Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nhận vật người trẻ tuổi trong truyện ngắn và tiểu thuyết của dương thụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HOÀI

NHÂN VẬT NGƢỜI TRẺ TUỔI
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
CỦA DƢƠNG THỤY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HOÀI

NHÂN VẬT NGƢỜI TRẺ TUỔI
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
CỦA DƢƠNG THỤY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BIỆN THỊ QUỲNH NGA

NGHỆ AN - 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo .......................................... 11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 13
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn ............................................................. 13
Chƣơng 1: NHÌN CHUNG VỀ NHÂN VẬT NGƢỜI TRẺ TUỔI ................ 15
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA DƢƠNG THỤY ...... 15
1.1. Dấu ấn của Dƣơng Thụy trong bức tranh truyện ngắn và tiểu thuyết các
nhà văn nữ trẻ Việt Nam đƣơng đại ................................................................ 15
1.1.1. Sơ lƣợc về truyện ngắn và tiểu thuyết của các nhà văn nữ trẻ Việt Nam
đƣơng đại ......................................................................................................... 15
1.1.2. Dƣơng Thụy - gƣơng mặt tiêu biểu (về truyện ngắn và tiểu thuyết) của
các nhà văn nữ trẻ Việt Nam đƣơng đại.......................................................... 22
1.2. Cái nhìn nghệ thuật về con ngƣời và xu hƣớng tìm kiếm nhân vật trong
truyện ngắn và tiểu thuyết của Dƣơng Thụy................................................... 28
1.2.1. Cái nhìn nghệ thuật về con ngƣời của Dƣơng Thụy ............................. 28
1.2.2. Xu hƣớng tìm kiếm nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của
Dƣơng Thụy .................................................................................................... 31
1.3. Ngƣời trẻ tuổi – kiểu nhân vật nổi bật trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Dƣơng Thụy.............................................................................................. 33
1.3.1. Khái niệm “nhân vật ngƣời trẻ tuổi” ..................................................... 33
1.3.2. Vị trí của kiểu nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Dƣơng Thụy.............................................................................................. 36



TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 40
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM KIỂU NHÂN VẬT NGƢỜI TRẺ TUỔI ................. 41
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA DƢƠNG THỤY ...... 41
2.1. Nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong ứng xử với các mối quan hệ văn hóa, xã hội
......................................................................................................................... 41
2.1.1. Nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong các mối quan hệ xã hội.......................... 41
2.1.2. Nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong mối quan hệ với văn hóa truyền thống và
văn hóa hiện đại............................................................................................... 47
2.2. Nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong ứng xử với mơi trƣờng, hồn cảnh sống .. 52
2.2.1. Ngƣời trẻ tuổi với môi trƣờng tự nhiên (sinh thái) ............................... 52
2.2.2. Ngƣời trẻ tuổi trƣớc cuộc sống đơ thị và xu thế tồn cầu hóa .............. 57
2.3. Nhân vật ngƣời trẻ tuổi với ƣớc mơ, khát vọng sống ............................ 600
2.3.1. Khát vọng khám phá, trải nghiệm và khẳng định mình ........................ 60
2.3.2. Nỗ lực vƣợt qua những rào cản, thử thách ............................................ 65
2.3.3. Khát vọng tình yêu, hạnh phúc ............................................................. 69
2.4. Nhân vật ngƣời trẻ tuổi với những tham vọng, sai lầm, sa ngã ............... 74
2.4.1. Những tham vọng và bất khả ................................................................ 74
2.4.2. Những sai lầm, sa ngã và sám hối ......................................................... 75
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 78
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT NGƢỜI TRẺ TUỔI 79
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA DƢƠNG THỤY ...... 79
3.1. Tơ đậm tính đặc thù trong mơi trƣờng sống của ngƣời trẻ tuổi ............... 79
3.1.1. Đặt nhân vật vào bối cảnh sống hiện đại, nhiều thử thách ................... 79
3.1.2. Tạo dựng tình huống bất ngờ thử thách nhân vật ................................. 81
3.2. Khắc họa nhân vật bằng bút pháp lí tƣởng hóa........................................ 84
3.2.1. Chú trọng miêu tả ấn tƣợng về ngoại hình và đề cao vẻ đẹp cá tính, tài
năng, tâm hồn ngƣời trẻ tuổi ........................................................................... 84
3.2.2. Sử dụng motif chuyện tình lãng mạn với lối kết thúc có hậu ............... 87



3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu mang đậm hơi thở đời sống hiện đại của giới trẻ
91
3.3.1. Ngôn ngữ trẻ trung, hiện đại, gần gũi với đời sống .............................. 91
3.3.2. Giọng điệu vừa hóm hỉnh, vui tƣơi, vừa trữ tình, sâu lắng ................... 94
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................ 100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ cuối thế kỷ XX, sau 1986 đến nay, công cuộc đổi mới và hội
nhập của văn học Việt Nam ngày càng trở nên dân chủ, bình đẳng và sâu rộng
hơn bao giờ hết. Văn xi có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt đƣợc nhiều
thành tựu đáng kể. Truyện ngắn và tiểu thuyết phát triển rực rỡ cả về số lƣợng
và chất lƣợng. Nhiều cây bút đƣợc xem là “cây đa cây đề” nhƣ Bảo Ninh,
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh,...;
nhiều cây bút tài hoa, sắc sảo nhƣ Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Nhật Ánh... đã
trình làng nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết có giá trị. Bên cạnh lớp nhà văn đã
thành danh, nền truyện ngắn và tiểu thuyết thời kỳ này còn chứng kiến sự
xuất hiện đầy hào hứng của những cây viết trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, nhất là
các nhà văn nữ: Nguyễn Thu Phƣơng, Phan Hồn Nhiên, Bình Nguyên Trang,
Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy, Thụy Anh, Di Li, Nguyễn Quỳnh Trang,... Nổi
bật trong số đó có Dƣơng Thụy, một nhà văn nữ trẻ thƣờng tạo nên những
“hiện tƣợng sách” trong những năm qua. Là thể loại văn xuôi “năng động
nhất” và “ƣu thế nhất”, truyện ngắn và tiểu thuyết thời kỳ này không ngừng
lật xới tận cùng các ngõ ngách đời sống, nhận diện hiện thực và con ngƣời

bằng cái nhìn trực diện, đa chiều và nhân văn, do đó, thu hút sự quan tâm, chú
ý của khơng ít nhà nghiên cứu. Nghiên cứu trƣờng hợp Dƣơng Thụy, vì vậy,
sẽ giúp chúng tôi hiểu hơn về quy luật vận động, phát triển của hai thể loại trụ
cột này trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.
1.2. Trong khoảng hai mƣơi năm trở lại đây, Dƣơng Thụy là một trong
số các cây bút nữ trẻ có sức hút khá mạnh mẽ, trở thành một tên tuổi quen
thuộc đối với giới trẻ. Số lƣợng tác phẩm của chị khá lớn và mỗi tác phẩm ra
đời đều nhận đƣợc sự chào đón nồng nhiệt. Khởi đầu nghiệp văn, thành công


