Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.6 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN:
TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI:17
Vai trị của giáo dục trong sự hình thành và phát
triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn.
HỌ TÊN
MSSV
LỚP
NHĨM

:
:
:
:

KHỒNG THỊ LỆ
451323
N06
04

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................................1
KẾT LUẬN............................................................................................................................8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................9


LỜI MỞ ĐẦU
Giá trị con người luôn là mục tiêu phấn đấu và đạt được của mọi cá thể trong
xã hội. Nhân cách đóng vai trị quan trọng giúp hình thành nên giá trị đó.
Nhân cách là một quá trình dài, hình thành và phát triển theo tiến trình sống
của con người và chính là kết quả của quá trình tác động bởi nhiều yếu tố.
Dưới góc độ nghiên cứu của các nhà tâm lý học, họ đã cho rằng trong quá
trình hình thành và phát triển, nhân cách bị chi phối bởi 5 yếu tố: yếu tố di
truyền, hoàn cảnh sống, yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động, yếu tố giao tiếp.
Mỗi yếu tố nêu trên đều đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình hình
thành và phát triển nhân cách con người. Trong đó, yếu tố mà chúng ta phải
đặc biệt phải kể đến đó là yếu tố giáo dục. Giáo dục luôn là một phần vơ cùng
cần thiết trong q trình hồn thiện nhân cách con người, đây là một chủ đề
thú vị và gẫn gũi với thực tiễn được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Chính
vì vậy, em xin chọn đề tài số 17 để nghiên cứu và đi sâu vào phân tích vai trị
của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

NỘI DUNG
.I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH VÀ GIÁO DỤC
.1 Nhân cách của con người
2.1 Khái niệm
Muốn hiểu được khái niệm nhân cách, trước hết cần phải tìm hiểu những
định nghĩ sau:
- Con người: vừa là thực thể sinh học vừa là thực thể xã hội và tâm lý. Sự
phát triển của con người còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội. Mặt tự
nhiên và mặt xã hội thống nhất với nhau tạo thành một cấu trúc chỉnh thể con người.

1



- Cá nhân: là thuật ngữ dùng để chỉ một con người với tư cách đại diện
cho loài người, là thành viên của xã hội loài người. Mỗi cá nhân là sự phân
biệt với người khác, với cộng đồng.
- Cá tính: là thuật ngữ dùng để chỉ cái đơn nhất, cái độc đáo trong tâm lí
của mỗi người ảnh hưởng bởi điều kiện xã hội và môi trường.
- Chủ thể: Khi cá nhân thực hiện một cách có ý thức, có mục đích một
hoạt động hay một quan hệ xã hội thì cá nhân đó được coi là chủ thể.
Nhân cách được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau thuộc nhiều nghành
khoa học xã hội khác nhau, trong đó có khoa học tâm lý. Ngay từ năm 1927,
G.W.Allport đã dẫn ra gần 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về
nhân cách và hiện nay có rất nhiều lý thuyết khác nhau về nhân cách trong
khoa học tâm lý. VD:
Các nhà tâm lý học khoa học cho rằng, khái niệm nhân cách là một phạm trù
xã hội, có bản chất xã hội – lịch sử.
- Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã
hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định. (A.G.Kovaliov)
- Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và
phẩm chất tâm lý, quy định hình thức của hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã
hội. (E.V.Sơrơkhơva)1
Qua q trình khai thác kiến thức, ta có thể định nghĩa “nhân cách là tổ hợp
các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá
nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị của người ấy”2 bao hàm phần xã hội - tâm
lí của cá nhân với tư cách thành viên của xã hội, là chủ thể của các mối quan
hộ xã hội và hoạt động có ý thức.
2.2 Đặc điểm của nhân cách
- Tính thống nhất của nhân cách: nhân cách có thể bao gồm nhiều nhiều
thuộc tích, phẩm chất riêng lẻ. Nhưng những thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ
1


