Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đề tài giải pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua sự thay đổi hành vi bằng practical game và lost bunny game

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 18 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2020 – 2021

ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO TRẺ MẦM NON
THƠNG QUA SỰ THAY ĐỔI HÀNH VI BẰNG PRACTICAL GAME VÀ
LOST BUNNY GAME
LĨNH VỰC: KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI HÀNH VI

Học sinh thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:

Lê Thị Quỳnh Anh
Huỳnh Anh Thy
Đinh Thị Như Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Giải pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua
sự thay đổi hành vi bằng Practical game và Lost bunny game” được chúng
tôi tổng hợp kiến thức từ lý thuyết đến các cơ sở khoa học để đưa ra biện pháp
hiệu quả nhất.
Chúng tơi xin cam đoan cơng trình này là do chúng tôi nghiên cứu và thực
hiện, không sao chép cũng như chưa công bố trên bất kỳ hội nghị, tổ chức hay
trang web nào.
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 8 tháng nghiên cứu và phát triển, chúng tơi đã hồn thành xong đề tài
nghiên cứu khoa học: “Giải pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non
thông qua sự thay đổi hành vi bằng Practical game và Lost bunny game”.
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đặc biết đến cô Đinh Thị Như Thảo


– giáo viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi, đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo chúng tơi. Đề tài của chúng tơi sẽ khơng thể nào hồn thành được
nếu thiếu đi sự tận tụy của cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn đến các q thầy cơ cùng tồn thể học sinh
trong trường THPT Trần Văn Giàu đã hỗ trợ chúng em hoàn thành đề tài này.
Chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình trong suốt thời gian qua đã
động viên,khích lệ chúng em. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã
giúp đỡ, ở bên cạnh chúng em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề này.
Học sinh thực hiện
Lê Thị Quỳnh Anh
Huỳnh Anh Thy


Mục lục
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phạm
vi nghiên cứu .................................................................................................1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................2
5. Hướng đi mới của đề tài ............................................................................2
Phần thứ hai: NỘI DUNG ............................................................................... 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI “Giải Pháp Phát Triển Trí Tuệ
Cảm Xúc Cho Trẻ Mầm Non Thông Qua Sự Thay Đổi Hành Vi Bằng
Practical Game Và Lost Bunny Game” .......................................................... 3
I.1. Lịch sử nghiên cứu của sự phát triển EQ ..............................................3
I.2. Một số khái niệm liên quan với đề tài ....................................................4
I.3. Kết luận ...................................................................................................4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘ HIỂU BIẾT EQ CỦA PHỤ HUYNH
CÓ CON NHỎ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON ............................................ 6

II.1. Thống kê số liệu khảo sát ......................................................................6
II.2. Kết luận..................................................................................................8
Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC THƠNG
QUA SỰ THAY ĐỔI HÀNH VI BẰNG PRACTICAL GAME VÀ LOST
BUNNY GAME ................................................................................................ 8
III.1. Giải pháp truyền thông(phụ huynh tiếp cận với phương pháp giáo
dục IQ song song EQ): Tạo tạp chí Online trên facebook ..........................8
III.2. Giải pháp trò chơi (Lost Bunny) : Tạo Mini game chạy trên nền điện
thoại .............................................................................................................10
III.3. Giải pháp giáo dục tại trường học kết hợp ở nhà: Tạo 1 chương trình
rèn luyện, như 1 chương trình học .............................................................11
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................. 14
1.Kết luận.....................................................................................................14
2. Hướng phát triển .....................................................................................15
Phần thứ tư: Danh mục tài liệu tham khảo .................................................. 15


Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ trong đời sống chúng ta, chắc rằng ai cũng
biết IQ chỉ số thơng minh nhưng ít ai biết EQ
chỉ số cảm xúc. Qua các nghiên cứu người ta
cũng nhận thấy rằng IQ là bề nổi của tảng băng
trôi, EQ mới chính là phần băng chìm khổng lồ
phía dưới. Nhà tâm lý học Daniel Goleman sau
nhiều nghiên cứu khẳng định “Trong những
nhân tố quyết định thành công trong cuộc đời,
IQ chiếm nhiều nhất 20% cịn ngồi ra bị quy định bởi các nhân tố khác” và “IQ chỉ
đứng thứ hai sau yếu tố cảm xúc hay độ nhạy cảm trong việc xác định thành công
trong công việc”.

Theo các chuyên gia tâm lý học, nếu một đứa trẻ ngay từ tuổi mầm non đã được dạy
các chiến lược tư duy hiệu quả, được trang bị các kỹ năng xã hội... thì cơ hội thành
công ở học đường và thành công trong cuộc sống sau này là rất lớn. Dù giai đoạn
này rất quan trọng trong việc hình thành và định hình nhân cách của trẻ nhưng đa số
phụ huynh ít khi quan tâm tới bởi nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu nhất chắc do phụ
huynh chưa biết đến hay thật sự hiểu tầm quan trọng của EQ. Làm cho đôi khi trẻ có
những hành động hay cảm xúc mà phụ huynh lại không thể kịp thời phát hiện gây ra
những sự việc đau lịng. Vì các lí do trên, chúng tơi xin thực hiện dự án “Giải pháp
phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua sự thay đổi hành vi bằng
Practical game và Lost bunny game”.
2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phạm
vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giải pháp phát triển trí tuệ cảm xúc thơng qua sự thay đổi
hành vi bằng Practical game và Lost bunny game.
Khách thể nghiên cứu: giải pháp phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non thông
qua sự thay đổi hành vi bằng Practical game và Lost bunny game được áp dụng tại
trường mầm non.
Đối tượng khảo sát: phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo trong trường.
Phạm vi nghiên cứu: giới hạn về quy mô là các hệ thống trường mầm non tại trường
Tuệ Đức. Không gian, thời gian: sân trường của trường, 3 tháng và tại nhà.

