đại học Vinh, các thầy giáo, cô giáo và đội
ngũ cán bộ, viên chức tại Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong 2
năm qua để có đƣợc kết quả học tập của khoá học.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức UBND thành phố
Vinh (tỉnh Nghệ An); phịng Tài ngun và Mơi trƣờng thành phố Vinh; phịng
Quản lý Trật tự đơ thị thành phố Vinh; UBND phƣờng Hƣng Phúc đã tạo điều

kiện giúp đỡ, hỗ trợ tơi có thể hồn thành việc nghiên cứu luận văn đúng tiến độ.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, anh chị em học viên cùng khoá đã giúp đỡ, chia
sẻ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii
MỤC LỤC
Trang

TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT ............................................................................................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong
lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt ............................................................................ 7
1.2. Nội dung và hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong
lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt .......................................................................... 15
1.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong
lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt .......................................................................... 27
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 31
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN ........................................... 32
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt ................................................................ 32
2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .......................... 39
2.3. Hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực
xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ AnError! Bookmark not d
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 51
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT........................................................................................................ 52


iv
3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh
vực xử lý rác thải sinh hoạt ................................................................................. 52
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh
vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ........... 56
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 65
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 68


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ


1.

BVMT

Bảo vệ mơi trƣờng

2.

CHXHCN

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa

3.

ĐTM

Đánh giá tác động môi trƣờng

4.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

5.

UBND

Uỷ ban nhân dân



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trƣờng là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của
con ngƣời của sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nƣớc,
dân tộc và nhân loại. Đặc biệt, hiện nay, nƣớc ta đang trong q trình đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề bảo
vệ mơi trƣờng càng trở nên bức thiết. Đó là vấn đề quan trọng đƣợc đặt lên hàng
đầu mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đặt ra trên con đƣờng thực hiện mục tiêu: dân
giàu, nƣớc mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh.
Q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc giúp Việt Nam có một
nền kinh tế ngày càng phát triển, các nghành sản xuất kinh doanh và dịch vụ đạt
đƣợc nhiều thành tựu và mở rộng. Bên cạnh đó, q trình đơ thị hóa diễn ra
mạnh cùng với sự gia tăng ngày càng nhanh của dân số dẫn đến các vấn đề đáng
lo cho xã hội. Một trong nhƣng vấn đề quan trọng nhất đó chính là ơ nhiễm mơi
trƣờng. Đây cũng chính là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở
Việt Nam, theo thống kê của Cục bảo vệ môi trƣờng chỉ riêng năm 2014 khối
lƣợng chất thải sinh hoạt trên toàn quốc là 24 triệu tấn. Đứng trƣớc yêu cầu của
thực tiễn khách quan, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thƣờng xuyên quan tâm vấn đề
bảo vệ mơi trƣờng. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ban hành:
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 28/6/1998 về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng
trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc; Nghị quyết của Bộ Chính
trị số 41-NQ/TW ban hành ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; Chiến lƣợc bảo vệ môi
trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, đã đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12
năm 2003; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về
một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trƣờng, Luật Bảo vệ môi



2
trƣờng 2014 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 (thay thế Luật Bảo vệ môi trƣờng
2005) và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Các văn bản chính sách pháp luật sau
khi đƣợc xây dựng và ban hành đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta triển khai rộng
khắp cả nƣớc, vì vậy, cơng tác bảo vệ mơi trƣờng đã đƣợc chính quyền các cấp
từ Trung ƣơng đến địa phƣơng ngày càng quan tâm chú trọng.
Nhận thức của ngƣời dân trong xã hội về vấn đề bảo vệ môi trƣờng ngày
càng đƣợc nâng cao. Các nội dung về bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc lồng ghép và
trở thành điều kiện quan trọng trong phát triển kinh tế nhằm mục đích hƣớng tới
sự phát triển bền vững, hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời khắc
phục, cải thiện mơi trƣờng bị suy thối.
Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện vẫn cịn tình trạng vi phạm pháp luật
gây ô nhiễm môi trƣờng, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
vẫn đang diễn biến phức tạp với hình thức ngày càng tinh vi, gây bức xúc đời
sống xã hội đặc biệt vấn đề rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng đang là vấn đề
gây bức xúc, ảnh hƣởng đến sức khoẻ và đời sống của ngƣời dân.
Để pháp luật sử dụng có hiệu quả trong cuộc sống phụ thuộc vào nhiều
yếu tố trong đó phải kể đến nhận thức, ý thức chấp hành tuân thủ, sự áp dụng và
thi hành của các chủ thể thực hiện pháp luật. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để tìm
ra phƣơng hƣớng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về môi trƣờng trong
lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt. Đó chính là yêu cầu khách quan cấp thiết góp
phần đƣa pháp luật bảo vệ môi trƣờng vào cuộc sống.
Ở thành phố Vinh, trên cơ sở các chính sách, văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng của Nhà nƣớc đã ban hành, chính quyền các cấp ở thành phố đã xây
dựng, ban hành các văn bản và thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng trên địa
bàn thành phố. Nhìn chung, việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng cịn
nhiều yếu kém, tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng do rác thải sinh hoạt vẫn còn diễn
ra khá phức tạp, vấn đề thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn



3
thành phố cịn hạn chế, tồn tại, thậm chí triển khai thực hiện kết quả đạt đƣợc
cịn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu để đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt là yêu cầu cấp
bách của thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tình hình nói trên, tơi chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An” để củng cố nhận thức của bản thân, góp phần nâng
cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện
pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng nói riêng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc và đặc biệt
là các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ
khác nhau. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung
và thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng nói riêng đƣợc thể hiện dƣới nhiều
tên gọi khác nhau nhƣ: đề tài, luận văn, đề án, giáo trình... Trong đó là các giáo
trình lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật của các học viên, các trƣờng đại
học ở nƣớc ta. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của các cá nhân, tập thể đƣợc
cơng bố có liên quan đến đề tài, bao gồm:
- PGS.TS Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường và
phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Thực hiện pháp luật về môi trường ở cấp phường và vai trị của cộng
đồng trong cơng tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam
hiện nay, Nguyễn Thị Hải Hạnh, Luận văn thạc sĩ Luật học, 2007.
- Thực hiện pháp luật về môi trường ở tỉnh Nam Định, Nguyễn Thị Thu
Hƣờng, luận văn thạc sĩ Luật học, 2008.
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật về mơi trường ở tỉnh Bình Thuận, của

Nguyễn Duy Hà, luận văn thạc sĩ, 2008.


4
- Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam, Lưu Việt
Hùng, luận văn thạc sĩ Luật học, 2010.
Các cơng trình trên đã đƣa ra đƣợc nhiều giải pháp để thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trƣờng, giải quyết đƣợc cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn đặt ra.
Song, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An. Vì vậy, luận văn này sẽ góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất
các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực
xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá đúng tình hình thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong những năm qua và hiện nay, luận văn
đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ nghiên
cứu là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng nói
chung và trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An

- Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh,


5
tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật nói chung và hiện pháp luật
về bảo vệ mơi trƣờng nói chung và trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;
- Thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, các ƣu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của thực trạng đó;
- Các giải pháp để đảm bảo việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu việc thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay về pháp
luật về bảo vệ môi trƣờng, về rác thải sinh hoạt, bám sát tình hình thực tế và
điều kiện tự nhiên, xã hội ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Luận văn sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phƣơng pháp
phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và điều tra tình hình thực tế để đánh giá
đúng thực trạng và trên cơ sở đó nêu ra các giải pháp về quản lý phù hợp với
điều kiện của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

6. Ý nghĩa khoa học và và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn


6
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Luận văn đánh giá thực trạng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong những năm qua. Luận văn góp phần
khẳng định yêu cầu thực tiễn phải thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt có hiệu quả để đảm bảo sự hài hoà giữa
tăng trƣởng kinh tế - xã hội với sự cân bằng môi trƣờng sinh thái nhằm phục vụ
mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Là tài liệu tham khảo trong việc tổng kết thực tiễn, để xuất giải pháp bảo
đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận phụ lục, danh mục từ viết tắt và danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng.
Chương 1. Một số vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt
Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt qua khảo sát ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Chương 3. Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.



7
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC
XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực xử lý rác thải sinh hoạt
1.1.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường
Từ trƣớc đến nay, môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng đã trở thành vấn đề
quan trọng và cấp bách của toàn nhân loại mà một trong những vấn đề đƣợc đặt
lên hàng đầu hiện nay là môi trƣờng sống của con ngƣời. UNEP định nghĩa:
"Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế - xã hội, tác
động trực tiếp lên từng cá thể hay cộng đồng" [18]. Từ điển tiếng Việt, định
nghĩa mơi trƣờng "Là tồn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội,
trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với
con ngươi hay sinh vật ấy" [19].
Theo Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014: “Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật” [22].
Nhƣ vậy, môi trƣờng là tập hợp các yếu tố vật chất tự nhiên nhƣ đất,
nƣớc, khơng khí, ánh sáng, âm thanh, độ ẩm, thực vật, động vật… Ngoài những
yếu tố vật chất tự nhiên, mơi trƣờng cịn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo,
những yếu tố này do con ngƣời nghiên cứu sáng tạo ra nhằm tác động tới các
yếu tố thiên nhiên để khai thác, phục vụ cho nhu cầu sinh sống của mình nhƣ:
cơng trình giao thơng, điện, đƣờng, đê điều,…
Tuy nhiên, mơi trƣờng hiện nay đang có những biến đổi phức tập gây ảnh



8
hƣởng khó khăn đến đời sống con ngƣời. Xu thế biến đổi khí hậu đang diễn ra
ngày càng nghiêm trọng, thiên tai, lũ lụt diễn ra với mật độ ngày càng nhiều
hơn gây ảnh hƣởng đến toàn xã hội. Nguyên nhân của sự thay đổi là bởi nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan trong đó phải nói đến việc gây ô nhiễm bởi khối
lƣợng rác thải sinh hoạt ngày càng lớn.
Rác thải sinh hoạt là các loại vật chất, chất rắn bị loại ra trong quá trình
sống, làm việc, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất và phát triển của con ngƣời và
động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu cơng cộng, trung tâm thƣơng
mại, dịch vụ, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ
cao nhất. Mỗi quốc gia, lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ
thuật, số lƣợng dân cƣ khác nhau dẫn đến khác nhau về số lƣợng, thành phần,
chất lƣợng rác thải. Mỗi một hoạt động diễn ra trong đời sống sinh hoạt thƣờng
ngày của con ngƣời đều có thể sinh ra một loại rác thải nhất định và rất dễ gây ô
nhiễm trở lại cho môi trƣờng sống nhất nếu không đƣợc xử lý đúng. Theo khoản
3, điều 3, nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế
liệu của Chính phủ quy định: “rác thải sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thường ngày của con người”. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa
là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con ngƣời,
chúng khơng cịn đƣợc sử dụng và vứt trả lại môi trƣờng sống. Đứng trƣớc nguy
cơ môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng đã thúc đẩy các quốc gia phải liên kết lại
với nhau để có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ mơi trƣờng nhƣ: biện
pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học công nghệ, biện pháp giáo
dục, biện pháp pháp lý. Trong các biện pháp bảo vệ môi trƣờng thì biện pháp
pháp lý có ý nghĩa quan trọng.
Quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về nhà nƣớc và pháp luật đã giải
thích một cách đúng đắn khoa học và bản chất của pháp luật và những mối quan
hệ của nó với các hiện trạng khác trong xã hội có giai cấp. Pháp luật chỉ phát
sinh tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Nhờ nắm trong tay quyền lực



9
nhà nƣớc, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nƣớc để thể hiện ý chí của giai cấp
mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí trong nhà
nƣớc, ý chí đó đƣợc cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền ban hành. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm
khác nhau, nhƣng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn xã
hội.
Pháp luật là một hiện tƣợng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính
xã hội. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử và ở mỗi quốc gia khác nhau mà pháp
luật có sự thay đổi nhất định phù hợp từng điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,
đƣờng lối, chính sách ở từng quốc gia đó.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc do Nhà nƣớc ban hành, thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà
nƣớc cộng hoà xã hội Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền XHCN là nhà nƣớc của
dân, do dân và vì dân, do đó pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và
đơng đảo nhân dân lao động.
Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nƣớc
XHCN ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc
trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi ngƣời tôn trọng và thực hiện.
Pháp luật với tƣ cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh cách xử sự của
con ngƣời sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng. Pháp luật quy
định các quy tắc xử sự mà con ngƣời phải thực hiện khi khai thác, sử dụng các
yếu tố của môi trƣờng nhƣ tài nguyên thiên nhiên đất, nƣớc, hệ thực vật, động
vật…; quy định các chế tài xử phạt về hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các
cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của pháp luật trong việc khai
thác và sử dụng các yếu tố của môi trƣờng; quy định chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn của các tổ chức bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời pháp luật cịn quyết định các
tiêu chuẩn mơi trƣờng, là cơ sở pháp lý cho việc xác định vi phạm pháp luật về



10
bảo vệ môi trƣờng. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những
hành vi vi phạm luật về bảo vệ môi trƣờng.
Song song với sự phát triển của nền kinh tế đã tác động và làm ảnh hƣởng
rất lớn đến môi trƣờng, gây ra nhiều vấn đề về suy thối, ơ nhiễm mơi trƣờng.
Đây là một vấn đề nhức nhối đặt ra cho xã hội. Từ năm 1986, bảo vệ môi trƣờng
đã trở thành nguyên tắc hiến định. Luật Môi trƣờng đƣợc coi là một lĩnh vực
quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật đầu tƣ nƣớc ngồi đã đƣa
việc bảo vệ mơi trƣờng thành điều khoản riêng biệt. Đây là văn bản luật đầu tiên
có đề cập đến vấn đề mơi trƣờng. Ngồi ra trong một số bộ luật khác đều đƣa
việc bảo vệ môi trƣờng thành nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai
thác các yếu tố môi trƣờng mà trong đó cá nhân, tổ chức đó hoạt động nhƣ Bộ
luật hàng hải 1990, Luật đất đai, Luật dầu khí 1999... Điều 17 và Điều 29 Hiến
pháp năm 1992 đã quy định cụ thể cho việc đƣa nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng vào
các lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày
29/12/1993, Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi
trƣờng đạo luật đầu tiên về bảo vệ môi trƣờng (BVMT) ở nƣớc ta và đƣợc thay
thế bởi Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 và đến nay đƣợc thay thế bằng Luật
Bảo vệ môi trƣờng 2014 - Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014,
trong đó quy định khá tồn diện, đầy đủ và cụ thể những vấn đề bảo vệ môi
trƣờng, là điều kiện quan trọng của q trình phát triển bền vững, góp phần tạo
nên cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc và trách nhiệm của chính quyền
các cấp, các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trƣờng nhằm bảo vệ sức khoẻ
của nhân dân, bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành,

phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nƣớc, góp phần bảo vệ mơi


11
trƣờng khu vực và trên toàn cầu. Nhà nƣớc ta đã xây dựng và khơng ngừng hồn
thiện pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng, có thể nói pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng
có phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh đa dạng phức tạp bao gồm các quan hệ phát
sinh trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc vài yếu tố
của môi trƣờng. Các quan hệ xã hội thuộc đối tƣợng điều chỉnh của luật môi
trƣờng phải gắn với việc bảo vệ môi trƣờng sống của con ngƣời. Điều này có
nghĩa là khơng phải bất cứ sự tác động nào của các chủ thể vào các yếu tố trong
môi trƣờng cũng làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trƣờng. Các vấn đề pháp
luật mơi trƣờng chỉ nảy sinh khi nào có sự tác động đó gây tổn hại hoặc có nguy
cơ gây tổn hại đến mơi trƣờng.
Trên cơ sở những phân tích và lí luận nêu trên có thể rút ra khái niệm
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nhƣ sau:
Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong việc khai thác sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên
thiên nhiên (tổ chức quản lý hoạt động bảo vệ môi trường) nhằm bảo vệ sức
khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong mơi trường trong
lành gắn kết hài hồ với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát
triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ mơi trường khu vực và toàn cầu.
1.1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực xử lý rác thải sinh hoạt
Nhà nƣớc Việt Nam là Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì
dân, pháp luật đƣợc ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nghĩa là thơng
qua pháp luật có thể quản lý, xây dựng và phát triển các quan hệ xã hội theo
đúng mục đích và định hƣớng, đƣợc thể hiện bằng những mệnh lệnh buộc các
chủ thể là các tổ chức, cơ quan, cá nhân thực hiện.

Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, và vì dân, địi hỏi pháp
luật phải đƣợc thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng theo


12
nguyên tắc mọi ngƣời dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật.
Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, trách nhiệm thực hiện pháp luật
mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: "Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế XHCN" các cơ quan Nhà nƣớc, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải
nghiêm minh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống
các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động vi phạm lợi
ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp ở tập thể và của công dân đều bị
xử lý theo pháp luật.
Quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nƣớc phải ban hành pháp
luật. Nếu pháp luật đƣợc ban hành nhiều nhƣng ít đi vào cuộc sống, hiệu quả
điều chỉnh của các quy phạm phạm pháp luật không cao, chứng tỏ quản lý Nhà
nƣớc kém hiệu quả. Do đó, xây dựng và thực hiện pháp luật là đòi hỏi khách
quan của quản lý Nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế, xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền Việt Nam.
Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của
con ngƣời đƣợc tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật.
Khoa học pháp lý gọi đó là những hành vi hợp pháp. Thực hiện pháp luật là q
trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành
hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các
chủ thể pháp luật.
Trƣớc nguy cơ mơi trƣờng đang ngày càng bị suy thối, ơ nhiễm trầm
trọng do tác động của con ngƣời cùng với q trình đơ thị hố ngày càng nhanh,
dân số ngày tăng dẫn tới khối lƣợng rác thải sinh hoạt gia tăng ngày càng lớn,
Nhà nƣớc ta đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo

vệ môi trƣờng, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động bảo
vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, để những quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
thực sự đi vào cuộc sống và trở thành hành vi xử sự, hợp pháp của các chủ thể


13
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt phát huy
tác dụng của nó trong thực tiễn.
Nhà nƣớc phải giữ vai trị cốt yếu trong việc thực hiện và tổ chức thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt,
nhằm hạn chế tối đa sự gây ô nhiễm môi trƣờng do rác thải trong quá trình sản
xuất, sinh hoạt, đồng thời đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyên truyền nhằm
nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc chấp hành, thực hiện pháp luật về bảo
vệ môi trƣờng.
Từ những lý luận nêu trên có thể định nghĩa khái niệm thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt nhƣ sau:
Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý rác thải
sinh hoạt là q trình hoạt động có mục đích làm hiện thực hoá các quy định
của pháp luật về môi trường, làm cho những quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các
chủ thể pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý rác thải,
phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm
sự phát triển bền vững.
1.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực xử lý rác thải sinh hoạt
Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta có một số đặc điểm cơ bản
sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng có phạm vi và đối tƣợng điều

chỉnh tƣơng đối rộng, đa dạng, phức tạp, bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình khai thác, sử dụng các yếu tố về môi trƣờng, tài nguyên thiên
nhiên nhƣ đất, nƣớc, khoáng sản…; các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý
nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ quốc


14
tế về bảo vệ môi trƣờng; các quan hệ xã hội liên quan tới việc phịng chống,
khắc phục suy thối môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, sự cố môi trƣờng.
Thứ hai, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng chứa đựng các loại quy phạm
pháp luật thuộc nhiều ngành Luật khác nhau, nhƣ Hiến pháp, Luật hành chính,
Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật đất đai, Luật hình sự…
Thứ ba, pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng có hình thức thể hiện phong phú,
gồm các văn bản luật và các văn bản dƣới luật do nhiều loại cơ quan Nhà nƣớc
có thẩm quyền ban hành
Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải
sinh hoạt có những đặc điểm chung về thực hiện pháp luật chung đồng thời có
những đặc điểm khác với thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực khác. Nghiên
cứu thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh
hoạt là thực hiện pháp luật về một lĩnh vực cụ thể liên quan đến nhiều yếu tố tự
nhiên và xã hội, kỹ thuật, cơng nghệ. Vì vậy, ngồi những đặc điểm thực hiện
pháp luật nói chung, cịn có những đặc điểm riêng biệt, khác với thực hiện pháp
luật trong các lĩnh vực khác ở cả chủ thể, phạm vi, nội dung, hình thức thực
hiện.
Chủ thể thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực xử lý rác
thải sinh hoạt là các cơ quan Nhà nƣớc (Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi
trƣờng, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, Sở Tài nguyên và môi trƣờng),
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nhƣng năng lực pháp lý của các chủ thể này
đƣợc quy định ở trong văn bản pháp luật khác nhau.
Phạm vi thực hiện pháp luật đƣợc triển khai trên địa bàn từng đơn vị, địa

phƣơng, địa điểm cụ thể tuỳ thuộc vào những nội dung phát sinh trong việc đảm
bảo thực hiện bảo vệ môi trƣờng trong quản lý nhà nƣớc.
Các quy phạm pháp luật môi trƣờng có số lƣợng rất lớn với nhiều nội
dung phong phú. Vì thế, hình thức thể hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng cũng
rất đa dạng. Căn cứ vào nội dung của vấn đề thực hiện pháp luật bảo vệ môi


15
trƣờng, có thể xác định thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng bao gồm 04
hình thức: tn thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng
pháp luật.
Việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có vai trị rất quan trọng trong việc tạo ra
hành lang pháp lý quy định các quy tắc xử sự của ngƣời dân, nâng cao ý thức,
trách nhiệm của ngƣời dân trong việc chấp hành, thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng, xử lý nghiêm minh các hành vi xả thải không đúng nơi quy định gây
ô nhiễm môi trƣờng, hạn chế tối đa sự gây ô nhiễm môi trƣờng do rác thải trong
quá trình sản xuất, sinh hoạt, bảo vệ sức khoẻ cho ngƣời dân, tạo môi trƣờng
sống trong lành, đồng thời đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
1.2. Nội dung và hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt
1.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
xử lý rác thải sinh hoạt
- Về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, suy thối, sự cố ơ nhiễm mơi trường:
Bảo vệ môi trƣờng là những hoạt động nhằm mục đích giữ cho mơi
trƣờng trong lành, sạch đẹp, bằng những hành động cụ thể cải tạo môi trƣờng,
đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con ngƣời
và thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên. Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam ghi rõ trong Ðiều 6:

"Bảo vệ môi trƣờng là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách
nhiệm bảo vệ mơi trƣờng, thi hành pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng, có quyền và
có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi
trƣờng" [22].
“Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây


16
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (khoản 8, Điều 3, Luật Bảo vệ môi
trƣờng 2014) [22].
Tiêu chuẩn môi trƣờng “là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải,
các u cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công
bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” (khoản 6, Điều
3, Luật Bảo vệ mơi trƣờng 2014) [22].
Suy thối môi trƣờng là “sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (khoản
9, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014) [22].
Sự cố môi trƣờng “là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi
trường nghiêm trọng” (khoản 10, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014) [22].
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân đã làm phát sinh một lƣợng lớn rác thải sinh hoạt, ảnh hƣởng rất
lớn đến mơi trƣờng, nếu khơng có biện pháp xử lý kịp thời phù hợp thì đây sẽ là
nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng, làm cho môi trƣờng bị suy thối và
những sự cố mơi trƣờng ngày càng nghiêm trọng. Các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân phải có những hành động nhất định để khắc phục,
xử lý khống chế ơ nhiễm. Đó chính là hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng.
Nhƣ vậy, kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng là tổng hợp các hoạt động của Nhà

nƣớc, các tổ chức, cá nhân trong việc “phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử
lý ơ nhiễm” môi trƣờng (khoản 18, Điều 3, Luật Bảo vệ mơi trƣờng 2014) [22].
Từ đó chúng ta có thể rút ra hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng
trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
Nhà nƣớc, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác
động xấu đối với mơi trƣờng; phịng ngừa ô nhiễm môi trƣờng; khắc phục, xử lý
hậu quả do ô nhiễm môi trƣờng gây nên từ những hoạt động sản xuất, kinh


17
doanh, sinh hoạt.
Kiểm sốt ơ nhiễm khơng chỉ đƣợc thực hiện bằng các biện pháp mệnh
lệnh - kiểm soát bằng các cơng cụ hành chính mà cịn đƣợc thực hiện đồng bộ
bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các
yếu tố xã hội và yếu tố thị trƣờng.
- Về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí:
Ơ nhiễm khơng khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của khơng khí,
chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ đƣợc đƣa vào khơng khí, có sự tỏa mùi,
làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con ngƣời và cũng có
thể gây hại cho các sinh vật khác nhƣ động vật và cây lƣơng thực, và có thể làm
hỏng mơi trƣờng tự nhiên hoặc xây dựng. Trong q trình tiến hành các hoạt
động của mình, con ngƣời đã gây rất nhiều tác động tiêu cực cho mơi trƣờng nói
chung và khơng khí nói riêng. Ơ nhiễm khơng khí phát sinh từ rác thải sinh hoạt
là nguồn gây ô nhiễm gây ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống ngƣời dân vì khối
lƣợng rác thải ngày càng lớn, chủ yếu đƣợc xử lý bằng công nghệ chôn lấp làm
phát sinh mùi hơi thối, nhất là khi q trình đơ thị hố diễn ra, số lƣợng dân cƣ
ngày càng tăng.
Nhƣ vậy, không khí ở nƣớc ta đã và đang bị ơ nhiễm, suy thối là do
nhiều ngun nhân khác nhau, trong đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh
hoạt từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là nguồn gây ô nhiễm. Trên cơ sở xác

định đƣợc nguyên nhân gây ra ô nhiễm nhà nƣớc xây dựng, ban hành các quy
định để kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm và có chế tài xử lý nghiêm minh. Vì
vậy, việc kiểm soát, điều chỉnh hành vi của các cơ sở kinh doan, sản xuất, các hộ
gia đình trong việc xả thải có vai trị rất quan trọng. Chính vì vậy mà chƣơng
VIII Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 đã quy định rất cụ thể để điều chỉnh đối
tƣợng này.
Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh sống ở các khu đô
thị, khu dân cƣ phải tuân thủ những nghĩa vụ mà pháp luật về môi trƣờng đã quy


18
định để đảm bảo môi trƣờng sống trong lành, sạch đẹp; phải có thiết bị, phƣơng
tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt
phù hợp với khối lƣợng, chủng loại chất thải từ các hộ gia đình trong khu dân
cƣ, bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trƣờng có hệ thống thu
gom, xử lý rác thải hợp lí, phát triển mơi trƣờng xanh, sạch, đẹp và an tồn.
- Về kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước:
Nƣớc là thành phần môi trƣờng rất quan trọng đối với sự sống của con
ngƣời. Hoạt động của con ngƣời có ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng, trữ lƣợng
nƣớc đang dần bị cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nƣớc mà nguyên nhân chính là do
hoạt động sản xuất, kinh doanh có đặc thù là sử dụng nguồn nƣớc tập trung với
lực lƣợng lớn dẫn tới suy thoái, cạn kiệt nguồn ở những khu vực nhất định (nhất
là cạn kiệt các mạch nƣớc ngầm). Đặc biệt, vẫn cịn tình trạng ở một số nơi tồn
tại khối lƣợng lớn rác thải sinh hoạt chƣa qua xử lý vứt bỏ khắp nơi, ở các khu
vực đầu nguồn nƣớc (chủ yếu ở các vùng nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc
hậu, phần lớn các chất thải của con ngƣời và gia súc không đƣợc xử lý nên thấm
xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ơ nhiễm nguồn nƣớc về mặt hữu
cơ và vi sinh vật ngày càng cao). Mùa mƣa, rác ngập chìm trong nƣớc rồi chảy
trơi lênh láng trên mặt đƣờng, rỉ rác ngấm theo nƣớc mƣa xuống lòng đất hay
chảy theo nƣớc, gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm.

Bảo vệ tài nguyên nƣớc là một hoạt động bảo vệ môi trƣờng, là trách
nhiệm của mỗi ngƣời dân bằng các biện pháp nhằm bảo đảm trữ lƣợng, chất
lƣợng tài nguyên nƣớc, phòng chống khắc phục các hậu quả tác hại cho nƣớc
gây ra. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm các nguồn nƣớc đã quy định rõ các
quyền và nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cũng nhƣ các tổ
chức, cá nhân trong việc bảo vệ phát triển nguồn nƣớc để từ đó buộc cơ quan
Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ
về kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nƣớc.
- Về kiểm soát rác thải (chất thải):


×