Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.5 KB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian học tập và làm luận văn với sự giúp đỡ quý báu,
tận tình chu đáo của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân và các thầy cô giáo
Trường Đại học Thủy lợi, bạn bè đồng nghiệp cũng với sự nỗ lực cố gắng học
tập, tìm tịi, nghiên cứu của bản thân, tác giả đã hồn thành luận văn thạc sĩ
với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty
Cổ phần Constrexim Số 1 Hà Nội”.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Uân
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông tin khoa học quý báu
cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm
ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã đóng góp những ý kiến và lời
khuyên quý giá cho bản luận văn.
Do điều kiện thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế của
bản thân chưa nhiều nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
rất mong nhận được ý kiến đóng góp và trao đổi tận tình của các thầy cơ giáo
và bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trương Văn Hân


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được
ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trương Văn Hân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRONG
XÂY DỰNG..................................................................................................... 4
Bản chất và vai trò của đấu thầu trong hoạt động xây dựng....................... 4
Bản chất của đấu thầu trong hoạt động xây dựng.................................. 4
Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động đấu thầu.........................8
Vai trị của hoạt động đấu thầu trong hoạt động xây dựng...................10
Thực trạng công tác đấu thầu trong hoạt động XD ở nước ta...................11
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xậy dựng................................................11
Quá trình áp dụng các hình thức đấu thầu trong xây dựng.........................12
Những kết quả đạt được trong đấu thầu xây dựng......................................19
Những tồn tại và hạn chế trong đấu thầu xây dựng....................................20
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu trong XD.........................21
Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về đấu thầu......................................24
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài..................................26
Kết luận chương 1........................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH


TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DNXD............................................28
Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của DNXD...................28
Tiếp cận và phân loại cạnh tranh trong đấu thầu của DNXD...............29
Khả năng và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của DNXD........32
Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của DNXD 36
Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của
doanh nghiệp xây dựng........................................................................ 41
Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp................................................ 41
Nhóm nhân tố bên ngồi doanh nghiệp...........................................................48
Một số bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh.............................................51
Kết luận chương 2........................................................................................... 55


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY
LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CONSTREXIM SỐ 1 HÀ NỘI............56
Giới

thiệu khái quát về Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng

CONSTREXIM số 1............................................................................ 56
Giới thiệu về Công ty Cổ phần Constrexim số 1.............................................56
Kết quả hoạt động xản suất kinh doanh của Công ty.........................61
Đánh giá thực trạnh năng lực cạnh tranh của Công ty................................. 62
Năng lực kinh nghiệm và năng lực thi công.........................................62
Năng lực cạnh tranh về chất lượng kĩ thuật – công nghệ thi công.......63
Năng lực cạnh tranh về thực hiện tiến độ thi công...............................64
Năng lực cạnh tranh về giá dự thầu......................................................65
Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực..............................................67
Phân tích những tồn tại và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của

Cơng ty................................................................................................. 69
Phân tích những mặt tồn tại, hạn chế của cơng ty...........................................69
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng.....................................................................72
3.4. Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với công ty trong cạnh tranh.. 80
3.4.1. Những cơ hội đối với Công ty...............................................................80
3.4.2. Những thách thức đối với Công ty........................................................ 80
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong
đấu thầu xây lắp...............................................................................................81
Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn 2015 – 2020........81
Một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
trong đấu thầu các gói thầu xâ lắp giai đoạn 2015 – 2020..............................83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 91


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ q trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng......................30
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty............................................58


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh......................61
Bảng 3.2. Bảng thống kê một số cơng trình trượt thầu và ngun nhân.........66
Bảng 3.3. Lực lượng cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật của Công ty.. 67
Bảng 3.4. Công nhân kỹ thuật ký hợp đồng lao động với công ty..................68