1


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu: phát triển cá nhân trong sự tổng hịa gia đình và xã hội theo
hướng tích cực. Cá nhân: giúp cho trẻ tích lũy cảm xúc và hình thành các cảm xúc
tích cực, có lợi cho sự phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Gia đình:
giúp phụ huynh có thể hiểu được cảm xúc của con mình và trợ giúp trẻ hình thành
nhân cách. Xã hội: giúp giảm thiểu các hành vi tệ nạn xã hội ở tuổi vị thành niên.

Bệnh trầm cảm, bệnh tự kỉ và các bệnh khác liên quan đến cảm xúc từ độ tuổi mầm
non.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Cho trẻ tự nhận thức được các cảm xúc của bản thân từ đó hướng tới quản lí và điều
chỉnh chúng. Thuyết minh cho phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng của EQ đối
với IQ và cuộc sống. Để phụ huynh có thể hỗ trợ hoặc khơng ngăn cản trẻ chơi các
trị chơi để phát triển trí tuệ cảm xúc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp điều tra (dạng hỏi-điền)
- Phương pháp quan sát-trò chuyện
- Phương pháp thu thập số liệu thực tế
5. Hướng đi mới của đề tài
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc
vào 4 yếu tố chính: Gia đình, nhà trường, xã hội và quan trọng nhất là chính bản
thân trẻ.
5.1. Gia đình, Xã hội: Chúng tơi thành lập trang Facebook để có thể chia sẻ với phụ
huynh về phương pháp giáo dục EQ song song IQ: Tạo tạp chí Online trên facebook.
Giúp cho phụ huynh có thơng tin về EQ để giáo dục con, tổ chức các trò chơi thực
tế giúp rèn luyện chỉ số cảm xúc cho trẻ. Trang facebook này sẽ là cơ sở cung cấp
các kiến thức về trí tuệ cảm xúc và trí thơng minh cho phụ huynh. Cập nhật các bài
viết về chỉ số cảm xúc, chỉ số thông minh và các
trị chơi đơn giản có thể thực hành tại nhà cho trẻ
và phụ huynh tương tác với nhau. Có 1 link dẫn
đến google biểu mẫu để phụ huynh ghi những điều
muốn nói hay chia sẻ với con cái.
5.2. Nhà trường: Dựa vào những trị chơi phát triển trí cảm xúc của trẻ, chúng tôi
đã chọn lọc và sáng tạo ra 1 trò chơi rèn luyện gồm 5 chặng, kéo dài 3 tháng được
2



thử nghiệm tại trường mầm non Tuệ Đức. Chúng
tôi đưa ra bộ trò chơi rèn luyện cho trẻ với mong
muốn kết hợp với những điều phụ huynh giáo dục
tại nhà và với các trị chơi trong trường để trẻ có
thời gian tích góp cảm xúc qua các trị chơi. Kể lại
với gia đình khi được hỏi về trải nghiệm trong
ngày(cảm xúc một ngày hơm nay ra sao?) Từ đó, hình thành cho trẻ các nhận thức
cơ bản về cảm xúc.
5.3. Chính bản thân trẻ: Chúng tơi tìm hiểu và làm nên Game Lost Bunny là game
được làm dựa trên nền tảng Unity, giúp trẻ nhận biết các cảm xúc đơn giản từ dễ đến
khó dựa trên nghiên cứu (Năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có sáu
cảm xúc cơ bản phổ biến: sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã.
Năm 1999, ông đã mở rộng thêm danh sách này, bao gồm bối rối, phấn khích, khinh
miệt, xấu hổ, tự hào, hài lịng và vui chơi.) game được làm
trên mục đích thơng qua sự thay đổi hành vi bằng Lost
Bunny game giúp cho trẻ tích lũy cảm xúc và hình thành các
cảm xúc tích cực, có lợi cho sự phát triển và hình thành nhân
cách cho trẻ sau này. Ở game Lost Bunny các bạn nhỏ được
nhập vai vào thỏ con bị lạc gia đình, để về được nhà bé thỏ
phải thực hiện các thử thách, thu thập các chìa khóa để có thể
mở khóa bản đồ và với những chìa khóa nằm rải rác quanh
các hành trình khác nhau, trẻ phải hồn thành thử thách để
mở khóa bản đồ và đến các hành trình khác. Trị chơi đưa ra các vấn đề thử thách
cho trẻ: có thể là bài học trên lớp (Tốn, Hình vẽ,..), kỹ năng sống, trắc nghiệm cảm
xúc,… Đặc biệt, đây là 1 game hướng đến chơi cùng gia đình.
Phần thứ hai: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI “Giải Pháp Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc
Cho Trẻ Mầm Non Thông Qua Sự Thay Đổi Hành Vi Bằng Practical Game Và Lost
Bunny Game”

I.1. Lịch sử nghiên cứu của sự phát triển EQ
➢ Trí tuệ cảm xúc là một thuật ngữ tương đối mới. Tuy nhiên, sự quan tâm đến
khái niệm này đã tăng lên rất nhiều trong 20 năm qua.

