Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử dụng đất không đúng mục đích từ thực tiễn ở thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------******--------------

NGUYỄN NHO NGUYÊN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT KHƠNG ĐÚNG MỤC ĐÍCH
TỪ THỰC TIỀN Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGHỆ AN - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------******--------------

NGUYỄN NHO NGUYÊN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT KHƠNG ĐÚNG MỤC ĐÍCH
TỪ THỰC TIỀN Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 62.38.01.01
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI


NGHỆ AN - NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình, nhiều ý kiến đóng góp quý báu và sự tạo điều kiện của các thầy cô,
bạn bè và đồng nghiệp.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Trọng
Hải. Tôi cũng gửi lời biết ơn sâu sắc tới các Thầy Cô trong khoa Luật và tồn
thể cán bộ, cơng chức, viên chức của trường Đại học Vinh đã giảng dạy, hướng
dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hịa,
Phịng Tài ngun và Mơi trường thành phố Biên Hịa, Phịng Quản lý đơ thị
thành phố Biên Hòa, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh
Biên Hòa đã tạo điều kiện cho tơi có thời gian học tập, nghiên cứu và giúp đỡ
cung cấp các tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được ghi rõ
nguồn gốc ./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Nho Nguyên



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ......................................................... 7
8. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT KHƠNG ĐÚNG
MỤC ĐÍCH ........................................................................................................ 10
1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 10
1.2. Nội dung áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử
dụng đất khơng đúng mục đích ........................................................................... 23
1.3. Yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính đối
với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích ........................................................ 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG I .................................................................................... 46
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT KHƠNG ĐÚNG MỤC
ĐÍCH Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI .............................. 48
2.1. Khái quát chung về Tp. Biên Hòa ................................................................ 48
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính đối với việc
sử dụng đất khơng đúng mục đích ở Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai ................... 57

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 68


CHƯƠNG 3
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH HÍNH ĐỐI VỚI VIỆC SỬ
DỤNG ĐẤT KHƠNG ĐÚNG MỤC ĐÍCH .................................................... 70
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành
chính đối với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích ........................................ 70
3.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử
dụng đất khơng đúng mục đích. .......................................................................... 70
3.3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành
chính đối với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích ........................................ 72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 90
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 94
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên


Phụ lục

Hình 2.1

Bản đồ hành chính thành phố Biên Hịa

1

Hình 2.2

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Biên Hòa

4

Một khu nhà xưởng rộng hơn 5.000m2 vừa được người
Hình 2.3

dân phát hiện xây dựng trái phép trên đất trồng rừng và
đã được quy hoạch thành công viên cây xanh.

7

Bảng tổng hợp phân bố dân số trên địa bàn thành phố
Bảng 2.1

Biên Hịa

2


Thống kê nục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố
Bảng 2.2

Biên Hòa

3

Thống kê kết quả thi hành quyết định xử phạt hành chính
Bảng 2.3

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

6

Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương thành phố Biên
Sơ đồ 2.1 Hòa.

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt

Ủy ban nhân dân

UBND

Ban chấp hành


BCH

Thành phố

Tp.

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp. HCM

Nhà xuất bản

NXB


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và phát
triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh và quốc phịng. Tuy nhiên đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số
lượng, có vị trí cố định trong khơng gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý
một cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Q trình phát triển kinh tế, q trình đơ thị hoá ở làm cho mật độ dân cư
ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đơ thị và q trình cơng
nghiệp hố làm cho nhu cầu về nhà ở, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, gây
ra áp lực khơng nhỏ đến đất đai, địi hỏi phải sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có
hiệu quả. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước
đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc

gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù
hợp với hồn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả,
tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước mà q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố và đơ thị hố đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước.
Trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai là nguồn lực to
lớn để phát triển đất nước. Chính sách, pháp luật về đất đai góp phần ổn định
chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, hội nhập quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương 6 (Khóa XI) – Nghị
quyết số 19-NQ/TW Ngày 31/10/2012 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về
tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn
diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên đà phát triển của đất nước, cùng

