Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích cấu trúc tổ chức của công ty CP Bibica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.47 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN- DU LỊCH
----------------------

BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ HỌC
Đề bài: Phân tích tình huống liên quan đến cấu trúc tổ chức của cơng ty
Bibica.
Nhóm: 9
Lớp HP:
GVHD:


MỤC LỤC
Lời mở đầu….…………………………………………………….........
Giới thiệu khái quát…………………………………………....
I: Cơ sở lý thuyết…………………………………………………….........
1.
2.
3.
4.
5.

Khái niệm……………………………………………………………….
Đặc điểm……………………………………………………………......
Phân loại các mơ hình cấu trúc tổ chức………………………………….
Nguyên tắc cấu trúc tổ chức……………………………………………...
Các nhân tố ảnh hưởng………………………………………………...

II. Đặt vấn đề, giải quyết tình huống……………………………………...
1. Giới thiệu về công ty ………………………………………………….


2. Ưu nhược điểm của cấu trúc tổ chức, các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc
tổ chức…………………………………………………………………….
3.
4.
5.
6.

Nêu ra tình huống………………………………………………………
Phân tích và giải quyết tình huống ……………………………………
Tổng kết đúc rút bài học………………………………………………
Tầm quan trọng của cấu trúc tổ chức……………………………………

Kết luận
Tài liệu tham khảo

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại mà xã hội đang ngày càng phát triển văn minh và hiện đại thì kéo
theo đó là sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Để duy trì và phát
triển tổ chức của mình đứng vững trong mơi trường có nhiều cạnh tranh thì địi hỏi những
nhà quản trị phải có phương pháp tổ chức phù hợp và hiệu quả. Nhà quản trị phải biết
cách chèo lái thật khéo để hướng tổ chức của mình ln đi đúng hướng. Hay nói cách
khác thì các nhà quản trị phải thực chức năng quan trọng của mình là tổ chức.
Việc hình thành cấu trúc tổ chức sao cho hiệu quả để doanh nghiệp có thể đứng vững
và ưu việt hơn đối thủ cạnh tranh như thế nào là yếu tố quyết định vơ cùng lớn. Điển hình
là Cơng ty cổ phần Bibica, vào năm 2003 đã xảy ra một sự cố tài chính rất nghiêm trọng
do quản lý khơng hiệu quả và việc tiến hành thay đổi toàn bộ hệ thống với việc nhằm
tăng hiệu quả kinh doanh, thay đổi cấu trúc tổ chức sai cách đã để lại hậu quả vô cùng

nguy hại. Tuy nhiên một cuộc cải cách lại cấu trúc tổ chức mà họ đã đảo ngược tình thế
và vực dậy cơng ty của mình. Vậy họ đã điều chỉnh cấu trúc tổ chức của mình như thế
nào để có được sự thành cơng ngồi mong đợi đó?
Để hiểu được lý do mà Bibica được thành công như vậy và thấy được tầm quan trọng
của cấu trúc tổ chức đối với doanh nghiệp như thế nào, nhóm 9 chúng em lựa chọn nội
dung “Phân tích cấu trúc tổ chức của công ty CP Bibica” làm bài thảo luận cho đề tài
“Tìm tình huống thực tế Doanh nghiệp gắn với chủ đề chương 5. Sau đó phân tích tình
huống.” từ đó thấy được sự linh hoạt và sáng tạo của công ty trong việc tạo ra các sản
phẩm mới mang thương hiệu riêng cho mình.

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT: CẤU TRÚC TỔ CHỨC (CTTC).
3


1. Tổ chức
1.1 Khái niệm của tổ chức
Tổ chức là q trình xác định các cơng việc cần phải làm và những người cần phải
làm các cơng việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá
nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc
, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ
chức.
1.2 Mục đích của tổ chức
Mục đích của tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân,
mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc
hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
Cũng như mọi loại mục tiêu quản trị khác, mục tiêu của công tác tổ chức phải khoa
học, khả thi, phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Khác với yêu cầu về các loại mục tiêu
quản trị khác, yêu cầu đối với các mục tiêu về tổ chức là phải tuân thủ những quy luật
khách quan đặc thù của công tác tổ chức.
1.3 Vai trị của cơng tác tổ chức

Tổ chức có 4 vai trị sau:
- Tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị
nói riêng.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn nhân lực và cơ
sở vật chất kĩ thuật.
- Nếu công tác tổ chức không được thực hiện tốt sẽ gây ra nhiều khó khăn phức tạp cho
cơng tác quản lí.
- Tạo ra văn hóa tổ chức - nền tảng của sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ
chức để nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
2. Cấu trúc tổ chức
2.1 Khái niệm cấu trúc tổ chức
- Cấu trúc (hay cơ cấu) tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị hay cá nhân)
khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chun mơn hóa theo những
chức trách, nhiêm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu
chung đã được xác định.
2.2. Đặc điểm của cấu trúc tổ chức
- Tính tập trung: phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ chức cho các
cá nhân hay bộ phận.
4


- Tính phức tạp: phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức. Nếu có
nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, cấu trúc tổ chức có tính phức tạp
cao và ngược lại.
- Tính tiêu chuẩn hóa: phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành vi của mỗi bộ
phận và cá nhân, thơng qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quy chế
3. Phân loại các mơ hình CTTC
3.1 Mơ hình cơ cấu trực tuyến
- Đặc điểm của mơ hình CC trực tuyến:
+ Quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng, từ trên

xuống.
+ Người thừa hành chỉ nhận & thực hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực
tiếp của mình
+ Người phụ trách chịu trách nhiệm hịan tịan về kết quả cơng việc của những người
dưới quyền mình.
-

Ưu điểm:

+ Tránh hiện tượng người thừa hành thi hành nhiều mệnh lệnh khác nhau từ nhiều người
phụ trách cấp trên khác nhau, thậm chí có những mệnh lệnh trái ngược nhau.
+ Phù hợp với chế độ 1 thủ trưởng, tăng cường trách nhiệm cá nhân.
-

Nhược điểm:

+ Đòi hỏi mỗi thủ trưởng phải có kiến thức tịan diện.
+ Khơng tận dụng chun gia có trình độ cao về từng chức năng quản trị.
+ Chỉ phù hợp ở phạm vi hẹp (Tổ, đội sản xuất…)
3.2 Mơ hình cơ cấu chức năng
- Đặc điểm của mơ hình CC chức năng:
Cán bộ phụ trách các phịng ban chức năng có quyền ra các chỉ thị, mệnh lệnh và các vấn
đề có liên quan đến chuyên môn của họ đối với các phân xưởng, bộ phận sản xuất…
-

Ưu điểm:

+ Thu hút các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, giải quyết các vấn đề chuyên môn tốt
hơn.
+ Giảm bớt gánh nặng cho cán bộ chỉ huy chung của doanh nghiệp

5


-

Nhược điểm:

+ Vi phạm chế độ một thủ trưởng
+ Dễ phát sinh trách nhiệm khơng rõ ràng, thiếu tính kỷ luật.
3.3.Mơ hình cấu trúc tổ chức theo sản phẩm:
- Đặc điểm:
Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm thường phát huy tác dụng khi mơi trường hoạt động của
tổ chức có sự thay đổi hay nhiều biến động, có nhiều yếu tố nhấn mạnh đến khía cạnh
kinh doanh hơn là việc đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cao, hoặc khi tổ chức theo đuổi chiến
lược đa dạng hóa sản phẩm.
-

Ưu điểm:

+ Hướng sự chú ý và nỗ lực vào tuyến sản phẩm.
+ Trách nhiệm lợi nhuận thuộc các nhà quản trị cấp dưới.
+ Linh hoạt trong việc đa dạng hóa, có thể dễ dàng đổi mới và thích ứng với sự thay đổi
của môi trường.
-

Nhược điểm:

+ Cần nhiều nhà quản trị tổng hợp.
+ Cơng việc có thể bị trùng lặp ở các bộ phận khác nhau dẫn tới chi phí và giá thành cao,
khó kiểm sốt.

+ Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực.
3.4 Mơ hình cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý:
- Ưu điểm:
+ Các nhà quản trị cấp thấp thấy rõ trách nhiệm của mình, giảm bớt phạm vi công việc
phải điều hành trực tiếp của nhà quản trị cấp cao.
+ Chú ý đến những đặc điểm của thị trường địa phương, tận dụng tốt các lợi thế theo
vùng.
+ Quan hệ tốt với các đại diện địa phương và tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên.
- Nhược điểm:
+ Cần nhiều nhà quản trị tổng hợp, phân tán nguồn lực
+ Cơng việc có thể bị trùng lặp ở các khu vực khác nhau, khó kiểm sốt
6


3.5 Cấu trúc tổ chức định hướng theo khách hàng
- Đặc điểm:
+ Chia tổ chức thành các nhánh, mỗi nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh
nhằm phục vụ một đối tượng khách hàng nào đó.
+ Mỗi đơn vị khách hàng tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm khách hàng
chuyên biệt.
-

Ưu điểm:

+ Tạo sự hiểu biết khách hàng tốt hơn, phục vụ các dạng khách hàng khác nhau.
+ Toàn bộ hoạt động của tổ chức hướng vào kết quả cuối cùng.
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị.
-

Nhược điểm:


+ Cần nhiều nhà quản trị tổng hợp.
+ Cơng việc có thể bị trùng lặp ở các bộ phận khách hàng khác nhau.
+ Khó kiểm sốt.
+ Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực.
3.6 Mơ hình cấu trúc tổ chức dạng ma trận
- Đặc điểm:
+ Là cấu trúc kết hợp các cấu trúc tổ chức trên để tận dụng các ưu điểm của mỗi loại và
hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng.
+ Cấu trúc ma trận có 2 hệ thống chỉ huy cặp đôi (theo chức năng và theo sản phẩm hoặc
theo khu vực địa lý, theo khách hàng), vì vậy tồn tại cùng lúc 2 tuyến chỉ đạo trực tuyến.
-

Ưu điểm:

+ Cho phép tổ chức đạt được đồng thời nhiều mục đích, trách nhiệm của từng bộ phận
được phân định rõ.
+ Phối hợp tốt giữa các bộ phận, rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị.
-

Nhược điểm:

+ Tồn tại song song hai tuyến chỉ đạo trực tuyến, dễ nảy sinh mâu thuẫn trong việc thực
hiện mệnh lệnh.
+ Có sự tranh chấp quyền lực giữa các bộ phận, khó kiểm soát.
7


3.7 Mơ hình cấu trúc tổ chức hỗn hợp:
- Đặc điểm:

+ Kết hợp logic các loại cấu trúc tổ chức để khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong tổ
chức.
+ Có thể tận dụng ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của các cấu trúc kết hợp.
-

Ưu điểm:

+ Giải quyết được những tình huống phức tạp.
+ Cho phép chuyên mơn hóa một số cấu trúc tổ chức.
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị.
-

Nhược điểm:

+ Cấu trúc tổ chức phức tạp.
+ Quyền lực và trách nhiệm của các nhà quản trị có thể bị trùng lặp nhau, tạo ra sự xung
đột, khó kiểm sốt.
4. Ngun tắc xây dựng cấu trúc tổ chức:
4.1 Tương thích giữa hình thức và chức năng
Khi thiết kế cấu trúc tổ chức, các bộ phận hay các đơn vị cấu thành đều phải nhằm thực
hiện các chức năng, hay xuất phát từ việc thực hiện các chức năng. “Hình thức phải đi
sau chức năng”. Trong tổ chức hoạt động kinh doanh, mỗi bộ phận (hay đơn vị) và cá
nhân đều phải có sự tồn tại khách quan và cần thiết, do việc tham gia thực hiện các chức
năng của tổ chức. Sự lựa chọn mơ hình, sự phân cơng, phân quyền hay giao trách nhiệm
cho các bộ phận, cá nhân… đều phải xuất phát từ việc thực hiện chức năng, thông qua
việc thực hiện các mục tiêu đã xác định.
4.2 Tính thống nhất, chỉ huy
Cấu trúc tổ chức được xác lập phải đảm bảo mỗi đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm báo
cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình, đảm bảo sự chỉ huy mang tính thống nhất trong
tồn tổ chức, tránh tình trạnh chồng chéo, mâu thuẫn.

4.3 Cân đối
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị phải được phân công phân nhiệm các
phân hệ chuyên ngành, với những con người được đào luyện tương ứng và có đủ quyền
hạn. Nói một cách khác, cơ cấu tổ chức phải dựa trên việc phân chia nhiệm vụ rõ ràng.
Giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích phải cân xứng và cụ thể.
8


4.4 Tin cậy
Đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm
bảo tính thống nhất, ăn khớp về hoạt dộng giữa các bộ phận, cá nhân trong tổ chức cũng
như tính chính xác của các quyết định quản trị được ban hành.
4.5 Nguyên tắc linh hoạt
Nguyên tắc này đòi hỏi việc hình thành cấu trúc tổ chức phải đảm bảo cho mỗi phân hệ
một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi thủ lĩnh các cấp phân hệ bên dưới phát
triển được tài năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị trí của lãnh đạo cấp trên khi cần thiết.
4.6 Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị phải thu được kết quả hoạt động cao nhất
so với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, đồng thời bảo đảm hiệu lực hoạt động của các
phân hệ và tác động điều khiển của các bộ phận quản lý.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức
5.1 Mục tiêu và chiến lược của tổ chức
Cấu trúc tổ chức được xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, khi mục
tiêu và chiến lược của tổ chức thay đổi thì cấu trúc tổ chức phải có sự thay đổi, điều chỉnh
và hoàn thiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và chiến lược.
5.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức
Đây là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng để từng tổ chức thiết kế cấu trúc tổ chức để
đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, cấu trúc tổ chức của
một doanh nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ phải có sự khác biệt với cấu trúc tổ chức của
một trường đại học do chức năng, nhiệm vụ của chúng là khác nhau…

5.3 Quy mô của tổ chức
Quy mô tổ chức càng lớn, cấu trúc tổ chức càng phức tạp, bởi vì quy mơ lớn địi hỏi tổ
chức phải có nhiều cấp, nhiều bộ phận, đơn vị nên tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp
trong tổ chức.
5.4. Mơi trường bên ngồi của tổ chức
Trong điều kiện mơi trường bên ngồi ổn định, các yếu tố của mơi trƣờng có thể dự đốn
và dễ kiểm sốt thì cấu trúc tổ chức có tính ổn định, ít phức tạp. Ngược lại khi mơi trường
có nhiều biến động,có nhiều yếu tố khó dự báo thì cấu trúc tổ chức sẽ phức tạp hơn, đòi
hỏi phải có sự linh hoạt cao hơn, nên việc lựa chọn một cấu trúc tổ chức hữu cơ là cần
thiết
9


5.5 Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức
Trong tổ chức, kĩ thuật, công nghệ được sử dụng càng hiện đại bao nhiêu, thiết bị càng có
xu hướng tự động hóa cao thì cấu trúc tổ chức càng đơn giản hơn.
5.6 Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị
Với đội ngũ quản trị viên có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức, thì trong cấu trúc tổ chức
có thể giảm bớt đầu mối, các mối quan hệ, các bộ phận quản trị với nhau. Với trang thiết
bị quản trị hiện đại, đầy đủ sẽ đáp ứng tốt hơn các u cầu cơng việc, vì thế mà cấu trúc
tổ chức quản lí sẽ đơn giản hơn.
II, ĐẶT VẤN ĐỀ, GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1, Giới thiệu về cơng ty
Ngày 16/1/1999 chính là ngày thành lập nên Bibica. Trước đây, Bibica có tiền thân là
ba phân xưởng Bánh, Kẹo và Mạch nha của cơng ty đường Biên Hịa. Vốn điều lệ Công
ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng. Trụ sở của công ty đặt tại Khu cơng nghiệp Biên
Hịa 1, Đồng Nai. Trải qua hơn 20 năm đầu tư và phát triển, hiện nay Bibica đã trở thành
một nhà sản xuất bánh kẹo uy tín lớn nhất nhì Việt Nam khó có thể nào thay thế được và
được hầu hết người Việt Nam ở mọi tầng lớp tin dùng.
Ngồi bánh kẹo, hãng cịn đầu tư phát triển thêm các sản phẩm chuyên về dinh dưỡng

cho trẻ em, phụ nữ mang thai, những người bị bệnh tiểu đường và ăn kiêng. Bên cạnh đó,
các sản phẩm giải khát, snack, soda, ngũ cốc cũng được Bibica nghiên cứu và phát triển
thành công, đưa sản phẩm phân bố rộng rãi trên khắp cả nước
Hiện nay, bánh kẹo Bibica đã được phân phối toàn quốc, Bắc-Trung-Nam, được trưng
bày và bán rộng rãi trong hơn 600 cửa hàng, siêu thị, hơn 120 nhà phân phối chính thức
và hơn 100.000 điểm bán hàng. Hơn thế nữa, Bibica đã có mặt ở 21 quốc gia khác trong
đó có Nhật Bản, Mỹ, Cuba,...
2, Đối thủ cạnh tranh
2.1. Đối thủ trong nước
● Công ty CP Kinh Đô
● Công ty cổ phần Hải Hà
● Công ty Đức Phát
2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngồi như cơng ty liên doanh Vinabico- kotobuki,
công ty liên doanh sản xuất bánh kẹo perfectti… các doanh nghiệp này đều có lợi thế về
công nghệ
10


3. Ưu, nhược điểm của cấu trúc tổ chức

Nhận xét: Cấu trúc tổ chức (CTTC) của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Đại
Hội Đồng Cổ Đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng
của công ty theo Luật DN và điều lệ công ty. Đây là cơ quan thông qua chủ trương chính
sách của cơng ty trong việc phát triển, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và
điều hành sản xuất công ty. Hội Đồng Quản Trị là cơ quan quản lý cơng ty , có tồn
quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của
cơng ty. Ban kiểm soát do HĐĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đơng kiểm sốt mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Qua sơ đồ trên ta thấy Tổng GĐ là người đứng
đầu công ty, chịu trách nhiêm và quản lý cơng ty. Bên cạnh đó cịn có các phó GĐ hỗ trợ,

cơ cấu này cịn được chun mơn hóa đến từng phịng ban.
Ưu điểm của cấu trúc tổ chức:
Phản ánh logic chức năng, tuân thủ nguyên tắc chun mơn hóa cơng việc, nêu bật vai trị
của các chức năng chủ yếu. Đơn giản hóa việc đào tạo và huấn luyện nhân sự, khơng địi
hỏi các nhà quản trị phải có kiến thức tồn diện. Sử dụng được các chuyên gia giỏi ở từng
chức năng. Dễ kiểm soát.
Nhược điểm:
Chỉ có cấp quản trị cao nhất mới có trách nhiệm về lợi nhuận, tầm nhìn bị hạn chế; các
nhà quản trị chức năng nhiều khi chú ý tới mục tiêu chức năng hơn là mục tiêu chung của
tổ chức. Tính phối hợp kém giữa các bộ phận chức năng và giữa nhà quản trị với các bộ
phận chức năng trong tổ chức. Tính hệ thống bị suy giảm, kém linh hoạt.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức:
11


-

Mục tiêu và chiến lược của tổ chức: Cấu trúc tổ chức (CTTC) được xây dựng
nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, khi mục tiêu và chiến lược của tổ
chức thay đổi thì cấu trúc tổ chức phải thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
- Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức: xác định số lượng đơn vị, bộ phận và quy
định chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, bộ phận cũng như mối quan hệ giữa các
đơn vị, bộ phận.
- Quy mô của tổ chức: QMTC càng lớn thì cấu trúc tổ chức càng phức tạp.
- Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức: mỗi TC có đặc điểm KT-CN riêng
địi hỏi mỗi TC cũng có CTTC riêng. Mặt khác KT-CN càng hiện đại thì CTTC
càng đơn giản, gọn nhẹ.
- Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị: quản trị viên có trình độ, kinh
nghiệm thì trong CTTC có thể giảm bớt đầu mối, các mối liên hệ, các bộ phận
quản trị với nhau. Với trang thiết bị càng hiện đại thì CTTC sẽ đơn giản hơn.

- Mơi trường bên ngoài của tổ chức: trong điều kiện bên ngoài ổn định, các yếu tố
mơi trường có thể dự đốn và dễ kiểm sốt thì CTTC có tính ổn định, ít phức tạp
và ngược lại.
3. Bài tập tình huống
Năm 2003 Bibica gặp phải sự cố tài chính do quản lí khơng hiệu quả. Ban lãnh
đạo cơng ty một mặt tìm cách giải quyết khủng hoảng, mặt khác bỏ cách quản lý cũ.
Công ty quyết định đầu tư xây dựng quy trình mang tính chuẩn mực nhằm tăng hiệu quả
kinh doanh và quản lý. Cải tổ tồn bộ hệ thống thơng tin gồm email, website, COS
(Company Operation System – Văn phòng điện tử) và ERP (Enterprise Resource
Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) với tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ
đồng. Đồng thời điều chỉnh cấu trúc tổ chức cụ thể là bỏ cơ chế phó giám đốc, xây dựng
ban lãnh đạo gồm tổng giám đốc điều hành và các giám đốc các khối (nhân sự, tài chính,
kỹ thuật, sản xuất, …)
Thời gian đầu, tỷ lệ sai số của nhân viên ứng dụng hệ thống mới rất cao. Công ty
vẫn kiên quyết thực hiện. Nhân viên vốn quen với hệ thống cũ bắt đầu phản ứng. Lãnh
đạo công ty không chấp nhận cách làm này, bắt buộc nhân viên phải thực hiện trên hệ
thống mới. Nhân viên nào sợ hệ thống mới khơng chuẩn mực thì phải lấy số liệu trên hệ
thống mới nhập vào hệ thống cũ để báo cáo chứ không được làm ngược lại. Công ty sẵn
sàng bố trí thêm nhân sự để nhập số liệu. Sau một thời gian, nhân viên đã quen với cách
làm mới và công ty đã đưa hệ thống lên mạng. Việc tổ chức và quản lý hoạt động theo
12


ERP đã giúp doanh nghiệp kiểm sốt được tình hình hoạt động kinh doanh, đưa ra các
báo cáo chính xác, cung cấp báo cáo tài chính tin cậy cho cổ đơng.
Câu hỏi: Anh (chị) có nhận xét gì về chức năng tổ chức của công ty Bibica?
4. Giải quyết bài tập tình huống:
❖ Thực trang và bước đi của cơng ty Bibica:
Năm 2002 của công ty Bibica, theo báo cáo kết quả kinh doanh của bộ phận tài
chính kế tốn thì cơng ty đang từ lãi 8,9 tỉ đồng xong thực tế lại lỗ 10,086 tỉ đồng. Đây là

môt số liệu sai lệch quá lớn. → Vấn đề quan trọng ở đây chính là sự bất cập về năng lực
quản trị tài chính kế tốn của cơng ty và hơn hết là về cơ cấu tổ chức mà công ty đang
vận hành. Vì vậy, năm 2003 là một năm đầy khó khăn đối với Bibica. Cơng ty lại có
nhiều biến động nhân sự, đặc biệt là ở bộ phận tài chính kế tốn.
Chính vì phát hiện được những yếu kém trong cơng tác quản lý của mình, thì từ
tháng 8/2003 ban lãnh đạo của Bibica đã ra quyết định thay đổi mơ hình tổ chức, phân
định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng. Bibica đã giải quyết tốt những nhược điểm của công
tác tổ chức, đã dũng cảm khi quyết định rũ bỏ cách quản lý rời rạc, đồng thời đầu tư xây
dựng quy trình mang tính chuẩn mực nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và quản lý:
Đầu tiên, Bibica đã sửa đổi hệ thống thông tin gồm email, website, COS, ERP,
điều này đã góp phần khơng nhỏ trong việc làm nên sự thành công của chiến lược phát
triển công ty. Hiện nay, Bibica trao đổi thơng tin với bên ngồi (đối tác, khách hàng,
người tiêu dùng, cổ đông) qua Email (MDaemon), website (Dot.Net). Trao đổi thông tin
nội bộ (trong công ty và các chi nhánh) qua hệ thống Email, COS (văn phòng điện tử) và
ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp).
Bên cạnh việc cải tổ hệ thống thông tin, công ty đã điều chỉnh lại cấu trúc tổ
chức. Cơng ty đã bỏ cơ chế phó giám đốc và xây dựng ban lãnh đạo gồm tổng giám đốc
điều hành và các giám đốc các khối để phù hợp với hệ thống thông tin mà công ty đầu tư.
Bibica đã chia tổ chức thành các tuyến chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận đảm nhận
thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Mỗi bộ phận này được đặt dưới sự điều hành của các
giám đốc các khối như tài chính, kĩ thuật, bán hàng…

13


→ Điều này sẽ giúp Bibica có sự chun mơn hố trong cơng việc, dễ kiểm sốt cơng
việc và vai trò của các chức năng chủ yếu sẽ được phát huy có hiệu quả nhất. Giải quyết
được vấn đề trong quản lý, khơng cịn tình trạng chồng chéo, lấn sân nhau giữa các phịng
ban nghiệp vụ.
Khơng những vậy, Bibica rất dứt khốt và quyết tâm trong việc thực hiện chính

sách mới. Mặc dù tỉ lệ sai số của nhân viên ứng với hệ thống mới rất cao và việc có thể
phải bố trí thêm nhân sự để nhập số liệu sẽ làm cho chi phí sản xuất của cơng ty tăng lên,
nhưng sự kiên quyết đã giúp Bibica đứng vững và phát triển. Vì vậy cũng thật dễ hiểu khi
họ áp dụng một cách chuyên chế lên nhân viên, bắt buộc nhân viên phải thực hiện công
việc theo sự thay đổi của hệ thống cũ, đó là một hệ thống mới khoa học hơn, hiệu quả
hơn.
KẾT QUẢ: Sự thay đổi khá mạnh mẽ này đã giúp cho Bibica không nhưng khơi
phục lại vị trí mà cịn ngày một phát triển (Bibica kiếm được lợi nhuận của năm 2003 đến
10,59 tỉ đồng, vượt hơn 30% so với kế hoạch đề ra và đến năm 2005 doanh thu đã đạt
290 tỷ đồng). Bibica đã có một sự thay đổi mạnh mẽ, kịp thời và hợp lý trong việc điều
chỉnh và sắp xếp lại nhân sự và cơ cấu tổ chức của công ty, phù hợp với chiến lược phát
triển. sự kết hợp hài hòa giữa cơ cấu tổ chức và việc cải tổ lại tồn bộ hệ thống thơng tin
cùng với việc tìm ra lỗi sai và nhanh chóng sửa sai trong quá trình quản lý của Ban lãnh
đạo và sự quyết đốn trong việc điều hành cơng ty theo một hướng đi mới hiệu quả hơn,
đã giúp công ty không những tháo gỡ được khó khăn trước mắt mà cịn ngày một phát
triển rực rỡ.
❖ Bài học có thể rút ra qua tình huống này
Để một cơng ty cũng như doanh nghiệp có thể phát triển tốt và vận hành một cách
hiệu quả, thì phải:
+) Có một cấu trúc tổ chức hợp lí, phải bố trí nhân sự làm sao để công việc không
bị chồng chéo, không bị lấn sân nhau giữa các phòng ban nghiệp vụ.
+) Phải phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức,
cũng như những lỗ hổng trong công tác quản lý.

14


+) Đồng thời cũng cần phải nắm bắt đâu là điểm mạnh của công ty để tiếp tục phát
huy, đâu là điểm yếu để có thể khắc phục, sửa chữa. Có như vậy mới làm nổi bật vai trị
của các chức năng.

+) Khi gặp sự cố trong hoạt động kinh doanh cần phải xác định chính xác khó
khăn cũng như nhược điểm ở đâu? Để có chiến lược phát triển phù hợp với tình hình lúc
đó, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Ở mỗi tình huống phải có một cách giải
quyết riêng, không nên áp dụng một cách máy móc các biện pháp xử lí, vì làm như vậy sẽ
thiếu khoa học, thiếu hợp lí và khơng đạt hiệu quả.
+) Phải quyết đốn khi đưa ra chính sách mới, xóa bỏ một số cơ chế nếu thấy
khơng cần thiết và xây dựng một ban lãnh đạo phù hợp hơn với hệ thống quản lý mới.
+) Khi đã quyết định thay đổi thì phải kiên trì thực hiện, Ban lãnh đạo luôn phải
giữ vững tinh thần và niềm tin vào hệ thống chính sách mới thì mới tạo được niềm tin từ
nhân viên của mình, góp phẩn giải quyết tốt được vấn đề đang gặp phải.
5, Tổng kết đúc ra bài học
Qua tình huống của cơng ty Bibica, chúng ta càng nhận thấy rõ hơn sự quan trọng
của cấu trúc tổ chức. Một tổ chức không thể vận hành tốt được nếu như khơng có một cấu
trúc hợp lí, một hệ thống quản lý hiệu quả và hơn hết là một ban lãnh đạo có trách nhiệm,
có kinh nghiệm, và khả năng lãnh đạo tốt. Mọi việc sẽ được thực hiện một cách dễ dàng,
trơn tru hơn khi có chiến lược cụ thể và hợp lí.
Bibica đã nhận ra được những nhược điểm trong bộ máy quản lý, cũng như trong
việc thực hiện chức năng tổ chức của mình, họ đã quyết tâm thay đổi cơ chế, và đầu tư
đúng chỗ. Kết quả là, từ chỗ khủng hoảng tài chính, kinh doanh thua lỗ, nhờ vào giải
pháp điều chỉnh cấu trúc tổ chức, sắp xếp lại nhân sự phù hợp với chiến lược phát triển
công nghệ thông tin đã giúp Bibica khơng những đứng vững mà cịn liên tục phát triển
với hai nhà máy sản xuất, 4 chi nhánh, hơn 100 đại lý phân phối, doanh thu đạt được
năm 2005 là 290 tỉ đồng, trở thành 1 trong 21 doanh nghiệp nổi tiếng Việt Nam, và được
vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê năm 2006.

15


Đây cũng được xem là bài học xương máu đối với Bibica, đồng thời cũng đem lại
cho các tổ chức kinh doanh khác một bài học quý giá trong vấn đề thực hiện chức năng tổ

chức hiệu quả cho chính mình.
Phải phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động chủ yếu kèm trong tổ chức
Cần nằm bắt đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu để có thể làm nổi bật vai trò của các
chức năng.
Khi gặp sự cố trong hoạt động kinh doanh cần phải xác định chính xác khó khăn
cũng như nhược điểm (hạn chế) ở khâu nào, để có chiến lược phát triển phù hợp với tình
hình lúc đó, phù hợp với nguồn lực doanh nghiệp. Ở mỗi tình huống phải có một cách
giải quyết riêng khơng nên áp dụng một cách máy móc các biện pháp xử lí, vì làm như
vậy sẽ thiếu khoa học và không đạt hiểu quả.
6, Tầm quan trọng của cấu trúc tổ chức
Thiết lập cấu trúc tổ chức giúp cho người lao động hiểu rõ được vị trí, quy trình hoạt
động và mối quan hệ của họ với những người lao động khác trong tổ chức.
Cấu trúc tổ chức phù hợp khơng chỉ có ảnh hưởng tích cực tới sự thực hiện cơng việc của
người lao động mà cịn ảnh hưởng tới tinh thần và sự thỏa mãn đối với công việc của họ.
Việc thiết kế cấu trúc tổ chức phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thích nghi
nhanh với mơi trường, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của tổ chức.
Cấu trúc tổ chức là công cụ quản lý các hoạt động của tổ chức. Thông qua cơ cấu tổ chức,
các nhà quản lý có thể kiểm sốt hành vi của người lao động.

16


KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích cấu trúc tổ chức của công ty CP Bibica cho đề tài
thảo luận, chúng ta không thể nào phủ nhận được tầm quan trọng của cấu trúc tổ chức khi
muốn xây dựng một doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, công cụ quản
lý tổ chức được vận hành tốt, có sự kiểm sốt giữa nhà quản trị với người lao động. Một
cấu trúc tổ chức không phù hợp có thể kéo theo một chiến lược doanh nghiệp bị giảm sự
hiệu quả, thậm chí cịn kéo theo sự thua lỗ khơng đáng có.
Tầm quan trọng của tổ chức càng được thể hiện rõ qua sự khủng hoảng kinh tế của

công ty CP Bibica là một minh chứng khi chỉ cần sự điều chỉnh thiếu hợp lý và chặt chẽ
đã kéo tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp đi xuống. Ngoài xây dựng một cấu trúc tổ
chức hiệu quả thì bản thân chính doanh nghiệp phải biết tận dụng điểm mạnh, hạn chế
điểm yếu và ln có sự linh hoạt trong việc điều chỉnh, khơng nên máy móc hóa, có như
thế khơng chỉ cơng ty CP Bibica mới có thể đứng vững và tiềm năng phát triển mới đạt
được hiệu quả nhất định.

Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị học – Trường đại học Thương mại
Báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị
Website: www.pcworld.com.vn
Website: www.fpt.com.vn
Website: www.vpi.com.vn
Website: www.bibica.com.vn
17


Giáo trình marketing căn bản - Trường đại học kinh tế quốc dân

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9 (LỚP HP: 2065BMGM0111)
Học phần: Quản trị học (lần 1)
Địa điểm: phòng thảo luận tầng 5 nhà V
Thời gian: 14h ngày 7/10/2020
Đề tài thảo luận “Tìm tình huống thực tế Doanh nghiệp gắn với chủ đề chương 5. Sau đó
phân tích tình huống”
Danh sách thành viên
STT

Họ và tên


Chức vụ

82

Lê Thị Ngọc

Nhóm trưởng

83

Nguyễn Khánh Ngọc

Thành viên

84

Vũ Thị Ngọc

Thư kí

85

Đậu Thị Ngun

Thành viên

86

Lùng Hồng Nhi


Thành viên

87

Hồ Thị Nhung

Thành viên

88

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Thành viên

89

Nguyễn Thị Phương

Thành viên

90

Trịnh Hồng Phượng

Thành viên

91

Nguyễn Thị Quyên


Thành viên

Vũ Thảo Nguyên

Thành viên

● Số người có mặt theo danh sách lớp: 11/11
● Số người vắng mặt theo danh sách lớp: 0/11
● Nội dung cuộc họp:
o Nhóm trưởng thơng báo đến các thành viên về đề tài thảo luận của nhóm
mình
o Nhóm tìm hiểu về đề tài, định hướng làm thảo luận,
18


o Nhóm trưởng phân chia cơng việc cho tất cả các thành viên trong nhóm sao
cho tất cả mọi người đều phải tìm hiểu đề tài thảo luận của nhóm.
o Đưa ra deadline cho phần tìm hiểu của các thành viên
● Kết quả cuộc họp: Đã tìm hiểu được mục tiêu của đề tài thảo luận, bắt đầu đi sâu
tìm hiểu đề tài thảo luận
Thư kí
Nhóm trưởng
Ngọc
Ngọc
Vũ Thị Ngọc
Lê Thị Ngọc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9 (LỚP HP: 2065BMGM0111)
Học phần: Quản Trị Học (lần 2)
Địa điểm: phòng thảo luận tầng 4 nhà V
Thời gian: 15h ngày 17/10/2020

Đề tài thảo luận “Tìm tình huống thực tế Doanh nghiệp gắn với chủ đề chương 5. Sau đó
phân tích tình huống”
Danh sách thành viên
STT

Họ và tên

Chức vụ

82

Lê Thị Ngọc

Nhóm trưởng

83

Nguyễn Khánh Ngọc

Thành viên

84

Vũ Thị Ngọc

Thư kí

85

Đậu Thị Ngun


Thành viên

86

Lùng Hồng Nhi

Thành viên

87

Hồ Thị Nhung

Thành viên

88

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Thành viên

89

Nguyễn Thị Phương

Thành viên

90

Trịnh Hồng Phượng


Thành viên

91

Nguyễn Thị Quyên

Thành viên

Vũ Thảo Nguyên

Thành viên

19


● Số người có mặt theo danh sách lớp: 10/10
● Số người vắng mặt theo danh sách lớp: 0/10
● Nội dung cuộc họp:
o Cả nhóm nộp lại phần mình đã tìm hiểu và cũng xem lại vấn đề, bài làm để
tổng hợp lại cũng như bổ sung ý thêm
o Tổng hợp lại bài tiến hành làm slide và đưa thuyết trình
● Kết quả cuộc họp: Có được bản word của bài thảo luận
Thư kí
Nhóm trưởng
Ngọc
Ngọc
Vũ Thị Ngọc

Lê Thị Ngọc


Bộ mơn: Quản trị học
Lớp học phần: 2065BMGM0111
Nhóm: 9
Giảng viên: Dương Thị Thúy Nương
Đề tài “Tìm tình huống thực tế Doanh nghiệp gắn với chủ đề chương 5. Sau đó phân tích
tình huống”
STT

Họ và tên

Chức vụ

82

Lê Thị Ngọc

Nhóm trưởng

83

Nguyễn Khánh Ngọc

Thành viên

Thuyết trình

84

Vũ Thị Ngọc


Thư kí

Tổng hợp word,
các biên bản

85

Đậu Thị Ngun

Thành viên

Tìm hiểu đề tài

86

Lùng Hồng Nhi

Thành viên

Làm pp

87

Hồ Thị Nhung

Thành viên

Tìm hiểu đề tài


88

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Thành viên

Tìm hiểu đề tài

89

Nguyễn Thị Phương

Thành viên

Tìm hiểu đề tài

20

Nhiệm vụ

Điểm
đánh
giá


90

Trịnh Hồng Phượng

Thành viên


Tìm hiểu đề tài

91

Nguyễn Thị Quyên

Thành viên

Thuyết trình

Vũ Thảo Nguyên

Thành viên

Phản biện

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Nhóm: 9
Mơn: Quản trị học
Lớp HP: 2065BMGM0111
STT

Họ tên sinh
viên

Mã SV


Lớp HC

Số
buổi
tham
gia
họp
nhó
m

82

Lê Thị Ngọc

19D110177 K55B3K
S

2

83

Nguyễn Khánh
Ngọc

19D110246 K55B4K
S

2


84

Vũ Thị Ngọc

19D110178 K55B3K

2

21

Điểm

nhân
tự
nhận

Chữ


Điểm Ghi
cả
chú
nhóm
chấm


S
85

Đậu Thị

Nguyên

19D110037 K55B1K
S

2

86

Lùng Hoàng
Nhi

19D110039 K55B1K
S

2

87

Hồ Thị Nhung

19D110110 K55B1K
S

2

88

Nguyễn Thị
Tuyết Nhung


19D110040 K55B1K
S

2

89

Nguyễn Thị
Phương

19D110041 K55B1K
S

2

90

Trịnh Hồng
Phượng

19D110182 K55B3K
S

2

91

Nguyễn Thị
Quyên


19D110251 K55B4K
S

2

Vũ Thảo
Nguyên

19D110038 K55B1K
S

2

Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Xác nhận nhóm trưởng
Ngọc
Lê Thị Ngọc

Xác nhận thư kí
Ngọc
Vũ Thị Ngọc

22



×