Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.98 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1------------------------------------------------------------------------------------------GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI--------------------------------------------------------------------------- 12
1.1. Sự cần thiết của đề tài:---------------------------------------------------------------------- 12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu----------------------------------------------------------------------- 12
1.2.1.Mục tiêu chung..................................................................................................13
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................13
1.3. Phương pháp nghiên cứu------------------------------------------------------------------13
1.3.1. Nghiên cứu định tính........................................................................................13
1.3.2. Phương pháp định lượng...................................................................................13
1.4. Phạm vi giới hạn đề tài.-------------------------------------------------------------------- 14
1.4.1. Phạm vi nội dung..............................................................................................14
1.4.2. Phạm vi không gian..........................................................................................14
1.4.3. Phạm vi thời gian..............................................................................................14
1.5. Ý nghĩa của đề tài-------------------------------------------------------------------------- 14
1.6. Kết cấu luận văn---------------------------------------------------------------------------- 14
CHƯƠNG 2---------------------------------------------------------------------------------------- 15
GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG-------------------------------------------------15
2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Vĩnh Long--------------15
2.1.1. Đặc điểm khái quát về kinh tế...........................................................................15
2.1.2. Đặc điểm xã hội................................................................................................16
2.2. Các điều kiện tự nhiên, địa lý, dân số của tỉnh Vĩnh Long.---------------------------16
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................16
2.2.2. Dân số - lao động..............................................................................................17
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên......................................................................................18
2.3. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Vĩnh
Long----------------------------------------------------------------------------------------------- 18
1


2.3.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt


Nam............................................................................................................................ 18
2.3.2. Agribank chi nhánh Vĩnh Long.........................................................................19
2.3.2.1. Quá trình hình thành phát triển.....................................................................19
2.3.2.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................19
2.3.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Vĩnh
Long...........................................................................................................................23
2.4. Những biểu hiện về chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và
phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long---------------------------------------------24
CHƯƠNG 3---------------------------------------------------------------------------------------- 27
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VÀ---------------------------------------27
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU-------------------------------------------------------------27
3.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng--------------------------------------------------------27
3.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng..........................................................................27
3.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng............................................................................28
3.1.3. Rủi ro của tín dụng ngân hàng..........................................................................30
3.1.4. Chất Lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.............................................30
3.2. Các tiêu đánh giá về chất lương tín dụng Ngân hàng----------------------------------32
3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng.................................................................................32
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính....................................................................................37
3.3. Tổng quan các nghiên cứu trước----------------------------------------------------------40
3.3.1. Nghiên cứu trong nước.....................................................................................40
3.3.2. Nghiên cứu ngoài nước.....................................................................................41
CHƯƠNG 4----------------------------------------------------------------------------------------- 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH VĨNH LONG---------------------------------------------------2
4.1. Hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long.----------------------2
4.1.1. Thực trạng về hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Agribank –chi nhánh
tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 - 2019.---------------------------------------------------------2

1



4.1.2. Đánh giá về nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Agribank Chi
nhánh Tỉnh Vĩnh Long.------------------------------------------------------------------------- 63
4.2. Các nhân tố tác động đến chất lượng tín lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
----------------------------------------------------------------------------------------------------- 80
4.2.1. Các nhân tố khách quan:----------------------------------------------------------------80
4.2.1.1.Môi trường kinh tế xã hội--------------------------------------------------------------80
4.2.1.2.Môi trường pháp lý--------------------------------------------------------------------- 81
4.2.2. Các nhân tố chủ quan:-------------------------------------------------------------------81
4.3. Công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với NH Agribank – CN tỉnh Vĩnh Long
thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng---------------------------------------------------85
4.3.1. Chỉ tiêu định lượng...........................................................................................86
4.3.2. Chỉ tiêu định tính..............................................................................................90
4.3. Bài học kinh nghiệm trong cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân
hàng thương mại tại Việt Nam.-----------------------------------------------------------------92
4.3.1. Kinh nghiệm của NHTM Vietinbank................................................................92
4.3.2. Kinh nghiệm của NHTM BIDV Việt Nam........................................................92
4.3.3. Kinh nghiệm của NHTM Vietcombank............................................................93
4.3.4. Kinh nghiệm của NHTM SHB..........................................................................93
4.3.5. Bài học kinh nghiệm cho NH Agribank tỉnh Vĩnh Long...................................93
CHƯƠNG 5---------------------------------------------------------------------------------------- 95
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH TỈNH VĨNH LONG------------------------------------------------------------------95
5.1. Định hướng và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long.----------------95
5.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank - CN tỉnh Vĩnh Long
.................................................................................................................................... 95
5.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của Agribank Vĩnh Long..................95

