Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Luận văn thạc sỹ nghiên cứu vệt hằn bánh xe cho mặt đường bê tông nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯƠNG VĂN HÂN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG
HẰN LÚN VỆT BÁNH XE TRÊN QUỐC LỘ 10, ĐOẠN
KM112+00–KM136+600
TỈNH NAM ĐỊNH
………….………….

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
………….………….

TRƯƠNG VĂN HÂN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG
HẰN LÚN VỆT BÁNH XE TRÊN QUỐC LỘ 10, ĐOẠN
KM112+00–KM136+600
TỈNH NAM ĐỊNH
………….………….

Chun ngành : Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thông
Mã số : 8.58.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. BÙI XUÂN CẬY

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “ Nghiên cứu giải pháp khắc phục hiện
tượng hằn lún vệt bánh xe trên Quốc lộ 10 , đoạn Km 112+00 – Km 136 +00,
tỉnh Nam Định “ là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản than tôi. Bằng kinh
nghiệm làm việc thực tiễn và kiến thức chuyên môn được đào tạo trong quá trình
học đại học và chương trình cao học tại trường Đại học giao thôn vận tải, ngành
Kỹ thuật xậy dựng cơng trình giao thơng. Dưới sự quan tâm, hướng dẫn trực tiếp
của GS.TS. Bùi Xuân Cậy. Mọi tham khảo dung trong luận văn đều được trích
dẫn nguồn rõ ràng và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi,
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm ./.

Hà nội, Ngày

tháng

năm 2019

Học viên

TRƯƠNG VĂN HÂN

LỜI CẢM ƠN



Để hồn thành chương trình Cao học và luận văn thạc sỹ này, tác
giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các
thầy cơ giáo trong trường Đại học Giao thông vận tải.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Bùi
Xuân Cậy người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng
dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến các thầy cô trong Hội
đồng đánh giá luận văn đã đọc, nhân xét và đóng góp những ý kiến
quý báu về luận văn này.
Cuối cùng , tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, an
hem, bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ
tác giả trong suốt thời gian qua.
Chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót do
khn khổ hạn chế của một luận văn tốt nghiệp cao học, với dung
lượng kiến thức về lý luận, thực tiễn và thời gian có hạn, tác giả rất
mong nhận được những lời nhận xét và góp ý của các thầy cơ, bạn bè
và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn ./.
Học viên

TRƯƠNG VĂN HÂN


i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC..................................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VẼ...............................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................2
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................2
VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.................................................................................2
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG HẰN LÚN VỆT BÁNH XE
(HLVBX) TRÊN CÁC QUỐC LỘ Ở VIỆT NAM.....................................................3
1.1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
1.2. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VIỆT NAM.................3
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG...........................................................7
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ XE CỘ......................................................................15
1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ......................................................................16
1.6. CÁC HIỆN TƯỢNG HẰN VẾT BÁNH XE........................................................19
1.7. GIẢI PHÁP XỬ LÝ BAN ĐẦU CỦA VIỆT NAM...............................................22
1.7.1.Về phía Bộ GTVT.......................................................................................22
1.7.2.Về phía các nhà đầu tư (trong và ngoài nước).............................................23
1.7.3.Đánh giá chung...........................................................................................23


ii
1.8. KẾT LUẬN........................................................................................................23
CHƯƠNG 2: MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA – YÊU CẦU KĨ THUẬT...........24
2.1. KHÁI NIỆM......................................................................................................24
2.2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM..........................................................................................26
2.3. PHÂN LOẠI......................................................................................................27