2
bƣớc đầu của Dƣơng Thụy là truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở mảng thể loại này,
nhiều sáng tác của chị đã tạo nên những cơn sốt trên thị trƣờng sách. Có
những tác phẩm chƣa đầy một tháng phát hành đã tái bản 3000 cuốn, thậm chí
có tiểu thuyết sau khi xuất bản lần đầu tiên đƣợc bốn ngày đã tái bản đến
5000 cuốn. Đây quả là “kì tích” của văn chƣơng trong bối cảnh văn hóa đọc
đang dần bị mai một. Hơn thế, điểm đặc biệt trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Dƣơng Thụy là tinh thần “ngƣời trẻ viết về ngƣời trẻ”. Vì thế, trên những
trang văn của chị, chúng ta có thể đọc thấy những cảm thức rất khác, những
mỹ cảm đƣơng thời, những quan điểm hiện đại về giá trị, chức năng của văn
chƣơng, những nhận thức trẻ trung và mới lạ về con ngƣời và thế giới,... Viết
với một nhận thức, tâm thế khác với thế hệ đi trƣớc, truyện ngắn và tiểu
thuyết Dƣơng Thụy còn rất tiêu biểu cho dịng văn xi của thế hệ trẻ 7X, 8X.
Tìm hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết Dƣơng Thụy, chúng tôi mong muốn giải
mã sức hút của cây bút trẻ này, qua đó khám phá sâu hơn về văn chƣơng của
một thế hệ những ngƣời viết trẻ - những ngƣời đã và đang nỗ lực “vẽ” nên
một diện mạo mới cho văn học Việt Nam đƣơng đại.
1.3. Trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của Dƣơng
Thụy, nhân vật ngƣời trẻ tuổi vẫn giữ vai trò trung tâm và chiếm số lƣợng
đơng đảo nhất. Đó là những ngƣời trẻ đƣợc đặt trong bối cảnh đất nƣớc thời

mở cửa, hội nhập. Họ can đảm bƣớc ra khỏi vỏ bọc an tồn đến với những
phƣơng trời xa xơi, chấp nhận thử thách và trải nghiệm, họ mang trong mình
khát vọng khám phá và vƣợt qua rào cản văn hóa để hịa nhập. Khơng chỉ thế,
nhân vật ngƣời trẻ trong văn xi Dƣơng Thụy cịn có khả năng truyền cảm
hứng tới ngƣời đọc, đánh thức ở giới trẻ khát khao “xách ba lô lên và đi”, vẫy
gọi họ đến với một thế giới mở, với những gì “ở phía ngoài kia”. Nghiên cứu
nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong văn xi Dƣơng Thụy, vì thế, khơng chỉ giúp
chúng tơi nhận diện đƣợc cảm quan nghệ thuật độc đáo về con ngƣời của nhà


3
văn mà còn giải mã đƣợc tâm trạng của một “mẫu ngƣời”, một thế hệ của đất
nƣớc trong thời kì có nhiều thay đổi.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu về truyện ngắn và tiểu thuyết của Dương
Thụy
Trong số những cây bút văn xuôi trẻ thế kỷ XXI, Dƣơng Thụy là một
cây viết khá ăn khách. Chị sáng tác cả truyện ngắn, tiểu thuyết và du kí,
nhƣng ở thể loại nào, sách của chị cũng đƣợc xếp vào hàng “best-seler”, ln
đƣợc giới trẻ đón đợi. Tuy vậy, nhìn chung, những bài nghiên cứu về văn xi
của Dƣơng Thụy còn khá khiêm tốn, chủ yếu tập trung vào mảng du ký, riêng
truyện ngắn và tiểu thuyết còn ít đƣợc quan tâm.
Đầu tiên, phải kể đến loạt bài nghiên cứu, phê bình trên các tờ báo:
Người lao động, Sài Gịn giải phóng, Phụ nữ, Bazaar,... và tạp chí Nghiên
cứu văn học,... Trong khi phân tích và nhận định về các xu hƣớng vận động
của văn học trẻ, các đặc điểm của văn xuôi thế hệ trẻ đầu thế kỷ XXI, hầu hết
các tác giả đều dẫn văn xuôi Dƣơng Thụy nhƣ một minh chứng tiêu biểu,
đồng thời ít nhiều đánh giá văn phong, nhận diện vị trí, đóng góp của Dƣơng
Thụy trong làng văn xi Việt đƣơng đại. Nguyễn Thị Phƣơng Thúy trong
Một vài đặc điểm truyện của người viết trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh những

năm đầu thế kỉ XXI (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4-2015) đã khảo sát rất
kỹ các tác phẩm Dƣơng Thụy cùng một số tác giả khác để minh chứng “tính
chất xun biên giới”, “khơng gian tồn cầu” nhƣ một đặc điểm nổi bật trong
văn xuôi của lớp những nhà văn trẻ: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của toàn cầu hoá, và
điều này phản ánh rất rõ trong văn xi của các nhà văn trẻ ở TP. Hồ Chí
Minh. Chi tiết dễ thấy nhất là hình ảnh khơng gian toàn cầu và nhân vật toàn
cầu trong sáng tác của họ. Họ không chỉ giới hạn bối cảnh truyện ở Việt Nam,
mà mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia, đến Paris, Hong Kong, Oxford. Tiêu
biểu nhƣ Không thể lấy chồng ta của Phan Ý Yên, Cuộc hẹn với Paris của Hạ


4
Ân, Nhắm mắt thấy Paris, Cáo già gái già và tiểu thuyết diễm tình, Bồ câu
chung mái vịm, Hành trình của những người trẻ, Oxford thương yêu, Cung
đường vàng nắng của Dƣơng Thụy,... Nhân vật cũng mang màu sắc toàn cầu.
Đó có thể là nhân vật ngƣời nƣớc ngồi, nhƣ giám đốc Daniel Ng. - ngƣời
Singapore, Louis De Lechamps và Madame Christine ngƣời Pháp, trợ giảng
Fernando ngƣời Bồ Đào Nha,… trong truyện Dƣơng Thụy” [35]. Cũng trong
bài viết này, Nguyễn Thị Phƣơng Thúy đã lí giải khá sâu sắc về tính chất đơ
thị trong các tác phẩm của Dƣơng Thụy cũng nhƣ một số nhà văn trẻ khác.
Cảm hứng viết về đô thị đã chi phối mạnh mẽ đến đề tài, chất liệu, nhân vật,
cấu trúc tác phẩm: “Điểm chung của các tác phẩm... là chỉ nói về chủ đề tình
yêu và đời sống cá nhân thƣờng nhật trong cuộc sống đô thị, mà chất liệu cảm
xúc chủ yếu là từ chính cuộc đời tác giả và những quan sát đời sống của tác
giả ở bề nổi. Tác giả không cố gắng giải quyết những gì mình nêu ra, khơng
phân tích, khơng cách điệu hố, khơng cho nghệ thuật khoảng cách với đời
sống mà tả lại nguyên xi đời sống. Những câu chuyện họ kể thƣờng ít chi tiết,
nhiều vận động, thế giới dù có bao la thì những mối quan hệ của nhân vật
cũng rất nhỏ hẹp và lƣợng nhân vật rất tối giản, chỉ có “em” và “anh”, “anh
ấy” và “cơ ấy”... Nhƣng nó vẫn gây xúc động ở mức độ nào đó. Có thể gấp