3


➢ Từ nửa sau thế kỷ 19, Darwin nghiên cứu về tầm
quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể
trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
➢ Năm 1940, nhà tâm lý học David Wechsler đề
xuất rằng các thành phần của trí thơng minh có thể
khác nhau. Chúng có vai trị quan trọng với sự thành
cơng của các cá nhân trong cuộc sống.
➢ Năm 1950 chứng kiến sự trỗi dậy của trường
phái tư tưởng được gọi là tâm lý học nhân văn.
Những nhà tư tưởng như Abraham Maslow tập tru
ng chú ý nhiều hơn vào các cách khác nhau mà con
người có thể xây dựng sức mạnh từ cảm xúc.
➢ Năm 1983, trong cuốn “Những cơ cấu của nhận
thức: Lý thuyết về đa trí thơng minh” của Howard
Gardner đã giới thiệu về yếu tố cảm xúc trong các
Mô hình Cảm xúc Năng lực
loại trí thơng minh.
(Goleman)
➢ 1985, Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng
thuật ngữ trí tuệ xúc cảm trong luận văn tiến sĩ của anh. Luận văn này mang
tên “Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm”.
➢ Salovey và Mayer (1990), cùng Goleman (1995) đề xuất những mơ hình EQ
khác nhau.

I.2. Một số khái niệm liên quan với đề tài
EQ là gì ?
EQ là viết tắt của cụm từ “Emotinal Quotient” – chỉ số cảm xúc. EQ là khả năng
nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. EQ cao giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp,
hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội khác như kỹ năng ứng xử, lãnh đạo, làm
việc trong nhóm... EQ là nền tảng cho sự thành đạt của trẻ sau này.
I.3. Kết luận
Tầm quan trọng của EQ đối với việc giáo dục
Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hịa đồng với
bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng
tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giúp trẻ có
thể thành cơng vững chắc trong tương lai. Với trẻ có chỉ số EQ thấp, trẻ sẽ ít bạn bè,
sống thu mình, khó hịa nhập, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn
đến việc học kém. Trong tương lai, những trẻ EQ thấp cũng khó tạo ra các mối quan
4


hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm cịn có thể dẫn đến những
chuyện tồi tệ hơn, chẳng hạn như phạm tội. Các vụ hành hạ người khác hay giết
người hàng loạt là dẫn chứng của sự vơ cảm. Tình trạng khơng thấu cảm này cũng
gặp ở nhiều đứa trẻ có hồn cảnh bất hạnh như mồ cơi, gia đình có vấn đề, đổ vỡ,
trẻ bị bỏ rơi...
I.3.1. Mối quan hệ IQ và EQ
Chuyên gia Trần Đình Dũng đánh giá: “IQ và EQ đều đặc biệt quan trọng cho nền
tảng thành công của trẻ về sau. Tiến sĩ Travis Bradberry, tác giả những cơng trình
nghiên cứu và những quyển sách bán chạy nhất thế giới về trí tuệ cảm xúc đã thống
kê: 90% người thành cơng hàng đầu đều có trí tuệ cảm xúc rất cao; người có trí tuệ
cảm xúc cao ln có mức thu nhập cao hơn so với người có trí tuệ cảm xúc thấp; và trí
tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến 58% những thể hiện trong
công việc.

Nếu như IQ liên quan mật thiết đến ba kỹ năng: tư
duy phản biện, khả năng tập trung, khả năng giải quyết
vấn đề; thì EQ liên quan trực tiếp và giúp trẻ phát triển
tối ưu ba kỹ năng quan trọng khác: khả năng giao tiếp,
sự hợp tác và sự đồng cảm.”
 Rõ ràng nếu EQ được phát triển song song với IQ thì
trẻ khơng chỉ thơng minh mà cịn dễ thành cơng hơn, dễ
hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

5


I.3.2. Các kỹ năng cần thiết để phát triển cảm xúc cho trẻ từ mầm non
đến tiểu học

Kỹ năng cần
Trẻ có kỹ năng cơ bản
thiết

Trẻ có kỹ năng đang phát triển

Thường mỗi thời điểm chỉ có một
cảm xúc

Bắt đầu hiểu mình có thể có nhiều
Nhận
thức Thể hiện những gì trẻ cảm thấy hơn một cảm xúc khi phản ứng lại
cảm xúc bản qua hành động
trước cùng một sự kiện, miễn là
thân

những cảm xúc này tương tự nhau
Hay chuyển từ cảm xúc này sang (Ví dụ: vui vẻ và hào hứng)
cảm xúc khác một cách nhanh
chóng
Xem xét những dấu hiệu đến từ tình
Nhận
biết Phụ thuộc vào những dấu hiệu bên
huống để giải thích cảm xúc (VD:
cảm xúc của ngồi để nhận dạng cảm xúc (Ví
hiểu rằng một đứa trẻ có thể buồn vì
người khác
dụ: nước mắt = buồn)
đồ chơi của trẻ bị hư.)
Điều tiết cảm
xúc - hay khả
năng quản lý
cảm xúc hiệu
quả

