Nghị luận xã hội Nhận thức được sự cần thiết và quan trọng của phương pháp học, chúng ta nhất thiết phải thực hiện được một kết quả học tập tốt. Trên con đường tìm kiếm sự hiểu biết, nhận định của Phrítmen sẽ là bài học hữu ích cho mỗi chúng ta khám phá r
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.52 KB, 5 trang )
Nghị luận xã hội: Kĩ năng đầu tiên và quan trọng
nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là
khả năng học phương pháp học
Dàn ý chi tiết + Bài văn mẫu nghị luận xã hội hay
1
Tải về
Nghị luận xã hội: Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần
có trong một thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học là
tài liệu văn mẫu lớp 12 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi
vọng các bạn sẽ có thêm những ý văn hay để bổ sung cho nội dung bài viết của
mình được phong phú và có sức thuyết phục hơn.
Nghị luận về ý kiến của Phrit-men về tầm quan trọng của
học phương pháp học
•
1. Phương pháp học là gì?
•
2. Dàn ý nghị luận về ý kiến của Phrit-men về tầm quan trọng của
học phương pháp học
•
3. Bài nghị luận tham khảo về ý kiến của Phrit-men
Đề bài: "Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới
hiện đại là khả năng học phương pháp học". Anh/ chị có đồng tình với ý kiến trên
khơng? Vì sao?
1. Phương pháp học là gì?
Theo Phrit-men, học phương pháp học là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những
phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm
những cơng việc mới. Điều này có nghĩa là ngay cả với những công việc cũ nếu biết
vận dụng những phương pháp mới thì cũng sẽ thu được những kết quả mới.
Bình luận đánh giá ý kiến
- Ý kiến nhận định của Phrit-men là hết sức đúng đắn, nó nêu lên vai trị to lớn của
việc học phương pháp học bởi:
+ Chỉ có học phương pháp học thì mới có thể tồn tại và phát triển được trong xã hội
hiện đại.
+ Trong xã hội hiện đại, tri thức nhân loại tăng lên vùn vụt theo cấp số nhân, vì thế
khơng ai có thể học được tất cả tri thức cụ thể ấy.
+ Do kiến thức tăng nhanh chóng mặt nên cái ta biết ngày hơm nay có thể ngày mai
đã lạc hậu rồi. Vì thế phải thường xuyên học cách học tiếp thu kiến thức cảu nhân
loại nhanh hơn, chọn lọc hơn, có hiệu quả hơn.
+ Ngày nay, xã hội hiện đại đòi hỏi người học phải có cách học, phải học phương
pháp học mới có thể không lạc hậu. Với cách học ấy, người học sẽ tiếp nhận tri thức
ở mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều con đường và phương tiện khác nhau không chỉ học
trong nhà trường.
2. Dàn ý nghị luận về ý kiến của Phrit-men về tầm quan trọng của học
phương pháp học
a. Mở bài
- Nêu tầm quan trọng của phương pháp học tập, làm việc.
- Dẫn nguyên văn nhận định của Phrít-men.
b. Thân bài
- Giải thích kết hợp với so sánh để tìm ý nghĩa của nhận định:
+ Học có phương pháp là học như thế nào?
•
Học có phương pháp để nắm vững các nội dung kiến thức cụ thể.
+ Học phương pháp học là học những gì?
•
Học phương pháp học là nhằm mục đích nắm được cách học, phương pháp
học.
•
Học phương pháp học, theo Phrit-mên, là "thường xuyên tiếp thu và học hỏi
những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp
mới để làm những công việc mới." Điều này có nghĩa là ngay cả với những cơng
việc cũ nếu biết vận dụng những phương pháp mới thì cũng sẽ thu được những
kết quả mới.
=> Nghĩa của cả nhận định: Trong cuộc sống có mn vàn điều hấp dẫn, nhiều lĩnh
vực mới mẻ đã mở ra, nhiều yêu cầu và địi hỏi mới hình thành... vậy con người
phải biết cần trang bị cho mình kĩ năng (năng lực) đầu tiên và quan trọng nhất đó
chính là học phương pháp học.
- Tại sao trong thế giới hiện đại, học phương pháp học là kĩ năng đầu tiên và quan
trọng nhất?
+ Trong xã hội hiện đại, tri thức nhân loại tăng lên vùn vụt theo cấp số nhân, vì thế
khơng ai có thể học được tất cả tri thức cụ thể ấy. Vì thế càng ngày người ta càng
quan tâm đến vấn đề học như thế nào, chứ không chỉ là học cái gì. Nghĩa là phải có
sự lựa chọn đối với nội dung học và cách học, phương pháp học.
+ Do kiến thức tăng nhanh chóng mặt nên cái ta biết ngày hơm nay có thể ngày mai
đã lạc hậu rồi. Vì thế phải thường xuyên học cách học tiếp thu kiến thức của nhân
loại nhanh hơn, chọn lọc hơn, có hiệu quả hơn.