7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành cơng nghiệp xây dựng và
tồn xã hội. Ở nươc ta hiên nay hoạt động đấu thầu được áp dụng rộng rãi ở
nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng
cơ bản luôn được quan tâm, cải tiến để tựng bước hoàn thiện.
Đấu thầu trong xây dựng là một hoạt động cạnh tranh giữa các nhà
thầu. Mỗi nhà thầu muốn thắng thầu phải có năng lực, kinh nghiệm phù hợp
với yêu cầu của gói thầu và phải có giá dự thầu hợp lý thì sẽ có cơ hội thắng
thầu cao, để nhận được hợp đồng, tạo được việc làm, có doanh thu từ đó giúp
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Cơng ty Cổ phần Constrexim số 1 Hà Nội trực thuộc Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam hoạt động trên các lĩnh vực chính
là xây lắp và đầu tư kinh doanh bất động sản, trong các lĩnh vực kinh doanh,
Constrexim số 1 Hà Nội đã khẳng định được uy tín, thương hiệu, vị thế trên
thi trường, giá trị sản xuất kinh doanh không ngừng gia tăng, thị trường thị
phần được mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Trong bối cảnh thị trường xây dựng đang có sự cạnh tranh gay gắt,
Cơng ty muốn thắng thầu thì phải nghiên cứu xây dựng một thương hiệu
mạnh và một sách lược đầu thầu kinh doanh linh hoạt hợp lý theo hướng thị
trường. Xuất phát từ những yêu cầu và mong muốn đó thì việc lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 Hà Nội” là rất cần thiết.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 Hà Nội
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất của Công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a.

Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu và xây lắp

của doanh nghiệp xây dựng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
b.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung và không gian: Nghiên cứu năng lực cạnh
tranh đối với Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Constrexim số 1 Hà Nội trong
việc đấu thầu trong nước các gói thầu xây lắp sử dụng từ 30% vốn nhà nước
trở lên.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu khảo sát hoạt động
đấu thầu của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Constrexim số 1 Hà Nội từ
năm 2010 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: luận duy vật biên chứng, kết hợp nghiên cứu định tính định lượng,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương
pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a.

Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh

nghiệp xây dựng nói riêng từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp này.


b.

Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các

doanh nghiệp xây dựng nói chung, cho Cơng ty Cổ phần Constrexim số 1 Hà
Nội nói riêng trong tiến trình phấn đấu nâng cao khả năng cạnh tranh trong
đấu thầu xây lắp.
6. Kết quả dự kiến đạt được
a.

Tổng quan về công tác đấu thầu xây lắp, nêu được vai trò và sự cần thiết của
hoạt động đấu thầu xây lắp trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và mở của,
đánh giá được thực trạng công tác đấu xây lắp ở nước ta trong những năm
qua, và những cơng trình nghiên cứu có liên quan.

b.

Hệ thống hố lý luận các quan niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi
thế cạnh tranh, vị thế cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá
khả năng cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong
đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.

c.

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá kết quả

đạt được và những tồn tại trong cạnh tranh qua đó nghiên cứu đề xuất được
một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 Hà Nội cho giai đoạn 2015 – 2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn còn bao gồm 3
chương có nội dung chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về hoạt động đấu thầu trong xây dựng

- Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của
doanh nghiệp xây dựng
- Chương 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần Constrexim số 1
Hà Nội.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
TRONG XÂY DỰNG
Bản chất và vai trò của đấu thầu trong hoạt động xây dựng
Bản chất của đấu thầu trong hoạt động xây dựng
Theo cách hiểu chung nhất thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu
đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án
trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Các quy định về đấu thầu được coi là công cụ quan trọng giúp bên mời thầu
có thể lựa chọn được người cung cấp hàng hoá, dịch vụ tốt nhất. Điều này có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà nhu cầu và tỷ trọng mua sắm công (mua
sắm bằng vốn nhà nước) ở nước ta còn rất lớn.
Lựa chọn nhà thầu được thực hiện ở nhiều dự án thuộc các lĩnh vực
khác nhau, bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng cơng trình, dự án mua sắm hàng
hố, dự án quy hoạch, nghiên cứu khoa học, lựa chọn đối tác... Việc lựa chọn
nhà thầu hiện chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật

khác nhau như: Luật Thương mại (đối với lựa chọn nhà thầu mua sắm hàng
hoá), Luật Xây dựng (đối với nhà thầu hoạt động xây dựng), Luật Đấu thầu
(đối với lựa chọn nhà thầu thuộc các lĩnh vực). Ngoài ra, do yêu cầu quản lý
trong một số lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm (dầu khí, đất đai, tài chính...),
Nhà nước cũng có những quy định riêng về lựa chọn nhà thầu. Do các đặc
điểm riêng nên lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng – dạng hoạt động
rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay của nước ta – có những khác biệt so
với lựa chọn nhà thầu khác như cung cấp hàng hoá, cung cấp dịch vụ, lựa
chọn đối tác....
Khác với lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá là chọn hàng hố đã có
sẵn, người mua có thể tiếp cận bằng trực giác, việc lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng mang bản chất của một chuỗi các hành động nhằm chọn


