Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP

Ngành: Tài chính Ngân hàng

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP

Ngành: Tài chính Ngân hàng
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Nga
Người hướng dẫn: PGS. TS Đặng Thị
Nhàn


Hà Nội – 2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực.
Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Nga


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, xây dựng đề cương, nghiên cứu đề tài: “Rửa
tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”, em
đã nhận được sự giúp đỡ từ các thầy, cô giáo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
để hồn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu,
Khoa Sau Đại học, Khoa Tài chính Ngân hàng, các thầy, cô giáo đã tham gia quản
lý, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt, cho phép em được bày tỏ sự trân quý và biết ơn tới PGS. TS Đặng
Thị Nhàn – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương
pháp để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình, tâm huyết đến từ cơ.

Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhưng
do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế nên luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót.
Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và mọi người để luận
văn được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................V
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ..........................................................................VII
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................X
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ.....................................................................................................8
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN.........................................................................8
1.1.1 Khái niệm rửa tiền...............................................................................................8
1.1.2 Hình thức và thủ đoạn rửa tiền..........................................................................11
1.1.3 Hậu quả kinh tế xã hội của hoạt động rửa tiền..................................................15
1.1.4 Cơ sở pháp lý về hoạt động phòng chống rửa tiền.............................................18
1.1.5 Thực trạng rửa tiền trên thế giới........................................................................24
1.1.6 Kinh nghiệm phòng chống rửa tiền thơng qua hoạt động thanh tốn quốc tế
trên thế giới
29
1.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ....................................................................33
1.2.1 Thanh toán quốc tế.............................................................................................33
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thanh tốn quốc tế......................................................33
1.2.3 Vai trị của thanh tốn quốc tế............................................................................36
1.2.4 Các phương thức thanh toán quốc tế.................................................................37
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động rửa tiền trong thanh toán quốc tế........39
1.2.6 Các phương thức rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam

40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM................................45
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ QUA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM...........................................................................................................................45
2.2 THỰC TRẠNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM...........................................................................47
2.2.1 Tình hình hoạt động rửa tiền tại Việt Nam.........................................................47
2.2.2 Các phương thức rửa tiền tại Việt Nam..............................................................49


2.3 THỰC TRẠNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM......................................................................................................52
2.3.1 Các phương thức rửa tiền qua các Ngân hàng Thương mại Việt Nam..............52
2.3.2 Thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam
53
2.3.3 Các nguyên nhân của hoạt động rửa tiền qua các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam 60
2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỊNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC
TẾ TẠI HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG

VIỆT NAM...........................................................................62

2.4.1 Thực trạng cơng tác phịng chống rửa tiền tại Ngân hàng Nhà nước...............62
2.4.2 Thực trạng cơng tác phịng chống rửa tiền tại các Ngân hàng Thương mại.....71
2.4.3 Đánh giá chung về hoạt động phòng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán
quốc tế tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam
84

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM 89
3.1 ĐỊNH

HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI HỆ THỐNG

NGÂN HÀNG VIỆT

NAM..............................................................................................................................89
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM.........................................................................................94

3.2.1 Nhóm giải pháp thuộc về Nhà nước...................................................................94
3.2.2 Nhóm giải pháp thuộc về Ngân hàng Nhà nước................................................97
3.2.3 Nhóm giải pháp thuộc về các Ngân hàng Thương mại......................................99
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................103


