Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

ẢNH HƯỞNG của HIỆN TƯỢNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG điện THOẠI XÁCH TAY tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014-2015

Tên cơng trình:
ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN THOẠI XÁCH TAY TẠI VIỆT NAM

Nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 1 (KD1)

Hà Nội, tháng 05 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014-2015

Tên cơng trình:
ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN THOẠI XÁCH TAY TẠI VIỆT NAM

Nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 1 (KD1)

Hà Nội, tháng 05 năm 2015


2


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.............................................................................. 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................ 7
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................... 9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................... 10
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 13
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 13
6. Kết quả nghiên cứu đạt được......................................................... 14
7. Kết cấu của nghiên cứu .................................................................. 15
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN
THOẠI XÁCH TAY VÀ LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN THOẠI XÁCH TAY...................... 16
1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ................................................ 16
1.1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết thông tin bất cân xứng ......... 16
1.2. Những nghiên cứu đầu tiên về thông tin bất cân xứng trên thế
giới
..................................................................................................... 17
1.2.1.
market)

G.A.Akerlof (1970) : Thị trường quả chanh (Lemon
................................................................................................. 17

1.2.2.


Michael Spence (1973) : Phát tín hiệu (Signaling) ............. 18

1.2.3.

Joseph Stiglitz (1975) : Cơ chế sàng lọc (Screening) ......... 18

1.3. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng ............................... 19
1.4. Hệ quả của thông tin bất cân xứng.......................................... 20

3


1.4.1.

Lựa chọn đối nghịch ............................................................. 20

1.4.1.1. Khái niệm................................................................................ 20
1.4.1.2. Ví dụ ........................................................................................ 21
1.4.2.

Rủi ro đạo đức ....................................................................... 23

1.4.2.1. Khái niệm................................................................................ 23
1.4.2.2. Ví dụ ........................................................................................ 23
1.5. Giải pháp khắc phục thơng tin bất cân xứng ......................... 24
1.5.1.

Giải pháp lý thuyết................................................................ 24

1.5.2.


Giải pháp thực tế ................................................................... 26

2. Lý thuyết về thị trường hàng xách tay ........................................ 28
2.1. Khái niệm về thị trường hàng xách tay .................................. 28
2.2. Nguyên nhân tạo nên thị trường hàng xách tay ..................... 30
3. Hiện tượng thông tin bất cân xứng trên thị trường hàng điện
thoại xách tay ................................................................................................ 30
3.1. Sự tồn tại của hiện tượng thông tin bất cân xứng trên thị
trường điện thoại xách tay ........................................................................... 30
3.2. Ảnh hưởng của hiện tượng thông tin bất cân xứng lên thị
trường điện thoại xách tay ........................................................................... 32
3.3. Diễn biến tình hình và thực trạng của thị trường hàng điện
thoại xách tay trên thế giới ........................................................................... 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA HIỆN TƯỢNG THÔNG TIN
BẤT CÂN XỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN THOẠI XÁCH
TAY TẠI VIỆT NAM ................................................................................... 37
1. Thực trạng thị trường điện thoại xách tay và thông tin bất cân
xứng trên thị trường này tại Việt Nam. ...................................................... 37
1.1. Thực trạng thị trường điện thoại xách tay tại Việt Nam ......... 37

4


1.2. Thực trạng về hiện tượng thông tin bất cân xứng trên thị
trường hàng điện thoại xách tay Việt Nam................................................. 41
2. Khảo sát, điều tra tình hình thực tế của hiện tượng thông tin bất
cân xứng trên thị trường điện thoại xách tay ............................................. 44
2.1. Thông tin chung về khảo sát ....................................................... 44
2.2. Hướng khai thác thông tin .......................................................... 45

3. Phân tích kết quả điều tra khảo sát .............................................. 47
3.1. Phần A ........................................................................................... 47
3.2. Phần B ........................................................................................... 49
3.3. Phần C ........................................................................................... 55
4. Đánh giá chung về thông tin bất cân xứng trên thị trường hàng
điện thoại xách tay ........................................................................................ 74
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG THÔNG
TIN BẤT CÂN XỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN THOẠI
XÁCH TAY TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 80
1. Các giải pháp từ phía khách hàng ............................................... 80
2. Các giải pháp từ phía người bán ................................................. 83
3. Các kiến nghị đối với chính phủ .................................................. 87
KẾT LUẬN .......................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................... 95
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN THOẠI XÁCH TAY...................... 97

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mức thu nhập của các đối tượng tham gia khảo sát ............................. 47
Bảng 2.2 Tỷ lệ người mua điện thoại xách tay .................................................... 48
Bảng 2.3 Hành vi mua hàng điện thoại xách tay của các nhóm thu nhập ........... 48
Bảng 2.4 Nguồn thông tin các khách hàng dự định mua điện thoại xách tay sẽ
tìm kiếm................................................................................................................ 54
Bảng 2.5 Tỷ lệ các vấn đề khách hàng gặp phải khi mua điện thoại xách tay .... 63
Bảng 2.6 Quan hệ giữa vấn đề khách hàng gặp phải và phương thức tìm kiếm
thơng tin................................................................................................................ 65
Bảng 2.7 Phản ứng của khách hàng khi gặp phải vấn đề khi mua hàng .............. 67

