Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Thái Bình. (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.94 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đơng Á – CN Thái Bình.

.....

Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp
:
Khoá
:

TS. Trịnh Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Hương Giang
TC23A
23

HÀ NỘI -2008

0


LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP ĐÔNG Á
– CN THÁI BÌNH ( Sau đây gọi chung là Ngân Hàng)
I. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng


1. Cơ cấu tổ chức
1.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.1.2 Chức năng cuả từng bộ phận
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của NH
1.3 Nguồn lực kinh doanh của NH
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐƠNG Á – CN
THÁI BÌNH
I.Thực trạng hoạt động tín dụng của NHTMCP Đơng Á – CN Thái Bình.
1.1. Hoạt động cho vay ngắn hạn
1.2 Hoạt động cho vay trung hạn
1.3 Hoạt động cho vay dài hạn
II.Thuận lợi và khó khăn của hoạt động tín dụng tại NH
2.1 Thuận lợi
2.2 Khó khăn
III. Đánh giá hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đơng Á – CN Thái Bình.
3.1 Những thành tựu đạt được
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NHTMCP ĐƠNG Á – CN THÁI BÌNH
I. Định hướng phát triển của NH
II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đơng Á
- CN Thái Bình.
2.1 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

1


2.2 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
2.3 Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ

2.4 Đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ thông tin
2.5 Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn
2.6

Một số kiến nghị với NHTM CP Đông Á

III. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


LỜI MỞ ĐẦU

Trong 50 năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một trung tâm tài chính lớn, hệ thống ngân hàng đã
phát huy tích cực trong việc tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để dầu tư trở lại cho
nền kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước.
Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu
tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Với tư cách là một ngành dịch vụ đẳng cấp cao
và đứng ở hàng tiên phong trong cơ chế hội nhập, hệ thống Ngân hàng cũng đã xây dựng kế
hoặch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong kế hoặch hội nhập này, hệ thống Ngân hàng
xác định kiểm tra và hoàn thiện lại hành trang để bước vào kỷ ngun mới, trong đó chất lượng
tín dụng là thước đo phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng đối với mơi trường bên ngồi,
tiềm lực cạnh tranh của ngân hàng để tồn tại và phát triển. Nhận biết được vai trị này của chất
lượng tín dụng, trong các văn bản chỉ đạo gần đây của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã
khẳng định “ Yêu cầu các ngân hàng thương mại chấn chỉnh lại chất lượng tín dụng, đẩy mạnh
biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng “
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, sau thời gian thực

tập tại Ngân hàng TMCP Đơng Á – Chi nhánh Thái Bình, em chọn đề tài: “Một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thái Bình – Ngân hàng TMCP
Đông Á”. Đề tài được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu chung về NHTM CP Đông Á – chi nhánh Thái Bình.
Chương 2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTM CP Đơng Á - chi nhánh Thái Bình.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP Đơng Á – chi
nhánh Thái Bình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của
Chi nhánh Thái Bình Ngân hàng TMCP Đơng Á. Từ đó, phát hiện những điểm còn hạn chế,
còn tồn tại về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, tìm hiểu ngun nhân.
Trên cơ sở tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong chất lượng tín dụng
của Chi nhánh, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Đơng Á - Chi nhánh Thái Bình.

3


CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP ĐÔNG Á
CHI NHÁNH THÁI BÌNH
I. Q trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đơng Á – chi nhánh Thái Bình được thành lập tháng 09/2004, từ ý
tưởng của ban lãnh đạo Ngân hàng Đông Á: xây dựng Chi nhánh là đơn vị làm nhiệm vụ trực
tiếp kinh doanh của Hội sở chính, từng bước trở thành đơn vị chủ lực trong hệ thống Ngân
hàng Đông Á về quy mô và doanh số hoạt động.
Hiện nay, chi nhánh có đội ngũ cán bộ gồm 45 người, trong đó 90% là các cán bộ có
trình độ đại học và trên đại học, được bố trí sắp xếp khoa học, tạo động lực thi đua, cạnh tranh
lành mạnh.
Trụ sở giao dịch đặt tại số 06, đường Lê Lợi, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Với
hệ thống phòng giao dịch trực thuộc tại Nam Định. Quý 4 năm 2008 sẽ chuyển trụ sở giao dịch

khang trang, hiện đại tại 257, Lý Thái Tổ, thành phố Thái Bình với tiện nghi hiện đại nhằm
phục vụ khách hàng tốt hơn. Mở thêm 05 phòng giao dịch tại thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam
và các phòng giao dịch trong tỉnh: Tại Thành phố, huyện Tiền Hải, huyện Đơng Hưng, huyện
Quỳnh Phụ, huyện Hưng Hà…
Tình hình hoạt động hiện nay được thể hiện qua một số chỉ tiêu như:
-

Tổng nguồn vốn huy động đến nay đạt gần 500 tỷ đồng.