5.2. Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long.------------------------------------------97
5.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và đánh giá phương án kinh doanh....97
1


5.2.2 Tăng cường công tác đánh giá và phân loại khách hàng..................................102
5.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...............................................................104
5.2.4 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ..............................................107
5.2.5 Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ xấu..................................................107
5.2.6 Sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt...............................................................108
5.2.7 Đa dạng hóa khách hàng vay vốn, sản phẩm cho vay......................................108
5.2.8 Chính sách bảo đảm tiền vay phù hợp..............................................................110
5.2.9 Đẩy mạnh hoạt động marketing và hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng............111
5.3. Một số kiến nghị-------------------------------------------------------------------------- 112
5.3.1. Đối với AGRIBANK.......................................................................................112
5.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.........................................................112
5.3.3. Đối với Nhà nước............................................................................................114
PHẦN KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------------- 117

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt


Diễn giải

1

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam

2

ATM

Automated Teller Machine

4

NH

Ngân hàng

5

NHTM

Ngân hàng thương mại

6

NHTMCP


Ngân hàng thương mại cổ phẩn

8

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

9

RRTD

Rủi ro tín dụng

10

KH

Khách hàng

11

KHCN

Khách hàng cá nhân

12

KHDN


Khách hàng doanh nghiệp

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

1


Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức của Agribank -Chi nhánh Vĩnh Long
Hình 4.1: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2016 - 2019 tổng dư nợ theo kỳ hạn nợ
Hình 4.2: Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế
Hình 4.3. Doanh số cho vay Agribank - CN Vĩnh Long (2017-2019)
Hình 4.4. Dư nợ tín dụng của Agribank - CN Vĩnh Long (2017-2019)
Hình 4.5. Nợ xấu theo ngành nghề của Agribank - CN Vĩnh Long năm 2019
Hình 4.6. Doanh số cho vay phân theo mức độ tín nhiệm của Agribank - CN Vĩnh Long
(2017-2019)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
1


Bảng 3.1: Tỷ lệ trích lập dự phịng cho từng nhóm nợ theo Thơng tư 02
Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh
Bảng 4.2. Doanh số thu nợ Agribank - CN Vĩnh Long (2017 - 2019)
Bảng 4.3. Vòng quay vốn tín dụng Agribank - CN Vĩnh Long (2017 - 2019)
Bảng 4.4. Hệ số thu nợ Agribank - CN Vĩnh Long (2017 - 2019)
Bảng 4.5. Phân loại nợ theo nhóm tại Agribank - CN Vĩnh Long (2017 - 2019)
Hình 4.5. Nợ xấu theo ngành nghề của Agribank - CN Vĩnh Long năm 2019

Bảng 4.6. Dự phịng trích lập của Agribank - CN Vĩnh Long (2017 - 2019)
Bảng 4.7. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Agribank - CN Vĩnh Long giai đoạn 2017 2019
Báng 4.8 : Phân loại nợ theo nhóm nợ tại Agribank - CN Vĩnh Long
Bảng 4.9: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ giai đoạn 2017-2019 của
Agribank - CN Vĩnh Long
Bảng 4.9. Kết quả lấy ý kiến khách hàng năm 2018 của Agribank - CN Vĩnh Long

1


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu ““Nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long”. Trong đó, luận
văn đã nghiên cứu tổng quan lý thuyết về tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng của
ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng
cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Tiếp đến, tác giả đánh giá thực trạng chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh
Long thông qua những cơ sở pháp lý chi nhánh áp dụng, phân tích số liệu về dư nợ cho
vay giai đoạn 2017, 2018, 2019. Các số liệu được xử lý và phân tích theo các tiêu chí như:
kỳ hạn của khoản vay, thành phần kinh tế, mục đích vay. Bên cạnh đó, tác giả phân tích
tình hình nợ xấu và hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh. Từ đó tác giả đưa ra những nhận
định về thực trạng, những nguyên nhân, hạn chế chất lượng tín dụng tại Agribank - Chi
nhánh Vĩnh Long. Cuối cùng, tác giả đề cập đến những giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng cho chi nhánh và kiến nghị đối với Agribank - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
SUMMARY
This thesis is done with the aim of finding out "Improving the quality of credit
operations at Bank for Agriculture and Rural Development Branch of Vinh Long
Province". In which, the thesis has studied the theoretical overview of bank credit, the
quality of bank credit, the credit quality assessment criteria and the factors affecting credit
quality improvement for banks. row. Next, the author assesses the current status of credit

quality at the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank) - Vinh
Long Branch through the applied legal basis, analyzing data on outstanding loans for the
period of 2017, 2018, 2019. The data are processed and analyzed according to criteria
such as loan term, economic sector, loan purpose. Besides, the author analyzes the bad
debt situation and the efficiency of the branch's capital use. Since then, the author gives
comments on the current situation, the reasons, and limits the credit quality at Agribank Vinh Long Branch. Finally, the author mentioned solutions to improve credit quality for
branches and recommendations for Agribank - Branch of Vinh Long province.


