Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án tại Ban Quản lý dự án Kiến trúc 1 – Tổng công ty viễn thông MobiFone.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.52 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án tại Ban Quản lý
dự án Kiến trúc 1 – Tổng công ty viễn thông Mobifone

Ngành: Quản trị kinh doanh

Phạm Hà Linh

Hà Nội, tháng 05 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án tại Ban Quản lý
dự án Kiến trúc 1 – Tổng công ty viễn thông Mobifone

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Phạm Hà Linh
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thu Thủy

Hà Nội, tháng 05 năm 2020



3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án
tại Ban Quản lý dự án Kiến trúc 1 – Tổng cơng ty viễn thơng Mobifone” là kết quả
của q trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập.
Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố, các trang web, …
Tôi xin cam đoan các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý luận và
quá trình nghiên cứu thực tiễn.
Hà Nội, ngày tháng

n

Học viên

Phạm Hà Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

Ban

Ban Quản lý dự án Kiến trúc 1


CĐT

Chủ đầu tư

CN

Chi nhánh

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

HĐQT

Hội đồng quản trị

MS Project

Quản lý thời gian và tiến độ dự án

QLDA

Quản lý dự án

TCT

Tổng công ty

TGĐ


Tổng giám đốc

TKKTKT-TDT
WBS

Thiết kế Kinh tế kỹ thuật – Tổng dự toán
Work Breakdown Structure (Cơ cấu phân tách công việc)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1. Một số văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng.................................................. 7
Bảng 1.1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình................................................ 15
Sơ đồ 1.1 – Các giai đoạn của quy trình dự án đầu tư.................................................. 18
Sơ đồ 1.3. Hình thức chìa khóa trao tay....................................................................... 23
Sơ đồ 1.4. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án........................................................ 24
Sơ đồ 1.6. Quy trình quản trị tiến độ dự án.................................................................. 26
Sơ đồ 1.7 Quy trình quản trị chi phí dự án................................................................... 28
Sơ đồ 1.8 Quy trình quản trị chất lượng dự án............................................................. 30
Sơ đồ 1.9 Quy trình quản trị nguồn nhân lực............................................................... 31
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA Kiến trúc 1.................................................. 43
Bảng 2.1. Nội dung và quy mơ đầu tư của dự án Tịa nhà MobiFone Quảng Ninh......45
Bảng 2.2. Tổng mức đầu tư của dự án Tòa nhà MobiFone Quảng Ninh......................46
Bảng 2.3. Một số thơng số chính của dự án Trạm biến áp MobiFone Quảng Nam......47
Hình 2.1. Tiến độ dự án MobiFone Việt Trì theo sơ đồ Gantt...................................... 50
Bảng 2.4. Tiến độ hoàn thành của 05 dự án Ban đã hoàn thành trong giai đoạn 2015–
2020 ...............................................................................................................................51
Bảng 2.5. Bảng giá trị quyết toán của dự án xây dựng Tịa nhà MobiFone Quảng
Ninh............................................................................................................................. 53
Bảng 2.6. Bảng phân cơng chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA Kiến trúc 1..............56
Bảng 2.7. Phân bổ chuyên viên chịu trách nhiệm quản trị dự án.................................57

Hình 3.1. Phần mềm quản lý thi cơng xây dựng iBom.PM.......................................... 70


TĨM TẮT KẾT QUẢ LUẬN VĂN
Trong q trình thực hiện luận văn, với đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản trị
dự án tại Ban Quản lý dự án Kiến trúc 1 – Tổng công ty viễn thông MobiFone”, thơng
qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu cơ sở lý luận về quản trị dự án
đầu tư xây dựng và thực trạng công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản
lý dự án Kiến trúc 1 – Chi nhánh Tổng công ty Viễn thơng MobiFone, tác giả nhận
thấy, trong q trình quản trị dự án, Ban Lãnh đạo Ban đã có sự chú trọng để hoàn
thành các chỉ tiêu đề ra và đang từng bước hoàn thiện, thiết lập các cơ chế, chính sách
để cơng tác quản trị dự án ngày càng được hiệu quả.
Các công cụ, phương pháp đã được áp dụng để từng bước nâng cao hiệu quả của
từng giai đoạn quản trị dự án.Tuy là một đơn vị mới được thành lập nhưng đã đảm
nhận một khối lượng công việc lớn, Ban đã nỗ lực để vừa xây dựng bộ máy tổ chức và
vừa hoàn thành các nhiệm vụ đầu tư xây dựng được giao.
Tuy nhiên, hoạt động quản trị dự án của Ban vẫn còn tồn tại những hạn chế cần
khắc phục, chưa ứng dụng nhiều các công cụ công nghệ để giải quyết công việc nên
nhiều khi gây ra sự chậm trễ, chưa chú trọng vào công tác quản trị rủi ro, khi rủi ro
được phát hiện mới tìm phương án khắc phục. Những điều đó đã gây nên chậm trễ tiến
độ ở một số dự án.
Từ những tồn tại trên, tác giả đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản
trị dự án tại Ban Kiến trúc, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm để quản trị chung và
cải thiện công tác quản trị rủi ro.
Tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế nhất định: Phạm vi nghiên
cứu giới hạn tại Ban Quản lý dự án Kiến trúc 1 và trong một giai đoạn cụ thể. Do đó
khó khăn khi áp dụng cho các đơn vị khác.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ........................................... iii
TĨM TẮT KẾT QUẢ LUẬN VĂN............................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

