Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Dấu ấn truyện dân gian và truyện truyền kì trung đại trong truyện ngắn việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THẢO NHI

DẤU ẤN TRUYỆN DÂN GIAN
VÀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THẢO NHI

DẤU ẤN TRUYỆN DÂN GIAN
VÀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
T.S Nguyễn Thị Thanh Trâm


NGHỆ AN – 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1 ........................................................................................................................8
TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN DÂN GIAN, TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI
VÀ SỰ KẾ THỪA VĂN HỌC TRUYỀN THỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ............................................................................................8
1.1. Truyện dân gian ....................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm truyện dân gian ............................................................................8
1.1.2. Đặc điểm truyện dân gian .............................................................................9
1.2. Truyện truyền kì trung đại ..................................................................................21
1.2.1. Khái niệm truyện truyền kì trung đại ..........................................................21
1.2.2. Đặc điểm truyện truyền kì trung đại ...........................................................21
1.3. Sự kế thừa văn học truyền thống trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.........27
1.3.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội, văn học của truyện ngắn Việt Nam đương đại...27
1.3.2. Đặc điểm của sự kế thừa văn học truyền thống trong truyện ngắn Việt Nam
đương đại ...............................................................................................................31
Chƣơng 2 ......................................................................................................................36
DẤU ẤN TRUYỆN DÂN GIAN VÀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
NỘI DUNG ...................................................................................................................36
2.1. Cảm hứng nghệ thuật..........................................................................................36
2.1.1. Cảm hứng thế sự ..........................................................................................36
2.1.2. Cảm hứng châm biếm, trào lộng .................................................................43
2.2. Hình tượng nhân vật ...........................................................................................49
2.2.1. Hình tượng nhân vật lịch sử ........................................................................49
2.2.2. Hình tượng nhân vật siêu nhiên ..................................................................52
2.2.3. Hình tượng nhân vật nghịch dị ....................................................................59

2.3. Hình tượng khơng gian, thời gian.......................................................................59
2.3.1. Khơng gian kì ảo .........................................................................................61
2.3.2. Thời gian kì ảo .............................................................................................64
2.3.3. Sự kết hợp giữa khơng - thời gian kì ảo và đời thực ...................................67


Chƣơng 3 ......................................................................................................................70
DẤU ẤN TRUYỆN DÂN GIAN VÀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
NGHỆ THUẬT .............................................................................................................70
3.1. Kết cấu/Cốt truyện ..............................................................................................70
3.1.1. Cốt truyện huyền thoại và phương thức “giải huyền thoại”.......................70
3.1.2. Cốt truyện “nhại cổ tích” ............................................................................76
3.2. Motif ...................................................................................................................83
3.2.1. Motif “hóa thân” .........................................................................................83
3.2.2. Motif trừng phạt ..........................................................................................86
3.2.3. Motif “giấc mơ, điềm báo” .........................................................................90
3.3. Yếu tố kì ảo.........................................................................................................93
3.3.1. Sử dụng yếu tố kì ảo của truyện dân gian ...................................................93
3.3.2. Sử dụng yếu tố “kì” của truyện truyền kì trung đại ....................................96
3.4. Ngơn ngữ, nghệ thuật kể chuyện ........................................................................99
3.4.1. Sử dụng ngôn ngữ đời sống dân gian ..........................................................99
3.4.2. Sử dụng ngôn ngữ vùng miền ....................................................................101
3.4.3. Phương thức “kể chuyện” của truyện dân gian và truyện truyền kì ........104
KẾT LUẬN ................................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................110


1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (1986), nền văn học Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc.
Trong sự chuyển biến mạnh mẽ của nền văn học, văn xuôi thời kì này đã có
những bứt phá ngoạn mục và đã đem đến cho văn học Việt Nam đương đại một
diện mạo mới mẻ. Vì thế, văn xi nói chung, truyện ngắn nói riêng cần được
tiếp tục khám phá, phân tích, nghiên cứu một cách toàn diện.
1.2. Sáng tác trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội nhiều chuyển biến, các thế
hệ nhà văn Việt Nam có điều kiện hơn để nhìn thẳng vào sự thật, để thể hiện
tài năng, phong cách nghệ thuật và ý thức cá nhân của mình. Từ sau năm 1986
đến nay, trên văn đàn Việt Nam đã xuất hiện một đội ngũ đông đảo các nhà
văn với nhiều cá tính sáng tạo. Họ đã tạo ra những truyện ngắn có sự đổi mới
rõ rệt trên phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Sự đổi mới
mạnh mẽ ấy vẫn chảy trong mạch ngầm của văn học truyền thống. Điều đặc
biệt là các nhà văn đương đại đã chủ động tìm về nguồn văn học dân gian, sử
dụng chất liệu văn học truyền thống để sáng tạo nên thi pháp truyện ngắn độc
đáo mà các nhà phê bình đã gọi là thi pháp huyền thoại, nhại huyền thoại hay
phương thức huyền thoại hóa. Vì thế, trong truyện ngắn đương đại Việt Nam,
chúng ta nhận thấy rõ những dấu ấn rất đậm của văn học dân gian và truyện
truyền kì trung đại: yếu tố kì ảo, màu sắc huyền thoại, motif liêu trai… Việc
nghiên cứu những dấu ấn này không những khẳng định sự kế thừa văn học
truyền thống trong truyện ngắn đương đại mà còn khám phá tài năng sáng tạo
nghệ thuật, sự thể nghiệm bút pháp mới lạ trong việc thể hiện những trăn trở của
con người hiện đại trên hành trình tìm kiếm chân lí, vẻ đẹp nhân bản trước đời
sống mới nhiều thách thức và xáo trộn.
1.3. Dấu ấn truyện dân gian và truyện truyền kì trung đại trong truyện
ngắn đương đại Việt Nam chính là kết quả của q trình tương tác đa dạng,
nhiều chiều giữa truyền thống và hiện đại, giữa yếu tố nội sinh và ngoại lai, giữa