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là mục tiêu chiến lược kinh doanh của
các Ngân hàng thương mại; chính vì lẻ đó là cở sở quyết định sự tồn tại và phát triển bền
vững của Ngân hàng, nó góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua nhờ thực hiện chính sách đổi mới của Ðảng và Nhà Nước ta,
nền kinh tế nơng nghiệp đã có những bước phát triển: đời sống của nhân dân nơng thơn có
những thay đổi đáng kể, nơng dân có mức sống cao hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
Việc giải quyết vấn đề vốn cho phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thơn là một u
cầu cấp bách mang tính chất xã hội và kinh tế nhất là công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế
mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh
Tỉnh Vĩnh Long là một trong những đơn vị có nhiệm vụ góp phần giải quyết vấn đề này.
Nâng cao chất lượng tín dụng (CLTD) tại ngân hàng đóng vai trị quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Đối với
các ngân hàng, để có thể đánh giá chính xác và đúng đắn về chất lượng tín dụng thì cần
phải có những cơng cụ đánh giá phù hợp. Một trong những công cụ quan trọng mà các
nhà quản trị sử dụng để đánh giá CLTD chính là phân tích. Phân tích CLTD là khâu quan
trọng nhất trong quản trị tín dụng ngân hàng. Nó khơng những giúp cho ngân hàng có
những định hướng đúng đắn mà cịn sử dụng các kết quả phân tích này để có những điều
chỉnh kịp thời, khắc phục những mặt yếu kém, phát huy những mặt mạnh nhằm kiểm sốt

rủi ro tín dụng, nâng cao CLTD, cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng
Từ những thực tiển trên, tác giả luận văn chọn đề tài " Nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Tỉnh Vĩnh Long" là mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Mục tiêu chung để nghiên cứu đề tài này là: Phân tích thực trạng nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long.


Nghiên cứu những kinh nghiệm và hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng
thương mại trong nước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long trong
giai đoạn 2017 - 2019
- Xác định các nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long.
- Bên cạnh đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt tồn tại, hạn
chế trong thời gian qua, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Tỉnh Vĩnh Long.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sơ bộ để xác định thang đo các nhân tố tác động đến chất lượng hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Tỉnh Vĩnh Long phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương,nghiên cứu sơ bộ để xác
định thang đo.
1.3.2. Phương pháp định lượng:
Từ việc tổng hợp các lý thuyết liên quan đến hoạt động tín dụng và sự thỏa mãn

của khách hàng về chất lượng tín dụng, tác giả đề xuất các mơ hình lý thuyết và mơ hình
thay thế để đánh giá tính phù hợp của mơ hình lý thuyết trong vấn đề nghiên cứu. Từ các
khái niệm được mơ tả trong các mơ hình đề xuất này, tác giả tiến hành phỏng vấn nhóm
với các chuyên gia trong ngành để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương. Tiếp đến là thu thập dữ liệu và hoàn thiện thang đo sử dụng cho việc thu
thập dữ liệu để sử dụng trong nghiên cứu.
1.4. Phạm vi giới hạn đề tài.
1.4.1. Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu của đề tài là “ Nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Tỉnh Vĩnh Long”


1.4.2. Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long
1.4.3. Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trên cơ sở các số liệu thu thập qua
khảo sát trong thời gian từ tháng 06/2020 đến tháng 12/2020.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng nói chung, rủi ro trong cho
vay tiêu dùng nói riêng tại NH. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, các nhà lãnh đạo
Agribank – CN Vĩnh Long cũng có tầm nhìn bao quát và nhận biết rõ hơn nguyên nhân
gây ra những rủi ro trong hoạt động tín dụng và những phương án làm hạn chế rủi ro cho
vay tiêu dùng.
1.6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Giới thiệu về đặc điểm kinh tế xã hội và những biểu hiện về chất lượng hoạt
động tín dụng
Chương 3: Hoạt động tín dụng ngân hàng và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển
nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long

Chương 5: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
Nghiệp Và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long


CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Vĩnh Long
2.1.1. Đặc điểm khái quát về kinh tế
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông
Tiền và sơng Hậu; có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu nên tiềm năng phát
triển kinh tế rất lớn. Trong nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây mới hoặc
nâng cấp với nhiều cơng trình hữu ích, góp phần khơng nhỏ trong việc thay đổi diện mạo
cảnh quan và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cư dân tỉnh nhà. Trên con đường
phát triển, để sớm trở thành một tỉnh khá, giàu, thế mạnh đặc trung của Vĩnh Long sẽ
được khai thác một các có hiệu quả, đó là:
- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ
thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả đường bộ, đường thủy và đường hàng
khơng (có quốc lộ 1A, 80; 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậi được nối liền bởi sơng
Mang Thít; gần cảng và sân bay Cần Thơ...), gần thành phố Cần Thơ - Trung tâm phát
triển vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
- Đất có chất lượng cao, độ phì khá lớn, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sông
rạch dày, thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Vĩnh Long hiện
là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt nằm trong
vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát
triển các lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Vĩnh Long là có tiền năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, du lịch lịch
sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại...
- Lao động dồi dào và có trình độ, đặc biệt lao động nơng nghiệp có nhiều kinh
nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn. Có truyền thống và tiềm năng về đào

tạo với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề lớn, cơ
sở vật chất và kỹ thuật tốt. Nhân dân Vĩnh Long có truyền thống cách mạng, ln ln đi
đầu trong đấu tranh chống ngoại xâm trước kia và trong phát triển kinh tế.


2.1.2. Đặc điểm xã hội
Tỉnh nghiêm túc thực hiện trách nhiệm tiếp công dân; tăng cường đối thoại, tiếp dân
tại nơi xảy ra vụ việc, giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân
ngay từ khi mới phát sinh. Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc
phòng, an ninh và trật tự an tồn xã hội; Chính quyền các cấp quan tâm, dành thời gian
thích hợp để chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, không để khiếu nại vượt cấp, đặc
biệt là các khiếu nại, tranh chấp đất đai, địi đất, có biện pháp giải quyết khơng để phát
sinh thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh, trật tự.
Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, theo Phó Thủ tướng
Thường trực, tỉnh cần chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường cơng tác phịng chống
bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, có đối sách với phương thức, thủ đoạn mới
của đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhất là sản xuất hàng cấm, tiền
chất ma túy, kịp thời tổ chức lực lượng kiểm tra, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý. Chủ động
nắm, phân tích, dự báo sát tình hình an ninh, trật tự, kịp thời ban hành các chủ trương,
giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống tội phạm để phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội.
Về ứng phó tình hình dịch Covid-19, triển khai quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; các bộ ngành Trung ương và các kế hoạch, phương án để phịng,
chống dịch viêm đường hơ hấp cấp do CoVid - 19; đảm bảo nhân lực, trang thiết bị và cơ
sở vật chất cho các phương án; thường xuyên, liên tục tuyên truyền về dịch và phòng
chống dịch, nâng cao hơn nữa ý thức, sự hiểu biết của người dân trong phịng, chống dịch
bệnh, khơng gây hoang mang lo lắng cho người dân.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW
ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội
lần thứ XIII của Đảng.

2.2. Các điều kiện tự nhiên, địa lý, dân số của tỉnh Vĩnh Long.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở
trung tâm khu vực ĐBSCL, vị trí giáp giới như sau: Phía Bắc và Đơng Bắc giáp các tỉnh
Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây Bắc Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đơng Nam giáp


với tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần
Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ). Diện tích đất nơng nghiêp
118.918,5ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiêp 33.050,5ha, chiếm 21,74%. Trong đất
nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên;
trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4ha, chiếm
29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2ha, chiếm 0,62%.
Với điều kiện địa hình nầy, trong tương lai khi BĐKH toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến
khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, BĐKH với kịch bản mực nước
biển dâng 1m, qua tính tốn sẽ có các huyện Vũng Liêm, Trà Ơn bị ảnh hưởng do nhiễm
mặn và có khoảng 606 km²(gần 40% diện tích) đất ở khu vực trung tâm tỉnh bị ngập, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, ảnh hưởng
đến cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thơng, các cơng trình xây dựng, nhà cửa,..); ảnh
hưởng đến môi trường sống của người dân và môi trường sinh thái, ĐDSH của địa
phương.
Thời tiết - khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng,
ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
2.2.2. Dân số - lao động.
Dân số trung bình tồn tỉnh năm 2018 là 1.040.500 người (nam 513.400, nữ
527.600; thành thị 173.720, nông thôn 866.780, chiếm 6,8% dân số vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và 1,4% dân số cả nước. Mật độ dân số 684 người/km²; thành phố Vĩnh Long
có mật độ dân số cao nhất với 2.934 người /km²; thấp nhất là huyện Trà Ôn với509

người/km². Người Kinh chiếm khoảng 97,3%, các dân tộc khác chiếm 2,7% (người
Khmer 21.820 người, chiếm gần 2,1%, người Hoa 4.879 người và các dân tộc khác 216
người). Người Kinh phân bố đều ở các nơi; người Khmer sống tập trung ở 48 ấp, 10 xã và
01 thị trấn thuộc 04 huyện Trà Ơn, Tam Bình, thị xã Bình Minh, Vũng Liêm; người Hoa
tập trung ở thành phố Vĩnh Long và các thị trấn.
Lao động từ 15 tuổi trở lên 630.195 người (nam 338.081, nữ 292.024; thành thị
87.514, nông thôn 542.940). Lao động từ 15 tuổi đang làm việc 613.045 người (thành thị


