Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bệnh ghẻ sarcoptes trên chó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: BỆNH CHÓ MÈO

Tên đề tài:
BỆNH GHẺ SARCOPTES TRÊN CÁC GIỐNG CHĨ

Ngành: Thú Y
Lớp: K62B-Thú Y

Khoa: Nơng Học

Đồng Nai – Năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC .........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. iii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN ...................................................................... 2
2.1. Cấu tạo và chức năng của da ............................................................................. 2
2.1.1. Cấu tạo của da .............................................................................................. 2
2.1.1.1 Lớp biểu bì .............................................................................................. 2
2.1.1.2 Trung bì ................................................................................................... 2
2.1.1.3 Hạ bì ........................................................................................................ 3
2.1.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da ................................................ 3


2.1.2.1 Mạch máu ................................................................................................ 3
2.1.2.2 Mạch bạch huyết ..................................................................................... 3
2.1.2.3 Thần kinh ................................................................................................. 3
2.1.3 Các tuyến phụ thuộc da ................................................................................. 3
2.1.3.1 Tuyến bã nhờn ......................................................................................... 3
2.1.3.2 Tuyến mồ hôi ........................................................................................... 4
2.1.3.3 Tuyến vú .................................................................................................. 4
2.1.4 Lông................................................................................................................ 4
2.1.5 Chức năng sinh lí của da .............................................................................. 4
2.2. Giới thiệu bệnh sarcoptes trên chó .................................................................... 5
2.2.1 Lịch sử hình thành ........................................................................................ 5
2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh................................................................................. 5
2.2.2.1 Phân loại học .......................................................................................... 6
2.2.2.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo ..................................................................... 6
2.2.3. Truyền nhiễm học ......................................................................................... 8

i


2.2.3.1. Động vật cảm nhiễm............................................................................... 8
2.2.3.2. Dịch tễ học ............................................................................................ 9
2.2.3.2. Cách lây lan ........................................................................................... 9
2.2.3.3. Sức đề kháng .......................................................................................... 9
2.2.3.4. Chu kỳ sinh học ...................................................................................... 9
2.2.4. Triệu chứng ................................................................................................ 10
2.2.5. Bệnh tích ..................................................................................................... 12
2.2.6. Chẩn đốn ................................................................................................... 12
2.2.6.1. Chuẩn đoán lâm sàn............................................................................. 12
2.2.6.2. Chẩn đoán phân biệt ............................................................................ 12
2.2.6.3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm ............................................................... 13

2.2.7. Bệnh sarcoptes trên giống chó ................................................................... 14
2.2.8. Phịng bệnh ................................................................................................. 14
2.2.10. Trị bệnh ..................................................................................................... 14
2.2.10.1 Ivermectin ............................................................................................ 14
2.2.10.2 Amitraz ................................................................................................ 15
2.2.10.3 Một số cách điều trị: ........................................................................... 16
PHẦN 3. KẾT LUẬN .................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 21

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Cấu tạo của da ................................................................................................. 2
Hình 2. 2. Ghẻ sarcoptes cái được soi dưới kính hiển vi ánh sáng .................................. 7
Hình 2. 3. Trứng sarcoptes và phân của chúng ................................................................ 7
Hình 2. 4. A; Sarcoptes đực và B; Sarcoptes cái ............................................................ 8
Hình 2. 5. Cấu tạo phần chân và đầu miệng của ghẻ Sarcoptes ...................................... 8
Hình 2. 6. Vịng đời của Sarcoptes................................................................................. 10
Hình 2. 7. Ghẻ gây ngứa và rụng lông ở vành tai .......................................................... 11
Hình 2. 8. Ghẻ gây ngứa, rụng lơng, sẩn và đóng vảy thường ảnh hưởng đến khuỷu tay
và cổ chân. ...................................................................................................................... 11
Hình 2. 9. Chó shih Tzu bị ghẻ ở cổ chân và khuỷu tay ................................................ 12
Hình 2. 10. Ghẻ làm rụng lơng từng mảng trên mặt ...................................................... 12
Hình 2. 11. Chó sử dụng nước nấu xà cừ để tắm ........................................................... 18