2
kế thừa và sáng tạo. Đó là sự trở lại của những huyền thoại, cổ mẫu, motif kì ảo,
liêu trai trong văn hóa dân gian và trong văn học truyền thống. Đó là sự tác động
sâu sắc của văn học huyền thoại trên thế giới… Những truyện ngắn huyền thoại,
kì dị đó cịn thể hiện tài năng sáng tạo của các nhà văn Việt Nam thời kì Đổi
mới. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài dấu ấn truyện dân gian và truyện truyền kì
trung đại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại cịn nhận diện vai trị, vị trí của
văn học dân gian và truyện truyền kì trong việc hình thành bút pháp nghệ thuật
truyện ngắn đương đại, khẳng định màu sắc dân tộc, tính truyền thống bên cạnh
màu sắc hiện đại, tính cách tân mạnh mẽ của văn học đương đại Việt Nam trong
bối cảnh văn học đương đại thế giới.
Với những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài Dấu ấn truyện dân gian và
truyện truyền kì trung đại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại với mong
muốn khảo sát, nhận diện những dấu vết, sự chi phối của truyện dân gian và truyện
truyền kì đến truyện ngắn đương đại, khả năng vận dụng chất liệu, bút pháp văn
học truyền thống trong thi pháp truyện ngắn đương đại, từ đó, khẳng định tài năng
sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn Việt Nam giai đoạn sau năm 1986.
2. Lịch sử vấn đề
Tương xứng với những thành tựu nghệ thuật trong cuộc cách tân mạnh mẽ
của văn xuôi đương đại Việt Nam, trên diễn đàn phê bình và nghiên cứu văn
học, nhiều học giả đã có những cơng trình đánh giá, phân tích văn xi Việt
Nam đương đại trên nhiều bình diện: bối cảnh, xu hướng, cách tân, thành tựu về
nội dung tư tưởng và đổi mới trên phương diện nghệ thuật. Có thể kể ra rất
nhiều những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như: Bùi Việt Thắng (2000),
Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội; Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên, 2006), Văn học Việt
Nam sau 1975 Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
Trần Viết Thiện (2016), Tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Nxb
Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Đức Tồn (2016), Văn xuôi Việt
Nam đương đại hiện tượng và bút pháp, Nxb Văn học… Truyện ngắn, với tư

cách là một thể loại đi tiên phong trên con đường đổi mới, với dung lượng sáng


3
tác phong phú và đội ngũ nhà văn đông đảo cũng được nhiều học giả quan tâm
nghiên cứu. Rất nhiều cơng trình đánh giá cao thành tựu đổi mới tồn diện cả về
phương diện quan niệm văn học, nội dung và bút pháp của thể loại này. Trong
cuốn bài Quan niệm về thể tài truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau 1975
(Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy - Nxb
Giáo dục, Hà Nội 2006): Phùng Ngọc Kiếm khẳng định: “Như một biểu hiện
của quá trình ấy, truyện ngắn là một thể tài phát triển năng động, có nhiều thành
tựu” [56, tr.193]. Bùi Việt Thắng trong cuốn Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết
và thực tiễn thể loại cũng cho rằng thành tựu của truyện ngắn sau 1976 có sự
đóng góp khơng nhỏ của những nhà văn tiên phong, mở đường như Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp “Thành tựu truyện ngắn 1976 - 2000 trước hết
là nhờ vào phong trào, đội ngũ chung nhưng cũng cần cơng bằng nhận xét về vai
trị và sự đóng góp của những nhà văn có tài và phong cách, tiêu biểu như
Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp” [72, tr.181]… Tuy nhiên, trong giới
hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ xin tổng quan điểm luận những cơng trình liên
quan trực tiếp đến đề tài. Đó là những cuốn sách, bài viết, luận án, luận văn đề
cập ở mức độ nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, khái quát hay qua một sáng
tác cụ thể đến dấu ấn, sự chi phối của truyện dân gian và truyện truyền kì trung
đại đến truyện ngắn đương đại Việt Nam.
Bùi Thanh Truyền là một trong những tác giả có nhiều đóng góp trong
nghiên cứu về truyện ngắn đương đại trong mối quan hệ với truyện dân gian. Với
nhiều bài viết như Nhân vật ngụ ngôn - nét mới trong văn xi những năm gần đây
(Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 5, 2001), Những mơtip kì ảo trong văn xuôi sau
Đổi mới (Kỉ yếu Hội nghị khoa học Đại học Huế Lần thứ 1, 2002), Truyện kì ảo
Việt Nam trong đời sống văn học đương đại (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12,
2005)… Tác giả vừa chỉ ra nguyên nhân của sự trở lại của yếu tố kì ảo trong truyện

ngắn, vừa khẳng định tâm huyết của văn học thời hậu chiến: “…Sự trân trọng, gắn
bó, thêm vào đó là cái “gu” đối với truyện kì ảo là nhân tố quan trọng khiến họ
vượt qua những rào cản, e ngại ban đầu để tập hợp những bông hoa lạ này dành
tặng độc giả” [87]. Bùi Thanh Truyền cịn có nhiều bài viết về ảnh hưởng của văn


4
học dân gian trong văn xi nói chung và trong truyện ngắn đương đại nói riêng
như: Sự đổi mới của truyện có yếu tố kì ảo sau 1986 qua hệ thống ngơn từ, (Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 12, năm 2008); Yếu tố kì ảo trong văn xi đương đại Việt
Nam (Nxb. Văn học - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 2014)…
Trần Lê Bảo cũng cho rằng truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ngoài sự đổi
mới căn bản về nội dung, phản ánh kịp thời về những biến động dữ dội của đời
sống xã hội cũng như những chuyển biến sâu sắc trong đời sống của con người cịn
có sự cách tân mạnh mẽ về nghệ thuật thể hiện. Ông cũng đề cập đến sự trở lại của
chất liệu truyện truyền kì trong một hình thức mới của văn xuôi đương đại. Trong
bài viết “Liêu trai” hiện đại Việt Nam (Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy – Nxb. Giáo dục, Hà Nội 2006), tác giả nhấn mạnh
đến các nhân tố tiền đề tạo nên chất “liêu trai hiện đại” cho văn xuôi và truyện
ngắn sau 1975: “Hiện thực cuộc sống tươi rói, phức tạp và bề bộn… được chưng
cất, thăng hoa thành những hình tượng nhân vật kì lạ…” [32, tr.309].
Nguyễn Huy Thiệp với nhiều truyện ngắn đặc sắc được xem là người tiên
phong trong cuộc cách tân văn xuôi Việt Nam sau 1975 với phong cách nghệ thuật
độc đáo. Ơng cũng là người sử dụng tài tình và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian
tạo nên bút pháp lạ trong truyện ngắn của mình. Vì thế, sáng tác của nhà văn được
nhiều nhà phê bình quan tâm. Thái Hịa trong bài Có nghệ thuật Ba - Rốc trong
các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không? (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2001) đã có những đánh giá khá khách quan về
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp - một trong những hiện tượng gây chấn
động làng văn từ sau thời kì Đổi mới: “Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, cái
thực luôn đi kèm cái ảo, tạo ra sự đối lập: thực đến rợn người và ảo đến bang

hoàng kinh dị” [51, tr.96]. Trong bài Quan niệm nghệ thuật về con người trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học
- Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 4, 2019), Nguyễn Thị Kiều Hương
cũng thể hiện dấu ấn của yếu tố huyền thoại trong hình tượng con người nổi
loạn: “Tác giả vẫn giữ motif câu chuyện tình dang dở giữa chàng lái đị Trương