sách lại, ngƣời đọc sẽ khơng nhớ gì nhiều, nhƣng ít nhất nó cũng làm ngƣời
đọc rung động vì nhân vật, hoặc nhìn nhân vật mà ngẫm về mình” [35].
Trần Lê Hoa Tranh trong bài viết Hiện tượng “đi” và “về” của các nhà
văn đương đại Việt Nam đã có sự định vị Dƣơng Thụy rõ rệt hơn khi xếp
Dƣơng Thụy vào “top” nhà văn “đi để viết”: “Những khóa du học dài hạn và
ngắn hạn tại Bỉ, Pháp, Anh… không chỉ giúp cơ trở thành một trong số cây bút
trẻ có vốn tri thức dày dặn mà còn đủ vốn sống về mảng đề tài mà các nhà
văn trong nƣớc rất khó đụng đến: cuộc sống của lƣu học sinh... Viết trong tâm
thế của ngƣời đi nhiều, học nhiều, ghi chép nhiều, hầu hết tác phẩm của Thụy
đều ít nhiều có màu sắc báo chí với nhiều chủ động đƣa vào các thông tin về


5
vùng đất, con ngƣời, cuộc sống diễn ra câu chuyện...” [41]. Một số đặc điểm
thi pháp truyện và tiểu thuyết của Dƣơng Thụy nhƣ đề tài, nhân vật, ngôn ngữ,
giọng điệu,... cũng đƣợc các tác giả khác phân tích. Tác giả Hịa Bình trong bài
viết Dương Thụy: sâu sắc, cầu tiến đã đánh giá văn phong Dƣơng Thụy là
“trong sáng và dễ đọc nhƣng gửi gắm nhiều ý tình sâu sắc về thời đại, về con
ngƣời và tính nhân văn trong hành vi sống... Dƣơng Thụy khơng gồng mình lựa
chọn những đề tài lớn lao. Bởi văn chƣơng là cảm xúc, chị chọn cho mình
những câu chuyện, những tình tiết rất giản dị, rất thật từ cuộc sống, luôn cho
thấy những góc nhìn tích cực” [4]. Hải Miên trong bài viết Dương Thụy và
truyện diễm tình đã chỉ ra nét riêng và đánh giá cao giọng văn của Dƣơng Thụy:
“Không có sự nhàu nhĩ hay tàn úa nào của dấu vết tháng năm cuộc đời trên
giọng văn sinh động, tƣơi rói chất sống ấy. Sự đơn giản, nhân hậu và hóm hỉnh
chƣa bao giờ rời bỏ cơ (Dƣơng Thụy) và vì thế cũng ở lại mãi trong văn của cơ,
trở thành một “thƣơng hiệu” riêng mời gọi, khiến ngƣời ta phải tìm đến và quyến
luyến” [24].
Chiếm phần lớn là dạng bài cảm nhận của độc giả về các tác phẩm của
Dƣơng Thụy, trong đó có nhiều ý kiến đánh giá đáng suy ngẫm cùng những

cảm nhận khá tinh tế. Năm 2007, khi cuốn tiểu thuyết đầu tay Oxford thương
yêu xuất bản, đã có nhiều bài bình luận, đánh giá tích cực về sự thành công của
Dƣơng Thụy. Độc giả Tƣờng Vân trên chun trang bình luận http//tiki.vn
khơng tiếc lời khen: “Oxford thương yêu là một quyển sách rất quyến rũ... Rõ
ràng cuộc sống ln là một hành trình thú vị nhất và tuổi trẻ ln mong muốn
điều gì đó thật nồng nhiệt, rất thật, rất mới và rất sống động chứ khơng chỉ là sự
n ổn và bình an. Mở rộng lịng và hết mình cho những gì mình mơ ƣớc”. Tác
giả Nhƣ Quỳnh trong Lời giới thiệu cuốn Cung đường vàng nắng chia sẻ:
“Cung đường vàng nắng của Dƣơng Thụy đƣa đến cho tôi cảm giác vừa quen
vừa lạ. Quen vì những nhân vật của Dƣơng Thụy ln có điểm chung đâu đó,
vì cái cách tác giả kể chuyện, về kết cấu, lối viết của tác phẩm. Còn lạ vì


6
truyện của cơ ln có sức hút riêng, dẫu chỉ là nhan đề, là cách mở đầu hay
những suy nghĩ, chiêm nghiệm rút ra từ tác phẩm” [13, tr.3]. Nhà báo Hồng
Ngọc bày tỏ: “Truyện của Dƣơng Thụy viết bằng một giọng văn tự nhiên,
tƣng tửng, từ lối kể chuyện đến ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, giúp ngƣời
đọc tiếp thu dễ dàng, thích thú và tránh làm đầu óc độc giả bận rộn để có thể
cùng chia sẻ với tác giả những quan niệm sống, những nhìn nhận về sự kiện,
về con ngƣời” [24]. Năm 2014, Chờ em đến Sanfrancisco ra đời đem đến một
“phiên bản mới” của Dƣơng Thụy. Vẫn đan xen không gian trời Âu xa xơi
song bối cảnh chính của câu chuyện lại diễn ra ở Sài Gịn những năm sau giải
phóng, sách của Dƣơng Thụy tiếp tục chinh phục độc giả trẻ tuổi, bạn
Elysabeth Ly trên chuyên mục Bạn đọc viết, http//www.duongthuy.net bày
tỏ: “Cuốn sách này cũng không ngoại lệ, cách viết là sự dẫn dắt nhẹ nhàng,
đƣa ngƣời đọc chậm rãi vào từng câu chữ. Ở Dƣơng Thụy có một sự trải
nghiệm rất nhiều ở những chuyến đi nên đƣa ngƣời đọc đi vào cái hồn của
sách rất tuyệt vời”. Không chỉ tiểu thuyết, truyện ngắn của Dƣơng Thụy cũng
đƣợc đông đảo ngƣời đọc yêu thích. Nhà văn Phan Hồn Nhiên trong lời mở

đầu cho tập truyện Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình đánh giá khá tinh
tƣờng về cái nhìn nghệ thuật của Dƣơng Thụy: “Dƣơng Thụy giữ một thái độ
sáng suốt, soi chiếu nhân vật một cách công bằng và chẳng ngại ngần mà
khơng nói thẳng tận cùng bản chất. Từ một anh sếp Tây biết làm việc, biết
hƣởng thụ, biết cách tranh thủ tình cảm các nhân viên Việt một cách láu lỉnh,
cho đến cô gái trẻ lãng mạn, xao lịng nhƣng ln cố gắng “bóp thắng” đúng
lúc đều hiện ra rất chân thật. Ngay cả vấn đề chừng nhƣ khá nhạy cảm là sex,
Dƣơng Thụy cũng có cách đề cập độc đáo: hài hƣớc, không che đậy úp mở và
không tránh né. Đọc những truyện nhƣ thế, không những chẳng thấy rợn bởi
sự dung tục, ngƣời đọc cịn đƣợc chia sẻ với Dƣơng Thụy đơi mắt nhìn tƣơi
tắn và trong trẻo” [28].