iii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

Thú cưng là một phần trong cuộc sống hằng ngày của đa số gia đình. Chúng vừa
đồng hành và cũng trợ chúng ta về mặt cảm súc, giảm bớt mức độ căng thẳng, cảm giác
cơ đơn. Chính vì thế mà sự quan tâm đến sức khỏe của thú cưng ngày càng được chú
trọng. Một trong những thú cưng phổ biến nhất là những chú chó với nhiều lồi và giống
khác nhau và xu hướng ni chó nhập ngoại ngày nay tại Việt Nam càng đa dạng.
Nhiều giống chó ngoại nhập có bộ lơng dày hoặc có lớp da nhăn nheo cùng với sự
chưa hiểu hết về chăm sóc da lơng cho chó nên bệnh ghẻ càng có cơ hội xâm nhập và
phát triển. Bên cạnh đó thì các giống chó ngoại nhập chưa thích nghi với điều kiện nóng
ẩm nên sức đề kháng giảm thấp, đặc biệt là sức đề kháng của da cũng giảm rõ rệt dẫn
đến các bệnh về da của chó ngày càng nhiều.
Ngoại ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh rối loạn
chức năng da, gây viêm da trên chó. Và muốn có một chú chó khỏe mạnh, xinh đẹp,
ngồi việc chọn giống, cịn địi hỏi người chủ phải chăm sóc, vệ sinh kĩ lưỡng, … để
khơng làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Bệnh ghẻ đang gia tăng nhanh và ảnh hưởng
nhiều cho người nuôi chó như điều trị nhiều tiền và thời gian kéo dài, và khi chó mắc
bệnh có mùi tanh do tế bào da bị phân hủy lở loét làm cho chủ chó tránh xa chó nhưng
chính hành động tráng xa chó bệnh lại càng nặng thêm.
Trong các bệnh ghẻ chó có thể nói đến bệnh gây tổn thương nặng nề, khó chữa khỏi
và thường hay tái phát là bệnh ghẻ do Demodex canis sau đó đến bệnh ghẻ do Sarcoptes
scabiei canis. Ghẻ Sarcoptes scabiei canis (ghẻ ngầm) khơng gây chết chó nhưng làm
con vật gầy cịm, chậm lớn, ngứa ngáy khó chịu. Chó bị mất ngủ, gầy rạc đi và có thể
gây chết.
Chính vì vậy, tơi thực hiện đề tài này nhằm đưa ra những thơng tin chính xác về
triệu chứng và bệnh tích, biện pháp sử dụng thuốc an tồn, hiệu quả cho bệnh ghẻ trên
chó và tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bệnh ghẻ sarcoptes trên các giống chó”

1


PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN

2.1. Cấu tạo và chức năng của da
2.1.1. Cấu tạo của da
Theo Karen A Moriello, da là cơ
quan lớn nhất của chó. Da là hàng rào
bảo vệ đầu tiên của cơ thể, giúp chống
lại các tác nhân từ môi trường và điều
chỉnh nhiệt độ của chó. Tùy thuộc vào
lồi và tuổi, da có thể chiếm từ 12 - 24%
trọng lượng cơ thể chó. Da có 3 lớp
chính: thượng bì, trung bì và hạ bì. Các
bộ phận quan trọng khá của da bao gồm
các phần phụ của da (như móng và tóc), Hình 2. 1. Cấu tạo của da
mỡ và cơ dưới da

(Nguồn: tudienbenhhoc.com)

2.1.1.1. Lớp biểu bì
Thượng bì (biểu bì): là lớp ngồi cùng của da, gồm nhiều tế bào biểu mô dẹp. Tầng
tế bào biểu bì ngồi cùng là những tế bào chết đã sừng hóa. Tầng tế bào biểu bì trong
cùng là những tế bào sống hình đa giác, có khả năng sinh trưởng khơng ngừng. Trong
lớp tế bào biểu bì khơng có mạch máu tới nuôi dưỡng, dinh dưỡng được thẩm thấu từ
mao mạch bên dưới đưa vào.
Lớp này có tác dụng:
- Lót mặt ngồi và bảo vệ cơ thể nhờ sừng hóa.
- Chứa sắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố chống các tia bức xạ. Do không có mạch
máu nên ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
2.1.1.2. Trung bì