5
Chi với nàng Mỵ Nương kiều diễm nhưng lại đặc tả rất sâu hình ảnh một chàng
Trương được đời thường hóa đến tận cùng” [53, tr.109].
Hai tác giả Trần Thị Lý và Nguyễn Văn Thuấn cũng có bài viết: Giải
huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại Việt Nam (Tạp chí Khoa học và Giáo
dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, số 4, 2016). Trong bài viết này, hai tác giả
đã giúp người đọc nhận diện đầy đủ hơn về hình thức giải huyền thoại trong
truyện ngắn đương đại trên các khía cạnh nổi bật như trần thuật đa điểm nhìn,
cốt truyện mang tính chất phi tuyến tính hay yếu tố kì ảo gắn liền với diễn biến
tâm lí của con người… Đây chính là đánh giá cách tân nghệ thuật táo bạo trong
việc sáng tạo huyền thoại văn chương của văn xuôi đương đại. Trong chuyên
luận Tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đương đại, 2016, tác giả Trần
Viết Thiện đã cho thấy có “sự trở về của huyền thoại trong truyện ngắn đương
đại cuối thế kỉ XX, tất nhiên, với những tính chất mới, những giá trị mới” [74,
tr.115]. Tác giả Trần Viết Thiện cũng khẳng định rằng có “một ngã rẽ thú vị
trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986” (). Như vậy,
truyện dân gian, truyện truyền kì đã thực sự xâm lấn trở lại văn đàn Việt Nam
sau 1975 và nhất là sau 1986.
Nhiều luận văn, luận án cũng nghiên cứu về sự chi phối của yếu tố kì ảo,
thi pháp huyền thoại… trong sáng tác của một số nhà văn đương đại: Nguyễn Thị
Ngọc Anh (2008), Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Cao Thị Thu Hoài (2009),
Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập

truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm), Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm Thái Ngun; Hồng Thị Bích Thảo (2014), Thi pháp
huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Nhiệm (2014), Tiếp nhận văn hóa dân gian
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn Thạc sĩ, Thư viện Đại học
quốc gia Hà Nội…
Có thể thấy, đã có khá nhiều cơng trình liên quan đến dấu ấn truyện dân
gian và truyện truyền kì trung đại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, nhất là


6
nghiên cứu về huyền thoại, yếu tố kì ảo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một
cơng trình nghiên cứu toàn diện về dấu ấn của truyện dân gian và truyện truyền
kì trung đại trong truyện ngắn đương đại Việt Nam. Vì thế, trên cơ sở tham
khảo, kế thừa các thành tựu nghiên cứu liên quan của các tác giả đi trước, trong
đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu Dấu ấn truyện dân gian và truyện
truyền kì trung đại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại với mức độ khái
qt và tồn diện hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc khảo sát, phân tích những dấu ấn của truyện dân gian và
truyện truyền kì trung đại trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay trên các
phương diện như cảm hứng nghệ thuật, phương thức tư duy, hình tượng, thủ
pháp nghệ thuật…, luận văn nhằm đánh giá vai trò, sự chi phối của văn học
truyền thống đến văn học Việt Nam đương đại cũng như tài năng sáng tạo nghệ
thuật của các tác giả truyện ngắn đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Tổng quan về truyện dân gian, truyện truyền kì trung đại và sự kế
thừa văn học truyền thống trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.
3.2.2. Tìm hiểu và phân tích dấu ấn của truyện dân gian và truyện truyền kì

trung đại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại nhìn từ phương diện nội dung.
3.2.3. Tìm hiểu và phân tích dấu ấn của truyện dân gian và truyện truyền kì
trung đại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại nhìn từ phương diện nghệ thuật.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là dấu ấn truyện dân gian và truyện
truyền kì trung đại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại. Khái niệm “truyện
ngắn Việt Nam đương đại” được chúng tôi sử dụng nhằm chỉ các truyện ngắn
được sáng tác trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay.


7
4.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát những dấu ấn, sự chi phối của
truyện dân gian và truyện truyền kì trung đại trong truyện ngắn được sáng tác từ
1986 đến nay. Danh mục các truyện ngắn khảo sát được chúng tôi tập hợp trong
“Danh mục truyện ngắn khảo sát” ở phần Tài liệu tham khảo. Hệ thống truyện
ngắn Việt Nam đương đại hết sức phong phú, tuy nhiên chúng tôi chỉ tập trung
khảo sát những sáng tác mang dấu ấn truyện dân gian và truyện truyền kì trung
đại, nhằm nhận diện những đặc điểm chung của sự chi phối, sự tiếp biến truyện
dân gian và truyện truyền kì trung đại trong truyện ngắn đương đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp loại hình;
- Phương pháp thống kê - miêu tả;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về truyện dân gian, truyện truyền kì trung đại và sự
kế thừa văn học truyền thống trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.
Chương 2. Dấu ấn truyện dân gian và truyện truyền kì trung đại trong
truyện ngắn Việt Nam đương đại nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3. Dấu ấn truyện dân gian và truyện truyền kì trung đại trong
truyện ngắn Việt Nam đương đại nhìn từ phương diện nghệ thuật.


8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN DÂN GIAN, TRUYỆN TRUYỀN KÌ
TRUNG ĐẠI VÀ SỰ KẾ THỪA VĂN HỌC TRUYỀN THỐNG
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Truyện dân gian
1.1.1. Khái niệm truyện dân gian
Văn học dân gian xuất hiện ngay khi chưa có văn học viết. Nó là tồn bộ
nền văn học sơ khai của mỗi dân tộc. Khi văn học viết xuất hiện, văn học dân
gian trở thành một trong hai bộ phận của nền văn học dân tộc. Hai bộ phận đó
vừa song song tồn tại vừa tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Với nền văn học mỗi
dân tộc, văn học dân gian là dòng suối mát nơi chứa những truyền thống nghệ
thuật, truyền thống thẩm mĩ của dân tộc, thường đóng vai trị là ngọn nguồn ni
dưỡng văn học viết. Văn học dân gian, ở góc độ ngơn từ, thường được xem là
những tác phẩm văn học do tập thể nhân dân lao động sáng tác và được lưu
truyền bằng miệng. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ diễn xướng và sự hình thành, tồn
tại trên thực tế của bộ phận nghệ thuật ngơn từ này thì văn học dân gian còn
được xem là một thành tố quan trọng trong tổng thể sinh hoạt văn hóa dân gian,
có mối liên quan chặt chẽ với tín ngưỡng, nghi lễ, các loại hình sinh hoạt văn
nghệ dân gian như vũ đạo, âm nhạc, sân khấu... Vì thế, có thể định nghĩa: “Văn

học dân gian là một loại nghệ thuật ngôn từ do tập thể nhân dân lao động sáng
tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác, là thành tố quan trọng
trong tổng thể văn hóa dân gian mang tính ngun hợp” [81, tr.2].
Truyện dân gian (folktale), cịn gọi là truyện kể dân gian là những sáng
tác thuộc loại hình tự sự dân gian. Đó là những câu chuyện do tập thể nhân dân
lao động sáng tác, có thể bằng văn xuôi hoặc văn vần, dùng phương thức diễn
xướng kể hoặc hát kể, thông qua các nhân vật và sự kiện, tác giả nhằm phản ánh,
biểu đạt những quan niệm, triết lí và ước mơ, lí tưởng của nhân dân về tự nhiên
và đời sống xã hội.