7
Bên cạnh những lời khen, nhiều độc giả cũng có cái nhìn đầy khách
quan khi chỉ ra những điểm chƣa thành công ở của truyện ngắn và tiểu thuyết
của Dƣơng Thụy. Nhân đọc tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris, bạn đọc
Nguyễn Diệp thẳng thắn chia sẻ trên Chuyên trang bình luận, http//tiki.vn:
“Nói chung tiểu thuyết Dƣơng Thụy đều theo motif quen thuộc, kết thúc có
hậu gƣợng gạo, tâm lý nhân vật chƣa sâu...”. Bùi Cơng Thuần trong bài phê
bình Nhắm mắt thấy Paris, tiểu thuyết Dương Thụy trên website
vanchuongviet.org cũng đồng quan điểm khi cho rằng, nếu đọc để giải trí thì
đây là một tác phẩm hấp dẫn bởi “độ căng của cốt truyện đƣợc giữ trong suốt
tác phẩm. Mỗi chƣơng kết thúc bằng cách mở ra một căng thẳng mới. Chƣơng
cuối cùng hoá giải tất cả các mâu thuẫn trong 21 chƣơng trƣớc đó. Mạch
truyện kết cấu logic. Nhiều cảnh sắc Paris đƣợc miêu tả đẹp. Nhiều chƣơng
miêu tả khá sắc sảo tâm lý, tính cách nhân vật, đẩy mâu thuẫn lên cao trào.
Ngôn ngữ dùng trong tiểu thuyết là ngôn ngữ của ngƣời trẻ hiện đại. Bút lực
của Dƣơng Thụy khá mạnh mẽ. Kết thúc có hậu làm ngƣời đọc yên tâm...”
[34]. Tuy nhiên, nếu đọc để thƣởng thức giá trị văn chƣơng thì cuốn tiểu

thuyết có nhiều hạn chế, từ cấu trúc mạch truyện, xây dựng nhân vật chính
đến nội dung, ý nghĩa: “Dƣơng Thụy viết về thời hôm nay, về những vấn đề
của ngƣời trẻ hôm nay nhƣng rất tiếc, tác giả chƣa làm sáng lên đƣợc những
giá trị của thời đại mới, những hình mẫu tuổi trẻ trong thời đại mới” [34].
Những năm gần đây, sáng tác của Dƣơng Thụy đƣợc nhiều sinh viên,
học viên quan tâm, nghiên cứu. Có thể kể đến một số luận văn Thạc sĩ nhƣ:
Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Dương Thụy (2015) của Bùi Thị Tiên
Phúc, Đại học Quy Nhơn; Truyện ngắn Dương Thụy và Truyện ngắn Di Li từ
góc nhìn so sánh (2017) của Trịnh Đinh Hồng Trang, Đại học Văn Hiến; Đặc
điểm du kí của Dương Thụy (2017) của Lê Thị Lan Hƣơng, Đại học Vinh;
Chất du kí trong tiểu thuyết Dương Thụy (2015) của Nguyễn Thị Hiền, Đại
học Sƣ phạm Hà Nội; v.v... Có thể nói, đây là những cơng trình mang tính


8
nghiên cứu khoa học đáng kể nhất về tác phẩm của Dƣơng Thụy. Bằng cái
nhìn so sánh, Trịnh Đinh Hồng Trang trong cơng trình Truyện ngắn Dương
Thụy và Truyện ngắn Di Li từ góc nhìn so sánh đã chỉ ra những đặc sắc
truyện ngắn của từng tác giả, đồng thời lí giải khá sâu sắc những điểm thống
nhất trong cách viết, cảm quan, suy nghĩ của những nhà văn trẻ cùng thế hệ.
Bùi Thị Tiên Phúc trong cơng trình Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Dương Thụy nghiên cứu một cách có hệ thống các đặc điểm truyện ngắn
Dƣơng Thụy: kết cấu, tổ chức cốt truyện, nhân vật, không - thời gian, giọng
điệu, ngơn ngữ, v.v... Từ đó, tác giả đã có những đánh giá bao quát, khách
quan về những thành cơng, hạn chế cùng những đóng góp của Dƣơng Thụy
đối với quá trình vận động, phát triển của văn xi Việt đƣơng đại.
2.2. Tình hình nghiên cứu về nhân vật người trẻ tuổi trong truyện
ngắn và tiểu thuyết của Dương Thụy
Ngƣời trẻ tuổi là đối tƣợng đƣợc đặc biệt quan tâm trong thế giới nhân
vật của văn xuôi Dƣơng Thụy. Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Dƣơng

Thụy, hầu hết các nhân vật trẻ tuổi đƣợc tác giả nhìn nhận, đánh giá trong
khát vọng và mộng ƣớc lí tƣởng; tất nhiên bên cạnh những con ngƣời thành
cơng, cũng có những con ngƣời đầy tham vọng, tính tốn và chuốc thất bại
nhƣ một tất yếu cho những sa ngã, lỗi lầm của mình; có cả những suy nghĩ,
trăn trở của ngƣời trẻ tuổi trƣớc bối cảnh hội nhập, những rào cản văn hóa,
những xung đột thế hệ,... Tất cả đã đi vào trang viết của Dƣơng Thụy hết sức
chân thật, sống động. Khơng ít nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thế giới nhân
vật này của nhà văn. Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh trong bài viết Hiện tượng
“đi” và “về” của các nhà văn đương đại Việt Nam (đăng trên Tạp chí Văn
học số 6, năm 2014) đã chỉ rõ những băn khoăn, trăn trở của những ngƣời trẻ
trong việc giữ gìn bản ngã trƣớc thời cuộc hội nhập: “Qua tác phẩm của mình,
cơ muốn chia sẻ về những tâm tƣ của một ngƣời đi tìm kiến thức ở nơi xa,
hạnh phúc nhiều nhƣng khó khăn cũng khơng ít. Tâm trạng của một ngƣời trẻ