+ Trong một xã hội hiện đại, người ta cần trang bị rất nhiều kĩ năng nhưng do vai trò
to lớn của học phương pháp học như đã nêu trên nên nó trở thành kĩ năng đầu tiên
và quan trọng nhất.
- Ý nghĩa của luận đề:
+ Đề cao vai trò to lớn của việc học phương pháp học
+ Nêu lên định hướng cho mỗi con người nhằm đạt được hiệu quả trong học tập và
thích ứng được với xã hội hiện đại.
+ Cảnh tỉnh nhiều quan niệm về học và cách học cực đoan, lạc hậu. Chẳng hạn
quan niệm: học là phải biết nhiều, nhớ thật nhiều, học nhồi nhét kiến thức, ghi nhớ
một cách máy móc...
- Liên hệ bản thân: Tự đánh giá việc học và cách học của mình, chỉ ra những ưu
điểm đã có, các nhược điểm còn mắc phải và phương hướng khắc phục...
c. Kết bài: Suy nghĩ riêng của bản thân, từ nhận định của Phrít-men
- Ngày nay, xã hội hiện đại địi hỏi người học phải có cách học, phải học phương
pháp học mới có thể khơng lạc hậu. Với cách học ấy, người học sẽ tiếp nhận tri thức
ở mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều con đường và phương tiện khác nhau không chỉ học
trong nhà trường.
3. Bài nghị luận tham khảo về ý kiến của Phrit-men
3.1. Bài văn mẫu số 1: Nghị luận về ý kiến của Phrit-men về tầm
quan trọng của học phương pháp học
Bàn về vai trò của “học phương pháp học” đối với mỗi con người trong thế giới hiện
đại, Phrít-men đã đưa ra lời khun vơ cùng hữu ích: “Kĩ năng đầu tiên và quan
trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp
học” - nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm
những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới...
Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của
bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi
thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều”.
Vậy phương pháp học là gì? Tại sao “học phương pháp học” lại là kĩ năng đầu tiên
và quan trọng nhất mà chúng ta cần có trong một thế giới hiện đại?
Thế giới hiện đại được Phrít-men đề cập đến trong cuốn sách của mình là một "thế
giới phẳng". Đó là một thế giới chịu sự tác động của toàn cầu hóa theo ba kỉ nguyên
phát triển chủ yếu. Trong cuốn sách “Thế giới phẳng”, Phrít-men nhấn mạnh đến sự
phát triển tồn cầu hóa giai đoạn từ những năm đầu của thế kỉ XXI khi mười nhân tố
lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kĩ thuật trên thế giới cùng nhau tác động,
khiến cho các mơ hình xã hội, chính trị và xã hơi đã bị thay đổi và thế giới trở nên
phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ
hơn trước.
Mười nhân tố làm phẳng thế giới được Phrít-men nêu trong cuốn sách, đó là: "Sự
sụp đổ của bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 và sự lớn mạnh của
phần mềm Windows" đã "làm nghiêng cán cân quyền lực" về tay những ai cổ súy
hướng phát triển thị trường tự do và cách quản lí từ cơ sở lên trung ương chứ
khơng phải theo hướng ngược lại. Nhân tố làm phẳng thứ hai là “sự ra đời của trang
Web” với sự xuất hiện của mạng toàn cầu với www vào năm 1991 do ông Tim
Berners-Lee thiết kế, đã giúp các nhà khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu và giúp
người ta truy cập thông tin nhanh hơn bao giờ hết. “Phần mềm xử lí cơng việc” là
một nhân tố làm phẳng khác, nó chia nhỏ cơng việc ra thành các cơng đoạn khác
nhau và cho phép các cá nhân thực hiện ở mọi nơi trên thế giới.
“Tải lên mạng và mã nguồn mở” do cộng đồng phát triển đã giúp các cá nhân có
nhiều tiếng nói và được lắng nghe hơn bao giờ hết. Nhân tố làm phẳng thứ năm là
"thuê làm bên ngoài", một hoạt động thuê lao động nước ngoài thực hiện một số
cơng đoạn mà mình khơng thể thực hiện được và sau đó gắn kết quả thực hiện vào
dây chuyền sản xuất chung của mình. Tận dụng nguồn lao động có kĩ năng cao và
rẻ tiền cộng với sự chênh lệch múi giờ ở các nước đang phát triển, các nước phát
triển có thể khai thác năng lực trí tuệ của các cơng nhân trí thức ở đây. Một nhân tố
làm phẳng khác là "chuyển sản xuất ra nước ngồi", nó là quy trình di chuyển cơ sở
sản xuất đến những nước có lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn dưới sự bảo
hộ của các quy tắc thương mại quốc tế.
