Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tìm hiểu kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại trạm y tế xã chiềng xôm thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.29 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN...........................................7
I. Đặc điểm sinh học của trẻ em dưới 6 tháng tuổi........7
II. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ < 6 tháng tuổi...............8
III.Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ..............9
IV. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ

….10

V. Tầm quan trọng của việc ni con bằng sữa mẹ…11
VI.Tình hình ni con bằng sữa mẹ trên thế giới và ở Việt Nam 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
I. Địa điểm nghiên cứu................................................19
II. Thời gian nghiên cứu...............................................19
III. Đối tượng nghiên cứu............................................19
IV. Phương pháp nghiên cứu.......................................22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................28
Chương 4: BÀN LUẬN..............................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS

: Ăn bổ sung
1


BSMHT

: Bú sữa mẹ hồn tồn



NCBSM

: Ni con bằng sữa mẹ

NCBSMHT

: Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

THPT

: Trung học phổ thơng

TCYTTG

: Tổ chức Y tế thế giới

UNICEF

: Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc

VDD

: Viện Dinh dưỡng

VTM


: Vitamin

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sự khác nhau về lượng protein trong sữa mẹ và sữa bò
2


Hình 2. Phản xạ Oxytocin.............................................
Hình 3. Phản xạ Prolactin.............................................
Hình 4. Tư thế bú đúng.................................................
Hình 5. Dấu hiệu ngậm bắt vú đúng

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ là niềm hạnh phúc lớn cho tất cả các bà mẹ. Tạo
hóa đã ban tặng nguồn sữa mẹ là thức ăn tuyệt vời cho trẻ khơng gì so sánh
3


được. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chứng minh nuôi con
bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe cho con, cho mẹ mà cịn
mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng trong việc giảm gánh nặng kinh tế và
bệnh tật cho xã hội.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hồn hảo và thích hợp nhất cho trẻ dưới 6
tháng tuổi mà không loại thức ăn nào có thể thay thế được. Trẻ được bú sữa mẹ
giảm nguy cơ tử vong trong 6 tháng đầu thấp hơn 14 lần so với trẻ không được

bú sữa mẹ, thêm vào đó bú sữa mẹ cịn làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do
nhiễm trùng đường hơ hấp cấp tính và tiêu chảy [1].
Tại Việt Nam, hầu hết các bà mẹ đều NCBSM, tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ cho
con bú sớm và NCBSMHT còn thấp. Theo báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên hợp
quốc (UNICEF) và Tổng cục Thống kê năm 2014, chỉ có 26,5% số bà mẹ cho con
bú sớm và 24,3% số bà mẹ NCBSMHT trong 6 tháng đầu [14]. Tại Sơn La, theo
Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (SC), năm 2017: Tỉ lệ bà mẹ trước khi cho trẻ
bú lần đầu có vắt bỏ sữa non là ở huyện Mai Sơn là 38,3%, ở Mộc Châu là 33,0%.
Đặc biệt, có một tỉ lệ khá cao bà mẹ tại 2 huyện của Sơn La trước khi cho trẻ bú
lần đầu có cho trẻ ăn/uống một thức ăn, nước uống nào đó rồi mới cho bú (Mai
Sơn 40,5%, Mộc Châu 37,6%); thức ăn bà mẹ cho trẻ ăn trước khi cho bú lần đầu
phổ biến nhất là sữa (bột, hộp, mama) chiếm tới 72,8% chung cho tất cả các huyện.
Tại Mộc Châu còn 11,4% bà mẹ cho uống mật ong và tại Mai Sơn còn 12,9% cho
uống nước đường. Tỷ lệ trẻ dưới 24 tháng được bú mẹ ngay sau sinh trong vịng 1
giờ đầu ở nhóm trẻ được điều tra tại huyện Mai Sơn (47,8%) và huyện Mộc Châu
(42,8%) [10].
Tại trạm y tế xã Chiềng Xôm, số lượng trẻ < 6 tháng tuổi đến khám và tư
vấn khá đông chủ yếu với các lý do như: biếng ăn, chậm tăng cân, SDD mà
nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt về kiến thức và hiểu biết không đầy đủ khi
thực hành ni dưỡng, chăm sóc trẻ. Xuất phát từ thực trạng trên chúng tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến thức, thực hành về nuôi con bằng

4


sữa mẹ ở các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại trạm y tế xã Chiềng Xôm
thành phố Sơn La” với 2 mục tiêu sau:
1.Tìm hiểu kiến thức, thực hành về ni con hồn tồn bằng sữa mẹ
của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi.
2.Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa

mẹ.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Đặc điểm sinh học của trẻ em dưới 6 tháng tuổi [5],[6]
1. Các giai đoạn phát triển của trẻ
*Giai đoạn sơ sinh:
Đặc điểm sinh học chủ yếu của thời kỳ này là sự thích nghi với mơi
trường bên ngồi. Sự khác biệt rất lớn khi trẻ đột ngột chuyển từ môi trường tử
cung sang môi trường bên ngoài khi trẻ ra đời.
Phản xạ bú nuốt là một phản xạ không điều kiện, xuất hiện sớm trong
thời kỳ bào thai và phản xạ này được phát huy rõ ràng nhất ngay sau khi sinh.
*Giai đoạn từ 1 đến 5 tháng tuổi:
Trong thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là trong 3 tháng đầu
do đó nhu cầu dinh dưỡng cao, trong khi đó chức năng bộ máy tiêu hóa và các
men tiêu hóa cịn kém nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và dẫn đến suy dinh dưỡng
nếu ni dưỡng khơng đúng cách. Vì vậy, thức ăn tốt nhất cho trẻ trong giai
đoạn này là sữa mẹ.
2. Các cửa sổ cơ hội (giai đoạn then chốt đối với sức khoẻ của trẻ)
* Thời kỳ bà mẹ mang thai (280 ngày): đây là cửa sổ cơ hội đầu tiên cũng
là giai đoạn nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ bởi dinh dưỡng tốt cho bà mẹ
trong giai đoạn này sẽ giúp đặt nền tảng vững chắc cho sức khỏe của đứa trẻ sau
sinh.
*Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu (180 ngày):
Là cửa sổ cơ hội thứ 2 vô cùng quan trọng bởi lẽ trong giai đoạn này tốc độ
tăng trưởng của trẻ nhanh nhất và mạnh nhất, đặc biệt trong 3 tháng đầu do đó
nhu cầu dinh dưỡng cao, quá trình đồng hóa mạnh hơn q trình dị hóa.

Bên cạnh đó, chức năng các cơ quan và bộ phận chưa hồn thiện đặc
biệt là chức năng tiêu hóa, tình trạng miễn dịch thụ động (IgG từ mẹ truyền sang
6


giảm nhanh trong khi khả năng tạo globulin miễn dịch cịn yếu) chính vì thế trẻ
dễ bị nhiễm khuẩn.
* Giai đoạn ăn bổ sung từ 6 đến 24 tháng (540 ngày): là cửa sổ cơ hội thứ
3 trong giai đoạn 1000 ngày đầy nguy hiểm. Đây là giai đoạn trẻ phải làm quen
với thức ăn mới trong khi đó miễn dịch của mẹ cho con đã giảm dần. Vì thế, nếu
nuôi dưỡng không hợp lý sẽ dễ làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
II. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ < 6 tháng tuổi
Dinh dưỡng đóng vai trị quan trọng đối với trẻ em khi mà cơ thể đang lớn
và phát triển, giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
1. Nhu cầu năng lượng
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, theo nhu cầu khuyến nghị trẻ cần được
bú mẹ hồn tồn và sữa mẹ hồn tồn có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng
của trẻ trong độ tuổi này [7].
Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng của trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi
Tháng tuổi

Nhu cầu năng lượng
(Kcal/ngày)

0 - 2 tháng

404

g/ng
ày

714

3 - 5 tháng

505

784

Sữa mẹ
Năng lượng
(Kcal/ngày)
493
540

2. Nhu cầu về nước
Trong 6 tháng đầu đời, bú mẹ hoàn tồn có thể đáp ứng hồn tồn
nhu cầu dinh dưỡng và nước cho trẻ. Sữa mẹ có 88% là nước, vì vậy trẻ
bú sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu không cần bổ sung thêm nước
[7].
3. Nhu cầu protid
Bảng 1.2. Nhu cầu Protid của trẻ dưới 6 tháng
Tuổi (tháng)
< 1 tháng

Nhu cầu protid trung bình (g/kg/ngày)
Trẻ trai
Trẻ gái
2,46
2,39
7



1 - 2 tháng
2 - 3 tháng
3 - 4 tháng

1,93
1,74
1,49

1,93
1,78
1,53

Hiện nay theo khuyến cáo của WHO/UNICEF, đối với trẻ dưới 6 tháng
tuổi, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn là đảm bảo nhu cầu protid cho trẻ phát triển và
khỏe mạnh [8].
4. Nhu cầu lipid
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nhu cầu năng lượng từ lipid trên tổng năng
lượng cả ngày là 45-50%, tối đa là 60%. Ở trẻ đang bú mẹ, 50-60% năng lượng
ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp nên trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu được cung cấp đầy đủ chất béo [8].
5. Nhu cầu glucid
Năng lượng do glucid cung cấp nên chiếm 61-70% tổng nhu cầu năng
lượng cả ngày. Sữa mẹ có thành phần glucid nhiều hơn sữa bò nên cung cấp
nhiều năng lượng và glucid sữa mẹ chủ yếu là β lactose, một số trong ruột được
chuyển thành acid lactic giúp tăng hấp thu calci và muối khoáng [8].
6. Nhu cầu các vitamin và muối khoáng [9]
Nhu cầu canxi: nhu cầu hàng ngày của trẻ là 400-600 mg/ngày, với tỷ lệ
thích hợp Ca/P là 2:1, tỷ lệ này phù hợp với thành phần trong sữa mẹ.