-

Dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân đến nay đạt trên 100 tỷ đồng.

-

Doanh số thanh toán XNK đạt gần 7 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ trên 5
triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2008.

-

Phát hành mới 8.500 thẻ ATM trong năm 2008 nâng tổng số thẻ phát hành lên trên
17 ngàn thẻ, chi trả lương qua thẻ cho hơn 150 đơn vị, với doanh số chi trả gần 20 tỷ
đồng/tháng.

-

Tổng số máy ATM trên địa bàn tỉnh Thái Bình là 18 máy, phủ khắp các huyện, thành
phố trong tỉnh.

-


Lợi nhuận 7 tháng vượt gần 30% mức kế hoặch được ban TGĐ giao cho cả năm
2008.

4


1. Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Giám đốc

Các phó giám
đốc

Phịng
Tín
dụng

Phịng
Thanh
tốn
quốc
tế

Phịng
dịch
vụ KH
Doanh
nghiệp


Phịng
dịch vụ
KH Cá
nhân

Phịng
thơng
tin
điện
tốn

Phịng
tài
chính Kế tốn

Phịng
kế
hoạch
nguồn
vốn

Phịng
tiền tệ
- Kho
quỹ

Phịng
giao
dịch I


Phịng
thẩm
định QL tín
dụng

Phịng
kiểm
tra nội
bộ

Phịng
tổ chức
hành
chính

5


1.2.Chức năng của từng bộ phận
Phịng tín dụng: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Tiếp thị
tất cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, quản lý hậu giải ngân và đề xuất hạn mức tín
dụng đối với từng khách hàng.
Phịng thanh toán quốc tế: Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã
được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh
tốn xuất nhập khẩu cho khách hàng.
Phịng tiền tệ kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu chi tiền mặt, quản lý
vàng bạc, kim loại, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện
xuất nhập tiền mặt để bảo đảm thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền
tệ, kho quỹ cho khách hàng.

Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối
với khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức khác.
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với
khách hàng là cá nhân.
Phòng kế hoặch - nguồn vốn: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân
tích mơi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính
sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi xuất, chính sách huy động vốn. Tổ chức
quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối và các quan hệ vốn của chi nhánh.
Phòng thẩm định - quản lý tín dụng: có nhiệm vụ thẩm định các dự án cho vay, bảo
lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín
dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn.
Phịng tài chính - Kế tốn: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra cơng tác hạch
tốn kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc, hậu kiểm các
chứng từ thanh tốn của các phịng tại chi nhánh, lập phân tích các báo cáo tài chính, kế tốn.
Phịng điện toán: quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo
quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại Chi nhánh, đảm bảo an
tồn thơng suốt mọi hoạt động của Chi nhánh.
Phịng Kiểm tra - Kiểm tốn nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại
Chi nhánh, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
các hành vi vi phạm pháp luật trong Chi nhánh.

6


Phòng Giao dịch: Mở tài khoản cho khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách hàng về
tài khoản, thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng.
Thực hiện cho vay, phát hành bảo lãnh trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc, thực hiện thu
theo quy định, thực hiện các giao dịch thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với các khách
hàng…
Phịng tổ chức hành chính: Hướng dẫn cán bộ thực hiện các chính sách của pháp luật về trách

nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Lập kế hoặch tuyển dụng nhân sự theo
yêu cầu hoạt động của Chi nhánh, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoặch đào tạo của Chi
nhánh, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khố đào tạo theo quy định.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh.
Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Thái Bình có những chức năng và nhiệm vụ:
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, bảo lãnh cho khách hàng theo chế
độ tín dụng hiện hành, bảo đảm tính an tồn và hiệu quả của đồng vốn.
Tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định
Thực hiện việc huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp từ khách hàng như tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Lập kế hoặch kinh doanh và tham gia xây dựng kế hoặch kinh doanh.
Thực hiện các báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động tín
dụng, bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Đơng Á – chi nhánh Thái Bình và Giám đốc.
Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng
của khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới.
Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách
tín dụng, chính sách lãi suất của Chi nhánh.
Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo quy định.
Thu chi, kiểm, đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ,
vàng bạc, đá quý,in ấn giấy tờ có giá.
1.2