9
1.1.2. Đặc điểm truyện dân gian
Truyện dân gian (TDG) mang đặc trưng chung của văn học dân gian
(VHDG) như tính nguyên hợp, tính diễn xướng, tính tập thể, tính truyền miệng
và tính dị bản. Ngồi ra, nó cịn có đặc điểm tính dân tộc và tính quốc tế. Tính
dân tộc thể hiện ở vai trò biểu hiện và lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc của văn
học dân gian. Trong mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa, VHDG phản ánh các tín
ngưỡng, phong tục, các quan niệm văn hóa, hệ biểu tượng văn hóa truyền thống
của dân tộc. Trong TDG, truyền thống tư tưởng, thẩm mĩ và truyền thống nghệ
thuật cũng như các triết lí về đời sống của dân tộc được biểu hiện rất rõ. Hình
thức tự sự dân gian vẫn được các nhà nghiên cứu xem là những hạt nhân tự sự,
hình thức ban đầu của nghệ thuật ngôn từ trong nền văn học dân tộc. Bên cạnh
đặc điểm mang đậm bản sắc dân tộc thì TDG lại là hình thức truyện kể mang
đậm tính quốc tế. Hiện tượng đồng hình cũng như sự giao lưu văn hóa đã khiến
nhiều hình thức truyện kể dân gian mang tính phổ biến trên thế giới, đặc biệt là
ở thần thoại, truyện cổ tích và truyện cười. Càng tiếp xúc rộng rãi với kho tàng
TDG các dân tộc ở khắp nơi trên thế giới, ta càng thấy rõ những đặc sắc trong
nội dung và nghệ thuật của TDG dân tộc mình khơng hề biệt lập mà chỉ biểu
hiện trong tương quan với những cái phổ quát và tương đồng mang tính nhân

loại. Nghiên cứu so sánh các thể loại TDG của các dân tộc, ta có thể bắt gặp
những hiện tượng trùng lặp tương tự nhau về đề tài, về cốt truyện, hình tượng
nhân vật, các motif nghệ thuật, các yếu tố thi pháp. Ví như kiểu truyện Tấm
Cám phổ biến ở các dân tộc Việt Nam, Trung Quốc, Đức, Nga và nhiều dân tộc
khác trên thế giới. Các dân tộc sống gần gũi nhau về địa lí càng có điều kiện
giao lưu văn hóa, tạo nên sự tiếp nhận ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau về văn
hóa nói chung và TDG nói riêng. Ví như văn hóa dân gian Việt Nam và văn
hóa dân gian Trung Hoa, thần thoại, các motif truyện cổ tích Việt Nam và
Trung Hoa có sự giao thoa rất rõ. Trong giai đoạn đầu tiên của sự nảy sinh và
phát triển, TDG là hình thức sơ khai của nghệ thuật tự sự, đồng thời cũng là
hình thức nguyên hợp của sự sản xuất tinh thần nói chung, về sau đã chuyển


10
thành hình thức tổng hợp tự nhiên của sáng tạo văn hóa và sáng tác nghệ thuật
của nhân dân lao động.
Kho tàng TDG Việt Nam rất phong phú với nhiều thể loại: thần thoại
(TT), truyền thuyết (TT), truyện cổ tích (TCT), truyện ngụ ngôn (TNN), truyện
cười (TC). Mỗi thể loại của TDG với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
làm nên những giá trị to lớn, vượt qua cuộc chọn lọc tự nhiên của thời gian,
khẳng định được sức sống ngay cả trong thời đại mới. Ở phần này, chúng tôi
xin điểm qua đặc điểm của mỗi thể loại, từ đó làm cơ sở để đối sánh dấu ấn
truyện dân gian trong truyện ngắn đương đại.
1.1.2.1. Đặc điểm thần thoại
Ở góc độ nghệ thuật ngơn từ, thần thoại là một thể loại TDG xuất hiện
sớm nhất, vào giai đoạn sau của chế độ nguyên thủy. Thuật ngữ này có nguồn
gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là mythos. Thời cổ đại, mythos thường được dùng để chỉ
những truyện hoang đường xuất hiện nơi dân gian. Ở Việt Nam, thần thoại
thường được định nghĩa là những chuyện kể về các vị thần. Cuốn Từ điển Văn
học viết: Thần thoại là “tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các

nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của
người thời cổ về nguồn gốc của thế giới, và của đời sống con người” [71
tr.1646]. Theo K.Marx, thần thoại là hình thức nhận thức thế giới đặc trưng của
con người thời cổ. Khi con người chưa đủ trình độ để lí giải khoa học các hiện
tượng tự nhiên và xã hội bí ẩn xung quanh, họ đã thần thánh hố thế giới đó
bằng trí tưởng tượng ngây thơ và gán cho các vị thần vai trò trợ giúp hay gây hại
cho con người. Nhận thức đó là sai lầm nhưng hết sức hấp dẫn, bởi nó khơng chỉ
là tưởng tượng mà bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo của người nguyên thủy. Các
nhà nghiên cứu phương Tây lại nhấn mạnh tính chất tơn giáo và văn hóa của
thần thoại, xem thần thoại là những câu chuyện linh thiêng về nguồn gốc thế
giới và con người. P.Sellier quan niệm thần thoại là câu chuyện khai ngun,
kiến tạo, là cơng trình tập thể, vơ danh, được coi là có thật bởi là “chuyện
thiêng” có hiệu quả phù phép... Thần thoại có sức mạnh và sự thuần khiết của
một tổ chức chặt chẽ về cấu trúc, mỗi chi tiết đều nằm trong hệ thống những mã


11
có ý nghĩa.
Bên cạnh thuật ngữ thần thoại với tư cách là một thể loại của văn học dân
gian, ở Việt Nam cịn có thuật ngữ tương đương là huyền thoại. Xét về đối
tượng nghiên cứu, thần thoại thường chỉ hệ thống thần thoại cổ đại chỉ xuất hiện
trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì huyền thoại là một khái niệm rộng hơn.
Nó khơng chỉ bao gồm những câu chuyện về các vị thần mà còn chỉ những quan
niệm hoang đường về thế giới, hệ thống những hình tượng hoang đường về chúa
trời và thần linh đang điều khiển thế giới, và cả những điều huyền bí, kì ảo nói
chung trong cuộc sống đời thường. Huyền thoại cịn được hiểu như là một kiểu
tư duy: “Huyền thoại là khái niệm chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con
người thời ngun thủy, trong đó, cái kì ảo che giấu những sự thật, được bảo lưu
dưới nhiều dạng thức của đời sống tinh thần của nhiều nhóm cư dân trên thế giới
và đi vào văn học nghệ thuật” [71, tr.668]. Trong đời sống đương đại, huyền

thoại có thể được dùng để chỉ những yếu tố siêu nhiên, hoang đường, khơng có
thật. Ngồi ra, huyền thoại cịn được hiểu như là phương thức nghệ thuật thần
thoại ở thời kì đã định hình một cung cách sáng tạo. Những tác phẩm văn
chương sử dụng thi pháp huyền thoại hoặc tái tạo lại những yếu tố thần thoại cổ
xưa cũng được gọi là huyền thoại (huyền thoại văn chương).
Một đặc điểm của thần thoại là tính thần bí, chứa đựng yếu tố hoang
đường, gắn với quan niệm vạn vật hữu linh của người xưa. Đằng sau những hình
tượng siêu nhiên là niềm tin của người nguyên thủy vào sự tác động thực sự của
thần lên cuộc sống của họ. Vì thế, thần thoại khơng chỉ là sự sáng tạo của trí
tưởng tượng mà cịn gắn liền với tín ngưỡng, tơn giáo nguyên thuỷ và các hình
thức nghi lễ cổ xưa. Với tư cách là hình thái văn hóa tinh thần đầu tiên của lồi
người, thần thoại chứa đựng trong nó những nền móng đầu tiên của tơn giáo,
nghệ thuật, khoa học, chứa đựng những minh triết nguyên thủy, những quan
niệm văn hóa mà chúng có khả năng tồn tại bền vững trong các nền văn hóa như
những mẫu gốc, sẵn sàng được tái lập trong các giai đoạn phát triển văn hóa về
sau.