ra người làm ra sản phẩm xây dựng. Hơn nữa, tại thời điểm đấu thầu, do sản
phẩm xây dựng mới chỉ được thể hiện trên các bản vẽ, sẽ được hình thành
theo một thời gian nhất định nên sau khi đã chọn được nhà thầu, địi hỏi phải
có sự tham gia, giám sát của chủ đầu tư. Bởi vậy, vấn đề chất lượng, tiến độ,
giá cả của sản phẩm, dịch vụ xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nhà thầu sẽ
làm ra sản phẩm và quan hệ hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu. Từ nhận
thức này, có thể hiểu nhà thầu là chủ thể trung tâm của hoạt động đấu thầu
xây dựng, cần được xem xét kỹ lưỡng cả về tư cách pháp lý và các biểu hiện
của năng lực thực tế.
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng được xác định là các tổ chức, cá
nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tham
gia đấu thầu và ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Xét
theo tính chất và mối quan hệ với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng bao gồm
tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính và thầu phụ.
Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu
tư xây dựng cơng trình để nhận thầu tồn bộ một loại cơng việc hoặc tồn bộ

cơng việc của dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Tổng thầu xây dựng bao
gồm: tổng thầu thiết kế. tổng thầu thi công xây dựng cơng trình. tổng thầu
thiết kế, cung cấp thiết bị cơng nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình (tổng
thầu EPC). tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp
thiết bị cơng nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình.
Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng
nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng cơng trình để thực hiện phần việc
chính của một loại cơng việc của dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Nhà thầu
phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồngvới nhà thầu chính
hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính
hoặc tổng thầu xây dựng.


Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng
(gọi tắt là nhà thầu xây dựng) được xác định thông qua năng lực hoạt động
xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Năng lực hoạt động, năng lực hành
nghề của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng bao gồm:
- Đối với tổ chức: Năng lực hoạt động xây dựng được thể hiện thông qua việc
đảm bảo các điều kiện để thực hiện các công việc như: Lập dự án đầu tư xây
dựng cơng trình. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Khảo sát xây
dựng. Thiết kế xây dựng cơng trình. Thi cơng xây dựng cơng trình. Giám
sát thi cơng xây dựng.
Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo hạng trên
cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh
nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý
của tổ chức.
Một số tổ chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
việc về lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, quản lý dự án, khảo sát xây
dựng, thiết kế xây dựng cơng trình, giám sát thi cơng xây dựng cơng trình nếu
có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân

sách nhà nước, nhà thầu thiết kế xây dựng cơng trình khơng được ký hợp
đồng tư vấn giám sát với chủ đầu tư đối với cơng trình do mình thiết kế. nhà
thầu giám sát thi cơng xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi
công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng đối với
cơng trình do mình giám sát. Tổ chức tư vấn khi thực hiện cơng việc tư vấn
nào thì được xếp hạng theo cơng việc tư vấn đó.
- Đối với cá nhân khi tham gia các hoạt động xây dựng phải có năng lực hành
nghề được xác định thơng qua Chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm trong hoạt
động xây dựng.


Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ
sư, kiến trúc có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thhiết kế
xây dựng cơng trình, giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được
quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước, cho thấy
phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề của người được cấp.
Cá nhân đảm nhận các chức danh sau đây phải có chứng chỉ hành nghề:
chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thhiết kế xây dựng cơng trình.
chủ trì các đồ án thiết kế. chủ nhiệm khảo sát xây dựng. giám sát thi công xây
dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy
hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng cơng trình, giám sát thi cơng xây dựng.
Thủ tục cấp, quản lý, hướng dẫn sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt
động xây dựng được quy định trong các văn bản sau:
+ Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 7/02/2007 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình (gọi tắt là Nghị định 16/CP).
+ Quyết định 12/2005/QĐ – BXD ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi
công xây dựng.
+ Quyết định 15/2005/QĐ – BXD ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Bộ

trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư,
kỹ sư tham gia hoạt động xây dựng.
Do ý nghĩa đặc biệt quan trọng của vấn đề điều kiện năng lực trong
hoạt động xây dựng nên việc xây dựng hệ thống thông tin về năng lực các nhà
thầu xây dựng là điều cần được chú trọng. Mạng thông tin rộng khắp, đáng tin
cậy về năng lực các nhà thầu xây dựng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các
chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước... nhằm đảm bảo tính cơng
bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.


Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động đấu thầu
Để hiểu rõ hơn khái niệm đấu thầu, tác giả làm rõ hơn một số khái niệm
liên quan chặt chẽ với khái niệm đấu thầu. Theo Luật Đấu thầu số 43/2013
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thong qua ngày
26/11/2013, thì:
- “Đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa
chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức
đối tác cơng tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
- “Dự án” là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối
hợp và kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được
mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời
gian, chi phí và nguồn lực.
- “Dự án đầu tư xây dựng cơng trình” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới,mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây
dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc
sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.Dự án đầu tư xây dựng cơng
trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
- “Chủ đầu tư” là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ

sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
- “Bên mời thầu” là Chủ đầu tư hoặc tổ chức chun mơn có đủ năng lực và
kinh nghiệm được Chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định
của pháp luật về đấu thầu.
- “Nhà thầu” là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Luật
Đấu thầu.


- “Nhà thầu chính” là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu,
đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu
tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với
một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi
là nhà thầu liên danh.
- “Nhà thầu xây lắp” là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp, gồm
những cơng việc thuộc q trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các cơng trình,
hạng mục cơng trình, cải tạo, sửa chữa lớn.
- “Nhà thầu phụ” là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên
cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ
khơng phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
- “Nhà thầu trong nước” là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp
luật Việt Nam.
- “Nhà thầu nước ngoài” là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp
luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch.
- “Gói thầu” là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu
là tồn bộ dự án. gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau
thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm
thường xuyên.
- “Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu
thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để
nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu

nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu. là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện
và ký kết hợp đồng.
- “Hồ sơ dự thầu” là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời
thầu.


10

- “Giá dự thầu” là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.
Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
- “Giá trúng thầu” là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm
cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- “Hợp đồng” là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên
cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt
kết quả lựa chọn nhà thầu.
Vai trò của hoạt động đấu thầu trong hoạt động xây dựng
1. Đối với nhà nước:
Cơng tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển
kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường.
Đấu thầu mang lại cho nhà nước những đầu tư mới về cơng nghệ, máy
móc, thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho việc thúc đấy q trình cơng nghiệp
hóa và hiện đại hóa của đất nước.
Là cơ sở để đánh giá đúng chính xác năng lực thực sự của các dơn vị
kinh tế cơ sở, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực diễn ra, tránh được sự thiên
vị của chủ đầu tư với các nhà thầu.
Mặt tích cực nhất mà phía nhà nước thu được thơng qua đấu thầu là
tích lũy và học hỏi kinh nghiệm và biện pháp quản lý nhà nước đối với các dự
án, đặc biệt là quản lý tài chính, tăng cường các lời ích kinh tế xã hội khác
2. Đối với chủ đầu tư:

Lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng được yêu cầu của mình
về kĩ thuật, chất lượng, đảm bảo tiến độ thi công đồng thời giá thành hợp lý,
khắc phục tình trạng độc quyền về giá cả của các nhà thầu, mang lại hiệu quả
của dự án đầu tư cao nhất.


17

3. Đối với nhà thầu:
Đảm bảo công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt
đối xử giữa các nhà thầu, kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ kĩ thuật,
áp dụng cơng nghệ và các giải pháp thực hiện tốt nhất, tận dụng tối đa mọi
nguồn lực sẵn có của mình.
Học hỏi nhiều kinh nghiệm qua thực tế, có cơ hội để nâng cao trình độ,
năng lực về quản lý và khoa học cơng nghệ, trình độ chuyên môn cho các bộ
công nhân viên. Nâng cao uy tín và vị trí của mình trên thương trường trong
nước và quốc tế.

1.2
1.2.1

Thực trạng công tác đấu thầu trong hoạt động XD ở nước ta
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xậy dựng

Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xậy dựng thông qua Luật Đấu thầu
số 43/QH13 ngày 26/11/2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, nghị
định số 63/2014/NĐ – CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu có hiệu lực ngày 15/8/2014.
Quản lý nhà nước góp phần nâng cao vai trị của chủ đầu tư và tăng
cường trách nhiệm của nhà thầu. Thực hiện đấu thầu sẽ tạo được sự công bằng

và cạnh tranh giữa các nhà thầu, hạn chế tiêu cực trong việc lựa chọn đơn vị
thực hiện, qua đó giảm được chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cho dự án.
- Luật Đấu thầu được ban hành đã tăng cường tính pháp lý của hoạt động đấu
thầu,thống nhất các quy định của nhà nước về đấu thầu theo hướng là luật gốc
về đấu thầu sử dụng vốn nhà nước; khắc phục các tồn tại trong đấu thầu; tăng
cường tính cơng khai, minh bạch, tăng cường phân cấp, đơn giản hóa thủ
tục,tăng cường hội nhập với quốc tế và tăng cường năng lực cạnh tranh giữa
các nhà thầu trong nước. Khắc những khó khăn trong quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng cơ bản. Các mẫu hồ sơ hướng dẫn trong công tác đấu thầu được
ban hành ngày càng đầy đủ, chi tiết và đồng bộ,giúp cho các cơ


quan chức năng quản lý về đấu thầu ở các Bộ, nghành, địa phương, chủ đầu tư
trong quá trình thực hiện dễ dàng và nhanh chóng, từ đó nâng cao chất lượng
tài liệu đấu thầu cũng như quá trình đấu thầu được cơng bằng, minh bạch hơn,
đỡ sai sót.
- Phương thức đấu thầu bằng hình thức chỉ định thầu cịn được áp dụng khá
rộng rãi trong nhóm cơng trình có vốn đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ, q
trình đấu thầu thực hiện cịn khép kín dẫn đến hiện tượng thông thầu.
- Chất lượng hồ sơ mời thầu còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho
các cơng tác lựa chọn nhà thầu, các tiêu chí đánh giá cịn mang tính chất cảm
tính và hướng vào một số nhà thầu nào đó làm mất đi tính cạnh tranh và minh
bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
- Đa số các nhà thầu lập hồ sơ dự thầu theo công nghệ lắp ghép modul. Phần
giá dự thầu của các nhà thầu nhiều trường hợp chỉ khác nhau ở thư giảm giá.
Phần lớn hồ sơ dự thầu cốt trúng thầu, sau đó khi thực hiện thì bố trí khác cả
về nhân sự và biện pháp thi cơng.

1.2.2


Q trình áp dụng các hình thức đấu thầu trong xây

dựng
Theo Luật Đấu thầu 2013, hiện nay nước ta có các hình thức đấu thầu
sau:
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu khơng hạn chế số lượng nhà
thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện dự
thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát
hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong
đấu thầu.
Đấu thầu hạn chế:
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số
nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự


phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình
thức này chỉ được xem xét khi áp dụng khi có những điều kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
- Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
1.2.3.3. Chỉ định thầu:
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của
gói thầu để thương thảo hợp đồng.
Tuy nhiên hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc
biệt sau:
Trường hợp bất khả kháng do thiên tai địch hoạ, được phép chỉ định
ngay cho đơn vị có đủ năng lực để thực hiện cơng việc kịp thời, sau đó phải
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung chỉ định thầu để xem xét phê
duyệt.

* Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh,
bí mật quốc phịng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
* Gói thầu đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn
và các cơ quan có liên quan.
Trong báo cáo đề nghị chỉ định thầu phải xác định rõ ba nội dung sau:
- Lý do chỉ định thầu.
- Kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu đề
nghị chỉ định thầu.
- Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền
phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu.
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy
định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:


+ Khơng q 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,
dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công, không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua
sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công.
+ Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu dự tốn mua sắm thường
xuyên.
Chào hàng cạnh tranh:
Hình thức này được áp dụng cho chào hàng cạnh tranh theo quy trình
thơng thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật
Đấu thầu có giá trị 5 tỷ đồng, chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp
dụng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn thơng dụng, đơn giản có giá trị
khơng q 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa thơng dụng, sẵn có trên
thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa, tương đương nhau về
chất lượng và gói thầu xây lắp cơng trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi
cơng được phê duyệt có giá trị khơng quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua
sắm thường xun có giá trị khơng q 200 triệu đồng. Mỗi gói thầu phải có ít

nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của
bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực
tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc các phương tiện khác.
Mua sắm trực tiếp:
Trên cơ sở tuân thủ quy định tại điều 60 của Nghị định 63/2014/NĐCP, hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa
thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp là một trong nhiều loại hàng hóa
thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mơ của hàng hóa áp
dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa cùng loại
thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà
thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật tài chính để thực hiện gói
thầu.