Nguồn lực kinh doanh của Ngân hàng

Uy tín: là nguồn lực quý giá của NHTMCP Đơng Á – chi nhánh Thái Bình, đặc biệt là
trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên không phải Ngân hàng nào cũng có uy tín mà nó được
gây dựng lâu dài trong quá trình hoạt động. Khách hàng bao giờ cũng tìm những Ngân hàng có

7



uy tín cao để vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm mục đích kịp
thời và đáp ứng đủ nhu cầu về vốn vay. Uy tín khơng chỉ ảnh hưởng đến q trình hoạt động
tín dụng mà nó cịn ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của Ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu: của Ngân hàng khơng những quyết định đến lịng tin của khách hàng
đối với Ngân hàng mà ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của Ngân hàng. Ở mỗi quốc gia đều
có quy định về lượng vốn tối đa mà một Ngân hàng thương mại có thể cho vay dựa trên vốn
chủ sở hữu của nó. Vì vậy, một ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì số vốn tố đa
được phép cho vay càng cao. Vốn chủ sở hữu thể hiện năng lực tài chính và tác động đến uy tín
của Ngân hàng…

1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng quý 2 năm 2008 của CN Thái Bình như sau:
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại CN Thái Bình
Đơn vị: Triệu đồng

STT
1

2

3

Chỉ tiêu

Đvt Tháng 04 Tháng 05

Tháng 06

Tổng thu nhập


trđ

3,511.0

3,704.0

4,097.0

Thu lãi cho vay
Thu lãi tiền gửi
Thu khác từ hoạt động tín dụng
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
Thu từ nghiệp vụ thanh toán
Lãi từ kinh doanh ngoại hối

trđ
trđ
trđ
trđ
trđ
trđ

711.4
11.4
2,644.8
95.6
30.7
17.1

911.2

0.0
2,743.2
0.1
49.5
0.0

1,029.0
0.0
3,030.0
0.0
38.0
0.0

Tổng chi phí

trđ

2,944.6

2,926.1

3,444.8

Chi trả lãi tiền gửi
Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá
Chi về dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ
Chi phí cho nhân viên
Chi hoạt động quản lý và công cụ
Chi khấu hao TSCĐ
Chi khác về tài sản


trđ
trđ
trđ
trđ
trđ
trđ
trđ

2,484.0
72.3
7.5
149.0
116.1
26.7
89.0

2,413.3
97.5
0.8
174.1
68.7
27.3
144.4

2,918.0
102.0
38.0
144.5
57.1

27.4
61.3

Lợi nhuận trước thuế (3=1-2)

trđ

566.4

777.8

652.2

(Nguồn : Phịng kinh doanh Ngân hàng TMCP Đơng Á – CN Thái Bình)

8


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐƠNG Á
CN THÁI BÌNH.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CN THÁI BÌNH – NGÂN
HÀNG TMCP ĐƠNG Á
Hoạt động cho vay của CN Thái Bình được phân theo thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung và dài hạn
Hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của CN Thái Bình đã đạt được một
số kết quả nhất định và có sự tăng giảm qua các tháng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Mỗi thời hạn cho vay đều có thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng cá nhân, tổ

chức vay vốn ngắn hạn hay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản
xuất kinh doanh.
Bảng 2.1. Hoạt động cho vay phân theo thời hạn tại CN Thái Bình
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

1. Tiền gửi của TCKT

2.771.700

3.705.456

4.658.874

2. Tiền gửi dân cư

5.165.807

3.317.088

3.048.831

Tiền gửi tiết kiệm

2.404.572


2.208.801

2.168.426

Kỳ phiếu

1.688.811

461.017

230.878

Trái phiếu

1.072.424

647.270

649.527

470.793

85.906

113.084

Chỉ tỉêu

3. Huy động khác


(Nguồn : Phịng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đông Á)
2.1.1. Hoạt động cho vay ngắn hạn