12
Một đặc điểm nữa của thần thoại là nó chứa đựng một hệ biểu tượng văn
hóa khổng lồ. Hệ biểu tượng này trở thành nền tảng, mẫu gốc của mỗi nền văn
hóa cụ thể, được biểu thị trong truyện kể dưới dạng các hình tượng, motif. Thần
thoại cổ đại có thể “một đi khơng trở lại”, nhưng những hình tượng, motif và các
biểu tượng được tiếp tục tái hiện trong các thể loại ra đời sau như truyền thuyết,
truyện cổ tích và có thể được tái xuất trong văn học nghệ thuật thời hiện đại. Ở
Việt Nam, thần thoại cổ đại đã khơng cịn giữ được dạng ngun sơ mà phần
nhiều bị tản mát, dần thất truyền, nhưng những biểu tượng, motif của nó vẫn
được lưu giữ và tham gia vào cốt truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, tất nhiên
là dưới những hình thức mới. Vì thế mà, nhiều thần thoại, truyền thuyết, truyện
cổ tích Việt Nam đã thường bị lẫn lộn, không tách bạch về mặt thể loại và có khi

chúng được gọi chung là huyền thoại. Những đặc điểm nói trên của thần thoại/
huyền thoại là cơ sở để chúng được trở lại với diện mạo mới trong truyện ngắn
đương đại, với sự sáng tạo huyền thoại văn chương như một thành tựu đổi mới
nghệ thuật của các tác giả đương đại.
1.1.2.2. Đặc điểm truyền thuyết
Truyền thuyết còn được gọi là dã sử, sử lưu truyền trong dân gian, thường
có yếu tố thực (lịch sử) xen lẫn yếu tố hoang đường, huyền thoại được nhân dân
thêu dệt trong quá trình lưu truyền bằng miệng. Phạm Văn Đồng nhận xét:
“Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân
dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hố, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình
cùng với thơ và mộng. Chắp đôi cánh của sức tượng tưởng và nghệ thuật dân
gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu cịn ưa thích” [44].
Nếu thần thoại xây dựng hình tượng các thần linh, thể hiện quan niệm
hoang đường về nguồn gốc khởi nguyên của thế giới và con người thì truyền
thuyết hướng đến thể hiện ý thức về lịch sử, dân tộc. Vì thế, thần thoại thường
mang tính phổ qt nhân loại cịn truyền thuyết mang tính địa vực, gắn với quốc
gia dân tộc. Tuy nhiên, truyền thuyết đặc biệt là ở thời kì sơ sử đã kế thừa thần
thoại ở các hình tượng, motif hoang đường. Vì thế màu sắc huyền thoại của
chúng rất đẫm, như các truyền thuyết về Âu Cơ và Lạc Long Quân, truyền


13
thuyết An Dương Vương, Sự tích Hồ Gươm… Dù đã mang đậm ý thức sáng tạo
và sự phát triển của cốt truyện, nhưng màu sắc huyền thoại trong truyền thuyết
còn đẫm tính huyễn hoặc, khơi gợi niềm tin tâm linh bởi truyền thuyết ln lấy
điểm tựa là các tín ngưỡng và nghi lễ dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, tín ngưỡng anh hùng - những tín ngưỡng rất thịnh hành trong văn hóa
Việt Nam.
Truyền thuyết cũng dung chứa các biểu tượng văn hóa dân gian của dân
tộc. Nếu thần thoại hướng đến những biểu tượng mang tính phổ qt và siêu

hình, biểu đạt các vấn đề mang tính triết lí về số phận con người, ý nghĩa,
nguồn gốc sự sống, cái chết… thì truyền thuyết lại nghiêng về các biểu tượng
mang tính dân tộc, gắn với truyền thống tư tưởng, tình cảm của nhân dân, quan
niệm, lí tưởng của nhân dân về các vấn đề chung của cộng đồng. Vì thế, truyền
thuyết và các biểu tượng truyền thuyết có sức sống trường tồn, được diễn
xướng mang tính chu kỳ trong các lễ hội, nghi lễ, trở thành những vấn đề quen
thuộc gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, đời sống tâm linh của con người
trong mọi thời đại lịch sử. Đây là ưu điểm để các nhà văn đương đại tiếp nhận
các biểu tượng, cốt truyện, motif của truyền thuyết trong sáng tạo truyện ngắn
của mình. Hình tượng mẹ Âu Cơ, biểu tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh, An Dương
Vương, Mỵ Châu, Rùa Vàng, thanh gươm thần… trong truyền thuyết Việt Nam
đều đã trở lại trong văn học viết hiện đại và đương đại.
1.1.2.3. Đặc điểm truyện cổ tích
Truyện cổ tích (TCT) là một bộ phận phong phú bậc nhất trong kho tàng
TDG của người Việt cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nó là thể loại ra
đời sau thần thoại, nảy sinh trong xã hội đã có phân chia giai cấp và phát triển
mãi đến thời hiện đại. Định nghĩa sau đã nói lên đầy đủ những đặc điểm cơ bản
của truyện cổ tích: “Truyện cổ tích là những truyện kể dân gian được sáng tác
dựa trên sự hư cấu nghệ thuật có chủ tâm, thường có yếu tố hư cấu kì ảo. Nó ra
đời cùng với q trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt nở rộ
trong xã hội có sự phân hóa giai cấp. Thơng qua những số phận khác nhau của
các nhân vật, truyện phản ánh và lí giải những mâu thuẫn và xung đột trong đời


14
sống gia đình và xã hội, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng xã hội và
mơ ước của nhân dân” [81, tr.38].
Tính chất thế sự là một đặc điểm của truyện cổ tích. Ra đời trong thời đại
mà cộng đồng tan rã, sự phân chia giai cấp, giàu nghèo, tốt xấu ngày càng rõ,
truyện cổ tích quan tâm đến con người với tư cách là những số phận cá nhân