Nhân tố thứ bảy là "chuỗi cung", một phương pháp cộng tác theo chiều ngang giữa
các nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng với chi phí vận chuyển thấp nhất trong
thời gian ngắn nhất và đáng tin cậy nhất. “Thuê làm bên ngoài” là một phương thức
hợp tác nằm ngồi tầm quản lí của chuỗi cung khi nó có thể làm đồng bộ hóa các
chuỗi cung bằng các công tác hậu cần cần thiết. Nhân tố thứ chín liên quan đến việc
"cung cấp thơng tin", các công cụ giao tiếp điện tử đã thu hẹp Trái Đất hình cầu này
lại, khi từng cá nhân có thể giao tiếp với các cá nhân khác mà họ chưa bao giờ biết
đến. “Các nhân tố xúc tác” khác cũng góp phần làm phẳng thế giới. Các nhân tố của
nhóm này gồm có: cơng nghệ thơng tin; mã nguồn; công nghệ liên lạc thông qua
mạng; khả năng đàm thoại video; công nghệ đồ họa; ứng dụng các thiết bị không
dây.
Sở dĩ bài viết phân tích những nhân tố khiến thế giới trở nên phẳng trong cuốn sách
của Phrít-men là bởi: Khi mười hay một số tác nhân cùng đồng thời diễn ra, các cá
nhân dường như chịu sự tác động của tồn cầu hóa theo một chiều hướng khác.
Tiến trình này khơng chỉ là sự trao đổi hay giao tiếp đơn thuần giữa các chính phủ
hay các tập đồn kinh tế mà là sự tương tác giữa các cá nhân dẫn đến sự thay đổi
vai trò của mỗi người trong cộng đồng quốc tế. Hiểu được thế giới đang thay đổi thế
nào, mỗi cá nhân sẽ biết mình phải có những kĩ năng và kiến thức cần thiết để gia
nhập tiến trình phát triển này.
Từ những phân tích trên có thể thấy ngay việc tiếp cận trí thức trong một thế giới
hiện đại là điều không đơn giản nếu chúng ta khơng tìm được phương pháp học
đúng đắn. Vai trò của việc “học phương pháp học” là giúp cho con người có được
cơng cụ cần thiết để tích lũy kiến thức một cách hiệu quả nhất. Nó đem lại những giá
trị riêng cho mỗi người, giúp chúng ta không bị lạc hậu trong tiến trình phát triển
chung, “Học phương pháp học” là tìm ra những phương thức sở hữu trí tuệ một
cách hiệu quả nhất. Đối với mỗi cơng việc khác nhau chúng ta có thể áp dụng
phương pháp học khác nhau sao cho phù hợp với tính chất mà cơng việc đó u
cầu. Tuy nhiên ta cũng có một cơng thức chung cho phương pháp học, đó là các
nhân tố: tâm trạng, sự hiểu biết, nhắc lại, hấp thụ, mở rộng và ơn lại.
Ngồi những nhân tố đó, để có phương pháp tốt nhất cho việc học của mình, bạn
phải thường xuyên cập nhật “những phương pháp mới để làm những công việc cũ
hay những phương pháp mới để làm những cơng việc mới”. Nói như vậy có nghĩa
là, những công việc quen thuộc mà bạn đang làm hàng ngày vẫn được áp dụng theo
một phương thức cũ nào đó. Nếu bạn chỉ áp dụng một phương thức cũ chắc chắn
sẽ không đem lại hiệu quả cao bằng việc bạn ln tìm tịi những phương thức mới
tiến bộ hơn để thay thế phương thức cũ. Đối với những cơng việc mới, tất nhiên
chúng ta càng phải tìm cách tiếp thu những phương pháp mới phù hợp với yêu cầu
mà công việc đặt ra. Những kiến thức mà chúng ta có hơm nay, ngay ngày mai nó
có thể trở nên lỗi thời. Vì vậy, chỉ có khơng ngừng học hỏi và tiếp nhận những
“phương pháp học” giúp ta không bị tụt hậu trong tiến trình phát triển của thế giới
hiện đại.
Tất nhiên, để “học phương pháp học” tốt không chỉ dựa vào những nhân tố cũng
như những thói quen có ích trên đây. Khả năng tiếp nhận tri thức ở mỗi người là
khác nhau vì vậy mỗi người sẽ có phương pháp học khơng giống nhau. Bạn cần tìm
ra giải pháp phù hợp với năng lực bản thân và ln nỗ lực vươn tới để trở thành một
người hồn tồn có khả năng đứng trên “thế giới phẳng”.