2



Trung bì (chân bì): là lớp liên kết sợi vững chắc, nằm dưới lớp biểu bì, chứa nhiều
mạch máu và thần kinh, kết cấu gồm (98%) sợi keo và (1,5%) sợi đàn hồi. Lớp này quyết
định tính bền và tính đàn hồi của da. Chân bì gồm 3 lớp: lớp nhú, lớp hình diện và lớp
dạng gân.
2.1.1.3. Hạ bì
Hạ bì cịn gọi là lớp mỡ dưới da có chứa tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch, mạch bạch
huyết, các sợi thần kinh và các đầu mút thần kinh.
2.1.2. Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da
2.1.2.1. Mạch máu
Những động mạch và tĩnh mạch nối với nhau bằng lưới mao mạch chạy song song
bề mặt da. Chính vì vậy mà da đảm nhận nhiều chức năng.
2.1.2.2. Mạch bạch huyết
Bắt nguồn từ những mao mạch kín nằm trong nhú trung bì, sau đó đổ vào lưới mao
mạch bạch huyết dưới lớp nhú đến tầng sâu của trung bì, tạo thành lưới bạch huyết trong
trung bì. Từ chỗ này lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh
mạch bạch huyết dưới da.
2.1.2.3. Thần kinh
Những nhánh thần kinh của da có hai nguốn gốc là thần kinh giao cảm và não tủy.
Những nhánh thần kinh này đan với nhau tạo thành những đám rối ở hạ bì và có hai loại:
-Đám rối thần kinh có myelin: là những nhánh thần kinh cảm giác, đi gai của nó
tạo thánh những thể Vater-pacini, Ruffini hay Golgi-Mazzoni.
-Đám rối thần kinh khơng có myelin: gồm những sợi thần kinh giao cảm tiếp xúc
quanh mạch máu và các tuyến dưới da.
2.1.3. Các tuyến phụ thuộc da
Những yếu tố phụ thuộc da nằm ở trung bì và hạ bì, gồm các tuyến bã nhờn, tuyến
mồ hôi và tuyến vú.
2.1.3.1. Tuyến bã nhờn

3



Tuyến bã nhờn là các tuyến phế nang đơn giản với các ống dẫn, mở trực tiếp lên
bề mặt da hay vào các phễu. Mật độ và kích thước phụ thuộc vào vị trí cơ thể học. Phân
bố khắp cơ thể trừ đầu vú, da mũi và gan bàn chân.
Bã nhờn giàu chất sáp, bao phủ khắp bề mặt da và lông, điều chỉnh độ ẩm và hỗ trợ
cho bộ lơng ống mượt. Nó được điều khiển bởi tuyến nội tiết và các yếu tố phi nội tiết,
androgens khích thích hoạt động của tuyến nội tiết bằng cách tăng tốc độ phân bào và
tăng tiết bã nhờn.
2.1.3.2. Tuyến mồ hôi
Tuyến mồ hôi là tuyến ống đơn giản hay dạng cuộn nằm sâu trong lớp chân bì. Nó
có chức năng bảo vệ da, đặc biệt giảm ma sát ở mí mắt và gan bàn chân, duy trì độ dẻo
dai của da, bảo vệ cơ thể khỏi vi sinh vật qua gobulin miễn dịch, các protein vận chuyển
sắt và các ion NaCl. Ở một số lồi, tuyến mồ hơi tham gia sản xuất hương thơm riêng
biệt. Ở mèo và chó mồ hơi khơng đóng vai trị quan trọng điều hịa thân nhiệt. Dây thần
kinh giao cảm đóng vai trị kiểm sốt tuyến mồ hôi
2.1.3.3. Tuyến vú
Tuyến vú là một tuyến ngoại tiết ở người và các động vật có vú khác, với nhiệm vụ
sản xuất sữa để nuôi con non. Tuyến vú là một khối trịn dẹt nằm trong hạ bì, đẩy da
phồng lên.
2.1.4. Lông
Lông là những sợi cấu tạo từ chất sừng, được mọc ở trên da của loài động vật có
vú. Bên ngồi sợi lơng là lớp keratin đã hóa sừng, trong tủy là keratin lỏng lẻo. Nang
được bao bọc bởi nhu mơ liên kết thuộc lớp biểu bì.
2.1.5. Chức năng sinh lí của da
Da tạo thành một lớp vỏ ngồi bao bọc cơ thể, có tính đàn hồi che chở cho các các
cơ quan trong cơ thể khỏi bị tổn thương do hóa chất, cũng như các tác nhân vật lí, sinh
học. Da điều hịa nhiệt độ cơ thể, tổng hợp vitamin D, bài tiết ra các chất độc trong cơ
thể và là cơ quan xúc cảm tiếp nhận những cảm giác, nhiệt độ...từ mơi trường bên ngồi.