Có khả năng dùng những cách đơn
giản để quản lý cảm xúc với sự hỗ
trợ từ người lớn (Ví dụ: chọn hoạt
động khác để đánh lạc hướng trẻ
khỏi tình huống gây buồn phiền)

Tăng khả năng chọn những phản hồi
phù hợp về mặt hành vi (Ví dụ: yêu
cầu và chờ đợi sự giúp đỡ trong
những hoạt động khó)


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘ HIỂU BIẾT EQ CỦA PHỤ HUYNH CÓ
CON NHỎ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON
II.1. Thống kê số liệu khảo sát
Dựa trên khảo sát của phụ huynh trường mầm non Tuệ Đức và các trường mầm non
trên địa bàn quận Bình Thạnh, gồm 150 phiếu nhưng chỉ thu về 113 phiếu hợp lệ.
Chúng tơi có kết quả như sau:

6


Phụ huynh có biết về
EQ?
12.20%

33.50%



Số lượng phụ huynh biết về EQ còn hạn
chế, đa số là chưa nghe tới (54.3%) hay chỉ
đơn giản là nghe loáng thoáng (12.2%)
nhưng chưa biết cụ thể chính xác EQ là gì?
Số lượng người biết EQ cần được đề cao.

Khơng biết
Lống thống

54.30%

Đa số phụ huynh nhận định rằng IQ rất

IQ hay EQ quan
quan trọng(76.3%), còn EQ chỉ chiếm ít
trọng hơn?
ỏi(2.5%) trong tổng 100%, cịn lại đa số
21.20%
phụ huynh ít quan tâm tới việc IQ hay EQ
cái nào quan trọng hơn.
IQ
Theo Lia Diskin: “Chỉ bởi vì chúng ta
EQ
không được dạy những điều cơ bản của
Không quan tâm
2.50%
76.30%
cảm xúc, khi chúng ta cảm thấy giận dữ
không ai nói cho ta biết nó là như thế nào
mà chỉ đơn giản là bị quở mắng, chúng ta
không biết làm sao để nói sự ghen tị khác sự ghen tng như thế nào,chúng ta phải
đối mặt với 1 chuỗi những cảm xúc chỉ bằng chính bản thân mình. Ngày nay, chúng
ta biết rằng những cảm xúc là nền tảng vô cùng quan trọng và thực tế của một tiêu
chuẩn đặc tính cá nhân tổng thể”.

Theo anh chị giáo dục
EQ cho trẻ có quan
trọng?
18.2%

14.6%
Quan trọng


Khơng quan
trọng

67.2%

Sỉ số phụ huynh cho rằng giáo dục bằng
EQ cho trẻ thì khơng quan trọng(67.2%)
cịn sỉ số quan trọng lại chiếm(14.6%) cịn
lại thì phụ huynh cho rằng bình
thường(18.2%).

Bình thường

7


Phụ huynh dành bao
nhiêu thời gian để tâm
sự với con trong ngày?
14.8%
5-10 phút

5.2%

Hơn 1 tiếng

3.7%

10-20 phút
20-30 phút


76.3%


Ngồi ra nhóm chúng tơi cịn
phỏng vấn trực tiếp 15 phụ huynh ở các
trường khác nhau nhưng đa số phụ huynh
vẫn chưa thực sự hiểu về EQ và tầm quan
trọng của nó đối với giáo dục con trẻ. Và
đa số phụ huynh có rất ít thời gian dành để
tâm sự với con cái, trong khi đơi khi ở
trường hay trong cuộc sống xung quanh,
có rất nhiều chuyện mà trẻ muốn chia sẻ
với gia đình.

II.2. Kết luận
Nhiệm vụ cần giải quyết:
- Cần trang bị cho phụ huynh thêm hiểu biết cơ bản về EQ-IQ để trợ giúp trẻ tốt hơn
trong việc phát triển nhân cách thông qua các hoạt động tương tác giữa học sinh –
phụ huynh – nhà trường.
- Chú trọng việc trang bị các kĩ năng hỏi- giao tiếp với trẻ bằng cảm xúc nhiều hơn
là chỉ trang bị các kĩ năng sống, trẻ khơng hiểu mà chỉ làm đúng theo những gì phụ
huynh nói.
- Khuyến khích phụ huynh dành thời gian cho con nhỏ nhiều hơn, tương tác cùng
trẻ tối thiểu 30 phút mỗi ngày, chỉ cần hỏi trẻ những cảm xúc, suy nghĩ, trải nghiệm
trên trường lớp, về thầy cô, bạn bè để hiểu thêm về trẻ, để trẻ có thể thoải mái giao
tiếp với phụ huynh mà không e ngại.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa đơn giản ngồi trời theo mốc tuần hoặc tháng,
các trị chơi liên hồn nhiều ngày liền để liên kết các cảm xúc hằng ngày, để trẻ có
thêm bước đệm ngấm được các cách hồn thành hay vượt qua trị chơi nhờ các kĩ