Giáo trình Tâm lý học đại cương, GS TS Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên), nxb ĐH Sư phạm HN; 2007

2

Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội ; Đặng Thanh Nga chủ biên; xb 2013

2


đó đều liên quan và khơng tách rời với nhau tạo lên bản sắc riêng biệt. Từ
bản sắc riêng tạo ra cá tính đặc biệt của mỗi người và từ đó hình thành nhân
cách của người đó.
- Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý
tương đối ổn định. Nó rất khó hình thành và cũng khó mất đi. Nhân cách
mang tính ổn định nhưng nó khơng phải là cái gì bất biến, mà nó vẫn có thể
thay đổi được theo hướng phát huy mặt tốt, tích cực để hạn chế mặt tiêu
cực trong nhân cách.
- Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao
tiếp, là sản phẩm của xã hội. Biểu hiện xác định tự giác mục đích hoạt
động, thực hiện và hồn thiện, vì thế nhân cách mang tính tích cực. Giá trị
đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá
nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách.
- Tính giao lưu của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển,
tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với
những nhân cách khác. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào hệ
thống quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức. Qua giao tiếp mà
con người tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau. 3
Nhân cách bị chi phối bởi 5 yếu tố: yếu tố di truyền, hoàn cảnh sống, yếu tố
giáo dục, yếu tố hoạt động, yếu tố giao tiếp. Ta sẽ tìm hiểu sâu về yếu tố giáo

dục.
.2 Nhân tố giáo dục.
2.1 Khái niệm chung về giáo dục
Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và
thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra
dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thơng qua tự học4.
3

xem Giáo trình Tâm lý học đại cương, GS TS Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên), nxb ĐH Sư phạm HN, 2007.

4

Theo Dewey, John (1916/1944). Democracy and Education. The Free Press. tr. 1–4. ISBN 0-684-83631-9

3


Tại Việt Nam, một định nghĩa khác về giáo dục được Giáo sư Hồ Ngọc Đại
đưa ra như sau: Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một
cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác
thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích,
định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích
của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa
năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế
mạnh của bản thân5.
2.2 Vai trị của giáo dục
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trị quan trọng
đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức

ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng
hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải
là ngoại lệ.6
2.3 Giáo dục dưới góc độ tâm lý học
Theo quan điểm tâm lý học hiện đại thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong
hình hành nhân cách.
Trong tâm lý học, giáo dục được hiểu là : quá trình tác động có ý thức, có
mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ
em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường .

5

Theo trang tài liệu mở Wikipedia

6

Trần Duy (2015) “Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển”, nxb Hà Nội.

4


.II VAI TRỊ CỦA GIÁO DỤC TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH.
.1 Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát
triển nhân cách của cá nhân
- “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng
hoà của những mối quan hệ xã hội” 7 Con người, lúc lọt lòng chỉ là một tờ
giấy trắng. Điều hình thành nhân cách con người chính là cách xã hội truyền
đạt lại với chúng, khi còn bé là giai đoạn giáo dục trong thời kỳ lý tưởng nhất

để phát triển trí tuệ của con người, hình thành tính cách và phẩm chất tốt đẹp
của con người. Bắt đầu từ gia đình, gia đình là cơ sở, là nền tảng quan trọng,
dạy các em các đức tính: lễ phép, ngoan ngỗn, trung thực,...đây chính là định
hướng việc hình thành nhân cách.
- Và tiếp đó là giáo dục trong môi trường nhà trường, xã hội- đây là bước
phát triển tiếp theo trong cuộc đời của mỗi con người. Trong cấp bậc, giáo
dục đã dẫn dắt định hướng cho chúng ta các mục tiêu, cách thức đạt được nó.
Xã hội tác động rất lớn đến việc phát triển nhân cách, từ những kinh nghiệm,
mỗi góc độ nhìn nhận cuộc sống khác nhau mà hoàn thiện nhân cách của con
người.
.2Giáo dục mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh- di truyền hay môi
trường tự nhiên không mang lại được.
- Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều
có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên
yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.
- Đối với bẩm sinh – di truyền, ví bố mẹ của 1 đứa trẻ rất thông minh- giỏi
giang. Nhưng khi con được sinh ra, chỉ dựa vào di truyền mà không giáo dục
7

C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.11.

