Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xây dựng cảng cạn Tân Cảng Quế Võ của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 83 trang )

1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................4
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................6
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................6
DANH MỤC BẢNG........................................................................................6
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN........................................7
MỞ ĐẦU..........................................................................................................8
1.

Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................8

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...........................8

3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................10

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................10

5.

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................11

6.



Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.................................................11

7.

Cấu trúc luận văn.................................................................................11

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
...................................................................................................................................12
1.1. Giới thiệu chung về dự án đầu tư, dự án xây dựng...............................12
1.2. Các tiêu chí phân tích hiệu quả đầu tư dự án........................................16
1.2.1. Tiêu chí khả thi về mặt tài chính...................................................16
1.2.2. Tiêu chí hiệu quả kinh tế xã hội....................................................20
1.3. Các bước phân tích hiệu quả đầu tư đối với dự án xây dựng................21
1.3.1. Nghiên cứu thị trường của dự án...................................................21
1.3.2. Nghiên cứu về kỹ thuật của dự án.................................................29
1.3.3. Tổ chức quản trị và nhân sự của dự án..........................................30


1.3.4. Phân tích tài chính dự án đầu tư....................................................32
1.3.5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội...................................................37
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án xây dựng.................40
1.4.1. Những nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô...................................40
1.4.2. Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô của doanh nghiệp.............41

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY
DỰNG CẢNG CẠN TÂN CẢNG QUẾ VÕ...........................................................43
2.1. Giới thiệu về Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn và dự án xây dựng cảng

cạn Tân Cảng Quế Võ.........................................................................................43

2.1.1. Về Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn..............................................43
2.1.2. Về dự án cảng cạn Tân Cảng Quế Võ...........................................44
2.2. Các bước phân tích hiệu quả đầu tư dự án...........................................48
2.2.1. Nghiên cứu thị trường của dự án...................................................48
2.2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật của dự án.................................................55
2.2.3. Tổ chức quản trị và nhân sự của dự án..........................................64
2.2.4. Phân tích tài chính của dự án.........................................................64
2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội...................................................68
2.3. Đánh giá ưu - nhược điểm trong q trình phân tích hiệu quả dự án....69
2.3.1. Ưu điểm........................................................................................69
2.3.2. Nhược điểm...................................................................................69

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
TẠI TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN......................................................71
3.1. Thực trạng triển khai dự án cảng cạn Tân Cảng Quế Võ.....................71
3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất..............................................................71
3.1.2. Thực trạng các thủ tục đầu tư và tình hình triển khai dự án tiếp theo

...........................................................................................................................73


3.2. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả phân tích dự án......................74
3.2.1. Về nghiên cứu thị trường..............................................................74
3.2.2. Về nghiên cứu kỹ thuật của dự án.................................................76
3.2.3. Về tổ chức quản trị và nhân sự của dự án......................................77
3.2.4. Về phân tích tài chính...................................................................78
3.2.5. Về phân tích hiệu quả kinh tế xã hội.............................................79
3.3. Kiến nghị.............................................................................................79

KẾT LUẬN....................................................................................................81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................82
PHỤ LỤC.......................................................................................................83


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân. Luận văn
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS Nguyễn Thị Hoàng Anh.
Các số liệu, kết quả thực hiện của luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố dưới bất kỳ hình thức nào./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Cơng Bình


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Ngoại thương
cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hoàng
Anh.
Hoàn thành luận văn này, tác giả muốn được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
với TS Nguyễn Thị Hồng Anh, người đã giành nhiều cơng sức hướng dẫn, đóng
góp ý kiến cũng như động viên, giúp đỡ tác giả. Đồng thời, tác giả cũng chân thành
cảm ơn các giảng viên trong Trường Đại học Ngoại thương đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và cũng như khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin được cảm ơn bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ, và có những ý
kiến đóng góp q báu nhằm hồn thiện nội dung của luận văn này. Cũng xin gửi

lời cảm ơn tới cơ quan công tác và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
tơi hồn thành khóa học này.
Cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, nhất là gia đình nhỏ của tơi đã ln
bên cạnh, giành tình thương u, tin tưởng và ủng hộ tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Cơng Bình


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

KCN

Khu công nghiệp

2

QL

Quốc lộ


3

TCQV

Tân Cảng Quế Võ

4

TCSG

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gịn

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí dự án......................................................................................45
Hình 2.2. Hiện trạng khu đất...........................................................................46
Hình 2.3. Một số hình ảnh hiện trạng..............................................................47
Hình 2.4. Kết nối giao thơng thủy - bộ............................................................61
Hình 2.5. Mặt bằng quy hoạch dự án..............................................................63

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy trình thực hiện dự án...............................................................15
Bảng 2.1. Biểu giá nâng hạ tại cầu tàu............................................................51
Bảng 2.2. Biểu giá nâng hạ tại bãi..................................................................51
Bảng 2.3. Biểu giá dịch vụ logistics................................................................52
Bảng 2.4. Dự kiến sản lượng thông qua cảng.................................................58
Bảng 2.5. Thông tin các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lân cận..............62
Bảng 2.6. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án..........67
Bảng 3.1. Các cơng trình hiện hữu tại cảng....................................................71