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

Affinbank

Affin Banking Berhad


Ngân hàng Affin Malaysia

Agribank

Vietnam Bank for

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Agriculture and Rural

triển Nông thôn Việt Nam

Development
AMLock

Anti-money laundering

Hệ thống phịng chống rửa tiền

lock
APG
BIDV

Asia/Pacific Group on

Nhóm Châu Á – Thái Bình

money laundering


Dương về chống rửa tiền

Joint Stock Commerial

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát

Bank for Investment and

triển Việt Nam

Development of Vietnam
CBBank

Construction Bank

Ngân hàng Thương mại TNHH
MTV Xây dựng Việt Nam

EURO

European monetary unit

Đồng tiền chung Châu Âu

Eximbank

Vietnam Export Import

Ngân hàng Thương mại Cổ phần


Commercial Joint-Stock

Xuất nhập khẩu Việt Nam

Bank
FATF

Financial Action Task

Lực lượng đặc nhiệm tài chính

Force
IMF

International Monetary

Quỹ tiền tệ quốc tế

Fund
KYC

Know your customer

Nhận biết thông tin khách hàng

L/C

Letter of credit

Tín dụng chứng từ


Maybank

Maybank Malayan

Ngân hàng Malaysia

Banking Berhad
NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHTM

Ngân hàng Thương mại

PCRT

Phòng chống rửa tiền

Sacombank

Sai Gon Thuong Tin

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Commercial Joint Stock

Sài Gịn Thương Tín


Bank
TCTD

Tổ chức tín dụng

TT&TTTM

Thanh tốn và tài trợ thương mại

TTKB

Tài trợ khủng bố

Techcombank

Vietnam Technical

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Commercial Bank

Kỹ Thương Việt Nam

USD

United States dollar

Đồng đô la Mỹ


VIB

Vietnam International

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Comercial Joint Stock

Quốc tế Việt Nam

Bank
Vietcombank

Joint Stock Commercial

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Bank for Foreign Trade of

Ngoại thương Việt Nam

Vietnam
Vietin Bank

Vietnam Joint Stock

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Commercial Bank for


Công thương Việt Nam

Industry and Trade
VPbank
WB

Vietnam Prosperity Joint

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Stock Commercial Bank

Việt Nam Thịnh Vượng

Worldbank

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng các vụ án được đem ra truy tố, xét xử theo Bộ Luật Hình sự
trong giai đoạn 2014 - 2017......................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Xếp hạng rủi ro về rửa tiền đối với các lĩnh vực trong nền kinh tế

48

Bảng 2.3: Nhận biết thư tín dụng thương mại giả mạoError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.4: Nhận biết thư tín dụng dự phòng giả mạo Error! Bookmark not

defined. Bảng 2.5: Nhận biết thư bảo lãnh ngân hàng giả mạoError! Bookmark
not defined.
Bảng 2.6: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi tới NHNN từ tất cả các tổ chức
kinh tế giai đoạn 2014 – 2018..................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ thống kê theo các biểu hiện được
gửi từ các NHTM tới NHNN trong giai đoạn 2014 – 2018Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.8: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ phân loại theo các phương thức rửa
tiền qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2014 – 2018................................................67
Bảng 2.9: Đánh giá rủi ro về hoạt động rửa tiền qua các lĩnh vựcError! Bookmark
not defined.
Bảng 2.10: Thống kê các phần mềm phòng chống rửa tiền tại các NHTM Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.11: Mức độ giám sát khách hàng theo phân loại rủi roError! Bookmark not
defined.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả cơng tác phịng chống rửa tiền của
FATF........................................................................................................................ 91


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: So sánh 20 quốc gia có lượng giao dịch thanh tốn quốc tế lớn nhất thế
giới năm 2019..........................................................................................................25
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014
- 2019 ........................................................................................................................46
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019.......46
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng số lượng các báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi tới NHNN từ
tất cả các tổ chức kinh tế giai đoạn 2014 – 2018.....................................................64
Biểu đồ 2.4: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ thống kê theo các biểu hiện được
gửi từ các NHTM tới NHNN trong giai đoạn 2014 – 2018.....................................66
Biểu đồ 2.5: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ phân loại theo các phương thức

rửa tiền qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2014 – 2018..........................................68
Biểu đồ 2.6: Khảo sát mức độ thực hiện hiệu quả cơng tác phịng chống rửa tiền...75
Biểu đồ 2.7: Khảo sát mức độ xuất hiện các giao dịch đáng ngờ tại các NHTM Việt
Nam......................................................................................................................... 83


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ phận Phòng chống rửa tiền của Maybank.................30
Sơ đồ 2.1: Ví dụ thực tế rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách giao
hàng trên mức hoá đơn.............................................Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 2.2: Ví dụ thực tế rửa tiền sử dụng nhiều hố đơn.........................................58
Sơ đồ 2.3: Quy trình rửa tiền qua thư tín dụng (L/C)..............................................60
Sơ đồ 2.4: Quy trình nhận biết thơng tin khách hàng..............................................78
Sơ đồ 2.5: Quy trình giám sát giao dịch qua hệ thống phần mềm............................81
Sơ đồ 2.6: Quy trình báo cáo giao dịch đáng ngờ....................................................82