2.3.1. Theo phương pháp thi cơng........................................................................27
2.3.2. Theo độ rỗng cịn dư..................................................................................28
2.3.3. Theo hàm lượng đá dăm.............................................................................28
2.4. YÊU CẦU VẬT LIỆU........................................................................................29
2.4.1. Vật liệu thành phần....................................................................................29
2.4.2. Bê tơng nhựa..............................................................................................33
2.5. CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT BÊ TÔNG NHỰA...................................................36
2.6. CÔNG NGHỆ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BTN................................................37
2.7. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU..........................................................................38
CHƯƠNG 3:CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆN TƯỢNG
HLVBX TRÊN CÁC QUỐC LỘ Ở VN....................................................................44
3.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆN TƯỢNG HLVBX..................................44
3.1.1. HLVBX do lớp mặt BTN yếu:...................................................................45
3.1. 2. HLVBX do lớp móng, nền đất yếu............................................................45
3.1.3. Do cả nền đất, móng và lớp mặt BTN yếu.................................................45
3.1.4. Vấn đề biến dạng của lớp bê tông asphalt do nhiệt độ môi trường.............46
3.1.5. Giải pháp khắc phục...................................................................................51
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HLVBX...................................................52
3.2.1. Ảnh hưởng của chất lượng BTN, móng, nền đường..................................52
3.2.2. Chất lượng BTN.........................................................................................52
3.2.3. Ảnh hưởng của xe lưu thông trên đường....................................................54
3.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường.........................................................55


iii
3.2.5. Ảnh hưởng của công tác khảo sát thiết kế kết cấu mặt đường....................55
3.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BÊ TÔNG NHỰA LIÊN QUAN ĐẾN VẾT
HẰN LÚN VỆT BÁNH XE TRÊN MỘT SỐ TUYẾN QUỐC LỘ..............................56
3.3.1. Giới thiệu về thiết bị Wheel racking..........................................................56
3.3.2. Tổng quan về kết quả thí nghiệm vệt hằn bánh xe.....................................57

3.3.2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng bột thu hồi để thay thế cho bột khoáng
nghiền..................................................................................................................58
CHƯƠNG 4: HIỆN TƯỢNG HẰN LÚN VỆT BÁNH XE TRÊN QUỐC LỘ 1
ĐOẠN KM 112+ 00 – KM 136+ 600 QUỐC LỘ 10, TỈNH NAM ĐỊNH...............65
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................................65
4.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC.............................................................................66
4.3. HIỆN TƯỢNG HẰN LÚN VỆT BÁNH XE........................................................67
4.4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC................................................................................72
4.4.1. Nên cải cách triệt để khâu tư vấn thiết kế...................................................72
4.4.2. Nâng cao quản lý chất lượng thi công và tư vấn giám sát..........................75
4.4.3. Sử dụng loại BTN đặc tính cao..................................................................76
4.4.4. Quyết liệt trong việc kiểm soát tải trọng xe................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hệ thống đường Việt Nam....................................................................4
Bảng 1.2: Đặc điểm khí hậu các vùng...................................................................9
Bảng 1.3: Đặc điểm khí hậu các vùng.................................................................10
Bảng 1.4: Bảng thống kê phương tiện giao thông...............................................15
Bảng 1.5: Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu với bê tông nhựa chặt (BTNC)............17
Bảng 1.6: Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu với bê tông nhựa rỗng (BTNR)...........18
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm dùng trong bê tơng nhựa rải
nóng...................................................................................................30
Bảng2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của bột khoáng nghiền từ đá cacbonat...............32
Bảng 2.3: Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa chặt (BTNC)............33
Bảng 2.4: Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa rỗng (BTNR)
...........................................................................................................35

Bảng 2.5: Sai số cho phép đối với các đặc trưng của mặt lớp móng..................39
Bảng 2.6: Sai số cho phép của các đặc trưng hình học của lớp mặt đường BTN. . .40
Bảng2.7 Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng mặt đường bê tơng nhựa.........41
Bảng 2.9: Liệt kê các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của
bê tông nhựa trong các giai đoạn khác nhau để kiểm tra giám sát và
nghiệm thu.........................................................................................42
Bảng 3.1: Kết quả thí nghiệm suy giảm số lượt chạy xe trên cùng một chiều sâu
lún khi có sử dụng bột thu hồi...........................................................59
Bảng 4.1: các loại vật liệu đã sử dụng.................................................................72
Bảng 4.2: Một kết cấu áo đường cường độ cao nhất của Đức............................73