Nhu cầu về sắt: trẻ được ni bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu
được đáp ứng đủ nhu cầu về sắt.
Nhu cầu các VTM và muối khoáng khác: sữa mẹ với hàm lượng và thành
phần các VTM, muối khống thích hợp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong 6
tháng đầu.
III. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ
1. Khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa non: là loại sữa mẹ đặc biệt, được hình thành từ tuần thứ 14-16 của thai
kì và được tiết ra 1-3 ngày đầu sau đẻ. Sữa non sánh đặc, có màu vàng nhạt
chứa nhiều năng lượng, protein hơn sữa trưởng thành [7].
8


Sữa trưởng thành: sau 3-7 ngày, sữa non chuyển dần sang sữa trưởng
thành. Sữa trưởng thành bao gồm sữa đầu và sữa cuối [7].
Sữa đầu: là sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa số lượng nhiều
và cung cấp nhiều protein, lactose, nước và các chất dinh dưỡng khác.
Sữa cuối: là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Sữa cuối có màu trắng,
cung cấp nhiều năng lượng, chất béo cho trẻ nên điều quan trọng là cần để cho
trẻ bú hết sữa cuối, không để trẻ nhả vú quá sớm.
Nuôi con bằng sữa mẹ: là đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, trực tiếp
bằng bú mẹ hoặc gián tiếp do sữa mẹ vắt ra [10].
Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn: là ni trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ (bao
gồm bú sữa từ vú mẹ và sữa từ vú mẹ vắt ra) và không ăn hay uống bất cứ thức
ăn nước uống nào kể cả nước trắng [11].
Bú nhân tạo hoàn toàn: là cách nuôi dưỡng nhân tạo và không cho trẻ bú
sữa mẹ hay sữa mẹ vắt ra [12].
2. Khái niệm về ăn bổ sung
Ăn bổ sung: Trẻ vừa được bú sữa mẹ vừa được ăn thức ăn dạng đặc hoặc
gần đặc [10].

Ăn bổ sung hợp lý: khi trẻ được ăn các loại thức ăn cung cấp đủ năng lượng
(có thể ước tính qua số bữa ăn trong ngày kết hợp với khối lượng của
mỗi bữa ăn) và đủ chất dinh dưỡng (thể hiện bằng sự kết hợp các nhóm thực
phẩm bổ sung cho trẻ) [11].
Cai sữa: là ngừng không cho trẻ bú mẹ, đây chính là sự chuyển giao vai trị
cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ (ở giai đoạn đầu) tới vai trò
của các thực phẩm trong bữa ăn gia đình [10].
IV. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã chỉ ra nhiều yếu tố liên
quan đến NCBSM gồm có yếu tố nhân khẩu học, sinh học, xã hội và tâm lý. Các
yếu tố nhân khẩu học bao gồm đặc điểm của mẹ gồm chủng tộc, tuổi, tình trạng
hơn nhân, giáo dục, tình trạng kinh tế xã hội, đặc điểm của trẻ (tuổi, giới, thứ tự
9


trong gia đình, tình trạng lúc sinh). Một số yếu tố sinh học khác ảnh hưởng đó là
tình trạng thiếu sữa của bà mẹ, vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh, vấn đề hút thuốc lá
ở người mẹ, số lần sinh, phương pháp đẻ. Một số yếu tố xã hội có thể kể đến là
vấn đề quay trở lại làm việc của bà mẹ, sự hỗ trợ của gia đình và đội ngũ nhân
viên y tế [13].
Các yếu tố liên quan có sự khác biệt giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Một nghiên cứu tiến hành ở Malaysia cho thấy các yếu tố liên
quan đến NCBSM hoàn toàn là khu vực cư trú, dân tộc, nghề nghiệp của người
mẹ, số lần sinh đẻ, tình trạng hút thuốc lá của người mẹ, tuổi thai trẻ sơ sinh và
sự hỗ trợ từ gia đình đặc biệt là từ người chồng. Cụ thể các bà mẹ sinh sống ở
khu vực nơng thơn có khả năng cho con bú hoàn toàn cao hơn các bà mẹ ở
thành thị. Các bà mẹ khơng phải đi làm có khả năng cho con bú hoàn toàn cao
gấp 3,5 lần so với các bà mẹ phải đi làm, các bà mẹ đẻ con thứ hai trở lên có tỷ
lệ NCBSMHT cao gấp 2 lần so với bà mẹ đẻ lần đầu tiên. Các bà mẹ có trẻ đủ
tháng có gấp đơi khả năng NCBSMHT so với các bà mẹ có trẻ sơ sinh non

tháng. Các bà mẹ có chồng hỗ trợ khả năng NCBSMHT cao gấp 4 lần so với
nhóm cịn lại [14].
V. Tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ khơng chỉ mang lại lợi ích to lớn cho trẻ mà
còn bảo vệ sức khỏe bà mẹ và đem lại lợi ích to lớn đối với gia đình và xã hội.
1. Lợi ích cho con
* Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hồn hảo dễ tiêu hóa và hấp thu: Sự khác biệt
giữa các thành phần trong sữa mẹ với các loại sữa khác.
- Protein: sữa bò có hàm lượng protein nhiều hơn sữa mẹ tuy nhiên lượng
protein trong sữa bị khiến thận của trẻ khó bài tiết sản phẩm chuyển hóa của
protein. Protein trong sữa bị chủ yếu là casein khi vào dạ dày kết tủa thành thể
tích lớn khó tiêu hóa trong khi đó lượng casein trong sữa mẹ ít và dễ tiêu hóa.
Lượng lớn đạm whey trong sữa mẹ chứa α lactalbumin giúp trẻ chống lại các
bệnh nhiễm trùng. Sữa bị và sữa cơng thức trong thành phần thiếu hụt cystein
và taurine là 2 amino acid cần cho sự phát triển trí não của trẻ trong những năm
đầu đời. Các protein trong sữa mẹ giúp chống lại bệnh nhiễm trùng bao gồm
10


lactoferrin (là protein gắn sắt cản trở sự phát triển vi khuẩn cần sắt) và
lysozyme, globulin miễn dịch (nhất là IgA) giúp trẻ chống lại bệnh tật ở đường
tiêu hóa [19]