Bảng 2.8 Mối liên hệ giữa mức độ nghiêm trọng với các vấn đề mà khách
hàng gặp phải ....................................................................................................... 69

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ thu nhập của các đối tượng tham gia khảo sát ........................ 47
Biểu đồ 2.2 Hành vi mua hàng điện thoại xách tay của các nhóm thu nhập ....... 49
Biểu đồ 2.3 Ý định mua hàng điện thoại xách tay của những khách hàng chưa
qua sử dụng điện thoại xách tay ........................................................................... 50
Biểu đồ 2.4 . Lý do những khách hàng chưa qua sử dụng khơng có ý định mua
điện thoại xách tay................................................................................................ 50
Biểu đồ 2.5 Khách hàng chưa sử dụng đánh giá về thị trường điện thoại xách
tay ......................................................................................................................... 52
Biểu đồ 2.6 Nguồn thông tin các khách hàng dự định mua điện thoại xách tay
sẽ tìm kiếm ........................................................................................................... 54
Biểu đồ 2.7 Nguồn thông tin khách hàng chọn mua điện thoại xách tay ............ 55
Biểu đồ 2.8 Nguồn thông tin tổng hợp khách hàng chọn khi mua hàng xách
tay ......................................................................................................................... 57
Biểu đồ 2.9 Lý do khách hàng chọn mua hàng điện thoại xách tay .................... 57
Biểu đồ 2.10 Đánh giá về mẫu mã sản phẩm ....................................................... 58
Biểu đồ 2.11 Đánh giá về giá cả sản phẩm .......................................................... 59
Biểu đồ 2.12 Đánh giá về việc vận hành của sản phẩm....................................... 59
Biểu đồ 2.13 Đánh giá về nguồn gốc của sản phẩm ............................................ 60
Biểu đồ 2.14 Đánh giá về dịch vụ chăm sóc khách hàng .................................... 61
Biểu đồ 2.15 Mức độ hài lòng chung của khách hàng về sản phẩm .................... 61
Biểu đồ 2.16 Tỷ lệ khách hàng gặp vấn đề khi mua hàng điện thoại xách tay.... 62
Biểu đồ 2.17 Tỷ lệ các vấn đề khách hàng gặp phải khi mua điện thoại xách
tay ......................................................................................................................... 63

Biểu đồ 2.18 Quan hệ giữa vấn đề khách hàng gặp phải và phương thức tìm
kiếm thơng tin....................................................................................................... 66
Biểu đồ 2.19 Đánh giá của khách hàng về mức độ nghiêm trọng của vấn đề ..... 68
7


Biểu đồ 2.20 Độ tin cậy của thông tin mà người bán quảng cáo ......................... 70
Biểu đồ 2.21 Nhận định của khách hàng về hành vi gian dối của người bán
hàng điện thoại xách tay ....................................................................................... 71
Biểu đồ 2.22 Nhận định của khách hàng về hình thức gian dối của người bán
hàng điện thoại xách tay ....................................................................................... 72
Biểu đồ 2. 23 So sánh sản phẩm với thông tin người bán quảng cáo .................. 73
Biểu đồ 2.24 Nhận định của khách hàng về hành vi gian dối của doanh nghiệp
bán hàng xách tay ................................................................................................. 74

8


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Kéo theo đó, thu
nhập bình quân đầu người cũng như mức sống của người dân cũng ngày một
đi lên. Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng đã là một nhu cầu tất yếu và đang trở nên
đa dạng hơn, được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Do đó, để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng, các loại hàng hoá xuất hiện trên thị trường ngày càng
phong phú về mẫu mã, chủng loại và cạnh tranh về chất lượng, giá cả. Bên
cạnh các sản phẩm được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu 100% từ
nước ngoài, hàng xách tay từ lâu cũng là một lựa chọn khác cho người tiêu
dùng trong nước bên cạnh các sản phẩm trên. Đối với hàng xách tay được sử

