Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức thành phố vinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.14 KB, 58 trang )

Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa Giáo dục Chính trị

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức
Thành phố Vinh trong sự nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
khoá luận tốt nghiệp
nghành s- phạm giáo dục chính trị

Giáo viên h-ớng dẫn:
GVC. TS. Đoàn Minh Duệ
Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Thúy Hồng
43A1 - GDCT

Vinh,2006

Trang 1


Mục lục
A- Phần mở đầu

2

I. Lý do chọn đề tài

2

II. Tình hình nghiên cứu


3

III. Mục đích nghiên cứu

4

IV. Nhiệm vụ của đề tài

4

V. Ph-ơng pháp nghiên cứu

4

VI. Kết cấu của đề tài

4

B- Phần nội dung

6

Ch-ơng I. Trí thức và vai trò của trí thức

6

1. Giới thuyết về khái niệm trí thức.

6


2. Vai trò của trí thức

9

Ch-ơng II. Thực trạng trí thøc Thµnh phè Vinh hiƯn nay 14

1. Mét sè nÐt cơ bản về Thành phố Vinh

14

2. Thực trạng của trí thức Thành phố Vinh

17

3. Thực trạng của trí thức Tr-ờng Đại học Vinh

23

4. Vai trò của trí thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.

29

Ch-ơng III. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội
ngũ trí thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá,

40

hiện đại hoá.


1. Dự báo nhu cầu thực tế về nguồn lực tăng c-ờng cho đội ngũ trí thức ở
Thành phố Vinh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ
2000 - 2010.

40

2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức Thành phố Vinh
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

49

C. Kết luận

54

D. Tài liệu tham khảo

56

Trang 2


a - phần mở đầu
I - lý do chọn đề tài.

Tấm bia đá ở Văn miếu, Quốc Tử Giám có khắc dòng chữ : "Hiền tài là
nguyên khí quốc gia". Điều đó ta có thể hiểu các bậc hiền tài là yếu tố cốt tử
đối với một chính thể. Khi yếu tố này đ-ợc phát huy thì đất n-ớc phồn thịnh;
những ng-ời tài giỏi là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển.
Lời dặn dò đó của ông cha ta thủa tr-ớc hiện vẫn còn nguyên giá trị, nhất là

giai đoạn chúng ta đang tập trung mọi tiềm lực cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Ng-ời tài ở đây là vốn "chất xám", là năng lực, trí tuệ của
con ng-ời, là nguồn lực cơ bản của sự tăng tr-ởng kinh tế, xà hội. Nguồn lực
đó tr-ớc hết ở đông đảo quần chúng lao động mà đội ngũ trí thức có trình độ
học vấn, chuyên môn cao đóng vai trò nòng cốt.
Thực vậy, do những điều kiện khách quan và chủ quan chúng ta thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n-ớc trong hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay,
muốn tránh nguy cơ tụt hậu, chúng ta phải tăng tốc để rút ngắn khoảng cách
so víi c¸c n-íc ph¸t triĨn. NhiỊu n-íc tõ tỉng kÕt thực tiễn đà đi đến kết luận:
thứ "nhiên liệu" dùng để tăng tốc là trí tuệ. Thiếu trí tuệ thì không thể có sự
phát triển nhanh về kinh tế, xà hội. Nhân loại đang b-ớc vào những năm đầu
của thế kỷ XXI với biết bao biến đổi sâu sắc, kỳ diƯu, tõ mét nỊn kinh tÕ chđ
u phơ thc vµo thiªn nhiªn, sang nỊn kinh tÕ cã sù tham gia nhiều của
"chất xám"... Những biến đổi kỳ diệu ấy càng khẳng định và đòi hỏi cao hơn
vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức. Tại Đại hội VII (1991) của Đảng đÃ
khẳng định: "Trong Cách mạng dân tộc dân chđ, vai trß cđa giíi trÝ thøc rÊt
quan träng. Trong xây dựng Chủ nghĩa xà hội vai trò của giới trí thức càng
quan trọng hơn. Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình
và bản thân công - nông không đ-ợc nâng cao tri thức, không dần đ-ợc trí
thức hóa thì không thể xây dựng Chủ nghĩa xà hội "{8,113}. Đến Đại hội IX,
Đảng ta lại tiếp tục nhấn mạnh: "Động lực chủ yếu để phát triển đất n-ớc là
đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân với nông dân và tầng
lớp trí thức do Đảng lÃnh đạo"{9,86}.
Trang 3


Xuất phát từ nhận thức đó, việc nghiên cứu tìm hiĨu vai trß cđa trÝ thøc
nãi chung, trÝ thøc ë Thành phố Vinh nói riêng là hết sức cần thiết. Trong
công cuộc đổi mới hiện nay Thành phố Vinh đà đạt đ-ợc nhiều thành tựu to
lớn về kinh tế - xà hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đô thịVới diện tích

66,9 km2, dân số 285.000 ng-ời (số liệu năm 2005), thuận tiện về giao thông
(đ-ờng sắt, đ-ờng bộ, đ-ờng không, đ-ờng thủy), lại giàu truyền thống lịch
sử, thành phố Vinh không những là tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An mà còn là một
đô thị loại II, là trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực Bắc Trung bộ.
Tuy vậy, so với tiềm năng và lợi thế, thành phố Vinh vẫn ch-a phát triển
đúng tầm, hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức.
Để đẩy nhanh quá trình phát triển, thành phố Vinh phải tập trung nghiên
cứu, tìm hiểu một cách kỹ l-ỡng các nhân tố thúc đẩy quá trình này, đặc biệt
là các nhân tố đà đ-ợc xác định là động lực. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề
trên, tôi cho rằng, việc nghiên cứu đề tài: "Phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức Thành phố Vinh trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa" là
hết sức cấp bách, vừa có ý nghÜa lý luËn võa cã ý nghÜa thùc tiÔn.
II - tình hình nghiên cứu.

"Trí thức" là một vấn đề lớn, đ-ợc xà hội quan tâm. Trên ph-ơng diện lý
luận, đà có một số nhà khoa học có những công trình, bài viết đề cập đến vai
trò động lực của trí thức trong sự phát triển đất n-ớc trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Cần khẳng định rằng, những bài viết và công trình đó đóng
vai trò ph-ơng pháp luận giúp tôi có cơ sở đi sâu nghiên cứu đề tài này.
Đặc biệt thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vai
trò, vị trí ®éng lùc cđa ®éi ngị trÝ thøc NghƯ An nh- công trình "Trí thức
Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá" của T.S Đoàn Minh
Duệ do Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành năm 2005; hoặc khoá luận của Vũ Thị
Thanh Huyền lớp 40A khoa GDCT... Các công trình đó đà giúp chúng tôi
nhiều trong ph-ơng pháp tiếp cận vấn đề, khai thác, phân tích thực trạng cũng
nh- đề xuất các giải pháp.