Số dư cho vay ngắn hạn tăng đều qua các tháng. Năm 2007 đạt 4.658.874 triệu
đồng, tăng 25.7% so với năm 2006(tăng 953.418 triệu đồng); tăng 68.1% so với năm
2005 (tăng 1.887.174 triệu đồng). Trong đó, tiền gửi khơng kỳ hạn năm 2007 đạt
1.096.128 triệu đồng, tăng 7.5% so với năm 2005 (tăng 76.150 triệu đồng) và tăng
9


nhanh so với năm 2004. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng mạnh qua các năm,
năm 2007đạt 3.562.746 triệu đồng, tăng 32.7% so với năm 2006 (tăng 877.286 triệu
đồng) và tăng 60.8% so với năm 2005 (tăng 1.347.456 triệu đồng).
Bảng 2.2. Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Tiền gửi không kỳ hạn

556.410

1.019.978

1.096.128


Tiền gửi có kỳ hạn

2.215.290

2.685.478

3.562.746

Tổng cộng

2.771.700

3.705.456

4.658.874

(Nguồn : Phịng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đơng Á)
Biểu đồ 2.1.Cơ cấu huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế ( triệu đồng)
5000000
4500000
4000000
3500000
3000000

Khong ky han

2500000

Co ky han


2000000
1500000
1000000
500000
0
2005

2006

2007

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, dư nợ cho vay ngắn hạn gia tăng
là sự nỗ lực liên tục của CN Thái Bình – Ngân hàng Đơng Á trong việc khơng ngừng
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể kể đến các chính sách như:
Khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng: Theo
Quyết định số 160/ĐH – NH2 ngày 18/04/1994 về việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Đông Á đã triển khai thực hiện quyết định này tới tất cả các chi

10


nhánh. CN Thái Bình được chọn làm đơn vị thí điểm thực hiện mở tài khoản cá nhân cho cán bộ cơng
nhân viên. Đến nay, các cơng ty có quan hệ với Ngân hàng cũng thực hiện việc thanh toán lương qua
tài khoản. Số tài khoản này ngày càng phát triển về mặt số lượng, giúp Ngân hàng có được một nguồn
vốn giá rẻ. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới tài khoản cá nhân CN Thái Bình cịn đưa vào sử dụng hệ
thống rút tiền tự động ATM, giúp giảm bớt được nhiều thủ tục cho các chủ tài khoản và thúc đầy số
lượng tài khoản cá nhân tại Sở. Để mọi người hiểu được các nội dung, thủ tục mở tài khoản, sử dụng
séc cá nhân và lợi ích của chúng, CN Thái Bình đã tăng cường cơng tác quảng cáo. tuyên truyền qua

các thông tin đại chúng như sách báo. đài phát thanh, truyền hình. Cơng tác hiện đại hoá Ngân hàng
được chú trọng để giúp cho q trình chu chuyển vốn được nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.
Khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại CN Thái Bình: Loại tài khoản này có
đặc điểm là số dư khơng ổn định, nhưng lại có lợi thế trong tổng nguồn vay vốn huy động. Ngân hàng
có thể giảm được lãi suất đầu vào, trong khi vẫn huy động được một lượng vốn lớn. CN Thái Bình đã
áp dụng các chính sách khách hàng đúng đắn để khuyến khích họ thường xuyên gửi tiển nhàn rỗi vào
tài khoản tiền gửi thanh toán: ưu tiên cho các doanh nghiệp có số dư tiền gửi cao và thưòng xuyên ổn
định được giảm lãi suất tiền vay, hoặc được hưởng ưu đãi trong khâu dịch vụ thanh toán như chuyển
được một khối lượng tiền lớn đi tỉnh khác được trừ phần trăm chi phí … Mặt khác, CN Thái Bình cịn
chấn chỉnh thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Với
phương châm “hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của chúng tơi”, CN Thái
Bình ln khơng ngừng hồn thiện để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng. Vì
vậy, Sở đã tiếp cận được với nhiều tổ chức kinh tế lớn như Quỹ Hỗ trợ phát triển (thiết lập quan hệ tiền
gửi từ năm 2005, đến nay đã đạt số dư tiền gửi có kỳ hạn là 1.616 tỷ đồng), Bảo hiểm xã hội (số dư huy
động đạt 1.200 tỷ đồng), Tổng cơng ty dầu khí (số dư huy động đạt 1.227 tỷ đồng), Tổng công ty điện
lực (số dư huy động đạt 440 tỷ đồng), Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia …, đóng góp lớn cho việc
tăng trưởng nền vốn của CN Thái Bình. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức này hiện chiếm 57% trong
tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 2.3. Cơ cấu loại tiền trong tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

1. VNĐ


89.6 %

91.5 %

92.8 %

2. Ngoại tệ

10.4 %

8.5 %

7.2 %

Tổng cộng

2.771.700

3.705.456

4.658.874

(Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đơng Á)
Ta thấy rằng, lượng ngoại tệ trong tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Trong cơ cấu tiền gửi, đồng nội tệ luôn lớn hơn đồng ngoại tệ cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.