năng mềm ứng dụng các thứ học được vào cuộc sống gia đình.
Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC THÔNG QUA SỰ
THAY ĐỔI HÀNH VI BẰNG PRACTICAL GAME VÀ LOST BUNNY GAME
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc
vào 4 yếu tố chính: Gia đình, nhà trường, xã hội và quan trọng nhất là chính bản
thân trẻ.
III.1. Giải pháp truyền thông(phụ huynh tiếp cận với phương pháp giáo dục IQ
song song EQ): Tạo tạp chí Online trên facebook
Để phụ huynh tăng thêm tương tác đối với con cái. Chia sẻ, cập nhật các thơng tin
hữu ích giúp đỡ phụ huynh trong việc giáo dục trẻ từ nhỏ. Giải thích thực trạng về
8


việc ít phụ huynh biết về EQ. Giúp phụ huynh hiểu biết thêm về EQ và tầm quan
trọng của EQ đối với việc giáo dục và nuôi dạy trẻ. Khuyến khích phụ huynh giành
thời gian cho con nhỏ nhiều hơn, tương tác cùng trẻ tối thiểu 30 phút mỗi ngày, chỉ
cần tâm sự để biết những cảm xúc, suy nghĩ, trải nghiệm trên trường lớp, về thầy cô,
bạn bè để hiểu thêm về trẻ, để trẻ có thể thoải mái giao tiếp với phụ huynh mà không
e ngại. Trang giúp cho admin và phụ
huynh tương tác với nhau( hiện có 1069
người theo dõi trang, đã tiếp cận được với
1404 người kể từ ngày 22/10/2020), phụ
huynh có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình
cho mọi người biết. Phụ huynh cũng có thể
nói với con mình điều bản thân muốn nói
trên trang. Facebook là nơi chia sẻ thông
tin, tin chắc trong tương lai với mong muốn
giúp cho mọi người có thêm hiểu biết về
EQ, tầm quan trọng của nó trong việc giúp
trẻ phát triển và hình thành nhân cách. Trang sẽ được nhiều người biết đến và số

lượng phụ huynh biết về EQ sẽ gia tăng, sẽ khơng cịn nhiều việc như ép con học
quá sức dẫn đến hệ quả đáng tiếc và các sự việc đau lòng khác. Lan tỏa những thơng
tin tích cực giúp cho trẻ có mơi trường giáo dục tốt ngay tại nhà và càng phát triển
thêm tại trường, càng tốt hơn nữa tại cộng đồng.
Link trang facebook: />❖ Đồng thời chúng tơi có làm 1 quyển sổ tay để giáo dục trẻ cho phụ huynh.
*Sổ tay cho cha mẹ nuôi dạy trẻ nội dung bao gồm: Phổ cập kiến thức sơ lược về
EQ, kĩ năng nuôi dạy trẻ khoa học, đơn giản. Phổ cập tâm lý trẻ.
Bố cục nội dung sổ tay( 21 trang, khổ A5)
− Lời mở đầu
− Khái quát kiến thức nuôi dạy trẻ, kiến thức về tâm lý độ tuổi
trẻ
− Giải thích các vấn đề hay gặp ở trong độ tuổi trẻ( ví dụ:
Khủng hoảng tuổi lên 3,...) và hướng dẫn cách giải quyết
vấn đề
− Các gợi ý các mẫu câu mà cha mẹ nên sử dụng để giao tiếp, trao đổi với trẻ
− Tâm lý tích cực của phụ huynh để ni dạy con tốt. Cha mẹ nên làm gì khi chơi
với con ( tích hợp với cuốn sổ 1)
9


− Hai trang giấy cuối là font mẫu để ghi lại hành trình thay đổi của bậc phụ huynh
− Cuối trang kết hợp mã QR dẫn tới Facebook để có thể hướng tới cộng đồng
nuôi dạy trẻ tốt hơn
III.2. Giải pháp trò chơi (Lost Bunny) : Tạo Mini game chạy trên
nền điện thoại
“Tôi không muốn cho con tôi tiếp xúc với điện thoại quá nhiều, sợ
gây hại mắt, mà các em cũng trở nên cọc cằn vì nghiện điện thoại
và game” -cô My trả lời khi được chúng tôi hỏi về việc nếu có 1
trị chơi dành cho trẻ từ 3-6 tuổi. Nhận ra đượ c những khó khăn
của việc làm game cho lứa tuổi mà chúng tôi đang nghiên cứu.