89.902 lao động, nông thôn 523.143 lao động); nhà nước 30.983 người (5,05%), ngoài
nhà nước 566.020 người (92,33%), khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 16.042 người
(2,62%).
2.2.3. Tài ngun thiên nhiên
Tài nguyên đất của tỉnh chủ yếu là phù sa mới sơng MêKơng nhưng do đặc điểm của
q trình hình thành và phát triển được phân loại như sau:
Đất xáo trộn (đất vượt liếp, đất xáng thổi): có diện tích 56.528 ha (chiếm 38,25%
diện tích đất tự nhiên). Qua so sánh, Vĩnh Long có nguồn đất xáo trộn thứ 2 so với các
tỉnh ở ĐBSCL, đây là loại đất líp bao gồm đất vườn thổ cư, khu dân cư đô thị, đất trồng
cây lâu năm và cây ăn trái.
2.3. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.3.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thành lập
vào ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam , đến nay
Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát
triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông
dân.
* Sứ mệnh
Agribank là Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ
lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh

tế - xã hội ở Việt Nam.
* Tầm nhìn
Agribank phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại, “tăng trưởng - an toàn - hiệu
quả - bền vững”, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn và nơng dân; đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
* Giá trị cốt lõi
“Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.
* Triết lý kinh doanh
“Mang phồn thịnh đến khách hàng” (Bring Prosperity to Customers).


* Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ,
viên chức Agribank nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ, hướng đến phát triển, hoàn
thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt
nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và
Ngân hàng. Agribank cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công
trong sản xuất, kinh doanh .
Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam,
Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,
đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất
nước. Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và
ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại
hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.
2.3.2. Agribank chi nhánh Vĩnh Long
2.3.2.1. Q trình hình thành phát triển
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Vĩnh Long (Agribank chi
nhánh Tỉnh Vĩnh Long) là chi nhánh loại I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Thực hiện theo định hướng của Agribank, về mở rộng mạng lưới hoạt động ở
những nơi có mơi trường kinh doanh, trước hết ưu tiên các cụm kinh tế và vùng dân cư

tập trung. Thời gian qua Agribank chi nhánh Vĩnh Long đặc biệt quan tâm đến việc mở
rộng mạng lưới ngân hàng liên xã tại các vùng sâu, vùng xa, từng bước củng cố, nâng cao
chất lượng hoạt động của chi nhánh ngân hàng loại 3; nhằm đầu tư phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
2.3.2.2. Cơ cấu tổ chức
Agribank chi nhánh Vĩnh Long là Chi nhánh loại I trực thuộc NHNo&PTNT Việt
Nam. Trụ sở đặt tại số 28 đường Hưng Đạo Vương, phường I, thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long.
Mạng lưới hiện nay của chi nhánh gồm 34 điểm giao dịch, trong đó gồm Hội Sở Tỉnh,
09 chi nhánh loại II và 24 phòng giao dịch.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay quy mô và chất lượng kinh doanh của


chi nhánh ngày càng nâng lên; Vốn huy động và dư nợ của chi nhánh chiếm 30% thị phần
trên địa bàn, được đánh giá là ngân hàng có sức mạnh chi phối trên địa bàn, là thương hiệu có
uy tín trong lĩnh vực ngân hàng.
* Tổng lao động trong định biên đến 31/12/2019 là 355 người,
Trong đó:
- Nam: 170; Nữ: 185;
- Thạc sỹ: 28 chiếm 7,89%;
- Đại học: 301 chiếm 84,79%;
- Trình độ cao đẳng, trung cấp: 13 chiếm 3,66%;
- Sơ cấp và chưa qua đào tạo: 13 chiếm 3,66%;
- Tuổi đời bình qn: 41 tuổi.
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức của Agribank -Chi nhánh Vĩnh Long
Giám đốc