9
chênh vênh giữa việc làm sao giữ đƣợc cá tính dân tộc của mình, nhân dạng
của mình (identity) mà vẫn phải hịa nhập với văn hóa các nƣớc khác. Những
mối tình khác quốc tịch xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của Dƣơng Thụy
và đi kèm với tình u ln là những khác biệt văn hóa”[41]. Tác giả Trang
Hƣơng trong bài Viễn du cùng Dương Thụy trong Cáo già, gái già và tiểu
thuyết diễm tình khẳng định tài năng của Dƣơng Thụy trong việc dẫn dắt
ngƣời đọc khám phá cuộc sống, tâm tƣ tình cảm những ngƣời Việt trẻ: “Tuy
khác nhau về địa lý, lịch sử, ngơn ngữ, văn hóa..., nhƣng điểm chung của mỗi
ngƣời là tình yêu lãng mạn, tình ngƣời chân thành... Những ngƣời trẻ chấp
nhận áp lực công việc, cuộc sống, dám sống và làm theo cách riêng, biết cách
hóa giải thử thách để thành đạt. Tuy nhiên, những con ngƣời ấy vẫn lộ ra
những yếu ớt, tha thiết đƣợc chia sẻ, thƣơng yêu...” [17]. Còn nhà xuất bản
Trẻ khi giới thiệu Oxford thương yêu đã nhấn mạnh: “Truyện lôi cuốn độc giả
bằng những đoạn tả cảnh thiên nhiên đẹp, những quan niệm sống cởi mở và

hƣớng thiện của một lớp thanh niên trƣởng thành trong giai đoạn đất nƣớc
đƣợc đổi mới”.
Cũng cần ghi nhận những cảm nhận tinh tế của nhiều độc giả. Phần lớn,
đó là những bạn đọc trẻ nên rất hồ hởi với thế giới nhân vật trong sáng tác của
Dƣơng Thụy. Trên chuyên mục Bạn đọc viết, http//www.duongthuy.net, bạn
đọc Kity-tran chia sẻ những ấn tƣợng khá đặc biệt về nhân vật của Oxford
thương yêu: “Oxford thương yêu là câu chuyện lãng mạn của những ngƣời trẻ
tuổi đầy hoài bão, họ yêu thƣơng nhau bằng một trái tim chân thật, nồng ấm
có đơi lúc ngây thơ và vụng về nhƣng chính cái ngây thơ đến trẻ con ấy đã
làm tình yêu của những lứa đôi thêm đẹp. Những con ngƣời trẻ tuổi ấy, mỗi
ngƣời một cách nghĩ, một cách sống, có vội vã hối hả, có êm đềm lặng lẽ,
khép mình với thế giới xung quanh, cũng có bng mình chạy theo nhịp điệu
quay cuồng của cuộc sống... nhƣng tất cả đều rạo rực và nhiệt tình với cuộc
sống, họ vƣơn mình ra để trải nghiệm, có những lúc cái “tơi” cứng đầu và vô


10
tâm làm họ vấp ngã, không hiểu hết về những ngƣời xung quanh nên xa nhau.
Và cuối cùng lại đƣợc gặp nhau trên một nhánh khác của cuộc đời, vẫn tình
u đó, chín chắn hơn, sâu lắng hơn”. Cịn bạn đọc Ngơ Thị Phƣơng Thảo có
cảm tƣởng khi đọc Cung đường vàng nắng: “Đâu đó ta bắt gặp những ngƣời
trẻ với cuộc sống năng động, những mối tình nhẹ nhàng nhƣng đầy nhiệt
huyết, những thành phố trời Âu xinh đẹp, tình đồng hƣơng thân mến giữa
chốn xa lạ...”.
Đáng kể hơn là các luận văn Thạc sĩ. Các cơng trình này có sự đầu tƣ
chỉn chu và khảo sát, nghiên cứu kĩ lƣỡng hơn về truyện ngắn và tiểu thuyết
Dƣơng Thụy, trong đó có tìm hiểu về nhân vật ngƣời trẻ tuổi. Bùi Thị Tiên
Phúc khi tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Dương Thụy có dành
hẳn một phần để khảo chứng và luận giải nghệ thuật xây dựng nhân vật của
tác giả. Ở cơng trình Đặc điểm du kí của Dương Thụy, khi tập trung làm rõ

đặc điểm của thể tài du kí, Lê Thị Lan Hƣơng đã có những khám phá về hình
tƣợng cái “tơi” trẻ tuổi - sự hóa thân của chính tác giả: đó là một cái tôi dấn
thân với khát vọng khám phá liên tục, không ngừng nghỉ; một cái tôi với
những cảm nhận tinh tế về con ngƣời và thế giới; một cái tơi lãng mạn và
rộng mở. Cịn Nguyễn Thị Hiền ở luận văn Chất du kí trong tiểu thuyết của
Dương Thụy, trong q trình phân tích chất du kí trên cả hai phƣơng diện nội
dung và nghệ thuật của tiểu thuyết đã phát hiện hành trình khám phá thế giới
và hành trình nhìn lại chính mình của những ngƣời trẻ, đồng thời chỉ ra một
trong những phƣơng cách tạo nên chất du kí chính là nghệ thuật xây dựng
nhân vật của nhà văn.
Ngồi ra, chúng tơi cịn theo dõi các bài phỏng vấn tác giả trên các báo
Phụ nữ chủ nhật (TP. Hồ Chí Minh), báo Lifestyle,... Ở những bài viết này,
Dƣơng Thụy đã bày tỏ những suy tƣ, tâm niệm của mình về thế giới nhân vật
mà chị tâm đắc: “Càng trẻ ngƣời ta càng nên trong sáng, đẹp một cách tự
nhiên không trau chuốt và nuôi dƣỡng nhiều cảm xúc trong lành. Ngƣời trẻ


11
cịn có một sức bật rất lớn và dễ hịa nhập vào môi trƣờng mới. Tôi vẫn tin
rằng thế hệ nào chăng nữa thì bản tính hƣớng thiện ln tồn tại trong mỗi con
ngƣời. Ở ngƣời trẻ, phẩm chất ấy càng mạnh. Nhìn từ trải nghiệm của chính
bản thân tơi, cảm xúc và sự chân thành là thế mạnh để giúp ngƣời trẻ thành
công” [21]. Qua những bài phỏng vấn, chúng tơi nhận ra cái nhìn của nhà văn
về con ngƣời trẻ tuổi cũng nhƣ quan điểm xây dựng nhân vật trẻ tuổi của chị.
Từ bao quát, phân tích và luận giải trên, có thể thấy, đã có một số cơng
trình, bài viết tìm hiểu, nghiên cứu về truyện ngắn và tiểu thuyết của Dƣơng
Thụy, trong đó có quan tâm đến kiểu nhân vật ngƣời trẻ tuổi. Nhìn chung, tác
giả các cơng trình và bài viết đều khẳng định vị trí trung tâm của nhân vật
ngƣời trẻ tuổi trong sáng tác của Dƣơng Thụy, ít nhiều nhận diện đƣợc đặc
điểm kiểu nhân vật cùng một số phƣơng cách thể hiện nhân vật nổi bật của

nhà văn. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình và bài viết này, mới chỉ bao qt
ở thể tài du kí, hoặc có khi quan sát trong một phạm vi khá rộng (nhận diện
Dƣơng Thụy trong văn xuôi những nhà văn trẻ đƣơng đại), hoặc đối tƣợng
nghiên cứu chính khơng phải là nhân vật ngƣời trẻ tuổi. Một số bài viết là
những dòng cảm nhận tản mạn, cảm tính, thiếu những khảo chứng thuyết
phục. Thực tế, cịn thiếu vắng một cơng trình nghiên cứu tồn diện, hệ thống
về nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Dƣơng Thụy.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Nhân vật người trẻ tuổi trong
truyện ngắn và tiểu thuyết Dương Thụy.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Đề tài bao quát tất cả các truyện ngắn và tiểu thuyết của Dƣơng Thụy,
chủ yếu tập trung vào các cuốn:
- Oxford thương yêu, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2012