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn “Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp” ngoài lời mở đầu, kết luận thì gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc
tế
Trong chương 1, em đã nêu ra các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động rửa
tiền: Khái niệm, các thủ đoạn rửa tiền, hậu quả kinh tế xã hội của rửa tiền, cơ sở
pháp lý về hoạt động phòng chống rửa tiền cũng như thực trạng rửa tiền trên thế
giới. Đồng thời, em cũng đưa ra những lý thuyết chung về hoạt động thanh toán
quốc tế bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò và các phương thức thanh toán quốc
tế.
Chương 2: Thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu, em nhận thấy hoạt động thanh toán quốc tế diễn
ra chủ yếu tại các NHTM. Từ đó, ở chương này, em tập trung tìm hiểu về thực trạng
rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam bao gồm
những nội dung: thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế qua các NHTM Việt Nam,
thực trạng rửa tiền tại Việt Nam cũng như tìm hiểu chi tiết về thực trạng rửa tiền qua
hoạt động thanh tốn quốc tế , cơng tác phòng chống rửa tiền của hệ thống ngân
hàng Việt Nam. Từ đó, có những đánh giá chung về hoạt động phòng chống rửa tiền
của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm vừa qua.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống
rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam
Trong chương này, em đã trình bày định hướng hoạt động phòng chống rửa
tiền trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, trên cơ sở những hạn chế còn
tồn tại trong hoạt động phòng chống rửa tiền đã đánh giá trong chương 2, em đề
xuất các nhóm giải pháp mang tính chất tổng thể thuộc về Nhà nước, NHNN và
nhóm giải pháp cụ thể thuộc về các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống
rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam.


13

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, tồn cầu hóa là một quy luật và xu hướng tất yếu cho mọi sự phát
triển khi mà nó mang lại những tác động rất mạnh mẽ tới mọi khía cạnh kinh tế.
Q trình tồn cầu hóa diễn ra ngồi việc mang đến những giá trị gia tăng và lợi ích
kinh tế thì khơng thể khơng kể đến những hệ lụy tiêu cực xảy ra. Hoạt động ngân
hàng không những chịu những áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng tăng
của các tội phạm liên quan, trong đó có tội phạm rửa tiền.
Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều quốc gia

trên thế giới và là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Cùng với quá trình
tồn cầu hóa và sự phát triển của cơng nghệ thông tin, rửa tiền được coi như một
loại tội phạm “khơng biên giới”. Hoạt động rửa tiền có ảnh hưởng tiêu cực tác động
lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phịng của
bất cứ quốc gia nào và đặc biệt nghiêm trọng với những quốc gia đang phát triển
như Việt Nam. Hoạt động rửa tiền không những làm gia tăng tội phạm và tham
nhũng, gây hậu quả xấu đối với hoạt động thương mại quốc tế, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, mà cịn làm suy yếu hệ thống tài chính và làm nền kinh tế và khu vực tư
nhân bị tổn thương.
Từ những tác hại nghiêm trọng và xu hướng gia tăng tội phạm, trên thế giới
đã có rất nhiều những tổ chức Chính phủ nỗ lực tiến hành các hoạt động phòng,
chống rửa tiền như: Ngân Hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), Lực
Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF), Ủy Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel, nhóm
Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG)… Tại các nước phát triển như:
Anh, Hoa Kỳ, Úc… luật và các chính sách phịng chống rửa tiền đã được thiết lập,
đang được triển khai và được tuân thủ một cách nghiêm túc.
Tại Việt Nam, vấn nạn rửa tiền và hoạt động phịng chống rửa tiền cũng
khơng cịn là một khái niệm mới. Kể từ thời điểm chính thức gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) đến nay, các nguy cơ đến từ hoạt động rửa tiền ngày
càng tăng cao. Không những thế, khi các quốc gia phát triển siết chặt quản lý tiền


tệ, những tội phạm rửa tiền lại càng có xu hướng chuyển hướng hoạt động các hoạt
động phi pháp của mình sang các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hệ thống NHTM Việt Nam đang phải đối phó với các khoản tiền bất hợp pháp được
tẩy rửa trong nước, mà cịn phải đối phó với các nguy cơ từ các tổ chức tội phạm
quốc tế. Với tình hình trên, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu và bước
đầu triển khai những kế hoạch ngắn hạn, hệ thống luật pháp về phòng chống rửa
tiền. Năm 2005, Nghị định 74/2005/NĐ-CP được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý ban
đầu cho cơng tác phịng chống rửa tiền. Ngày 18/06/2012, Luật Phòng chống rửa

