Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

QUẢN lý PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại DI sản THẾ GIỚI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.53 KB, 17 trang )

BỘ VĂ N HÓ A, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
– ĐẠ I HỌ C VĂ N HÓ A – HÀ NỘ I
QUẢ N LÝ CÁ C NGUỒ N LỰ C CHO
BÁO CÁO KẾT THÚC MƠN HỌC
PHÁ T TRIENR VAN HĨ A
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

BỘ VĂ
N THẾ
HĨGIỚI
A,HỒNG
THỂTHÀNH
THAO
LỊCH
DI SẢN
THĂNGVÀ
LONGDU
– HÀ NỘI
– ĐẠ I HỌ C VĂ N HÓ A – HÀ NỘ I
QUẢ N LÝ CÁ C NGUỒ N LỰ C CHO
PHÁ T TRIENR VAN HÓ A
GIẢNG VIÊN: TS. DIÊM THỊ THANH HẢI

BỘ VĂ N HÓ A, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
– ĐẠ I HỌ C VĂ N HÓ A – HÀ NỘ I
NHÓM 02 LỚP K27 ĐỢT 1

1. Bùi Thị Hải Yến (trưởng nhóm)
2. Nguyễn Trọng Hải
3. Trần Mai Anh
4. Bùi Thị Hoài


5. Bùi Duy Anh

QUẢ N LÝ CÁ C NGUỒ N LỰ C CHO
PHÁ T TRIỂ N VAN HÓ A
BỘ VĂ N HÓ A, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
– ĐẠ I HỌ C VĂ N HÓ A – HÀ NỘ I
Hà Nội, tháng 4 năm 2021

QUẢ N LÝ CÁ C NGUỒ N LỰ C CHO
PHÁ T TRIỂ N VĂ N HÓ A


BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN HỌC
Tên đề tài: Quản lý phát triển nguồn nhân lực tại Di sản thế
giới Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội
Giảng viên: TS. DIÊM THỊ THANH HẢI
NHÓM 02 LỚP K27 ĐỢT 1
1. Bùi Thị Hải Yến (trưởng nhóm)
2. Nguyễn Trọng Hải
3. Trần Mai Anh
4. Bùi Thị Hồi
5. Bùi Duy Anh
Danh sách nhóm và phân cơng nhiệm vụ:
PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ
STT
Nội dung cơng việc
1 Thu thập thơng tin, hình ảnh, số liệu
2

Phân tích số liệu, đánh giá thực trạng

các nguồn lực (SWOT)

3
4

Xây dựng chiến lược
Giải pháp cụ thể

5
6
7
8

Tổng hợp, chỉnh sửa văn bản
In ảnh, chuẩn bị bản vẽ thuyết trình
Thuyết trình
In ấn, nộp bài

1

Thành viên thực hiện
Bùi Thị Hải Yến
Bùi Thị Hoài
Nguyễn Trọng Hải
Bùi Duy Anh
Trần Mai Anh
Nguyễn Trọng Hải
Bùi Duy Anh
Trần Mai Anh
Bùi Thị Hoài

Bùi Thị Hải Yến
Cả nhóm
Bùi Thị Hải Yến
Bùi Duy Anh
Bùi Thị Hoài


Danh sách các từ viết tắt:
UBND: Ủy ban nhân dân.
XDCB: Xây dựng cơ bản.
CB, VC, LĐ: Cán bộ, viên chức, lao động.
KHXH: Khoa học xã hội.
NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ.

2


Danh sách bảng, biểu:
Biểu 01: Thống kê lượng khách đến tham quan, học tập tại Hoàng Thành Thăng
Long 3 năm gần đây (2018 – 2020)
Biểu 02: Nguồn lực tài chính 05 năm gần đây (2018 – 2020)
Biểu 03: Số liệu các nguồn chi 3 năm gần đây (2018 – 2020)
Biểu 04: Thống kê nguồn nhân lực 03 năm gần đây (2018 – 2020)
Biểu 05: Kinh phí phục vụ đào tạo 3 năm gần đây (2018 – 2020)
Biểu 06: Số liệu nguồn thu 3 năm gần đây (2018 – 2020)