5


để trẻ biết cách nhận thức và tiếp thu kiến thì khơng thể mang lại tính thơng
minh, lanh lợi cho trẻ.
- Giáo dục cịn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia
đình, nhà trường …, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành
mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người.

- VD Hiện nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình
là một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi
trường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của
một xã hội văn minh tiến bộ.
.3 Giáo dục bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.
- Đây là vai trị vơ cùng to lớn của giáo dục, theo kết quả điều tra quốc gia
về NKT tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê và UNICEF công bố ngày
11/1/2019, Việt Nam hiện có khoảng hơn 6,2 triệu người (hơn 7% dân số 2
tuổi trở lên) là người khuyết tật. Từ đó, xuất hiện các hình thức giáo dục để bù
đắp lại những loại bệnh tật bất hạnh đó.
- Ví dụ như giáo dục “ngơn ngữ kí hiệu” đã mở ra một tương lai tươi sáng
cho người bị mất thích giác, người câm,..điều này khiến những người khiếm
khuyết đó có thể giao tiếp dễ dàng hơn, giúp họ học tập, có việc làm, hịa
nhập cộng đồng,...từ đó mà con người có thể phát triển khả năng, hình thành
nhân cách một cách tốt nhất có thể
.4 Giáo dục uốn nắm những phẩm chất tâm lý xấu.
- Hiện nay, việc trẻ em gặp các vấn đề suy thoái nhân cách ( nhiễm thói hư
tật xấu, vi phạm pháp luật) khơng còn gì xa lạ. Vì vậy giáo dục ở trường hợp
này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc hình thành nhân cách con
người, có thể uốn nắn, điều chỉnh sự phát triển nhân cách lệch lạc so với các
chuẩn mực xã hội của các em bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt (như đưa
vào trại giáo dưỡng).

6


- Điều này cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng- bảo vệ an
ninh trật tự xã hội. Đối với tội phạm, vi phạm pháp luật thì việc giáo dục cải
tạo vô cùng cần thiết. Khiến người phạm tội có thể nhận thức được lỗi lầm
của bản thân, cải tạo tư tưởng để loại bỏ nhân cách xấu.

.5 Giáo dục hình thành việc xây dựng kế hoạch tương lai
- Giáo dục giúp cho việc tao tiền đề và xây dựng năng lực cho tương lai.
Trình độ, khả năng giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng
của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả
năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát
triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những
người thực sự có giáo dục.”
.III LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ VAI TRỊ CỦA GIÁO DỤC TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.
- Vai trị của giáo dục vơ cùng to lớn đối với việc hình thành nhân cách con
người. Có thể coi đây là một thực tế xác đáng minh chứng cho quan điểm
trên: nền giáo dục trẻ em ở Nhật Bản rất đặc biệt. Khi đặt chân đến bất cứ đâu
trong đất nước Nhật Bản, bạn rất dễ bắt gặp hình ảnh những em bé chỉ chừng
học sinh cấp một, đeo cặp, đi bộ theo từng tốp bằng qua các con phố để đi
học hay hình ảnh các em có hành động khoanh tay cúi đầu cảm ơn khi được
các tài xế oto nhường đường. Khác xa với hình ảnh những đứa trẻ ở nhiều
nơi, vì còn quá nhỏ nên phụ huynh sẽ đưa đón các bé đi học Trẻ em Nhật Bản
được học cách sống tự lập khi cịn rất nhỏ, chúng tự đi học hằng ngày mà
khơng cần một người lớn nào đi theo giám hộ, được giáo dục về tính tự lập,
biết cười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn
luyện sức khỏe để trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống. Chính
vì thế Nhật Bản được coi là một đất nước với “một nền giáo dục đặt nặng phát
triển nhân cách trẻ”8. Nhờ có giáo dục, và giáo dục chính là phương tiện quan
8