4


Các tuyến bã nhờn trên da tiết ra chất bã, có các thành phần gồm các acid béo tạo
thành một màng mỏng trên da, có tác dụng ngăn sự thốt hơi nước ở da và ngăn ngừa sự
phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, tầng mỡ và tầng cơ dưới lớp trung bì có tác dụng đệm,
tầng cơ giúp da co giật xua đuổi côn trùng và vật bám ở da, thúc đẩy tuần hồn máu và
bạch huyết. Da cịn điều hòa sự phân phối máu trong cơ thể nhờ hệ thống lưới mạch máu
phong phú và còn là nơi dự trữ nước của cơ thể.
2.2. Giới thiệu bệnh sarcoptes trên chó
2.2.1 Lịch sử hình thành
Việc khám phá ra cái ghẻ vào năm 1687 đã đánh dấu bệnh ghẻ trở thành bệnh trên
người đầu tiên mà con người hiểu được nguyên nhân. Thế kỷ 18, nhà sinh vật học người
Ý Diacinto Cestoni cho thấy bệnh ghẻ là do Sarcoptes scabiei, giống hominis gây ra.
Bệnh gây ngứa dữ dội khi cái ghẻ đào hang vào lớp sừng (stratum corneum) và đẻ trứng
vào đó. Ấu trùng nở sau ba đến 10 ngày, di chuyển trên da, chuyển sang giai đoạn nhộng
rồi sau đó thành cái ghẻ trưởng thành. Cá thể trưởng thành sống ba đến bốn tuần trên da
vật chủ.
Bệnh ghẻ có thể xảy ra ở một số động vật nuôi và động vật hoang dã. Những con
ve gây hại này là những phân loài khác nhau từ một loài thường phát sinh ra dạng gây
hại cho con người. Những phân loài này có thể xâm nhập vào động vật khơng phải là vật
chủ thông thường của chúng, nhưng những bệnh này không kéo dài. Khi động vật bị
bệnh ghẻ bị ngứa nặng và nhiễm trùng da thứ phát, thường giảm cân và trở nên yếu đuối.
2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei canis là một trong những bệnh thường xuyên gặp ở
mọi giống chó và mọi lứa tuổi, đặc biệt là chó hoang, chó đi lạc, chó ni với mật độ
cao, chó được ni ở mơi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời, không được ăn đầy
đủ dinh dưỡng. Sarcoptes scabiei canis là loài động vật chân đốt có kích thước cơ thể rất
nhỏ, chun "đào hang" để ký sinh ở lớp biểu bì của da chó.