3


Mục lục


Danh sách nhóm học viên thực hiện, Đề tài

1

Danh sách các từ viết tắt

2

Danh sách bảng, biểu

3

I. Giới thiệu chung về Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long

5

II. Thực trạng nguồn lực cho phát triển văn hóa tại Khu di sản Hoàng Thành
Thăng Long

5

1. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực
2. Các nhân tố tác động lên quản trị các nguồn lực
3. Đánh giá SWOT về các nguồn lực

5-8
8-10
10


III. Xây dựng chiến lược, giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Di sản thế giới
Hoàng Thành Thăng Long
1. Chiến lược

14

2. Giải pháp

14-15

IV. Kết luận

15

4


I. GIỚI THIỆU CHUNG
Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội
thuộc địa bàn Phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Thành
phố Hà Nội; Vùng lõi của di sản rộng 18,395 ha, bao gồm khu di tích Thành cổ Hà
Nội và di tích khảo cổ học 18 Hồng Diệu. Vùng đệm của Di sản rộng 108 ha,
được xác định bao gồm tồn bộ Khu Trung tâm Chính trị Ba Đình nối đến phần
đường Nguyễn Tri Phương tiếp giáp Bộ Quốc phịng.
Tồn bộ Khu di sản là trung tâm của Cấm thành, Hoàng Thành - Nơi ở và làm
việc của Vua và Hoàng Gia, gắn với các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung
Hưng và lịch sử thăng trầm của Kinh đô Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt
từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII; Thăng Long – Hà Nội là mảnh đất địa linh nhân
kiệt, nơi hội tụ trọng yếu của bốn phương;
Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản Khu Trung tâm Hoàng Thành

Thăng Long – Hà Nội là nhiệm vụ được UBND Thành phố Hà Nội giao cho Trung
tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội từ khi thành lập năm 2006 đến nay.

Tổng thể khu di sản Hoàng thành Thăng Long gồm vùng lõi và vùng đệm. Nguồn:
hoangthanhthanglong.vn

* Vai trị của phát triển văn hóa trong kế hoạch phát triển của Trung tâm:
Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản thế giới được
Ủy ban di sản thế giới công nhận ngày 1/8/2010 tại Kỳ họp lần thứ 34 tổ chức tại
Brasil. Với giá trị hơn 1.300 năm lịch sử, nằm trong Khu Trung tâm Chính trị Ba
Đình, được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư các nguồn lực song lượng
du khách đến tham quan, học tập tại khu di sản còn hạn chế, nguồn thu hàng năm
5


từ tiền bán vé tham quan còn chưa tương xứng với tiềm năng. Mục tiêu của bài
tiểu luận này là xem xét, lựa chọn các nguồn lực để đưa ra các quyết định tổ chức
và kiểm soát việc thực hiện nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Khu di sản
Hoàng Thành Thăng Long;
* Tại sao phải nghiên cứu về các nguồn lực phát triển văn hóa:
Với một Di sản văn hóa tiêu biểu nhất của Thủ đơ và của cả nước, được
Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội quan tâm, đầu tư về ngân sách, đào tạo nhân
lực, song việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn nhiều hạn chế.
II. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN VĂN HĨA TẠI
KHU DI SẢN HỒNG THÀNH THĂNG LONG - HÀ NỘI:
A. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực:
1. Nguồn lực văn hóa:
1.1. Giá trị vật thể:
Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là di tích lịch sử văn hóa
tiêu biểu của Thủ đơ và của cả nước. Khu di sản có chiều dài lịch sử trên 13 thế kỷ

từ thời Đại La, Lê sơ, Lý, Trần, Lê, Mạc... đến thời đại Hồ CHí Minh quang vinh.
Nơi đây cịn lưu giữ những di tích lịch sử quý giá như: di tích Đoan Mơn, bộ thành
bậc Điện Kính Thiên (Bảo vật quốc gia), di tích cách mạng Nhà D67, hầm chỉ huy
quân sự... và hệ thống di tích khảo cổ học rộng lớn hàng trăm nghìn di vật của
nhiều triều đại.
Khu di sản Hồng thành Thăng Long nằm ở vị trí đắc địa, giữa trung tâm
chính trị quận Ba Đình, khu vực có các cơ quan đầu nào của Trung ương, gần
Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám, nằm trong tuyến các di sản văn hóa tiêu biểu
của Thủ đơ Hà Nội.