Phó giám
đốc


Phó giám đốc

Phịng
Kiểm
tra
Kiểm
sốt nội
bộ

PhịngT
ổng
hợp

Phịng
Kế tốn
Ngân
quỹ

Phịng
Kế
hoạch
nguồn
vốn

Phó giám đốc

Phịng
Dịch vụ

Marketing


Phịng
khách
hàng
doanh
nghiệp

Các chi nhánh loại II

Các Phòng giao dịch

Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long (2019)

Phịng
khách
hàng
HSX &
CN

Phịng
Điện
Tốn


* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng trong NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Vĩnh
Long
Giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng, đề ra các chiến lược
phát triển kinh doanh và xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị. Là người đại diện cho Ngân
hàng trong mọi giao dịch với ngân hàng cấp trên cũng như các quan hệ đối ngoại. Có thể
nói, giám đốc là người quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm

về hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc vắng mặt (theo
ủy quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả khi giám đốc có mặt tại đơn vị. Bàn bạc và
tham gia ý kiến với giám đốc trong công việc, thực hiện các nghiệp vụ và kế hoạch kinh
doanh của Ngân hàng. Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc
thực hiện đúng quy chế đã đề ra (NHNo&PTNT chi nhánh Vĩnh Long, 2019).
Phòng kế hoạch, kinh doanh:Trực tiếp quản lý, cân đối nguồn vốn đảm bảo cơ cấu
về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham
mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược
khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn…
Đầu mối tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài
hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Đầu mối quản lý thông tin (thu thập,
tổng hợp quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch,
thơng tin kinh tế, thơng tin phịng ngừa quản lý nợ xấu, thông tin về nguồn vốn và huy
động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong
lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi
ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn). Phịng kế tốn - ngân quỹ: Trực tiếp
hạch tốn kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà
nước, NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn kế
hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các phòng. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu
về kế toán, hạch toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Phịng Tổng Hợp: Xây dưng chương trình cơng tác hàng tháng, quý của chi nhánh
và có trách nhiệm thường xun đơn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc
chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và phát triển các chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.


Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc chi nhánh Ngân hàng. Tư vấn pháp chế trong
việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân
sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của
chi nhánh, thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.

Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương. Lưu trữ các văn bản pháp luật có
liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp; phân tích đánh
giá văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp.
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi cơng tác, học tập
trong và ngồi nước theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên
được quy hoạch, đào tạo. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của
Nhà nước, Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân
hàng Nông nghiệp. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối
với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng.
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng giao dịch: Phòng giao dịch là đơn vị trực thuộc
NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Long là đơn vị khơng có bảng cân đối riêng, chịu sự quản lý toàn
diện và trực tiếp của giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Long thực hiện nhiệm vụ huy động
vốn, nghiên cứu tìm hiểu giới thiệu khách hàng, nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn, giải ngân,
thu nợ, thu lãi theo các hợp đồng tín dụng được giám đốc uỷ quyền hoặc trực tiếp phê duyệt
(NHNo&PTNT chi nhánh Vĩnh Long, 2019).
Phòng giao dịch có trụ sở giao dịch, có con dấu để sử dụng trong giao dịch, có bảng
hiệu, có quy trình nghiệp vụ cụ thể hoạt động theo quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam ban
hành. Điều hành phòng giao dịch là trưởng phịng, giúp việc trưởng phịng có phó trưởng
phịng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thởng, kỷ luật trưởng, phó phịng giao dịch do giám
đốc quyết định.
2.3.2.3 Vai trị và chức năng hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Vĩnh
Long
- Huy động Vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín
dụng khác trong và ngồi nước dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ


hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi,
trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong

nước, ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Các hình thức huy động vốn
khác theo quy định của Ngân hàng Nơng nghiệp. Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn, trung hạn và dài hạn cùng các loại cho vay khác theo quy định của
ngân hàng Nông nghiệp như: kinh doanh ngoại hối, huy động vốn và cho vay mua, bán
ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái triết khấu bộ chứng từ và các dịch
vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, ngân hàng Nhà
nước và của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng
bạc, tiền tệ, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, triết khấu
thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ
chức tài chính, chứng khốn, bảo hiểm.... và các dịch vụ khác được Nhà nước và Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam cho phép.
+ Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy
định của Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện dịch vụ cầm đồ, thực hiện đồng tài trợ,
đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ
thương mại khác. Bảo lãnh vay, bảo lanh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng, bảo lãnh hồn thanh tốn, bảo lạnh đối ứng
và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước, kinh
doanh vàng bạc theo quy định của ngân hàng nơng nghiệp Việt Nam.
2.3.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Vĩnh
Long
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
ĐVT: Nghìn tỷ đồng
STT