v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mạng lưới giao thơng Việt Nam............................................................4
Hình 1.2: Đặc điểm địa hình Việt nam..................................................................9
Hình 1.3: Phân vùng khí hậu Việt nam..................................................................9
Hình 1.6 + 1.7: Về bức xạ nhiệt..........................................................................15
Hình 1.8: Kết cấu mặt đường đã sử dụng............................................................16
Hình 1.9: Vệt lún bánh xe trên Quốc lọ 10, tỉnh Nam Định ( ngày 13-6-2014). 20
Hình 1.10: Đoạn ngã tư ......................................................................................20
Hình 3.1: HLVBX do lớp mặt BTN....................................................................45
Hình 3.2: Sơ đồ làm việc chung của trạm trộn bê tơng nhựa..............................48
Hình 3.3 + 3.4: Ảnh hưởng của tục xe và tải trọng tới mặt đường.....................50
Hình 3.5: Ảnh hưởng của chất lượng BTN.........................................................52
Hình 4.1: Dự án xây dựng tuyế
Hình 4.2: Đoạn bị hằn lún gây nguy cơ mất ATGT.............................................68
Hình 4.3: Rãnh giữa 2 lớp bê tông nhựa. Bên trái là bê tông nhựa thường, bên
phải là bê tông nhựa polymer mới được cào bóc và thảm lại............68
Hình 4.4: Lớp bê tơng nhựa bề mặt bong bật tạo thành rãnh, ổ gà ....................68

Hình 4.5: Bê tông nhựa trồi và dồn lên cả thành khe co giãn.............................69
Hình 4.6: Vạch kẻ làn đường chỗ bị trồi lún trở nên ngoằn ngèo. (Ảnh chụp tại
Ngã tư Hưng Ngun).......................................................................69
Hình 4.7: Lớp bê tơng nhựa polymer mới được thảm cũng đã bị hằn lún..........70
Hình 4.8: Lớp BTN bị bong bật..........................................................................70
Hình 4.9: Lớp bê tơng nhựa bị nứt, bong trơ bản mặt cầu..................................71
Hình 4.10: Hằn lún vệt bánh xe trên tuyến đường tránh TP. Vinh......................71


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả thí nghiệm hằn lún đối với cấp phối không sử dụng cát tự
nhiên..................................................................................................58
Biểu đồ 3.2: Kết quả thí nghiệm hằn lún đối với cấp phối sử dụng 10% cát tự
nhiên..................................................................................................58
Biểu đồ 3.3: Kết quả thí nghiệm hằn lún đối với hỗn hợp sử dụng nhựa Polymer
III.......................................................................................................60
Biểu đồ 3.4: Kết quả thí nghiệm hằn lún đối với hỗn hợp sử dụng nhựa Polymer
I..........................................................................................................60
Biểu đồ 3.5: Kết quả thí nghiệm hằn lún đối với hỗn hợp sử dụng nhựa 60/70. 60
Biểu đồ 3.6: Kết quả thí nghiệm vệt hằn của hỗn hợp sử dụng đá mi mạt tại mỏ
đá Phủ Lý...........................................................................................61
Biểu đồ 3.7: Kết quả thí nghiệm vệt hằn của hỗn hợp sử dụng đá mi mạt tại mỏ
đá Phú Mãn........................................................................................61
Biểu đồ 3.8: Kết quả thí nghiệm vệt hằn ở 50oC trong mơi trường nước...........61
Biểu đồ 3.9: Kết quả thí nghiệm vệt hằn ở 55oC trong mơi trường nước...........62
Biểu đồ 3.10: Kết quả thí nghiệm vệt hằn ở 600C ở mơi trường khơng khí........62
Biểu đồ 3.11: Biểu đồ quan trắc nhiệt độ tại quốc lộ 10 tỉnh Nam Định............62
Biểu đồ 3.12: Kết quả thí nghiệm ở tải trọng 0,7Mpa.........................................63
Biểu đồ 3.13: Kết quả thí nghiệm ở tải trọng 0,73Mpa.......................................63

Biểu đồ 3.14: Kết quả thí nghiệm vệt hằn khi gặp kết hợp 2 điều kiện nhiệt độ
600C....................................................................................................63