Hạ Vy, văn hóa nghệ thuật/khám phá Nhật Bản/dulichnhatban.net

7



trọng nhất để họ, hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp con
người ở đây có một nhân cách sống tốt đẹp, cách đối nhân xử thế, rèn luyện
sức mạnh tự lực, tự cường...Một nền giáo dục nhân cách khiến cả thế giới đều
phải cảm phục.
- Mỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những chuẩn mực nhân cách của riêng
mình và sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển
của nhân cách khác nhau. Nhưng theo quan điểm của em, trong thời đại nào
thì giáo dục cũng giữ một tầm quan trọng tuyệt đối trong việc hình thành nhân
cách con người. Môi trường xã hội đều ảnh hưởng đến chúng ta cả về mặt tích
cực và tiêu cực. Giáo dục có khả năng giúp chúng ta phịng ngừa, loại bỏ
những ảnh hưởng tiêu cực, và tiếp nhận, học theo những điều tốt đẹp. Hãy tự
tạo cho mình và những người xung quanh môi trường hoạt động tốt với những
phương pháp học sáng tạo cũng là một giải pháp tốt thúc đẩy quá trình hình
thành và phát triển nhân cách.
- Hiện tại, đang là một sinh viên. Em nghĩ bản thân đã và đang trau dồi thêm
những phẩm chất, kiến thức khơng chỉ trong mơi trường Nhà trường, mà cịn
phải tiếp nhận những kiến thức giáo dục từ nhiều nguồn khác nhau, các mối
quan hệ xã hội, hoạt động sống xung quanh..để bản thân hoàn thiện, phát triển
nhân cách theo chiều hướng tốt nhất. Phải đề cao hoạt động giáo dục, coi nó
là tiền đề để phát triển hơn nữa về nhân cách của bản thân. Đồng thời ủng hộ
tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

KẾT LUẬN
Con người luôn là trung tâm của xã hội, là mục tiêu hướng đến đầu tiên của
quá trình phát triển của Đất nước. Mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng và tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp và công cuộc xây dựng và phát triể Đất Nước. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng. Có
đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Lời nói của Bác đặt ra cho
8



thanh niên, học sinh chúng ta một vấn đề rất cụ thể và cần thiết: Phải tu
dưỡng, rèn luyện để có đức, có tài. Chính vì vậy nhân cách con người, chữ
“đức” trở thành yếu tố kiên quyết để trở thành một cá nhân có ích cho xã hội.
Để có được nhân cách tốt là sự kết hợp và bù trừ của các yếu tố: di truyền,
hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động, giao tiếp..Nhưng giáo dục là vô cùng
quan trọng bởi "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" nó vừa đảm bảo tri
thức vừa đảm bảo ý thức phẩm chất con người, là phương tiện cơ bản nhất để
hình thành và phát triển nhân cách con người. Vì thế hãy đề cao giáo dục và
tiếp thu nó để rèn luyện những phẩm chất, tư cách, tri thức,..để trở thành một
trong những nhân tố có ích trong xã hội, góp một phần trong cơng cuộc xây
dựng, phát triển Đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội ; Đặng
Thanh Nga chủ biên; xb 2013
Giáo trình Tâm lý học đại cương, GS TS Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên),
nxb ĐH Sư phạm HN; 2007
Trần Duy (2015) “Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển”, nxb
Hà Nội.
Hạ Vy, văn hóa nghệ thuật/khám phá Nhật Bản/dulichnhatban.net
C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.11.
trang tài liệu mở Wikipedia
Cổng ttddt Bộ GD và ĐT
Dewey, John (1916/1944). Democracy and Education. The Free Press. tr. 1–
4. ISBN 0-684-83631-9

9




×