3.2. Bài văn mẫu số 2: Suy nghĩ về ý kiến của Phrit-men về tầm
quan trọng của học phương pháp học
Ta đang sống trong một thế giới hiện đại - con người tiếp cận với khoa học kĩ thuật,
vốn kiến thức trở nên vơ hạn. Chúng địi hỏi ở mỗi người chúng ta một trí nhớ tốt,
một phương pháp học tốt. Nhưng trí nhớ con người là hữu hạn. Chính vì thế, một
phương pháp học tốt là điều cần thiết và quan trọng. Ý thức được điều trên, bạn suy
nghĩ gì về nhận định của Phrít-men: “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn
cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học - nghĩa là
thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc
cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới... Trong một thế giới
như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị
riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hơm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn
tưởng nhiều”.
Đối với Phrít-men, học phương pháp là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những
phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm
những công việc mới. Cuộc sống chứa đựng kho tàng kiến thức mà ta sẽ chẳng bao
giờ lĩnh hội hết được. Vì vậy, đa số học sinh chỉ chuyên một môn học hay mỗi người
chỉ chuyên một ngành, một loại công việc nhất định. Dù làm bất cứ công việc nào,
con người cũng cần nâng động, sáng tạo, học và rành rẽ phương pháp. Chẳng hạn,
nghề nông là nghề truyền thống của nước ta, những người nông ngày ngày ra đồngtrồng lúa cũng ln ln tìm hiểu và cần phương pháp mới, từ việc cải tạo giống lúa
đến các nông cụ sản xuất. Đó là những phát minh tưởng chừng như đơn giản
nhưng lại có ý nghĩa quan trọng. Hay những người cơng nhân bình thường làm
trong các nhà máy, xí nghiệp cũng phải ln ln tìm tịi và đưa ra những đề án,
phương, pháp mới để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hay tạo ra được những
sản phẩm mới hơn.
Sống trong một xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng nâng cao - con người không
ngừng lao động, lao động chân tay, lao động trí óc, muốn có hiệu quả, tất phải có
phương pháp làm việc tốt. Phương pháp học sẽ là nền tảng vững chắc cho những
bước phát triển tiếp theo. Học phương pháp học giống như học những kĩ năng đầu
tiên mà người thợ phải làm khi bắt tay xây dựng một toà nhà - tạo dựng nền móng
kiên cố để xây các tầng lầu cao hơn. Học phương pháp học cũng thế. Nó tiếp bước
cho sự thăng hoa những gì nâng cao hơn, khó hơn đối với bạn.
Một học sinh khi đã có phương pháp học tốt việc lĩnh hội kiến thức sẽ dễ dàng, việc
học đối với họ khơng cịn là gánh nặng đeo bám họ suốt mười mấy năm trời. Chính
phương pháp học sẽ làm vũ khí lợi hại giúp họ tiến xa hơn trong tương lai.
Trái đất quay, cuộc sống quay và kiến thức cũng dồi dào thêm. Tất cả đều vận động
khơng ngừng. Chính vì vậy, kiến thức mà ta có được ngày hơm nay sẽ mau chóng
lỗi thời nhanh hơn ta nghĩ. Thế nên, nhu cầu cập nhật thông tin, thu thập kiến thức
luôn luôn cần thiết. Song, không phải ai cũng đủ điều kiện để đến trường, đến lớp,
dễ dàng tìm đến với internet, sách báo,... Vì thế, tự học là phương pháp tối ưu đối
với nhiều người trong việc thu nhận kiến thức. Và, rõ ràng, chỉ những người có
phương pháp học tốt mới thực sự thành cơng.
Tuy nhiên, để có phương pháp học tốt khơng phải dễ. Từ rất lâu, nhiều người vẫn có
thói quen học vẹt, học tủ khiến cho không những việc thu thập kiến thức bị đóng
khn mà sự sáng tạo cái mới, tự khám phá tri thức ở mỗi người cũng dần trở nên
thui chột. Ngay trong nhà trường phổ thông, lối học vẹt, học tủ vẫn còn khá nặng nề.
Bởi vậy, mỗi một học sinh phải hết sức ý thức về điều đó nhằm tìm kiếm cho mình
cách học hiệu quả hơn trong bối cảnh tri thức hiện đại đang bùng nổ.
Trên đời, mọi thứ đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, kiến thức và phương
pháp học cũng liên quan mật thiết, thậm chí ln song hành với’ nhau. Hãy thử nghĩ,
nếu ta có phương pháp học nhưng lại thiếu kiến thức thì việc học cũng chẳng đến
đâu. Trái lại, nếu ta có kiến thức mà thiếu phương pháp học thì khơng phải là vơ ích
sao!
Nhận thức được sự cần thiết và quan trọng của phương pháp học, chúng ta nhất
thiết phải thực hiện được một kết quả học tập tốt. Trên con đường tìm kiếm sự hiểu
biết, nhận định của Phrít-men sẽ là bài học hữu ích cho mỗi chúng ta khám phá ra
một cách học và phương pháp lao động tốt nhất.