Tự thực hiện:
Hình thức này chỉ áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ
năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định tại điều 61 của Nghị định
63/2014/NĐ-CP. Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt
trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 25 của
Luật Đấu thầu và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù
hợp với yêu cầu của gói thầu.
- Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thưc hiện và khả năng huy
động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói
thầu.
- Đơn vị được giao thực hiện gói thầu khơng được chuyển nhượng khối lượng
công việc đối với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá
gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
7. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt
mà khơng thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định

tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu,
nhà đầu tư.
8. Tham gia thực hiện của cộng đồng
Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu
được giao thực hiện tồn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp
sau đây:
a. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói
giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;


b. Gói thầu quy mơ nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa
phương có thể đảm nhiệm
9. Các phương thức đấu thầu:
- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các
trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư
vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mơ nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm
hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,
mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; đ)
Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về
kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu.
Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ

sơ đề xuất.
- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các
trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ
đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.


Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ
được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu
cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
a. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp,
hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.
b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao
đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai
đoạn hai.
c. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ
dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo
đảm dự thầu.
- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
a. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp,
hỗn hợp có kỹ thuật, cơng nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ
sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề
xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh
giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các
nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu
đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài
chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.


c. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được
mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất
về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội
dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính
đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn
hai để đánh giá.
Các hình thức đấu thầu theo phạm vi đấu thầu:
- Đấu thầu cạnh tranh trong nước.
Đấu thầu trong nước là hình thức đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong
nước tham dự. Khác với hình thức mua bán bình thường khác chỉ có bên mua,
bên bán thương lượng riêng với nhau, hình thức đấu thầu cạnh tranh mở ra
công khai cho nhiều nhà kinh doanh cạnh tranh với nhau dưới các dạng khác
nhau.
- Đấu thầu cạnh tranh quốc tế.
Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nước và ngoài
nước tham dự. Trong một cuộc đấu thầu cạnh tranh quốc tế, bên gọi thầu
thường là một nước phát triển do một cơ quan chính phủ hay một cơng ty
quốc gia đại diện đứng ra tổ chức đấu thầu. Cịn các cơng ty nước ngồi dự
thầu thường là các cơng ty lớn có tiềm năng và có kinh nghiệm kinh doanh
quốc tế.
- Đấu thầu quốc tế chỉ được tổ chức trong các trường hợp sau:

+ Đối với gói thầu mà khơng có nhà thầu nào trong nước có khả năng
đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
+ Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế
hoặc của nước ngồi có quy định trong điều ước là phải đấu thầu quốc tế.
- Nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu tại Việt Nam hoặc phải liên doanh
với nhà thầu Việt Nam, hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụ Việt


Nam, nhưng phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên về phạm vi công việc,
khối lượng và đơn giá tương ứng.
- Các nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải thực hiện cam kết về tỷ lệ % khối
lượng công việc cùng với đợn giá tương ứng dành cho phía Việt Nam là liên
danh hoặc thầu phụ như đã nêu trong hồ sơ dự thầu. Trong khi thương thảo,
hoàn thiện hợp đồng nếu nhà thầu nước ngồi trúng thầu khơng thực hiện các
cam kết nêu trong hồ sơ dự thầu thì kết quả đấu thầu sẽ bị hủy bỏ.
- Các nhà thầu tham gia đấu thầu ở Việt Nam phải cam kết mua sắm và sử dụng
các vật tư, thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả, đang sản xuất, gia cơng
hoặc hiện có tại Việt Nam.
- Trong trường hợp hai hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được đánh giá
ngang nhau, hồ sơ dự thầu có tỷ lệ cơng việc dành cho phía Việt Nam là liên
danh hoặc thầu phụ cao hơn sẽ được chấp nhận.
- Nhà thầu trong nước tham gia dự đấu thầu quốc tế (đơn phương hoặc liên
danh) được xét ưu tiên khi hồ sơ dự thầu được đánh giá tương đương với các
hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài.
- Trường hợp hai hồ sơ dự thầu được đánh giá ngang nhau, sẽ ưu tiên
hồ sơ dự thầu có tỷ lệ nhân công nhiều hơn.
- Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế sẽ được hưởng chế độ ưu đãi
theo quy định của pháp luật.

1.2.3


Những kết quả đạt được trong đấu thầu xây dựng

Từ giữa năm 2014 đến nay là những năm đầu tiên áp dụng Luật Đấu
thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ – CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực thi
hành. Dù mới bắt đầu áp dụng nhưng các quy định mới về đấu thầu đã có
những tác động nhất định đến cơng tác đấu thầu của cả nước. Có rất nhiều các


×