dụng trong nước, nguồn gốc xuất xứ khá đa dạng và đối với mỗi quốc gia
khác nhau, người tiêu dùng lại chọn lựa các mặt hàng tiêu dùng khác nhau.
Tại Việt Nam những năm trước, hàng xách tay thường tập trung vào
các mặt hàng như đồng hồ, mỹ phẩm, rượu, hay quần áo, giày dép,… Nhưng
thời gian gần đây, xu hướng tiêu dùng hàng xách tay đã chuyển dần sang cả
các mặt hàng hàng điện tử, nổi bật trong số đó là hàng điện thoại xách tay.
Các thiết bị điện thoại khi được bán ra dưới dạng hàng xách tay có thể góp
phần giúp người dùng tiết kiệm về tài chính, mang lại những sự lựa chọn tốt
về cấu hình phần cứng, mẫu mã mới lạ, độc và sành điệu. Tuy nhiên, do là
hàng xách tay, không phải chịu bất cứ loại thuế nào, cũng như không phải
chịu bất kỳ sự kiểm soát nào từ các cơ quan chức năng, nên nguồn gốc xuất
xứ của máy không hề được đảm bảo. Nguy cơ gặp phải hàng giả là rất cao
nếu người bán tận dụng lòng tin của khách hàng mà trục lợi bằng nhiều cách
thức khác nhau. Điều này khiến cho nhóm tác giả đặt ra câu hỏi về sự tồn tại
9


của Hiện tượng thông tin bất cân xứng trên thị trường hàng điện thoại xách
tay Việt Nam, và những hệ quả mà nó mang lại cho khách hàng trên thị
trường này.
Xuất phát từ những suy nghĩ này, nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của hiện tượng thông tin bất cân xứng trên
thị trường hàng điện thoại xách tay tại Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề thơng tin bất cân xứng đã được đề cập đến trong một số nghiên
cứu trong nước và cả nước ngoài.
Tiêu biểu trên thế giới là các cơng trình nghiên cứu của G.A.Akerlof
(1970), M.Spence (1973) và J.Stiglitz (1975). Đây là những cơng trình đã đặt
nền tảng cơ bản cho lí thuyết thơng tin bất cân xứng (Asymmetric
Information) hiện đại. Giải Nobel Kinh tế 2001 dành cho 3 học giả này đã

khẳng định vị trí của lý thuyết thông tin bất cân xứng trong kinh tế học hiện
đại.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến lý thuyết thông
tin bất cân xứng và cũng có nhiều đề tài mang tính chun sâu được đầu tư kĩ
lưỡng cả về chất lượng lẫn hình thức. Điển hình là đề tài nghiên cứu cấp Bộ,
năm 2008, mã số B2007-08-23: “Mối liên hệ giữa thông tin bất cân xứng và
giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, do TS. Nguyễn Việt
Dũng, phó khoa Tài chính Ngân hàng trường đại học Ngoại thương chủ
nhiệm; hay luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2008, “Ảnh hưởng của thông tin bất
cân xứng đến nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn thành phố Hồ Chí
Minh”, tác giả Lê An Khang, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, luận
văn thạc sĩ kinh tế năm 2009; “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề bất cân

10


xứng thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam, tác giả Trần Thị Mơ,
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn có các nhiều bài viết
trên tạp chí khoa học, có thể kể đến bài viết “Thông tin bất cân xứng – rủi ro
tiềm ẩn” của tác giả Nguyễn Thúy Anh trong tạp chí khoa học và công nghệ
“Tia sáng”, ra ngày 19/3/2007. (Nguyễn Thuý Anh, 2007)
Các cơng trình nghiên cứu trên hầu hết mới chỉ đề cập đến ảnh hưởng
của thông tin bất cân xứng lên một vài yếu tố như: thị trường chứng khốn, tín
dụng ngân hàng,… mà chưa nhắc đến một khía cạnh khá mới mẻ như thị
trường điện thoại xách tay. Đây là một thị trường rất tiềm năng mà nếu như
hạn chế được tình trạng bất cân xứng thơng tin giữa bên bán và bên mua thì sẽ
tạo được hiệu quả lớn trong thị trường hàng tiêu dùng.
Đối với thị trường hàng xách tay, trong nước hầu như chưa có bất cứ
một đề tài nào nghiên cứu nào về vấn đề này. Trên thế giới, thuật ngữ “grey
market” được sử dụng tương đương với nghĩa thị trường hàng xách tay và

được đề cập đến trong một vài nghiên cứu sau đây:
 J. B. Thomas and C. L. Okleshen, “The Underground Mall: An
Investigation

of

Factors

Influencing

Gray

Market

Consumption,”

International Journal of Retail & Distribution Management, Vol. 34, No. 2,
2006, pp. 106-120.
 S. J. Alberts, “Trademarks and Gray Market Goods: Why U.S.
Trademark Holders Should Be Held Strictly Liable for Defective Gray Market
Imports,” The George Washington Journal of International Law &
Economics, Vol. 25, No. 3, 1992, pp. 841-873.
 P. S. Sloane, “Preventing the Unauthorized Importation of Altered Gray
Market Goods: Practical Suggestions for US Trademark Owners,” Intellectual
Property and Technology Law Journal, Vol. 16, No. 6, 2004, pp. 12-16.