11



Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các tổ chức kinh tế này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực đầu tư phát triển nên nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng như doanh thu sử dụng ngoại tệ cịn thấp. Vì
vậy, số ngoại tệ gửi vào Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp.
2.2.2. Huy động từ tiền gửi trong dân cư

Đây là hình thức huy động khá phổ biến nhằm thu hút số tiền nhàn rỗi trong dân
cư. Trong công tác huy động vốn, huy động từ tiền gửi trong dân cư là công cụ truyền
thống và hiện nay, hình thức này vẫn được sử dụng khá phổ biến. Những thành phố lớn
là nơi tập trung đông dân cư và người dân thường có mức thu nhập ổn định. Vì vậy các
Ngân hàng rất chú trọng đến hình thức huy động này.
Trong tổng nguồn vốn, huy động từ dân cư là một nguồn tiền gửi có tính chất ổn định và chiếm
tỷ trọng tương đối lớn.
Biểu đồ 2.2.Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư(triệu đồng)
6000000
5000000
4000000
3000000
2000000
1000000
0
2005

2006

2007

Vốn huy động từ tiền gửi trong dân cư giảm qua các năm. Năm 2007 đạt 3.048.831 triệu đồng,
giảm 8.1% so với năm 2006 (giảm 268.257 triệu đồng) và giảm 40.1% so với năm 2005 (giảm 2.116.976
triệu đồng). Trong đó, tiền gửi tiết kiệm trong dân cư khơng có sự tăng trưởng mà theo chiều hướng
giảm, năm 2007 đạt 2.168.426 triệu đồng, giảm 1.8% so với năm 2006 (giảm 40.375 triệu đồng) và giảm

9.8 % so với năm 2005 (giảm 236.146 triệu đồng).

12


Bảng 2.4. Tình hình huy động tiền gửi trong dân cư

Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Tiền gửi tiết kiệm

2.404.572

2.208.801

2.168.426

Kỳ phiếu

1.688.811

461.017


230.878

Trái phiếu

1.072.424

647.270

649.527

Tổng cộng

5.165.807

3.317.088

3.048.831

(Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đơng Á)

CN Thái Bình là đơn vị đứng đầu trong hệ thống đối với các hoạt động huy động
kỳ phiếu, trái phiếu. Huy động từ kỳ phiếu giảm mạnh qua các năm, năm 2007 đạt
230.878 triệu đồng, giảm 50% so với năm 2006 (giảm 230.139 triệu đồng) và giảm
86.3% so với năm 2005 (giảm 1.457.933 triệu đồng). Huy động từ trái phiếu có sự biến
động, năm 2007 đạt 649.527 triệu đồng, tăng một lượng nhỏ so với năm 2006 (tăng
2.257 triệu đồng) nhưng giảm một lượng lớn so với năm 2005 (giảm 422.897 triệu
đồng).
Mặc dù CN Thái Bình đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao lượng huy động tiền
gửi trong dân cư như mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, triển khai quàng bá các sản
phẩm huy động vốn mới với chính sách lãi suất cạnh tranh và hấp dẫn, phát hành chứng

chỉ tiền gửi, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm dự thưởng kết hợp với khuyến mại …. Tuy
nhiên, nguồn vốn huy động tiền gửi trong dân cư vẫn khơng có sự tăng trưởng. Tỷ trọng
huy động vốn trong dân cư trên tổng số dư huy động tại CN Thái Bình đến năm 2007
đạt 39 % và có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do chỉ
số giá tiêu dùng trong năm 2006 và năm 2007 đạt ở mức cao (năm 2006 đạt 9.5 % và
năm 2007 đạt 18.9 %) khiến người dân có xu hướng giữ lại tiền để đề phòng sự mất giá
của đồng tiền. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày càng tăng cao
cộng với những biến động của thị trường bất động sản, của giá vàng và của lãi suất trên

13


thị trường tiền tệ … Một nguyên nhân khác nữa, đó là ở CN Thái Bình có sự tách chi
nhánh, chuyển giao khách hàng dân cư và quỹ tiết kiệm.
Bảng 2.5. Cơ cấu loại tiền của tiền gửi trong dân cư
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

1. VNĐ

60.4 %

62.2 %


65.3 %

2. Ngoại tệ

39.6 %

37.8 %

34.7%

Tổng cộng

5.165.807

3.317.088

3.048.831

(Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đơng Á)
Tỷ trọng số lượng ngoại tệ từ dân cư trong tổng vốn huy động tương ứng cao hơn tỷ trọng số
lượng ngoại tệ từ tổ chức kinh tế. Vốn huy động bằng VNĐ có xu hướng tăng dần qua các năm và
chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân là do tỷ giá giữa VNĐ với ngoại tệ khơng có sự biến động quá lớn và
trong điều kiện lãi suất như hiện nay, người dân nhận thấy gửi tiền vào ngân hàng bằng VNĐ có lợi
hơn so với gửi bằng ngoại tệ.

2.2.3. Huy động khác
Bảng 2.6. Vay NH nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vay


Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Vay NH nhà nước

792.331

809.343

921.320

Vay TCTD khác

1.680

2.404

6.392

Tổng cộng

794.011

811.747

927.712


(Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đơng Á)
Nhìn chung, vốn vay từ NH nhà nước và các tổ chức tín dụng khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng nguồn vốn và tăng trưởng thấp. Vay từ Ngân hàng nhà nước chủ yếu là vay ngắn hạn để đáp
ứng nhu cầu thanh khoản, còn vay từ các tổ chức tín dụng chủ yếu là vay trung và dài hạn để đáp ứng
nhu cầu cho vay trung và dài hạn của CN Thái Bình.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN
HÀNG TMCP ĐÔNG Á
2.3.1. Những kết quả đạt được

14


Sự tăng trưởng nguồn vốn
Là một chi nhánh hạng đặc biệt của hệ thống Ngân Hàng TMCP Đông Á, CN Thái Bình ln
chủ động được nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Ban Giám đốc và tồn thể cán
bộ Sở đã xác định chính sách nguồn vốn là nhân tố hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của
đơn vị. Nhận thức sâu sắc được vấn đề, với sự nỗ lực và uy tín trong kinh doanh, tốc độ tăng trưởng
của tổng nguồn vốn luôn giữ ở mức cao.

Biểu đồ 2.4. Tăng trưởng nguồn vốn của Ngân Hàng TMCP Đông Á
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000
2000000
0

2001


2002

2003

2004

2005

Đơnvị: Triệu đồng
Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

7.828.329

9.512.447

11.565.286

10.950.980

11.435.350


(Nguồn : Phịng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đơng Á)
Qua biểu đồ, ta có thể nhận thấy trong 5 năm (từ năm 2001 dến năm 2005), tổng nguồn vốn đã
tăng từ 7.828.329 triệu đồng lên 11.435.350 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt khoảng
11%. Cụ thể: năm 2002 tăng 21,51% so với năm 2001, năm 2003 tăng 21.58% so với năm 2002, năm
2004 giảm 5.31% so với năm 2003, năm 2005 tăng 4.4% so với năm 2004. Sở dĩ năm 2004 tổng nguồn
vốn giảm xuống là do CN Thái Bình đã chuyển giao nguồn vốn cho các chi nhánh mới thành lập (chi
nhánh Đông Đô và chi nhánh Quang Trung).

Về huy động vốn
CN Thái Bình đã khơng ngừng điều chỉnh lãi suất, phương thức và các dịch vụ huy động vón.
Nguồn vốn huy động của Sở luôn đáp ứng nhu cầu cho vay và không bị phụ thuộc vào nguồn vốn do
Ngân Hàng TMCP Đông Á điều chuyển.

15


Bảng 2.7. Tình hình huy động vốn của Ngân Hàng TMCP Đông Á
Đơn vị : Triệu đồng
Năm

Nguồn
vốn huy động

Tăng / giảm so với năm trước
Chênh lệch
(số
tuyệt đối)

Chênh lệch


2003

8.408.300

2004

7.108.450

- 1.299.850

-7

2005

7.820.789

712.339

10

(%)

(Nguồn : Phịng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đông Á)

Bảng 2.8. Cơ cầu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2003


Năm 2004

Năm 2005

Tổng nguồn vốn huy động

8.408.300

7.108.450

7.820.789

1. VNĐ

63.2%

73.3%

77.7%

1.