Hình 1. Sự khác nhau về lượng protein trong sữa mẹ và sữa bị [7]
- Lipid: sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic (omega 3), acid
linolenic (omega 6) cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững
thành mạch máu của trẻ mà sữa bị và sữa cơng thức khơng có được. Lipid của
sữa mẹ dễ tiêu hóa vì có men lipase [19].
- Lactose: hàm lượng lactose trong sữa mẹ có nhiều hơn trong sữa bò,
cung cấp thêm nguồn năng lượng cho trẻ. Một số lactose vào ruột chuyển

thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci, sắt và muối khoáng [19].
- Vitamin: sữa mẹ có nhiều vitamin A và vitamin C hơn sữa bị. Chính vì
vậy trẻ được ni dưỡng bằng sữa mẹ không cần thiết phải uống thêm nước hoa
quả để bổ sung vitamin C. Hầu hết các vitamin nhóm B trong sữa bị có hàm
lượng cao hơn trong sữa mẹ từ 2-3 lần nhưng hàm lượng cao các vitamin nhóm
B trong sữa bò nhiều hơn nhu cầu mà trẻ cần [19].
- Muối khống: canxi trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng dễ hấp thu và
thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Sắt trong sữa bò chỉ được hấp thu 10% trong khi đó tỷ
lệ hấp thu ở sữa mẹ là 50%. Vì vậy, trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương và thiếu máu
thiếu sắt. [19].

11


*Sữa mẹ chứa nhiều yếu tố giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng:
Sữa mẹ có nhiều bạch cầu, một lượng lớn các yếu tố bảo vệ chống lại sự nhiễm
trùng. Một lượng lớn kháng thể có trong cơ thể người mẹ được truyền cho trẻ
qua sữa mẹ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng. Globulin miễn dịch chủ
yếu là IgA tiết (chiếm 95%) còn lại là IgM và IgG không được hấp thu qua
niêm mạc ruột mà hoạt động tại niêm mạc ruột giúp trẻ chống lại bệnh tật ở
đường tiêu hóa [19].
Nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước đề cập đến mối liên quan giữa bú
mẹ hoàn toàn và bệnh tật của trẻ. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giảm
nguy cơ mắc và tử vong do các bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp
cấp là hai bệnh thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Một nghiên cứu ở
Philippines (1990) trên những đứa trẻ 0-2 tháng so sánh nguy cơ bị tiêu chảy ở
trẻ bú mẹ hồn tồn và bú mẹ khơng hoàn toàn. Kết quả cho thấy những đứa
trẻ ăn nhân tạo hồn tồn có tỷ lệ bị tiêu chảy cao gấp 17 lần những đứa trẻ bú
mẹ hoàn toàn, những đứa trẻ vừa bú mẹ vừa sử dụng các loại thức ăn nhân tạo
khác có nguy cơ bị tiêu chảy thấp hơn những đứa trẻ ăn nhân tạo nhưng vẫn

cao gấp 13,3 lần những đứa trẻ bú mẹ hoàn toàn [20]. Một nghiên cứu khác tại
Scotland (1990) nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở những
đứa trẻ từ 0-13 tuần tuổi cho kết quả tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô
hấp ở những đứa trẻ uống sữa công thức là 39% trong khi tỷ lệ này ở những
đứa trẻ bú mẹ chỉ là 23% [21].
Nghiên cứu năm 2012 của tổ chức Alive & Thrive nghiên cứu tỷ lệ mắc
bệnh theo thực hành bú mẹ hoàn toàn ở trẻ dưới 6 tháng cho thấy trẻ khơng bú
mẹ hồn tồn có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao gấp 2 lần trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Trẻ khơng bú mẹ hồn tồn có tỷ lệ bị các bệnh đường hô hấp là 11,6% trong
khi tỷ lệ này ở trẻ bú mẹ hoàn toàn chỉ là 8,1% [22].
*Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng:
Trong sữa mẹ có IgA tiết cùng với đại thực bào có tác dụng chống dị
ứng. Trẻ được ni nhân tạo có nguy cơ không dung nạp với protein trong
12


sữa động vật. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như ỉa chảy, đau bụng, phát ban
hay các triệu chứng khác do trẻ phải dung nạp nhiều loại protein khác nhau.
Hơn nữa trẻ được nuôi bằng sữa công thức hay sữa bị có nguy cơ cao hơn
mắc các bệnh dị ứng như eczema hay hen suyễn. Tình trạng dị ứng này có thể
xảy ra ngay trong những ngày đầu đời khi trẻ được nuôi dưỡng bằng các loại
sữa này dù với một lượng rất ít [12], [19].
*Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não tối ưu nhất:
Trẻ bú mẹ được cung cấp Taurine là thành phần quan trọng trong các mơ
tế bào nói chung và tế bào não nói riêng. Đồng thời các acid béo thiết yếu như
omega 3 và omega 6 là tiền tố DHA và ARA sẽ tham gia vào quá trình hình
thành màng tế bào não và võng mạc giúp trẻ thơng minh và có thị lực tốt [11].
2. Lợi ích cho bà mẹ
*Cho con bú sớm sau đẻ có tác dụng giúp co hồi tử cung cho bà mẹ:
Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ là biện pháp cầm máu giúp cho bà mẹ đề

phòng thiếu máu sau đẻ và nhanh hết sản dịch do động tác bú của trẻ kích thích
tiết oxytocin giúp co cơ tử cung. Vì vậy, cho trẻ bú sớm sau đẻ và bú thường
xuyên là rất quan trọng [12], [23].