đời thường trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Mục đích tìm kiếm của
con người trong cổ tích là những cái cần có cho cuộc sống hạnh phúc riêng,
hàng ngày của nhân vật như vàng, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho cha, được cưới
người mình yêu... Nhân vật được làm vua, được làm hoàng hậu là một cách để
nâng cao địa vị xã hội và được hưởng hạnh phúc. Nếu thần thoại quan tâm đến
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, truyền thuyết hướng tới xung đột
giữa cộng đồng này với cộng đồng khác mang tầm vóc lịch sử thì truyện cổ tích
chủ yếu phản ánh những mâu thuẫn, xung đột xã hội diễn ra trong đời sống
thường ngày giữa con người với con người. Trong truyện cổ tích, mâu thuẫn xã
hội khơng chỉ bó hẹp ở mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp giữa tầng lớp thống trị
và bị trị mà bao gồm cả xung đột giữa cái tốt và cái xấu trong phẩm chất con
người. Mâu thuẫn xã hội cũng thường được khúc xạ thành mâu thuẫn về mặt
đạo đức giữa thiện - ác, tốt - xấu, về mặt kinh tế giữa giàu - nghèo. Vì thế, trong
truyện cổ tích, xung đột thường được thể hiện trực tiếp và rất rõ qua sự phân
cực nhân vật thành hai tuyến đối lập chính diện và phản diện.
Tuy TCT giàu tính hiện thực và cảm hứng thế sự, nhưng nhân vật, nội
dung, cốt truyện lại hướng tới tính triết lí và tính phổ quát. Những triết lí về
chân, thiện, mĩ như ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, khát vọng hướng thiện, cái
thiện thắng cái ác, khát vọng lương tri chở che, bảo vệ những con người nhỏ bé,
yếu ớt trong TCT và khát vọng về lí tưởng xã hội nhân văn đã trở thành những
nội dung xuyên suốt trong quan niệm thẫm mĩ và trong dịng chảy văn hóa, văn
học của dân tộc. Những hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích vừa được chắt
lọc từ đời sống thực tế phong phú của nhân dân nhưng vừa mang tính khái quát,
tính biểu tượng, tính triết lí. Tấm, Cám trở thành những biểu tượng của cái
thiện - ác, Trương Chi là biểu tượng của cái đẹp và bi kịch của khát vọng cái


15
đẹp trước cuộc sống hiện thực phũ phàng… Chính vì thế, TCT không đơn
thuần là truyện kể mang chức năng sinh hoạt, giải trí, thẩm mỹ mà cịn trường

tồn cùng lịch sử, nuôi dưỡng tâm hồn, khát vọng của bao thế hệ và lưu giữ
truyền thống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nó trở nên quen thuộc trong tâm
thức mỗi người dân Việt. Đây chính là điều kiện để thể loại VHDG này dễ dàng
đi vào văn chương viết của các nhà văn ở mọi thời đại.
TCT tuy là những câu chuyện cổ từ xưa truyền lại, nhưng lại trở nên gần
gũi với bao thế hệ con người từ lịch sử xa xưa đến thời hiện đại. Bởi vì nhiều
TCT có mối quan hệ chặt chẽ với phong tục, địa danh, thắng cảnh của đất nước.
Theo quy luật chung của văn nghệ dân gian, TCT thường liên quan đến những
phong tục lâu đời của dân tộc. Vì thế, chúng ta dễ dàng tìm thấy những TCT có
nội dung giải thích một cách lí thú những phong tục mà nhân dân khơng hiểu
tại sao lại có và bắt đầu như thế nào với lời kết luận đại khái là: “...Từ đó, người
nước Nam có tục lệ...”; truyện Trầu cau gắn liền với tục ăn trầu, các sự tích
Ơng bình vơi, Ông đầu rau, Cây nêu ngày Tết... đều gắn với những phong tục
cổ xưa của nhân dân ta. Tuy nhiên, khơng phải TCT gắn với một tục lệ nào đó
thì cũng nhằm mục đích chính là giải thích phong tục. Trong đa số truyện, nội
dung chính khơng nhằm giải thích tục lệ. Truyện Trâu vàng Hồ Tây liên quan
tới tục đúc con Kim ngưu để yểm núi sông. Nhưng truyền cho đến bây giờ,
truyện Trâu vàng Hồ Tây không hề biểu hiện mối liên quan đó. Truyện Tấm
Cám cũng thế, mặc dù gắn với tục lệ liên quan với đôi giầy trong sinh hoạt của
một số dân tộc và có vai trị quan trọng trong sự phát triển của tình tiết truyện.
Nhưng đến nay, nội dung của truyện đã mở rộng rất nhiều. Ngồi ra cịn có kiểu
truyện sự tích, gắn với địa danh, phong tục hiện hữu trên đất nước và của đời
sống thường ngày, dễ dẫn dụ những liên tưởng trong đời sống thực tế và được
người đời sau lưu truyền. Nhiều TCT được sáng tác ra để giải thích các sự vật
trong thiên nhiên của đất nước ta, đặc biệt là những sự vật quen thuộc, gắn bó
với đời sống của nhân dân. Có thể nói bất cứ vùng nào trên đất nước tươi đẹp
của ta cũng đều có khả năng gợi mở trí tưởng tượng phong phú của người xưa
để những quả núi, những khúc sông, những cánh đồng... trở thành đối tượng



16
giải thích của nhiều TCT như: Sự tích núi Bà đội om, Sự tích Vịnh Hạ Long…
Đặc điểm này khiến TCT dễ khơi gợi, dẫn dụ đến các sự việc, địa danh, con
người trong đời sống thực tế ngay cả thời đương đại.
Yếu tố kì ảo là một đặc trưng nổi bật về hình thức nghệ thuật của TCT.
Một mặt, yếu tố này có nguồn gốc từ các quan niệm hoang đường trong thần
thoại. Con chim Phượng Hoàng, thần Mưa, thần Sét, motif hóa thân, đơi giày kì
diệu, lọ nước thần… đều kế thừa từ thần thoại. Mặt khác, rất nhiều yếu tố kì ảo
có nguồn gốc từ tơn giáo hoặc tín ngưỡng dân gian. Phật, Bụt, Tiên, ơng lão râu
tóc bạc phơ… đều thốt thai từ tơn giáo. Điều này khiến dù yếu tố kì ảo là hình
thức hư cấu nghệ thuật có chủ tâm nhưng hồn tồn khơng phải là sự sáng tạo
tùy tiện, nhất thời mà chúng có bề sâu văn hóa, mang chứa những tầng quan
niệm văn hóa cổ xưa, có tính ẩn dụ và tượng trưng. Vì thế, chúng có khả năng
lưu giữ bền vững trong tâm thức cộng đồng, trong dịng chảy văn hóa, hồn
tồn có khả năng được tái hiện trong văn học nghệ thuật ở các thời đại sau.
Tác giả TCT đã sáng tạo yếu tố kì ảo như những hình thức ẩn dụ nhằm
thực hiện mơ ước chống lại cái ác, phủ nhận hiện thực đầy bất công và xây
dựng một xã hội cơng bằng. Mặc dù nó phần nào thể hiện sự ảo tưởng của nhân
dân, nhưng trong hoàn cảnh xã hội cái ác còn mạnh, nhân dân lao động thấp cổ
bé họng chưa thể đấu tranh bằng các hình thức khác thì đó là một sự lựa chọn
khơn ngoan. Thông thường, trong văn học viết, khi bất mãn với các thế lực
thống trị mà chưa thể đấu tranh trực diện thì các nhà văn cũng tìm đến lối biểu
thị ẩn dụ, tìm đến các phương thức huyền thoại, các biểu tượng hai mặt trong
sáng tác của mình. Nhiều nhà thơ Mới hiện đại đã tìm đến chốn bồng lai, suối
Đào ngun, tìm đến Chúa trong niềm tin tơn giáo như Tản Đà, Thế Lữ, Hàn
Mạc Tử… Phải chăng, các nhà văn đương đại tìm đến hình thức huyền thoại
văn chương cũng nằm trong ý đồ nghệ thuật và hoàn cảnh sáng tác tương tự?
TCT của ta bao gồm một số truyện có nguồn gốc trong nước và một số
truyện có nguồn gốc từ bên ngồi. Những truyện có nguồn gốc từ bên ngoài
nhưng để được nhân dân ta chấp nhận thì đó cũng phải là những truyện phù hợp