12
- Chờ em đến San Francisco, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014
- Cáo già, gái già, và tiểu thuyết diễm tình, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
2015
- Bồ câu chung mái vịm, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016
- Cung đường vàng nắng, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh năm, 2016
- Nhắm mắt thấy Paris, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2017
Ngồi ra, luận văn cịn khảo sát thêm một số tác phẩm của những tác
giả trẻ cùng thời có viết về giới trẻ để có cái nhìn so sánh, đối chiếu, từ đó chỉ
ra đƣợc những thành cơng - hạn chế, những khác biệt và đóng góp của Dƣơng
Thụy khi viết về đề tài này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Qua khảo sát các tác phẩm của Dƣơng Thụy, luận văn nhằm xác định
những đặc điểm nổi bật của kiểu nhân vật ngƣời trẻ tuổi, trên cơ sở đó, khẳng
định những đóng góp có ý nghĩa của Dƣơng Thụy cho văn xi, trƣớc hết là
truyện ngắn và tiểu thuyết của các nhà văn nữ trẻ Việt Nam đƣơng đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Đƣa ra một cái nhìn chung về văn xi của Dƣơng Thụy, xác
định nhân vật ngƣời trẻ tuổi là loại nhân vật trung tâm trong thế giới nhân vật
mà nhà văn sáng tạo nên.
4.2.2. Khảo sát, phân tích, xác định những đặc điểm cơ bản của kiểu
nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong truyện ngắn và tiểu thuyết Dƣơng Thụy.
4.2.3. Khảo sát, phân tích, xác định những thành cơng và hạn chế của
Dƣơng Thụy trong nghệ thuật thể hiện kiểu nhân vật ngƣời trẻ tuổi.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về đóng góp của truyện ngắn và tiểu
thuyết Dƣơng Thụy, nhất là ở phƣơng diện tìm kiếm và xây dựng nhân vật.


13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau,
trong đó có các phƣơng pháp chính:
Các phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học đƣợc luận văn chú trọng vì đây
là đƣờng dẫn khám phá những đặc sắc của nhân vật trên các phƣơng diện cở
bản: nội dung và phƣơng thức thể hiện.
Phƣơng pháp cấu trúc- hệ thống giúp cho việc hệ thống hóa các vấn đề
về nội dung và phƣơng thức thể hiện nhân vật theo một cấu trúc mang tính
chỉnh thể, khoa học.
Phƣơng pháp so sánh - loại hình giúp chúng tơinhận diện nét riêng của
nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Dƣơng Thụy so
với các cây bút cùng thời có viết về giới trẻ.
Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp giúp ngƣời viết có thể đi sâu khám

phá những khía cạnh cụ thể của từng tác phẩm, từ đókhái quát đƣợc những
đặc điểm cơ bản của nhân vật ngƣời trẻ tuổi trong các truyện ngắn và tiểu
thuyết của Dƣơng Thụy.
Phƣơng pháp thống kê - phân loại giúp chúng tôi minh định cụ thể các
các vấn đề khi nghiên cứu về nhân vật ngƣời trẻ tuổi bằng những con số “biết
nói”.
Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: đây là phƣơng pháp nghiên cứu
phù hợp với đặc thù văn xi của Dƣơng Thụy - vốn có sự tích hợp nhiều
kiến thức liên ngành: lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, v.v...
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
Dự kiến, luận văn là cơng trình nghiên cứu nhân vật ngƣời trẻ tuổi
trong truyện ngắn và tiểu thuyết Dƣơng Thụy với cái nhìn tập trung và hệ
thống.


14
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn và tiểu thuyết Dƣơng Thụy nói riêng, truyện
ngắn và tiểu thuyết các nhà văn nữ trẻ (thế hệ 7X, 8X nói chung).
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngồi Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Nhìn chung về nhân vật người trẻ tuổi trong truyện ngắn,
tiểu thuyết của Dương Thụy
Chương 2. Đặc điểm kiểu nhân vật người trẻ tuổi trong truyện ngắn và
tiểu thuyết của Dương Thụy
Chương 3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật người trẻ tuổi trong truyện
ngắn và tiểu thuyết của Dương Thụy



15
Chƣơng 1
NHÌN CHUNG VỀ NHÂN VẬT NGƢỜI TRẺ TUỔI
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA DƢƠNG THỤY
1.1. Dấu ấn của Dƣơng Thụy trong bức tranh truyện ngắn và tiểu
thuyết các nhà văn nữ trẻ Việt Nam đƣơng đại
1.1.1. Sơ lược về truyện ngắn và tiểu thuyết của các nhà văn nữ trẻ
Việt Nam đương đại
Bấy lâu, danh xƣng nhà văn trẻ (bên cạnh đó cịn có các danh xƣng nhà
thơ trẻ, nhà phê bình trẻ, dịch giả trẻ,... hoặc có khi đƣợc thâu tóm vào cái tên
người viết văn trẻ) đƣợc dùng khá phổ biến. Đây là một định danh có tính
tƣơng đối, khơng chặt chẽ. Thế nào gọi là “nhà văn trẻ”? “Trẻ” ở đây có phải
chỉ riêng về độ tuổi? Mặt khác, theo logic tƣ duy phân loại, đã có “nhà văn
trẻ” ắt phải có “nhà văn già”, trong khi, nếu nhìn từ góc độ lí luận tiếp nhận,
thì trƣớc bàn giấy và trƣớc văn bản chỉ có ngƣời viết - nhà văn mà thơi, khơng
có khái niệm “ngƣời viết/ nhà văn trẻ” hay “ngƣời viết/ nhà văn già”.
Tuy nhiên, tiến trình văn học ln là những cuộc lên đƣờng bất tận của
thời đại này kế tiếp thời đại khác, sự tiếp nối hoặc thay thế lớp nhà văn này
bằng một lớp nhà văn khác, trong đó có sự góp mặt quan trọng của những nhà
văn trẻ. Thực tế, nền văn học nƣớc ta cũng từng chứng kiến vai trị “cách
mệnh” của lớp những nhà văn có tuổi đời cịn rất trẻ. Những trí thức Tây học
với tuổi đời chỉ từ 16 đến đôi mƣơi nhƣ Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế
Lan Viên, Hàn Mặc Tử,... đã dấy lên phong trào Thơ mới 1932 - 1945 - cuộc
cách tân rực rỡ nhất trong lịch sử thơ ca dân tộc. Cuộc hiện đại hóa văn xi
ngoạn mục đầu thế kỷ XX không thể thành công nếu thiếu đi vai trò chủ lực
của những nhà văn trẻ khi ấy nhƣ Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nguyễn Công
Hoan,Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,... Ở những ngƣời trẻ tuổi thƣờng tiềm ẩn