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Hoạt động đầu tư hiện nay ngày càng được quan tâm khi các dự án đầu tư phát
triển đã góp phần khơng nhỏ vào thành công của mỗi doanh nghiệp, cũng như thay
đổi bộ mặt mỗi quốc gia. Do đó việc phân tích, thẩm định hiệu quả các dự án đầu tư
là hết sức cần thiết.
Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu và áp dụng lý thuyết trong phân
tích hiệu quả đầu tư vào một đồ án thực tế (đầu tư xây dựng cảng cạn Tân Cảng Quế
Võ) tại một doanh nghiệp quốc phòng - an ninh mà tác giả đang cơng tác. Từ đó có
những phân tích, đánh giá khách quan trên quan điểm cá nhân của tác giả để triển
khai dự án thực tế một cách hiệu quả nhất.
Luận văn đã đi sâu từng bước phân tích hiệu quả đầu tư của dự án với những
bước cụ thể và nhận định các công việc một cách khách quan nhất dự án dựa trên số
liệu thực tế tác giả thu thập được trong q trình cơng tác./.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơng trình nói riêng hiện nay, đặc
biệt là trong ngành xây dựng cảng với vốn đầu tư rất lớn, phân tích hiệu quả đầu tư
là cơ sở quan trọng, là tiền đề tạo ra những giá trị lớn hơn trong tương lai cho nền
kinh tế xã hội; đồng thời cũng là thước đo đánh giá hoạt động hiệu quả của một
doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hoạt động đầu tư ngày càng được quan tâm, nhất là
với các dự án đầu tư phát triển khi nhiều các dự án lớn đã tích cực góp phần thay
đổi bộ mặt quốc gia; tuy nhiên cũng không thiếu các dự án đã làm suy giảm nền
kinh tế khi thực hiện khơng hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực quốc gia.
Mặc dù lý thuyết trong thẩm định dự án đầu tư hiện nay rất phong phú, nhưng
việc ứng dụng vào thực tế để thẩm định dự án đầu tư cũng còn nhiều bất cập, nhất là

khi từng dự án mang đặc thù riêng, cần sự phối hợp giữa các chỉ tiêu, để đánh giá
hiệu quả toàn diện nhất. Đề tài của luận văn với tên là: “Phân tích hiệu quả đầu tư
dự án xây dựng cảng cạn Tân Cảng Quế Võ của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn”
hy vọng sẽ làm rõ thêm, bổ sung một vài yếu tố, góp một phần nhỏ vào việc lựa
chọn tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư, đồng thời là một đồ án thực tế trong việc
nghiên cứu, tư vấn triển khai đầu tư cho một doanh nghiệp quốc phòng - an ninh
đang trên đà phát triển - Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tại một địa bàn mới nhằm
mở rộng cơ sở hạ tầng trong chiến lược phát triển dịch vụ logistics của doanh
nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Hiện nay để đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài liệu học tập, tham khảo cho sinh
viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh khối ngành kinh tế, đã có nhiều tác giả, tổ
chức nghiên cứu biên soạn thành các bài giảng, các bài báo, sách tập trung riêng về
mảng lập và thẩm định dự án đầu tư; trong đó phải kể đến các giáo trình của Trường
Đại học kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học ngoại
thương, Trường chính sách cơng và quản lý Fulbright, Trường Đại học mở Thành
phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu khoa học lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp,...
Các giáo trình đã nêu đầy đủ các lý thuyết về thẩm định dự án, cũng như đưa ra
những


phân tích, đánh giá, biện pháp cho từng ví dụ dự án đầu tư cụ thể. Trên thực tế, mỗi
doanh nghiệp khác nhau lại có những lĩnh vực đầu tư và các dự án đầu tư khác
nhau, cách thức đầu tư khác nhau, môi trường đầu tư khác nhau…; hiệu quả của
mỗi dự án đầu tư lại phụ thuộc vào các yếu tố như thời điểm, điều kiện kinh tế, các
yếu tố về văn hóa, xã hội…Do vậy, mỗi dự án đầu tư đều có cách nhìn nhận và đánh
giá khác nhau về tính hiệu quả của dự án mang lại cho mỗi doanh nghiệp, trong đó
có hiệu quả về mặt tài chính và hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.
Đối với các vấn đề về phân tích hiệu quả tài chính của dự án xây dựng, có