Hình 2. Phản xạ Oxytocin [7].
*Giảm nguy cơ mắc bệnh:
Những bà mẹ cho con bú sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tử
cung, buồng trứng [23].
*Sớm lấy lại vóc dáng ban đầu:
Ni con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ sớm lấy lại vóc dáng sau khi sinh do sự
tiêu hao tích cực nguồn năng lượng [23].
*Giảm nguy cơ có thai ngồi ý muốn:
13


Cho trẻ bú đúng (hoàn toàn và thường xuyên bất cứ khi nào trẻ muốn, bú
ít nhất 8 lần trong 24 giờ và khoảng cách giữa các bữa bú không quá 6 tiếng)
giúp bà mẹ chậm có thai do cho con bú làm kinh nguyệt chậm trở lại và
prolactin tiết ra khi trẻ bú ức chế quá trình rụng trứng [12], [23].

Hình 3. Phản xạ Prolactin [7].
*Gắn bó tình cảm mẹ con:
NCBSM giúp gắn bó tình cảm mẹ con, sự tiếp xúc gần gũi giữa mẹ và con
là yếu tố tâm lý quan trọng. Bà mẹ cảm thấy thư giãn và giảm căng thẳng mệt
mỏi khi cho con bú còn trẻ sẽ khóc ít hơn khi được gần mẹ và bú mẹ. Người
mẹ qua sự quan sát tinh tế của mình sẽ phát hiện sớm nhất, chính xác nhất
những thay đổi bình thường hoặc bệnh lý của trẻ [23].
*Thuận tiện, sạch sẽ và rẻ tiền:
Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện. Trẻ bú trực tiếp sữa mẹ mà bà mẹ
không phải mất nhiều thời gian trong việc đến cửa hàng để mua sữa, tiệt trùng

bình sữa, vú sữa trước mỗi lần sử dụng, đun nước sôi để pha sữa khi bà mẹ nuôi
con bằng sữa công thức [12], [23].
3. Lợi ích đối với gia đình và xã hội
NCBSM giúp trẻ có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật nên giảm các chi
phí về y tế cho GĐ, giảm thời gian phải nghỉ việc của bà mẹ để chăm sóc trẻ ốm.
NCBSM cũng đem lại lợi ích to lớn về kinh tế khơng chỉ cho gia đình mà
cịn cho tồn xã hội. Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2011 cho thấy nếu 90% bà mẹ
cho con bú sữa mẹ theo đúng khuyến cáo của TCYTTG thì nền kinh tế sẽ tiết
14


kiệm được 3,7 tỷ đô la Mỹ cho các chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp chữa bệnh
ở trẻ và tiết kiệm được 3,9 tỷ đô la Mỹ tiền mua sữa công thức [24]. Nghiên
cứu khác ở Việt Nam cho thấy nếu tất cả trẻ sinh ra được bú mẹ hồn tồn sẽ
tiết kiệm được 549 triệu đơ la Mỹ/năm. Nếu ni trẻ nhân tạo mỗi gia đình tốn
bình quân 800.000-1.200.000 đồng/tháng cho mỗi trẻ để mua các loại sữa,
chiếm 50-70% thu nhập bình quân hàng tháng [25].
NCBSM cũng có lợi ích trong việc bảo vệ mơi trường và bảo vệ các
nguồn tài nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng đó là nước. Để chuẩn bị cho
trẻ 3 tháng tuổi uống sữa cơng thức cần khoảng 1 lít nước mỗi ngày cho việc
pha sữa, 2 lít nước để rửa bình và vú sữa hơn nữa sữa pha có nguy cơ bị nhiễm
khuẩn nếu bà mẹ sử dụng nguồn nước khơng sạch và vệ sinh bình khơng sạch.
Thêm vào đó rác thải từ bình sữa cịn gây nên ơ nhiễm mơi trường nếu nó
khơng được tái chế [12].
Sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để trẻ tăng trưởng và phát triển, nhất là
trong 6 tháng đầu đời do các thành phần các chất trong sữa mẹ dễ tiêu hóa hấp thu,
phù hợp với bộ máy tiêu hóa chức năng đào thải của thận giúp cho quá trình tăng
trưởng, hồn thiện não bộ, võng mạc, mạch máu, phịng chống suy dinh dưỡng
thiếu vi chất và bảo vệ cơ thể chống o xy hóa. Sữa mẹ cịn có tác dụng phịng
chống thừa cân béo phì [1].

Như vậy, NCBSM gắn liền với sự ra đời và trường tồn của nhân loại. Tạo
hóa sinh ra con người và ban tặng nguồn sữa mẹ quý giá cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ là
nguồn dinh dưỡng tốt nhất đảm bảo sự sống còn và phát triển tối ưu cho trẻ nhỏ mà
khơng có một loại thức ăn gì có thể thay thế được.
4. Những tác hại của việc nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo thay thế sữa
mẹ
Thức ăn thay thế sữa mẹ được chế biến từ nhiều loại sữa khác nhau, tuy đã
được điều chỉnh, chế biến để giống với thành phần sữa mẹ nhưng khơng thể hồn
hảo như sữa mẹ. Vì vậy, khi nuôi con bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ sẽ có nhiều
bất lợi cho cả mẹ và bé. Ni nhân tạo có thể gây cản trở sự gắn bó mẹ con. Bà mẹ
và trẻ có thể khơng phát triển được mối quan hệ gần gũi yêu thương. Một trẻ nuôi
nhân tạo dễ mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai và các bệnh nhiễm khuẩn
15


khác. Khi bị tiêu chảy có thể trở thành tiêu chảy kéo dài. Trẻ nuôi bằng sữa nhân
tạo tử vong vì các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng cao hơn trẻ được nuôi
bằng sữa mẹ. Trẻ rất dễ mắc bệnh thiếu vitamin A, có thể bị mắc các bệnh dị ứng
hơn như chàm (eczema) hoặc hen. Nguy cơ mắc một sơ bệnh mạn tính như đái
tháo đường, béo phì. Trí tuệ của trẻ khơng được phát triển tốt lắm do đó điểm trắc
nghiệm chỉ số thơng minh thấp hơn. Về phía mẹ: dễ có khả năng có thai trở lại,
Sau khi sinh dễ bị thiếu máu, về sau dễ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư
vú [17].
Nuôi con bằng thức ăn nhân tạo có hại cho trẻ và bà mẹ. Do vậy, nuôi con
bằng sữa mẹ là nền tảng đối với sức khỏe và sự sống còn của trẻ và rất quan trọng
đối với sức khỏe bà mẹ.
5. Cách nuôi con bằng sữa mẹ
Trẻ cần được bú mẹ hồn tồn từ lúc sinh cho đến trịn 6 tháng tuổi, nghĩa là
trong thời gian này không sử dụng cho trẻ bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác
ngoài sữa mẹ, kể cả nước đun sôi để nguội. Khi cho trẻ bú cần lưu ý tư thế của bà

mẹ và cách ngậm bắt vú của trẻ. Bà mẹ bế trẻ áp sát vào lòng, đầu và thân trẻ nằm
thẳng, đỡ mông nếu trẻ nhỏ. Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi của trẻ đối diện với
núm vú, có thể dùng tay ấn vú cho trẻ dễ bú. Cằm trẻ phải tỳ vào vú mẹ, miệng mở
rộng ngậm hết quầng thâm của núm vú, mơi hướng ra ngồi. Sau khi ngậm bắt vú
đúng, trẻ sẽ mút chậm sâu và nuốt. Bà mẹ nên cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới
chuyển sang vú khác để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo. Thời gian mỗi bữa
bú tùy thuộc vào từng trẻ, cho trẻ bú đến khi trẻ tự nhả vú ra. Trẻ bú hiệu quả thì
vú của bà mẹ căng trước bữa bú và mềm sau bữa bú, bà mẹ cảm thấy rất thoải mái
dễ chịu khi cho con bú [2].

16


Hình 4. Tư thế bú đúng [17].

Hình 4.Tư thế bú sai [17].

Hình 5. Trẻ ngậm bắt vú đúng[17]. Hình 5. Trẻ ngậm bắt vú sai [17].
VI. Tình hình ni con bằng sữa mẹ trên Thế giới và Việt Nam
1. Tình hình ni con bằng sữa mẹ trên Thế giới
Theo báo cáo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc (2014), trên thế giới chỉ có 38%
trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn, 74% trẻ được tiếp tục bú sữa mẹ
đến 1 tuổi và tỷ lệ này giảm xuống 49% khi trẻ được 2 tuổi. Tỷ lệ nuôi con bằng
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng khác nhau giữa các khu vực: dao động từ
25% các nước ở khu vực châu Âu, 47% ở khu vực Đông Nam Á và có đến hơn
60% các nước trên thế giới thống kê cho thấy tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu ở
mức thấp. Duy nhất chỉ có các nước trong khu vực Đông Nam Á là tỷ lệ
NCBSMHT ở mức độ trung bình [25].
2. Tình hình ni con bằng sữa mẹ ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm và NCBSMHT còn thấp. Theo

báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổng cục Thống kê năm
2014, chỉ có 26,5% số bà mẹ cho con bú sớm và 24,3% số bà mẹ NCBSMHT
trong 6 tháng đầu [14].
Gần đây nhất, nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Phương Thảo (2017), tìm
hiểu kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ có con dưới 6 tháng
17


tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương, kết quả cho thấy: 72%
bà mẹ hiểu đúng về khái niệm bú mẹ hoàn toàn, 86% bà mẹ biết về thời gian bú mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu, 94% số trẻ đang được bú mẹ, bú mẹ hoàn toàn trong 4
tháng đầu chỉ là 37,5% và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 23,5%, 66% bà mẹ
thực hành cho con bú đúng (tư thế và cách ngậm bắt vú đúng), chỉ có 36,5% số trẻ
được bú hết sữa cuối [11].
Tác giả Mai Thị Nguyệt (2018), nghiên cứu về thực trạng nuôi con bằng sữa
mẹ của các bà mẹ sau sinh tại khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng
Sơn năm 2017 và một số yếu tố liên quan, cho thấy: 33,2% bà mẹ có kiến thức
đúng ni con hồn tồn bằng sữa mẹ, tỷ lệ cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu
chiếm 18,1%. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức cho con bú 18 đến 24 tháng chiếm 71,1%.
Chỉ có 10,7% bà mẹ, có kiến thức đúng về sữa mẹ.

18


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021
- Địa điểm: Trạm y tế xã Chiềng Xôm TP Sơn La. Thực tế số liệu được thu thập
tại trạm y tế.

2. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi trên địa bàn xã Chiềng Xôm -TPsơn la
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Bà mẹ là người trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
- Trẻ không mắc các bệnh bẩm sinh.
- Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu
3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mơ tả cắt ngang có phân tích.
4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Cỡ mẫu: nghiên cứu định lượng được tính theo cơng thức cỡ mẫu cho một
tỷ lệ nghiên cứu mô tả cắt ngang:
n=Z2(1-α/2)
Trong đó
19


- Chọn p = 0,64 (Tỉ lệ cho con bú trong 6 tháng đầu của bà mẹ tại tỉnh Lạng
Sơn năm 2017 là 64% [9].
- Z là hệ số tin cậy tính theo α: lấy α=0.05 thì Z(1-α/2) = 1,96.
- d là sai số chấp nhận được: 0,07
- Thay vào cơng thức ta có cỡ mẫu tối thiểu là: n = 180
* Cách chọn mẫu:
Tiến hành điều tra các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đáp ứng đủ tiêu chuẩn
lựa chọn trong thời gian nghiên cứu.
5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung mô tả kiến thức, thực hành của các
bà mẹ có con < 6 tháng tuổi về NCBSM và mô tả một số yếu tố liên quan đến thực
hành NCBSM.
STT


Biến số

I.

Thông tin về mẹ

Định nghĩa biến số

Loại biến

Phương
pháp thu
thập

1.

Tuổi

Năm sinh dương
lịch

Định lượng

Phỏng vấn

2.

Nơi ở

Nơi ở hiện tại của

bà mẹ

Danh mục

Phỏng vấn

3.

Dân tộc

Dân tộc của bà mẹ

Danh mục

Phỏng vấn

4.

học hết lớp
mấy?

Trình độ cao nhất
đã hồn thành của
bà mẹ

Thứ hạng

Phỏng vấn

5.


Nghề nghiệp

Cơng việc chính của
bà mẹ

Danh mục

Phỏng vấn

Thứ hạng

Phỏng vấn

Định lượng

Phỏng vấn

II.

Thông tin về con

6.

Con thứ mấy

Thứ tự trẻ là con thứ
mấy trong số trẻ
được sinh ra


7.

Ngày sinh

Ngày sinh của trẻ
tính theo dương lịch
20


III.

Kiến thức về ni con bằng sữa mẹ

8.

Thơng tin về
NCBSM

Tình hình tiếp cận
thơng tin NCBSM
của bà mẹ

Nhị phân

Phỏng vấn

9.

Nguồn thơng
tin NCBSM


Nguồn thông tin
thường xuyên cập
nhật về NCBSM với
tần suất nhiều hơn 2
lần/tuần

Danh mục

Phỏng vấn

10.

Lợi ích đối với trẻ
Lợi ích
khi được ni bằng
NCBSM cho trẻ
sữa mẹ

Danh mục

Phỏng vấn

11.

Lợi ích
NCBSM cho
mẹ

Lợi ích đối với bà

mẹ khi nuôi con
bằng sữa mẹ

Danh mục

Phỏng vấn

Làm thế nào để
duy trì và tăng
sự tạo sữa mẹ

Là các biện pháp
Danh mục
duy trì và tăng sự
tạo sữa (Ăn đủ thức
ăn như thịt, cá,
trứng sữa, rau xanh,
hoa quả. Uống thêm
nước, nước đường,
sữa…

12.

Ăn một số thức ăn
lợi sữa theo dân
gian: móng giò lơn
hầm với gạo nếp đỗ
xanh, canh đu đủ
xanh nấu với thịt gà,
cơm nếp với thịt

gà… Bà mẹ được
nghỉ ngơi, ngủ đủ
giấc, tinh thần thoải
21

Phỏng vấn


mái. Cho trẻ bú
thường xuyên, nhất
là vào ban đêm. Vắt
hết sữa còn lại sau
bữa bú)

13.

Cho trẻ bú bất cứ
khi nào trẻ muốn cả
Bú theo nhu cầu ngày lẫn đêm không
quy định giờ cho trẻ


Danh mục

Phỏng vấn

14.

Lợi ích khi cho trẻ
bú theo nhu cầu

(Sữa “về” nhanh
hơn, Trẻ tăng cân
nhanh hơn, Không
cương tức vú, Việc
ni con bằng sữa
mẹ được hình thành
dễ dàng hơn)

Danh mục

Phỏng vấn

IV.

Lợi ích bú theo
nhu cầu

Thực hành NCBSM

15.

Lý do cho trẻ
ăn hoặc uống
loại thức ăn
khác sữa mẹ

Những lý do bà mẹ
cho trẻ ăn thức ăn
khác không phải là
sữa mẹ


Danh mục

Phỏng vấn

16.

Tư thế thân
người

Tư thế của bà mẹ
và của trẻ khi cho


Danh mục

Quan sát

17.