Trang 4



Chúng tôi nhận thức rằng, đội ngũ trí thức Nghệ An nói chung và thành
phố Vinh nói riêng đóng vai trò rất to lớn trong quá trình đ-a quê h-ơng thoát
nghèo, đi tắt đón đầu để từng b-ớc v-ơn lên làm giàu. Tuy nhiên hiện nay,
theo chúng tôi ch-a có một công trình nghiên cứu mang tính độc lập về đội
ngũ trí thức thành phố Vinh. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên
cứu vấn đề này bằng việc tập trung khảo sát đội ngũ trí thức Thành phố từ năm
2002 đến 2005 để từ đó b-ớc đầu đề ra các giải pháp nhằm giúp lÃnh đạo địa
ph-ơng có cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính sách, khơi dậy nội lực
của đông đảo trí thức Thành phố.
iii - Mục đích nghiên cứu.

Điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ trí thức thành phố Vinh, từ đó b-ớc
đầu đề ra các giải pháp, nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức phục vụ
cho mục tiêu phát triển kinh tế, xà hội của Thành phố Vinh từ nay đến năm
2010.
iv - nhiệm vụ của đề tài.

1. Giới thuyết khái niệm trí thức.
2. Điều tra, khảo sát thực trạng của trí thức Thành phố Vinh hiện nay, từ
đó rút ra những kết luận b-ớc đầu về vai trò, vị trí của đội ngũ này.
3. B-ớc đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức
Thành phố Vinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
v - ph-ơng pháp nghiên cứu.

Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đồng thời sử dụng các ph-ơng
pháp sau:
- Ph-ơng pháp điều tra
- Ph-ơng pháp phân tích và tổng hợp
- Ph-ơng pháp đối chiếu, so sánh
vi - kết cấu đề tài .


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài gồm 3 ch-ơng:
Trang 5


Ch-ơng I. Trí thức và vai trò của trí thức.
Ch-ơng II. Thực trạng trí thức Thành phố Vinh hiện nay.
Ch-ơng III. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức Thành
phố Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Trang 6


B. phần nội dung
ch-ơng i: trí thức và vai trò cđa trÝ thøc

1. Giíi thut vỊ kh¸i niƯm trÝ thøc.
Cho đến nay, ch-a có một định nghĩa nào đạt đ-ợc sự thống nhất thỏa
mÃn câu hỏi: "Trí thức là gì?". Theo Ja.Tehepanxky thì có đến trên 60 định
nghĩa về "Trí thức".
Trong Từ điển Bách khoa Liên Xô (1985) do A.M.Prokhorov chủ biên
viết rằng: "Trí thức là tầng lớp những ng-ời làm nghề lao động trí óc phức
tạp, sáng tạo, phát tríển và truyền bá văn hóa" {23,87}.
T-ơng tự nh- vậy, trong Từ điển Bách khoa Triết học (Tiếng Nga, NXB
Tiến bộ Moscow.1983) định nghĩa trí thức là: "Tầng lớp những ng-ời lao động
trí óc và th-ờng có học vấn cao t-ơng ứng, có chức năng sáng tạo, phát tríển
và phổ biến văn hóa ".
Từ điển Chủ nghĩa xà hội khoa học (1986) nêu: "Trí thức là một nhóm xÃ
hội bao gồm những ng-ời chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp có học

vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó " {11,360}.
Trong giáo trình Chủ nghĩa xà hội khoa học (2001) viết: "Tầng lớp trí
thức là đại biĨu cho lao ®éng trÝ ãc (lao ®éng trÝ t có trình độ cao). Do vậy,
tuy số l-ợng không đông trong cơ cấu xà hội, nh-ng có vai trò quan trọng đối
với sự phát tríển của đất n-ớc và có vai trò đó ngày càng tăng. Là một chủ thể
của cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại nên số l-ợng và chất l-ợng
của trí thức có sự biến đổi nhanh, cơ cấu của tầng lớp này ngày càng phong
phú"{4,150}.
Theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tầng lớp trí thức là: "Tầng lớp xà hội đặc
biệt, là một bộ phận tiêu biểu nhất trong lực l-ợng lao động trí óc. Họ là
những ng-ời lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, chủ yếu về mặt lý thuyết,
khoa học và giá trị tinh thần. Nh-ng những giá trị lý thuyết và tinh thần đó lại
đang đ-ợc ứng dụng vào sản xuất vật chất và tinh thần của xà hội, quy định
năng suất, chất l-ợng, hiệu quả tốc độ phát tríển và trình độ của sản xuất,
kinh tế, đời sống xà hội. Xà hội càng hiện đại, đặc biệt là xây dùng Chñ nghÜa
Trang 7


xà hội và Chủ nghĩa cộng sản, vai trò của trí thức ngày càng quan trọng. Và
trên thực tế, trí thức ngày càng gắn bó với nền sản xuất hiện đại, với giai cấp
công nhân "{4,166}.
Qua một số khái niệm trên, ta thấy rõ trí thức là ai. Dù ở góc độ này hay
góc độ khác, nhìn chung trong các định nghĩa về trí thức có hai đặc điểm cơ
bản đ-ợc khẳng định:
Thứ nhất: Trí thức bao gồm những ng-ời có trình độ học vấn cao.
Thứ hai: Trí thức bao gồm những ng-ời lao động trí óc có chuyên môn
cao.
ở đặc điểm thứ nhất, trên Thế giới hiện nay, hầu hết các n-ớc th-ờng
tính từ những ng-ời có trình độ từ Cao đẳng trở lên, tức là những ng-ời có học
vấn nhất định, có bằng cấp t-ơng ứng, cần thiết cho ngành lao động của mình.

ở đặc điểm thứ hai, trí thức phải là những ng-ời có chuyên môn cao; lao
động bằng trí óc phức tạp và sáng tạo. Nh-ng nếu chỉ có lao động trí óc, có
chuyên môn cao và là những ng-ời có học vấn cao thì vẫn ch-a thể xem là trí
thức đ-ợc.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về trí thức đều bác bỏ cách đánh
đồng khái niệm lao động trí óc và trí thức. Trí thức là ng-ời lao động trí óc,
nh-ng chỉ lao động trí óc không thôi thì ch-a thể coi là trí thức. Trong nhân
cách của trí thức có sự kết hợp chặt chẽ giữa "Trí" tức là hiểu biết với "Thức"
nghĩa là l-ơng tri và đức độ.
Theo J. Kurmosov, trí thức bao gồm những ng-ời có văn hóa và đạo đức
cao, tích cực tham gia vào đời sống xà hội. Nghĩa là một ng-ời không học,
không có văn hóa thì không thể là trí thức, đồng thời có văn hóa không thôi thì
ch-a đủ mà còn phải tham gia hoạt động đóng góp cho sự tiến bộ của xà hội.
Hơn nữa, đà là trí thức, cần phải có khả năng sáng tạo, có tiêu chuẩn đạo đức.
Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì cũng không phải là ng-ời trí thøc.
Nh- vËy, theo ®óng nghÜa cđa danh tõ, trÝ thøc là ng-ời vừa hiểu biết sự
vật, vừa hiểu biết mình, biết "ng-ời", biết "ta" và họ đem giảng giải cho ng-ời
khác cùng biết những kiến thức đó, vì lợi ích chung. Ng-êi thiÕu ®øc ®é, thiÕu
Trang 8