nhiều tác giả đã đi vào nghiên cứu từng dự án cụ thể như: Luận văn thạc sĩ của tác
giả Phùng Chu Cường (2006) về “Nâng cao chất lượng phân tích hiệu quả tài chính
dự án đầu tư - trường hợp dự án khách sạn Đà Lạt” tại trường Đại học kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đưa ra được các cơ sở lý luận về phân tích tài chính
của dự án và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án như NPV,IRR,... đồng
thời cũng đưa ra những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá
trên. Ngoài ra, tác giả đã đứng trên quan điểm của chủ đầu tư để phân tích, nghiên
cứu hiệu quả dự án từ giai đoạn tiền khả thi tới khả thi dựa trên các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả tài chính. Qua đó, đánh giá các điểm mạnh và hạn chế trong cơng tác phân
tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư cụ thể của doanh nghiệp để đưa ra được các giải
pháp góp phần nâng cao cơng tác phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại
doanh nghiệp.
Đối với các vấn đề về phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, có tác giả đã đi sâu
nghiên cứu các dự án đầu tư xây dựng bằng vốn Ngân sách Nhà nước trên phạm vi
địa bàn rộng. Thơng qua đó đánh giá tính hiệu quả của dự án trên phương diện vĩ
mô. Cụ thể như: Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả
đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” (2014),
của tác giả Trần Thị Quỳnh Như. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về đầu tư và hiệu
quả kinh tế xã hội của đầu tư, phân tích hiện trạng hiệu quả đầu tư giao thông đường
bộ về mặt kinh tế - xã hội. Thơng qua đó, phát triển một bước phương pháp đánh
giá hiện trạng đầu tư và hiện trạng đầu tư giao thông đường bộ về mặt kinh tế xã hội
trên địa bàn duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2006 - 2012. Từ đó, tác giả đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ về
mặt kinh tế -


xã hội trên địa bàn duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020. Trong luận án này, tác giả Trần Thị Quỳnh Như đã đánh giá rất chi
tiết hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội qua các chỉ tiêu như: đóng góp của cơng trình
giao thơng đường bộ đối với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh và địa phương, đóng

góp của cơng trình giao thơng đường bộ vào tăng thu ngân sách của tỉnh, đóng góp
của cơng trình giao thơng đường bộ vào giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, những đóng
góp của cơng trình giao thơng vào khối lượng hành khách và khối lượng hàng hóa
vận chuyển trên địa bản tỉnh. Đây là những đóng góp quan trọng và là một trong
những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư cuả dự án xây dựng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích hiệu quả đầu tư dự án xây dựng

cảng cạn Tân Cảng Quế Võ để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư các dự án của Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn nói chung và dự án cảng cạn
này nói riêng.
- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án và phân tích hiệu quả dự án đầu tư.
+ Nghiên cứu, phân tích hiệu quả đầu tư dự án xây dựng cảng cạn Tân Cảng
Quế Võ của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gịn, tìm ra các điểm đạt được, các mặt cịn
hạn chế, các bất cập, khó khăn trong hoạt động này của doanh nghiệp.
+ Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phân tích một dự án
đầu tư cụ thể (xây dựng cảng cạn Tân Cảng Quế Võ tại tỉnh Bắc Ninh).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả đầu tư dự án cảng cạn Tân Cảng Quế Võ của
Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn.
Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu được tích hợp vào thời gian làm
luận văn trên cơ sở thực tế công việc của tác giả đang triển khai nhiệm vụ từ tháng
6/2019 đến nay.


5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp lý thuyết: Đề tài thu thập, tổng


hợp, nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới lý luận và thực tiễn về dự án và phân
tích hiệu quả đầu tư dự án trên thế giới và ở Việt Nam làm khung lý thuyết cho đề
tài.
- Phương pháp mô phỏng: Nghiên cứu trên các phương án khác nhau bằng cách

sử dụng phần mềm Excel phân tích hiệu quả dự án theo các kịch bản.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa khoa học
- Phân tích, lựa chọn tiêu chí phân tích hiệu quả dự án đầu tư.
- Đề xuất lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý nhất cho dự án cần nghiên cứu.

Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở phân tích các yếu tố đầu vào (tình hình thị trường, văn hóa xã hội,

địa lý tự nhiên và pháp lý liên quan) của dự án cụ thể (xây dựng cảng cạn Tân Cảng
Quế Võ), lựa chọn giải pháp, phân kỳ đầu tư hợp lý.
- Phân tích tài chính dự án trên để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
7. Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm mở đầu, 3 chương, tài liệu tham khảo, phụ lục. Cụ thể nội
dung luận văn gồm:
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
Chương 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY
DỰNG CẢNG CẠN TÂN CẢNG QUẾ VÕ
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TẠI
TỔNG CƠNG TY TÂN CẢNG SÀI GỊN



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
1.1. Giới thiệu chung về dự án đầu tư, dự án xây dựng