11

1.1 Dự án đầu tư xây dựng........................................................................................... 11
1.1.1 Khái quát về dự án đầu tư............................................................................. 11
1.1.2 Khái quát về dự án đầu tư xây dựng............................................................. 14
1.2 Quản trị dự án đầu tư xây dựng.............................................................................. 20
1.2.1 Khái niệm..................................................................................................... 20
1.2.2 Các mơ hình quản trị dự án đầu tư xây dựng................................................ 21
1.2.3 Nội dung quản trị dự án đầu tư xây dựng..................................................... 25
1.3 Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng...................................................................... 32
1.3.1 Khái niệm..................................................................................................... 32
1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng............................33
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án....................................................... 34
1.4.1 Yếu tố bên ngoài.......................................................................................... 34
1.4.2 Yếu tố bên trong........................................................................................... 36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH TẠI BAN QLDA KIẾN TRÚC 1 – TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG
MOBIFONE................................................................................................................ 39
2.1 Khái quát về Ban QLDA Kiến trúc 1 – Tổng công ty viễn thông MobiFone 39
2.1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty viễn thông MobiFone............................. 39
2.1.2 Giới thiệu chung về Ban QLDA Kiến trúc 1................................................ 43
2.2 Thực trạng công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA Kiến trúc 1 –


Tổng công ty viễn thông MobiFone......................................................................... 44
2.2.1 Đặc điểm các cơng trình đã thực hiện.......................................................... 44
2.2.2 Mơ hình quản trị dự án áp dụng................................................................... 47
2.2.3 Thực trạng công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA Kiến trúc

1

49


2.3 Đánh giá hiệu quả quản trị dự án ĐTXD tại Ban QLDA Kiến trúc 1.....................59
2.3.1 Những thành công đã đạt được..................................................................... 59
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân................................................................... 60

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA KIẾN TRÚC 1 - TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG
MOBIFONE................................................................................................................ 64
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản trị dự án đầu tư xây dựng của

Ban QLDA Kiến trúc 1 trong thời gian qua.............................................................. 64
3.1.1 Thuận lợi...................................................................................................... 64
3.1.2 Khó khăn...................................................................................................... 65
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA

Kiến trúc 1................................................................................................................ 67
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực chung.................................................... 67
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả từng giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng

................................................................................................................................71

KẾT LUẬN................................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 84


9

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản trị dự án đầu tư xây dựng là một quá trình phức tạp, mang tính duy nhất
khơng có sự lặp lại, khơng xác định rõ ràng và khơng có dự án nào giống dự án nào.
Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu về số
lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con người cũng khác nhau. Thậm
chí, trong quá trình thực hiện dự án cịn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư.
Cho nên việc điều hành quản trị dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, khơng có cơng
thức nhất định. Quản trị dự án là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án.
Quản trị dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp quan điểm có tính hệ thống để tiến
hành quản trị có hiệu quả tồn bộ cơng việc có liên quan tới dự án đầu tư dưới sự ràng
buộc về nguồn lực có hạn.
Ở Việt Nam, sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước luôn gắn liền nhu cầu xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các ngành nghề trong xã hội và nhu cầu nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của người dân, chính là động lực cho sự phát triển của
ngành xây dựng nói chung và lĩnh vực quản trị dự án nói riêng. Các dự án xây dựng
ngày càng nhiều hơn về số lượng, lớn hơn về quy mô, phong phú hơn loại hình kiến
trúc, phức tạp hơn về mặt kỹ thuật và đa dạng hơn về công năng sử dụng. Điều đó địi
hỏi khả năng sắp xếp các công việc hợp lý, tổ chức thực hiện một cách khoa học, điều
hành và phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình thực
hiện dự án xây dựng nhằm mang lại hiệu quả cho dự án về chi phí, thời gian và chất
lượng. Thành quả đạt được của dự án xây dựng có vai trị và đóng góp rất lớn của cơng
tác quản lý dự án xây dựng.