1
LỜI MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự gia tăng đáng kể lưu lượng vận tải, trong đó có nhiều xe tải
trọng lớn và xe quá tải lưu thông, trong nhiều gần đây, hiện tượng hằn, lún vệt
bánh xe (HLVBX) xảy ra ngày càng nghiêm trọng, rộng khắp, nhất là trên các
trục đường chính làm hư hỏng mặt đường, gây trơn trượt, mất lái, ảnh hưởng
lớn đến an toàn khai thác đường bộ.
Theo số liệu khảo sát thống kê của Tổng Cục ĐBVN, tình trạng HLVBX
xảy ra ở hầu hết các trục quốc lộ chính có lưu lượng xe lớn và nhiều xe tải
trọng nặng lưu thông. Những vị trí dễ xảy ra HLVBX thường gắn với những
đoạn tuyến chịu tác động cơ học, lực ngang của bánh xe tác động mạnh hơn
do xuất hiện các yếu tố hình học như độ dốc, đường cong nằm hoặc ở các vị
trí thay đổi tốc độ đột ngột (trạm thu phí, ngã tư có đèn hoặc biển báo giao
thơng…).
HLVBX không chỉ xuất hiện trên các trục đường đã khai thác nhiều năm
mà cả trên những đoạn đường mới hoàn thành, đưa vào khai thác như QL18
ng Bí – Hạ Long, tuyến tránh TP. Vinh, Quốc lộ 10 và cả trên một số đoạn
đường cao tốc. Trên QL1A đoạn Cục đường bộ II (Khu đường bộ IV trước
đây) quản lý có 70/620km, chiếm 13% chiều dài có HLVBX độ sâu 2~10cm;
đoạn Cục đường bộ III (Khu quản lý đường bộ V trước đây) quản lý có
90/593km, chiếm 15% chiều dài có HLVBX độ sâu trên 7cm, chỗ lún sâu
nhất 12-15cm; đoạn Cục đường bộ IV (Khu quản lý đường bộ VII trước đây)
quản lý riêng đoạn Ninh Thuận – Bình Thuận có 16/245km chiếm 7% chiều
dài có HLVBX, nhiều chỗ hằn lún nghiêm trọng tạo thành mặt đường “sống
trâu” với rãnh hằn khá sâu.

Chính vì vậy, việc đưa ra các nguyên nhân gây ra hằn lún vệt bánh xe là
hết sức cần thiết để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hằn lún vệt bánh xe.
Để khắc phục HLVBX rất cần sự quyết tâm cùng góp sức nghiên cứu,
thử nghiệm của tất cả các đơn vị tham gia công tác tư vấn, xây dựng, giám sát


2
và cả các nhà cung cấp vật liệu, công nghệ thi công trong ngành Giao thông
vận tải.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp khắc phục hiện tượng hằn lún vệt bánh xe
trên Quốc lộ 10, Đoạn Km112+00 – Km136+600, tỉnh Nam Định” được hình
thành với mong muốn tìm ra các nguyên nhân bước đầu gây ra hiện tượng hằn
lún vệt bánh xe, từ đó đưa ra các phương án, các giải pháp nhằm khắc phục
hiện tượng này
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các nguyên nhân của hiện tượng hằn lún vệt bánh xe
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đoạn Km112+00 – Km136+600,Quốc lộ 10, tỉnh Nam Định
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm đo đạc hiện trường để có
những kết quả mong muốn và các kết luận cần thiết.
VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Tổng quan về hiện tượng hằn lún vệt bánh xe (HLVBX) trên
các quốc lộ ở Việt Nam
Chương 2: Mặt đường bê tông nhựa - Yêu cầu kỹ thuật
Chương 3: Các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới hằn lún vệt bánh xe
trên các quốc lộ ở Việt Nam
Chương 4: hiện tượng hằn lún vệt bánh xe trên Quốc lộ 10, Đoạn
Km112+00 – Km136+600, tỉnh Nam Định.



3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG HẰN LÚN VỆT BÁNH XE (HLVBX)
TRÊN CÁC QUỐC LỘ Ở VIỆT NAM
1.1. MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây đặc biệt là các năm 2015-2016 trên một số tuyến
Quốc lộ quan trọng của Việt nam xuất hiện hiện tượng “vệt hằn bánh xe” trên
mặt đường bê tông nhựa .
Hiện tượng này xuất hiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
khai thác và tuổi thọ của mặt đường .
Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng của Việt nam mà chủ yếu là
Bộ giao thông vận tải đã vào cuộc. Các nhà khoa học, các viện nghiên cứu,
các tư vấn thiết kế (trong và ngoài nước),các nhà đầu tư đã vào cuộc và tập
trung nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục .
Nhìn chung, cho đến nay, tuy đã tập trung nghiên cứu nhiều hướng về
công nghệ, về giải pháp vật liệu, quy trình quy phạm nhưng vẫn cịn nhiều
vấn đề chưa được thông nhất. Hiện tượng hư hỏng này vẫn còn nhiều tiềm ẩn
và chưa đưa ra những giải pháp căn bản. Chính vì vậy việc nghiên cứu để tìm
ra thực chất của vấn đề rất cần sự hợp tác của các nhà khoa học, các chuyên
gia trong và ngoài nước và đặc biệt là các chuyên gia đến từ Trường đại học
MADI của Liên Bang Nga.
1.2. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VIỆT NAM
Đến nay Việt nam có Tổng số : 256.684 km
Hệ thống giao thông về cơ bản đã được cải tạo nâng cấp trong các năm
gần đây , đạt tiêu chuẩn các cấp khác nhau, từ cấp 2-cấp 3 và đang được vận
hành và khai thác tốt ( Hình 1).



4

Hình 1.1: Mạng lưới giao thơng Việt Nam
Bảng 1.1: Hệ thống đường Việt Nam
TT

Loại đường

Chiều dài (Km)

1

Quốc lộ

19.228

2

Tỉnh lộ

23.52

3

Đường huyện

47.823

4


Đường xã

157.621

5

Đường đơ thị

8.492

Tổng số
Các loại mặt đường gồm có:


Bê tơng xi măng : 1.113 km



Mặt đường BTN : 22.194 km

256.684


5


Mặt đường nhựat: 28.017 km




Mặt đường đá:

62.324km



Mặt đường đất :

110.835km

CÁC QUỐC LỘ QUAN TRỌNG
-Quốc lộ 1A hay Đường 1 là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt
Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc- Kết thúc tại điểm cuối (km 2301 + 340m) tại thị
trấn Năm Căn nằm trong địa phận huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Đây là
tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa
số tỉnh thành Việt Nam (31 tỉnh). nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ .
- Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu là nút giao
thơng giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và
điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này
là một phần của đường Xuyên Á AH14.
- Quốc lộ 2:Dài 313,56 km: Bắt đầu từ Phủ Lỗ - Hà Nội theo hướng tây
bắc, qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,điểm cuối cửa khẩu
Thanh Thủy - Hà Giang.
- Quốc lộ 3: Quốc lộ 3 là tuyến đường bắt đầu từ cầu Đuống (Hà Nội)
theo hướng bắc, qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng đến cửa khẩu
Tà Lùng (Cao Bằng). Tổng chiều dài 350,44 km. Tuyến QL3 mới: Dài 62 km
sẽ là tuyến cao tốc hướng tâm thứ ba vào Thủ đô Hà Nội, bắt đầu từ Ninh
Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội (Km 152+400 QL1A mới)

- Quốc lộ 5A: Từ Hà Nội theo hướng đông, qua Hưng Yên, Hải Dương
và kết thúc tại Hải Phòng.