Một số di tích tiêu biểu: cổng Đoan Mơn, Bảo vật quốc gia Bộ thành bậc Điện Kính Thiên.
Nguồn: hoangthanhthanglong.vn

1.2. Giá trị phi vật thể:
Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lịng đất tại Khu Trung
tâm Hồng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao
lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngồi, nhiều
học thuyết, tư tưởng có giá trị tồn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật
6


giáo và Nho giáo, thuyết phong thủy, mơ hình vương thành phương Đơng, mơ
hình kiến trúc qn sự phương Tây (thành Vauban), để tạo dựng nên những nét
độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia
vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt
trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến
trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời
kỳ lịch sử.

Hoạt động nghi lễ tại khu di sản. Nguồn internet.


Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất
về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sơng Hồng trong suốt
lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến
thời kỳ Thăng Long-Đông Kinh-Hà Nội với các Vương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn)
và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến
trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của
các Vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành
chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất
hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát
triển chính trị, văn hố như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
 Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về
một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc
gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề
cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc
gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngồi đơ hộ. Di sản đề cử cịn ghi đậm dấu ấn
thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,
7


giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt
Nam.
Ngày nay, khu di sản là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa trọng đại của Thủ đơ
và Quốc gia, là nơi tái hiện những nghi lễ truyền thống của Hoàng cung Thăng
Long xưa, là nơi để học sinh, sinh viên đến tím hiểu về lịch sử dân tộc thơng qua
Chương trình giao dục di sản chun sâu dành cho học sinh các cấp. Hàng năm tại
khu di sản thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ truyền thống
như múa rối, hát xoan,..., hội chợ sách, chương trình nghệ thuật, lễ kỷ niệm sự kiện
lớn của Hà Nội,...


Du khách trải nghiệm tại khu di sản. Nguồn internet.

Tại đây cũng diễn ra các hoạt động thực hành nghi lễ truyền thống như Tống
cựu nghin tân (các nghi lễ Tết Nguyên đán tiễn năm cũ, chào năm mới), dâng
hương tưởng niệm các vị Tiên đế, lễ Tiến xuân ngưu,...
Biểu 01: Thống kê lượng khách đến tham quan, học tập tại Hoàng Thành
Thăng Long 3 năm gần đây (2018 – 2020):
Năm

Số lượng du khách (lượt
người)

Ghi chú

2018

371.350

Tăng 11% so với 2017

2019

508.700

Tăng 27% so với 2018

2020

140.401


Giảm 72% so với 2018, do dịch
bệnh COVID-19
8


2. Nguồn lực tài chính:
Những năm qua, di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long cũng như các di
sản khác đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các ngành, các cấp và
địa phương. Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, trong đó có
chống xuống cấp, tu bổ, tơn tạo di tích, các cơng trình tại các Di sản Thế giới đã
được tu bổ, bảo quản, chống xuống cấp bằng nhiều biện pháp khác nhau như
chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế
các bộ phận bị hư hỏng. Cảnh quan thiên nhiên ngày càng được quan tâm giữ gìn,
tạo sự bền vững lâu dài cho các Di sản Thế giới. Nhờ đó, các Di sản Thế giới trở
thành địa chỉ thu hút ngày càng nhiều khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu.
Tài chính cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Thế giới Khu Trung
tâm Hồng Thành Thăng Long - Hà Nội bao gồm những nguồn sau:
+ Ngân sách nhà nước: Ngân sách địa phương
+ Nguồn thu: từ bán vé tham quan, các dịch vụ phục vụ du khách, bán các sản
phẩm du lịch.
+ Các nguồn kinh phí khác: Hợp tác quốc tế vốn ODA, xã hội hóa.
Biểu 02: Nguồn lực tài chính 05 năm gần đây (2016 – 2020)
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Ngân sách nhà nước
Nguồn thu
(NS địa phương)

Nguồn vốn
ODA, xã hội

hóa

Cộng

STT

Năm

1

2016

70.779

4.500

650

75.929

2

2017

77.425

5.320

980


83.725

3

2018

78.000

6.100

460

84.560

4

2019

80.000

10.500

520

91.020

5

2020


81.000
387.204

2.300
28.720

600
3.210

83.900
419.134

Tổng cộng

- Sử dụng nguồn lực tài chính:
Biểu 03: Số liệu các nguồn chi 3 năm gần đây (2018 – 2020):
Năm