Trong bối cảnh sự tăng trưởng của nền kinh tế của Việt Nam, sự gia tăng mạnh
mẽ các dự án, các cơng trình xây dựng, đặc biệt trong kỷ nguyên của công nghệ thông
tin, viễn thông; bưu chính viễn thơng là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng
thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển bưu chính viễn thơng nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và
đảm bảo an ninh quốc phịng. Do đó, tác giả đề tài đã lựa chọn lĩnh vực quản trị công
tác đầu tư xây dựng cơng trình trong lĩnh vực viễn thơng di động mà đối tượng nghiên


cứu là Ban quản lý dự án kiến trúc 1 - Chi nhánh của Tổng công ty viễn thông
MobiFone.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone (tiếng Anh: Vietnam Mobile Telecom
Services One Member Limited Liability Company) tiền thân là Công ty Thông tin Di
động Việt Nam (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS), trụ sở cơng ty
tại Khu Đơ thị n Hịa, Cầu Giấy, Hà Nội, là Công ty TNHH Một Thành viên trực
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Được thành lập vào ngày 16 tháng 4 năm 1993,
VMS là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khai thác dịch vụ thông tin di động GSM
900/1800 với thương hiệu MobiFone. Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ
chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về
thơng tin di động có cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông
tin di động công nghệ GSM 900/1800, công nghệ UMTS 3G trên toàn quốc.
Để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao MobiFone, đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh và tạo dựng cơ sở vật chất cho Tổng cơng ty cũng như cho tồn ngành,
MobiFone khơng ngừng xây dựng các cơng trình trên tồn quốc phục vụ cho mục đích
làm văn phịng làm việc, điều hành sản xuất, điều hành mạng lưới. Năm 2015, thực
hiện nghị định 52/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng,
MobiFone thành lập Ban quản lý dự án kiến trúc để thực hiện vai trò của một ban quản
lý dự án chun nghiệp xây dựng các cơng trình trên tồn quốc phục vụ cho mục đích
làm văn phịng làm việc, điều hành sản xuất, điều hành mạng lưới của Mobifone.
Ban quản lý dự án kiến trúc 1 thực hiện công tác quản trị đầu tư xây dựng các

công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện đầu tư, quản lý tiến
độ, chất lượng cơng trình và nghiệm thu thanh quyết tốn hồn thành cơng trình là
những cơng việc quan trọng của quản lý đầu tư xây dựng. Trước đây, hầu như tất cả
các cơng việc trong tồn bộ q trình thực hiện dự án xây dựng từ lúc hình thành ý
tưởng cho dự án đến khi thi cơng cơng trình và tổ chức nghiệm thu, bàn giao, thanh
quyết toán... do các kỹ sư xây dựng hoặc những chuyên gia của các lĩnh vực có liên
quan đến chuyên ngành kỹ thuật xây dựng thực hiện. Ngày nay mức độ yêu cầu của
chủ đầu tư ngày càng cao hơn, quy mô dự án ngày càng lớn hơn, sự đa dạng và mức
độ phức tạp ngày càng nhiều hơn cùng với sự tham gia của nhiều đơn vị tư vấn và thi
công chuyên sâu rất cần thiết khả năng điều hành của người quản lý với vai trò nhạc


trưởng của dự án xây dựng. Sự tham gia của kỹ sư quản lý xây dựng sẽ góp phần thay
đổi diện mạo của dự án, tạo sự gắn kết trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân
tham gia xây dựng trong từng công việc, từng giai đoạn hay cả quá trình thực hiện dự
án nhằm đảm bảo sự thành cơng của dự án về quy mơ, chi phí, thời gian và chất lượng
đồng thời thoả mãn sự hài lòng của Chủ đầu tư hay khách hàng.
Ban quản lý dự án kiến trúc đã triển khai thực hiện các dự án của Mobifone cơ
bản đảm bảo được công năng sử dụng theo u cầu thiết kế, khơng có sai sót về kỹ
thuật và phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai,
vẫn còn một số dự án chưa đạt hiệu quả cao về chất lượng, để xảy ra một số sai sót kỹ
thuật, tiến độ thực hiện chưa đảm bảo, làm giảm hiệu quả, mục tiêu đầu tư. Các
nguyên nhân ảnh hưởng đến giảm hiệu quả đầu tư bao gồm: lực lượng nhân sự quản trị
dự án cịn thiếu tính chun nghiệp; bản lĩnh; tính độc lập; sáng tạo chưa cao; công
nghệ áp dụng chưa hiện đại; hệ thống văn bản pháp quy chưa rõ ràng, chồng chéo; quy
trình quản trị chưa được hoàn thiện, chưa thực hiện đúng các quy chế, quy trình quản
trị dự án. Quy trình quản trị chưa thực sự phù hợp với thực tế thi công, ảnh hưởng đến
hiệu quả triển khai dự án.
Vì vậy, tác giả đã chọn để tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án tại
Ban Quản lý dự án Kiến trúc 1 – Tổng công ty viễn thông MobiFone” để đi sâu