11


 D. Champion, “Marketing: The Bright Side of Gray Markets,” Harvard

Business Review, Vol. 76, No. 5, 1998, pp. 19-22.
 Gallini and A. Hollis, “A Contractual Approach to the Gray Market,”
International Review of Law and Economics, Vol. 19, No. 1, 1999, pp. 1-21.
 Effective Channel Management Is Critical in Combating the Gray
Market and Increasing Technology Companies’ Bottom Line , KPMG Gray
Market Study Update
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ phân tích được thị trường hàng
xách tay nói chung, ảnh hưởng của thị trường này lên nhà phân phối được ủy
quyền, nhà sản xuất hàng chính hãng, thái độ của người tiêu dùng với một số
biện pháp quản lý, đối phó được đưa ra, hoặc quá chú trọng vào phân tích ảnh
hưởng của marketing lên thị trường hàng xách tay.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên, đồng thời trên cơ
sở tham khảo những nghiên cứu đã công bố trước đây, nhóm tác giả chúng tơi
sẽ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng lên thị
trường điện thoại xách tay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này, nhóm tác giả muốn tìm hiểu rõ ràng hơn về hiện tượng
thông tin bất cân xứng trên thị trường hàng xách tay nói chung cũng như thị
trường hàng điện thoại xách tay nói riêng. Từ đó xem xét yếu tố nào đang tác
động mạnh đến vấn đề thông tin bất cân xứng hiện nay và đưa ra những giải
pháp để khắc phục, hạn chế hiện tượng này, giúp người dân tiêu dùng hiệu
quả hơn, có thể vừa mua được hàng hóa nước ngồi nhập khẩu với giá rẻ, vừa
đảm bảo chất lượng đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất hàng
chính hãng cũng như các nhà phân phối hàng xách tay chính hãng.

12


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện tượng thông tin bất cân xứng và
những ảnh hưởng của nó lên thị trường hàng điện thoại xách tay. Để hồn
thiện việc phân tích và nghiên cứu, đề tài đi vào các khách thể nghiên cứu:
 Các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện buôn bán các mặt hàng điện
thoại xách tay.
 Thông tin của các mặt hàng điện thoại xách tay trên thị trường.
 Những khách hàng đã thực hiện giao dịch và sử dụng điện thoại
xách tay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của hiện tượng thông tin bất cân xứng
trên thị trường hàng hoá xách tay, thị trường hàng điện thoại xách tay dù đang
không ngừng phát triển và mở rộng quy mô nhưng cũng đang diễn biến ngày
càng phức tạp. Trong giới hạn của đề tài, để đảm bảo hiệu quả nghiên cứu và
hàm lượng khoa học, nhóm tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu hiện tượng
thông tin bất cân xứng và ảnh hưởng của nó đến thị trường điện thoại xách
tay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu định tính
5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Vì đây là một đề tài mới và chưa có nhiều tài liệu chính thức để tham
khảo, đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích và tổng hợp các tài liệu của một số
nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam, đưa ra những thông tin tổng quan về
hiện tượng thông tin bất cân xứng và thị trường hàng điện thoại xách tay. Các
13


nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm thông tin trên các website, các nghiên cứu, các
bài báo, tài liệu, sách,…
5.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành ở 2 đối tượng:

 Những cá nhân, tổ chức đã trực tiếp làm việc trong nghề buôn bán điện
thoại xách tay
 Những cá nhân, tổ chức là khách hàng đã mua và sử dụng điện thoại
xách tay
Để từ đó, bước đầu có được những ý kiến, nhận định, thơng tin khách quan
nhất từ phía chính những khách thể đã và đang tham gia vào thị trường này và
trực tiếp bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thông tin bất cân xứng.
Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cá nhân này hoặc trao đổi
qua e-mail, mạng xã hội.
5.2. Nghiên cứu định lượng
Nhằm đo lường và cụ thể hố được những ảnh hưởng của Hiện tượng
thơng tin bất cân xứng trên thị trường hàng điện thoại xách tay Việt Nam,
nhóm tác giả tiến hành khảo sát thơng qua phiếu điều tra.
6. Kết quả nghiên cứu đạt được
 Đưa ra được một cái nhìn cụ thể và rõ ràng về thị trường xách tay điện
thoại và những vấn đề xuất phát từ nguyên nhân thông tin bất cân xứng
 Tìm kiếm những giải pháp mới hay những giải pháp đã được đề xuất,
thực hiện đồng thời chỉ ra những nhược điểm hay ưu điểm khi áp dụng những
giải pháp đó.

14


 Khi ứng dụng những kết quả nghiên cứu có khả năng ảnh hưởng đến chủ
chương chính sách, cơ chế quản lý cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền và
nâng cao nhận thức về thông tin bất cân xứng.
7. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của nghiên cứu bao gồm 3
phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường hàng điện thoại xách tay và lý

thuyết thông tin bất cân xứng trên thị trường hàng điện thoại xách tay.
Chương 2: Thực trạng của hiện tượng thông tin bất cân xứng trên
thị trường hàng điện thoại xách tay tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp để hạn chế hiện tượng thông tin bất cân xứng
trên thị trường hàng điện thoại xách tay tại Việt Nam.