50.7 %

26.7 %

22.3 %

Ngoại tệ (quy ra VNĐ)


(Nguồn : Phịng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đông Á)
Nguồn vốn huy động bằng VNĐ tăng trưởng bình quân tương đối cao (khoảng 20 %/năm),
trong khi huy động bằng ngoại tệ đã giảm rõ rệt qua 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do CN Thái Bình
đã chuyển giao số dư cho các chi nhánh mới thành lập. Ví dụ như đầu năm 2005, Sở đã chuyển 40 triệu
USD, tương đương hơn 600 tỷ VNĐ cho chi nhánh Hà Nam. Bên cạnh đó, cơng tác huy động vốn bằng
ngoại tệ gặp nhiều khó khăn do có sự cạnh tranh về lãi suất huy động của các Ngân hàng trên cùng địa
bàn. Thị trường ngoại hối biến động thường xuyên, tác động đến tâm lý của khách hàng.
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Vốn huy động

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Không kỳ hạn

16.2 %

18.4 %

20.3 %

16


Kỳ hạn < 12 T


34 %

37 %

40.5 %

Kỳ hạn > 12 T

49.8 %

44.6 %

39.2 %

Tổng cộng

8.408.300

7.108.450

7.820.789

Năm 2003, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn: 49.8 %. Tuy
nhiên, tỷ trọng này giảm dần qua các năm, năm 2005 chỉ cịn 39.2 %. Bên cạnh đó, tỷ
trọng tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng.
Ta thấy rằng xu hướng trong cơ cấu nguồn vốn huy động là giảm nguồn kỳ hạn
trên 12 tháng, tăng ở nguồn không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới
có nhiều biến động như lạm phát, giá vàng liên tục tăng, lãi suất trên thị trường tiền tệ
không ổn định. Do vậy, người dân có tâm lý e ngại gửi tiền vào Ngân hàng vì lo sợ sự

mất giá của đồng tiền. Nếu có gửi tiền vào Ngân hàng thì họ gửi với kỳ hạn ngắn. Mặt
khác, trong tiền gửi không kỳ hạn, chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế với mục
đích chính là giao dịch, thanh toán qua Ngân hàng và người gửi tiền lúc này thường chú
trọng đến mục tiêu thanh toán hơn là mục tiêu sinh lời.
Chi phí huy động vốn
CN Thái Bình ln cố gắng tìm kiếm những nguồn vốn có chi phi thấp nhất để đảm bảo khả
năng sinh lời. Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý


Bảng 2.10. Chi phí huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Chi phí trả lãi

667.091

572.677

634.183

17



Chi phí quản lý

82.447

61.280

63.280

Tổng chi phí huy động

749.538

633.957

697.463

L/s huy động bq (% / năm)

5.2

5.6

6.2

L/s cho vay bq (% / năm)

7.4

7.9


8.7

Chênh lệch l/s bq (%/năm)

2.2

2.3

2.5

(Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đơng Á)

Qua bảng trên, ta thấy rằng khi nguồn vốn huy động tăng lên thì chi phí huy động
vốn cũng tăng lên. Điều đó phản ánh hiệu quả hoạt động của CN Thái Bình chưa cao.
Nguồn vốn đầu vào của CN Thái Bình ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Để giảm chi phí
huy động, CN Thái Bình nên tìm biện pháp giảm chi phí quản lý chứ khơng nên giảm
chi phí trả lãi bởi điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Ngân hàng.
Lãi suất huy động bình qn khơng ngừng tăng, đồng thời thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng.
Chênh lệch lãi suất bình quân năm 2005 đạt 2,5 % và có xu hướng tăng lên. Điều này đã góp phần làm
tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
Qui mơ nguồn vốn có xu hướng gia tăng. Mặc dù môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
song SGD vẫn không ngừng vươn lên và từng bước khẳng định vị thế của mình. CN Thái Bình đã
khơng những đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn để phục vụ mình mà còn thừa vốn
để điều chuyển cho các chi nhánh khác.
CN Thái Bình đã đề ra các chiến lược Marketing trong hoạt động huy động vốn, tiếp thị tới các
khách hàng qua nhiều hình thức, chủ động đưa ra các quyết sách nhạy bén, hợp lý và kịp thời nhằm
phát huy tối đa hiệu quả của công cụ lãi suất, huy động được nhiều nguồn vốn và nhiều kênh dẫn vốn
trong nền kinh tế.
Vấn đề phát triển mạng lưới được xúc tiến nhanh chóng. CN Thái Bình đã khơng ngừng tìm
kiếm những địa điểm thích hợp, mở rộng mạng lưới huy động. Trong 3 năm vừa qua, SGD đã có đóng