nghiên cứu và đánh giá, từ đó có thể đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản trị dự án tại Ban.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Dự án, dự án đầu tư xây dựng và quản trị dự án đều là những mảng chun mơn
đặc thù và sâu rộng, do đó đã có những tài liệu viết về những mảng này. Ví dụ như:
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xuất bản năm
2006. Cuốn sách cho người học một cái nhìn tổng quan cơ bản về dự án và quản lý dự
án đầu tư. Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng của PGS.TS Trịnh Quốc Thắng,
nhà xuất bản xây dựng, xuất bản năm 2010. Tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơng trình của Trung tâm cơng nghệ quản lý chất lượng cơng trình Việt Nam thuộc Bộ
Xây dựng. Các giáo trình đã cung cấp lý thuyết từ bao quát đến chi tiết về dự án đầu
tư, quản lý dự án đầu tư cũng như quy trình, nội dung của quản lý đầu tư. Từ đó giúp


cho người đọc tiếp cận được dễ dàng hơn và có cái nhìn tồn diện về quy trình quản lý
dự án đầu tư.
Những đề tài nghiên cứu
Nhóm luận văn nghiên cứu về công tác quản lý dự án đầu tư tại một số địa
phương. Luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm
phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị” của tác giả Nguyễn Trí Hữu, năm 2018, ĐH Huế.
Đề tài này chỉ ra kinh nghiệm từ một số tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà
Tĩnh đồng thời cũng chỉ ra thực trạng trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng và tái định cư, cơng tác lựa chọn nhà thầu, công tác quản lý chất lượng và
tiến độ các gói thầu, cơng tác nghiệm thu thanh tốn và quyết tốn vốn đầu tư, cơng
tác quản lý an tồn lao động và vệ sinh môi trường. Đề tài cũng đã chỉ ra được một số
điểm khác biệt cơ bản trong đánh giá của cán bộ quản lý dự án và đối tượng thụ hưởng
tuy nhiên chưa có giải pháp cụ thể nào để khắc phục vấn đề trên. Luận văn “Hồn
thiện các cơng tác đầu tư xây dựng tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” của
tác giả Phạm Thị Mai Trang, năm 2017, ĐH Thái Nguyên. Đề tài đã chỉ ra thực trạng

cơng tác quản lý trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng,
quản lý công tác lựa chọn nhà thầu, cơng tác thi cơng xây dựng, thanh tốn và quyết
tốn, quản lý nguồn nhân lực, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư
xây dựng.
Nhóm luận văn nghiên cứu về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
tại một số Tổng công ty. Luận văn “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình tại Tổng
cơng ty xây lắp dầu khí Nghệ An” của tác giả Cao Văn Dũng, năm 2015, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu và chỉ ra thực trạng về hình thức quản lý dự án,
quy trình quản lý dự án, cơ chế quản lý dự án và công tác quản lý dự án tại Tổng cơng
ty xây lắp dầu khí Nghệ An. Đây là cách tiếp cận tổng quan, chưa đi sâu vào từng khía
cạnh cụ thể như trong phần cơ sở lý luận đã nêu lên. Luận văn “Quản lý dự án đầu tư
xây dựng của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ” của tác giả Nguyễn Thành Nhân, năm
2013, trường ĐH Bách Khoa. Đề tài này nghiên cứu đánh giá quy trình thực hiện dự
án đầu tư, thực hiện quản lý tiến độ cơng trình, cơng tác quản lý chất lượng và quản lý
chi phí xây dựng cơng trình tại Tổng cơng ty Bảo Việt nhân thọ. Sau đó cũng nêu ra


những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến khó khăn, đồng thời cũng nêu ra
được những nhóm giải pháp tiêu biểu.
Nhóm đề tài nghiên cứu về các giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban
quản lý dự án. Luận văn “Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình tại Ban
quản lý dự án cơng trình huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Duy
Hùng, năm 2017, trường Đại học dân lập Hải Phòng. Đề tài đã chỉ ra những đặc điểm
chung về huyện Hoành Bồ (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, địa lý, văn hóa xã hội,
kinh tế) và của Ban quản lý dự án công trình huyện Hồnh Bồ (chức năng, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức). Thơng qua việc lấy ví dụ một số dự án điển hình, đề tài nêu được trình
tự, cách thức thực hiện một dự án tại Ban đồng thời đề xuất được một số giải pháp
thuộc các nhóm theo trình tự thực hiện dự án.
Các đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về dự án đầu tư, các đặc
điểm cơ bản, phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư xây dựng tuy

nhiên chưa có nghiên cứu nào tổng hợp đầy đủ các vấn đề trên. Các đề tài cũng chưa
tập trung nghiên cứu sâu lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án và chưa
có chỉ tiêu hiệu quả dự án rõ ràng để xác định. Các nghiên cứu cũng chủ yếu thực hiện
phương pháp nghiên cứu dựa trên dữ liệu thứ cấp, do đó sẽ khơng cập nhật nhanh
chóng những thay đổi trong q trình quản trị dự án. Nhóm biện pháp đề xuất chưa có
giải pháp liên quan đến công nghệ, ứng dụng công nghệ thơng tin vào quản trị dự án.
Do đó, ở luận văn nghiên cứu của mình, tác giả sẽ phân tích kỹ hơn về các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả dự án và các chỉ tiêu về hiệu quả dự án đồng thời sẽ tiến hành
phỏng vấn thực tế những cá nhân trực tiếp thực hiện để có thể đưa ra những thông tin
cập nhật nhất.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung của luận văn là đề xuất giải pháp, phương hướng, lộ trình nâng

cao hiệu quả cơng tác quản trị dự án tại Ban Quản lý dự án kiến trúc 1.
- Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về dự án, quản trị dự án và hiệu quả quản trị dự
án.


+ Phân tích hiệu quả cơng tác quản trị dự án tại Ban QLDA Kiến trúc 1 - Chi
nhánh Tổng công ty viễn thông MobiFone.
+ Đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án tại
Ban QLDA Kiến trúc 1 - Chi nhánh Tổng công ty viễn thông MobiFone.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả công tác quản trị dự án tại Ban Quản lý dự án

kiến trúc 1 - Chi nhánh Tổng công ty viễn thông MobiFone.
- Phạm vi nghiên cứu:


+ Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Trong phạm vi bài luận văn, tác giả tập trung
nghiên cứu ba chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của dự án là tiến độ, chất lượng và chi phí, từ
đó phản ánh hiệu quả của cơng tác quản trị dự án tại Ban Kiến trúc 1.
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu hiệu quả công tác quản trị dự
án tại Ban QLDA Kiến trúc 1 - Chi nhánh Tổng công ty viễn thông MobiFone
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu đối với các dự án mà Ban QLDA
Kiến trúc 1 đã triển khai trong khoảng từ năm 2015-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Các phương pháp cụ thể:

Phương pháp logic , phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so
sánh... Dựa vào hệ thống cơ sở lý luận chung về quản trị dự án đầu tư xây dựng cùng
với tình hình thực tế ở Ban QLDA để đưa ra các phân tích và so sánh. Từ đó rút ra
những đánh giá về những thành công và hạn chế mà Ban QLDA đã đạt được. Vận
dụng các chính sách, văn bản pháp luâṭ quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Chính
phủ, Bộ Xây dựng, Bộ ̣ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ ̣ Tài chính...và của Tổng cơng ty viễn
thông MobiFone vào thực tiễn nghiên cứu đề tài. Một số văn bản pháp luật về đầu tư
xây dựng được áp dụng:


Bảng 1. Một số văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng
STT

Số hiệu

Nội dung

Ngày ban Ngày hiệu Ghi chú
hành
lực


I. Luật
1

50/2014/QH13 Luật Xây dựng

18/06/2014 01/01/2015 Thay thế luật Xây
dựng số
16/2003/QH11

2

03/2016/QH14 Sửa đổi, bổ sung điều 22/11/2016 01/01/2017
6 và phụ lục 4 về danh
mục ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều
kiện của Luật đầu tư

Bãi bỏ một số
điều, khoản của
các luật sau đây:
a) Khoản 1 Điều
19 của Luật đấu
thầu số
43/2013/QH13; b)
Điều 151 của Luật
xây dựng số
50/2014/QH13.