Chúng tơi đã tìm hiểu dựa trên các cơ sở khoa học, bao gồm: tính
giáo dục và tính giải trí, để có thể thu hút được các em nhỏ vừa học
vừa chơi trên game. Vừa nâng cao trí tuệ cảm xúc vừa nâng cao trí
thơng minh cho trẻ. Gồm 40 vòng: Được chia số chặng tương ứng
với các mức độ từ dễ đến cao.
Hành trình thu thập chìa khóa: Vịng 1-7. Bé thỏ phải nhảy lên
các ô vuông nhận các mảnh ghép để làm
giao diện trẻ ngừng khóc và vui lên, trong
khi làm nhiệm vụ trẻ sẽ có các khó khăn là
những quả bom, trẻ phải quan sát để chỉ
đường đúng cho thỏ, nếu quá 3 lần quả
bom nổ và trẻ sẽ thua. Qua mỗi chặng, trẻ
sẽ có câu hỏi trắc nghiệm đơn giản là nhìn
hình đốn cảm xúc, giúp trẻ nhận thức và
gọi tên sáu cảm xúc cơ bản phổ biến: sợ
hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã (nếu qua sẽ
có thức ăn và nhà ở tạm cho bé thỏ). Nếu qua cả hành trình mà trẻ
vẫn thắng hết hoặc chỉ thua 1 ván trẻ sẽ nhận được 3 chìa khóa.
Hành trình về nhà: Vòng 7-35. Giao diện đại dương, sinh vật
biển, nhiệm vụ của trẻ là giải cứu các động vật ấy để trả về đại dương, Hải thần sẽ
trả công bằng các dụng cụ băng qua biển. Qua vịng sẽ có 1 video nhỏ, trẻ phải liệt
kê các cảm xúc xúc hiện trong video không cần theo thứ tự đến theo thứ tự.( trẻ có
quyền nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh hoặc máy, nhờ máy sẽ mất 1 chìa khóa). VD:
10


hiểu rằng một đứa trẻ có thể buồn vì đồ chơi của trẻ bị hư. Giúp trẻ nhận biết cảm
xúc của người khác gồm bối rối, phấn khích, khinh miệt, xấu hổ, tự hào, hài lòng và
vui chơi (phụ thuộc vào những dấu hiệu bên ngoài để nhận dạng cảm xúc. Ví dụ:
nước mắt = buồn)

Hành trình đồn tụ: Vịng 35-40. Trèo thuyền băng qua đại dương để bé thỏ về
nhà đồn tụ với gia đình. Vịng này sẽ khó nhất để trẻ có thể nhờ sự giúp đỡ của gia
đình nhiều hơn mà khơng thể nhờ máy. Vịng này bé thỏ phải đối mặt với các quái
vật biển hăm he lật thuyền. Qua mỗi vòng vẫn là những trắc nghiệm đơn giản sẽ có
thêm những câu hỏi bằng chữ để trẻ nhờ sự giúp đỡ từ người lớn, để trẻ có khả năng
dùng những cách đơn giản để quản lý cảm xúc với sự hỗ trợ từ người lớn (Ví dụ:
chọn hoạt động khác để đánh lạc hướng trẻ khỏi tình huống gây buồn phiền, tăng
khả năng chọn những phản hồi phù hợp về mặt hành vi (Ví dụ: yêu cầu và chờ đợi
sự giúp đỡ trong những hoạt động khó)
Ý nghĩa game: Cung cấp đủ giá trị cảm xúc. Trẻ sẽ biết được mình muốn gì, có cảm
giác vui mừng khi qua vịng. Vì là game nhập vai, trẻ còn thỏa sức tưởng tượng và
khám phá những bản đồ mới của game.
III.3. Giải pháp giáo dục tại trường học kết hợp ở nhà: Tạo 1 chương trình rèn
luyện, như 1 chương trình học
Dựa vào những trị chơi phát triển trí cảm xúc của trẻ, chúng tơi đã chọn lọc và sáng
tạo ra 1 trò chơi rèn luyện bao gồm 5 chặng, và kéo dài 3 tháng.được thử nghiệm tại
trường mầm non Tuệ Đức. Chặng sau sẽ sử dụng kĩ năng của chặng trước, mục đích
của trị chơi là giúp trẻ nhận ra được bản thân muốn gì, có thể rèn luyện các kỹ năng
mềm, kích thích trẻ phát triển các trạng thái cảm xúc,...
Tên trò chơi là “Xây ngôi nhà hạnh phúc”. Bởi chắc hẳn rằng, ai trong chúng ta đều
có 1 lần mơ ước xây nên căn nhà theo mình thích. Chúng tơi dựa vào đó, để tạo nên
1 hành trình “xây dựng” ngơi nhà, mà ở đó quy trình lại chính là những bài tập rèn
luyện cho bé.

11


Chặng I: Vẽ lên ngơi nhà mơ ước (hồn thành trong vịng 5 ngày)
Mục đích: có thể xác định được nhóm tính cách trẻ đang có
(năng động, hoạt bát, xem xét,..) thông qua việc lựa chọn màu

sắc và cách trang trí nhà của trẻ.
Trước khi bắt đầu: màu vẽ để tơ (mỗi nhóm 1 màu, 12 màu cơ
bản). Giấy bìa cứng-khơng màu-dễ xé
Cách chơi: cho trẻ tự làm nên ngói rồi sơn ngói nhà của mình. Gợi ý trẻ đi hỏi mượn
màu nếu trẻ muốn. Câu thần chú mượn đồ hay nhừo sự giúp đỡ: “Bạn có thể....”
Chơi Ở Nhà: phụ huynh có thể cùng với con cái lắp ráp nên ngơi nhà, cùng chọn
màu mà trẻ thích tơ lên. Chỉ bảo và hướng dẫn trẻ tô, vẽ tùy theo ý thích khơng cần
theo thứ tự.
Chặng II: Truy tìm manh mối (hồn thành trong vịng 15 ngày, một tuần chơi 3
lần)
Mục đích: mục đích ở chặng này là bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, thúc đẩy trẻ nói ra
ý kiến của mình.
Trước khi bắt đầu: nếu có động vật( chó hay mèo,....) và các thú nhồi bông. Cho
trẻ tiếp xúc với động vật và thú nhồi bông, đem giấu chúng. Để các trẻ tư phát hiện
rồi đi tìm.
Cách chơi: nhiệm vụ của trẻ: Là đi loanh quanh trong khu vực có những manh mối
đó và dần dần tìm ra nơi bé gấu-chó được giấu. Coi thử xem bé gấu-chó đó có phải
là gấu-chó mà các bé đã chơi đùa cùng không?
Giúp trẻ biết cách giao tiếp để hỏi manh mối và vận dụng Câu thần chú “ Cảm ơn”
khi đã được giúp đỡ.
Chơi Ở Nhà: giấu các động vật trong nhà, cho các trẻ đi tìm, phụ huynh cùng trẻ
hoạt động với nhau.
Chặng III: Truy tìm kho báu (hồn thành trong vịng 15
ngày)
Mục đích: vượt cầu khỉ, câu cá vàng,.. với các thử thách
thú vị ở chặng này các em sẽ được học thêm kỹ năng phòng
tránh tệ nạn xã hội, giải quyết các khó
khăn,…
Trước khi bắt đầu: có cây cầu cho trẻ đi qua hay tạo các đường
xích xắc để trẻ đi qua. Bộ đồ chơi câu cá mini.


12


Cách chơi: trẻ phải đi qua đường xích xắc hay qua cầu, rồi tới chỗ câu cá. Trên
đường trẻ đi cần có người trên đường trẻ đi, dụ dỗ cho trẻ ra khỏi đường( thử khả
năng xử lí vấn đề của trẻ)
Chơi Ở Nhà: có thể tạo các chướng ngại vật trên đường cho trẻ bằng các vật dụng
trong gia đình.
Chặng IV: Kho báu đây rồi ! (hồn thành trong vịng 20 ngày)
Mục đích: ở chặng này giúp trẻ có kĩ năng giải quyết vấn đề, tự tin nói lên ý tưởng,
hỏi những cái không biết với người xung quanh. Giúp đỡ, chia
sẻ người xung quanh
Trước khi bắt đầu: chuẩn bị bản đồ, các phòng để các manh
mối và các thử thách
Cách chơi: trẻ đến căn phịng có manh mối theo hướng dẫn.
Trẻ bỏ trái cây chất đầy giỏ. Tiếp trẻ sẽ tới 1 căn phòng mà
muốn mở cửa căn phịng là cần có chìa khóa, chìa khóa sẽ do
ai đó giữ( chú bảo vệ, cơ bảo mẫu,…). Trẻ vào căn phịng,
trong căn phịng sẽ có nhiều chỗ để các mảnh ghép hình, việc trẻ cần làm là sắp xếp
lại các mảnh ghép tạo thành cái hình. Mở khóa được kho báu.
Chơi Ở Nhà: phụ huynh lấy món đồ chơi mà muốn cho trẻ làm kho báu và vẽ 1 bản
đồ để trẻ tự kiếm trong nhà.
Chặng V: Ngôi nhà hạnh phúc.
Mục đích: trưng bày ngơi nhà của bé. Trao đổi với phụ
huynh thông qua cuốn sổ tay lưu ảnh mà phía ban tổ chức
đã làm để cha mẹ theo dõi con trẻ trong suốt 4 chặng. Tăng
tình cảm gia đình, cha mẹ thơng qua chặng này sẽ hiểu rõ
các vấn đề mà trẻ đang gặp phải.
Trước khi bắt đầu: đem lại ngôi nhà ở chặng đầu, các vật

dụng trang trí có được qua các chặng trước.
Cách chơi: trẻ tự trang trí và vẽ lên ngơi nhà của riêng mình
Chơi Ở Nhà: phụ huynh cùng trẻ cùng nhau trang trí ngơi nhà hạnh phúc.
❖ Cùng với trị chơi này chúng tơi có thực hiện làm 1 bộ sổ tay hướng dẫn phụ
huynh chơi với con cái tại nhà kết hợp với tại trường.
*Sổ tay nội dung bao gồm: Hướng dẫn cho phụ huynh cách tiến hành chơi, cách
sử dụng dụng cụ trong bộ đồ chơi. Ngồi ra, sổ tay cịn được thêm phần Gợi ý các
trị chơi có thể chơi với bé tại nhà ở phần phụ lục để cho cha mẹ tham khảo.
Bố cục nội dung sổ tay(18 trang, cỡ A6)
− Lời mở đầu
13


− Khái quát khái niệm về EQ, về tâm lý ở độ tuổi trẻ, kỹ năng sống cho trẻ
− Nội dung, quy luật của trò chơi 5 chặng:
+Chặng 1,2: Khám phá bản thân, tính cách con trẻ
+Chặng 3: Tập trung rèn luyện các kỹ năng sống qua
tình huống
+Chặng 4: Tập trung rèn luyện các kỹ
năng sống qua giải quyết và kết hợp vận
động
+Chặng 5: Tổng hợp các kĩ năng, là chặng
cha mẹ và con trao đổi tích cực

Gợi ý các trị chơi có thể chơi với bé tại nhà ( Phụ lục)
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.Kết luận
❖ Từ các nghiên cứu và thực nghiệm ( tại trường
Tuệ Đức 12 em và tại nhà 3 em), chúng tơi đã nhận được
những phản hồi tích cực từ học sinh, phụ huynh và giáo

viên:
Các trẻ đã dần nhận ra các cảm xúc của bản thân, biết
cách để nói ra và biểu đạt cảm xúc đối với phụ huynh và thầy cơ dù cịn hạn chế về
mặt từ ngữ nhưng đã vượt trội hơn lúc ban đầu. Khi được chúng tơi hỏi rằng ở nhà
và ở trường có vui khơng? Các trẻ đều cảm thấy vui, hạnh phúc và luôn miệng kể về
các hoạt động trong ngày ở trường và nhà cho chúng tơi. Cho thấy trẻ sẽ tích lũy
được các cảm xúc và hình thành cảm xúc tích cực, có lợi cho sự phát triển và hình
thành nhân cách cho trẻ sau này.
Phụ huynh cũng đã nhận thấy và biết được việc giáo dục cho trẻ bằng EQ quan trọng
đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Phụ huynh đã dành thêm nhiều thời gian
thêm bên con cái, tương tác với con nhiều thêm. Sử dụng các trò chơi mà chúng tơi
đã gợi ý tổ chức các trị chơi tại nhà cho các con. Nhận được sự yêu thích của các
trẻ và sự hạnh phúc của phụ huynh khi được cùng con trải nghiệm các trò chơi. Phụ
huynh và các giáo viên đều đồng ý với các trò chơi để giúp trẻ phát triển EQ và hình
thành nhân cách này. Tích cực ủng hộ chúng tơi phát triển thêm về các trò chơi rèn
luyện trẻ.
❖ Tuy nhiên qua các sách ảnh mà chúng tôi chụp được khi các trẻ chơi tại nhà
và trường, nhận thấy rằng ngoài các em tích cực trong các hoạt động vẫn cịn nhiểu
14


trẻ thụ động, ít nói, chỉ làm khi được các giáo viên và
phụ huynh nhắc nhở. Từ đó, chúng tơi có thể kịp thời
phát hiện các hành vi các trẻ không giống với các bạn
cùng tuổi, lập tức chúng tôi sẽ cùng với phụ huynh và
giáo viên của trường cùng hội họp và cho ra các giải
pháp giúp trẻ hòa hợp với các bạn từ từ và chậm rãi.
Bộ sách ảnh trang 1 của
Mọi thứ diễn ra tích cực, các trẻ có các hành vi trên đã
học sinh trường Tuệ Đức

dần dần hịa nhập với bạn bè, thầy cơ và phụ huynh.
Dù vẫn còn hơi rụt rè nhưng các em đã cởi mở hơn
nhiều so với trước kia. Từ đó thấy rằng việc phát hiện sớm các hành vi, có thể giúp
Đức
giảm thiểu các bệnh trầm cảm, bệnh tự kỉ và các bệnh khác liên quan đến cảm xúc
để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
2. Hướng phát triển

Giải pháp truyền thông: Chúng tôi đã liên hệ với các trường để có thể tổ
chức các buổi chuyên đề về “Tầm quan trọng của EQ đối với việc giáp dục trẻ từ
nhỏ” có sự tham dự của chun gia tâm lí. Buổi chun đề có sự hiện diện của cha
mẹ học sinh và các giáo vên của trường. Vì là làm cho các trẻ nên chúng tơi có tham
khảo với chun gia tâm lí tạo nên một bộ trị chơi để phụ huynh và giáo viên có thể
tương tác với trẻ trong buổi chuyên đề để có thể thực sự hiểu về trẻ. Không chỉ bằng
các luận thuyết đơn giản mà còn kết hợp trò chơi để tiếp thu nhanh chóng và hiệu
quả.

Giải pháp trị chơi (Lost Bunny) : Tiếp tục phát triển thêm các chặng khác,
kết hợp Lost Bunny song song với các trò chơi rèn luyện tại trường và tại nhà. Xen
kẽ vào các khoảng thời gian trống của các trò chơi để giúp trẻ thư giãn và tổng hợp
các cảm xúc. Tạo nên bộ giáo án tích hợp giữa trị chơi rèn luyện tại nhà, trường và
Lost Bunny.

Giải pháp giáo dục tại trường học: Làm nên bộ giáo án về các trò chơi rèn
luyện cảm xúc cho trẻ tại nhà và trường. Có thể áp dụng được ở tất cả các trường,
có thể ứng biến linh hoạt tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Phần thứ tư: Danh mục tài liệu tham khảo
1. Sách Trí Tuệ Xúc Cảm Ứng Dụng Trong Công Việc- Daniel Goleman
2. Phát triển trí tuệ cảm xúc - Cảm xúc của con màu gì?- Jayneen Sanders
3. Từ Điển Cảm Xúc Cho Bé- Chuyện

4. />5. />15



×