15


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN THOẠI
XÁCH TAY VÀ LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN THOẠI XÁCH TAY
1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
1.1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết thông tin bất cân xứng
Thông tin luôn được coi là một loại “tài sản” rất có giá trị đối với tất cả
các chủ thể tham gia giao dịch trên các loại thị trường khác nhau. Trong rất
nhiều giao dịch kinh tế, nếu người mua và người bán có đầy đủ thơng tin về
sản phẩm mà họ giao dịch thì chắc hẳn thị trường sẽ được vận hành một cách
rất trơn tru, hàng hóa và vốn sẽ được trao đổi với nhau theo đúng giá trị của
nó, giúp tăng thặng dư tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy,
khơng phải ai tham gia cũng có cơ hội được sở hữu một lượng thông tin như
nhau về cả số lượng và chất lượng, người mua ít khi biết hết về món hàng họ
sắp mua, hay loại dịch vụ mà họ sắp sửa trao đổi, dẫn đến việc bị thiệt thịi
trong q trình tìm kiếm thơng tin, ảnh hưởng khơng nhỏ lên lựa chọn của họ,
khiến cho kết quả giao dịch khơng cịn ở trạng thái tối ưu. Hiện tượng một
hay nhiều người tham gia thị trường khơng có đầy đủ thông tin để ra quyết
định như vậy được gọi là hiện tượng bất cân xứng thông tin (asymmetric
information).
Ngày nay lý thuyết về thị trường bất cân xứng thông tin đã và đang trở

thành một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu kinh tế. Nền tảng của lý
thuyết này được thiết lập vào những năm 1970 nhờ ý tưởng được chuẩn hóa
bởi 3 nhà kinh tế George Akerlof, Michael Spence, và Joseph Stigliz, những
người vinh dự đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001. Những nghiên cứu của ba
nhà kinh tế học này sẽ được trình bày chi tiết ở phần tiếp theo. Ở đây, nhóm
16


tác giả sẽ chỉ nêu tóm tắt sơ lược về đặc điểm của những cơng trình nghiên
cứu này. Akerlof nghiên cứu về thị trường xe cũ (loại xe cũ và khơng cịn tốt,
tiếng lóng là “lemons”, quả chanh, và loại xe còn tốt là “cherry” quả đào).
Nghiên cứu của Akerloft đã dẫn đến một kết luận rằng: Với thông tin bất cân
xứng, thị trường có thể thất bại thảm hại tới mức chỉ cịn tồn hàng xấu, hoặc
tệ hơn, thị trường đó sẽ khơng cịn tồn tại. Tiếp tục phát triển lý thuyết của
Akerloft, Spence đã nghiên cứu trên thị trường lao động. Spence đã chứng
minh rằng trong những điều kiện nào đó, những chủ thể có thơng tin tốt có thể
cải thiện kết quả thị trường của mình bằng cách cung cấp thông tin riêng tư
cho những chủ thể có thơng tin nghèo nàn. Joseph Stigliz tiếp tục nâng cao lí
thuyết của Spence lên một tầm mới, ơng cho thấy một chủ thể khơng được
thơng tin đơi khi có thể có được thơng tin từ một chủ thể có thông tin nhờ
sàng lọc, chẳng hạn bằng cách đưa ra lựa chọn từ một bảng chọn các hợp
đồng cho một giao dịch cụ thể. Những đóng góp mang tính nền tảng của ba
nhà kinh tế này đã tạo nên một bước tiến quan trọng cho nền kinh tế thông tin
hiện đại.
1.2. Những nghiên cứu đầu tiên về thông tin bất cân xứng trên thế giới

1.2.1. G.A.Akerlof (1970) : Thị trường quả chanh (Lemon market)
Đây là câu chuyện về hiện tượng “thông tin bất cân xứng” nổi tiếng
trong kinh tế học về thị trường ơ tơ cũ. Có một thực tế là hầu hết những người
mua xe khơng có khả năng đánh giá chính xác chất lượng những chiếc xe

được đem ra bán, họ không thể nhận biết được chiếc nào thật sự tốt. Nên
người mua phải trả mức giá trung bình phổ biến trên thị trường (giá nằm ở
giữa những chiếc xe tốt và xe xấu).
Chỉ có người chủ sở hữu của chiếc xe mới biết chất lượng thực sự của
chiếc xe, nói một cách hình tượng là biết nó có phải là một quả chanh hay