góp rất lớn cho hệ thống với việc nâng cấp các phòng giao dịch để thành lập các chi nhánh cấp I như
chi nhánh Hà Nam, chi nhánh Đông Đô và chi nhánh Quang Trung.
Về công tác chỉ đạo điều hành lãi suất, CN Thái Bình ln theo dõi và bám sát việc tăng lãi
suất của thị trường quốc tế và trong nước để điều chỉnh mức lãi suất phù hợp. Vì vậy, Sở đã phát huy
được vai trị đầu mối và thế mạnh của mình, đảm bảo duy trì đuợc tính cạnh tranh, giữ vững sự tăng
trưởng nguồn vốn theo đúng kế hoạch nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan nêu trên, những hạn chế trong cơng tác huy động
vốn vẫn cịn tồn tại.

18


2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế
Thị phần huy động vốn của CN Thái Bình trên địa bàn Thái Bình và thị phần huy động vốn dân
cư trên đà giảm sút. Mạng lưới hoạt động của CN Thái Bình trên địa bàn tuy đã có những bước phát
triển nhất định trong những năm qua, song vẫn còn khiêm tốn so với hệ thống các Ngân hàng thương
mại quốc doanh khác như NH Công thương Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có năm chững lại. Đặc biệt là năm 2006, tăng trưởng nguồn
vốn giảm so với năm 2005 là 5.31 %. Cơ cấu vốn thiếu hợp lý và có xu hướng giảm nguồn kỳ hạn trên
12 tháng, tăng ở nguồn kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong khi đó, cơ cấu tín dụng lại đang chuyển dịch sang
trung và dài hạn và điều này đã thể hiện cấu trúc nguồn vốn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
Các hình thức huy động vốn vẫn cịn đơn điệu, chưa có sự nổi trội so với các Ngân hàng khác.
Trong tổng vốn huy động, nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng giảm, điều này đã bộc lộ khả năng
yếu kém trong quá trình thu hút số tiền nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó, huy động từ tiền gửi của
các tổ chức kinh tế tăng qua các năm, trong đó, các khoản tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn gây
mất cân đối và làm giảm khả năng cung ứng nguồn vốn bằng ngoại tệ cho nền kinh tế.
Công tác huy động vốn vẫn chủ yếu chỉ tập trung và phụ thuộc vào một số khách hàng như

Quỹ Hỗ trợ phát triển, công ty Tái Bảo hiểm quốc gia, bảo hiểm tiền gửi …. trong khi mức độ biến
động nguồn tiền của các tổ chức này rất lớn nên tính ổn định của nguồn vốn khơng cao và các giải pháp
hoạt động của Sở bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi những quyết định của các khách hàng này. Mức lãi
suất CN Thái Bình nhận tiền gửi của các tổ chức này tương đương với mức lãi suất huy động tiết kiệm
của dân cư (thường cao hơn lãi suất nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế). Điều này đã có tác động lớn
trong việc đẩy lãi suất huy động bình quân lên và làm tăng chi phí huy động vốn cho CN Thái Bình.
Thơng tin chính xác về khách hàng và Ngân hàng cịn ít, chưa nắm bắt kịp thời nên xử lý còn
lúng túng làm mất thời cơ và ảnh hưởng đến lợi ích trong kinh doanh của Sở, đặc biệt là trong công tác
huy động vốn bởi vì thiếu thơng tin sẽ bóp méo tình hình thực tế, dẫn đến những quyết định sai lệch
trong q trình huy động vốn.
Cơng tác chăm sóc khách hàng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, tạo sự chồng chéo và cạnh tranh
trong nội bộ, làm giảm uy tín đối với khách hàng. Khi CN Thái Bình khơng cịn uy tín đối với khách
hàng, họ sẽ tìm đến Ngân hàng khác để làm việc và Sở đã mất đi cơ hội để huy động vốn.
Những hạn chế trên còn tồn tại là do những nguyên nhân sau:

2.3.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân thuộc CN Thái Bình

19



×