5


Bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei canis lây truyền bằng tiếp xúc qua dụng cụ, tay chân,
quần áo, do cọ xát.
2.2.2.1 Phân loại học
Sarcoptes ở chó được phân loại như sau:


Ngành Arthropoda



Lớp Arachnida



Bộ Acarina



Phân bộ Sarbcoptiformes



Họ Sarcoptes



Giống Sarcoptes




Lồi Sarcoptes scabiei var canis

2.2.2.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Ghẻ đực dài 0,2 - 0,35mm, cái dài 0,35 - 0,5mm, mầu xám bóng hoặc vàng nhạt,
thân hình bầu dục hay trịn, mặt lưng có nhiều đường vân song song, khoảng cách giữa
các vân có nhiều tơ và vẩy, vẩy hình tam giác có đỉnh hướng về phía sau. Ghẻ khơng có
mắt. Lỗ sinh dục của con cáI ở sau đôi chân thứ III. Lỗ sinh dục con đực ở giữa đôI chân
III.
Lỗ hậu mơn ở phía sau và ở mặt lưng. Ghẻ có 4 đơi chân, mỗi chân có 5 đốt. Ghẻ
đực có giác bàn chân hình chng ở đơi chân I, II, IV, con cái ở đôi chân I và II. Đầu giả
ngắn, có 1 đơi xúc biện và 1 đơi kìm.
Con cái ghẻ đẻ 40-50 trứng, trong vòng 3-7 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng.
Ấu trùng gần giống dạng trưởng thành nhưng chỉ có 3 đơi chân. Ấu trùng sau lúc
nở đào thủng mái của rãnh thành một lỗ thoát ra ngồi.
Sau ít lâu, ấu trùng biến thành thiếu trùng có 4 đơi chân; hai đơi chân trước có giác
bám, hai đơi chân sau có tơ như dạng trưởng thành nhưng chưa có lỗ sinh dục.
Sau một thời gian nữa thiếu trùng phát triển thành ghẻ trưởng thành.

6


Từ một cái ghẻ ban đầu, trong vòng 3 tháng có thể sinh ra 1 quần thể tới 150000 cá
thể.
Trứng có cấu tạo với vỏ mỏng, trong suốt. Hình dạng của trứng cũng ở dạng bầu
dục, kích thước siêu nhỏ, khoảng 90 nhân 170 micromet. Có rất nhiều trứng được sinh
ra nhưng chỉ có khơng đến 10% trứng nở thành cái ghẻ trưởng thành.


Hình 2. 2. Ghẻ sarcoptes cái được soi dưới

Hình 2. 3. Trứng sarcoptes và phân

kính hiển vi ánh sáng

của chúng

(Nguồn: Tim Nuttall, Richard G. Harve, Patrick J. McKeever)

7


B

A

Hình 2. 4. A; Sarcoptes đực và B; Sarcoptes cái
(Nguồn: )

Hình 2. 5. Cấu tạo phần chân và đầu miệng của ghẻ Sarcoptes
(Nguồn: Seppo Saari, DVM Anu N€areaho,..)

2.2.3. Truyền nhiễm học
2.2.3.1. Động vật cảm nhiễm
Sarcoptes scabiei canis có khả năng gây bệnh trên tất cả các giống chó ở mọi lứa
tuổi.

8



2.2.3.2. Dịch tễ học
- Chó mắc bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei canis chủ yếu vào mùa thu và mùa đông,
khi nhiệt độ môi trường thấp và độ ẩm cao.
- Môi trường ni nhốt chó ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời, hay tồn tại trứng, ấu
trùng, thiếu trùng, cái ghẻ trưởng thành cũng làm cho vật nuôi dễ mắc bệnh ghẻ ngầm
hơn.
- Chó được ni nhốt chung với chó khác mắc bệnh.
- Chức năng bảo vệ của da giảm đi do dùng loại sữa tắm có tính kiềm cao.
- Khi vật ni bị suy dinh dưỡng, cịi cọc, chậm lớn thì có nguy cơ mắc
bệnh sẽ cao hơn
2.2.3.2. Cách lây lan
Lây trực tiếp bằng tiếp xúc giữa vật nuôi mang bệnh và vật nuôi khỏe mạnh; hay
qua tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi thú y, tay chân, quần áo của chủ vật nuôi; do cọ xát
trong nuôi tập trung chật chội, hay những lần phối giống hay đi giao lưu chó, hay chó
phải sống ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh nắng mặt trời.
2.2.3.3. Sức đề kháng
Sarcoptes có thể bị tách khỏi vật chủ của chúng. Sự sống sót phụ thuộc vào môi
trường xung quanh, nhiệt độ và độ ẩm. Sống sót ở mơi trường ngồi có nhiệt độ khoảng
21C, độ ẩm khoảng 40%-80% tồn tại trong 24-36h. Trong điều kiện mát mẻ ẩm ướt,
chúng có thể tồn tại lâu hơn nữa. Ở 10C và độ ẩm 97% chúng có thể sống 18 ngày.
Nhiệt độ cao và khơ sẽ chết trong vài giờ.
2.2.3.4. Chu kỳ sinh học
Vòng đời của Sarcoptes Scabiei var canis trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Trứng → ấu trùng (larva) → thiếu trùng (nymph) → trưởng thành. Sarcoptes ngầm đào
rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng, hoạt động của
chúng gây ngứa và những vết xước dẫn đến sự chảy dịch. Sự keratin hóa quá mức và