17


không. Nếu xe là một quả chanh (xe không tốt) thì người chủ sẵn sàng bán
chiếc xe với mức giá trung bình mà người mua định trả. Nhưng với một chiếc
xe tốt người ta sẽ khơng muốn bán vì chiếc xe đã bị định giá thấp.
Hậu quả là trên thị trường xe ơ tơ đã qua sử dụng sẽ có rất ít xe chất
lượng tốt. Thị trường hoạt động khơng hiệu quả.
1.2.2. Michael Spence (1973) : Phát tín hiệu (Signaling)
Michael Spence chỉ ra được cơ chế phát tín hiệu : bên có nhiều thơng
tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thơng tin một cách trung thực và tin
cậy. Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm chất lượng cao
phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém với người bán hàng
hóa chất lượng thấp. Spence lấy ví dụ bằng thị trường lao động. Người bán là
những ứng cử viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển
dụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng của ứng cử viên mà chỉ có thể
đánh giá gián tiếp thông qua bằng cấp của họ. Nếu những người kém năng lực
phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn những người có năng lực để đạt được
cùng trình độ học vấn thì những người có năng lực có thể phát tín hiệu bằng
cách đạt được những bằng cấp mà người kém năng lực khơng thể đạt được.
Hay một ví dụ khác, việc triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc
duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm, việc chia cổ tức cho cổ đơng... đó đều
là những cách phát tín hiệu trên thương trường.
1.2.3. Joseph Stiglitz (1975) : Cơ chế sàng lọc (Screening)

Joseph Stiglitz đã tiếp tục bổ sung vào cơng trình nghiên cứu của
Akerlof và Spence. Stiglitz đặt ra vấn đề là bản thân những người có ít thơng
tin hơn cũng có thể tự cải thiện tình trạng của mình thơng qua cơ chế sàng lọc
(screening). Ơng đã chỉ ra rằng bên có ít thơng tin hơn có thể thu thập thơng

18


tin từ bên kia bằng cách đưa ra các điều kiện giao dịch hợp đồng khác nhau.
Ví dụ điển hình là các công ty bảo hiểm thường cung cấp những loại hợp
đồng bảo hiểm với các mức phí bảo hiểm khác nhau, tương ứng với mức bồi
thường khác nhau. Các khách hàng sẽ tự lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm
phù hợp với mình, do đó tự phân hóa thành các loại khách hàng khác nhau.
Những khách hàng có rủi ro thấp thường thích loại hợp đồng có phí bảo hiểm
thấp trong khi khách hàng có rủi ro cao lại lựa chọn hợp đồng có phí bảo hiểm
cao.
1.3. Các khái niệm về thông tin bất cân xứng
 Thông tin bất cân xứng, trong kinh tế học, là trạng thái bất cân bằng
trong cơ cấu thông tin giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thơng tin
khơng ngang nhau. Một người sẽ có thơng tin nhiều hơn so với người khác về
đối tượng được giao dịch. Điều này dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh tế học,
hợp đồng và tài chính.
 Thơng tin bất cân xứng là khái niệm mơ tả các tình huống trong đó mức
độ thơng tin khơng phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ về thị trường và diễn
biến của nó. Theo nghĩa hẹp nó hàm ý có sự khác biệt đáng kể về khối lượng
và chất lượng thơng tin đã được tích lũy đến thời điểm xác định giữa các đối
tượng liên quan ( các đối tượng cùng giải quyết một vấn đề, cùng tham gia
một thị trường ). Nghĩa là, một bên giao dịch có các thơng tin liên quan trong
khi bên kia khơng có hoặc khơng có đầy đủ.
Thơng tin bất cân xứng xảy ra có thể do nguồn thơng tin khác nhau,

thời điểm nhận tin là khác nhau và trình độ nhận thức, ứng xử với thông tin
khác nhau. Nguyên nhân là do những hạn chế của thị trường làm cho tốc độ
truyền tin chậm, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin kém. Ngược lại, thông
tin bất cân xứng là nguyên nhân dẫn đến thị trường kém hiệu quả.

19


Khoa học thông tin đã chứng minh sự lừa đảo liên quan đến bất đối
xứng về thông tin. Bên lừa biết bản chất, giá trị của món hàng nhưng khơng
cung cấp thông tin cho người mua, người mua cũng không có khả năng kiểm
chứng chất lượng hàng hóa mà mình mua tại thời điểm mua hàng. (Tiến sỹ Lê
Đăng Doanh, 2007)
1.4. Hệ quả của thông tin bất cân xứng
1.4.1. Lựa chọn đối nghịch
1.4.1.1. Khái niệm
Lựa chọn đối nghịch (còn gọi là lựa chọn ngược, lựa chọn trái ý, lựa
chọn bất lợi) là rủi ro do bất cân xứng thông tin gây ra trước khi giao dịch
được tiến hành, người muốn lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt. Đây
là một loại thất bại thị trường.
Trong điều kiện thông tin đối xứng, các bên trong giao dịch nắm thông
tin ngang nhau và đầy đủ về thứ được giao dịch. Khi đó, người ta có thể tìm
được thứ tốt hoặc thứ tương xứng với cái giá mà họ phải bỏ ra.
Nhưng trong điều kiện thông tin bất đối xứng, nghĩa là một bên trong
giao dịch có nhiều thơng tin về đối tượng giao dịch hơn bên kia, người có ưu
thế về thơng tin có thể cung cấp những thơng tin không trung thực về đối
tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin. Kết quả là, bên kém ưu
thế về thơng tin đồng ý hồn thành giao dịch và nhận được thứ khơng như
mình mong muốn.