tiền số 07/2012/QH13 đã được thơng qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Tiếp
đó, ngày 04/10/2013, Nghị định 116/2013/NĐ-CP đã được công bố, quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền, thay thế cho Nghị định
74. Từ tháng 05/2007, Việt Nam cũng trở thành thành viên của Nhóm Châu Á –
Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến
nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị và chống tài trợ khủng bố của FATF. Theo
kết quả đánh giá của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Châu Á – Thái Bình Dương
về rửa tiền và lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF – Financial Action Task Force)
tại Hội nghị tồn thể FATF tháng 02/2014 thì Việt Nam đã có khn khổ pháp lý
tồn diện về phịng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Đến nay, Việt Nam đã
hồn tất đợt rà sốt sơ bộ của APG và đang tích cực chuẩn bị cho đợt rà sốt sâu của
Nhóm rà sốt các vấn đề hợp tác quốc tế (ICRG). Bên cạnh đó, hệ thống các cơ
quan, tổ chức có trách nhiệm trong cơng tác phịng, chống rửa tiền tại Việt Nam đã
từng bước được củng cố, phát triển. Trực tiếp chỉ đạo cơng tác phịng, chống rửa
tiền tại Việt Nam là Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống rửa tiền được thành lập
năm 2009 và Trưởng ban hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, các
thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo của 15 bộ, ngành có liên quan, Ngân hàng nhà
nước là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo. Điều này thể hiện quyết tâm kiểm
sốt, phịng, chống rửa tiền của Việt Nam trong bối cảnh các hoạt động rửa tiền
diễn ra rất tinh vi và phức tạp.


Cùng với q trình hồn thiện khn khổ pháp lý, hệ thống NHTM Việt Nam
cũng đã tích cực triển khai cơng tác phịng, chống rửa tiền. Với mạng lưới hoạt động
phi pháp ngày càng mở rộng, một trong những phương thức mà tội phạm rửa tiền sử
dụng là thông qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM. Lợi dụng những khe
hở trong các điều khoản thanh toán quốc tế, tội phạm rửa tiền có thể thực hiện các
hành vi biến đồng tiền bất hợp pháp thành đồng tiền hợp pháp. Hoạt động trong lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng quản lý lượng tiền gửi rất lớn, với các giao dịch liên quan trực
tiếp tới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các NHTM vừa là mục tiêu nhưng

cũng là bộ phận khá quan trọng trong cuộc chiến chống rửa tiền. Do vậy, không thể
phủ nhận rằng, công tác phòng chống rửa tiền của ngành ngân hàng rất quan trọng,
có vai trị quyết định trong cuộc chiến khốc liệt này.
Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Rửa tiền trong hoạt động thanh
toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp” làm đề tài cho Luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Rửa tiền và phịng chống rửa tiền là đề tài chỉ mới được quan tâm, đưa vào
các quy định trong các bộ luật của một số quốc gia và nghiên cứu bởi các chuyên
gia khoảng 40 năm gần đây. Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài luận
văn, em đã tìm đọc một số luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo về rửa tiền
và hoạt động phòng chống rửa tiền như:
2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Peter J Quick (1997), Money laundering: Muddy the macroeconomy. Tác giả
Peter J Quick là người New Zealand và là cố vấn của bộ phận liên quan đến tiền tệ
và ngoại hối ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ơng cho rằng, đối phó với vấn nạn rửa
tiền phải là ưu tiên hàng đầu ở các quốc gia. Cụ thể, ông đã đề cập đến các tác động
của hoạt động rửa tiền, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế thông
qua các phương thức, thủ đoạn đã được ghi nhận. Theo đó, các dữ liệu về quy mơ
rửa tiền xuất hiện rất ít, các nhà chức trách ở Hoa Kỳ và Anh ước tính rằng số tiền
đã được tẩy rửa hàng năm trong hệ thống tài chính trên tồn thế giới khoảng 500 tỷ


USD, chiếm 2% GDP toàn cầu. Hơn nữa, tội phạm rửa tiền chính là nguyên nhân
của các biến thể của tiền tệ và nhu cầu tiền tệ trong nền công nghiệp của các quốc
gia. Tác giả đã nhấn mạnh rằng, hoạt động rửa tiền đe dọa đến hệ thống kinh tế và
tài chính ở nhiều quốc gia, và ảnh hưởng để phân phối thu nhập và các biến số kinh
tế vĩ mơ bởi sự tích lũy số dư tài sản rửa tiền có khả năng gây bất ổn. Từ đó, ơng chỉ