với tâm hồn dân tộc, đời sống dân tộc... Và cũng tn theo tính chất khơng ổn


17
định của TCT, những truyện có nguồn gốc nước ngồi dần dần được bổ sung,
biến đổi để ngày càng theo khn khổ tư tưởng và tình cảm của dân tộc.
Trong quá trình lưu truyền bằng miệng, một bộ phận truyện cổ tích Việt
Nam có sự trộn lẫn, giao thoa với Phật thoại, cùng với sự tiếp nhận văn hóa
Phật giáo của người Việt. Một số truyện không khỏi chịu tác động của các quan
niệm từ bên ngoài vào hoặc ảnh hưởng từ giai cấp thống trị phong kiến như
thuyết “thiên mệnh”, thuyết đầu thai, quan niệm bùa chú phù thủy, thuyết
“chính thống”. Một số truyện do giai cấp thống trị đặt ra như Giếng Việt, Từ
Đạo Hạnh, Mục Liên, Quỷ nhập tràng… đã ảnh hưởng vào nội dung của các
TCT do nhân dân sáng tác theo quy luật chung của những tác phẩm truyền
miệng.
1.1.2.4. Đặc điểm truyện ngụ ngôn
TNN là loại truyện dân gian mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về
chính con người để nêu lên những bài học luân lí, triết lí, hay một kinh nghiệm
sống nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta. Và như vậy, TNN có hai phần: phần
cụ thể là truyện kể; phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ truyện đó, có thể gọi là
lời quy châm.
TNN phát triển đồng thời với TCT, khi tư duy đã đạt tới trình độ phân biệt
được ý niệm trừu tượng ẩn ở đằng sau sự tích cụ thể, khi nhân dân thấy cần đến
một thứ vũ khí thích hợp để có thể vừa tiến cơng vào giai cấp thống trị mà lại
vừa bảo vệ được người sử dụng vũ khí ấy.
TNN có thể được xem như vở kịch nhỏ mà nhân vật có thể là bất cứ vật gì
trong vũ trụ, sân khấu có thể là bất cứ ở đâu. Nhân vật trong TNN có thể là con
người thuộc các nghề nghiệp khác nhau (như thầy bói, chị bán nồi đất, anh thợ
cày...) cũng có thể là các bộ phận của cơ thể sống (tay, chân, mắt, miệng..).
Nhân vật trong TNN phần lớn là các loại động vật từ gia súc đến dã thú, từ

chim chóc đến cá tơm, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao... Nhưng cũng
có khi nhân vật là cây cỏ, hoa lá, trăng sao... Nhân vật có thể rất gần gũi với
người như đồ đạc, dụng cụ nhưng cũng có khi rất xa con người như thần, phật,


18
ma, quỷ... Dù là mượn cái gì làm nhân vật thì nhân vật của TNN cũng chỉ là
phương tiện chứ khơng phải là mục đích hay đối tượng của sự phản ánh.
Kho tàng TNN dân gian chứa đựng tư tưởng triết học, phản ánh những
kinh nghiệm sống và đấu tranh của nhân dân, xét cho kĩ bản thân những kinh
nghiệm này cũng đã được đúc kết thành một thứ triết lí hành động. Khi nhận
định về nội dung TNN có lẽ cần nhấn mạnh vào đặc điểm của truyện thiên về
mặt giáo dục hơn là phản ánh hiện thực.
Nhìn chung, TNN đã nói lên nhu cầu của nhân dân về nhận thức chân lí
đời sống, đặc biệt là những triết lí về đời sống tinh thần, những ứng xử trong
quan hệ giữa con người và con người. Từ những câu chuyện sinh động, cụ thể,
TNN đưa ra những bài học triết lí sâu sắc, nhiều khi được thể hiện thành các lời
quy châm, dạng như những câu tục ngữ, có ý nghĩa to lớn và được nhân dân lưu
truyền trong pho kinh nghiệm sống của mình ở mọi thời đại. TNN đã được các
triết gia, văn gia, các nhà văn hóa đem dùng từ lâu bởi chính những giá trị của
nó trong việc diễn đạt tư tưởng.
1.1.2.5. Đặc điểm truyện cười
Truyện cười là những truyện dân gian kể về những hiện tượng đáng cười
trong xã hội. Lấy tiếng cười làm phương tiện, truyện phát hiện và phủ nhận,
phê phán những hiện tượng đáng cười trong xã hội. Mọi hiện tượng mâu thuẫn
với khuynh hướng phát triển khách quan của lịch sử - khuynh hướng này được
phản ánh trong những tư tưởng tiên tiến của xã hội - đều có thể mang tính chất
hài hước. Cho nên tiếng cười hài hước cịn có thể tìm thấy đối tượng cả trong
những hành vi nào đó của một số người trong nhân dân lao động khi mà nhân
dân một mặt đấu tranh chống giai cấp bóc lột, một mặt lại vẫn cứ chịu ảnh

hưởng xấu xa của nó. Tiếng cười này cũng có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ,
không phải là đấu tranh chống giai cấp bóc lột mà là đấu tranh trong nội bộ
nhân dân.
Gây cười là đặc trưng bản chất của truyện cười. Tiếng cười vừa được sử
dụng là phương tiện, vừa là mục đích của truyện cười. Truyện cười chỉ có thể