9



tăng nhanh của mô liên kết làm da trở nên dày và nhăn, đi đơi với sự mất lơng có thể lan
rộng.
Sarcoptes đực và cái giao cấu ở rãnh, sau khi giao phối, Sarcoptes cái bắt đầu đẻ
trứng, 3 - 4 ngày trứng nở ra larva có 6 chân. Larva chui ra khỏi hang sống trên mặt da,
sau đó chui vào lỗ chân lông phát triển rồi biến thái thành nymph có 8 chân, 4 - 6 ngày
sau biến thái thành con trưởng thành. Hồn thành vịng đời mất 15 - 20 ngày. Tùy thuộc
vào mơi trường bên ngồi, Sarcoptes dạng trưởng thành có thể sống từ 2 - 3 tuần khi rời
vật chủ.

Hình 2. 6. Vịng đời của Sarcoptes
(Nguồn: Frédéric Beugnet, Lénạg Halos, Jacques Guillot)
2.2.4. Triệu chứng
Có 3 triệu chứng điển hình của bệnh: ngứa, rụng lơng, đóng vảy.
- Ngứa: do ghẻ đào rãnh và tiết nước bọt có độc tố, kích thích vào các đầu mút thần
kinh cảm giác ở tổ chức biểu bì. Con vật ngứa nhiều, gãi bằng chân, cắn những chỗ nó
với tới, cọ sát liên tục vào tường, cây cối, …
- Rụng lông: Lông rụng nhiều do viêm bao lông. Lông rụng thành những đám trịn,
lúc đầu chỉ 2-3 mm, sau đó càng ngày càng lan rộng ra xung quanh do ghẻ cái sinh sản

10


nhanh (một con ghẻ cái trong 3 tháng sản sinh ra một quần thể 150.000 con), chúng
không tập trung ở một số nơi mà di cư khắp cơ thể. Vì vậy, những chỗ rụng lơng lan
rộng ra.
- Đóng vảy: Những chỗ ngứa đều có mụn nước to bằng đầu đinh ghim. Mụn nước
phát triển xung quanh một con ghẻ cái do nước bọt của ghẻ kích thích tạo nên. Con vật
gãi, cọ sát làm cho mụn vỡ ra, để lại những vết thương, rồi tương dịch cahyr ra, cùng với
máu và những mảnh thượng bì khơ tại chỗ đóng thành vảy màu nâu nhạt, có khi dày đến

3-4 mm ở những chỗ rụng lông. Chỗ rụng lông tiếp tục lan rộng và tăng thêm, nối liền
nhau thành những mảng ngày càng rộng. Sau 5-6 tháng, da con vật hoàn toàn trơ trụi,
đóng vảy, dày và nhăn nheo, có mùi rất hôi do chất nhờn trong các tuyến da tiết ra quá
nhiều rồi lên men. Đó là đặc điểm của bệnh ghẻ ngầm toàn thân.
Bệnh làm cho chức năng của da không thực hiện được. Con vật ngứa ngáy liên tục,
không ăn, không ngủ được, gầy dần và chết.
Như vậy, bệnh tiến triển qua 3 thời kì: Thời kì đầu tạo thành điểm lỗ chỗ, thời kì
thứ hai tạo thành mảng, thời kì thứ ba lan ra tồn thân.