6
- Quốc lộ 5B: (Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) là một trong 6 tuyến
cao tốc được. Đây là dự án đường ô-tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ Thủ đô
Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương tới thành phố cảng Hải Phòng.
- Quốc lộ 6: (Cũng thường gọi Quốc lộ 6A): Từ Hà Nội theo hướng tây
bắc, qua Hịa Bình, Sơn La đến Tuần Giáo - Điện Biên.
- Quốc lộ 10: Quốc lộ 10 dài 228 km, chạy qua 6 tỉnh, thành nên có thể
phân chia thành các đoạn với chiều dài như sau.Từ ngã ba Bí Chợ, thành phố
ng Bí, tỉnh Quảng Ninh đến cầu Nguyễn, huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái
Bình dài 90 km.Từ cầu Nguyễn, huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình đến thành
phố Nam Định dài 31 km.Từ thành phố Nam Định đến thành phố Ninh Bình
dài 30 km.Từ thành phố Ninh Bình đến thành phố Thanh Hóa dài khoảng 70
km.Quốc lộ 10 là một trong các trục phát triển không gian vùng Duyên hải
Bắc Bộ, là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh ven biển Bắc Bộ và kết nối
các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 37, Quốc lộ 39,
Quốc lộ 21, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Do vậy, trong những năm gần
đây, Bộ GTVT đã khởi công nhiều dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp
nhiều cơng trình, hạng mục và các đoạn đường trên Quốc lộ 10
- Quốc lộ 14: Điểm đầu từ Quốc lộ 9 tại Cầu Đa Krong, huyện Đa
Krong tỉnh Quảng Trị, quốc lộ 14 chạy qua các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng
Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nơng và Điểm cuối là TT.Chơn
Thành,H.Chơn Thành, Bình Phước.
- Quốc lộ 18: Quốc lộ 18 còn gọi là quốc lộ 18A, là tuyến đường đi qua
4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Chiều dài
toàn tuyến là 341 km.Điểm đầu từ Hà Nội (giao cắt với đường cao tốc Bắc
Thăng Long - Nội Bài);Điểm cuối Mũi Ngọc, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

(km98 - quốc lộ 4B) theo quốc lộ 18, qua cửa khẩu Móng Cái sang Trung
Quốc.Tổng số cầu trên quốc lộ 18 là 107 cái.
- Quốc lộ 51: Từ Biên Hoà (Đồng Nai), theo hướng đông nam đi qua Bà
Rịa, đến Vũng Tàu. qua Long Thành, Tân Thành, thị xã Bà Rịa. Tổng chiều
dài: 85,6 km;


7
- Tuyến tránh TP Vinh – Hà Tĩnh:
Tuyến tránh TP Vinh có điểm đầu giao với QL1A tại km 448+800 (phía
Bắc thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc), điểm cuối tại km 467 + 056 (phía
Bắc cầu Bến Thủy cũ).với chiều dài 25,8km, mặt cắt ngang nền đường rộng
12m, mặt đường rộng 11m
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ MƠI TRƯỜNG

Khí hậu phía Bắc:
 Bức xạ tổng cộng năm <140kcal/cm2/năm,
 Cán cân bức xạ năm dưới 80kcal/cm2/năm,
 Số giờ nắng trung bình năm dưới 2000 giờ/năm,
 Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C,
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới 16,50C,
 3 - 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20 0C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối dưới 80C.
 Như vậy, đặc điểm chính của miền khí hậu phía Bắc là cán cân
 Bức xạ thấp, nắng ít, nền nhiệt độ thấp và mùa đơng lạnh
Khí hậu phía Nam:
 Bức xạ tổng cộng 140 - 170kcal/cm2/năm,
 Cán cân bức xạ khoảng 75 - 100kcal/cm2/năm.
 Số giờ nắng hàng năm trung bình 2000 - 3000 giờ (Trừ một số vùng
núi cao thuộc Tây Nguyên)

 Nhiệt độ trung bình năm 25 - 270,
 Nhiệt độ tháng lạnh nhất 20 - 260C (khơng có tháng nhiệt độ trung
bình dưới 200C),


8
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 8 - 280C.
 Đặc điểm chính của miền khí hậu phía Nam là cán cân bức xạ cao,
nắng nhiều, nền nhiệt độ cao và mùa đông không lạnh


9

Hình 1.2: Đặc điểm địa hình Việt nam

Hình 1.3: Phân vùng khí hậu Việt nam

Hình 1.4: Phân vùng khí hậu theo địa lý

Hình 1.5: Phân vùng khí hậu Việt nam

Bảng 1.2: Đặc điểm khí hậu các vùng
Miền khí hậu

Phía
Bắc

Phía
nam


Biên độ năm của nhiệt độ khơng khí (0C)

≥9

<9

Tổng xạ trung bình năm (kcal/cm2)

<140

>140

Số giờ nắng trung bình năm(giờ)

=<2000

>2000


10
Bảng 1.3: Đặc điểm khí hậu các vùng
Vùng khí hậu
Các tháng mùa
mưa
Ba tháng mưa lớn
nhất

B1
9-Apr
8-Jun


B2

B3

B4

N1

N2

N3

10-

10-

12-

12-

10-

10-

May

May

Aug


Aug

May

May

8-Jun

9-Jul

10-

11-

10-

10-

Aug

Sep

May

Aug

Vùng Tây Bắc (B1)
-Mùa đông: nắng tương đối nhiều, lạnh, nhiều năm có sương muối, ít
mưa phùn.

-Mùa hè: nóng, nhiều gió Tây khơ nóng, khơng chịu ảnh hưởng trực tiếp
của bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa nhiều, mùa mưa gần trùng với mùa
nóng.
 Nhiệt độ trung bình năm phổ biến khoảng 18 – 220C,
 Nhiệt độ tháng nóng nhất: 26 - 270C,
 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối khoảng 38 - 400C.
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 13 - 160C,
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối -2 - 20C.
 Biên độ năm của nhiệt độ từ 9 đến 110C.
 Lượng mưa trung bình năm khoảng 1200 - 2000mm.
 Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9,
 Mưa nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, ít nhất vào các tháng 11, 12, 1.
 Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 82 - 85%,
 Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 800 - 1000mm.
 Hạn hán thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân.


11
Vùng Đơng Bắc (B2)
- Mùa đơng: nắng ít, lạnh, nhiều năm có sương muối, nhiều mưa phùn.
- Mùa hè: nóng, ít gió Tây khơ nóng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
XTNĐ, mưa nhiều, mùa mưa gần trùng với mùa nóng.
 Nhiệt độ trung bình năm 18 - 230C (núi cao ~14 - 180C),
 Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 26 - 280C,
 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38 - 410C,
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 12 - 160C,
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối -2 - 20C,
 Biên độ năm của nhiệt độ 12 - 140C.
 Lượng mưa trung bình năm khoảng 1400 - 2000mm.
 Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 nhưng chủ yếu từ tháng 5 đến

tháng 9.
 Các tháng mưa nhiều nhất là 6, 7, 8.
 Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 600 - 1000mm.
 Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 82 - 85%.
 Hạn hán thường xảy ra vào mùa đơng dù có mưa phùn khá nhiều
vào cuối mùa
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ (B3)
- Mùa đông: lạnh, nắng ít, có năm xảy ra sương muối, mưa phùn nhiều;
- Mùa hè: nóng, ít gió Tây khơ nóng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
XTNĐ,
mưa nhiều, mùa mưa gần trùng với mùa nóng.
 Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 240C,


12
 Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 28 - 290C,
 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối khoảng 38 - 410C.
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 15 - 16,50C,
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 2 - 50C.
 Biên độ năm của nhiệt độ 12 - 130C.
 Lượng mưa trung bình năm khoảng 1400 - 1800mm.
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
 Mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9.
 Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 82 - 85%.
 Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 700 - 800mm
Vùng Bắc Trung Bộ (B4)
- Mùa đơng: hơi lạnh, nắng tương đối ít, có năm có sương muối ở một
vài
nơi, có mưa phùn.
- Mùa hè: nhiều gió Tây khơ nóng, nhiệt độ cao, mưa nhiều vào nửa cuối

năm, mùa mưa không trùng với mùa nóng.
 Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 250C,
 Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 28,5 - 300C,
 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên đến 40 - 420C, có nơi lên đến 42,70C.
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất khoảng 16,5 - 19,50C,
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 3 - 80C, có nơi xuống đến - 0,20C.
 Biên độ năm của nhiệt độ phổ biến là 8 - 90C.
 Lượng mưa trung bình năm khoảng 1400 - 2000mm.


13
 Mùa mưa chính từ tháng 8 đến tháng 12, chưa kể một mùa mưa phụ
vào tiết
 Tiểu Mãn, khoảng tháng 5, tháng 6.
 Mưa nhiều nhất vào các tháng 8, 9, 10.
 Trung bình hàng năm có khoảng 10 - 30 ngày mưa phùn.
 Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 84 - 86%.
 Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 700 - 1000mm.
 Hạn hán chủ yếu xảy ra vào giữa mùa hè (gió Tây khơ nóng kéo dài)
Vùng Nam Trung Bộ (N1)
- Mùa đông không lạnh, nắng nhiều, nhiều gió Tây khơ nóng.
- Mùa mưa vào cuối mùa hè, đầu mùa đơng.
- Mưa đặc biệt ít, nắng đặc biệt nhiều ở phần phía Nam (cực Nam Trung Bộ).
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 - 270C,
 Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 28,5 - 300C,
 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối khoảng 40 - 420C.
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất khoảng 20 - 240C,
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chỉ 8 - 130C.
 Biên độ năm của nhiệt độ chỉ khoảng 2 - 80C.
- Lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 1200 - 2000mm ở nửa phía Bắc

và chỉ 1200 - 1600mm ở nửa phía Nam.
 Có nơi lượng mưa trung bình năm chưa đến 800mm.
 Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, trừ một vài nơi thuộc Nam Bình
Thuận có mùa mưa tương tự Nam Bộ.
 Mưa nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 80 - 84%.
- Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 1000 - 1600mm.
- Hạn hán thường xảy ra từ cuối mùa đông cho đến giữa mùa hè
Vùng Tây Nguyên (N2)
- Nền nhiệt độ tương đối thấp.


14
- Nhiệt độ giảm đi đáng kể vào giữa mùa đơng, sau đó tăng nhanh, đạt
cực đại vào các tháng 4, 5.
- Mưa nhiều trong mùa hè, rất ít mưa trong mùa đông,
- Khô hạn gay gắt vào các tháng nhiệt độ cao, cuối mùa đông, đầu mùa hè.
- Tương phản về mùa mưa rõ rệt hơn nhiều so với mùa nhiệt.
 Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 - 280C,
 Nhiệt độ tháng nóng nhất từ 24 - 280C.
 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37 - 400C.
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 19 - 210C,
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 3 - 90C.
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 1400 - 2000mm.
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
 Mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 78 - 84%,
- Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 900 - 1600mm.
- Hạn hán thường xảy ra từ nửa sau mùa đông qua mùa xuân cho đến
đầu mùa hè

Vùng Nam Bộ (N3)
- Đặc điểm chung của khí hậu Nam Bộ là nắng nhiều, nhiệt độ cao
quanh năm, mùa mưa về cơ bản trùng với mùa hè, mùa khô chủ yếu là các
tháng giữa và cuối mùa đông, đầu mùa hè, tương phản về mùa mưa rõ rệt hơn
nhiều so với mùa nhiệt.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,5 - 27,50C,
 Nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 28 - 290C.
 Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối khoảng 38 - 400C.
 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 24 - 260C,
 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 14 - 180C.
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 2000mm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,


15
 Nhiều mưa nhất vào tháng 8, 9, 10.
 Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 78 - 84%,
- Lượng bốc hơi năm khoảng 1100 - 1500mm.
- Hạn hán thường xảy ra vào nửa cuối mùa đông và mùa xuân

Hình 1.6 + 1.7: Về bức xạ nhiệt
Về bức xạ nhiệt (hình 6-7) :
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ XE CỘ
Bảng 1.4: Bảng thống kê phương tiện giao thông
Năm

2000

2007


Nov-08

2012

Jun-13

Tổng số ô tô

305

786. 678

931. 184

1. 539. 142

1 .593. 082

Xe tải

93

456

510.891

650.752

669.754


Xe khách

38

72

89

101.25

107.146

Xe chun dùng

6.892

10.235

15.2

16

18.735

Cộng

137.892

538.235


615.091

768.002

795.635

Trong đó theo thơng kê của cục đăng kiểm Việt nam hiện có 25 979 xe
ben tự đổ (có nguy cơ gây qua tải )
Tổng lượng hàng hóa vận chuyển năm 2013 là 765.070.000Tấn


×