19
đạt được giá trị của nó khi tiếng cười được cất lên một cách sảng khoái và truyện
cũng chỉ dừng lại khi cái cười được bật ra. Vì thế, các đặc điểm kết cấu, nhân
vật, các biện pháp ngôn ngữ trong truyện cười cũng nhằm mục đích gây cười.
Truyện cười gắn với tính lí tính, tính phê phán, tính cách mạng. Truyện cười vừa
là hình thức đặc biệt của nhận thức, vừa là một hình thái đặc biệt của sự phê
phán. Ý nghĩa xã hội của truyện cười chính là sự phủ định, phê phán những thế
lực xã hội, những quan niệm còn tồn tại trong xã hội nhưng thực ra đã lạc hậu,
trái với lương tri của con người. Tác dụng tẩy rửa những cái xấu chính là chức
năng xã hội, chức năng mĩ học của truyện cười. K.Marx đã chỉ ra: cười để cho
nhân loại dứt khoát với quá khứ một cách vui vẻ.
Truyện cười chỉ nẩy sinh trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định, khi cái
đáng cười trong xã hội phơi bày đầy rẫy và nhân dân - những người sáng tạo ra
truyện cười phải có đủ ý thức dân chủ và sức mạnh tinh thần dám phơi bày và
lên án bản chất xấu xa của giai cấp thống trị. Trong thực tế, truyện cười Việt
Nam hiện còn sưu tầm được chủ yếu nảy sinh và nở rộ trong xã hội phong kiến
giai đoạn từ thế kỉ XVIII trở đi - thời kì mà tầng lớp thống trị đã trở nên thối nát
và ý thức dân chủ của nhân dân thức tỉnh mạnh mẽ.
Kho tàng TC dân gian bao gồm hai loại chính là truyện khôi hài và truyện
trào phúng. Phần lớn TC sáng tác ra khơng chỉ nhằm mục đích là mua vui. Bên
cạnh mục đích mua vui, nhiều truyện cịn có mục đích khác sâu xa hơn, cịn có
ý nghĩa đấu tranh xã hội. Những truyện này thuộc loại truyện trào phúng. Tiếng
cười hài hước trong các truyện trào phúng là tiếng cười hài hước có ý nghĩa xã

hội. Qua những truyện trào phúng, tác giả dân gian không những làm chúng ta
cười mà cịn kích động tình cảm của chúng ta. Chúng ta có thể vui, có thể buồn,
có thể phẫn nộ, căm ghét, khinh bỉ hoặc đau xót. Những tình cảm ấy bao giờ
cũng gắn với những ý tưởng chính trị và mĩ học của nhân dân. Truyện trào
phúng lại có hai loại nhỏ. Truyện trào phúng có ý nghĩa giáo dục, phê phán
những thói xấu trong nội bộ nhân dân thuộc loại truyện trào phúng bạn. Truyện
trào phúng chế giễu, đả kích mạnh mẽ vào giai cấp phong kiến, trở thành vũ khí


20
sắc bén của nhân dân trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến đang suy
vong thuộc loại truyện trào phúng thù.
Ngồi ra cịn có truyện tiếu lâm. Tiếu lâm có nghĩa là rừng cười. Như vậy,
lúc đầu danh từ truyện tiếu lâm có ý nghĩa rất rộng để gọi TC nói chung (gồm
cả truyện khơi hài và truyện trào phúng). Nhưng theo quan niệm hiện nay thì
truyện tiếu lâm là những truyện khôi hài và trào phúng mang yếu tố “tục”. Việc
dùng yếu tố tục để gây cười là một biện pháp có ở nhiều loại văn học dân gian
như ở câu đối, ở ca dao… Yếu tố tục trong TC dân gian chỉ có một số ít là được
sử dụng dễ dãi, khơng có hoặc có rất ít nội dung ý nghĩa triết lí, nhân sinh, còn
phần lớn đều là phương tiện gây cười vừa là vũ khí đấu tranh đả kích. Nếu như
lễ giáo phong kiến muốn tô vẽ cho các nhân vật phong kiến nét mặt đạo mạo thì
TC đã phá tan khơng khí nghiêm trang đạo mạo ấy, rồi lại còn pha thêm vào
việc đáng cười yếu tố “tục”. Yếu tố “tục” trong TC thường làm cho tính chất
trào phúng được nâng đến độ chót của nó, làm cho tiếng cười giịn giã hơn sự
chế giễu cay độc hơn.
Truyện cười thể hiện tính dân chủ của nhân dân. Nhân vật chính trong
truyện cười khơng phân biệt ngôi thứ, địa vị xã hội, đều mang những nhược
điểm, thói hư tật xấu và đều có thể trở thành cái đáng cười. Có khi nhân vật là sự
phóng đại và hình tượng hố những nét tính cách xấu xa của con người, có khi
nó là nhân vật mang cái xấu có tính bản chất của tầng lớp thống trị. Nhân vật

truyện cười được đặt trong không gian đời thường đầy rẫy những xấu xa, giả
dối, những mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức. Nhân vật chỉ được nhìn ở
những nét tầm thường, thấp kém, những cái đáng cười. Vì thế, nhân vật là đối
tượng của tiếng cười.
Truyện cười gây cười bằng các hình thức nghệ thuật đặc sắc như xây dựng
cốt truyện hết sức chặt chẽ. Truyện cười ko dựng lại cả số phận nhân vật mà chỉ
chớp lấy lát cắt đồng đại, nhất thời trong cuộc đời nhân vật, ở đó nhân vật tự
phơi bày cái đáng cười. Vì thế, sự kiện trong truyện cười rất ngắn gọn, mọi chi
tiết phải được lựa chọn, bố trí chặt chẽ sao cho cái cười tiến nhanh đến chỗ bị


21
bung ra một cách bất ngờ. Kết cấu thường mang kịch tính, thắt nút chặt dần đến
cao trào thì mở nút nhanh, gây ra tiếng cười bất ngờ. Truyện cười thường tạo ra
những tình huống bất ngờ, chứa đựng mâu thuẫn nhằm gây cười. Thường chú ý
chọn lọc hành động, lời nói của nhân vật. Ngồi ra truyện cịn sử dụng các thủ
pháp gây cười như tạo tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhằm tạo kịch tính, thủ
pháp phóng đại để gây cười, các biện pháp ngơn ngữ như nói lái, chơi chữ, yếu
tố tục. Truyện cười thường gắn với khơng khí hội hè dân gian, vì thế, ngồi mục
đích đấu tranh và tính cách mạng, nó cịn đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân.
1.2. Truyện truyền kì trung đại
1.2.1. Khái niệm truyện truyền kì trung đại
Truyện truyền kì có nguồn gốc từ Trung Hoa và lan toả ảnh hưởng trong
toàn khu vực đồng văn. Tuy nhiên, khi du nhập vào mỗi nước, tuỳ hoàn cảnh lịch
sử cụ thể mà chúng được biến thái, tạo nên nét đặc sắc riêng cho mỗi dân tộc.
Về cơ bản, truyền kì có hai đặc điểm nổi bật:
- Tuy là văn học viết, nhưng truyện truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống
tự sự dân gian, khai thác motif, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể dân
gian. Cho nên, muốn tìm nét đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của truyền kì
giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn, một nguyên tắc bắt buộc là phải xuất

phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó.
- Truyền kì lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng,
mức độ của cái kì ảo phụ thuộc vào truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu
lịch sử của dân tộc ấy. Như vậy, phải bám sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ
dân tộc khi nghiên cứu truyền kì của họ.
1.2.2. Đặc điểm truyện truyền kì trung đại
1.2.2.1. Đặc trưng về nội dung
Truyền kì là một thể loại giàu giá trị phản ánh hiện thực. Dù thế giới trong
truyền kì là một thế giới hoang đường, kì ảo nhưng đằng sau những yếu tố
hoang đường đó là hiện thực lịch sử, xã hội cùng với những số phận con người
trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể.


×