Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển làng nghề truyền thống tại huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN XUÂN LAI

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TẠI HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN XUÂN LAI

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TẠI HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HĨA
Chun ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 8.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN HOÀI NAM

NGHỆ AN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Phát triển làng nghề truyền thống
tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Những số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các kết quả nghiên
cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.
Nghệ An, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Xuân Lai


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
MỤC LỤC …………………………………………………………………...…ii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG .............................................................................. vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 7
6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ........................................... 9


1.1. Một số vấn đề về làng nghề truyền thống ...................................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm và tác động của làng nghề truyền thống ................................ 13
1.2. Những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề truyền thống ………………20
1.2.1. Phát triển làng nghề truyền thống ……………………………………..20
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển làng nghề truyền thống…………...............21
1.2.3. Các tiêu chí cơng nhận làng nghề truyền thống……………………….24
1.2.4. Các tiêu chí để đánh giá về phát triển làng nghề truyền thống ……….24
1.3. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền
thống……………………………………………................................................27
1.3.1. Nội dung phát triển làng nghề truyền thống ………………………….27
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống……29
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển làng nghề ở một số địa phương và bài
học rút ra cho huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ............................................... 32


iii
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương ................... 32
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ........... 34
Kết luận chương 1 ............................................................................................ 36
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG TẠI HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA ............................ 37

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của
làng nghề truyền thống tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ....................... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 37
2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................ 40
2.2. Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống tại huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.............................................................................. 45
2.2.1. Số lượng và quy mô làng nghề truyền thống ..................................... 45

2.2.2. Phát triển lao động và chất lượng lao động ....................................... 49
2.2.3. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh .............................. 49
2.3. Đánh giá phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh
Thanh Hóa ........................................................................................................ 61
2.3.1. Thành tựu ............................................................................................ 61
2.3.2. Hạn chế .............................................................................................. 65
2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 66
Kết luận chương 2 ............................................................................................ 77
Chương 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN THIỆU HÓA
TỈNH THANH HÓA .......................................................................................... 79

3.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển làng nghề trên địa bàn
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................................................... 79
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 79
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 79
3.1.3. Nhiệm vụ ............................................................................................ 80


iv
3.2. Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tại huyện Thiệu Hóa,
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 82
3.2.1. Nâng cao năng lực nội sinh của làng nghề truyền thống ................... 82
3.2.2. Tăng cường kết cấu hạ tầng cho làng nghề truyền thống .................. 96
3.2.3. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý đối với làng nghề
truyền thống ....................................................................................... 98
3.2.4. Mở rộng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh để phát triển
làng nghề truyền thống ..................................................................... 104
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 109

1. Kết luận ...................................................................................................... 109
2. Kiến nghị .................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO.................................................... 112


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

CTCP

:

Công ty cổ phần

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

HTX

:


Hợp tác xã

KHCN

:

Khoa học công nghệ

LNTT

:

Làng nghề truyền thống

NTM

:

Nông thôn mới

QLNN

:

Quản lý Nhà nước

TNHH

:


Trách nhiệm hữu hạn


vi
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Trang
Hình:
Hình 2.1. Tỷ lệ các nhóm đất huyện Thiệu Hóa năm 2017 .............................. 39
Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2017 ................................................ 43
Bảng:
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất của huyện Thiệu Hóa ................................. 39
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Thiệu Hóa ........................ 41
Bảng 2.3. Diện tích các loại cây trồng hàng năm của huyện Thiệu Hóa
giai đoạn 2013 - 2017 ....................................................................... 44
Bảng 2.4. Thực trạng nghề, làng nghề truyền thống tại huyện Thiệu Hóa,
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................. 46
Bảng 2.5. Số lượng lao động của 3 làng nghề truyền thống ở huyện Thiệu Hóa .... 49
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất của làng nghề truyền thống tại huyện Thiệu Hóa,
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................. 50
Bảng 2.7. Kết quả sản xuất và thu nhập Làng nghề dâu tằm tơ xã Thiệu Đô,
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................................... 53
Bảng 2.8. Chi phí sản xuất và thu nhập từ nghề dâu tằm tơ ............................. 53
Bảng 2.9. Kết quả sản xuất và thu nhập Làng nghề bánh đa Đắc Châu xã
Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa .............................. 56
Bảng 2.10. Chi phí sản xuất và thu nhập từ nghề bánh đa Đắc Châu ................. 57
Bảng 2.11. Kết quả sản xuất và thu nhập làng nghề đúc đồng ........................... 60
Bảng 2.12. Chi phí sản xuất và thu nhập từ nghề đúc đồng ............................... 61
Bảng 2.13. Giá trị sản xuất và tốc đô tăng trưởng của 03 làng nghề truyền
thống tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................... 62
Bảng 2.14. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 03 làng nghề tại huyện Thiệu Hóa,

tỉnh Thanh Hóa ................................................................................. 63
Bảng 2.15. Lãi suất và thời hạn vay vốn ở các tổ chức tín dụng ........................ 68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó duy
trì và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống là một trong những
chủ trương rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Các ngành nghề, làng
nghề truyền thống giải quyết công ăn, việc làm tại chỗ, thực hiện ly nông, bất
ly hương, tăng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và
xây dựng nông thôn mới. Sản phẩm của các nghề tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề truyền thống rất đa dạng và phong phú mang những sắc thái riêng, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và thưởng thức của đời sống xã hội cũng như lưu giữ
bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi làng quê.
Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa là một huyện thuần nơng nghiệp,
cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 15 km, có vị trí địa lý thuận lợi. Những
năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hết sức quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ để phát triển các ngành nghề
truyền thống và du nhập các nghề mới vào địa phương. Một số nghề tiểu thủ
công nghiệp và làng nghề truyền thống được duy trì và phát triển như: bánh đa
vừng, bánh đa nem; tơ tằm; đồ đồng mỹ nghệ; đồ nhôm dân dụng; may công
nghiệp; đan lát mây giang xiên; làm mi mắt giả…. Một số làng nghề truyền
thống được hình thành và phát triển từ rất lâu đời như: nghề trồng dâu nuôi
tằm, ươm tơ dệt nhiễu; nghề bánh đa; nghề đúc đồng mỹ nghệ… Các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống đã giải quyết việc làm tại
chỗ, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần giảm nghèo và làm giầu chính đáng,
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Tuy nhiên, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền

thống tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa phát triển chưa mạnh so với tiềm
năng, lợi thế của huyện. Các cấp, các ngành trong huyện chưa thực sự quan tâm


2
lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tư thích đáng để phát triển. Các ngành nghề, làng
nghề đang trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, mang mún, tự phát, hiệu quả thấp.
Công tác quản lý tổ chức, xây dựng nhà xưởng, mua trang thiết bị, áp dụng
công nghệ chưa được đầu tư đổi mới. Trình độ tay nghề của người lao động
còn thấp chưa được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng. Năng suất lao động thấp, chi
phí lao động thủ công cao. Chất lượng của sản phẩm, mẫu mã chưa phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó
khăn, hạn hẹp. Thu nhập của lao động trong các làng nghề còn thấp so với các
ngành nghề khác, vì thế nên chưa thu hút được nhiều lao động tham gia.
Để góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nơng dân, nơng
thơn và chương trình xây dựng nơng thôn mới. Đồng thời để đánh giá đúng
thực trạng những kết quả đã đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, trên cơ sở
đó đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để duy trì và phát triển
các nghề tiểu thủ công nghiệp và nhất là làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Thiệu Hóa. Vì thế tôi đã chọn đề tài: “Phát triển làng nghề truyền
thống tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ kinh tế,
chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống từ trước đến
nay đã có rất nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Nhất là từ những năm 2000 trở lại đây đã có nhiều tác giả đã có những đề tài
nghiên cứu hay những bài viết về vấn đề này, trong đó phải kể đến một số đề
tài sau:
Ong Quốc Cường, (2010) trong luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giải

pháp phát triển làng nghề ở Bạc Liêu”[07] đã phân tích thực trạng hoạt động
của các làng nghề ở Bạc Liêu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động nhằm đưa ra giải pháp phát triển làng nghề. Đề tài này đã tập trung


3
phân tích thực trạng hoạt động của các làng nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động, hiệu quả, sự phát triển của các làng nghề, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm thúc

phát triển làng nghề và tăng hiệu quả hoạt động của làng

nghề. Tuy nhiên, tác giả chưa tập trung đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả về
giải quyết việc làm tại chỗ, chưa đánh giá tác động về mặt xã hội và ảnh
hưởng đến môi trường du lịch …..ở địa phương.
Nguyễn Thanh Nhân, (2011) trong luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giải
pháp phát triển nghề mộc Chợ Thủ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” [18]. Đề
tài này tác giả tập trung phân tích thực trạng hoạt động của làng nghề, đánh
giá phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các làng nghề, từ đó
đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển và thúc đẩy hiệu quả hoạt
động làng nghề mộc Chợ Thủ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tác giả tập
trung đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của làng nghề và hiệu
quả sử dụng nguồn vốn. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến vấn đề ảnh hưởng
của làng nghề đến môi trường như thế nào? đây là vấn đề rất quan trọng bởi
các làng nghề hiện nay ảnh hưởng đến môi trường là rất lớn.
Nguyễn Phúc Thọ, Lê Xuân Tâm (2012) Một số vấn đề về môi trường ở
các làng nghề Bắc Ninh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển Số 180, tháng 6 năm
2012, trang 33-37 [24]. Tác giả của bài viết đã nêu ra là việc khôi phục và
phát triển làng nghề sẽ góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta. Tỉnh Bắc Ninh có 64 làng nghề, các làng nghề đã

góp phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đã giải
quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn tại chỗ,
nâng cao mức sống và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Với chính sách phát
triển kinh tế nhiều thành phần, những năm gần đây các nghề và làng nghề
truyền thống của tỉnh được khôi phục và phát triển tốt hơn. Bên cạnh những
kết quả đạt được của các làng nghề mang lại, thì cũng có những vấn đề hạn
chế, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến môi trường xã hội. Vấn đề ô nhiễm môi


4
trường trong các làng nghề ngày càng gay gắt, phức tạp gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Thậm trí có nơi tác động xấu đã
tới mức nguy hiểm, vì vậy cần phải có những giải pháp kịp thời để giúp cho
các làng nghề phát triển bền vững.
Trịnh Kim Liên (2013) trong cơng trình luận án tiến sỹ bảo vệ tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân về Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất
khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 [17]. Tác giả đã phân tích các yếu tố
nội hàm của làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
và sự phát triển bền vững của làng nghề trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
Trong đó, tác giả đánh giá sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển các giá trị văn
hóa truyền thống và phát triển kinh tế. Đánh giá sự tác động của các nhân tố
cơ bản đã tác động trực tiếp đến sự phát làng nghề sản xuất các mặt hàng
xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội đó là: nguồn nguyên vật liệu, nguồn
vốn, thị trường tiêu thụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơ chế chính sách. Phát
triển hệ thống tiêu chí để đánh giá sự phát triển của các làng nghề, theo quan
điểm phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế theo 03
nhóm: Nhóm tiêu chí về kinh tế bao gồm: sự thay đổi về tổ chức sản xuất, quy
mô sản xuất, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạ tầng kỹ
thuật - công nghệ. Nhóm tiêu chí về xã hội bao gồm: đánh giá về việc công
tác đào tạo lao động tại các làng nghề, về việc thu hút việc làm và mức thu

nhập của người lao động trong làng nghề. Nhóm tiêu chí về mơi trường bao
gồm: đánh giá các chính sách quản lý về môi trường đánh, giá về nhận thức
của người dân bảo vệ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Tác giả cũng đưa
ra những điểm mới đóng góp cho nghiên cứu về phát triển làng nghề đó là:
Thứ nhất, khẳng định vị trí, vai trị của các làng nghề sản xuất các mặt hàng
xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ Hà Nội làng nghề
đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn và giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc. Thứ


5
hai, đã phân tích đánh giá và làm rõ những hạn chế yếu kém trong phát triển
làng nghề sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của Thủ đô Hà Nội thời gian qua:
về mặt kinh tế, quy mô sản xuất của các làng nghề còn nhỏ lẻ, manh mún,
nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo, kết cấu hạ tầng xuống cấp, trình độ thẩm
mỹ chưa cao, chất lượng sản phẩm cịn thấp, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn,
hạn hẹp…; về mặt xã hội, khoảng cách thu nhập chênh lệch gia tăng, các giá
trị văn hóa làng nghề chưa được chú trọng giữ gìn, bảo tồn…; về mặt mơi
trường, tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động ở các làng nghề... Thứ
ba, tác giả đã đề xuất hệ thống 12 nhóm giải pháp và được phân theo 4 nhóm
giải pháp cơ bản bao gồm: 8 nhóm giải pháp cụ thể về kinh tế; 2 nhóm giải
pháp cụ thể về xã hội; nhóm giải pháp về mơi trường; nhóm giải pháp khác,
trong đó trọng tâm là phát triển các làng nghề gắn với phát triển du lịch, đồng
thời bảo đảm môi trường sinh thái. Thứ tư, tác giả đã kiến nghị 8 vấn đề đối
với các cơ quan chức năng và đối với Chính phủ, nhằm tạo điều kiện để các
làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu của Hà Nội phát triển, trong đó, kiến nghị
vấn đề qui hoạch mạng lưới làng nghề là rất quan trọng.
Qua các cơng trình nghiên cứu tác giả trên đã đề cập đến các nghề tiểu
thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống. Nghiên cứu đánh giá, phân tích
thực trạng phát triển các làng nghề và phát triển làng nghề truyền thống; phân

tích đánh giá những mặt ưu điểm, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế; đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề và làng nghề truyền
thống; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển làng
nghề và phát triển làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, đến nay chưa có tác giả
nào, cơng trình nào tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ phát triển theo nghĩa kinh
tế học đối với làng nghề và làng nghề truyền thống, tức là nghiên cứu sự phát
triển về quy mô, cơ cấu, tốc độ và chất lượng. Đặc biệt trên phạm vi địa bàn
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng chưa có tác giả nào, cơng trình nghiên
cứu nào về nội dung phát triển làng nghề truyền thống. Vì vậy, việc tác giả


6
nghiên cứu luận văn “Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm lấp đầy khoảng trống cần nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống, đưa
ra những giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tại huyện Thiệu Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phát triển làng nghề truyền
thống.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống tại
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống tại
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh
Thanh Hóa.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
4.2.2. Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2013 - 2018.
4.2.3. Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung phân tích phát triển làng nghề
truyền thống trên 3 phương diện: Phát triển quy mô, số lượng; Phát triển số
lượng và chất lượng lao động; Phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh.


7
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung phân tích
Nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển làng nghề
- Nhân tố điều kiện tự nhiên,
văn hóa xã hội;
- Nhân tố kinh tế của bản thân
làng nghề;
- Nhân tố cơ chế chính sách và
tổ chức quản lý.

Nội dung phát
triển làng nghề
- Quy mô, số lượng
làng nghề;
- Số lượng LĐ và chất
lượng LĐ;
- Hình thức tổ chức
SXKD;


Tiêu chí
nghiên cứu
- Các chỉ tiêu
phản ánh kết quả
đầu ra;
- Các tiêu chí
phản ánh nguồn
lực đầu vào.

Giải pháp tăng cường phát triển làng nghề
- Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề: Đó là những nhân tố
phản ánh yếu tố đầu vào cho sự phát triển làng nghề truyền thống.
- Nội dung phát triển làng nghề: Quy mô số lượng làng nghề; Số
lượng lao động và chất lượng lao động; Hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh. Đó là nội dung phản ánh kết quả đầu ra của sự phát triển làng nghề.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp
nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
kinh tế - xã hội.
5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp
từ các nguồn sau: sách, báo, các cơng trình nghiên cứu của các chun gia, các
báo cáo khoa học có liên quan tới phát triển làng nghề ở Việt Nam. Các báo
cáo kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thiệu Hóa


8

nhiệm kỳ 2015 - 2020; báo cáo của Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Chi Cục Thống
kê; Phòng Lao động - Thương binh và xã hội; các báo cáo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của các xã; các báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Thiệu Hóa
và của tỉnh Thanh Hóa.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Tác giả thu thập số liệu sơ cấp qua điều tra,
khảo sát, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề và cán bộ quản lý
làng nghề truyền thống tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
5.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Sau khi thu thập được các số liệu, tiến hành tổng hợp theo ngành nghề,
lĩnh vực hàng năm, trên cơ sở đó so sánh số liệu năm trước với năm sau, nghề
này với nghề khác, nhằm đánh giá sự phát triển của làng nghề truyền thống
trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luâ ̣n và kinh nghiệm thực tiễn về phát
triển làng nghề truyền thống;
Chương 2: Thực tra ̣ng phát triển làng nghề truyền thống tại huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa;
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển
làng nghề truyền thống tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.


9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.1.


Một số vấn đề về làng nghề truyền thống

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Làng nghề truyền thống
Từ xa xưa con người muốn tồn tại sinh sống và phát triển, cần phải lao
động sản xuất tạo ra của cải vật chất, nuôi sống bản thân mình. Mặt khác để
có đủ sức chống chọi với thiên nhiên khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại
với nhau thành từng cụm dân cư đông đúc, dần dần hình thành nên làng, xã và
đặc thù là sản xuất nông nghiệp. Cũng do nhu cầu cuộc sống cư dân trong
từng làng, xã đã sáng tạo sản xuất các mặt hàng thủ công, đan lát, khâu vá….
lâu dần các nghề này lan truyền phát triển ra cả làng, xã và đã tạo nên những
làng nghề và các cư dân truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành
làng nghề truyền thống. Đề tài làng nghề truyền thống là đề tài rất đa dạng và
phong phú, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về đề tài làng nghề truyền thống.
Trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” của Tiến sĩ Phạm
Côn Sơn làng nghề được hiểu như sau: “ Làng nghề là nơi quần cư đơng
người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập qn riêng, là một đơn vị hành
chính từ xa xưa. Làng nghề là những người cùng nghề sống hợp quần để
phát triển công ăn việc làm ăn sinh sống, cũng không phải là làng sản xuất
chuyên nghề. Làng nghề là sự vừa hợp tác làm ăn tập thể, vừa phát triển
kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và các cá biệt của địa phương,
là cơ sở vững chắc của các làng nghề” [23].
Trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tiến sĩ Dương Bá Phượng đã xét
theo góc độ kinh tế cho rằng: “Làng nghề ở nơng thơn là làng có một hoặc


10
một số nghề làm bằng cách thủ cơng, nó tách hẳn ra khỏi nghề tiểu thủ công
nghiệp và hoạt động kinh doanh độc lập [20].

Các làng nghề thường có thu nhập chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị
toàn làng. Theo cách phân loại làng nghề về thời gian gồm có: Làng nghề
truyền thống và làng nghề mới. Đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu định nghĩa của làng
nghề truyền thống vì có nhiều ý nghĩa trong phát triển kinh tế du lịch [05].
Khái niệm về làng nghề truyền thống hiện nay vẫn chưa có một sự
thống nhất, nhưng có thể hiểu làng nghề truyền thống là một làng nghề cổ
truyền làm nghề thủ công truyền thống lâu đời. Giáo sư Trần Quốc Vượng thì
cho rằng làng nghề là: “ Là làng nghề ấy, có trồng trọt và chăn ni (gà,
lợn,trâu,…) theo lối thủ công và làm một số nghề phụ khác như: đan lát, thêu
dệt…., nhưng đã nổi trội một nghề truyền thống, tinh xảo dưới bàn tay của
một tầng lớp người thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chun nghiệp, có
ơng trưởng, ơng phó làng nghề và có cả cùng một số thợ lớn và phó nhỏ đã
chuyên tâm làm nghề theo một quy trình cơng nghệ nhất định như: “sinh ư
nghệ, tử ư nghệ” và “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, người thợ sống chủ yếu
bằng nghề đó và đã sản xuất ra những mặt hàng thủ cơng và những mặt hàng
này dần đã có tính thẩm mỹ và đã trở thành sản phẩm hàng hóa, có mối quan
hệ tiếp thị với thị trường tiêu thụ là vùng rộng lớn với thị trường thủ đô, đô thị
và mở rộng ra cả trong nước, tiến tới có thể xuất khẩu ra quốc tế” [ 40].
Do vậy, làng nghề truyền thống có nghề truyền thống lâu năm và làng
nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ở làng không nhất thiết người dân
đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ cơng có thể làm kết hợp cả nghề
nơng để đảm bảo cuộc sống. Song, các làng nghề truyền thống không phải là
làng nghề nào người ta cũng xem là làng nghề truyền thống được, mà làng
nghề truyền thống phải đạt được các tiêu chí của làng nghề đồng thời phải có
ít nhất một nghề cụ thể mang tính truyền thống đã được cơng nhận thì làng
nghề đó được coi làng nghề truyền thống. Nhưng làng nghề được công nhận


11
là làng nghề truyền thống không tuyệt đối là tất cả mọi người dân trong làng

nghề đều phải sản xuất thủ công, người nông dân vừa làm thợ thủ công cũng
có thể là làm nghề nơng nghiệp để sinh sống.
1.1.1.2. Làng nghề mới
Làng nghề mới là do sự phát triển kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của con
người đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho người lao động đây cũng là điều
kiện thúc đẩy sự hình thành ra đời làng nghề mới. Các làng nghề mới thường
nằm ở nơi có đất chật, người đơng, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên chất
đất, khí hậu gặp khó khăn cho phát triển kinh tế nơng nghiệp và người nông
dân không được đảm bảo thu nhập. Các làng nghề gần thị trấn, thị tứ, đô thị,
thành phố, khu quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng khu đơ thị, nhà máy, xí
nghiệp, đường giao thơng và các cơng trình khác nơng dân có thể bị mất đất
sản xuất để xây dựng. Nếu như vậy các cấp các ngành cần phải tạo ra công ăn
việc làm mới cho những người lao động nông dân bị thất nghiệp do mất đất
để họ sản xuất có thu nhập để ổn định cuộc sống và xây dựng xã hội, đất
nước. Có thể nói nghề thủ cơng truyền thống là một trong những nghề được
lựa chọn để sản xuất phù hợp nhất vì nghề này cần phải sử dụng nhiều lao
động cho nhiều cơng đoạn. Vì vậy cần tổ chức thời gian để đào tạo cho lao
động để biết làm nghề trong thời gian ngắn và thích hợp với mọi lứa tuổi lao
động, mọi đối tượng. Bên cạnh đó, nghề nơng nghiệp là sau khi trồng trọt,
chăm bón đặc điểm là cần một khoảng thời gian nhất định cho các loại cây
trồng hấp thụ để sinh trưởng, giai đoạn này là giai đoạn người lao động người
nơng dân nhàn rỗi chưa có việc làm. Trong thời gian này người lao động,
người nông dân cần có nghề thủ cơng để làm nhằm tăng thu nhập là rất phù
hợp.
Các con đường hình thành nghề mới [20]:
- Làng nghề có thể hình thành từ việc một số làng nghề truyền thống lan
toả dần dần tạo ra một số cụm nghề, làng nghề ở vùng lân cận có điều kiện hình


12

thành làng nghề truyền thống sẵn có ở làng bên cạnh.
- Làng nghề cũng có thể hình thành do có chủ trương, chính sách về
khuyến khích phát triển nhân cấy nghề mới, tạo công ăn việc làm cho lao
động lúc nông nhàn. Làng nghề này sẽ được các nghệ nhân, thợ thủ công lành
nghề ở các làng nghề truyền thống về dạy nghề, truyền nghề , cũng có thể do
các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp phối hợp dạy nghề, truyền nghề theo
hình thức cầm tay chỉ việc nên rất thuận lợi cho người lao động.
- Làng nghề truyền thống một số có thể bị mai một do cơ chế thị trường
đã chuyển sang làm các nghề mới thuận lợi hơn, từ đó tận dụng các điều kiện
sẵn có là có đội ngũ thợ thủ cơng trong làng có kỹ thuật tay nghề cao truyền
dạy cho lao động làm nghề từ đó hình thành làng nghề mới.
- Làng nghề có thể được hình thành từ một số gia đình hoặc từ một số
cá nhân có sự sáng tạo và những kỹ năng nhất định. Những người thợ thủ
cơng có sự sáng tạo đó góp phần vào thực hiện quy trình sản xuất và tạo ra
sản phẩm nghề từng bước được hồn thiện hơn.
- Những làng nghề mới được hình thành sản phẩm của làng nghề có
tiềm năng phát triển mạnh nên sản phẩm phù hợp thị hiếu nên đã có chỗ đứng
trên thị trường. Song, số lượng và chất lượng của sản phẩm làng nghề truyền
thống phải chịu tác động rất lớn vào các nghệ nhân có tay nghề kỹ thuật làm
ra và giá cả so với thị trường. Bên cạnh đó, các làng nghề mới được hình
thành thì các nghệ nhân có tay nghề cao và được dạy nghề, học nghề đào tạo
chưa nhiều và chưa bài bản, trong khi đó các các làng nghề truyền thống có
những bí quyết kỹ nghề được gia đình truyền lại từ đời trước sang đời sau
theo hình thức bí quyết khơng truyền hết ra bên ngồi. Vì vậy các sản phẩm
của các làng nghề mới tạo ra thì khơng thể đẹp giống như sản phẩm của các
làng nghề truyền thống gốc tạo ra từ đó dẫn đến các sản phẩm ở các làng nghề
mới thường khó tiêu thụ và giá cả bao giờ cũng thấp hơn trên thị trường.


13

1.1.2. Đặc điểm và tác động của làng nghề truyền thống đối với kinh
tế - xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm của làng nghề truyền thống
Do mối quan hệ làng, xã ở Việt Nam có từ lâu đời và có đặc điểm là
sản xuất nông nghiệp và sản xuất các nghề thủ cơng đã được chọn lọc, có điều
kiện thuận lợi để phát triển ở từng cá nhân người dân, từ đó phát triển rộng ra
quy mơ cả gia đình. Nghề thủ cơng ở các gia đình được lưu truyền và người
thợ thủ cơng có thể truyền bá cho các cá nhân khác dần dần nghề thủ công
được lan truyền và phát triển rộng ra trong cả làng, các làng ở gần nhau cũng
được truyền nghề và có điều kiện phát triển nghề. Do nghề thủ cơng đem lại
những lợi ích khác nhau nên mỗi làng nghề bắt đầu có sự phân hóa theo lợi
ích. Những nghề có thể đem lại nhiều lợi ích thì được phát triển, cịn những
nghề khơng đem lại lợi ích từ dần dần bị thu hẹp và dẫn đến mất nghề. Sự lựa
chọn của người lao động sẽ dần tạo nên những nghề, làng nghề duy nhất hoặc
chuyên sâu vào một nghề nào đó như: làng đồ đồng, làng bánh đa, làng ươm
tơ dệt nhiễu, làng gốm, làng chiếu cói, làng mộc dân dụng....
- Làng nghề truyền thống đi đôi với sản xuất nông nghiệp: Các nghề
thủ công truyền thống do nhu cầu tiêu dùng của con người, từng bước xuất
hiện được coi là nghề phụ, việc làm thêm trong các gia đình người nơng dân
dần dần phát triển ra diện rộng cả làng. Thường thì người nông dân sản xuất
nông nghiệp, do năng suất sản xuất ở lĩnh vực nơng nghiệp thấp thì sẽ khơng
đáp ứng nhu cầu đời sống cho người nơng dân. Vì thế, cần phải có việc thủ
cơng làm thêm để có thu nhập thêm cùng với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là
rất cần thiết. Mặt khác, vì là sản xuất nơng nghiệp chỉ trong một thời vụ nhất
định lao động đã có một số lượng dư thừa trong một thời gian nhất định cần
có nghề phụ. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm thủ công trên
thị trường từng địa phương rất cần để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho
tiêu dùng và cho sinh hoạt. Trong khi đó nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào



14
để phục vụ cho các nghề thủ công phát triển. Vì vậy, những điều kiện thuận
lợi đó tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất thủ công phát triển, ban đầu các
gia đình mang tính tự sản xuất, tự tiêu dùng phục vụ nhu cầu của gia đình, dần
dần phát triển theo mức độ quy mơ có nhiều gia đình cùng tham gia sản xuất
nhờ đó mà các làng nghề truyền thống được nhân rộng và phát triển.
- Làng nghề có truyền thống lâu đời: Làng nghề truyền thống của Việt
Nam có đặc điểm là làng nghề cổ truyền và mang tính nhỏ lẻ, tự sản xuất, tự
tiêu dùng trong gia đình. Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, khoảng năm 3000
thời Phùng Nguyên, trước công nguyên, người Việt cổ đã sáng chế và phát
minh ra rất nhiều các kỹ thuật chế tác một số công cụ phục vụ tiêu dùng như:
đồ gốm, đồ đá... từ năm 3000 đến năm 258 trước công nguyên, thời Đông Sơn
người Việt đã phát minh ra kỹ thuật luyện đồng thanh, đồng thau và đã đúc
được trống đồng Đông Sơn nổi tiếng đến nay, các sản phẩm đó đã chứng minh
cho các nghề truyền thống thời bấy giờ cũng đã phát triển. Tiếp theo đến thời
kỳ Bắc thuộc và thời kỳ Pháp thuộc các làng nghề truyền thống ngày càng
được hình thành đồng thời cũng gặp nhiều biến động. Đến sau ngày miền Nam
được giải phóng hồn tồn đất nước được thống nhất đến nay, các làng nghề
truyền thống ở nước ta lại phải chịu nhiều tác động về cơ chế chính sách, thị
trường, cơng nghệ, các làng nghề có những bước thăng trầm theo thời đại, làng
nghề có lúc phát triển rất mạnh mẽ về quy mô và sản lượng, các ngành nghề
được đa dạng hố các sản phẩm, cũng có thời gian làng nghề bị tác ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi các yếu tố bất lợi và bị mai một dần. Đến thập niên 80 và đầu
thập niên 90 đất nước ta bưóc vào thời kỳ đổi mới do cơ chế chính sách chưa
hợp lý và do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan lĩnh vực sản xuất làng
nghề thủ cơng nói chung và sản xuất ở các sản phẩm làng nghề truyền thống
nói riêng bị giảm sút nghiêm trọng, có một số làng nghề bị mai một dần và tan
rã mất nghề. Vào những năm gần đây với chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước các nghề và làng nghề truyền thống đang được quan tâm hỗ trợ khôi



15
phục, từng bước phát triển theo nhu cầu của xã hội.
- Làng nghề truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc: Các sản
phẩm của các làng nghề truyền thống có đặc điểm là hàng thủ cơng mỹ nghệ
gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền, địa phương.
Những người thợ thủ công cũng thổi hồn vào từng sản phẩm theo tay nghề
của riêng mình, tuy có nét tương đồng của các sản phẩm, đó cũng là nét đẹp
văn hóa thẩm mỹ đa dạng có điều kiện để giao lưu giữa các nghệ nhân và
giữa các vùng miền, địa phương. Với những nét riêng độc đáo đó được thử
thách qua nhu cầu thị hiếu của con người cũng như qua thời gian kiểm
chứng và qua trao đổi, giao lưu các sản phẩm được lựa chọn và được cơng
nhận từ đó sản phẩm có điều kiện để tồn tại, phát triển. Chính những sản
phẩm mang đậm nét thẩm mỹ, đặc sắc văn hóa dân tộc là điều kiện để cạnh
tranh và tồn tại lâu dài hơn trong thời đại kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta.
- Lao động thủ công trong các làng nghề là chủ yếu: Do công nghệ
trong các làng nghề truyền thống trước đây rất lạc hậu và rất thô sơ, đơn giản
do vậy các cơng đoạn sản xuất trong quy trình đều do các lao động thủ cơng
thực hiện. Bên cạnh đó những người thợ thủ công đảm nhận lấy mọi công
việc kể cả cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, tổ chức sản xuất và tự lo tiêu thụ
sản phẩm mình làm ra. Quá trình hoạt động tiến hành sản xuất mang tính độc
lập một mình, một gia đình hoặc cùng với những người trong gia đình, cũng
có thể cùng một số người ngồi gia đình tham gia sản xuất. Q trình này diễn
ra có thể do một người thợ thủ cơng có tài năng riêng biệt, khéo léo, độc đáo
và được kết hợp với trí óc nghệ thuật và sáng tạo thông qua bàn tay lao động
của người thợ hoặc được điều hành bằng máy móc cơ khí tồn bộ hoặc nửa cơ
khí nửa thủ cơng. Đến nay, rất nhiều làng nghề truyền thống người thợ thủ
công đã biết ứng dụng thiết bị, máy móc trong sản xuất nghề thủ cơng.
Nhưng, nét đặc trưng của sản xuất thủ công vẫn mang giá trị nghệ thuật của