ra một số biện pháp kiểm sốt tình hình như: quản lý ngoại hối, giám sát thận trọng,
thu thuế, báo cáo phân tích số liệu.
Edwin Truman, Peter Reuter (2004), Chasing dirty Money: The Fight
against anti-money laundering. Tác giả Edwin Truman làm việc tại Viện Kinh tế
Quốc tế Peterson PIIE và tác giả Peter Reuter giảng dạy tại Đại học Maryland.
Trong tác phẩm này, 2 tác giả đã khám phá về đặc điểm, quy mô của hoạt động rửa
tiền, mô tả các chế độ phòng chống rửa tiền hiện nay và những cố gắng của các tổ
chức tài chính trên toàn thế giới để xây dựng một khung đánh giá hiệu quả của các
chế độ và sử dụng chúng để đánh giá hệ thống hoạt động có hiệu quả khơng, từ đó
đưa ra các đề xuất cải tiến. Có thể thấy, tác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá
hoạt động rửa tiền trên phạm vi kinh tế vĩ mô tồn cầu, từ đó đưa ra các hoạt động
phịng chống rửa tiền mang tính chất trách nhiệm của các cơ quan quản lý cấp cao.
Các tác phẩm không đi sâu nghiên cứu về các hoạt động rửa tiền theo
phương thức đặc thù như thanh toán quốc tế, cũng như các hoạt động phòng chống
rửa tiền dành cho các tổ chức tài chính trực tiếp xử lý các hành vi phi pháp như các
NHTM, một chủ thể quan trọng trong hầu hết các thủ đoạn của tội phạm rửa tiền.
2.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Phạm Huy Hùng (2010), Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam. Tác giả đã nêu ra những hậu quả nghiêm trọng do hoạt động
rửa tiền gây ra, đồng thời khái quát những quy định pháp luật của các quốc gia trên
thế giới về phòng chống rửa tiền, kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngồi.
Qua đó, tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống rửa
tiền tại các NHTM Việt Nam, các kiến nghị với các cơ quan lập pháp và các Bộ,
Ban, ngành liên quan.


Nguyễn Minh Phương, Đặng Thế Hùng (2011), Kiều hối và phịng chống
rửa tiền thơng qua kiều hối. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã nêu ra các phương
thức phòng chống rửa tiền thông qua kiều hối và các vấn đề Việt Nam đã làm được

cũng như các vấn đề còn hạn chế. Tác giả nhận thấy, Việt Nam đang trở thành mục
tiêu lớn trong hoạt động rửa tiền vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế tốn và
tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng tại Việt Nam cịn chưa hồn thiện. Ngồi ra,
mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền khơng chính thức khá dễ dàng
khiến cho việc quản lý, kiểm soát các giao dịch thanh tốn trở nên khó khăn. Từ
những hiện trạng như vậy, tác giả đã đưa ra các giải pháp đối với NHNN, NHTM
trong hoạt động phòng chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, em cũng tìm đọc một số các bài báo như: Nguyễn Thị Phụng
(2002), Sự cần thiết phải ban hành Nghị định phòng chống rửa tiền ở Việt Nam, Tạp
chí Ngân hàng, số 07. Nguyễn Văn Ngọc (2014), Tiến triển trong cơng tác phịng,
chống rửa tiền tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 01+02. Phương Thủy (2018),
Ngân hàng Việt chủ động ứng dụng cơng nghệ mới trong phịng, chống rửa tiền,
Báo Đầu tư. Ở các bài báo trên, các tác giả tiến hành tìm hiểu dựa trên quan điểm
pháp luật và đều là dạng bài nghiên cứu ngắn.
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, em nhận thấy rằng lựa chọn đề tài: “Rửa
tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và Giải
pháp” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình là hoàn toàn phù hợp với xu thế
chung của nền kinh tế hội nhập tồn cầu hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các
NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng chống rửa tiền đã được thực hiện. Từ đó
đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho hoạt động
phịng chống rửa tiền nói chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


− Làm rõ những lý luận cơ bản về hoạt động rửa tiền, hoạt động thanh toán quốc


tế, hoạt động phịng chống rửa tiền tại các NHTM.
− Tìm hiểu về thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các

NHTM Việt Nam.
− Đánh giá thực trạng phòng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại

các NHTM Việt Nam. Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân tồn tại của hoạt động này.
− Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả trong hoạt động phòng chống rửa

tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động rửa tiền trong thanh tốn quốc tế và hoạt động phịng chống rửa
tiền trong hệ thống NHTM Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tìm hiểu về hoạt động rửa tiền trong thanh tốn quốc tế và các hoạt
động phịng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt
Nam nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
− Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
− Phương pháp thống kê.
− Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận


Luận văn tổng hợp một số khái niệm về hoạt động rửa tiền, hoạt động thanh
toán quốc tế, làm rõ các phương thức rửa tiền trong thanh toán quốc tế tại các
NHTM. Luận văn đã hệ thống lại các cơ sở pháp lý liên quan đến các vấn đề trên.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn


Phản ánh được thực trạng về hành vi rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc
tế tại các NHTM và việc thực hiện các hoạt động phòng chống rửa tiền của các
NHTM, từ đó đưa ra những thành tựu đạt được và những hạn chế.
Dựa vào thực trạng, đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả
trong hoạt động phịng chống rửa tiền qua thanh tốn quốc tế, từ đó hồn thiện hệ
thống phịng chống rửa tiền tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục thì nội dung
chính của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc
tế tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các
Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống
rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN QUA HOẠT
ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động rửa tiền
1.1.1 Khái niệm rửa tiền