Hình 2. 7. Ghẻ gây ngứa và rụng lơng ở

Hình 2. 8. Ghẻ gây ngứa, rụng lơng,

vành tai

sẩn và đóng vảy thường ảnh hưởng
đến khuỷu tay và cổ chân.

11


Hình 2. 9. Chó shih Tzu bị ghẻ ở cổ chân

Hình 2. 10. Ghẻ làm rụng lơng từng
mảng trên mặt

và khuỷu tay

(Nguồn: Kimberly S. Coyner, DVM, DACVD)
2.2.5. Bệnh tích

Viêm nội bì nặng, trong da có nhiều rãnh, trong rãnh có ghẻ cái, có trứng ở những
giai đoạn phát triển khác nhau và có phân ghẻ là những chấm đen trong rãnh.
2.2.6. Chẩn đoán
2.2.6.1. Chuẩn đoán lâm sàn
Biểu hiện lâm sàng: dựa vào lịch sử bệnh, triệu chứng, bệnh tích.
2.2.6.2. Chẩn đốn phân biệt
- Ngứa: do Sarcoptes scabiei canis thì ngứa nhiều, con vật gãi liên tục thậm chí cịn
cắn cho chảy máu. Ở bệnh ghẻ do Demoxdex canis ngứa ít hơn, không ngứa nhiều khi
con vật vận động hay thời tiết oi bức. Ở các hiện tượng viêm da, dị ứng, bọ chét, rận, ...
thì hiện tượng ngứa khơng điển hình.
- Rụng lơng: do Sarcoptes scabiei canis làm thì rụng tồn bộ, lan ra chậm đều. Cịn
rụng lơng do Demodex canis thì nhanh, nhiều, lan ra rất nhanh khắp cơ thể. Cịn các hiện
tượng viêm da, dị ứng thì khơng rụng lơng. Do rận ăn lơng Mallophaga thì những chỗ
rụng không đều, không rụng hết, lông như bị cắt.

12


- Đóng vẩy: do Sarcoptes scabiei canis thì da đóng vẩy, da dày lên, nhăn nheo, trên
rãnh sau cái ghẻ thường thấy các điểm đen là phân và trứng các giai đoạn của chúng. Do
Demodex canis thì da dày lên, nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy khô cứng nhăn
nheo, có những mụn mủ đặc qnh.
2.2.6.3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm
- Cách lấy bệnh phẩm: dùng nước ấm và xà phịng hoặc thuốc tím 1% rửa sạch da,
cắt lơng chỗ có bệnh tích mới (giao điểm giữa chỗ da có bệnh tích và chỗ da lành, vì
ghẻthường tập trung ở đây). Dùng dao cạo thẳng vào da đến chảy máu ra là được, cho
bệnh phẩm vào ống nghiệm, đậy nút kín.
- Phương pháp kiểm tra ghẻ chết trong da:
+ Dùng dầu hoả: đặt vẩy ghẻ lên phiến kính, cho vài giọt dầu hoả lên, ép một phiến
kính khác lên cho nát vẩy. Soi kính hiển vi để phát hiện con ghẻ đã chết.

+ Phương pháp ngưng cặn: cho vẩy ghẻ vào một ống nghiệm có 5 - 10 ml NaOH
10%, ngâm 2 giờ rồi đun nóng vài phút, ly tâm 5 phút. Lấy cặn soi kính có thể tìm thấy
trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ghẻ trưởng thành trong cặn.
+ Phương pháp phù nổi: lấy cặn theo cách ngưng cặn trên cho vào ống nghiệm có
natri hyposunfit 60% gần đầy ống, để yên 10 phút, vớt lớp váng trên bề mặt dung dịch
đưa lên phiến kính, soi kính hiển vi có thể tìm thấy trứng, ghẻ trưởng thành hoặc các
dạng ấu trùng, thiếu trùng.
- Phương pháp kiểm tra ghẻ sống: có thể làm phương pháp trực tiếp hoặc dùng
nước nóng.
+ Phương pháp trực tiếp: cho bệnh phẩm lên phiến kính, nhỏ lên đó 1 – 2 giọt
glyxerin 50%. