Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Khóa luận Nghiên cứu tính chất lý hóa học của đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.16 KB, 51 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá con người.
Tất cả các hoạt động sản xuất đều được con người tiến hành trên đất. Vì vậy,
đất và con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu và sử
dụng đất hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người chúng ta.
Sự hiểu biết về đất rất quan trọng đối với việc áp dụng thực tế giúp
chúng ta có thể nhận biết các quy luật hình thành và phát triển của đất, các tính
chất vật lý, hóa học và sinh học cơ bản của đất. Đặc điểm hóa các tính chất
chính của đất ảnh hưởng đến khả năng sản xuất cây trồng. Có thể ứng dụng để
phân tích và kiểm sốt các tính chất của đất, thiết lập các biện pháp kỹ thuật
nhằm cải thiện các tính chất đất, nâng cao khả năng sản xuất cây trồng.
Rừng là một hệ sinh thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống
của con người cũng như vơ số lồi sinh vật khác. Rừng cung cấp rất nhiều
lâm sản, giúp duy trì cân bằng sinh thái, phịng hộ và bảo vệ môi trường . Tuy
nhiên cây rừng muốn sinh trưởng và phát triển tốt phải phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện đất đai. Đất tốt, độ phì cao, khả năng thấm và giữ nước tốt thì
mới đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ngược lại trạng thái của
cây rừng cũng tác động trở lại đối với đất, đối với các tính chất lý hóa học của
đất có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Tác động tích cực thơng
qua các vật rơi rụng để trả lại chất hữu cơ làm giàu cho đất, bảo vệ đất trước
những tác động xấu của môi trường xung quanh. Tác động tiêu cực có thể là
do trong q trình sống cây rừng tiết ra một số chất hóa học làm đất bị suy
thoái. Cùng với thảm thực vật rừng, khả năng thấm nước của đất quyết định
lượng nước chảy tràn trên bề mặt, chi phối lượng đất xói mịn, rửa trơi gây
ảnh hưởng đến các tính chất lý hóa học của đất. Nghiên cứu ảnh hưởng của
trạng thái rừng đến một số tính chất lý học và khả năng thấm nước của đất
giúp các nhà Lâm học có thể hình dung được sự vận động của nước trong hệ
sinh thái rừng, nắm được mối liên hệ chặt chẽ, những tác động qua lại một
cách biện chứng giữa đất rừng với các nhân tố thảm thực vật rừng, khí hậu,
1



địa hình,... Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái rừng đến một số tính
chất vật lý và khả năng thấm nước của đất là việc làm cần thiết và có ý nghĩa
rất lớn về khoa học cũng như thực tiễn sản xuất, để từ đó có thể đề xuất ra các
giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất có hiệu quả cao hơn. Do vậy đề tài “
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái rừng đến một số tính chất
lý học và khả năng thấm nước của đất tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hịa Bình ” được lựa chọn tiến hành.

2


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Đất rừng là bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng, là tấm gương
phản ánh các hoạt động sống của rừng như trao đổi chất, tích lũy, chuyển hóa
năng lượng, sinh trưởng, phát triển, tái sinh rừng. Việc nghiên cứu đất rừng
luôn được nằm trong hai mối quan hệ: ảnh hưởng của quần xã thực vật rừng
đối với đất và ảnh hưởng ngược lại của đất tới quần xã thực vật rừng.
Đây là lĩnh vực nghiên cứu thu hút được nhiều nhà khoa học. Vì vậy,
những nghiên cứu này được thực hiện ở gần như tất cả các nước, các vùng có
kinh doanh rừng. Dưới đây là một số quan điểm và cơng trình nghiên cứu có
ảnh hưởng đến hướng nghiên cứu của đề tài.
1.1.Trên thế giới
Từ những năm đầu của thế kỷ thứ XIX, các nhà khoa học thổ nhưỡng
đã có phương pháp cơ bản về nghiên cứu đất. Các nhà khoa học Nga như:
Docutraev (1946 - 1903), V.P.Viliam (1863 - 1939), Kossovic (1862 - 1915),
K.Kgedroiz (1872 - 1903),.v.v.. đã công bố nhiều cơng trình nghiên cứu về đất
nói chung và phân loại đất nói riêng [6].
V.V.Docutraev (1879) đã nêu lên những nguyên tắc khoa học về sự phát

sinh và phát triển của đất. Ơng khẳng định rõ ràng mối liên quan có tính chất
quy luật giữa đất và các điều kiện của mơi trường xung quanh. Ơng cho rằng:
Đất là một vật thể tự nhiên luôn biến đổi, là sản phẩm chung được hình thành
dưới tác động tổng hợp của 5 nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, địa
hình, sinh vật (động vật, thực vật) và thời gian. Trong đó ông đặc biệt nhấn
mạnh vai trò của thực vật trong quá trình hình thành đất “Nhân tố chủ đạo
trong quá trình hình thành đất ở nhiệt đới là nhân tố thảm thực vật rừng” bởi
vì nó là yếu tố sáng tạo ra chất hữu cơ và khi chết nó tạo thành mùn [10].
Trong lĩnh vực đất rừng, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu tính
chất của đất ở các khu vực khác nhau và đã rút ra kết luận: nhìn chung độ phì
của đất dưới rừng trồng đã được cải thiện đáng kể và sự cải thiện tăng dần
3


theo tuổi (Shash, 1878; Iha.M.N, Pande.P và Rathore, 1984; Basu.P.K và
Aparajita Madi, 1987; Chakraborty.R.N và Chakraborty.D, 1989; Ohta, 1993).
Các loài cây khác nhau ảnh hưởng rất khác nhau đến độ phì của đất, cách cân
bằng nước, sự phân hủy thảm mục và chu trình dinh dưỡng khống (Bernhard
Reversat.F, 1993; Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), 1998; Chandran.P,
Dutta.D.R, Gupta.S.K và Banerjee.S.K, 1998) [6].
Basu.P.K và Aparajita Man (1987) nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng
Bạch đàn lai trồng vào các năm 1971, 1975, 1981 đến tính chất đất. Kết quả
nghiên cứu của tác giả cho rằng nhìn chung độ phì đất dưới tán rừng Bạch đàn
lai đã được cải thiện và tăng dần theo tuổi. Chất hữu cơ và dung lượng cation
trao đổi tăng đáng kể trong khi đạm tổng số tăng rất ít và độ chua của đất
cũng giảm [12].
Chakraborty.R.N và Chakraborty.D (1989) đã nghiên cứu về sự thay
đổi tính chất đất dưới tán rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2, 3, 4. Tác giả cho thấy
rừng trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như độ
chua của đất biến đổi từ 5,9 - 7,6, khả năng giữ nước của đất tăng từ 22,9 32,7%, chất hữu cơ tăng từ 0,81 - 2,70%, đạm tăng từ 0,364 - 0,504% và đặc

biệt màu sắc đất biến đổi một cách rõ rệt từ màu nâu vàng sang màu nâu [6].
Trong cuốn cẩm nang hướng dẫn của FAO (1984) “Đánh giá đất đai
cho lâm nghiệp” cho rằng: “Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai trong q
trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho
một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn bộ khu vực dựa trên so sánh yêu cầu
kiểu sử dụng đất với đặc điểm đơn vị đất đai. Cũng theo FAO, hệ thống đánh
giá đất đai có thể áp dụng cho một số kiểu sử dụng đất nhất định trong đó cây
trồng lâm nghiệp như Keo, Bạch đàn,...Như vậy, có thể thấy đánh giá mức độ
thích hợp của đất đai chính là một trong những cơ sở để xác định mức độ
thích hợp lồi cây trồng [12].
Năm 1993, Ohta đã nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất do việc
trồng rừng Keo lá tràm ở vùng Pantabagan, Philippines. Tác giả đã xem xét sự
4


biến đổi tính chất đất dưới rừng Keo lá tràm 5 năm tuổi và rừng Thông ba lá 8
tuổi trồng trên đất thoái hoá nghèo kiệt. Kết quả của tác giả cho thấy trồng
rừng đã làm thay đổi dung trọng và độ xốp của đất ở tầng 0 - 5 cm theo hướng
tích cực. Tuy nhiên, lượng Ca2+ ở tầng đất mặt dưới 2 loại rừng lại thấp hơn so
với đối chứng (đất trống) [12].
Năm 1998, Alfredson.H, Condron.L.M và Davis.M.P đã nghiên cứu về
sự biến động độ chua của đất và chất hữu cơ khi chuyển đổi hình thức sử dụng
đất có trảng cỏ che phủ sang rừng lá kim. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng
sau 15 năm trồng rừng lá kim chất hữu cơ, đạm tổng số, cation trao đổi và độ
chua trao đổi tăng ở tầng 20 - 30 cm. Tác giả cũng cho rằng nhôm di động và
độ chua trao đổi là những yếu tố dễ bị thay đổi do việc trồng rừng [6].
Khả năng thấm nước của đất là một trong những vấn đề trọng tâm trong
Lâm học và trong cải tạo đất. Mức độ tiếp nhận, điều hịa nguồn nước mưa,
nước trời, sự hình thành dòng chảy trên mặt đất hoặc bên trong phẫu diện đất,
cường độ xói mịn do nước gây ra,v.v..đều phụ thuộc vào khả năng thấm nước

của đất. Khả năng thấm nước của đất là khả năng thu nhận nước từ bề mặt của
nó, dẫn nước từ tầng này đến tầng khác khi chúng chưa bão hòa nước và cuối
cùng thấm lọc qua bề dày nhất định của tầng đất làm cho tầng đó trở thành
bão hịa nước.
Nước thấm vào trong đất là một trong những vấn đề được nghiên cứu rất
rộng rãi của lĩnh vực thủy văn học, từ lý luận sinh ra dòng chảy mặt tiếp giáp
mà xét, nước thấm vào trong đất là đại biểu cho năng lực của tầng điều tiết
quan trọng nhất trong tuần hoàn thủy văn của nước, sau khi nước mưa đã đi
qua tầng tiếp giáp giữa khơng khí và lọt qua lớp phủ thực vật tiếp xúc với đất.
Nghiên cứu tính thấm trong các loại đất có chứa nhiều nguyên tố Natri,
Hisskinh (1990), cho rằng có thể do sự trao đổi Bazơ đã làm thay đổi khả
năng thấm nước và sự có mặt trong đất các loại muối dễ tan với một số lượng
lớn đã làm cho đất có tính thấm bị ảnh hưởng. Hisskinh còn cho rằng giữa sự
trao đổi Bazơ và sự thay đổi khả năng thấm của nước có quan hệ với nhau.
5


Ghidroits (1924) đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống về mặt này. Ơng cho
rằng tính thấm của nước bị giảm nhiều do Natri đã thay thế các Bazơ trao đổi
vốn có trong đất (chủ yếu Ca++) [16].
Năm 1865, Darrcy nghiên cứu về tính thấm của đất đã đưa ra phương

trình sau đây:

Q = K.S.T

Trong cơng thức này: Q là lượng nước thấm (cm 3), K là hệ số thấm
(cm2), T là thời gian thấm (phút), h là độ chênh lệch áp lực cột nước ở đầu
trên và đầu dưới của cột thấm, l là chiều dài đoạn đường thấm (cm).
Hệ số thấm được tính theo cơng thức: Kt =

Định luật Darcy đồng thời còn được biểu thị bằng phương trình tốc độ thấm:
V = KI
Ở đây, V là tốc độ thấm (mm giây, cm/phút hoặc m/ngày đêm), I =
Darcy cho rằng hệ số thấm phụ thuộc vào tính chất đất đồng thời phụ
thuộc vào tính chất của chất lỏng (nước) - tức là độ nhớt của chúng mà độ
nhớt trước hết lại phụ thuộc vào nhiệt độ và mức độ khống hóa. Khi nhiệt độ
giảm thì độ nhớt sẽ tăng dẫn đến làm giảm tốc độ thấm và ngược lại.
Sau này, người ta nhận thấy rằng khi xác định khả năng thấm của đất
trong những điều kiện nhiệt độ thay đổi thì khơng thể so sánh được. Do vậy
người ta quy về điều kiện tiêu chuẩn ở 10 0C bằng cách khi tính hệ số thấm
người ta sử dụng “hệ số điều chỉnh nhiệt độ” của Hazen: 0,7 + 0,03t [16].
Hệ số thấm theo nhiệt độ điều chỉnh được tính theo cơng thức:

K10 =

6


K10 là hệ số thấm ở điều kiện 10 0C, Kt là hệ số thấm ở điều kiện nhiệt
độ tại thời điểm xác định, t là nhiệt độ nước sử dụng khi xác định.
Cơng trình nghiên cứu của Fransơ (1963) đã nghiên cứu việc phân bố
lượng nước rơi trong rừng thường xanh ở Brazil. Kết quả nghiên cứu đã đưa
ra những kết luận như sau:
- Phần nước mưa lọt tán rừng rơi vào ống đo mưa ở tầm cao 1,5 m là
33%. Bốc hơi trực tiếp từ tán cây chiếm 21%.
- Chảy xuống dọc thân cây chiếm 46% trong đó: Bốc hơi bề mặt là
9,2%, vỏ cây hấp phụ là 9,2%, xuống tới gốc cây là 27,6% trong đó rễ cây
hấp phụ 20,7%, trực tiếp xuống tới nước ngầm là 6,9%.
Như vậy, lượng nước trực tiếp xuống đất rừng sau một trận mưa là rất
lớn. Nếu đất rừng có khả năng thấm nước cao thì sẽ giảm được lượng nước

chảy bề mặt, giảm xói mịn. Do đó nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên
cứu về vấn đề nay.
Đã có nhiều mơ hình nghiên cứu nước thấm vào trong đất dựa trên việc
đơn giản hóa q trình vật lý và các mơ hình kinh nghiệm như mơ hình Philip
và cải biến của nó là mơ hình Smith-Pilange, mơ hình Green-Ampt, mơ hình
Horton,...Mặc dù những mơ hình này đã tạo được sự thành công khá lớn trong
mô phỏng vận động của nước trong đất nông nghiệp và thủy văn lưu vực đất
nông nghiệp (Skaggs and Khalee,1982), nhưng khi ứng dụng cho lưu vực
rừng thì lại gây ra những thách thức nghiêm trọng. Khi nước thấm vào trong
đất và vận động của nước trong đất đứng về mặt bản chất vật lý học mà nói,
chúng chịu dự khống chế của trọng lực do lực hấp dẫn địa cầu sinh ra và lực
mao quản do sự tiếp xúc giữa nước và hạt đất sinh ra (Baver,1937), nhưng do
sự biến đổi của kết cấu đất và của thành phần cơ giới đất, trong việc ứng dụng
định luật Darcy cho sự vận động của nước trong đất rừng để nghiên cứu định
lượng và dự báo, sẽ dẫn đến những sai lệch tương đối lớn so với tình hình
thực tế, vì rằng phạm vi sử dụng của định luật Darrcy là dùng cho vận động
của dòng chảy trong một tầng đất. Vận động của dòng chảy ưu tiên của nước
7


trong đất là vận động của dòng chảy rối loạn, mơ tả nó về mặt lý luận có thể
sử dụng phương trình Darcy - Weisbach để mơ tả những nghiên cứu trước kia
về dòng chảy ưu tiên chủ yếu là sử dụng dòng chảy theo đường ống, dòng
chảy theo đường ống là vận động của dòng chảy rối loạn của chất lỏng đi
trong con đường vận động thông qua các lỗ hổng lớn hơn mao quản của cơ
chất (Atkinson, 1978); nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rõ, dù rằng
trong đất cát (cơ chất) thuần nhất nhưng do sự không ổn định của mức độ
đỉnh cao ẩm ướt, nên vẫn có thể dẫn đến vận động dịng chảy của nước trong
đất theo chủ quan (Stagnitti and Parlange, 1995). Từ góc độ ảnh hưởng của
rừng đối với tuần hồn thủy văn mà xét, do trong hồn cảnh của rừng có sự

phân giải liên tục của thảm mục, hoạt động của rễ cây, hoạt động phong phú
của động vật dẫn đến vận động của dòng chảy theo đường ống trong các lỗ
hổng tương đối lớn, có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng về ảnh hưởng của
rừng đối với sự hình thành dòng chảy lưu vực rừng và lượng nước sản sinh ra
của lưu vực (Jones, 1997).
Khả năng thấm nước của đất cũng được nghiên cứu cùng với tác động
ảnh hưởng của lửa. Lửa gây đốt trụi lớp thảm thực vật trên bề mặt đất tạo ra
lớp tro lớn gây vít các khe hở, lỗ hổng, tạo ra lớp đất rất khó thấm nước. Theo
kết quả nghiên cứu của Derness (1976), đốt lửa làm cho lớp đất mặt trở nên
khô, độ xốp của đất giảm, kết cấu của đất bị phá vỡ [4].
Cơ quan bảo vệ đất của Mỹ dựa vào loại đất, tính chất vật lý của đất
phân chia tính thấm nước của đất làm 7 cấp. Ulrich (1954) đã xác định quan
hệ giữa hàm lượng sét theo độ sâu với độ thống khí và khả năng thấm nước
bằng hình vẽ [8].
Nói chung đất rừng có hiệu suất thấm nước lớn hơn so với các loại hình
sử dụng đất đai khác, hiệu suất ổn định của nước thấm xuống trong đất rừng
tốt có thể lên tới 80 cm/h trở lên (Dunne, 1978)[4].
Năm 1937 Vusoski đã xây dựng cơng thức tính lượng nước thấm
xuống:

W = P0 – (E0 + T + S)
8


W là lượng nước thấm xuống, P0 là lượng mưa trung bình năm tại khu
vực nghiên cứu, E0 là lượng nước bốc hơi lấy từ trạm khí tượng, T là lượng
bốc thốt hơi nước của thực vật, S là dịng chảy mặt đất.

1.2. Việt Nam
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất lâm nghiệp song thành tựu

đầu tiên phải kể đến sự đóng góp quan trọng của Nguyễn Ngọc Bình (1970,
1979, 1986). Tác giả đã tổng kết những đặc điểm cơ bản nhất của đất [6].
Trần Khải, 1997 cho rằng: Chất hữu cơ và độ ẩm là hai yếu tố quan
trọng hàng đầu giữ vai trò điều tiết độ phì nhiêu thực tế của đất [10].
Năm 1970, Nguyễn Ngọc Bình đã nghiên cứu sự thay đổi các tính chất
và độ phì của đất qua các quá trình diễn thế thối hóa và phục hồi rừng của
thảm thực vật ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả cho rằng độ phì của đất biến
động rất lớn đối với mỗi loại thảm thực vật. Thảm thực vật đóng vai trị quan
trọng nhất trong việc duy trì độ phì của đất [6].
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý (1976) cho thấy, sau 10 - 20 năm trồng
Bạch đàn liễu và Bạch đàn trắng trên đồi trọc, các tính chất hố học cơ bản
của đất chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Các thí nghiệm theo dõi động thái độ
ẩm đất dưới 3 khu rừng Bạch đàn liễu 2 - 8 tuổi, bước đầu cho thấy, độ ẩm
dưới rừng bạch đàn 7 và 8 tuổi luôn khô hơn khu 2 tuổi và đối chứng (đất
trống) rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay chưa đánh giá được hiện tượng đất khô là
do rễ Bạch đàn hút, hay do bốc hơi vật lý vì thảm thực bì dưới rừng bạch đàn
thường kém phát triển và thường xuyên bị quét lá [17].
Hoàng Xuân Tý (1988) nghiên cứu rừng trồng Bồ đề (Styrax
tonkinensis) thuần loại ở 4 hạng đất khác nhau (hạng I đến hạng IV) để theo
dõi ảnh hưởng của rừng Bồ đề đến các đặc điểm cơ bản của đất trong suốt
chu kỳ kinh doanh 10 năm. Tác giả đã chứng minh rằng hàm lượng đạm và
mùn đều bị giảm ở 4 hạng đất khi phá rừng tự nhiên để trồng rừng Bồ đề. Sự
9


suy giảm mạnh nhất là ở hạng đất I và II, đặc biệt là trong 2 - 3 năm đầu mà
chủ yếu ở tầng đất mặt. Đặc biệt chất lượng mùn, đạm cũng bị giảm đi rõ rệt,
axít humic giảm cịn axít phunvic tăng mạnh. Tương tự như yếu tố hữu cơ, độ
xốp và sức chứa nước là hai chỉ số bị xấu đi rõ rệt trong quá trình thay thế
rừng tự nhiên nhiệt đới bằng rừng trồng Bồ đề thuần loại. Đất ban đầu càng

tốt thì sự giảm sút độ xốp và sức chứa nước càng rõ, sự suy giảm này xảy ra
mạnh mẽ ở tầng đất mặt trong những năm đầu tiên và sau đó được cải thiện
nhưng rất chậm. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra rằng sau khi phá
rừng gỗ tự nhiên để trồng các loại rừng Bồ đề (Styax tonkinensis), Mỡ
(Mangletia

glauca),

Lim

xanh

(Erythryphloeum

fordii),

Tre

diễn

(Dendrocalamus sp) theo phương thức đốt và trồng thuần loại đều dẫn đến sự
thay đổi rõ rệt đến độ phì của đất. Ba nhóm yếu tố bị suy giảm nhất là lượng
chất hữu cơ (mùn và đạm), các chỉ số lý tính liên quan đến độ xốp, khả năng
chứa nước và cuối cùng là lượng K 2O dễ tiêu. Điều đáng chú ý là 2 yếu tố
mùn và đạm ln có vai trò quyết định năng suất đối với hầu hết các cây mọc
nhanh, lại bị giảm sút nhiều nhất ở rừng Bồ đề [18].
Theo Ngơ Văn Phụ (1985) thì khi phá các rừng gỗ tự nhiên để trồng các
loài cây mọc nhanh như Mỡ, Bồ đề và Tre diễn thì chất mùn bị biến đổi theo
hướng Fulvic hóa dễ bị rửa trôi hơn. Hiện tượng này cũng được thừa nhận khi
phá rừng để trồng chè và cây nông nghiệp khác [4].

Nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hóa
sinh của đất ở Bắc Sơn, Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển (1997) đã chứng
minh tính chất hóa học của đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của thảm
thực vật. Ở những nơi đất có độ che phủ thấp, tính chất của đất biến đổi theo
xu hướng xấu: đất bị chua hóa, tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu đạm, lân
đều thấp hơn rất nhiều so với đất được che phủ tốt [5].
Trong thời gian gần đây, trước sự đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, việc
nghiên cứu đất rừng vẫn đi theo hướng sử dụng đất đai (Land use) như trước

10


đây nhưng được đẩy mạnh và toàn diện hơn: Đánh giá tiềm năng sử dụng đất
lâm nghiệp trong từng vùng sinh thái và trong toàn quốc.
Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nước, Việt Nam đã sớm
áp dụng các phương pháp đánh giá đất đai vào thực tiễn. Trong ”Đánh giá
tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp” Đỗ Đình Sâm - Nguyễn Ngọc Bình
(2001) đã dựa vào 8 yếu tố chuẩn đốn là: Nhiệt độ bình qn năm, nhiệt độ
trung bình thấp nhất, nhiệt độ trung bình cao nhất, lượng mưa bình qn năm,
nhóm hay loại đất đai cao so với mặt biển, độ dày tầng đất và độ dốc để đánh
giá mức độ thích hợp của cây trồng với điều kiện tự nhiên [15].
Năm 2005, Đỗ Đình Sâm - Ngơ Đình Quế - Vũ Tấn Phương đã xuất
bản ‟Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam” và các tác giả đã đưa ra 6
yếu tố chuẩn đoán gồm: Thành phần cơ giới đất, độ dốc, độ dày tầng đất, độ
cao, trạng thái thực vật và lượng mưa bình qn năm để đánh giá mức độ
thích hợp của loài cây trồng với điều kiện tự nhiên. Từng yếu tố chuẩn đoán
được phân ra dựa trên việc so sánh tiêu chuẩn thích hợp của các lồi cây trồng
đánh giá với đặc điểm của từng đơn vị đất đai. Chi tiết về phương pháp tiến
hành đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng dựa trên các yếu tố chuẩn đốn
được Đỗ Đình Sâm - Ngơ Đình Quế - Vũ Tấn Phương giới thiệu trong cuốn

‟Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng”. Trong cẩm nang đã đưa ra tiêu
chuẩn thích hợp của 30 lồi cây trồng phổ biến. Dựa vào tiêu chuẩn của từng
loài cây trên chúng ta có thể đánh giá được mức độ thích hợp của loài cây sẽ
trồng cho các đơn vị đất đai [13].
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về tính thấm nước đã được chú trọng và
bước đầu cũng đạt được một số thành quả nhất định trong thủy lợi và nông
lâm nghiêp.
Trần Kơng Tấu, Ngơ Văn Phụ và Hồng Văn Hy (1986) đã dẫn quan
điểm của Baver (1937): Khả năng thấm nước của đất là khả năng thu nhận
nước từ bề mặt của nó, dẫn nước từ tầng này đến tầng khác khi chúng chưa
bão hòa nước và cuối cùng thấm lọc qua một bề dày nhất định của tầng đất
11


làm cho tầng đó trở thành bão hịa nước. Nước thấm vào đất nhờ trọng của
mình theo những lỗ hổng trong đất, đồng thời bị kéo về các phía do ảnh
hưởng do ảnh hưởng của năng lượng bề mặt của đất và do ảnh hưởng của
hiện tượng mao quản. Có hai quá trình thấm xảy ra là quá trình thấm ướt và
q trình thấm lọc. Cường độ và đặc tính thấm nước của đất phụ thuộc vào
thành phần cơ giới và thành phần hóa học, phụ thuộc vào cấu trúc, độ chặt, độ
xốp, độ ẩm của đất [16].
Đất có cấu trúc, có nhiều đồn lạp bền trong nước sẽ có tính thấm tốt và
chất lượng hơn. Điều này thấy rất rõ ở những khu vực đất Bazan ở bắc Tây
Nguyên cũng như nam Tây Nguyên, mặc dù sau những trận mưa lớn và kéo
dài nhưng rất ít quan sát thấy phát sinh dòng chảy trên mặt đất mà chủ yếu
được thấm xuống phía dưới theo phẫu diện đất.
Khi xác định và nghiên cứu tính thấm của đất thấy rằng độ thấm của
đất thay đổi một cách nhịp điệu và thường giảm theo thời gian; độ thấm của
đất tự thay đổi rất nhanh, phụ thuộc vào trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của
bề mặt thấm hoặc trong đất có những hang hổng, những đường đi của giun đất

và của động vật đất, những khe nứt nẻ,v.v...
Để nghiên cứu độ thấm, các tác giả trên đã tiến hành thí nghiệm trên 3
loại đất khác nhau: Đất phù sa nước ngọt sông Hậu (Cần Thơ), đất phèn Châu
Đốc (An Giang) và đất mặn phèn thuộc nông trường Đông Hải - Bạc Liêu.
Kết quả cho thấy tốc độ thấm của đất phèn là lớn nhất với K = 485 mm/h, sau
đó là đất phù sa nước ngọt sông Hậu với K = 95 mm/h, thấp nhất là đất mặt
phèn Minh Hải chỉ đạt gần 14 mm/h. Đất phèn Châu Đốc có tính thấm cao
như vậy vì đất rất tơi xốp đặc biệt hàm lượng mùn khá cao. Đối với đất mặn
phèn có hệ số thấm thấp là do tính ”trương” của đất mặn quá mạnh. Sau khi
thiết lập cột nước trên bề mặt nước thấm, nước thâm nhập vào trong đất đồng
thời các hạt đất trương nở ra, choán hết các khoản hổng khơng khí cho nước
thấm đi.

12


Khi nghiên cứu về đặc tính thấm nước trên đất phèn ở đồng bằng sơng
Cửu Long, Chu Đình Hồng (1995) đã dựa trên cơ chế thấm nước để thiết kế
hệ thống kênh mương tiêu nước rửa phèn. Cũng dựa trên cơ chế này đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu nhằm đưa ra lượng nước tưới thích hợp cho cây
trồng để giảm thiểu lượng nước tưới mà cây vẫn phát triến tốt, khơng gây ra
hiện tượng xói lở, rửa trơi đất thơng qua hệ số tính tốn lượng nước hữu hiệu
và quá trình xuyên thấm. Trên thực tế những nghiên cứu này đóng góp một
vai trị quan trọng trong nơng lâm nghiêp [7].
Từ tổng quan trên ta thấy vấn đề nghiên cứu các tính chất lý hóa học và
khả năng thấm nước của đất đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Những nghiên cứu này hết sức phong
phú, đa dạng và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn sản xuất. Mọi nghiên
cứu đều nhằm mục tiêu chung là trên cơ sở kết quả đạt được đề ra các phương
án quản lý sử dụng tài nguyên đất một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có thể rút ra
một vài nhận xét sau:
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai khá toàn diện
để nghiên cứu vấn đề về đất đai như độ phì của đất, các tính chất lý hóa học,
khả năng thấm nước của đất, mối quan hệ của đất đai với quần xã thực vật
rừng,...và những nghiên cứu này đã có đóng góp to lớn, phục vụ cho việc phát
triển sản xuất trên thế giới trong những năm qua.
Ở Xã Vầy Nưa đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề sử
dụng đất đai, ảnh hưởng của cây trồng đến đất,... Tuy nhiên vẫn chưa có cơng
trình cụ thể nào nghiên cứu về ảnh hưởng của trạng thái thảm thực vật rừng
đến tính chất vật lý và khả năng thấm nước của đất. Với khóa luận nghiên cứu
ảnh hưởng của trạng thái thảm thực vật rừng đến tính chất vật lý và khả năng
thấm nước của đất tại xã Vầy Nưa sẽ góp phần bổ sung những nghiên cứu về
đặc điểm tính chất lý học của đất đến một số trạng thái thảm thực vật rừng
v.v..Thơng qua đó có thể đề xuất được các giải pháp nhằm cải thiện một số
13


tính chất của đất và đưa ra được biện pháp quản lý và sử dụng đất hiệu quả và
bền vững cho khu vực nghiên cứu.

PHẦN II
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Bước đầu xác định được mức độ ảnh hưởng của các trạng thái rừng đến
một số tính chất lý học và khả năng thấm nước làm cơ sở đề xuất biện pháp
cải thiện một số tính chất của đất cũng như giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu
quả và bền vững tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 2 trạng thái rừng:

+ Rừng keo tai tượng 5 tuổi.
+ Rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIIA1
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng.
- Nghiên cứu hình thái phẫu diện đất.
- Ảnh hưởng trạng thái rừng đến một số tính chất vật lý đất.
- Ảnh hưởng của trạng thái rừng đến khả năng thấm nước của đất.
- Đề xuất biện pháp cải thiện tính chất của đất và giải pháp quản lý sử
dụng đất hiệu quả, bền vững.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu

14


Sử dụng phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu có sẵn về điều kiện
tự nhiên, dân sinh kinh tế, xã hội, bản đồ hiện trạng cũng như tình hình quản
lý sử dụng tài nguyên rừng tại xã Vầy Nưa.
2.3.1.2. Phương pháp điều tra hiện trường
Điều tra đặc điểm cấu trúc rừng
a. Lập ô tiêu chuẩn:
Tiến hành lập 3 OTC/1 trạng thái ở các vị trí có độ dốc khác nhau lập ơ
tiêu chuẩn rừng trồng có diện tích 500 m2 (20 x 25m), rừng tự nhiên có diện
tích 1000 m2 (25 x 40 m).
Phương pháp lập OTC: Sử dụng bản đồ, thước dây, địa bàn cầm tay để
xác định vị trí OTC. OTC hình chữ nhật được lập theo định lý pitago, chiều
dài 40 m2 song song với đường đơng mức, chiều rộng 25 m 2 vng góc với

đường đồng mức.
b. Phương pháp điều tra tầng cây cao:
Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu :
+ Đo đường kính ngang ngực (D 1,3): Đường kính ngang ngực được xác
định bằng phương pháp đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m bằng thước dây
chính xác đến cm, chỉ đo các cây có D1,3 ≥ 6 cm.
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng
thước đo cao Blumeiss của tất cả các cây trong OTC, độ chính xác đến 0,1 m.
Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu:
Biểu 2.1. Phiếu điều tra tầng cây cao
Vị trí:

Ngày điều tra:

Hướng dốc:

Người điều tra :

Độ dốc :

Số hiệu ÔTC :

Trạng thái rừng :
D1.3 (cm)
STT Loài cây
C/
Chu vi
π
1
…..


Dt (m)
Hvn
(m) D T N B TB

15

Phẩm
chất

Ghi
chú


c. Phương pháp điều tra cây bụi thảm tươi :
Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản, 4 ơ được bố trí 4 góc và 1 ơ ở
giữa OTC. Diện tích là 25 m 2 (5 x 5 m). Tiến hành điều tra các chỉ tiêu: Tên
loài, chiều cao, tình hình sinh trưởng, độ che phủ.
Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu sau:
Biểu 2.2. Phiếu điều tra cây bụi thảm tươi
Vị trí:
Ngày điều tra:
Hướng dốc:

Người điều tra:

Độ dốc:

Số hiệu OTC:


Trạng thái rừng:
ODB

Htb
(cm)

Lồi cây

Tình hình
sinh trưởng

Độ che
phủ (%)

Vật rơi
rụng (kg/ha)

Ghi
chú

1
……
c. Mơ tả hình thái phẫu diện đất:
- Trên mỗi OTC tiến hành đào một phẫu diện theo kích thước:
+ Chiểu dài 1,5 m.
+ Chiều rộng 0,8 m.
+ Chiều sâu 1,2 m.
- Phẫu diện được mô tả theo bảng sau: (theo mẫu biểu của bộ môn
Khoa học Đất - Trường Đại học Lâm nghiệp).
BẢNG MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT

Số hiệu phẫu diện : ………Người điều tra :……….. Ngày điều tra :
……….
Sơ đồ
phẫu
diện

Độ
sâu
tầng
đất

Tên
tầng
đất

Màu
sắc

Độ
ẩm

Rễ
cây

Kết
cấu

Độ
chặt


TP

giới

Chất
mới
sinh

Chất
lẫn
vào

Tỷ lệ
đá
lẫn

Hang
động
vật

Chuyển
lớp

Tính
chất
khác

(1)

(2)


(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

16



d. Điều tra một số tính chất vật lý của đất thơng qua việc lấy mẫu để phân
tích:
Mỗi OTC điển hình lấy 1 mẫu đất ở tầng mặt bằng phương pháp ống
dung trọng có thể tích 100 cm3.
* Tỷ trọng
Tỷ trọng của đất là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng
thái rắn, khơ kiệt với các hạt đất xếp xít vào nhau so với khối lượng nước
cùng thể tích ở điều kiện nhiệt độ 40C.
Xác định bằng phương pháp picnơmet
Tỷ trọng đất được tính theo công thức : d =

=

- d : Tỷ trọng của đất.
- P : Khối lượng đất khô tuyệt đối (g)
- Pn : Khối lượng của thể tích nước bị đất chiếm chỗ trong pinômet
(cm3).
- P1: Khối lượng pinômet và nước (g).
- P2: : Khối lượng pinômet chứa nước và đất (g).
Pn = P + P1 - P2.
* Dung trọng
Dung trọng đất đặc trưng cho độ chặt và những cấu tạo nên đất, nó
khơng những phụ thuộc vào thành phần khống vật và mùn mà cịn phụ thuộc
vào khe hở có trong đất.
Được xác định bằng phương pháp ống dụng trọng có thể tích 100 cm3.

Cơng thức tính: D =
Trong đó:
- D : Dung trọng của đất (g/cm3)
- V : Thể tích của ống dung trọng (cm3).

* Độ xốp
Độ xốp đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới, kết cấu đất. độ xốp đất
được tính dựa vào dung trọng và tỷ trọng của đất. Độ xốp cao thì đất thống
khí tơi xốp, ngược lại độ xốp thấp đất bị bí chặt.
17


Để xác định được độ xốp của đất phải tính gián tiếp từ tỷ trọng và dung
trọng của đất theo công thức : P(%) = (1 - ) x 100%
Trong đó : - P : Độ xốp của đất.
- D : Dung trọng của đất.
- d : Tỷ trọng của đất.
e. Điều tra xác định tốc độ thấm nước của đất
Sử dụng ống vòng khuyên để đo tốc độ thấm nước của đất rừng. Mỗi ơ
thí nghiệm chọn 3 vị trí điển hình, tại mỗi vị trí đặt 1 cặp ống lồng vào nhau,
đường kính bên trong ống nhỏ là 20 cm, đường kính bên trong ống to là 30
cm, chiều cao các ống là 35 cm. Các ống được khắc vạch ở phía trong. Đóng
ống sâu xuống đất 20 cm, tưới nước từ từ vào ống sao cho mực nước trong
ống luôn giữ một lớp nước dày 4 - 5 cm phía trên tầng đất mặt. Thí nghiệm
được kéo dài cho đến khi nước thấm ổn định thì kết thúc. Việc điều tra tốc độ
thấm nước của đất rừng được thực hiện cho từng ơ thí nghiệm, ở những thời
điểm khác nhau, từ ngày 01, tháng 05, năm 2012. Tổng số lần điều tra là 5
lần/ơ thí nghiệm.
Theo dõi lượng nước thấm qua các khoảng thời gian:
- 6 lần đo đầu tiên, mỗi lần 5 phút.
- 3 lần đo sau, mỗi lần 10 phút.
- Những lần tính tiếp theo, mỗi lần 30 phút…cho đến khi tốc độ thấm
ổn định thì dừng. Thời gian thí nghiệm và lượng nước tiêu thụ được ghi vào
bảng mẫu.
2.4.2. Phương pháp phân tích trong phịng

Mẫu đất lấy về được phân tích tại phịng thí nghiệm thực hành đất
thuộc trung tâm thí nghiệm thực hành Khoa Lâm học - Trường Đại học Lâm
nghiệp
2.4.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu đánh giá về xây dựng
báo cáo tổng kết đề tài, có sự hỗ trợ của phần mềm thống kê toán học, phần
mềm excel 7.0.
18


PHẦN III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý và hành chính của khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu được thực hiện tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình, cách thị xã Hịa Bình 38km, cách huyện lỵ Đà Bắc 20km.
- Phía Đơng giáp với xã Thái Thịnh, thành phố Hịa Bình và xã Hiền
Lương của huyện Đà Bắc.
- Phía Tây giáp xã Tiền Phong của huyện Đà Bắc.
- Phía Nam giáp xã Thung Nai và xã Bình Thanh của huyện Cao
Phong.
- Phía Bắc giáp xã Cao Sơn của huyện Đà Bắc.
3.1.2. Điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu
Vầy Nưa, nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình năm là
23,20C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) là 28,4 0C, nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 16,10C.
Lượng mưa trung bình năm tương đối cao, xấp xỉ 1859,3 mm. Tuy
nhiên lượng mưa phân bố không đều, tháng mưa cao nhất (tháng 9) là 301,6
mm. Lượng mưa tập trung theo mùa đã làm q trình xói mịn đất diễn ra
mạnh và gây nhiều khó khăn cho việc quản lý bảo vệ nguồn nước ở khu vực

nghiên cứu.
Độ ẩm khơng khí ở khu vực nghiên cứu ít biến động, trung bình năm là
84,75%. Độ ẩm khơng khí bình qn tháng thấp nhất (tháng 3) là 83%. Độ ẩm
khơng khí bình qn cao nhất vào các tháng 8, 9, 10 là 86%.
Tổng số ngày nắng trong năm là 284 ngày. Tổng số giờ nắng trong năm
là 1633,7 giờ chiếm 19,6% tổng số giờ trong năm, lượng nước bốc hơi cả năm
19


là 762,6 mm. Tháng bốc hơi lớn nhất (tháng 5) là 84,9 mm, tháng thấp nhất
(tháng 2) là 48 mm. Tốc độ gió ở khu vực ít biến động, trung bình năm là 1,0
m/s. Tháng cao nhất gồm các tháng 1, 3, 4, 5 là 1,1 m/s. Tháng thấp nhất gồm
các tháng 6, 8, 9, 10, 11 là 0,9 m/s.
Nhìn chung chế độ nhiệt ẩm ở khu vực nghiên cứu thuận lợi cho nhiều
loài thực vật sinh trưởng phát triển tốt. Những số liệu khí hậu cơ bản của khu
vực nghiên cứu được trình bày trong biểu 3.1.

20


Biểu 3.1. Các đặc trưng về khí hậu khu vực nghiên cứu
Tháng

P (mm)

W (%)

Ngày
mưa TB
(ngày)


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng

20,6
15,0
36,2
91,4
243,6
270,8
287,0
324,0
301,6
197,0
57,5
14,6
1859,3

85

85
85
85
83
84
84
86
86
86
84
84
84,75

9,0
9,6
11,5
13,6
17,9
18,1
18,8
18,1
14,1
11,7
7,5
5,2
155,1

Giờ
nắng
(giờ)


Ngày
nắng
(ngày)

Tmax
0
C

Tmin
0
C

T0C

Tốc độ
gió (m/s)

82,6
63,5
72,9
112,9
186,2
164,8
189,2
169,1
172,9
159,0
133,4
129,2

1635,7

20
15
18
23
26
27
28
28
27
22
25
22
281

20,2
21,1
24,7
29,1
32,8
33,6
33,7
32,7
31,3
28,9
25,7
22,5
28,0


13,1
14,8
18,2
21,4
23,5
24,8
25,0
24,8
23,5
20,8
17,5
14,2
20,1

16,1
17,5
20,6
24,4
27,2
28,2
28,4
27,8
26,7
24,0
20,5
17,5
23,2

1,1
1,0

1,1
1,1
1,1
0,9
1,0
0,9
0,9
0,9
0,9
0,9
1,0

Từ các số liệu trên ta có biểu đồ nhiệt ẩm Gaussen – Walter

Hình 3.1. Biểu đồ nhiệt ẩm Gausen - Walter
3.1.3. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu
Vầy Nưa là xã thuộc vùng núi cao, độ cao cao nhất là 1.196m (núi
Biều), độ cao thấp nhất là 120m, độ cao trung bình là 250 - 350m. Riêng khu
21


vực nghiên cứu có độ cao tuyệt đối biến động trong khoảng 250 - 280m, độ
dốc biến động từ 13 đến 350.
3.1.4. Điều kiện thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu
Tổng diện tích đất tự nhiên trong tồn xã là 5980 ha. Trong đó, đất lâm
nghiệp chiếm 3833,55 ha, đất nơng nghiệp chiếm 160 ha, diện tích sơng, suối
và mặt nước chuyên dùng chiếm 1761 ha, diện tích đất thổ cư 30 ha, diện tích
đất trụ sở ủy ban nhân dân, bưu điện văn hóa, truyền hình, y tế, trường
hoc,v.v...26,30 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 13 ha, đất chưa sử dụng (đồi núi
trọc) 156,15 ha.

Đất trong khu vực nghiên cứu thuộc loại Feralit màu vàng nhạt phát triển
trên đá mẹ sa thạch. Tầng đất từ trung bình đến dày, tỷ lệ đá lẫn thấp. Tỷ lệ
mùn từ 1 - 4%, thành phần cơ giới thuộc loại đất thịt trung bình hoặc sét pha.
Trên diện tích đất trống đồi núi trọc là trảng cỏ và những cây bụi nhỏ,
đất đang bị xói mịn mạnh, làm suy giảm nhanh chóng độ phì của đất.
3.1.5. Tình hình lớp thảm thực vật
Thực vật trong khu vực nghiên cứu được chia thành 3 nhóm chính là
rừng phục hồi, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi với các đặc điểm sau:
- Rừng phục hồi sau khai thác kiệt đã được khoanh nuôi bảo vệ từ năm
1996. Tuy nhiên rừng có trữ lượng thấp, khơng cịn cây gỗ quý, gỗ lớn, chủ
yếu rừng nằm trong trạng thái IIA, IIB, IIIA1.
- Rừng trồng: Được trồng trên đất sau bỏ hóa, thực hiện theo các dự án
661, 747, 135. Loài cây trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Luồng. Tuy nhiên
diện tích rừng trồng rất ít và sinh trưởng phát triển bình thường.
- Trảng cây bụi: Được hình thành do hoạt động du canh của người dân
địa phương. Về mặt trạng thái có thể xếp các bảng cây bụi này vào nhóm 3 4, có các cây tiên phong ưa sáng như Ba soi, Ba bét mọc rải rác xen kẽ các
cây bụi. Ngồi ra cịn có một số cây tái sinh như Hu đay, Ngát, Chẹo, Ràng
ràng,.v.v... Lớp thảm thực vật ở đây phát triển rất mạnh.

22


3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội:
Tổng diện tích tự nhiên trong tồn xã Vầy Nưa là 5980 ha, trong đó đất
lâm nghiệp là 3833,55 ha chiếm 64,1%, đất nơng nghiệp là 160 ha chiếm
2,67%, cịn lại là đất thổ cư, đất nghĩa địa, đất chưa sử dụng,.. Diện tích đất
lúa nước của xã gần như bị nhấn chìm do việc xây dựng nhà máy thủy điện
Hịa Bình. Giao thơng khó khăn chủ yếu dựa vào sơng nước. Các dịch vụ kinh
doanh buôn bán diễn ra trong xã hầu như khơng có, chỉ có lác đác 1, 2 qn
nhỏ ở ven đường. Trước tình hình đó áp lực của người dân đối với rừng ngày

càng mạnh mẽ. Do đó phần lớn rừng tự nhiên đã bị khai thác trở thành rừng
thứ sinh nghèo kiệt, đất trống, cây bụi.
Xã Vầy Nưa gồm có 594 hộ với 2.528 khẩu gồm các dân tộc Mường,
Dao và Kinh. Trong đó phần lớn là Mường và Dao. Cuộc sống của họ chủ yếu
dựa vào rừng như khai thác gỗ và các lâm sản ngồi gỗ (măng, nứa, giang).
Một số hộ gia đình khoanh vùng diện tích đất rừng để thu hái các sản phẩm
như phật thủ, ổi, bưởi. Đến mùa vụ người dân thường đốt nương làm rẫy,
trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn. Người dân trong xã phát triển sản xuất còn
dựa vào tự nhiên là chính.
Nhìn chung, khu vực nghiên cứu có vị trí địa lý khó khăn, giao thơng
khơng thuận tiện đã kìm nén sự phát triển kinh tế ở xã Vầy Nưa. Đời sống của
nhân dân ở đây còn nghèo nàn, phong tục tập quán lạc hậu, đó là những thách
thức không nhỏ trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy, để phát
huy được khả năng phòng hộ của rừng Đảng và nhà nước ta cần phải tạo công
ăn, việc làm cho người dân địa phương đảm bảo cho cuộc sống của họ, hướng
dẫn người dân biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp, không
khai thác rừng, đốt nương làm rẫy bừa bãi.

23


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật
Các nhân tố cấu trúc hình thái rừng có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất
và khả năng thấm nước của đất rừng. Nó quyết định đến đặc điểm vật rơi
rụng, đặc điểm tính chất vật lý, hóa học của đất rừng. Chính vì vậy nghiên
cứu cấu trúc được xem như là một nội dung quan trọng của đề tài.
4.1.1. Tầng cây cao
- Công thức tổ thành

Bảng 4.1. Công thức tổ thành rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIIA1
OTC
4
5
6

Công thức tổ thành
K = 2.9.S1 + 1.0.B + 1.0.Ct1 + 0.8.Ch + 0.6.Kn + 0.6.Mc + 0.6.Tr 1 +
0.4.D + 0.4.Tr2 +0.4.Tr3 + 0.4.Tb + 0.8.CLK1
K = 2.5.D +2.1.Ct + 1.7.Rr + 1.7.S 2 + 0.8.S1 + 0.6.Tn + 0.2.Bh + 0.2.Ct2
+ 0.2.Kn
K = 5.Ct1 + 2.1.G + 0.9.Tb + 1.4.CLK2

Chú thích:
B: Bứa, Bh: Bơng hạt, Ct1: Chẹo tía, Ct2: Cơm tầng, Ch: Chẩn, G: Giổi,
Kn: Kháo nước, Rr: Ràng ràng, Mc: Máu chó, S1: Sồi, S2: Sến, Tb: Thôi ba,
Tn: Thành ngạnh, Tr1: Trâm, Tr2: Trám, Tr3: Trẩu, CLK1: Các lồi khác 1
(Chơm, Rr, Roi rừng, Thừng mực trâu), CLK 2: Các loài khác 2 (Kh, Ct1, D,
Mc, Ngái, S1, S2, Thừng mực trâu, Vạng).
Nghiên cứu tổ thành loài cây là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quyết
định trong việc đề xuất một giải pháp kỹ thuật nào đó. Tổ thành đơn giản,
những loài cây ưa sáng mọc nhanh chứng tỏ rừng đang phục hồi ở giai đoạn
đầu. Cịn nếu cơng thức tổ thành xuất hiện nhiều lồi chịu bóng, gỗ lớn, tổ
thành đa dạng, phong phú thì chứng tỏ rừng đó đã có thời gian phục hồi tương
đối dài, rừng đang phát triển theo chiều hướng tốt, thuận lợi cho công tác
phục hồi rừng.

24



Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ thành loài cây tại khu vực nghiên cứu
khá phong phú, đa dạng, xuất hiện một số lồi cây có giá trị kinh tế như Giổi,
Re, Táu,... nhưng chủ yếu vấn là những cây ưa sáng mọc nhanh như Chẹo tía,
Sồi, Dẻ, Trám đen. Số lồi tham gia cơng thức tổ thành từ 3 - 11 loài, thể hiện
số loài rất phong phú. Trong 3 OTC thì OTC 4 là có nhiều lồi tham gia vào
cơng thức tổ thành nhất, cịn OTC 6 là có ít lồi tham gia vào cơng thức tổ
thành nhất.
- Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của tầng cây cao
Sinh trưởng về đường kính, chiều cao là một trong những yếu tố quan
trọng nhất phản ánh mức độ sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Qua đó có
thể thấy được khả năng thích ứng của cây với điều kiện lập địa, điều kiện khí
hậu của khu vực.
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của tầng cây cao
OTC

Trạng thái

D1.3
(cm)

Hvn
(m)

Mật độ
(Cây/ha)

Độ tàn che

1


Keo TT

14,1

13,4

1.640

0,7

2

Keo TT

13,7

13,2

1.580

0,7

3

Keo TT

14,8

13,5


1.480

0.65

4

IIIA1

14,1

11,4

520

0,8

5

IIIA1

8,7

9,6

480

0,7

6


IIIA1

15,0

12,7

560

0,7

Qua các đặc điểm về chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao cho thấy:
- Rừng trồng thuần loài Keo tai tượng:
+ Đường kính D1.3 tương đối đồng đều dao động từ 13,7 - 14,8cm
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) dao động từ 13,2 - 13,5 m chiều cao như
vậy là tương đối ổn định.
+ Độ tàn che dao động trong khoảng 0,65 - 0,7.
+ Mật độ trung bình từ 1.480 - 1.640 cây/ha. So với ban đầu tầng dầy
1.700 cây/ha, do quá trình chăm sóc được chặt tỉa thưa.
25


×