l-ơng tri, thì dù có bằng cấp cao tột bậc, có thông thái đến đâu thì cũng chỉ
xứng đáng đ-ợc gọi là "ng-ời có học", "ng-ời đỗ đạt", làm việc bằng trí óc mà
thôi, họ không phải là trí thức. Tuy nhiên, tiêu chuẩn "học vấn cao" mà ta đòi
hỏi ở trí thức cũng là t-ơng đối. Điều quan trọng là nhận thức cho đ-ợc những
tiêu chí cần v-ơn tới của những trí thức ở từng thời kỳ theo yêu cầu tất yếu của
dân tộc và thời đại. Ngày x-a, cụ đồ nho hoặc ng-ời đỗ tú tài (t-ơng đ-ơng
với ng-ời tốt nghiệp tr-ờng Phổ thông Trung học ngày nay) đà đ-ợc xem nhng-ời có trình độ hiểu biết. Còn bây giờ, nếu không có bằng Cao đẳng, Đại
học hoặc có trình độ t-ơng đ-ơng thì xà hội th-ờng không coi là trí thức.
Song, trong cuộc sống thực tại, có những ng-ời có học vấn không cao nh-ng

họ lại làm công việc phát triển và truyền bá văn hóa trong nhân dân.
Xét trên ph-ơng diện khác, trí thức không phải là một giai cấp, mà là một
tầng lớp xà hội, một tầng lớp xà hội đặc biệt. Bởi trí thức không có quan hệ
riêng, đặc biệt với t- liệu sản xuất. Đồng thời gắn bó mật thiết với các giai cấp
đang tồn tại trong xà hội, và phục vụ nhu cầu của các giai cấp đó. Trí thức có
một vai trò chính trị và xà hội to lớn.
Xét về cơ cấu, trí thức có cơ cấu hết sức đa dạng và phức tạp. Bởi trí thức
tồn tại trong mọi giai cấp, tầng lớp xà hội: công nhân, nông dân; trong mọi
ngành nghề nh- Quản lý, Giáo dục - Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, Văn
hóa, Y tế, Thể dục - Thể thao, Dịch vụ, Đối ngoại, Quân sự...
Do đó, tôi hoàn toàn nhất trí với một số ý kiến chia tầng lớp trí thức thành
3 nhóm chính sau:
Nhóm 1. Gồm những ng-ời th-ờng gọi là nhân viên (viên chức), đó là
những ng-ời lao động trí óc có ít chuyên môn, không đòi hỏi phải có trình độ
đại học. Họ là những nhân viên đánh máy, thủ quỹ, kế toánlao ®éng trÝ ãc
cđa hä chđ u lµ lao ®éng thùc hành, ít mang tính sáng tạo.
Nhóm 2. Gồm những ng-ời là cán bộ chuyên môn, có trình độ Cao đẳng,
Đại học nh- cán bộ nghiên cứu khoa học, kỹ s-, cán bộ kỹ thuật, giáo viên,
bác sĩ, nhà báo... Đây là một tập đoàn xà hội lớn gồm những ng-ời lao ®éng
trÝ ãc cã häc vÊn cao.

Trang 9


Nhóm 3. Gồm những ng-ời vừa có trình độ chuyên môn vừa có trình độ
quản lý.
Tuy nhiên, ở n-ớc ta hiƯn nay cßn cã quan niƯm cho r»ng: TrÝ thøc là
những cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, quan niệm này là ch-a đầy đủ.
Bởi vì, tầng lớp trí thức tồn tại ở nhiều lĩnh vực, trong đó bao hàm cả lĩnh vực
khoa học công nghệ. Do đó, nên hiểu những cán bộ khoa học công nghệ là

một thành phần của trí thức.
Để hiểu rõ thêm tri thức - họ là ai? Một điều quan trọng là chúng ta phải
thấy rõ họ có chức năng nh- thế nào? Trong cn "TrÝ thøc ViƯt Nam - thùc
tiƠn vµ triĨn väng" do Giáo s- Phạm Tất Dong chủ biên, nêu 4 chức năng cơ
bản của trí thức:
Thứ nhất: Chức năng đặc thù của lao động trí óc chuyên môn cao là sự
sáng tạo văn hóa, là sáng tạo và t- duy những giá trị cơ bản của xà hội: cái
Chân, cái Thiện, cái Mỹ và Chân lý.
Thứ hai: Chức năng phê phán. Khi phân tích những vấn đề của trí thức
trong những xà hội T- bản, Paul Alecxandre Banran rất coi trọng tính phê
phán, xem đó là điều kiện để trở thành trí thức. Dựa theo ý kiến của C. Mác,
ông cho rằng, ng-ời trí thức, từ bản chất, là một nhà phê bình xà hội, nhìn rõ
sự vật, phải suy nghĩ đến cùng và phải dám phê phán không th-ơng tiếc những
gì hiện hữu đang là ch-ớng ngại vật ngăn cản sự v-ơn tới một trật tự xà hội tốt
đẹp hơn, nhân đạo hơn và hợp lý hơn.
Thứ ba: Chức năng đào tạo các cán bộ, đào tạo lớp trí thức mới cho đất
n-ớc.
Thứ t-: Chức năng xà hội. Chức năng này thể hiện ở sự tham gia các
hình thức hoạt động, các công tác mang tính xà hội và đặc biệt là tham gia vào
quá trình quản lý xà hội{12,132}.
2. Vai trò của trí thức.
Trí thức luôn là vấn đề quan tâm của mọi thời đại. Từ khi xà hội phân
chia thành các giai cấp khác nhau, giai cấp thống trị luôn cần đến đội ngũ trí
thức. Trí thức là một bộ phận của nhân dân, là một trong những động lực thúc
Trang 10


đẩy sự đi lên của mỗi dân tộc, của toàn bộ lịch sử phát triển nhân loại. ở
những giai đoạn lịch sử khác nhau, tầng lớp trí thức trong từng xà hội khác
nhau có những quan niệm khác nhau về trình độ, về cơ cấu nghề nghiệp, về tt-ởng, chính trị... nh-ng dù khác nhau ở mức độ nào chăng nữa thì điểm đặc