20


1.4.1.2. Ví dụ
 Trong ngành bảo hiếm:
Hiện tượng lựa chọn đối nghịch xảy ra nhiều trong ngành bảo hiểm.
Bên cung cấp dịch vụ bảo hiếm có ít thơng tin về thứ họ được đề nghị bảo
hiếm hơn so với người mua bảo hiểm.
Nếu người mua bảo hiếm biết rõ về vấn đề cần bảo hiếm nhưng lại cố ý
cung cấp thiếu thông tin hoặc cung cấp những thông tin không trung thực, thì
cơng ty bảo hiểm có thế sẽ ký hợp đồng trả tiền cao cho đối tượng bảo hiểm
nhiều nguy cơ.
Giả sử một người mắc bệnh ung thư mua một bảo hiểm nhân thọ với
phí bảo hiểm hàng năm vô cùng lớn, nhưng họ lại giấu thông tin về tình trạng
sức khỏe thật của mình, cam đoan với cơng ty bảo hiểm rằng mình có sức
khỏe tốt, cơng ty bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể sẽ phải chịu
rủi ro rất lớn trong tương lai. Khách hàng có mức độ rủi ro cao lại là người
được lợi
 Trong lĩnh vực ngân hàng:
Những người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người tích cực trong
việc tìm kiếm khoản vay. Như vậy những người có nhiều khả năng đem lại
kết quả khơng mong muốn lại là những người có mong muốn trở thành một
bên trong giao dịch mạnh mẽ nhất.
Ví dụ, những người liều lĩnh hay có động cơ lừa đảo lại thường sẵn
sàng chấp nhận khoản vay với bất kì giá nào, bởi vì họ biết rõ rằng khả năng
trả lại khoản vay là khó hoặc khơng xảy ra. Ngược lại những người đáng tin
cậy trên thị trường thường lại thận trọng hơn khi cân nhắc khoản vay, nên họ
có thể rụt rè và không gây hứng thú cho nhân viên ngân hàng.
21



Ngân hàng là người khơng có thơng tin đầy đủ về khách hàng, không
biết rõ về động cơ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, sự lựa
chọn đối nghịch có thế xảy ra, khả năng cao là khoản tín dụng sẽ được cấp
cho người có độ rủi ro lớn mà không phải là người đáng tin cậy.
 Trong giao dịch chứng khoán:
Nhà đầu tư đọc báo cáo kết quả kinh doanh của một cơng ty có thể
khơng biết rõ về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty đó, các số liệu
khơng tốt có thể bị giấu đi và cơng ty dùng các mánh khóe để làm đẹp bản
báo cáo của mình.
Ngược lại cơng ty biết rõ khả năng kinh doanh của mình có hiệu quả
hay khơng, nếu họ cung cấp thơng tin khơng chính xác, nhà đầu tư có thể mắc
sai lầm khi chọn mua chứng khốn của cơng ty này. Hậu quả là các nhà đầu
tưu mất niềm tin vào thị trường, hoạt động trên thị trường cổ phiếu trở nên
kém hiệu quả.
 Trong giao dịch bất động sản:
Bên bán là bên có ưu thế thông tin về một lô đất hay ngôi nhà (có thể
gặp những điều kiện khơng tốt như: trong diện giải tỏa, ở vùng trũng, có
đường điện cao áp chạy qua nên không thể xây nhà cao được...). Bên mua có
nhu cầu mua đất nhưng khơng đủ khả năng tìm hiểu về các thơng tin liên quan
nên bị kém ưu thế thông tin. Hậu quả là bên mua gánh chịu bất lợi khi mua
phải đất hay nhà không tốt.

22


1.4.2. Rủi ro đạo đức
1.4.2.1. Khái niệm
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng
để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái.

Rủi ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường
thông tin bất cân xứng.
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thơng tin hình thành động cơ,
hành động theo hướng có lợi cho bản thân, bất kể hành động đó có thể làm hại
bên kém ưu thế thơng tin.
1.4.2.2. Ví dụ
Có rất nhiều trường hợp xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng
ta xuất hiện rủi ro đạo đức. Ví dụ như ở trường học, các thầy cô giáo muốn
học sinh thật cố gắng nỗ lực học tập. Nếu có thể quan sát được nỗ lực của các
bạn thì các thầy cơ có thể đánh giá thưởng phạt cho bạn thơng qua nỗ lực đó.
Nhưng vì thầy cơ khơng thể quan sát được nỗ lực, có nhiều học sinh thường
bỏ ít nỗ lực hơn so với thầy cô mong đợi. Hay ví dụ như khi bạn đi th nhà,
chủ nhà khơng biết bạn là ai, có giữ gìn nhà cửa hay khơng, và vì thế thường
u cầu bạn nộp một khoản tiền đặt cọc, cịn bạn vì khơng phải là chủ nhà, và
vì hành động của mình là khơng thể quan sát được, thường có xu hướng
khơng giữ gìn cẩn thận như bà chủ nhà mong đợi. Các ví dụ này đều mô tả
các trường hợp mà bất cân xứng thông tin là hệ quả của một hành động không
thể quan sát được.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 2008 là một ví dụ của hiện tượng
rủi ro đạo đức. Khi một doanh nghiệp được nhà nước bảo lãnh và đỡ đầu,