16
một sức bật lớn, một khả năng dồi dào trong việc tiếp cận và sáng tạo cái mới
khiến cho sự tham gia của họ vào những cuộc canh tân văn học mạo hiểm
thƣờng cho phép ngƣời ta suy nghĩ nhiều hơn về triển vọng của một nền văn
học mới. Tất nhiên, không phải ai trẻ tuổi sáng tác cũng đều thành công. Kể
cả những ngƣời trẻ tuổi nổi tiếng, đƣợc thị trƣờng sách mến mộ với hàng chục
vạn bản sách. Trẻ tuổi phải bao hàm trong nó một “giá trị” có tính khai phóng,
cách mạng hệ hình, chứ khơng đơn thuần chỉ căn cứ vào giấy khai sinh của
tác giả. Vì vậy, để xác lập một căn cƣớc cho khái niệm nhà văn trẻ, theo
chúng tôi, cần đặt ra hai tiêu chí cơ bản. Thứ nhất, nhà văn trẻ chỉ những
ngƣời viết có tuổi đời cịn trẻ, chỉ xấp xỉ tối đa trên dƣới 30 - 40 tuổi. Nhƣng
cần phải giới hạn “bối cảnh lịch sử cụ thể”, vì có những nhà văn ngày nay đã
“trƣởng thành” nhƣng đã từng là nhà văn trẻ. Thứ hai, sáng tác của những nhà
văn trẻ phải bao gồm một nội hàm về mặt “chất lƣợng”. Cần nhìn thấy tính
giá trị, cao hơn là “tính khai phóng” trong các sáng tác của họ.
Theo ý nghĩa ấy, trong phạm vi đề tài này, khái niệm nhà văn nữ trẻ
Việt Nam đương đại là để chỉ lớp nhà văn nữ sinh ra và lớn lên sau thời điểm
thống nhất đất nƣớc, tức tính từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986 với cao trào
Đổi mới. Đó là thế hệ 7X, 8X, thậm chí 9X, những ngƣời đã và đang góp
phần quan trọng trong cơng cuộc đổi mới văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Dĩ
nhiên, nếu xét một cách tỉ mỉ, giữa các thế hệ này đã có những sự cách biệt
nhất định về tƣ duy, trƣờng thẩm mỹ, vùng văn hóa.
Cùng với những biến chuyển mạnh mẽ của thời đại, bằng sự tìm tịi, nỗ
lực của từng cá tính sáng tạo, văn học Việt Nam từ sau 1986 đã phát triển
vƣợt trội, từ quan điểm nghệ thuật, cách nhìn thế giới, con ngƣời, đến lối viết.
Trong xu thế tồn cầu hóa, việc tiếp nhận các trƣờng phái hiện đại và hậu hiện
đại làm cho văn học Việt Nam đa dạng về phong cách và khuynh hƣớng thẩm
mỹ. Các thể loại văn học phát triển đồng đều, trong đó, rực rỡ nhất phải kể
đến truyện ngắn và tiểu thuyết. Từ sau 1986, truyện ngắn và tiểu thuyết trở



17
thành những thể loại đi tiên phong trong công cuộc đổi mới với những tên
tuổi “mở đƣờng tài năng và tinh anh” nhƣ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy
Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu … Trong tổng phổ ấy,
việc tách bạch một vài thể loại từ phía các tác giả nữ để dựng diện mạo và
đánh giá thành tựu là điều không thể. Tuy vậy, sau 1986, chỉ riêng sự xuất
hiện đột biến của nữ giới ở nhiều lĩnh vực đã chứng tỏ sự đổi thay trong đời
sống văn học, trong quan niệm thể loại. Trong diễn trình cách tân thể loại,
nhìn vào sự phát triển của sáng tác nữ có thể nhận ra diện mạo truyện ngắn và
tiểu thuyết nữ đƣơng đại với những bƣớc thăng trầm của nó qua các thế hệ
nhà văn.
Từ 1975 đến trƣớc 1986, trong truyện ngắn các cây bút nữ trƣởng
thành từ kháng chiến chống Mỹ nhƣ Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Tú,...
đã bắt đầu xuất hiện những mầm mống của sự đổi mới. Cùng với Lê Minh
Khuê, nỗ lực đổi mới văn xi nữ cịn có sự góp sức đáng kể của một số nhà
văn sinh sau nhƣ Dƣơng Thu Hƣơng, Phạm Thị Hồi,... Khơng cịn “mê mải”
với hiện thực chiến tranh, các nhà văn đã bắt đầu nhìn thẳng vào hiện thực,
chú trọng tái hiện những vấn đề nổi cộm của đời sống, con ngƣời thời hậu
chiến. Thế hệ này tiếp tục sáng tác và có những đóng góp cho giai đoạn sau.
Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, văn đàn Việt
Nam xôn xao bởi sự xuất hiện hùng hậu của nhiều cây bút nữ, đặc biệt ở lĩnh
vực truyện ngắn. Tiếp đà đổi mới từ giai đoạn trƣớc, Lê Minh Khuê liên tục
sáng tác ở các chặng đƣờng và đƣợc xem là “bà trùm truyện ngắn” với ba lần
nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn và nhiều giải thƣởng quốc tế. Phạm Thị
Hoài gây ấn tƣợng với tập truyện ngắn Mê lộ và tiểu thuyết Thiên sứ. Y Ban
khẳng định ngay chỗ đứng với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ - giải
thƣởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 - 1990),
và tập truyện Người đàn bà có ma lực - giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của
Nxb Hà Nội năm 1993). Võ Thị Hảo, sau một vài truyện ngắn gây tiếng vang,



18
trở thành một nhà văn tên tuổi kể từ tập truyện Biển cứu rỗi. Tiếp ngay đó,
Nguyễn Thị Thu Huệ với mỗi năm mỗi tập truyện Cát đợi, Hậu thiên đường,
Phù thủy và gần đây là Thành phố đi vắng (giải thƣởng Hội nhà văn Việt
Nam 2012), thể hiện sức bền và không ngừng đổi mới cách viết của nhà
văn… Với những tác phẩm xuất bản rải rác từ giữa những năm 80, Lý Lan,
Dạ Ngân, Bích Ngân… đã bền bỉ xác lập chỗ đứng sau ba thập kỉ sáng tác
không ngừng nghỉ ở cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Hơn kém nhau chừng nửa
thập kỉ, xuất bản trƣớc sau cũng chừng nửa thập kỉ, Trần Thùy Mai, Võ Thị
Xuân Hà, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh… cùng tạo dấu ấn khi cịn khá
trẻ và cùng làm nóng văn đàn với rất nhiều tập truyện ngắn ở thập niên 90 của
thế kỉ XX... Đến 15 năm đầu thế kỉ XXI, những cái tên từng lạ lẫm, mới mẻ
ấy không chỉ trở nên rất quen thuộc mà tiếp tục buộc độc giả phải nhắc tên.
Một số tác giả đã thử nghiệm ở tiểu thuyết, tản văn và có những thành cơng
mới: Võ Thị Hảo, Y Ban, Lý Lan, Bích Ngân, Dạ Ngân, Thùy Dƣơng, Võ Thị
Xuân Hà, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh,… Đƣợc sáng tác trong tinh
thần “cởi trói”, với cái nhìn đa chiều về hiện thực đời sống, các nhà văn nữ đã
đặt ra muôn vàn vấn đề trong truyện ngắn và tiểu thuyết: tái nhận thức về lịch
sử, về chiến tranh từ góc nhìn của ngƣời phụ nữ; mở đƣờng cho sự xuất hiện
của các không gian cá nhân (trong những mối quan hệ gia đình, bạn bè, và với
chính bản thân) vừa nhƣ một vấn đề tự thân, vừa nhƣ một nỗ lực thay thế các
không gian xã hội thời chiến tranh (trong những mối quan hệ dân tộc, cộng
đồng, đội ngũ) đang dần nhạt nhòa trƣớc đời sống dân sự mới mẻ; niềm kiêu
hãnh giới, cảm thức dục tính un ngun, góp phần đa dạng hố cách nhìn
con ngƣời bản năng; v.v... Sự xen cài giữa màu sắc nữ quyền và nữ tính trong
sáng tác của thế hệ các nhà văn nữ này, làm nên sức hút riêng của nó, mời gọi
tiếp nhận nhƣng đồng thời thách thức các nỗ lực diễn giải. Với những đóng
góp của mình, thế hệ nhà văn chủ lực này đã làm nên một thời kỳ rực rỡ trong