1


với sự sôi động của thị trường đất đai, và tình hình bất ổn trong quá trình sử
dụng đất của người dân dẫn tới nhiều hành vi vi phạm pháp luật và tranh chấp về
đất đai. Yêu cầu cấp bách đặt ra là cần có giải pháp xử lý, giải quyết dứt điểm
các trường hợp vi phạm quy định về đất đai đã tồn tại từ nhiều năm qua; đồng
thời xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật đất đai mới phát sinh, lập lại trật tự,
kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất đai; tạo ra chuyển biến rõ rệt trong quản lý,
sử dụng đất đai, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, kỷ cương theo hướng
hiện đại. Sử dụng đất đai nói chung và tại khu vực đơ thị nói riêng đang là nhu
cầu thiết yếu ngày càng tăng của con người, kéo theo đó là yêu cầu về sự quản
lý chặt chẽ và có hệ thống của Nhà nước nhằm mục đích sử dụng hiệu quả và
bền vững nguồn tài nguyên hữu hạn này.
Mặc khác, việc sử dụng đất đai còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng

cây trồng, vật ni. Vì vậy chúng ta cần có các phương án sử dụng đất đúng
mục đích nhằm để mang lại hiệu quả kinh tế cho từng ngành, từng vùng, phù
hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Nếu chúng ta
sử dụng đất khơng có khoa học, khơng theo quy hoạch, kế hoạch sẽ làm cho đất
bị cằn cỗi và bạc màu dẫn đến những tác hại xấu đối với đời sống kinh tế xã hội.
Để sử dụng đất đai ngày càng hợp lý, phát huy hết tiềm năng sản xuất thì việc
đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai là rất cần thiết, nhằm tìm ra những
hạn chế để có những giải pháp khắc phục cho vấn đề quản lý và sử dụng đất ở
các năm kế tiếp một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Thành phố Biên Hịa là thành phố trung tâm có sự phát triển mạnh mẽ về
kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai, với tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao kéo theo
đó là những vấn đề về quản lý sử dụng đất, cấp phép xây dựng, mua bán, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, dẫn đến nhiều biến động về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Từ những yêu cầ u thực tiễn cũng như
tiń h cấ p bách của công tác quản lý đất đai trên địa bàn Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai, để đáp ứng yêu cầu quản lý một cách chặt chẽ, thống nhất, phù hợp với quy

2


hoạch và kế hoạch sử dụng đất thì vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai đối với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích là một trong
những u cầu khơng thể thiếu.
Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Tp. Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử
dụng đất, thực tiễn sử dụng đất trên địa bàn và thực tiễn xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đai đai.
Xuất phát từ những phân tích nêu trên, học viên lựa chọn đề tài “Áp dụng
pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử dụng đất khơng

đúng mục đích, từ thực tiễn ở Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” là đáp ứng yêu
cầu cấp bách của thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài mà học viên lựa chọn trên đây là một vấn đề không mới hiện nay
nhưng nhạy cảm, mang tính thời sự, được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và
báo chí đề cập ở những góc độ khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện Luận văn tốt nghiệp, học viên đã tìm thấy một số tác phẩm liên quan đến đề
tài của mình, cụ thể như:
Tài liệu nghiên cứu là sách, giáo trình, chuyên khảo, tham khảo: Giáo trình
Luật Hành chính Việt Nam (2010) của tác giả Nguyễn Cửu Việt, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; “Đề cương giới thiệu Luật Đất đai năm 2013” của
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp (2013), “Đại từ điển Tiếng
Việt”của Nguyễn Như Ý (chủ biên), 1998, NXB Văn hố - Thơng tin.
Tài liệu là báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể kể đến:
“Báo cáo của Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) do Thủ
tướng Chính phủ làm trưởng ban, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật Đất đai trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Báo cáo của Tỉnh ủy Đồng

3


Nai về Tổng kết việc thực hiện nghị quyết Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX)
về tiếp tục đổi mới chính sách đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 6 BCH Trung ương Đảng Khoá XI về “tiếp tục đổi mới chính sách, pháp
luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng
để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, theo hướng hiện
đại” của BCH Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai (báo cáo số 183-BC/TU ngày 13/6/2017
của Tỉnh uỷ Đồng Nai), dự thảo báo cáo sơ kết 05 năm của Ban chỉ đạo Trung

ương về Sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng
Khoá XI về “tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy
mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở
thành nước cơng nghiệp hóa, theo hướng hiện đại”; Các báo cáo hàng năm về
công tác quản lý đất đai; công tác thanh tra chấp hành pháp luật đất đai của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và của UBND Tp. Biên Hịa.
Về cơng trình là bài viết có thể kể đến: “Cụ thể hóa mức xử phạt vi phạm
hành chính đất đai” của tác giả ThS Nguyễn Thị Mai Lê Bài đăng trên Tạp chí
Tài chính số 12 – 2014; “Thanh tra Chính phủ, Tiếp cơng dân, xử lý đơn thư và
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới” , NXB Hà Nội, Hà Nội năm
2006; ThS. Nguyễn Thế Thịnh (chủ biên), Công tác dân vận trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2007…
Về tài liệu là luận văn, luận án có: Lê Văn Thành (2012), Áp dụng pháp
luật trong quản lý nhà nước về đất đai của UBND Tp. HCM hiện nay, Luận án
Tiến sỹ Luật học; Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Giải quyết khiếu nại về đất đai
tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang
hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học; Lã Thành Tâm (2017), Đánh giá thực
trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Tp. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.

4


Từ nhiều hướng và mức độ tiếp cận khác nhau, các bài viết, cơng trình
nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về vi phạm hành
chính hành chính đất đai, thực trạng quy định của pháp luật về khiếu nại hành
chính, khiếu nại về đất đai, thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính,
khiếu nại đất đai, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về
khiếu nại hành chính, khiếu nại về đất đai, cũng như những giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính, khiếu nại về đất

đai.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu chuyên sâu về xử phạt hành chính
đối với hành vi sử dụng đất khơng đúng mục đích trên địa bàn Tp. Biên Hịa,
tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và đòi hỏi một cách nhìn
nhận tồn diện nhất. Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài “Áp dụng pháp luật trong
xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích, từ
thực tiễn ở Tp. Biên Hồ, tỉnh Đồng Nai” từ đó tác giả đưa ra những đánh giá
và hướng giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật trong vấn đề nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm
hành chính về đất đai nói chung, vi phạm hành chính về sử dụng đất khơng đúng
mục đích trên địa bàn Tp. Biên Hồ, tỉnh Đồng Nai nói riêng; nghiên cứu thực
trạng áp dụng pháp luật, nguyên nhân và những bất cập trong việc áp dụng pháp
luật, từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo áp dụng pháp luật trong xử lý vi
phạm hành chính đối với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích trên địa bàn Tp.
Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng pháp luật được giới hạn trong phạm vi xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Tp. Biên Hịa, khơng đề cập đến việc áp dụng

5


pháp luật để xử lý những vi phạm khác không phải là vi phạm hành chính của
các cơ quan hữu quan khác và tại các địa phương khác.
- Về không gian: Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về áp dụng pháp luật đất đai,
trong đó tập trung làm rõ áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luận về sử

dụng đất khơng đúng mục đích và thực trạng vi phạm trên địa bàn Tp. Biên Hịa,
tỉnh Đồng Nai; từ đó phân tích, đánh giá tìm ra ngun nhân; đề xuất giải pháp
xử lý, khắc phục và ngăn chặn.
- Về thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ khi Luật
Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2014) đến nay, số liệu nghiên
cứu được sử dụng trong thời gian 3 năm, gồm năm 2015, 2016 và 2017.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về vi phạm pháp luật đất đai, trong
đó tập trung vào vi phạm về sử dụng đất không đúng mục đích;
- Đánh giá việc thực hiện về vi phạm và việc xử lý vi phạm pháp luật đất
đai, trong đó tập trung vào vi phạm về sử dụng đất khơng đúng mục đích;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế vi phạm trên địa bàn Tp. Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận: Phân tích, làm rõ khái niệm về áp dụng
pháp luật; khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính. Nội dung áp
dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử dụng đất khơng
đúng mục đích, các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm
hành chính đối với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích;
Nghiên cứu về thực trạng: Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật
và kết quả xử lý, giải quyết vi phạm sử dụng đất khơng đúng mục đích trên địa

6


bàn Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; diễn biến vi phạm pháp luật về sử dụng đất
khơng đúng mục đích: Số lượng, tính chất; nguyên nhân; xu thế.
Đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý, khắc phục và ngăn chặn vi phạm
trên địa bàn Tp. Biên Hịa nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, Luận văn
đã quán triệt sâu sắc phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà
nước và Pháp luật trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường. Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể nghiên cứu tài liệu kết hợp
với phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử cụ thể…
- Ngồi ra, tác giả cịn áp dụng một số phương pháp bổ sung khác như:
điều tra, tổng hợp và phân tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận về áp dụng pháp luật đất đai và
trách nhiệm pháp lý của người dân; góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận cho
các nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu công tác xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử dụng đất
khơng đúng mục đích góp phần hồn thiện cơ sở khoa học cho các nội dung
quản lý nhà nước về đất đai, bằng cách đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác xử lý vi phạm hành chính nói riêng và cải cách thủ tục hành chính nói
chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với kết quả đề tài là bước mở đầu cho việc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính, đẩy mạnh q trình rã sốt xử lý hành vi vi phạm và nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa bàn Tp. Biên Hòa, tỉnh

7


Đồng Nai.
Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện, cụ thể

về thực trạng áp dụng pháp luật về sử dụng đất không đúng mục đích trên địa
bàn Tp. Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai; xác định rõ nguyên nhân phát sinh; từ đó đề
xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý, khắc phục và ngăn chặn; lãnh đạo chính
quyền các cấp và những người làm cơng tác quản lý đất đai của Tp. Biên Hịa
nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung có thể tham khảo để đề ra và thực hiện các
biện pháp cụ thể nhằm sớm xử lý, khắc phục và ngăn chặn vi phạm pháp luật đất
đai trên địa bàn; lập lại trật tự trong quản lý đất đai; góp phần tổ chức thực hiện
có hiệu quả Luật Đất đai năm 2013; khai thác với hiệu quả cao nhất tài nguyên
đất; góp phần giữ vững ổn định chính trị; trật tự, an tồn xã hội; phục vụ thiết
thực cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
7. Điểm mới của Luận văn
- Nghiên cứu, phân tích một cách tồn diện, sâu sắc về thực trạng áp dụng
pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật đất đai nói chung, vi phạm sử dụng đất
khơng đúng mục đích nói riêng; tìm ra nguyên nhân làm phát sinh vi phạm pháp
luật đất đai và dự báo xu hướng của các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn
Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp căn bản nhằm xử lý, khắc phục và
ngăn chặn vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Những giải pháp đó bao gồm cả những giải pháp chung và những giải pháp cụ
thể.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm
hành chính đối với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích

8


Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính

đối với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích ở Tp. Biên Hồ, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong
xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử dụng đất khơng đúng mục đích.

9


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT KHƠNG
ĐÚNG MỤC ĐÍCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật
1.1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Pháp luật được hiểu theo một nghĩa chung nhất là hệ thống những qui tắc
xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm
bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các
quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Pháp luật phải thực sự xuất phát từ nhu cầu quản lý của Nhà nước và đòi
hỏi của cuộc sống xã hội và phù hợp với thực tiễn thì mới có khả năng đi vào
cuộc sống sau khi được ban hành. Thực tiễn ở nước ta trong thời gian qua cho
thấy các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ, bao trùm
điều chỉnh mọi quan hệ của đời sống xã hội, từ những quan hệ chung như pháp
luật dân sự, hình sự, hành chính, lao động… đến những quan hệ, những lĩnh vực
cụ thể như pháp luật đất đai, xây dựng, y tế, khoa học kỹ thuật, vệ sinh, an toàn
thực phẩm …, tuy nhiên nhiều quy định chưa thực sự đi vào cuộc sống do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan do đó việc xây dựng, ban hành pháp luật
và thực hiện pháp luật phải có mối quan hệ chặt chẽ. Có thể nói hiệu quả của
hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật; hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
được đánh giá qua thực hiện pháp luật và ngược lại. [21, tr.95]

Thực hiện pháp luật là những hoạt động, những phương cách, những quá
trình làm cho những quy tắc xử sự chung chứa đựng trong các quy phạm pháp
luật trở thành hành vi, cách xử sự thực tế của các chủ thể pháp luật. Khi các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thì các quan hệ xã hội trở thành
các quan hệ pháp luật với các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý tương

10


ứng. Khi các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý
của mình sẽ làm phát sinh hành vi pháp luật, hay nói cách khác, thực hiện pháp
luật làm "hiện thực hóa" các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật trong
đời sống xã hội. Nói chung, các hình thức thực hiện pháp luật có mối liên hệ
chặt chẽ và khăng khít với nhau tạo thành những "mắt xích" liên kết thống nhất
nhằm biến các quy phạm pháp luật "tĩnh lặng" trên giấy thành các quy tắc xử sự
chung và thống nhất, "sống động" trong đời sống xã hội. Làm thế nào để pháp
luật đi vào cuộc sống, làm thế nào để pháp luật được thực hiện một cách có hiệu
quả nhất... đó là những địi hỏi ln đặt ra trong q trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Căn cứ vào tính chất của việc
thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành
những hình thức cụ thể như: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng
pháp luật; áp dụng pháp luật, theo đó:
- Tuân thủ pháp luật (hay còn gọi là tuân theo pháp luật) là hình thức thực
hiện pháp luật trong đó các chủ thể quan hệ pháp luật không thực hiện những
hành vi mà pháp luật đã ngăn cấm. Đây là hình thức các chủ thể pháp luật không
thực hiện những điều mà pháp luật khơng cho phép làm. Thơng qua hình thức
tuân thủ pháp luật của các chủ thể quan hệ pháp luật, các quy phạm pháp luật
ngăn cấm được tôn trọng và thực hiện trên thực tế. Ví dụ: việc tuân thủ các quy
phạm nghiêm cấm trong Bộ luật hình sự như: không được trộm cắp, không được
lừa đảo chiếm đoạt tài sản; khơng được xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm của người khác v.v... Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định
trong Luật Đất đai như: lấn chiếm đất đai; hủy hoại đất; không sử dụng hoặc sử
dụng đất khơng đúng mục đích v.v... chủ thể thực hiện hình thức tuân thủ pháp
luật là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức, cá nhân và
mọi công dân trong xã hội.
- Thi hành pháp luật (hay còn gọi là chấp hành pháp luật) là hình thức các
chủ thể quan hệ pháp luật phải thực hiện những hành vi mà pháp luật quy định

11


được thực hiện trong những hoàn cảnh, những quan hệ pháp luật mà pháp luật
đã dự liệu cụ thể. Đây là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực
bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật. Ví dụ, việc thực hiện
các quy phạm pháp luật hơn nhân gia đình về nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng
con cái của cha mẹ; việc thực hiện các quy định về sinh đẻ có kế hoạch, xây
dựng gia đình ít con, ấm no, hạnh phúc của vợ chồng v.v... Chủ thể thực hiện
hình thức thi hành pháp luật này là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà
nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.
- Sử dụng pháp luật là hình thức các chủ thể thực hiện pháp luật sử dụng
các quyền mà pháp luật cho phép. Đây cũng là hình thức thực hiện pháp luật chủ
động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật. Do
hình thức thực hiện pháp luật này là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được
pháp luật trao quyền, nên các chủ thể quan hệ pháp luật có quyền thực hiện hoặc
khơng thực hiện các quyền của mình, pháp luật khơng bắt buộc các chủ thể phải
thực hiện như hai hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật. Ví dụ:
việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự hay không khởi kiện vụ án dân sự
của các cá nhân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; quyền chứng minh
mình vơ tội hay quyền khơng chứng minh mình vơ tội trong tố tụng hình sự
v.v... Chủ thể thực hiện hình thức sử dụng pháp luật là tất cả các cơ quan nhà

nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.
- Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật có
những đặc điểm riêng so với các hình thức thực hiện pháp luật đã nêu trên và
bao giờ cũng có sự tham gia của cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước có thẩm
quyền. [20], [22]
Theo lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật thì áp dụng pháp luật
là một trong những hình thức quan trọng của việc thực hiện pháp luật. Đó chính
là hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước có thẩm quyền tổ
chức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể thực hiện được quyền và

12


nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy định của pháp luật. Thơng qua đó, hoạt
động áp dụng pháp luật bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng, thi hành nghiêm
chỉnh và thống nhất; các quyền của chủ thể được thực hiện và được bảo vệ trên
thực tế; các hành vi vi phạm pháp luật được xử lý nghiêm minh, kịp thời để bảo
vệ các quan hệ xã hội xã hội. Có thể nói, áp dụng pháp luật là hoạt động diễn ra
hàng ngày trong các cơ quan nhà nước và chỉ do nhân viên nhà nước, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
1.1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước:
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ hoạt động này chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, nhân viên nhà nước có thẩm quyền tiến hành, khơng theo ý chí của các
chủ thể mà là theo quy định của pháp luật. Đối với các hình thức tuân theo pháp
luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật các chủ thể là các cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật đều có thể thực hiện. Ví dụ, như hình thức tn theo
pháp luật, Nhà nước luôn luôn yêu cầu mọi chủ thể, mọi cá nhân, tổ chức phải
nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà không loại trừ bất kỳ một chủ thể nào. Các
kết quả của việc thực hiện các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật,

sử dụng pháp luật thường chính là mong muốn, là ý chí của chính các chủ thể
thực hiện. Riêng hình thức áp dụng pháp luật, chỉ có các cơ quan nhà nước được
giao quyền, các nhân viên cơ quan nhà nước được giao quyền mới có thẩm
quyền tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật.
Thứ hai, áp dụng pháp luật phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt
chẽ do pháp luật quy định: Việc áp dụng pháp luật có tính chất, ý nghĩa rất quan
trọng đối với các chủ thể áp dụng và chủ thể bị áp dụng, qua việc áp dụng pháp
luật chủ thể bị áp dụng có thể được hưởng những quyền, lợi ích hoặc cũng có
thể phải chịu trách nhiệm, thậm chí là những hậu quả nghiêm trọng. Như việc cơ
quan nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc như trong các trường hợp cơ
quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trong các quy định của pháp

13


luật cũng đã xác định rõ cơ sở, điều kiện, trình tự, thẩm quyền và trách nhiệm
của các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật; Đặc biệt là các cơ quan nhà
nước, cán bộ công chức nhà nước thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật, các cơ
quan, cá nhân này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính chất trình
tự, thủ tục, khơng được tùy tiện nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật được
chính xác, khách quan.
Các thủ tục cũng giúp cho chủ thể được áp dụng pháp luật trình bày
nguyện vọng, mong muốn của mình một cách dân chủ, khách quan trong quá
trình áp dụng pháp luật. Tính đơn giản hay phức tạp của các thủ tục tùy thuộc rất
lớn vào tính chất nội dung của sự việc cần phải áp dụng. Để áp dụng các quy
phạm pháp luật đơn giản như xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ thì các thủ tục
đặt ra cũng đơn giản, nhanh chóng. Để áp dụng các quy phạm pháp luật phức
tạp, cần phải xác minh, điều tra, đánh giá kỹ
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với
một quan hệ xã hội xác định: Pháp luật là mang tính chất điều chỉnh chung, thì

việc áp dụng pháp luật lại ln mang tính cá biệt, cụ thể do đây là hoạt động
nhằm điều tiết các quan hệ xã hội theo các quy định của pháp luật. Ví dụ quyết
định phải nêu rõ tình tiết sự việc; các điều khoản văn bản quy phạm pháp luật
được viện dẫn để làm căn cứ pháp lý; tên đối tượng phải thi hành; quyền được
thực hiện và nghĩa vụ phải hoàn thành của các chủ thể đã được xác định. Thông
qua áp dụng pháp luật, các quy định chung của pháp luật được cá biệt hóa, cụ
thể hóa đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể.
Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động địi hỏi tính sáng tạo, cụ thể: Trong
quá trình áp dụng pháp luật, các chủ thể áp dụng ngoài việc phải nắm rõ về nội
dung quy định của pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thì nhất thiết phải hiểu
bản chất, tình tiết sự việc cần áp dụng pháp luật. Từ đó, xác định quy định để áp
dụng hoặc vận dụng quy định của pháp luật để áp dụng một cách phù hợp nhất.
Do trong thực tế xã hội tồn tại rất nhiều quan hệ pháp luật khác nhau và trong

14


một quan hệ pháp luật cũng có nhiều tình tiết khơng như nhau vì vậy đối với các
quan hệ pháp luật chưa có quy định điều chỉnh hoặc chưa rõ ràng hoặc một quan
hệ có nhiều quy định điều chỉnh thì chủ thể áp dụng pháp luật cần phải vận dụng
sáng tạo pháp luật, các vụ việc tương tư để giải quyết phù hợp. [20], [22]
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy, áp dụng pháp luật là một hoạt
động mang tính thực tiễn, cụ thể và sinh động do các cơ quan nhà nước, nhân
viên nhà nước được giao quyền tiến hành theo một thủ tục nhất định do pháp
luật quy định. Nó là hình thức thực hiện pháp luật, là thủ tục bắt buộc để các cơ
quan nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi có hành vi vi phạm pháp
luật và tội phạm; khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa
vụ pháp lý giữa các chủ thể hoặc khi Nhà nước cần phải can thiệp, cần phải
tham gia để bảo đảm việc thực thi trên thực tế các quyền của chủ thể trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật.

Áp dụng pháp luật có một vai trị rất to lớn và rất quan trọng trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng, trật tự trị an xã hội... Do đó,
việc tạo lập một cơ chế, một quy trình với các thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, nhanh
chóng và chính xác để áp dụng pháp luật có ý nghĩa rất lớn đến việc thực thi các
quyền tự do, dân chủ của công dân và giữ gìn pháp chế, kỷ cương của đất nước.
Điều đó cũng là biểu hiện sinh động của tính hiệu quả, hiệu lực trong công tác
quản lý nhà nước của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của của dân,
do dân, vì dân mà chúng ta đã và đang xây dựng.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính
1.1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính
Bản chất của hoạt động xử lý vi phạm hành chính là áp dụng một số loại
biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định. Cưỡng chế hành chính
được xác định là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm
quyền quyết định áp dụng theo thủ tục hành chính đối với cá nhân có hành vi vi

15


phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân nhất định với mục đích ngăn
chặn, phịng ngừa hoặc thực hiện cơng vụ vì lí do an ninh, quốc phịng và vì lợi
ích quốc gia. Nhìn chung, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính khác đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành chính, có thể hiểu
chung là việc áp dụng các biện pháp, chế tài mang tính cưỡng chế hành chính
của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.
Khi đề cập đến pháp luật xử phạt vi phạm hành chính thì một trong những
vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là cơ sở của việc xử phạt hành chính. Cơ sở
của việc xử phạt vi phạm hành chính là có hành vi vi phạm hành chính được
pháp luật quy định. Việc nghiên cứu về khái niệm hành vi vi phạm hành chính
vừa có ý nghĩa lý luận quan trọng vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, bởi lẽ, chỉ

khi định nghĩa được đúng về hành vi vi phạm hành chính mới có thể xác định
được các vi phạm hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Xác
định được đúng hành vi vi phạm hành chính, tức là xác định đúng cơ sở xử phạt,
thì việc thực hiện xử phạt hành chính mới bảo đảm chính xác, bảo đảm được
quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, phát huy được
hiệu quả và mục đích của việc xử phạt hành chính là nhằm lập lại trật tự quản lý
nhà nước bị xâm hại, góp phần giáo dục, người vi phạm và răn đe, phòng ngừa
vi phạm trong tương lai, tránh được sự tuỳ tiện trong xử phạt hành chính. [19,
tr.95]
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. [12, tr.94]
Các dấu hiệu của vi phạm hành chính bao gồm: (i) Tính trái pháp luật của
hành vi được hiểu là hành động thực hiện ngược lại với quy định của pháp luật,
hành động bị pháp luật cấm thực hiện hoặc khơng thực hiện hành động mà pháp
luật hành chính buộc phải thực hiện. (ii) Vi phạm hành chính phải là hành vi có
lỗi. Lỗi là trạng thái tâm lý, thái độ của người vi phạm đối với hành vi, hậu quả

16


của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi. Những người bình thường đạt tới
độ tuổi nhất định đều có khả năng điều khiển, nhận thức được tính chất nguy hại
cho xã hội của hành vi của mình. Khơng có lỗi thì khơng coi là vi phạm hành
chính. (iii) Vi phạm hành chính là hành vi bị xử phạt hành chính. Nhà làm luật
quy định những hành vi nào là vi phạm hành chính và định ra biện pháp, mức
phạt đối với hành vi đó. Một hành vi khơng bị xử phạt hành chính thì khơng
phải là vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực

hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính. [12, tr.94]
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính
thơng thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
hành chính, bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất),
hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất khi khơng áp dụng
là hình phạt chính) và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính gây
ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại.
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm,
bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng;
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Những
biện pháp hành chính này có tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình
thức xử phạt hành chính thơng thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá
nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng.
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo
dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc

17


×