Dự án (project) là một phần của công việc được lên kế hoạch hoặc một hoạt
động được hoàn thành trong một khoảng thời gian và dự định để đạt được một mục
đích cụ thể (theo định nghĩa trong từ điển Cambridge).
Đầu tư là đem một khoản tiền của đã tích lũy được, sử dụng vào một việc nhất
định để sau đó thu lại một khoản tiền của có giá trị lớn (theo Đinh Thế Hiển 2006);
hay nói cách khác đó là một hoạt động bỏ vốn với hy vọng thu lợi trong tương lai.
Trên bình diện xã hội, đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội
nhằm tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư, đặc
điểm và sự phức tạp về mặt kỹ thuật, hậu quả và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt
động đầu tư đòi hỏi để tiến hành một cơng cuộc đầu tư phải có sự chuẩn bị cẩn thận
và nghiêm túc. Sự chuẩn bị này được thể hiện ở việc soạn thảo các dự án đầu tư.
Mọi công cuộc đầu tư phải được thực hiện theo dự án thì mới đạt hiệu quả mong
muốn.
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác
định (theo Luật đầu tư số 67/2014); hay nói cách khác đó là một tập hợp hoạt động
kinh tế đặc thù nhằm tạo nên một mục tiêu cụ thể một cách có phương pháp trên cơ
sở những nguồn lực nhất định.
Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt
được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Một dự án đầu tư bao gồm bốn thành phần chính:
- Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức: (1) Mục tiêu phát triển là những

lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại; (2) Mục tiêu trước mắt là các mục
đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.

- Các kết quả: là những kết quả cụ thể, có định lượng, được tạo ra từ các hoạt

động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục
tiêu của dự án.


- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án

để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một
lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm
việc của dự án.
- Các nguồn lực: về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các

hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư
cần cho dự án.
Trong bốn thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến
độ của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi
các đánh giá kết quả đạt được, thông qua việc giám sát, đánh giá dự án định kỳ.
Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp tới việc tạo ra các kết quả được coi là
hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm.
Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao địi
hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính pháp lý: Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án khơng vi phạm an ninh,

quốc phịng, mơi trường, thuần phong mỹ tục cũng như Luật pháp của Nhà nước.
Đồng thời các dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng
dự án.
- Tính khoa học: Các dự án phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án

phải hoàn toàn khách quan. Về số liệu thơng tin phải đảm bảo tính trung thực, khách

quan. Những số liệu điều tra phải có phương pháp điều tra đúng, số mẫu điều tra
phải đủ lớn... Phương pháp tính tốn phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất
có thể so sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh. Việc sử dụng đồ thị, bản vẽ kỹ
thuật phải đảm bảo chính xác kích thước và tỷ lệ. Phương pháp lý giải phải hợp lý,
logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẻ của dự án.
- Tính khả thi: là dự án phải phù hợp với điều kiện thực tế, có khả năng ứng

dụng và triển khai trong thực tế, vì vậy muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án
đầu tư phải phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải được xác định đúng trong
những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể về vốn, tư liệu sản xuất, nguồn nhân lực...


- Tính hiệu quả: được phản ánh thơng qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ

tiêu thể hiện tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh
tế
- xã hội mà dự án đem lại.

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình
xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây
dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây
dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đầu tư xây dựng (theo Luật xây dựng số 50/2014).
Lập dự án đầu tư xây dựng để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy
được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn
(cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các
cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch đô thị; đánh giá tác

động về sự ảnh hưởng của dự án tới mơi trường, mức độ an tồn đối với các cơng
trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về
phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.
Dự án đầu tư xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ
thiết kế cơ sở. Không phải bất cứ cơng trình xây dựng nào cũng phải lập dự án. Các
cơng trình thơng thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C...
và các loại cơng trình này được phân chia căn cứ vào các mức giá trị đầu tư của
cơng trình và theo loại cơng trình.
Nội dung phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm:
 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản

phẩm, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất...
 Mô tả quy mô, diện tích xây dựng cơng trình, các hạng mục cơng trình,

phương án kỹ thuật, cơng nghệ và cơng suất...


 Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định

cư, phân đoạn thực hiện...
 Đánh giá tác động mơi trường, giải pháp phịng chống cháy nổ, các yêu cầu

về an ninh, quốc phòng...
 Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án

hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội của dự án.
Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơng trình cũng giống như
các dự án khác, gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực
hiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả dự án. Các công việc cụ thể trong

từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.1. Quy trình thực hiện dự án

(Nguồn: Tổng hợp quy trình theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13)


1.2. Các tiêu chí phân tích hiệu quả đầu tư dự án
1.2.1. Tiêu chí khả thi về mặt tài chính

Đây là các tiêu chí thường thấy ở tất cả các dự án đầu tư trước khi trình thẩm
định, phê duyệt để triển khai. Các tiêu chí này là những thước đo, dùng để đánh giá
một hiện trạng, là công cụ để phân tích định lượng; cũng như để phân tích hiệu quả
sử dụng vốn. Mỗi chỉ tiêu đều hữu ích, thể hiện những góc nhìn khác nhau về hiệu
quả dự án. Nói cách khác, có thể sử dụng tất cả các chỉ tiêu vào trong cùng một dự
án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải so sánh các dự án có tính loại trừ nhau
(thực hiện dự án này thì bỏ qua dự án kia), giữa các chỉ tiêu sẽ có những mâu thuẫn,
thậm chí trái ngược nhau; một số trường hợp khác, có những chỉ tiêu khơng thể nào
áp dụng được. Một số tiêu chí như sau:
1.2.1.1. Thời gian hoàn vốn (payback period)

Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu hồi khoản đầu tư ban đầu. Đây
là tiêu chí chính thức đầu tiên được sử dụng để xét tính khả thi về mặt tài chính của
dự án đầu tư. Thời gian hồn vốn được tính dựa vào dòng tiền của dự án qua hai
phương pháp xác định:
- Phương pháp cộng dồn: Cộng dồn giá trị các khoản (lợi nhuận thuần và khấu

hao) của từng năm cho đến một năm T nào đó mà làm cho tổng này bằng vốn đầu tư
ban đầu thì năm T đó chính là năm hồn vốn.
- Phương pháp trừ dần:


Gọi Ivi là vốn đầu tư cần phải thu hồi năm i
(W+D)i lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi được của năm i.
Δi = Ivi - (W+D)i là số vốn đầu tư chưa thu hồi hết được ở năm i cần phải
chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp. Số vốn đầu tư cần thu hồi ở năm (i+1) sẽ
bằng Δi*(1+r)
Khi Δi ⟶ 0 thì i ⟶ T. T là năm thu hồi vốn đầu tư.


1.2.1.2. Thời gian hoàn vốn chiết khấu (discounted payback period)

Thời gian hoàn vốn chiết khấu là số năm cần thiết để thu hồi khoản đầu tư ban
đầu theo giá trị hiện tại. Cách tính tương tự thời gian hồn vốn khơng chiết khấu.
Thời gian hồn vốn chiết khấu sẽ dài hơn thời gian hồn vốn khơng chiết khấu.
Khi sử dụng hai tiêu chí trên có các ưu, nhược điểm như sau:
- Ưu điểm:

+ Dễ hiểu và dễ sử dụng;
+ Có thể sử dụng làm thước đo tính thanh khoản của dự án.
- Nhược điểm:

+ Khơng chú ý đến các dịng tiền xảy ra sau thời gian hồn vốn.
+ Khơng ưu tiên các dự án dài hạn.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn dự án phụ thuộc vào quyết định của người quyết định
đầu tư.
+ Khơng tính đến chi phí vốn sử dụng để tài trợ cho dự án.
1.2.1.3. Lợi nhuận trên vốn đầu tư

Được hiểu từ thuật ngữ Return on Investment (ROI), là một chỉ tiêu đơn giản,
chỉ tính trên lợi nhuận và khơng dựa vào dịng ngân lưu và giá trị thời gian của tiền
tệ. Cơng thức:

ROI =

Lợi nhuận bình qn hàng
năm Vốn đầu tư

Tiêu chí này có các ưu, nhược điểm như sau:
- Ưu điểm:
+ Có thể so sánh với lợi nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp
+ Dễ áp dụng
+ Bao gồm tất cả lợi nhuận của dự án
- Hạn chế:


+ Sử dụng lợi nhuận kế tốn, thay vì dịng tiền.
+ Bỏ qua thời gian thu được lợi nhuận.
+ Bỏ qua giá trị thời gian của tiền.
+ Không chú ý đến thời gian thực hiện dự án.
+ Không chú ý đến quy mô của dự án.
1.2.1.4. Giá trị hiện tại ròng - NPV

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value), viết tắt là NPV, có nghĩa là hiệu số
giữa giá trị hiện tại của các dòng thu và giá trị hiện tại của các dòng chi dự kiến của
một dự án đầu tư. NPV là một chỉ tiêu phổ biến, đến mức nó trở thành một trong
các nguyên tắc đánh giá dự án.
NPV = Giá trị hiện tại dòng thu - Giá trị hiện tại dịng chi
Về mặt tính tốn, tất cả các dòng tiền (thu hay chi) đều được “đưa về” cùng
một thời điểm hiện tại thông qua một suất chiết khấu (nhằm đạt giá trị dòng tiền
tương đương), để tiến hành so sánh. Nếu NPV>0 có nghĩa là dòng tiền thu vào lớn
hơn dòng tiền chi ra; và ngược lại, NPV<0 có nghĩa là dịng tiền chi ra nhiều hơn là
thu về.

Có thể những chỉ tiêu khác cũng là những thước đo giá trị dự án, đứng dưới
các góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, khơng một nhà đầu tư nào, kể cả các dự án của
chính phủ, mà lại khơng quan tâm đến sự “giàu có hơn lên” này. Chính vì lý do đó,
chỉ tiêu NPV được xem là chỉ tiêu “mạnh nhất” dùng để đánh giá các dự án đầu tư.
NPV =
Trong đó:

Bi  Ci 

 1 r i
i0

i:

ký hiệu các năm của dự án (lưu ý: cuối năm 0 bằng đầu năm 1)

r:

suất chiết khấu

n:

số năm (hay số kỳ) của dự án

PV :

giá trị hiện tại (thời điểm năm 0).

Bi :


dòng thu (ngân lưu vào) của năm thứ i


Ci :

dòng chi (ngân lưu ra) của năm thứ i

(Bi – Ci) :

dòng ròng (ngân lưu ròng) của năm thứ i

PV (Bi – Ci) : giá trị hiện tại ròng của năm thứ i
n



:

i0

tổng cộng các “giá trị hiện tại” (từ 0 đến n).