19
dịng chảy văn xi nữ Việt Nam đƣơng đại. Thế hệ này vừa tạo đà, vừa là sự
thách thức cho sự xuất hiện của lớp nhà văn nữ trẻ kế tiếp.
Thập niên đầu thế kỉ XXI, song song với những cây bút nữ thế hệ 5X,
6X, văn xuôi nữ phát triển với một thế hệ khác hẳn: Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Bích
Thúy, Phong Điệp, Phan Hồn Nhiên, Phạm Điệp Giang, Võ Diệu Thanh,
Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Thị Châu Giang, Dƣơng Thụy,... Phần lớn họ là
những nhà văn thuộc thế hệ 7X, 8X, thậm chí 9X, sinh ra và lớn lên trong hịa
bình. Chính họ là những nhà văn nữ trẻ đương đại đã làm nên một thập kỷ
rực rỡ của văn xuôi nữ. Sự xuất hiện của họ nhƣ một sự gối tiếp thế hệ nhà
văn nữ trƣớc, đem đến một màu sắc mới mẻ cho bức tranh truyện ngắn và tiểu
thuyết nƣớc nhà.
Trên tinh thần hội nhập ngày càng bình đẳng, sâu rộng, số lƣợng các
cây bút văn xi nữ trẻ đầu thế kỉ XXI tăng nhanh. Sức viết tuy chƣa già dặn,
chắc chắn và sắc sảo nhƣ các nhà văn thế hệ đàn chị, song với cảm thức thời
đại nhạy bén, lối hành văn trong sáng và giàu cảm xúc, truyện ngắn và tiểu
thuyết của họ đã tạo đƣợc sự lơi cuốn với bạn trẻ. Khơng ít nhà văn nữ trong
số này đã liên tục tạo những cơn “địa chấn” về xuất bản sách. Đỗ Hoàng Diệu
làm dậy sóng dƣ luận với tập truyện Bóng đè (2005). Nguyễn Ngọc Tƣ tạo
nên cơn sốt với Cánh đồng bất tận, tập truyện đạt Giải thƣởng của Hội Nhà
văn Việt Nam năm 2006. Đến năm 2012, Nguyễn Ngọc Tƣ cho ra đời tiểu
thuyết Sông làm xôn xao tâm trạng của biết bao ngƣời đọc suốt một thời gian
dài. Đỗ Bích Thúy nổi tiếng với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết đƣợc chuyển
thể thành phim: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Sau những mùa trăng, Ngải
đắng ở trên núi, Lặng yên dưới vực sâu, Cửa hiệu giặt là, Chúa đất,... Phong
Điệp liên tục gây chú ý với nhiều giải thƣởng về truyện ngắn Người phía bên
kia đường, Lạc chốn thị thành,... tiểu thuyết Vực gió. Di Li gây ám ảnh với
tiểu thuyết trinh thám - kinh dị Trại hoa đỏ, tác phẩm giành giải C cuộc thi:

“Vì an ninh tổ quốc và bình n cuộc sống” do Bộ Cơng an và Hội Nhà văn


20
Việt Nam phối hợp tổ chức. Nguyễn Thị Châu Giang khiến ngƣời đọc không
thể ngủ yên với các tập truyện ngắn: Đám cưới sao, Biển trên núi, Đèn lồng
trên cao, Chợ tình, Cuộc chơi, Trở về tình yêu, truyện dài: Khơng ngủ, Tóc
ngắn, Đêm dịu dàng... Phan Hồn Nhiên khẳng định vị trí của mình với các
truyện dài Cơng ty, Mắt bão, Chiếc vòng đồng đen,các tập truyện ngắn: Dốc
mưa, Đôi giày vuông, Cánh trái, Dƣơng Thụy lập kỷ lục xuất bản với một
loạt truyện ngắn, tiểu thuyết v.v...
Văn đàn hiện nay cịn chứng kiến sự trình diện khá ấn tƣợng của nhiều
nhà văn nữ lứa 8X, 9X giàu nội lực, đang dần định hình phong cách, rất nhiều
ngƣời trong số họ đã đƣợc vinh danh tại những cuộc so tài. Nguyễn Thị Kim
Hòa giành giải nhất, Hƣơng Thị và Cao Nguyệt Nguyên giải Khuyến khích tại
cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2013-2014; hay Chu Thanh
Hƣơng giành giải nhất và giải ba tại cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký đề
tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình n cuộc sống” do Bộ Cơng an và Hội Nhà
văn Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2007-2010 và năm 2012-2015… Ngồi
ra rất đơng những gƣơng mặt là tác giả của rất nhiều đầu sách vốn đƣợc định
danh là “văn học thị trƣờng” nhƣ Phan Ý Yên, Hồng Sakura, Huyền Chíp,
Meggie Phạm, Keng, Gào, Thủy Anna, v.v...
Góp phần tạo nên bản sắc truyện ngắn và tiểu thuyết nữ Việt Nam
đƣơng đại còn phải kể đến các nhà văn nữ trẻ sống và viết ở nƣớc ngoài. Ở
thể loại truyện ngắn hay tiểu tuyết đều xuất hiện những tác phẩm chất lƣợng
nhƣ Phù phiếm truyện (tập truyện ngắn, Phan Việt), Gió tự thời khuất mặt
(tiểu thuyết, Lê Minh Hà), Và khi tro bụi (tiểu thuyết, Đoàn Minh Phƣợng), T
mất tích (tiểu thuyết, Thuận) v.v...Truyện của họ trải ra trên khá nhiều lĩnh
vực của cuộc sống nhƣ thân phận của những ngƣời con xa xứ, bi kịch con
ngƣời bị chìm trong đau khổ tuyệt vọng hoặc bị tha hố biến chất, hoặc vấn

đề hòa hợp dân tộc, v.v...


×