Nội dung


Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


1
2
3

Doanh thu
Thu tín dụng
Thu ngồi tín dụng
Chi phí
Lợi nhuận

98.5
92
2.9
54
30.6

101.6
98
3.6
68
33,6


114.5
109
5.5
81,5
32,9

130.8
123.8
7
93,9
36,8

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long các năm 2016 - 2019)

Qua bảng thống kê trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh tăng dần theo
các năm, nhưng dựa chủ yếu là từ tín dụng, điều này cho thấy nếu tình hình thị trường tín
dụng không tốt sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
2.4. Những biểu hiện về chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long
Ngân hàng Agribank – CN Vĩnh Long là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các
doanh nghiệp Nhà nước hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Agribank – CN Vĩnh Long
đã từng bước chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng ngân hàng đa năng cho cả khối khách
hàng thể nhân và cá nhân, vừa cho vay bán buôn vừa mở rộng bán lẻ.
Giai đoạn 2017-2019, chất lượng tín dụng cá nhân và cho vay các DNNQD có xu
hướng tăng. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong dư nợ tín dụng là các DNNQD. Trung bình
chiếm trên 77% trong tổng dư nợ. Năm 2018, dư nợ tín dụng tăng 1.150 nghìn tỷ đồng,
tăng 36,39% so với năm 2017, đạt 4310 tỉ đồng. Đến năm 2019, dư nợ tín dụng cũng tiếp
tục tăng nhưng có xu hướng chậm lại (tăng 1.002 tỉ đồng) tăng 23,25% so với năm 2018.
Nguyên nhân do xu hướng cổ phần hóa của DNNN ngày càng tăng làm cho số lượng

DNNQD cũng tăng. Tỉ trọng dư nợ tín dụng của các DNNQD tăng qua các năm và đi
cùng là xu hướng giảm dần về dư nợ của các DNNN. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay cá
nhân tăng trưởng đều qua các năm. Điều này cho thấy bên cạnh các DNNQD thì khách
hàng chủ yếu của ngân hàng Agribank – CN Vĩnh Long là khách hàng cá nhân, đây là lợi
thế của Agribank – CN Vĩnh Long trong việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư vốn ở nhiều
ngành sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
đồng thời, ngân hàng sử dụng được nguồn vốn rẻ với lượng vốn lớn từ việc các khách
hàng lớn mở tài khoản tiền gửi Việt Nam Đồng và ngoại tệ trong thanh toán để phục vụ
hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, chất lượng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào khả năng trả nợ
của khách hàng. để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng Agribank – CN Vĩnh Long


đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho cả khách hàng pháp nhân và thể nhân, nhằm
quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phù hợp với thơng lệ quốc tế.
Kết quả đạt được
- Hoạt động tín dụng ln tăng trưởng trong phạm vi kiểm sốt, chủ động linh hoạt
và kịp thời theo những chỉ đạo của hội sở chính về cơng tác tín dụng.
- Quy mơ và tốc độ tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng kinh tế và năng lực quản
lý, kiểm soát của Chi nhánh.
- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kính tế khá hợp lý, phù hợp với những chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
- Agribank – CN Vĩnh Long luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại, để hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong cơng tác quản trị điều hành, quản lý
nghiệp vụ, phát triển các sản phẩm, gia tăng tiện ích nhằm đáp ứng yêu cầu của khách
hàng; đồng thời giúp ngân hàng tăng cường kiểm sốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí,
rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ.
Những hạn chế
- Những số liệu nêu trên chưa phải số liệu thực hoàn toàn của Chi nhánh. Đây chỉ là
những số liệu trên giấy tờ nhằm làm sạch sổ sách của Ngân hàng. Những số liệu này hoàn

toàn khác so với những số liệu của các bên thanh tra, kiểm tốn…. Vì vậy, chất lượng tín
dụng của Chi nhánh khơng được cao như trên giấy tờ sổ sách.
- Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo phần lớn là đảm bảo bằng tài sản hình
thành trong tương lai do đặc điểm của Ngân hàng đầu tư cho vay là các dự án bất động
sản, máy móc thiết bị. Vì vậy rủi ro về pháp lý và kinh tế với tài sản đảm bảo tương đối
cao.
- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Hoạt động tín dụng của Agribank – CN
Vĩnh Long chưa đa dạng khách hàng, tập trung chủ yếu vào DNNQD. Việc này sẽ dẫn
đến tập trung quá nhiều rủi ro vào một nhóm khách sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng chưa
cao. Bên cạnh đó, sản phẩm tín dụng cung cấp chủ yếu vẫn là hoạt động cho vay truyền
thống. điều đó cho thấy sản phẩm tín dụng chưa thật sự phù hợp với tiềm năng của
Agribank – CN Vĩnh Long, đã làm giảm khả năng cạnh tranh trong tương lai của
Agribank.


- Cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn tương đối cao (hơn 50%) trong khi nguồn vốn
huy động chủ yếu là ngắn hạn. Thời gian vay càng lâu, rủi ro càng cao và sẽ dẫn đến chất
lượng tín dụng giảm.
- Mặc dù Chi nhánh đã có hệ thống chấm điểm cho tài sản đảm bảo nhưng chất
lượng hệ thống cịn thấp, chưa cập nhật và chưa chính xác. Vì vậy, thời gian định giá tài
sản đảm bảo kéo dài và tốn kém chi phí cho việc định giá. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cho phép các NH tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản
thế chấp, cầm cố của khách hàng, do đó việc thẩm định giá trị các tài sản bảo đảm theo
giá trị thị trường là một vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó, ngân hàng chỉ tiến hành định giá
lại tài sản khi chưa phát hiện các khoản vay có vấn đề để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản
mà chưa quan tâm đến việc định giá lại tài sản thế chấp, cầm cố theo định kỳ làm xuất
hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân
hàng không thu hồi đủ nợ và lãi vay từ khách hàng.

CHƯƠNG 3

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng
3.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Theo luật các tổ chức tín dụng quy định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tín
dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có


liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy
định khác của pháp luật”.
Trong các ngân hàng thương mại tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất,
phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng
giữa một bên là Ngân hàng, còn bên kia là các pháp nhân và thể nhân khác trong nền kinh
tế theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hồn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc
thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, cịn việc hồn trả được lãi vay trong tín
dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 tại khoản 14 điều 4 quy định “Cấp tín
dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với
ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Như vậy, tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hố, là hình thức vận động của vốn
cho vay, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng đối với
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là một sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng
giá trị hay hiện vật theo những điều kiện cam kết mà hai bên đã thoả thuận, trên ngun
tắc có hồn trả cả vốn và lãi.
Tín dụng ngân hàng có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế, thúc đẩy q trình tích tụ, tập trung vốn và phân bổ lại nguồn lực đầu tư của xã hội vào
các lĩnh vực của nền kinh tế một cách có hiệu quả. Đối với hầu hết các ngân hàng thương
mại ở Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, chứa đựng nhiều rủi ro
nhất nhưng đồng thời cũng chính là hoạt động sinh lợi nhiều nhất trong cơ cấu lợi nhuận.

Để đảm bảo tính an tồn và khả năng sinh lời hoạt động tín dụng phải tuân theo
3.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào mục đích tín dụng
- Tín dụng bất động sản: là hình thức tín dụng cấp vốn cho thị trường bất động sản.
- Tín dụng cơng nghiệp và thương mại: là loại tín dụng cấp vốn cho các doanh
nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công
nghiệp và thương mại.


- Tín dụng nơng nghiệp: là loại tín dụng cấp vốn cho các doanh nghiệp và các chủ
thể kinh tế khác tiến hành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nơng nghiệp.
- Cho vay các định chế tài chính: là hình thức cấp tín dụng cho các đối tượng là các
định chế tài chính nhằm phục vụ nhu cầu vốn.
- Cho vay cá nhân: là hình thức cấp tín dụng cho các đối tượng là cá nhân nhằm
phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh nhỏ.
Căn cứ vào thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: có thời gian vay từ 12 tháng trở xuống. Hình thức vay này chủ
yếu tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của chủ thể vay vốn.
- Cho vay trung hạn: có thời gian vay từ 1 năm đến 5 năm, được sử dụng khi chủ
thể vay vốn có nhu cầu vay để mua sắm TSCĐ, cải tiến đổi mới quy trình cơng nghệ, mở
rộng quy mô sản xuất, xây dựng các dự án có quy mơ nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn: có thời gian vay vốn trên 5 năm, chủ yếu cấp vốn cho xây dựng
cơ bản, đầu tư xây dựng xí nghiệp mới, các cơng trình thuộc cơ sở hạ tầng, đầu tư cải tiến
mở rộng sản xuất với quy mô lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Cho vay không bảo đảm: là loại tín dụng khơng có tài sản cầm cố, thế chấp, hoặc
khơng có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng. Hình thức này áp dụng với các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng
làm ăn thường xun có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ dây
dưa, hoặc là món vay có giá trị tương đối nhỏ so với vốn của người vay.

- Cho vay có bảo đảm: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như đảm bảo
bằng uy tín người thứ ba, đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản. Tài sản đảm bảo cho
phép ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ
thứ nhất khơng có hoặc khơng đủ.
Căn cứ vào phương pháp hồn trả
- Tín dụng trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng
trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường áp
dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền.
Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hố mua trả góp.


×