tr-ng của lực l-ợng xà hội này cho mọi thời đại là họ đại diện cho trí tuệ
đ-ơng thời, cho đỉnh cao học vấn mà xà hội đạt đ-ợc, cho trình độ lao động trí
óc và có sứ mạng phổ biến, duy trì, phát triển văn hóa của dân tộc mình nói
riêng và của nhân loại nói chung.
Song, ở mỗi chế độ xà hội, tùy thuộc vào bản chất của nó mà vai trò trí
thức đ-ợc thể hiện ở mức độ khác nhau.
D-ới Chủ nghĩa t- bản, trí thức chủ yếu bao gồm nhà văn, các nhà hoạt
động xà hội, luật gia, bác sĩ, nghệ sĩ, nhà kinh tếdo đó vai trò chủ yếu của họ
là định h-ớng các hoạt động xà hội và khoa học cơ bản.
Trong những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, trí thức phát triển mạnh ở bộ
phận bác học, kỹ s-, cán bộ kỹ thuật.
D-ới Chủ nghĩa t- bản, trí thức phục vụ đắc lực cho giai cấp t- sản, họ
th-ờng cũng có cổ phiếu và tham gia vào quá trình bóc lột lao động làm thuê,
nh-ng họ lại lệ thuộc vào giai cấp t- sản bóc lột.
Còn d-ới Chủ nghĩa xà hội, trí thức là một tầng lớp xà hội liên minh với
công nhân và nông dân, tạo nền tảng, cơ sở xà hội vững chắc của xà hội - X·
héi chđ nghÜa. TrÝ thøc ®i theo hƯ t- t-ởng của giai cấp công nhân, nhiều đại
diện trí thức gia nhập vào hàng ngũ những ng-ời cộng sản. Họ trở thành
những ng-ời làm chủ xà hội, vai trò của trí thức trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xà hội đ-ợc nâng lên. Họ là ng-ời phát minh khoa học, h-ớng dẫn,
mở rộng các phạm vi ứng dụng; là lực l-ợng cơ bản trong lao động trí óc,
trong khoa học, công nghệ, là ng-ời tham m-u, cố vấn cho các chủ tr-ơng
đ-ờng lối phát tiển kinh tế, xà hội. Đồng thời trí thức cũng tham gia trực tiếp
vào quá trình quản lý xà hội, đào tạo và bồi d-ỡng nhân tài, bồi d-ỡng cán
bộ
Vai trò của trí thức ngày càng đ-ợc khẳng định một cách to lớn trong mäi
lÜnh vùc cđa ®êi sèng x· héi. Thùc tÕ ®· chứng minh: ngày nay một đất n-ớc
Trang 11



giàu có về tài nguyên ch-a hẳn là một n-ớc phát triển hàng đầu thế giới. Trái
lại, một n-ớc nghèo tài nguyên có thể v-ơn lên vị trí đó nếu họ biết sử dụng
đội ngũ trí thức. Nhật Bản là một ví dụ điển hình, trong mặt hàng công nghệ
của họ chất xám chiếm 80% giá trị sản phẩm. Mặt hàng điện tử, nguyên liệu
chỉ chiếm 3% giá trị sản phẩm.
Đầu thập kỷ 80, tổng sản phẩm kinh tế quốc dân của Mỹ trung bình hằng
năm tăng tr-ởng 3,3%, trong đó phần tăng tr-ởng do tiến bộ khoa học công
nghệ mang lại chiếm 1,8% tức là khoảng 54% tăng tr-ởng kinh tế hằng năm.
Một trăm năm qua, trung bình tiến bộ của khoa học công nghệ đóng góp vào
sự tăng tr-ởng kinh tế của Mỹ là 40 - 70%/ năm.
Đà từ lâu, ông cha chúng ta cũng đà xác định đ-ợc vai trò to lớn của tầng
lớp trí thức. Lê Quý Đôn đà có đ-ợc sự tổng kết tài tình: "Phi công bất phú,
phi th-ơng bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất h-ng". Sự h-ng thịnh của mỗi
quốc gia phụ thuộc rất lớn vào vai trò và thái độ của tầng lớp trí thức đối với
xà hội.
Nhìn lại quá trình từ những năm tr-ớc Cách mạng Tháng Tám, nhiều trí
thức đà sớm giác ngộ cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản, nêu g-ơng sáng về
lòng trung thành với Đảng, với Tổ Quốc và với nhân dân; nhiều ng-ời chấp
nhận gian khổ, hy sinh để tham gia kháng chiến, kiến quốc với tinh thần: "Tổ
Quốc lâm nguy, sỹ phu hữu trách".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đà khẳng định: "Chúng ta có quyền tự hào rằng:
những ng-ời lao động trí óc ở Việt Nam đều đứng trong hàng ngũ kháng
chiến"{6,66}. Ng-ời còn nói tiếp: "Những ng-ời trí thức tham gia cách mạng,
tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những ng-ới đó thì
công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều"{5,446}.
Trong kháng chiến chống Mỹ và trong quá trình xây dựng đất n-ớc bên
cạnh trí thức lớp tr-ớc, còn có đội ngũ trí thức mới khá đông đảo, đ-ợc đào tạo
trong nhà tr-ờng xà hội chủ nghĩa. Nhìn chung, đại bộ phận trí thức này đều
xuất thân từ công nông, đ-ợc giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn chiến đấu và
xây dựng đất n-ớc, đà thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành

và đức tính tận tụy vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, cđa d©n téc. Mét sè
Trang 12


ng-ời đà có những sáng tạo lớn và đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực và
ngày nay đang đứng ở vị trí đầu ngành tiêu biểu hoặc giữ những c-ơng vị quan
trọng.
Sau ngày 30/4/1975, hàng vạn trí thức yêu n-ớc ở các tỉnh, thành phố
phía Nam mới giải phóng đà nhanh chóng hòa mình vào khối đại đoàn kết dân
tộc và hăng hái tham gia xây dựng đất n-ớc, tăng c-ờng cho đội ngũ trí thức ở
n-ớc ta.
trí thức n-ớc ta có tiềm năng trí tuệ to lớn, thông minh và ham hiểu biết,
rất nhạy bén với cái mới, với xu thế thời cuộc, có khả năng nhanh chóng tiếp
cận trình độ tiên tiến của Khoa học Công nghệ và Văn hóa Thế giới. Mấy năm
gần đây, nhiều ng-ời đà chủ động tìm cách bổ sung kiến thức và nâng cao
trình độ của mình, nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật và công nghệ tiên tiến,
những kiến thức mới về nhiều ngành khoa họcđể tạo ra động lực mạnh mẽ
xây dùng ®Êt n-íc.
HiƯn nay, ®éi ngị trÝ thøc n-íc ta gồm 1 triệu ng-ời có trình độ Đại học
và Cao đẳng, hơn 12.000 Thạc sĩ, gần 10.000 Tiến sĩ, có hơn 125.000 ng-ời
hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế và khoa học công nghệ, gần 800.000 giáo
viên, gần 200.000 bác sĩ, 20.000 ng-ời hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa,
hơn 100.000 công chức trong các cơ quan Nhà n-ớc. Đây là nguồn lực cho
chúng ta v-ơn lên tránh tụt hậu so với các n-ớc trên thế giới {3,33}.
Sở dĩ đà đạt đ-ợc những thành tựu to lớn trên, tr-ớc hết là nhờ sự nỗ lực
phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó vai trò của trí thức
chiếm vị trí quan trọng.
Đảng và nhân dân ta đánh giá cao vai trò của trí thức trong sự nghiệp
cách mạng thể hiện qua các văn kiện Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội IX của
Đảng đà một lần nữa xác định rõ: "Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để

thu nhận thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của Khoa học, Công nghệ và
Văn hóa Thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn. Khuyến
khích tự do sáng tạo, phát minh, cống hiến. Phát hiện, bồi d-ỡng, sử dụng
đúng và đÃi ngộ xứng đáng các tài năng. Phát huy năng lực của trí thức trong

Trang 13


việc thực hiện các ch-ơng trình, đề tài nghiên cứu của Nhà n-ớc và xây dựng
đ-ờng lối, chủ tr-ơng, chính sách pháp luật"{9,125 - 126}.
Tiểu kết ch-ơng 1:
Nh- vậy, ở n-ớc ta, qua các thời kỳ lịch sử, vai trò của trí thức đều hết
sức quan trọng, trong cách mạng xà hội chủ nghĩa, trí thức lại càng quan trọng
hơn. Không có trí thức, không có nhân tài thì không thể tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất n-ớc, không thể xây dựng thành công Chủ nghĩa xà hội.
Thực vậy, lao động của trí thức là lao động trí óc sáng tạo, loại lao động
có khả năng sáng tạo ra những giá trị to lớn, là nguồn tài nguyên vô tận. Mọi
nguồn lực, kể cả tài nguyên thiên nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ
còn lại trí tuệ con ng-ời là không bao giờ cạn kiệt.

Trang 14


ch-ơng ii
Thực trạng trí thức Thành phố Vinh hiện nay.
1. Một số nét cơ bản về Thành phố Vinh:
Thành phố Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An, nằm ở trung tâm khu vực
Bắc Trung bộ. Thành phố Vinh có diện tích tự nhiên là 66,9 km2 trong đó đất
ở chiếm 9,6%, đất nông nghiệp chiếm 46,5%, đất lâm nghiệp chiếm 1,8%, đất
chuyên dùng chiếm 31%, đất ch-a sử dụng chiếm 11,1%, mật độ dân số là

4.260 ng-ời/km2(2005). Vùng nội thị là 30 km2 bao gồm 13 ph-ờng nội thành
và 5 xà ngoại thành. Dân số thành phố Vinh năm 2005 là 285.000 ng-ời; tỷ lệ
phát triển dân số là 16%o, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 7,5%o; tỷ lệ
ng-ời dân đ-ợc dùng n-ớc sạch là 63%{18,36}.
Với trên 200 năm lịch sử, kể từ khi vua Quang Trung cho xây thành
Ph-ợng Hoàng Trung Đô năm 1788 đến nay. Vinh đ-ợc công nhận Thành
phố vào năm 1962, nh-ng sau chiến tranh chống Mỹ, Thành phố đà bị tàn phá
hết sức nặng nề, hầu nh- chỉ còn lại những đống gạch vụn. Đến năm 1974,
Vinh đ-ợc xây dựng lại với sự giúp đỡ của n-ớc bạn CHDC Đức. Năm 1993,
Thành phố Vinh đ-ợc Chính phủ công nhận là đô thị loại II và đà đ-ợc Phê
duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể. Năm 2000, Quy hoạch chung Thành phố
phải điều chỉnh và đà đ-ợc Chính phủ phê duyệt lại. Tại thông báo số 20KL/TW ngày 2/6/2003 của Bộ chính trị đà xác định rõ phải xây dựng Thành
phố Vinh không những trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh Nghệ
An mà còn là trung tâm của khu vực Bắc Trung bộ.
Vinh là thành phố có hệ thống giao thông thuận lợi với đ-ờng sắt BắcNam, Quốc lộ 1A đi qua và Quốc lộ sang n-ớc bạn Lào, Đông Bắc Thái Lan.
Vinh có sông Lam với độ sâu 2 - 4m, có cảng Bến Thủy là một cảng hàng hoá
lâu đời của Bắc Miền Trung có khả năng cho tàu d-ới 2.000 tấn ra vào thuận
lợi. Vinh cách cảng Cửa Lò 17 km, sân bay Vinh nằm ở phía Bắc Thành phố
đà và đang đ-ợc nâng cấp để đón các chuyến bay Quốc tế. Ga Vinh là một ga
đầu mối loại 1 của tuyến đ-ờng sắt Bắc - Nam. Mạng l-ới đ-ờng giao thông
nội thị Vinh hiện có trên 380 km, trong đó trên 300 km đ-ờng nhựa và bê
Trang 15


tông do Nhà n-ớc đầu t- cũng nh- sức đóng góp của nhân dân , tỷ lệ đ-ờng
rộng trên 12m chiếm 15,7%, mật độ đ-ờng giao thông đạt 12km/km 2. Có hai
bến xe trong đó Bến xe khách số 79 đ-ờng Lê Lợi có diện tích 2.500m2 nằm ở
trung tâm thµnh phè cã søc chøa 80 xe vµ mét bÕn phục vụ buôn bán l-u
thông hàng hoá nằm ở phía Nam Chợ Vinh (còn gọi là Bến xe Chợ Vinh) có
sức chứa trên 50 xe. Ngoài ra, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất

nh-: điện, cấp thoát n-ớc, thông tin liên lạc, tài chính, ngân hàngtrong
những năm gần đây không ngừng đ-ợc nâng cấp, phục vụ t-ơng đối tốt yêu
cầu sản xuất.
Cơ cấu kinh tế Thành phố hiện nay: Công nghiệp, Xây dựng: 36,52%;
Dịch vụ, Th-ơng mại: 61,07%; Nông - Lâm - Ng- nghiệp: 2,42%. Trong
giai đoạn 2001 - 2005, nhịp độ tăng tr-ởng kinh tế bình quân hằng năm là
12,45%, trong đó Công nghiệp, Xây dựng tăng bình quân 16 - 17%; Dịch vụ,
Th-ơng mại tăng bình quân 14 - 15%; Nông - Lâm - Ng- nghiệp tăng bình
quân 6 - 6,5%. Thu nhập bình quân đầu ng-ời năm 2005 là 15,09 triệu đồng.
Tổng thu nhập ngân sách trên địa bàn năm 2005 đạt gần 700 tỷ đồng. Huy
động vốn đầu t- đạt 2.590 tỷ đồng {18}.
Với việc phát triển các Khu Công nghiệp nh-: Bắc Vinh (diƯn tÝch
143ha), Nam CÊm (327 ha) vµ 4 Khu Công nghiệp nhỏ là Đông Vĩnh, H-ng
Lộc, Nghi Phú, H-ng Đông đà ổn định địa điểm sản xuất cho các doanh
nghiệp. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh đà ban hành các cơ chế khuyến khích, kinh
phí khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực: lập dự án, đào tạo
nghề, áp dụng công nghệ mới là một lợi thế, cơ hội tốt cho các doanh nghiệp
đầu t- vào Nghệ An nói chung và Thành phố Vinh nói riêng.
Vinh là thành phố có tiềm năng du lịch đa dạng hấp dẫn. Từ Thành phố
Vinh có thể qua n-ớc bạn Lào qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thủy và
Nậm Cắn và các tỉnh vùng Đông Bắc của Thái Lan. Đến Vinh cũng xem nhđà đến Thị xà biển Cửa Lò, đến Kim Liên - quê h-ơng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(12 km), Tiên Điền, Nghi Xuân - quê h-ơng Đại thi hào Nguyễn Du (10 km),
Đền thờ vua Mai Hắc Đế cùng với các địa danh nổi tiếng khác ở quanh
vùng. Hiện nay, tại Thành phố Vinh nhiều công trình phục vụ du lịch đang
Trang 16


đ-ợc khẩn tr-ơng tiến hành đó là: đ-ờng du lịch Cửa Lò - Nam Đàn, Đền
Quang Trung tại Núi Quyết, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An
Con ng-ời Thành phố Vinh yêu lao động, cần cù chịu khó, giàu truyền

thống cách mạng đặc biệt là truyền thống hiếu học và học giỏi. Thời nào cũng
vậy, con ng-ời Thành Vinh đều có vị trí và vai trò quan trọng, xứng đáng
trong mọi lĩnh vực chính trị - xà hội của đất n-ớc.
Thành phố Vinh tự hào là nơi có tr-ờng Đại học Vinh, một trung tâm đào
tạo cán bộ có trình độ Đại học và sau Đại học và là một trung tâm nghiên cứu
khoa học lớn của khu vực Bắc Trung bộ. Đây là tiềm năng rất có lợi cho sự
phát triển kinh tế, xà hội của Thành phố và đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống mạng l-ới các tr-ờng Đại học, Cao đẳng của cả n-ớc. Ngoài ra, Thành
phố Vinh còn có 4 tr-ờng Cao đẳng: S- phạm, Y tế, Kỹ thuật, Văn hóa Nghệ
thuật; 3 tr-ờng Trung học chuyên nghiệp và 7 tr-ờng chuyên nghiệp dạy
nghề. Tổng số học sinh, sinh viên bình quân hằng năm là 25.000 ng-ời.
Song, bên cạnh những kết quả tốt đẹp đà thu đ-ợc, Thành phố Vinh vẫn
còn có những khó khăn hạn chế nhất định: Tr-ớc hết là ở vùng đất này khí
hậu thời tiết khắc nghiệt, ảnh h-ởng xấu đến sản xuất và đời sống. Nguồn lực
lao động dồi dào nh-ng trình độ ch-a cao. Công nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu.
Sản xuất phát triển ch-a t-ơng xứng với tiềm năng sẵn có.
Sản xuất công nghiệp có phát triển nh-ng vẫn là một nền công nghiệp
nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, sản phẩm hàng hóa ít, ch-a đủ sức cạnh tranh với
thị tr-ờng trong n-ớc và Thế giới. Kinh tế đối ngoại xuất nhập khẩu còn kém.
Một khó khăn nữa của Thµnh phè Vinh lµ: con ng-êi Thµnh phè Vinh
ch-a mỊm dẻo trong cơ chế thị tr-ờng, thiếu linh hoạt, thiếu nhạy cảm với cái
mới, với đặc tính thích nghi (hơn biến đổi), cần cù (hơn cải tiến), tình nghĩa
(hơn duy ý chí), kinh nghiệm (hơn lý luận). Lao động trí tuệ ch-a đ-ợc quan
tâm, -u tiên đúng mức, tình trạng "chảy máu chất xám" còn nhiều.
Tình trạng thiếu hụt ngân sách vẫn là nỗi lo nổi cộm trong Đầu t- phát
triển ở Thành phố Vinh. Lao động thiếu việc làm, thất nghiệp còn nhiều. Các
hoạt động Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục Thể thao ch-a theo kịp yêu cầu phát
triển kinh tÕ - x· héi.
Trang 17



Nh- vậy, đối với Thành phố Vinh, hạn chế còn nhiều, khó khăn còn lớn.
Nh-ng để từng b-ớc khắc phục những hạn chế, khó khăn, đ-a Thành phố
Vinh trở thành một đô thị phát triển hiện đại thì đòi hỏi phải động viên mọi
nguồn lực, khai thác mọi tiềm năng từ nguồn vốn trong nhân dân, tài nguyên
thiên nhiên, đến tinh thần, ý chí trong cán bộ, Đảng viên. Nghĩa là các yếu tố
từ nội lực đến sự giúp đỡ, t-ơng trợ từ bên ngoài song, làm gì và làm nhthế nào để phát huy đ-ợc hiệu quả thì thật là vấn đề hết sức khó khăn. Do vậy,
Vinh phải thấy đ-ợc động lực nào là chính trong muôn vàn ®éng lùc thóc ®Èy
sù ph¸t triĨn kinh tÕ - x· hội của Thành phố.
Những năm qua, Thành phố Vinh đà xác định đ-ợc một cách đúng đắn:
lực l-ợng quyết định quan trọng nhất đó là trí tuệ, là đội ngũ trí thức. Bởi họ
là những ng-ời đại diện cho lao động trí óc, sáng tạo, họ có mặt trong mọi
giai cấp, mọi tầng lớp xà hội, họ là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt.
2. Thực trạng trí thức Thành phố Vinh:
Đến năm 2002, dân số Thành phố Vinh có 226.000 ng-êi. Trong ®ã, sè
ng-êi trong ®é ti lao ®éng là 123.000 ng-ời chiếm 54% dân số; số ng-ời
trong độ tuổi lao động làm
việc trong các ngành kinh tế
là 84.000 ng-ời trong đó: Số
ng-ời có trình độ Cao đẳng,
Đại học và sau Đại học là
26.498 ng-ời chiếm 12,4%
dân số; cao đẳng là 5.617
ng-ời; đại học là 20.274
ng-ời; sau đại học là 607
ng-ời.

Bảng 1. Biểu đồ đội ngũ trí thức Thành phố Vinh
Trí thức Thành phố Vinh có mặt trong mọi giai cấp, tầng lớp (trong công
nhân, nông dân ), trong mọi ngành nghề (công nghiệp, nông nghiệp, y tế,

Trang 18


giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ , trong dịch vụ, trong quản lý, trong
an ninh quốc phòng)
Mặt mạnh của trí thức Thành phố Vinh là: cần cù, nhiệt tình, hăng say
với công việc. Ham học hỏi, cầu tiến bộ, sẵn sàng cống hiến, hy sinh quyền lợi
của mình cho tập thể và ng-ời khác ...
Bảng 2. Thống kê số l-ợng trí thức ở những cơ sở tập trung đông
trí thức của Thành phố Vinh
Cơ sở

Tổng số

Nam

Nữ

Đại học Vinh

738

424

314

Cao đẳng S- phạm Nghệ An

412


186

226

Cao đẳng S- phạm kỹ thuật Vinh

276

126

150

Cao đẳng Y tế Nghệ An

193

81

112

Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật Nghệ An

127

57

70

1.746


874

872

Cộng

(Nguồn: Phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD&ĐT Nghệ An, Tr-ờng
Đại học Vinh và Sở Công nghiệp Nghệ An, tháng 8/2005)
Từ bảng trên, chúng ta có nhận xét:
- Nh- đà nói ở trên, Thành phố Vinh là một đô thị trẻ, đang từng b-ớc
chuyển mình thay đổi cơ cấu sản xuất, tạo thế và lực để tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Do vậy nhìn vào các trung tâm tập trung đông trí thức ta dễ
dàng nhận thấy đó là các tr-ờng đại học và cao đẳng, có rất ít các trung tâm
kinh tế, các Tổng công ty.
- Do nhiều điều kiện nên hiện nay, các trung tâm có nhiều trí thức
Thành phố Vinh phần đông chỉ là các cán bộ giảng dạy đào tạo sinh viên sphạm. Chỉ có Đại học Vinh mấy năm nay do nhu cầu phát triển đà chuyển
h-ớng đa ngành, nh-ng S- phạm vẫn là ngành chính, 11/18 khoa vẫn thiên về
đào tạo S- phạm, chỉ có 3 khoa đào tạo kỹ s- xây dựng, kỹ s- nông nghiệp và
cử nhân kinh tÕ…Nãi nh- thÕ ®Ĩ chóng ta thÊy r»ng, vỊ căn bản các trung tâm

Trang 19


tập trung đông trí thức của Thành phố Vinh vẫn mang tính độc canh. Trong số
5 tr-ờng đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thành phố Vinh thì có 3 tr-ờng
S- phạm. Vì vậy còn rất lâu nữa các trung tâm đại học và cao đẳng trên địa
bàn Thành phố Vinh mới đáp ứng đ-ợc nhu cầu phát triển của nền kinh tế của
Thành phố nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung.
Nhìn chung, trí thức Thành phố Vinh hiện nay còn có nhiều khó khăn,
hạn chế bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và ch-a đáp ứng đ-ợc yêu

cầu của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất n-ớc. Số lao động có đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ còn đạt tỷ lệ thấp, cơ cấu ngành nghề ch-a hợp lý. Số
l-ợng trí thức chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực Y tế và Giáo dục Đào tạo.
Theo số liệu năm 2002, Thành phố Vinh có 26.498 ng-ời có trình độ Cao
đẳng, Đại học trở lên, chiếm 12,4% dân số thì trong đó: hoạt động trong
ngành Giáo dục đào tạo chiếm số l-ợng nhiều nhất với trên 70%, trong ngành
Y tế chiếm gần 15%. Trong khi đó, các ngành nông, lâm, ng-, thủy lợi chỉ
chiếm 8,21%, các ngành kinh tế tổng hợp chiếm 10%, các ngành công nghệ
chế biến nông lâm, hải sản chiếm 0,7%...
Số l-ợng cán bộ đ-ợc đào tạo chính quy tuy chiếm tỷ lệ khá lớn (74,7%)
nh-ng chất l-ợng, trình độ thực tế còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức khoa
học công nghệ tiên tiến, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu triển khai.
Số cán bộ do Thành phố trực tiếp quản lý, sử dụng còn ít về số l-ợng, già
về tuổi đời (tuổi trung bình của T.S, G.S là 53,4 và thạc sĩ là 42,5)
Số thạc sĩ làm việc trong các cơ quan nghiên cứu triển khai thấp. Nếu
không đ-ợc đào tạo nguồn bổ sung kịp thời thì số cán bộ hiện có sẽ bị già quá
về tuổi và tụt hậu về kiến thức.
Về nguồn đào tạo, số đông đội ngũ T.S, G.S đ-ợc đào tạo ở Liên Xô (cũ)
và các n-ớc Đông Âu trong thời kỳ bao cấp; đa số Thạc sĩ đ-ợc đào tạo chủ
yếu nhằm tiêu chuẩn hóa cán bộ, do đó việc thích ứng đ-ợc yêu cầu, nhiệm vụ
của thời kỳ mở cửa và đáp ứng nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa còn gặp nhiều khó khăn.
Không những giữa các ngành nghề, sự phân bố mất cân đối mà ngay
trong từng ngành nghề cũng vậy. Tính riêng trong lÜnh vùc gi¸o dơc, nÕu nhTrang 20


ở cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đội ngũ giáo viên có trình
độ từ Cao đẳng và Đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao thì ở cấp Tiểu học vẫn còn
một bộ phận giáo viên trình độ 7+3, 10+3. Mặt khác, sự mất cân đối còn thể
hiện giữa các môn học nh- Văn, Toán, Lý, Sử đà có lúc bÃo hòa về cán bộ;

đặc biệt là giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, giáo viên ở các
môn này đ-ợc đào tạo chính quy và có trình độ Đại học, Cao học khá đông
đảo. Thế nh-ng bên cạnh đó, giáo viên Giáo dục Công dân, Giáo dục thể chất
vẫn còn thiếu về số l-ợng và giáo viên có trình độ đại học mà nhất là sau đại
học ch-a nhiều.
Một thực tế đáng buồn là trí thức Thành phố Vinh hầu hết có tâm trạng
ch-a ổn định nơi công tác của mình; đặc biệt là những cán bộ đầu ngành có
học hàm, học vị cao th-ờng muốn chuyển công tác về các Thành phố lớn,
hoặc những trí thức Thành phố Vinh đi học, đỗ đạt ở nơi khác cũng ít muốn
trở về. (Chỉ riêng tr-ờng Đại học Vinh trong 10 năm qua đà có gần 20 Phó
Giáo s-, Tiến sĩ chuyển công tác đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giảng dạy).
Theo thống kê của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi tr-ờng(2001): cả
n-ớc có gần 10.000 Tiến sĩ thì trong ®ã cã 34,6% lµ ng-êi NghƯ TÜnh, víi mét
bé phËn không nhỏ là ng-ời Thành phố Vinh. Đây là một tỉ lệ rất lớn so với
các tỉnh, thành cả n-ớc, là niềm tự hào của ng-ời dân xứ Nghệ nói chung và
nhân dân Thành phố Vinh nói riêng. Song, trong số đó có bao nhiêu ng-ời
đang công tác ở Nghệ An mµ cơ thĨ lµ Thµnh phè Vinh? Sù thËt là con số đó
không nhiều. Phải chăng họ không tha thiết, không yêu quê cha đất tổ? Phải
chăng họ ngại thời tiết, khí hậu khắc nghiệt? Điều đó có nh-ng không phải là
nguyên nhân căn bản. Lý do chính là đại đa số họ cho rằng về Thành phố
Vinh "khó phát triển", "khó ăn nên làm ra". Điều nữa là trí thức Thành phố
Vinh hiện nay có mức sống bình quân còn thấp, chủ yếu dựa vào đồng l-ơng
danh nghĩa là chính, thu nhập thêm ch-a có hoặc không đáng kể. Điều kiện
làm việc đầu t- cho các hoạt đông của trí thức còn thấp, cơ sơ vật chất còn
nghèo, ph-ơng tiện cũ kĩ lạc hậu nên ch-a phát huy ®Õn møc tèi ®a sù cèng
hiÕn cđa ®éi ngị nµy. Hơn nữa, ở Thành phố Vinh số trí thức làm việc trái
ngành trái nghề, trái chuyên môn còn chiếm tỷ lệ lớn. Số có trình độ Cao
Trang 21



đẳng, Đại học ch-a có việc làm còn nhiều, số đỗ đạt loại giỏi, có năng lực
cống hiến ch-a đ-ợc -u tiên đúng mức, vị trí công việc ch-a phát huy đ-ợc
hết tài năng của họ.
Bảng 3: Cơ cấu đội ngũ trí thức chia theo đơn vị hành chính.
(Không kể Đại học Vinh)
Đơn vị hành chính

Cao đẳng

Đại học

Sau đại học

11.530

9.460

266

Cửa Lò

418

930

10

H-ng Nguyên

1253


868

17

Nam Đàn

2.098

1.142

12

Thanh Ch-ơng

1.612

1.160

15

Nghi Lộc

1.824

1.153

12

Diễn Châu


1.880

1.304

7

Đô L-ơng

1.128

902

5

Anh Sơn

640

527

Con Cuông

462

439

T-ơng D-ơng

420


380

Kỳ Sơn

228

247

Quỳnh L-u

1.690

2.079

32

Yên Thành

1.568

1.680

20

Tân Kỳ

1.190

860


12

Nghĩa Đàn

1.206

960

Quỳ Châu

423

342

Quỳ Hợp

380

426

Quế Phong

238

246

4

29.570


26.255

408

Vinh

Cộng

(Nguồn: Cục thống kê Nghệ An, tháng 6 năm 2005)
Từ bảng trên, chúng ta cã nhËn xÐt:
Trang 22


- §éi ngị trÝ thøc NghƯ An chđ u tËp trung tại thành phố Vinh với
38,36% tổng trí thức của Tỉnh. Điều đó là đúng bởi vì thành phố Vinh là trung
tâm Chính trị, Văn hoá, Kinh tế và Khoa học không những của tỉnh mà còn
của khu vực Bắc Trung bộ.
- Nh- vậy, khách quan mà nói, so với toàn tỉnh Nghệ An, Thành phố
Vinh là nơi có môi tr-ờng thuận lợi nhất để đội ngũ trí thức cống hiến, phát
triển cũng là nơi quy tụ đông đảo đội ngũ trí thức có chất l-ợng của Tỉnh
nhà. Nh-ng so với những tiềm năng, lợi thế mà Thành phố Vinh đang có
cũng nh- so với yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay thì thực trạng đội ngũ trí thức Thành phố đang cần rất nhiều sự quan tâm
của các cấp các ngành để phát huy những -u điểm, thuận lợi; khắc phục
những hạn chế, khó khăn hiện có để đội ngũ trí thức Thành phố Vinh ngày
càng đông đảo về số l-ợng nâng cao hơn nữa về chất l-ợng, để Thành phố
Vinh trở thành một miền đất hứa, một lời mời mọc không chỉ là điểm dừng
chân, Vinh còn là nơi lập nghiệp, nơi cống hiến của những ng-ời học rộng,
tài cao.

Tóm lại , ngoài những thuận lợi những -u điểm, trí thức Thành phố Vinh
còn không ít những khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân, phải khẳng định vừa có
tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
Về khách quan: Môi tr-ờng tự nhiên, xà hội ở Nghệ An nói chung và
Thành phố Vinh nói riêng ch-a tạo đ-ợc nhiều thuận lợi cho đội ngũ trí thức
phát huy vai trò của mình. Địa ph-ơng tuy đà có chính sách thu hút, quy tụ
đội ngũ trí thức, đặc bệt là cán bộ đầu ngành nh-ng trí thức vẫn ch-a tin vào
tính khả thi của chính sách đó; ch-a hỗ trợ đ-ợc nhiều về vật chất, kinh phí
cho các hoạt động của trí thức, ch-a kịp thời động viên, khen th-ởng về tinh
thần đối với các công trình khoa học, những phát minh sáng chế
Về chủ quan: Sự cố gắng để khẳng định mình của trí thức Thành phè
Vinh cã lóc ch-a cao, cã nhiỊu ng-êi cßn thê ¬, kh«ng thiÕt tha víi c«ng viƯc,
nhËn thøc vỊ sù bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ch-a sâu, do vậy, còn
tự ti, mặc cảm trong việc làm, dẫn đến tình trạng "rò rỉ chất xám", "hao mòn
chất xám" tại chỗ còn nhiều, gây thiệt thòi cho xà hội và cá nhân.
Trang 23


3. Thực trạng trí thức Tr-ờng Đại học Vinh
Khi tìm hiểu thực trí thức Thành phố Vinh, chúng tôi muốn đi sâu khai
thác, phân tích thực trạng trí thức Tr-ờng Đại học Vinh, một đơn vị tập trung
đông trí thức nhất của Tỉnh Nghệ An đóng trên địa bàn Thành phố.
Bảng 4. Thống kê đội ngũ trí thức Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa

Tổng số cán bộ có trình
độ Đại học trở lên

PGS, TS


Thạc

Cử

sỹ

nhân

Văn

37

12

14

11

Toán

40

15

19

6




31

4

15

12

Hoá

32

7

16

9

Sinh

28

8

13

7

Chính trị


33

6

18

9

Tiểu học

40

5

20

15

Thể dục

26

7

19

Sử

29


5

15

9

Địa

18

1

3

14

Ngoại ngữ

72

2

18

52

Nông-Lâm- ng-

22


3

5

14

Quốc phòng

2

Khối PTTH chuyên

39

1

15

23

Sau Đại học

6

3

2

1


Kinh Tế

18

1

1

16

Công nghệ

18

2

26

2

14

10

120

11

20


89

637

88

208

341

Công nghệ
thông tin
Các phòng ban,
trung tâm
Cộng

Trang 24

2

16


(Nguồn: T- liệu do phòng Tổ chức cán bộ, Tr-ờng Đại học Vinh
cung cấp, tháng 2/2005)
Từ các số liệu về đội ngũ trí thức của tr-ờng Đại học Vinh, chúng ta rót
ra mét sè nhËn xÐt sau:
- Trong tỉng sè trí thức của Đại học Vinh số trực tiếp giảng dạy ở các
khoa có 430 chiếm 67,5%, giáo viên khối PTTH chuyªn cã 33 ng-êi, chiÕm
5,1%. Nh- vËy trÝ thøc của Tr-ờng Đại học Vinh số đông trực tiếp tham gia

công tác giảng dạy. Hiện nay, Tr-ờng có 28 Phó giáo s-, chiếm 3,9%, 88 tiến
sỹ chiếm 13,8%, 208 Thạc sỹ chiếm 32,65%. Nh- vậy, số cán bộ trực tiếp
giảng dạy có học vị từ Thạc sỹ trở lên chiếm 50,35%. Tỷ lệ đó cao hơn nhiều
so với tỷ lệ trung bình của các tr-ờng đaị học và cao đẳng trong cả n-ớc (tỷ lệ
trung bình là 29,6%) và xếp thứ 12 trong số các tr-ờng đại học.
- Tuy nhiên, cũng cần một lần nữa khẳng định rằng, trong số 296 cán
bộ có trình độ từ Thạc sỹ trở lên thì có 243 là thuộc các chuyên ngành khoa
học cơ bản, khoa học Mác - Lênin và ph-ơng pháp giảng dạy, chiếm 82,1%,
còn số cán bộ khoa học thuộc các chuyên ngành không s- phạm là 53 ng-ời,
chiếm 17,9%.
Bảng 5. Độ tuổi trung bình của đội ngũ có trình độ thạc sỹ
và tiến sỹ ở Đại học vinh theo đơn vị đào tạo

TT

Độ tuổi

Tiến sỹ

Khoa

<35

1

Toán

1

2




2

3

Hoá

1

4

Sinh

5
6

Thạc sỹ

35-45 46-55 56-60 <35
1

8

35-45 46-55 56-60

5

17


2

9

1

2

4

10

1

3

1

1

3

4

8

1

3


1

Văn

3

8

1

5

4

4

1

Sử

3

2

6

3

4


1

Trang 25

1

1
2


×