Hiện nay, rửa tiền khơng cịn là một khái niệm xa lạ. Hoạt động này không

chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây mà theo các ghi chép của các nhà sử học, rửa
tiền đã xuất hiện từ thời cổ đại, ước tính khoảng 3000 nghìn năm trước. Vào thời
điểm đó tại Trung Quốc, nhiều vua chúa đã áp đặt những quy định cho phép thu
thuế hoặc tịch thu tài sản của dân chúng hoặc các thương nhân có hành vi qua mắt
triều đình để che giấu tài sản của mình chuyển đi các vùng lân cận để kinh doanh
buôn bán.
Sau này, khi bước vào giai đoạn hội nhập nền kinh tế, người ta mới nhìn
nhận rửa tiền là một hành vi phạm tội, tiếng Anh là “money laundering”. Ở Châu
Mỹ Latinh vào khoảng đầu thế kỉ XX, tội phạm rửa tiền theo tiếng Tây Ban Nha
được gọi là “blanqueo”, dịch ra tiếng Anh là “whitening” (tẩy trắng). Sau đó, loại
tội phạm này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và được gọi bằng nhiều cái tên khác
nhau như: “riciclaggio” (tiếng Italia, có nghĩa là “tái chế lại”), “blanchiment de
fonds” (tiếng Pháp, có nghĩa là “tẩy trắng đồng tiền”). Năm 1920, tại Hoa Kỳ, các tổ
chức tội phạm đã dùng các cửa tiệm giặt là (laundry) để làm nơi diễn ra hoạt động
rửa tiền. Vì theo pháp luật tại thời điểm này, các cửa tiệm này không bị yêu cầu
cung cấp danh sách thông tin khách hàng. Hành vi rửa tiền thường xảy ra trong các
lĩnh vực ngân hàng, thuế, hải quan và được các nhà làm luật gọi là “tẩy trắng các
đồng tiền bẩn”.
Có thể nói, vào năm 1988 định nghĩa có tính pháp lý đầu tiên về rửa tiền
được nhắc đến trong một văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế của Liên Hợp
Quốc là Cơng Ước Viên về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng
thần. Theo đó, rửa tiền là “hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng
tài sản đó thu được từ bn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm


tội với mục đích che giấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người thực hiện các hành vi
trên trốn tránh trách nhiệm pháp lý các hành vi của mình; hành vi che giấu hoặc
ngụy trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển nhượng
quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến tài sản mà biết rõ tài sản do
phạm tội buôn bán ma túy mà có; hành vi mua, tàng trữ hoặc sử dụng tài sản khi

biết rõ tài sản do phạm tội mà có” (UN,1988). Tuy nhiên, Cơng ước quốc tế này chỉ
giới hạn tội phạm rửa tiền trong phạm vi liên quan đến buôn lậu ma túy và các chất
hướng thần.
Để tránh bỏ sót tội phạm rửa tiền, vào năm 2000 Liên Hợp Quốc đã đưa ra
Công Ước Palermo về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Văn bản này đã
hoàn thiện và mở rộng định nghĩa về tội phạm rửa tiền và được nhiều quốc gia đồng
thuận hơn cả. Theo đó, rửa tiền được quy định là hành vi: “(i) Chuyển đổi hay
chuyển nhượng tài sản, cho dù biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che giấu
hay ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kì ai
có liên quan đến việc thực hiện tội phạm gốc để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý do
hành vi của người này mang lại; (ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thật sự,
nguồn gốc, địa điểm sự chuyển nhượng, sự vận chuyển hoặc sự sở hữu hoặc các
quyền liên quan đến tài sản, dù biết tài sản đó do phạm tội mà có; (iii) Nhận, sở hữu
hoặc sử dụng tài sản, mà tại thời điểm nhận đã biết rằng tài sản đó do phạm tội mà
có; (iv) Tham gia, phối hợp hoặc có âm mưu thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện
hành vi hay giúp sức, xúi giục, tạo điều kiện thuận lợi hay lập kế hoạch để thực hiện
bất kỳ một tội phạm nào tương ứng với quy định tại điều này khi biết rõ là tài sản
do phạm tội bn bán ma túy mà có” (UN, 2000).
Theo Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), khái niệm về
rửa tiền súc tích hơn: “Rửa tiền là việc xử lý tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy
nguồn gốc bất hợp pháp của chúng nhằm hợp pháp hóa những món lợi thu được
một cách bất chính từ hành vi phạm tội” (FATF, 1989).
Tại Việt Nam, theo khoản 1 điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền số
07/2012/QH13 do Quốc Hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 cũng đã


chỉ ra rõ khái niệm về rửa tiền như sau: “Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân
nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh


trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội
mà có;
c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do

phạm tội mà có, nhẳm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản”.
Theo Điều 324 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội rửa tiền như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01
năm đến 05 năm;
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc

giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do
mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm
tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết

là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, q trình di chuyển

hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay
có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh
các thơng tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản này đối

với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển
đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có”.
Như vậy, dù có rất nhiều các khái niệm được các tổ chức đưa ra, nhưng nhìn
chung, hoạt động rửa tiền có thể hiểu là hoạt động nhằm chuyển tiền, tài sản phi
pháp thành tiền, tài sản hợp pháp để lưu hành và sử dụng.



1.1.2 Hình thức và thủ đoạn rửa tiền

Hành vi rửa tiền được thực hiện qua nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi,
phức tạp gây khó khăn đối với sự kiểm sốt từ Chính Phủ. Theo đó, tùy từng điều
kiện, tội phạm rửa tiền sẽ lợi dụng những khe hở trong hệ thống pháp luật của mỗi
quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển để thực hiện tẩy rửa sạch những
“đồng tiền bẩn”. Cụ thể, những hình thức rửa tiền được phân lợi theo các hoạt động
như sau:
1.1.2.1 Rửa tiền thơng qua đầu tư nước ngồi

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, để thuận lợi cho các nhà đầu tư, pháp luật
về đầu tư được các nước xây dựng, bổ sung, sửa đổi theo hướng ngày càng thuận
tiện và thơng thống. Đến mức mà các nước tiếp nhận đầu tư không quan tâm điều
tra nguồn gốc của tiền đầu tư là tiền hợp pháp hay tiền phi pháp. Đây là điểm mấu
chốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động rửa tiền.
Những tội phạm rửa tiền đưa tiền vào hoạt động cho thuê quyền sử dụng đất, xây
nhà xưởng, mua bán bất động sản, thành lập cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi.
Trong q trình hoạt động, lợi nhuận sẽ được chuyển đến những địa điểm mong
muốn. Sau một thời gian, chúng sẽ tuyên bố phá sản hoặc biến mất cùng những
đồng tiền đã được tẩy rửa thành hợp pháp.
1.1.2.2 Rửa tiền qua các giao dịch tiền mặt

Đây là phương thức rửa tiền truyền thống nhưng vẫn đem lại hiệu quả với
những nền tài chính giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt. Rửa tiền thông qua các giao
dịch tiền mặt với khoản lớn sẽ có thể gây chú ý với cơ quan điều tra nhưng với
những khoản được chia nhỏ thì rất có khả năng sẽ qua mặt được cơ quan điều tra.
Từ đó, tội phạm rửa tiền sẽ tiến hành trà trộn giao dịch với những khoản tiền hợp
pháp khác và cắt đứt nguồn gốc của đồng tiền phi pháp ban đầu. Thêm vào đó, do

cơ chế phịng chống rửa tiền ở các quốc gia có mức độ chặt chẽ khác nhau, nên tội
phạm rửa tiền thường có xu hướng chuyển hướng hoạt động phi pháp sang những
quốc gia có cơ chế phịng chống tiền giả yếu kém hơn. Ngồi mục đích rửa tiền, tội
phạm vận chuyển tiền mặt qua biên giới còn nhằm thực hiện các hành vi phạm pháp


khác hoặc gây khó khăn cho lực lượng điều tra. Chúng thường đổi lấy những đồng
ngoại tệ mạnh và có mệnh giá lớn để dễ dàng cho việc vận chuyển hoặc che giấu.
1.1.2.3 Rửa tiền qua thị trường mua bán tài sản như vàng, bạc, kim cương

Đây là những tài sản có giá trị lớn, gọn nhẹ, dễ cất giữ, có thể mua đi bán lại
mọi lúc mọi nơi, ít gây chú ý và không cần phải đăng ký quyền sở hữu. Ngồi ra, tội
phạm cịn có thể mua ơ tô, du thuyền,… để thực hiện rửa tiền và thường đăng ký
dưới một cái tên khác để tránh gây sự chú ý với cơ quan điều tra.
1.1.2.4 Rửa tiền qua các trung tâm giải trí, sịng bạc, xổ số, cá cược,…