II. Nghị định

1

32/2015/NĐ-CP Quy định về quản lý
chi phí đầu tư xây
dựng

25/03/2015 10/05/2015 Thay thế NĐ số
112/2009/NĐ-CP
ngày 14/12/2009

2

37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về
hợp đồng xây dựng

22/04/2015 16/05/2015 Thay thế NĐ số
48/2010/NĐ-CP,
207/2013/NĐ-CP

3

44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một 06/05/2015 30/06/2015 Thay thế NĐ số
số nội dung về quy
08/2005/NĐ-CP
hoạch xây dựng
ngày 24/01/2005

4

46/2015/NĐ-CP Quy định về quản lý 12/05/2015 01/07/2015 Thay thế NĐ số

chất lượng và bảo trì
114/2010/NĐ-CP,
cơng trình xây dựng
15/2013/NĐ-CP

5

59/2015/NĐ-CP Quy định về quản lý 18/06/2015 05/08/2015 Thay thế NĐ số
dự án đầu tư xây dựng
12/2009/NĐ-CP,
83/2009/NĐ-CP,
64/2012/NĐCP,...


6

119/2015/NĐCP

Quy định về bảo hiểm 13/11/2015 10/02/2016
bắt buộc trong hoạt
động đầu tư xây dựng

7

42/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị 05/04/2017 01/06/2017 Sửa đổi, bổ sung
định số 59/2015/NĐNĐ số
CP về quản lý dự án
59/2015/NĐ-CP
đầu tư xây dựng


8

53/2017/NĐ-CP Quy định các giấy tờ 08/05/2017 25/06/2017
hợp pháp về đất đai để
cấp giấy phép xây
dựng

9

139/2017/NĐCP

Quy định xử phạt vi 27/11/2017 15/01/2018
phạm hành chính
trong hoạt động đầu
tư xây dựng; khai
thác, chế biến, kinh
doanh khoáng sản làm
vật liệu xây dựng, sản
xuất, kinh doanh vật
liệu xây dựng; quản lý
cơng trình hạ tầng kỹ
thuật; kinh doanh bất
động sản, phát triển
nhà ở, quản lý sử
dụng nhà và công sở.

10

100/2018/NĐCP


Sửa đổi, bổ sung, bãi 16/07/2018 15/09/2018
bỏ một số quy định về
điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc các lĩnh
vực quản lý nhà nước
của Bộ Xây dựng

Sửa đổi một số
điểu của Nghị
định 42/2017/NĐCP,
Nghị định
79/2016/NĐ-CP,
Nghị định
59/2015/NĐ-CP


11

68/2019/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu 14/08/2019 01/10/2019
tư xây dựng

12

69/2019/NĐ-CP Quy định việc sử
15/08/2019 01/10/2019
dụng tài sản công để
thanh toán cho Nhà
đầu tư khi thực hiện
dự án đầu tư xây dựng
cơng trình theo hình

thức Hợp đồng Xây
dựng – Chuyển giao

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để có được thơng tin về những vấn đề quản trị dự án đầu tư xây dựng cơng trình
tại Ban quản lý dự án kiến trúc 1 - Chi nhánh Tổng công ty viễn thông MobiFone,
phương pháp được tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu là phương pháp khảo
sát, tập hợp các số liệu báo cáo đã cơng bố, tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở
quan sát (observation) và một số phương pháp khác như thống kê, tổng hợp, so sánh…
Cụ thể, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về lực vực quản trị dự án như Giám
đốc Ban, trưởng, phó các phịng Dự án và một số chuyên viên nhiều kinh nghiệm trực
tiếp chủ trì cơng việc,… để trực tiếp phỏng vấn các nội dung xoay quanh các câu hỏi
nghiên cứu như tình hình quản lý, cơ cấu tổ chức, tổ chức hệ thống quản trị dự án đầu
tư xây dựng cơng trình, các thơng tin q trình hoạt động và đánh giá trách nhiệm
quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận… kết hợp với quan sát, điều
tra nghiên cứu, ghi chép tại các phòng ban của Ban QLDA Kiến trúc 1.
5.3 Thu thập dữ liệu
5.3.1 Dữ liệu thứ cấp

Tìm hiểu và nghiên cứu các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Bộ Xây
dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Quy định của Tổng công ty viễn thông
MobiFone, các báo cáo của Ban QLDA kiến trúc 1, các sách tham khảo, tài liệu
nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng,…
5.3.2 Dữ liệu sơ cấp

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý; trực tiếp khảo sát và quan sát
thực tiễn quản trị dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA kiến trúc 1. Các câu



hỏi phỏng vấn tập trung vào khai thác quá trình thực tiễn, những khó khăn và vướng
mặc trong cơng tác quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Ban. Các câu hỏi phỏng vấn
được trình bày ở Phụ lục 1.
5.4 Phân tích dữ liệu

Phân tích, so sánh dữ liệu: Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập, tác giả tiến
hành phân tích, đánh giá giữa thực trạng với xu thế phát triển; nhận diện những hạn
chế và nguyên nhân ảnh hưởng của công tác Quản trị dự án đầu tư xây dựng cơng trình
tại Ban QLDA Kiến trúc 1. So sánh dữ liêụ của các thời kỳ với nhau , so sánh dữ liệu
đầu tư xây dựng cơng trình giữa các nguồn vốn, so sánh dữ liêụ theo cấp quản trị.
Cơng cụ phần mềm phân tích dữ liệu: Dùng phần mềm máy tính exel và một số
phần mềm chuyên ngành khác.
6. Nội dung của luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương như
sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản trị dự án đầu tư xây dựng.
Chương 2. Thực trạng quản trị dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA
Kiến trúc 1 – Tổng cơng ty Viễn thông Mobifone.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Ban
QLDA Kiến trúc 1 – Tổng công ty Viễn thông Mobifone.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG
1.1 Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Khái quát về dự án đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

Theo Đại bách khoa toàn thư, từ “ Project–Dự án” được hiểu là “ Điều có ý định
làm” hay “ Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái

niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển động, hành động.
Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này, cụ thể như:
- “Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ cơng việc nào đó dưới sự

ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối
cùng đạt được mục tiêu nhất định đã dề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm
hay một dịch vụ mà bạn mong muốn” (Theo Project Management Institute, 2013).
- “Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay tồn bộ cơng việc

nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên
nguồn vốn xác định” (Theo Luật Đấu thầu, 2013).
- “Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực

hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra
một thực thể mới” (Theo Từ Quang Phương, 2005).
- “Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất 1 lần, có

mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu
cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự tốn tài chính từ
trước và nói chung khơng được vuợt qua dự tốn đó. Dự án là tổng thể các hoạt động
(quyết định và công việc) phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy
nhất trong khoảng thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối cảnh
không chắc chắn” (Theo Mai Văn Bưu, 2008).


Các phương diện chính của dự án:
- Phương diện thời gian: Về phương diện này dự án là một quá trình bao gồm ba

giai đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu và lập dự án; giai đoạn
triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án.

- Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền của các

nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án. Trung tâm của phương diện này là vấn đề
vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.
- Phương diện độ hoàn thiện của dự án (chất lượng dự án).

Dự án đầu tư: Tùy vào góc độ xem xét mà dự án đầu tư được định nghĩa khác
nhau.
- Về mặt hình thức: dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết,

có hệ thống hoạt động & chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả &
thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,

vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
- Xét trên góc độ kế hoạch hố: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch

chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội, làm
tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
- Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động cần thiết, được bố

trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở
rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất
định trong tương lai. (Theo Nguyễn Bạch Nguyệt, 2005).


1.1.1.2 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án

Các hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằm yên trong
suốt thời q trình thực hiện đầu tư. Thêm vào đó, hoạt động đầu tư là hoạt động lâu

dài, thời gian thực hiện đầu tư, thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lớn. Do đó, hoạt
động đầu tư khơng tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố
không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... Mọi kết quả và hiệu quả của quá
trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của của các yếu tố không ổn định theo
thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Không những thế, các thành quả của hoạt
động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài, nhiều năm. Điều này nói lên giá trị to lớn của
các thành quả đầu tư. Các thành quả của hoạt động đầu tư là các cơng trình xây dựng
sẽ hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do đó các cơng trình sẽ chịu ảnh
hưởng từ các yếu tố về địa lý, địa hình ở địa phương đó.
Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác lập kế
hoạch. Đầu tiên phải xem xét, đánh giá các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật,, kinh
tế tài chính, điều kiện mơi trường xã hội, pháp lý... liên quan. Phải dự đoán được các
biến động bất thường của môi trường ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư. Mọi sự đánh
giá, tính tốn, xem xét này đều được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư.
Dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện công
cuộc đầu tư.
Dự án – một phương thức hoạt động có hiệu quả. Bởi: Dự án là hoạt động có kế
hoạch, được kiểm tra để đảm bảo tiến trình chung với các nguồn lực và mơi trường đã
được tính tốn trước nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Dự án là điều kiện, là
tiền đề của sự đổi mới và phát triển. Dự án sinh ra nhằm giải quyết những vấn đề của
tổ chức. Dự án cho phép hướng sự nỗ lực có thời hạn để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ
mong muốn. “Nhu cầu muốn trở thành hiện thực phải thông qua hoạt động của con
người, hoạt động khôn ngoan là hoạt động theo dự án.” (Theo Nguyễn Bạch Nguyệt,
2005).


1.1.2 Khái quát về dự án đầu tư xây dựng
1.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

Theo Luật Xây dựng năm 2014: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất

có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới,
sửa chữa, cải tạo cơng trình nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án
đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư
xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đầu tư xây dựng.
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình là dự án bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải
tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
cơng trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình cịn là thuật ngữ chun ngành dùng để chỉ bản
báo cáo nghiên cứu khả thi trong các dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Theo nghĩa
này dự án đầu tư xây dựng cơng trình là tổng thể các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một
thời hạn nhất định. Bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở”.
1.1.2.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Có rất nhiều cách phân loại dự án đầu tư, tùy theo mục đích và phạm vi xem xét.
- Theo quy mơ và tính chất

Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình thì các dự án xây dựng cơng trình được phân loại như sau:
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu
tư, các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C.


Bảng 1.1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình
STT

LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH


TỔNG MỨC
ĐẦU TƯ
Theo Nghị quyết

I

Dự án quan trọng quốc gia

số 66/2006/QH11
của Quốc hội

I

Nhóm A

1

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: thuộc lĩnh vực bảo
Khơng kể mức
vệ an ninh, quốc phịng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý
vốn
nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

2

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: sản xuất chất độc
hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

3


Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: cơng nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hố chất, phân bón, chế tạo máy, xi
măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án Trên 1.500 tỷ đồng
giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

4

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: thuỷ lợi, giao thơng
(khác ở điểm I - 3), cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng
kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thơng tin, điện tử,
tin học, hố dược, thiết bị y tế, cơng trình cơ khí khác, sản
xuất vật liệu, bưu chính, viễn thơng.

Trên 1.000 tỷ đồng

5

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: cơng nghiệp nhẹ,
sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế
biến nông, lâm, thuỷ sản.

Trên 700 tỷ đồng

6

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: y tế, văn hố, giáo
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ

xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Trên 500 tỷ đồng

II

Nhóm B

1

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: cơng nghiệp điện, khai Từ 75 đến 1.500
thác dầu khí, hố chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng,

Không kể mức
vốn


luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao
thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: thuỷ lợi, giao thơng
(khác ở điểm II - 1), cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng
Từ 50 đến 1.000
kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin

tỷ đồng
học, hố dược, thiết bị y tế, cơng trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thơng.

3

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

Từ 40 đến 700
tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: y tế, văn hố, giáo
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Từ 30 đến 500
tỷ đồng

III

Nhóm C

1


Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: cơng nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hố chất, phân bón, chế tạo máy, xi
măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án
Dưới 75 tỷ đồng
giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy
hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.

2

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: thuỷ lợi, giao thơng
(khác ở điểm III - 1), cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng
kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin Dưới 50 tỷ đồng
học, hố dược, thiết bị y tế, cơng trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thơng.

3

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: cơng nghiệp nhẹ,
sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế
biến nông, lâm, thuỷ sản.

Dưới 40 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình: y tế, văn hố, giáo
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,

nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 30 tỷ đồng


- Theo nguồn vốn đầu tư

Vốn trong nước:
+ Vốn ngân sách Nhà nước
+ Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước.
+ Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước
+ Vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn
Vốn ngoài nước:
+ Vốn vay nước ngoài của Nhà nước, viện trợ, ODA
+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
+ Vốn của các tổ chức quốc tế.
1.1.2.3 Đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng

Theo giáo trình Quản trị dự án đầu tư xây dựng, trường Đại học kinh tế quốc dân,
dự án đầu tư xây dựng có những đặc trưng sau:
- Mang tính chất tạm thời: có vịng đời giới hạn với các đặc tính ở các giai đoạn

khác nhau.
- Có tính duy nhất: mỗi dự án có một mục tiêu, nhiệm vụ, con người, lịch trình,

vấn đề khác nhau.
- Có mục tiêu rõ ràng xác định cụ thể.
- Là một tập hợp phức tạp các hoạt động phức tạp với sự tham gia của nhiều


người, tổ chức với nhiều chức năng khác nhau.
- Là một thực thể được tạo mới, xuất hiện lần đầu.
1.1.2.4 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Các giai đoạn trong quy trình dự án có thể mơ tả theo sơ đồ sau (sơ đồ 1.1):


×