23


doanh nghiệp đó sẵn sàng tham gia vào các hoạt động đầu tư và kinh doanh
đầy rủi ro, cho đến khi nó phình to đến mức “q lớn khơng thể đổ vỡ” (toobig-to-fail). Điển hình nhất là cơng ty bất động sản Frannie Mae và Freddie
Mac, và các hoạt động cho vay bất động sản vượt qua tầm kiểm soát.
1.5. Giải pháp khắc phục thông tin bất cân xứng
1.5.1. Giải pháp lý thuyết

Trong nhiều nghiên cứu về thông tin bất cân xứng trên thế giới
(A.Akerlof 1970, M.Spence – 1973, J.Stiglitz -1975) và trong nước (đề tài
của tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng – 2008, Lê An Khang – 2008,) thì giải pháp
chung phổ biến nhất thường được sử dụng đế hạn chế tác động tiêu cực của
thông tin bất cân xứng là: Cơ chế phát tín hiệu (Signaling), Cơ chế sàng lọc
(Screening), Cơ chế giám sát.
 Cơ chế phát tín hiệu (Signaling) (Cơng trình nghiên cứu của Michael
Spence)
Cơ chế phát tín hiệu nhằm mục đích kiểm sốt lựa chọn đối nghịch.
Theo phương pháp này, bên có nhiều thơng tin nên phát tín hiệu đến những
bên ít thơng tin một cách trung thực và tin cậy để hạn chế hiện tượng thông
tin bất cân xứng.
Việc phát tín hiệu này địi hỏi các tác nhân kinh tế phải có những cơng
cụ có thế dễ dàng quan sát được và tốn kém nhằm làm cho các tác nhân khác
tin vào khả năng của họ, vào giá trị và chất lượng sản phẩm của họ.
Spence lấy ví dụ bằng thị trường lao động. Người có nhiều thông tin
hơn là những ứng cử viên đi xin việc và người có ít thơng tin là nhà tuyển
dụng. Nhà tuyển dụng không thể trực tiếp biết được khả năng của ứng cử viên
mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua bằng cấp và cách mà họ thể hiện.
24


Những người có năng lực có thể phát tín hiệu cho nhà tuyển dụng bằng cách
đạt được những bằng cấp hoặc khả năng đặc biệt mà người có năng lực yếu
khơng thể đạt được.
Một ví dụ khác về thị trường tài chính, khi nhà đầu tư mua cổ phiếu của
một cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn, họ cần biết cơng ty đó hoạt
động như thế nào. Vì thế để nâng cao vị thế của mình trong mắt nhà đầu tư,
các cơng ty có thể bán cổ phiếu với giá cao ở mức hợp lí, cho thấy danh tiếng,
hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển trong tương lai của mình.

 Cơ chế sàng lọc (Screening) (Cơng trình nghiên cứu của J.Stiglitz)
Cơ chế sàng lọc nhằm mục đích hạn chế lựa chọn đối nghịch. Stiglitz
đặt ra vấn đề là bản thân những người có ít thơng tin hơn cũng có thế tự cải
thiện tình trạng của mình thơng qua cơ chế sàng lọc.
Bên có ít thơng tin hơn có thể thu thập thơng tin từ bên kia bằng cách
đưa ra các điều kiện khác nhau.
Ví dụ, để hạn chế rủi ro của hiện tượng thông tin bất cân xứng, các
công ty bảo hiểm thường cung cấp những loại hợp đồng bảo hiểm với các
mức phí bảo hiểm khác nhau, tương ứng với mức bồi thường khác nhau. Các
ngân hàng thường áp dụng hạn mức tín dụng, thời hạn vay, điều kiện vay
khác nhau…Các khách hàng sẽ tự lựa chọn loại hình phù hợp với mình nhất,
do đó tự phân hóa thành các phân lớp khách hàng khác nhau. Nhũng khách
hàng có rủi ro thấp thường thích loại hợp đồng có phí bảo hiểm thấp trong khi
khách hàng có rủi ro cao lại lựa chọn hợp đồng có phí bảo hiếm cao. Như vậy
các bên có ít thơng tin hơn có thể gián tiếp đánh giá khách hàng của mình
bằng hình thức này.

25


×