Lĩnh vực kinh doanh này thường có tỷ lệ thanh tốn tiền mặt cao. Tại các
sịng bạc, hầu như khơng có bất cứ hành động nào kiểm sốt nguồn gốc tiền của
khách hàng mang đến. Do vậy, sòng bạc được coi là thiên đường của bọn tội phạm
thực hiện rửa tiền. Nếu thắng, chúng sẽ được trả bằng séc để đưa tiền thẳng vào tài
khoản của mình. Như vậy, tội phạm rửa tiền sẽ có séc của sịng bạc để hợp pháp hóa
những khoản tiền bất hợp pháp của mình. Ngồi ra, nhiều khi việc đánh bạc chỉ là
hình thức bên ngồi, những tên tội phạm có thể thỏa thuận trực tiếp với chủ sịng
bạc để có được xác nhận các khoản tiền thắng bạc với một tỷ lệ chi phí nhất định.
Việc hợp thức hóa tiền có nguồn gốc bất hợp pháp đơi khi cịn được thực
hiện thơng qua việc mua lại những giải thưởng xổ số với giá trị lớn hơn giá trị thực
mà người trúng thưởng có thể được hưởng. Khoản chênh lệch đó là khoản chi phí
đảm bảo cho tính hợp pháp của những đồng tiền phi pháp. Sau khi sở hữu vé số
trúng thưởng, bọn tội phạm sẽ vào Công ty phát hành xổ số để nhận tiền hợp pháp.
Trong điều kiện của cơ chế thị trường, những trò chơi cá cược được thừa

nhận là nhu cầu giải trí như: đua ngựa, đua chó,… Những hoạt động này sử dụng
tiền mặt với khối lượng lớn nên cũng chính là mảnh đất màu mỡ cho bọn tội phạm
rửa tiền khai thác.
1.1.2.5 Rửa tiền qua các hóa đơn chứng từ, hợp đồng thương mại

Thủ đoạn của tội phạm rửa tiền sẽ là khai tăng lượng hàng hóa trong mua bán
hoặc lợi dụng các công ty kinh doanh thật nhưng khơng bán hàng hóa hoặc bán
hàng hóa rất ít so với hóa đơn. Nhờ những hóa đơn đó, bọn tội phạm có thể chứng


minh thu nhập của chúng từ những hoạt động kinh doanh và hợp pháp hóa được
những đồng tiền có nguồn gốc phi pháp của mình.
1.1.2.6 Rửa tiền qua các cơng ty bảo hiểm

Những tên tội phạm dùng tiền phi pháp để mua bảo hiểm tại các công ty bảo
hiểm. Sau một thời gian, các khoản tiền này khi nằm trong tài khoản của công ty
bảo hiểm sẽ tạo một điều kiện an tồn nhất định. Khi đó, bọn tội phạm sẽ yêu cầu
rút tiền trước thời hạn và yêu cầu chi trả cho người thụ hưởng khác hoặc dùng giá
trị hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo chi trả cho một nhu cầu giao dịch nào đó như
mua bán bất động sản,…
1.1.2.7 Rửa tiền qua thị trường chứng khoán

Một số nước chưa có quy định chặt chẽ về kiểm sốt nguồn gốc đồng tiền
đầu tư vào thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền hoạt động tại
thị trường này. Các đồng tiền bẩn sẽ được sử dụng để mua cổ phiếu tại các sàn giao
dịch. Sau đó, các cổ phiếu này sẽ được bán đi, thậm chí có thể thấp hơn giá trị mua
lúc đầu để nhận lại những đồng tiền hợp pháp.
1.1.2.8 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Những tên tội phạm rửa tiền có thể dùng tiền bẩn để gửi tiết kiệm, mở tài

khoản ngân hàng để mua tín phiếu, trái phiếu, séc du lịch, chuyển tiền liên ngân
hàng. Trên thực tế, số tiền chuyển vào ngân hàng nếu vượt quá số tiền quy định sẽ
bị đưa vào danh sách những giao dịch đáng ngờ phải giải trình nguồn gốc kèm theo
tra sốt. Tuy nhiên, ở một số quốc gia chưa có quy định cụ thể về hạn mức số tiền
phải giải trình nguồn gốc, điều này chính là khe hở để bọn tội phạm lợi dụng thực
hiện hành vị rửa tiền của mình. Tại các quốc gia có hệ thống ngân hàng hoạt động
kém hiệu quả nhưng chi phí cao, những hành vi này còn được diễn ra ở các ngân
hàng “ngầm”. Trong cộng đồng những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại
hệ thống ngân hàng khơng chính thức với chi phí dịch vụ rẻ, bí mật, thủ tục giấy tờ
nhanh gọn, đơn giản hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng này có mạng lưới
rải khắp các quốc gia khác nhau để tiến hành dịch vụ chuyển tiền nội địa hoặc quốc
tế. Hoạt động của hệ thống ngân hàng “ngầm” này dựa vào niềm tin của khách hàng


×