Chi tài chính (triệu đồng)
Tổng số

Chi thường
xuyên (Lương và
các khoản theo

Chi sự
nghiệp văn
hóa
9


Chi đầu
tư XDCB

Chi khác
(tiền cơng
đức)


lương)
2018

77.884

13.780

61.054

2.600

450

2019

79.478

14.550

61.778

2.500


650

2020

80.247

15.110

61.937

2.500

700

3. Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực tham gia phát triển khu di sản Hồng thành Thăng Long hiện
nay gồm có:
- Nguồn nhân lực bên trong: cơ quan quản lý di sản (Ủy ban nhân dân thành
phố, Thành ủy Hà Nội, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội); các Sở,
ban ngành quản lý lĩnh vực văn hóa (Sở văn hóa thể thảo, Sở Du lịch, Sở thơng tin
truyền thơng,...).
- Nguồn nhân lực bên ngồi: Các Bộ ban ngành quản lý lĩnh vực di sản văn
hóa; Hội đồng tư vấn khoa học; các Viện nghiên cứu, trường đại học về văn hóa;
chuyên gia trong nước và quốc tế cộng tác với khu di sản; lực lượng tình nguyện
viên, học sinh, sinh viên,...
1.1. Cơ quan quản lý di sản:
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội trực thuộc Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và
phát huy giá trị khu di sản. Trung tâm được thành lập từ năm 2006, với đội ngũ

chuyên môn ngày càng được mở rộng, nâng cao.
Huy động nguồn nhân lực:
Biểu 04: Thống kê nguồn nhân lực 03 năm gần đây (2018 – 2020)
Tổng số CB, VC, LĐ

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

166

163

157

- Tiến sỹ chuyên ngành KHXH

3

4

4

- Thạc sỹ chuyên ngành KHXH

15

18


20

- Thạc sỹ chuyên ngành khác

3

3

2

- Cử nhân chuyên ngành KHXH

71

70

68

- Cử nhân chuyên ngành khác

24

23

23

- Lao động khác

50


45

40

Tổng số (người):
Trong đó trình độ:

- Về sử dụng Nguồn nhân lực:
Hiện nay cơ quan quản lý di sản gồm có Ban Giám đốc và 06 phịng, ban trực
thuộc gồm có:

10


- Ban Giám đốc: gốm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc, chỉ đạo điều hành
chung hoạt động của Trung tâm.
- Văn phòng: bộ phận quản lý nhân sự, tham mưu, tổng hợp chương trình
cơng tác của Trung tâm. Có 17 cán bộ.
- Phịng Kế hoạch Tài chính: quản lý các hoạt động thu chi tài chính, xây
dựng kế hoạch chi ngân sách của Trung tâm hàng năm, quản lý bộ phận bán vé
tham quan. Có 15 cán bộ.
- Phòng Quản lý Bảo vệ: gồm 02 bộ phận, quản lý di tích và bảo vệ an ninh.
Tổng số 55 cán bộ, trong đó bộ phận quản lý di tích 10, bảo vệ 45.
- Phòng Bảo quản trưng bày: Bảo quản hiện vật, quản lý các phòng trưng bày;
tổ chức trưng bày, triển lãm. Có 22 cán bộ.
- Phịng Nghiên cứu sưu tầm di sản: Nghiên cứu ứng dụng, sưu tầm hiện vật,
lưu trữ tư liệu, khảo cổ học. Có 18 người.
- Phòng Hướng dẫn thuyết minh: Tuyên truyền, quảng bá di sản; hướng dẫn
viên. Có 23 cán bộ, trong đó: Hướng dẫn viên: 12 người (trong đó tiếng Anh 2

người, tiếng Pháp 2, tiếng Trung 1).

Cán bộ Trung tâm trong hoạt động chào mừng ngày 8-3-2021. Nguồn: fb
hoangthanhthanglong.

Phân công cán bộ đúng chuyên ngành được đào tạo tại các phịng, ban. Cơng
tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, viên chức đáp ứng nhu cầu phát triển của khu di sản;
Trung tâm đã cử nhiều cán bộ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo trong và
ngoài nước, khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị và
chun mơn nghiệp vụ;
11


Biểu 05: Kinh phí phục vụ đào tạo 3 năm gần đây (2018 – 2020):
Năm

Kinh phí đào tạo (Triệu đồng)

Ghi chú

2018

321

Được chi từ nguồn ngân
sách nhà nước cấp

2019


236

Được chi từ nguồn ngân
sách nhà nước cấp

2020

75

Chi từ nguồn thu của
Trung tâm nên bị cắt
giảm

1.2. Các nguồn khác:
- Thành lập Hội đồng tư vấn khoa học gồm các chuyên gia đầu ngành trong
lĩnh vực bảo tồn văn hóa, lịch sử, bảo tàng... để cố vấn trong quá trình thực hiện
các hoạt động nghiên cứu, phát huy giá trị di sản. Ý kiến đóng góp của Hội đồng
khoa học có ý nghĩa quan trọng và thuyết phục các cơ quan cấp trên trong các
quyết định, dự án lớn tại khu di sản.
- Ngoài ra khu di sản nhận được sự hợp tác nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh
nghiệm của nhiều Viên nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia trong và ngoài
nước, lực lượng học sinh, sinh viên cũng đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn, phát
huy giá trị khu di sản.
B. Các nhân tố tác động lên quản trị các nguồn lực:
1. Nguồn lực văn hóa:
+ Yếu tố bên trong: Di sản đặc biệt là các di tích, di vật khảo cổ học có giá trị
vơ cùng to lớn, là kho tư liệu minh chứng cho lịch sử hàng ngàn năm nhưng nếu
không được bảo tồn đúng kỹ thuật, không giám sát được lượng du khách sẽ gây tác
động tiêu cực, phá vỡ cảnh quan, phá hoại di tích;
+ Yếu tố bên ngồi: Luật di sản và các chính sách về văn hóa trong kinh tế,

kinh tế trong văn hóa, xã hội hóa hoạt động văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa đã góp
phần khẳng định vai trị của di sản văn hóa trong q trình phát triển bền vững. Xã
hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí, nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa của
đơng đảo nhân dân cũng phát triển.
2. Nguồn lực tài chính:
+ Yếu tố bên trong: Nguồn thu từ các hoạt động của di sản: thu từ phí, lệ phí,
khai thác tư liệu, tổ chức các hoạt động sự kiện ngày càng tăng;
Biểu 06: Số liệu nguồn thu 3 năm gần đây (2018 – 2020):
Năm

Thu phí, lệ phí (Triệu đồng)

2018

6.100
12

Ghi chú


2019

10.500

2020

2.300

Giảm mạnh do dịch bệnh
Covid 19


+ Yếu tố bên ngoài:
Từ năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 02 quy hoạch bảo
tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tại Khu di tích Thành cổ và Khu khảo cổ học 18
Hoàng Diệu làm cơ sở đầu tư các dự án bảo tồn tôn tạo tại Khu di sản;
Năm 2013 UBND Thành phố đã phê duyệt Kế hoạch quản lý và Kế hoạch
hành động để tổ chức thực hiện;
3. Nguồn nhân lực:
+ Yếu tố bên trong: cán bộ có trình độ chun mơn phù hợp với vị trí việc
làm, thường xuyên có ý thức tự học tập nâng cao trình độ tuy nhiên sức ỳ cịn lớn,
khả năng phục vụ du khách chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng đúng trình độ, yêu
cầu đối với di sản mang tầm quốc tế;
+ Yếu tố bên ngoài: UBND Thành phố hàng năm đều tổ chức, tạo điều kiện
cho cán bộ các khóa đào tạo, tập huấn, trong nước và ngồi nước. Hàng năm, các
chuyên gia về khảo cổ học, bảo tàng, công nghệ thông tin … đều đến thăm và trao
đổi kinh nghiệm với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ của di sản; Tuy nhiên, thực hiện
Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản đội ngũ công chức, viên chức, mục tiêu đến
năm 2021 giảm 10% đội ngũ viên chức hiện có sẽ tạo áp lực cho mỗi cán bộ, viên
chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
C. Đánh giá SWOT về các nguồn lực:
1. Đối với nguồn lực văn hóa:
- Điểm mạnh:Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa
tiêu biểu nhất của Thủ đơ và của cả nước có giá trị lịch sử 1.300 năm;
- Điểm yếu: Chưa thực sự thu hút du khách đến tham quan, học tập. Chưa
phát huy hết tiềm năng của di sản;
- Cơ hội: là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với thủ đơ;
- Thách thức: Nếu khơng kiểm sốt được lượng du khách sẽ gây ảnh hưởng
đến di tích, di vật; Công tác bảo tồn, bảo quản không tốt sẽ mất đi tính tồn vẹn
của di sản’;
2. Đối với nguồn lực tài chính:

- Điểm mạnh:Chính phủ, Thành phố rất quan tâm đầu tư cho công tác bảo
tồn, phát huy giá trị di sản; Các tổ chức quốc tế rất quan tâm để đầu tư;
- Điểm yếu: Nguồn thu chưa tương xứng với giá trị; Việc triển khai đầu tư các
dự án tại khu di sản đều là các dự án nhóm A theo Luật đầu tư cơng nên việc phê
duyệt chủ trương đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định, vì vậy 3 năm gần
đây chỉ triển khai được bước chuẩn bị đầu tư mà chưa triển khai đầu tư được bất
kể dự án nào;
13


- Cơ hội: Du khách ngày càng đến với di sản thì nguồn thu sẽ tăng;
- Thách thức: cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 16/NĐ-CP đối với các
đơn vị sự nghiệp địi hỏi phải có phương án, giải pháp tăng nguồn thu để trước mắt
là tự chủ về chi thường xuyên;
3. Đối với nguồn nhân lực:
- Điểm mạnh: Là một di sản quan trọng của Hà Nội và cả nước, khu di sản
Hoàng thành Thăng Long nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp địa phương,
các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực văn hóa. Cán bộ quản lý di sản có chun mơn
phù hợp, lực lượng cán bộ trẻ cao, có tâm huyết, ham học hỏi; UBND Thành phố
thành lập Hội đồng tư vấn khoa học với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh
vực để tư vấn cho Hoàng Thành Thăng Long trong công tác bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị;
Được sự trợ giúp của các các tổ chức, chuyên gia quốc tế, các di sản tương tự
của Nhật, Hàn Quốc, Pháp... trong việc chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ
chuyên môn cho cán bộ.
- Điểm yếu:
+ Một số bộ phận phục vụ du khách vẫn có kỹ năng phục vụ chưa chuyên
nghiệp; đội ngũ hướng dẫn chưa đáp ứng được trình độ ngoại ngữ phục vụ cho du
khách quốc tế.
+ Các cán bộ trẻ chưa đủ kinh nghiệm, một số cán bộ làm việc trái ngành

nghề, kỹ năng làm việc còn yếu kém.
+ Ở một số bộ phận, số lượng cán bộ chuyên môn chưa đủ, dẫn đến quá tải
trong công việc, chậm tiến độ.
+ Cơ chế tuyển dụng chưa cởi mở, khó tuyển được nhân tài phục vụ cho khu
di sản.
+ Mơi trường làm việc đơi khi cịn trì trệ, tạo sức ỳ lớn cho các cán bộ khi
làm việc trong môi trường nhà nước.
- Cơ hội: Đa số là cán bộ trẻ, nhiều tiềm năng để phát huy;
+ Khu di sản càng ngày càng nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp các
ngành về đầy đủ các nguồn lực để đáp ứng khối lượng công việc ngày càng lớn.
+ Là một di sản thế giới, trong mạng lưới các di sản quốc tế, nhân lực của khu
di sản có nhiều cơ hội giao lưu học tập tại nước ngồi, nhanh chóng nâng cao trình
độ.
- Thách thức: trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế chưa đáp ứng trong điều kiện
hội nhập quốc tết sâu rộng;
+ Theo yêu cầu của UBNĐ thành phố, Trung tâm sẽ phải xây dựng lộ trình tự
chủ, nguồn thu bất ổn, việc xây dựng mơi trường làm việc chun nghiệp gặp
nhiều khó khăn.
+ Thu hút nhân tài làm việc tại các cơ quan nhà nước, thu nhập kém hơn các
doanh nghiệp bên ngoài.
14


+ Chỉ tiêu tuyển dụng tại cơ quan nhà nước rất chặt chẽ và ngày càng bị cắt
giảm, dẫn đến việc thay thế, tuyển dụng cán bộ đúng chuyên môn gặp nhiều khó
khăn.
III. CHIẾN LƯƠC, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI KHU DI SẢN HOÀNG THÀNH THĂNG LONG:
1. Chiến lược:
- Tập trung toàn bộ nguồn lực để hướng đến phục vụ du khách, trong đó nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu.
- Ổn định, duy trì và tập trung bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có.
- Phát triển nguồn nhân lực từ nhiều nguồn, thu hút sự cộng tác, chung sức
của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước.
- Xây dựng Chính sách thu hút nguồn nhân lực cởi mở, tạo môi trường làm
việc năng động, văn minh, khuyến khích sự sáng tạo, học hỏi.
2. Giải pháp:
a) Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có:
- Hồn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng cơ quan, đảm bảo
công bằng, hợp lý trong chi trả tiền lương cho người lao động, tạo tính cạnh tranh
trong thu hút nguồn lực bên ngồi và giữ chân nguồn lực bên trong.
- Cải thiện môi trường làm việc, nâng cáo hoạt động của tổ chức cơng đồn,
quan tâm đến đời sống của cán bộ viên chức, lao động.
- Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ, ngồi trình độ
chun mơn còn trau dồi ngoại ngữ, nhằm xem xét đúng khả năng của từng người,
sắp xếp vị trí việc làm hợp lý.
- Cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu thủ tục hành chính, đảm bảo tính
chun nghiệp cao trong mơi trường làm việc.
b) Phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều
kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với cơ quan.
- Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát
triển hướng tới sự hứng khởi trong cơng việc. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong
từng vị trí cơng việc để mỗi người có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân. Tổ
chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ
tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi
giả trí để tái tạo lại sức lao động.
- Khuyến khích cán bộ, viên chức lao động học tập nâng cao trình độ ngoại
ngữ, chun mơn; Thường xun khai thác các khóa đào tạo do các tổ chức quốc
tế, các bộ, ngành tổ chức về bảo tồn, phát huy giá trị di sản để cử cán bộ có đủ

trình độ tham gia; Hàng năm dành một khoản kinh phí để tổ chức các khóa đào
tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ; Việc đánh giá, cán bộ viên chức được thực
hiện thường xuyên để mỗi cán bộ viên chức xác định được mục tiêu cần phấn đấu;
15


- Thường xuyên giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm để điều chỉnh
kế hoạch năm sau cho phù hợp;
c) Chính sách thu hút nguồn nhân lực
- Kết nối với các di sản trong Câu lạc bộ di sản văn hóa Thế giới tại Việt Nam
(Vịnh Hạ Long, Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng, Tràng An, Thành Nhà Hồ, Mỹ Sơn,
Phố cổ Hội An) và các hệ thống các bảo tàng, các khu di tích tại Thành phố Hà
Nội (Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật, Văn Miếu Quốc Tử Giám,
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Phủ Chủ tịch…) để liên thông trong việc
tuyên truyền, quảng bá trong hệ thống di tích.
- Phối hợp với các sở giáo dục và các trường học trên địa bàn Thành phố Hà
Nội và các tỉnh lân cận để đưa các cháu học sinh tham gia chương trình giáo dục
học đường, phấn đấu để chương trình là 1 hoạt động ngoại khóa cho các bậc học
sinh từ tiểu học đến THPT; Làm việc với các công ty tổ chức du lịch để đưa khách
đến với khu di sản; Có cơ chế để khuyến khích việc dẫn khách đến, tăng nguồn thu
cho di sản.
IV. KẾT LUẬN:
Nhóm chúng tơi hy vọng với việc xem xét tiềm năng của Khu di sản Hoàng
Thành Thăng Long, thực trạng quản lý các nguồn lực về tài chính, nhân lực; Phân
tích và xem xét, đề xuất chiến lược giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, góp
phần thực hiện quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng Thành Thăng
Long. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cơ giáo và các bạn để
hồn thiện thêm nội dung đề tài.
Trân trọng cảm ơn./.


16



×