1.2.1.5. Chỉ số sinh lời (hay chỉ số lợi ích - chi phí B/C)

Tỉ số lợi ích và chi phí (Benefit -Cost Ratio), có thể viết tắt là BCR hay B/C.
Đó là một tỉ lệ giữa giá trị hiện tại dòng thu so với giá trị hiện tại dòng chi. Chỉ tiêu
này cũng phổ biến, đi sau NPV và IRR, có mối liên hệ với NPV. Có thể nói BCR là
một cách nhìn khác về NPV. Là một chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án bằng hình
ảnh tỉ lệ giữa lợi ích thu về so với chi phí bỏ ra.
Nếu chỉ tiêu NPV chỉ nói lên sự giàu có hơn lên một giá trị tài sản nhưng nó

khơng so sánh với quy mơ nguồn lực, thì chỉ tiêu BCR cho thấy hiệu quả này.
Giá trị hiện tại dòng thu
BCR = Giá trị hiện tại dòng chi
Qua cơng thức NPV và BCR ta thấy chúng có mối quan hệ giải thích cho nhau.
Cụ thể:
Ngược lại

NPV > 0  BCR > 1;
NPV < 0  BCR < 1.

Tuy nhiên, khi so sánh các dự án có tính loại trừ nhau, một mình chỉ tiêu BCR
đơi khi bóp méo kết quả đánh giá.
1.2.1.6. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR

Suất sinh lời nội bộ (Internal Rate of Return), viết tắt là IRR. Đó là một suất
chiết khấu mà tại đó, làm cho NPV = 0. IRR cũng là một chỉ tiêu phổ biến, chỉ sau
NPV, thường đi liền và có mối quan hệ với NPV.
IRR chính là khả năng sinh lời đích thực của bản thân dự án. IRR chỉ thay đổi
khi các yếu tố nội tại, tức giá trị các dòng ngân lưu thay đổi. Khi NPV=0 cũng có
nghĩa là dự án đã mang lại cho vốn ban đầu một suất sinh lời, đó chính là IRR.


Theo định nghĩa trên đây, IRR là một suất chiết khấu mà tại đó NPV=0, như
vậy nếu ta chọn suất chiết khấu r=20% sẽ làm cho NPV>0 (vì rkhác đi, khi NPV>0 thì IRR>r. Như vậy, hai điều kiện này cùng được thỏa.
n Bi  Ci 
=0
IRR = r  NPV = 
*
i0

1
r
i
 
1.2.2. Tiêu chí hiệu quả kinh tế xã hội

Là việc đánh giá về mặt kinh tế quốc gia và lợi ích xã hội mà dự án mang lại
cho nền kinh tế thông qua việc xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và kinh tế xã
hội. Việc đánh giá thơng qua tiêu chí này khơng chỉ có tác dụng đối với nhà đầu tư
mà cịn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và các định chế tài
chính, cụ thể như sau:
- Đối với nhà đầu tư, phân tích khía cạnh kinh tế xã hội là căn cứ chủ yếu để

nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục
các định chế tài chính (ngân hàng, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương)
tài trợ vốn.
- Đối với nhà nước: đây là một căn cứ quan trọng để quyết định cho phép đầu

tư. Đối với các nhà đầu tư, mục tiêu chủ yếu của họ là lợi nhuận. Khả năng sinh lợi
do một dự án nào đó mang lại chính là thước đo chủ yếu và là động lực thúc đẩy bỏ
vốn của nhà đầu tư. Song đối với nhà nước, trên phương diện của một quốc gia thì
lợi ích kinh tế xã hội mà dự án mang lại chính là căn cứ để xem xét và cho phép đầu
tư. Một dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó thực sự có đóng góp cho nền
kinh tế và xã hội cũng như nó đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
- Đối với các định chế tài chính: phân tích khía cạnh kinh tế xã hội cũng là căn

cứ chủ yếu để họ quyết định có tài trợ vốn hay khơng. Bất kỳ dự án đầu tư phát triển
nào muốn tìm đến sự tài trợ của các định chế tài chính quốc gia cũng như các định
chế tài chính quốc tế (như ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á…) thì

địi hỏi đầu tiên là phải chứng minh được một cách chắc chắn dự án sẽ mang lại lợi
ích cho nền kinh tế và xã hội. Nếu không chứng minh được các lợi ích kinh tế xã
hội thì họ sẽ khơng tài trợ.


1.3. Các bước phân tích hiệu quả đầu tư đối với dự án xây dựng
1.3.1. Nghiên cứu thị trường của dự án

Nghiên cứu thị trường là cơ sở để tính tốn tất cả những nội dung cịn lại của
dự án: từ dự kiến quy mô, giá, doanh thu, tổ chức, chi phí, vốn... nhằm:
- Đánh giá sự hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án, nơi dự

kiến đặt vị trí xây dựng cơng trình.
- Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm dự án (đặc điểm, chất lượng cơng trình)

với khách hàng, thị trường mục tiêu.
- Đánh giá tính chính xác trong việc xác định quy mơ của dự án về khía cạnh thị

trường, giá của sản phẩm dịch vụ dự định cung cấp, làm cơ sở cho việc thẩm định
các khía cạnh kỹ thuật, tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và thẩm định lợi ích kinh
tế xã hội của dự án.
- Đánh giá tính khả thi của các biện pháp xúc tiến marketing, bán dịch vụ từ

cơng trình xây dựng tạo nên (chính là từ sản phẩm của dự án).
- Đánh giá về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khai thác cơng trình, dự án.

Do đó u cầu về thu thập thơng tin và sử dụng các phương pháp phân tích
thơng tin phù hợp cần được thực hiện hết sức tỉ mỉ, đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
Các thơng tin cần thiết như:
- Thông tin thứ cấp về cung cầu các sản phẩm và dịch vụ cùng loại, dữ liệu kinh


tế vĩ mô, dữ liệu về nhân khẩu học...
- Thông tin sơ cấp về nghiên cứu thị trường.
- Thông tin về ngành kinh doanh cũng có thể thu thập được từ nhiều nguồn như

các báo cáo phân tích ngành của các Bộ, Sở chun ngành, các cơng ty chứng
khốn, các hiệp hội, các nghiên cứu thị trường của các công ty tư vấn, công ty
nghiên cứu thị trường. Từ đó thu thập được các thơng tin tổng quan về ngành, phân
tích hiện trạng, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát
triển ngành, triển vọng của ngành, thị phần của các doanh nghiệp trong ngành, các
đánh giá năng lực hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp trong ngành.


- Thông tin về môi trường vĩ mô cấp quốc gia và cấp địa phương: thu thập

thông qua các báo cáo nền kinh tế, các báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu
tư, kinh doanh cấp quốc gia và cấp địa phương do các Bộ ở Trung Ương, các cơ sở
ở các địa phương, các cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại, các viện, các cơng ty
chứng khốn, kiểm tốn thực hiện. Báo cáo phân tích mơi trường kinh tế vĩ mơ đưa
ra bức tranh tồn cảnh về nền kinh tế như tăng trưởng và phát triển kinh tế; quy mô
và tốc độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng, thành phần kinh tế;
lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đối, tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại,
phân tích về thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư...
Đồng hành với q trình nghiên cứu thị trường thì thẩm định khía cạnh thị
trường về sản phẩm và dịch vụ của dự án để đánh giá tính khả thi về thị trường của
dự án đầu tư là công việc hết sức cần thiết. Các phương pháp áp dụng trong thẩm
định khía cạnh thị trường gồm phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp
so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo, phân tích độ nhạy, phương pháp chuyên
gia.
1.3.1.1. Thẩm đinh thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm của dự án

a. Thẩm định thị trường mục tiêu
- Đánh giá sự phù hợp trong việc xác định thị trường mục tiêu dự án. Thị trường

mục tiêu của dự án là đoạn thị trường mà dự án có thể thực hiện một cách hiệu quả.
Đó là xác định vị trí xây dựng cơng trình chính của dự án với thị trường cung cấp
chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Kiểm tra thị trường mục tiêu của dự án xem có đảm bảo:
 Sản phẩm, dịch vụ của dự án có đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục

tiêu so với các đối thủ cạnh tranh khác. Thị trường mục tiêu có thể tạo ra ưu thế hơn
so với các đối thủ cạnh tranh.
 Quy mô và khả năng tăng trưởng của thị trường mục tiêu: Quy mô khả năng

tăng trưởng sản phẩm, dịch vụ của dự án có đủ lớn để thực hiện dự án đầu tư
khơng? Quy mơ thị trường có thể mang lại hiệu quả cho dự án khi đầu tư vào thị
trường này, cũng như khả năng mở rộng thị trường khi dự án được cải tạo, nâng cấp.


 Thị trường mục tiêu có phù hợp với nguồn lực của chủ đầu tư dự án (khả

năng quản lý, nguồn lực tài chính, nhân lực, cơng nghệ….)
 Ưu thế và khó khăn đối với chủ đầu tư khi lựa chọn thị trường mục tiêu.
 Sức ép của các sản phẩm, dịch vụ thay thế thị trường.
 Khả năng điều chỉnh thị trường mục tiêu để thu hút nhiều khách hàng và đáp

ứng với sự thay đổi của thị trường.
b. Định vị sản phẩm dự án
- Để giành lợi thế cạnh tranh, phải định vị sản phẩm, dịch vụ mà dự án dự kiến

đầu tư. Định vị sản phẩm là việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ của dự án đáp ứng nhu

cầu của khách hàng mục tiêu.
- Định vị sản phẩm, dịch vụ của dự án có phù hợp với nhu cầu của khách hàng

mục tiêu không?
- Việc định vị sản phẩm, dịch vụ của dự án có tạo ưu thế hơn sản phẩm cạnh

tranh không?
- Việc định vị sản phẩm, dịch vụ của dự án có tạo ra cho sản phẩm, dịch vụ có

những đặc tính khác biệt so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo cho
nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng, có một vị trí nhất định so với sản phẩm
cùng loại trên thị trường.
1.3.1.2. Dự báo tình hình cung cầu sản phẩm, dịch vụ của dự án trong tương lai

Việc dự báo chính xác cung cầu về sản phẩm, dịch vụ của dự án trong tương
lai có ý nghĩa quyết định đến việc xác định công suất của dự án. Căn cứ vào sản
phẩm, dịch vụ dự kiến của dự án, việc thẩm định tình hình cung cầu của dự án cần
được đánh giá theo phạm vi địa lý và thời gian cả cung cầu hiện tại và dự báo cung
cầu tương lai để đánh giá tính hợp lý về quy mô, công suất và khả năng tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ dự án.
Thẩm định nội dung này cần sử dụng phương pháp dự báo cung cầu sản phẩm
của dự án. Trình tự thẩm định gồm 2 bước:


Bước 1: Đánh giá tình hình cung cầu hiện tại
- Dự án đã đánh giá đầy đủ hai mặt cung cầu của dự án hiện tại chưa? Hiện tại,

cung đã đáp ứng cầu không?
- Đánh giá việc xác định khoảng trống cung cầu của thị trường tổng thể và


nguyên nhân tạo ra khoảng trống đó.
- Dự án có thu nhập đầy đủ số liệu về tình hinh cung cầu trong quá khứ để cung

cấp số liệu cho dự án cung cầu không?
Bước 2: Dự báo cung, cầu sản phẩm, dịch vụ trong tương lai (thẩm định quy
mô của dự án trên khía cạnh thị trường)
- Các phương pháp dự báo thường được sử dụng trong dự báo cầu (cung) sản

phẩm, dịch vụ của dự án trong tương lai là:
 Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp ngoại suy thống kê
 Dự báo cầu thị trường bằng mơ hình hồi qui tương quan
 Dự báo cầu thị trường bằng hệ số co giãn cầu
 Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp định mức
 Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Số lượng sản phẩm, dịch vụ của dự án dự định sản xuất và tiêu thụ hay quy mơ

của dự án có phù hợp với quy mô của thị trường mục tiêu không? Khi dự báo, dự án
có gắn quy mơ và mức tăng trưởng của thị trường mục tiêu đã chọn không?
- Dự báo cầu tương lai có dựa trên tình hình cầu hiện tại, mức gia tăng nhu cầu

hàng năm của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ của dự
án.
- Đánh giá cơ sở dữ liệu, các phương pháp phân tích, dự báo cung cầu thị

trường về sản phẩm, dịch vụ của dự án. Dự án có thu thập bổ sung thêm thơng tin
sơ cấp làm cơ sở cho công tác dự báo cung cầu khơng?
- Dự án có sử dụng phương pháp dự báo phù hợp với thông tin cung cầu thu

nhập được không?



- Dự án có sử dụng phương pháp dự báo phù hợp với đặc điểm của sản phẩm,

dịch vụ mà dự án định sản xuất, cung cấp cho thị trường khơng?
- Với từng sản phẩm, dịch vụ có xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến

cung, cầu của sản phẩm và dịch vụ đó làm căn cứ để chọn phương pháp dự báo
thích hợp.
- Quy mơ của dự án có xem xét tương quan với cung thị trường trong tương lai

không? Dự báo cung sản phẩm, dịch vụ cần đánh giá khả năng sản xuất, cung cấp
của các nhà sản xuất, cung cấp trong nước, công suất của dự án sản xuất sản phẩm,
dịch vụ tương lai đang đầu tư. Dự báo cung sản phẩm, dịch vụ của dự án có tính đến
khả năng thay đổi quy mơ sản xuất của cơ quan hiện có? Có tính đến sự thay đổi số
doanh nghiệp hiện có, giảm đi hoặc xuất hiện thêm các doanh nghiệp trong tương
lai? Quy mô của dự án có tính đến khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thay
thế hay không?
- Dự báo cung sản phẩm, dịch vụ có dự kiến khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa,

dịch vụ đó trong tương lai?
- Đánh giá khả năng sản phẩm, dịch vụ của dự án có thể bị thay thế bởi sản

phẩm, dịch vụ có tính năng tương lai?
- Đánh giá khả năng sản phẩm, dịch vụ của dự án có thể bị thay thế bởi sản

phẩm, dịch vụ có tính năng tương tự.
- Chính sách tỷ giá, ảnh hưởng của tiến trình giảm thuế nhập khẩu đến khả năng

nhập khẩu trong tương lai nếu sản phẩm, dịch vụ của dự án tiêu thụ nội địa. Chính
sách khuyến khích xuất và thuế xuất khẩu có ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu

trong tương lai không.
1.3.1.3. Đánh giá sản phẩm - dịch vụ, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng
a. Đánh giá sản phẩm, dịch vụ
- Xác định đặc điểm sản phẩm và dịch vụ mà dự án dự định sản xuất, cung cấp

là cơ sở cho việc tiến hành thẩm định các yêu cầu đầu vào cho dự án.


×