16
những người làng nghề và do thị hiếu của người tiêu dùng vẫn chọn sản phẩm
sản xuất thủ cơng. Vì thế nghề thủ công truyền thống vẫn được tồn tại và phát
triển.
- Làng nghề truyền thống đi đôi với tên làng, xã: Từ khi xuất hiện mỗi
làng nghề truyền thống thường được mang tên với một tên của làng, xã đó và
nó được lưu truyền mãi mãi cho dù tên làng, xã có sự thay đổi thì tên làng
nghề truyền thống vẫn khơng thay đổi, đây chính là đặc điểm phân biệt rất rõ
nét đối với sản phẩm của mỗi làng nghề truyền thống. LNTT có những sản
phản khơng chỉ cần những bàn tay lao động khéo léo mà còn địi hỏi có sự
tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều thế hệ của những người thợ. Những kinh
nghiệm giá trị này trải qua tháng, năm đã trở thành giá trị và bí quyết nghề
nghiệp của người thợ và làng nghề. Từ giá trị của tên làng nghề gắn với tên
làng xã đã xây dựng được uy tín và thương hiệu khơng lẫn vào đâu của làng
nghề truyền thống và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.1.2.2. Tác động của làng nghề truyền thốngđối với kinh tế - xã hội
- Làng nghề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
dân, nông thôn: Các LNTT trong q trình phát triển đã có góp phần thúc đẩy
làm tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong ngành kinh tế và
làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, lao động chuyển dần từ lĩnh vực sản
xuất có thu nhập cịn rất thấp hơn sang ngành nghề có thu nhập cao hơn đó là
ngành phi nơng nghiệp. Bên cạnh ngành nơng nghiệp (trồng trọt và chăn ni)
thì ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ)
cũng rất phát triển. Từ đó các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và giá trị sản
xuất các làng nghề phát triển mạnh thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển
theo. Mặt khác ngành phi nông nghiệp không chỉ cung cấp các tư liệu sản
xuất phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp mà cịn làm thay đổi, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, lao động trong nội bộ của ngành nông nghiệp. Nguồn nguyên liệu

cho sản xuất nông nghiệp phải đa dạng hơn, nhiều hơn, chất lượng cũng phải


17
tốt hơn để đáp ứng sự phát triển các ngành nghề chế biến. Như vậy, việc hình
thành trong nơng nghiệp những bộ phận nông nghiệp sản xuất năng suất lao
động cao hơn, sản xuất chuyên canh hoá, nhiều sản phẩm hàng hố được tạo
ra. Với những lợi ích, thì người nơng dân sẽ tính tốn trước u cầu tăng lên
của sản xuất thì sẽ hướng vào lĩnh vực nào mà thấy là có lợi nhất để đầu tư
sản xuất. Như vậy, phát triển làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nơng thơn và người nơng dân
cũng có việc làm và có nhu nhập cao hơn.
- Làng nghề truyền thống giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao
động nông thôn: Do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của các làng nghề
truyền thống ngày càng tăng. Vì thế, các làng nghề truyền thống phải thu hút
nhiều lao động vào làm việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
thị trường. Mặt khác, do các địa phương phát triển kết cấu hạ tầng: giao
thông, thủy lợi, khu công nghiệp, khu đơ thị, cơng trình văn hóa, cấp quyền
sử dụng đất ở để lấy tiền đầu tư xây dựng nơng thơn mới… nên diện tích đất
nơng nghiệp của các lao động nơng thơn bị thu hẹp. Từ đó, lao động ở nơng
thơn thiếu việc làm và thất nghiệp, thì bản thân lao động phải tìm kiếm việc
làm trong đó có cả tìm việc làm trong các làng nghề truyền thống. Chính vì
những lẽ đó mà bản thân các làng nghề sẽ giải quyết được việc làm tăng nhu
nhập cho lao động nơng thơn, có nhiều làng nghề truyền thống đã mang lại
ngày công lao động cho lao động nông thôn ổn định và khá cao như nghề
đúc đồng mỹ nghệ, nghề bánh đa... Qua kết quả điều tra, khảo sát trong quá
trình nghiên cứu cho thấy các cơ sở ở làng nghề đã tạo công ăn, việc làm
thường xuyên cho 5 đến 10 lao động và 5 - 10 lao động thời vụ. Đặc biệt,
làng nghề đúc đồng mỗi cơ sở tạo công ăn, việc làm cho 10 - 15 lao động
thường xuyên và 10 - 15 lao động thời vụ. Đây là sự đóng góp rất quan trọng

trong việc giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn của các
làng nghề truyền thống.


×