Động tác ngậm
bắt vú của trẻ

Những động tác
(dấu hiệu) của trẻ
khi bú mẹ

Danh mục

Quan sát


6. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu
a. Cách chọn mẫu
22


Chọn mẫu thuận tiện: Chọn tất cả các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi
vào Phịng khám trạm y tế khám chữa bệnh trong thời gian nghiên cứu đến khi
đủ 180 đối tượng và thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu.
b. Công cụ thu thập thông tin
Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn các bà mẹ có con dưới 6 tháng
tuổi được thử nghiệm tại Phòng khám Trạm Y tế và chỉnh sửa phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu.
NCBSM và ăn bổ sung của người mẹ và các đặc điểm của trẻ.
Thảo luận với bà mẹ để thu thập các thông tin sâu hơn về thực hành NCBSM và
cho trẻ ăn bổ sung.
Cách tính tuổi của trẻ: Tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày, tháng,
năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ và phân loại theo WHO, 2005.
Đối với trẻ đẻ non thì tính tuổi của trẻ bằng cách lấy tuổi tính được trừ đi số
tuần trẻ thiếu cho đến khi đủ tháng là 40 tuần.
Ví dụ:
- 0 tháng tuổi được tính từ khi trẻ sinh ra đến khi trẻ được 29 ngày.
- 1 tháng tuổi là trẻ từ 30 ngày đến 59 ngày tuổi.
- 5 tháng tuổi là trẻ 5 tháng (150
ngày) đến 179 ngày, trẻ dưới 6
tháng là trẻ dưới 180 ngày.
Vậy NCBSMHT trong 6 tháng đầu là trong 179 ngày tuổi và bắt đầu ăn bổ
sung khi trẻ được 180 ngày trở đi (tròn 6 tháng) [7].

7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Mục tiêu

Biến số/Chỉ số

Phương pháp
thu thập

Đặc điểm đối tượng NC
Thông tin

Tuổi của mẹ

về bà mẹ Trình độ học vấn

Chia 3 nhóm tuổi

Phỏng vấn

Chia theo trình độ

Phỏng vấn

23


2 nhóm: Làm ruộng, cơng viên
chức

Phỏng vấn


2 nhóm: ≤ 2 con, > 2 con

Phỏng vấn

Tuổi của trẻ

2 nhóm: 0-<3 tháng, 3-<6 tháng

Phỏng vấn

Giới của trẻ

Nam, nữ

Phỏng vấn

Nghề nghiệp
Số con trong GĐ

Thông tin
về trẻ
Tiền sử sản khoa

- Cân nặng lúc sinh, chia 2 nhóm
(< 2500 g, ≥ 2500 g)
- Tuổi thai: thiếu tháng, đủ tháng,
già tháng

Phỏng vấn


Kiến thức, thực hành của bà mẹ về NCBSM
- Lợi ích cho con
Lợi ích NCBSM - Lợi ích cho mẹ
- Lợi ích cho GĐ, XH

Khái niệm
Kiến thức
NCBSM

- Khái niệm bú mẹ hoàn toàn:
hiểu đúng, hiểu sai, không biết
- Khái niệm về sữa non: hiểu
đúng, hiểu sai, không biết

Phỏng vấn

BSMHT, sữa non - Tác dụng của sữa non: 3 tác
dụng
Thời gian cho bú

- Thời gian bú mẹ hồn tồn: chia 2
nhóm (6 tháng, khác)

- Tư thế bú đúng (4 dấu hiệu)
Tư thế và cách trẻ
ngậm bắt vú đúng - Dấu hiệu một trẻ ngậm bắt vú
đúng (4 dấu hiệu)
Thực hành
NCBSM


Cho trẻ bú sữa non: có, khơng
Bú sữa non,thời
gian bú mẹ

Thời gian bú mẹ sau sinh: ≤1 giờ,
>1 giờ
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu

Thực hành ăn

Cho ăn uống trước lần bú đầu: có,
24

Phỏng vấn


không
Loại thực phẩm cho ăn/uống trước
lần bú đầu: Sữa CT, sữa non, nước
/uống trước lần bú
khác
đầu tiên
Lý do cho ăn/uống trước lần bú
đầu: mẹ chưa có sữa, mẹ đẻ mổ, lý
do khác
Thực hành cho bú
2 nhóm: có, khơng
hết sữa cuối


Thực hành cách
cho bú

- Bú đúng (Tư thế và cách ngậm
bắt vú đúng)
Quan sát bữa
- Bú sai (Tư thế và cách ngậm bắt
bú và đánh giá
vú sai)
Không quan sát được

*. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số
Bú sớm sau sinh: là trẻ được bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh [10].
Sữa non là sữa mẹ được tiết ra 1-3 ngày đầu sau sinh, chứa nhiều
chất dinh dưỡng [7].
Sữa đầu bữa: là sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa
có màu vàng, số lượng nhiều và cung cấp nhiều protein, lactose, nước
và các chất dinh dưỡng khác [7].
Sữa cuối bữa: là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Sữa cuối có
màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa [7].
Bú mẹ hoàn tồn: là trẻ chỉ được bú mẹ mà khơng ăn hoặc uống bất
cứ một loại thức ăn nào khác kể cả nước trắng, trừ trường hợp trẻ ốm
phải uống thuốc [36].
Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu:
Số trẻ 0−5 tháng bú mẹ hoàn toàn
Tổng số trẻ 0−5 tháng
Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu:
25



×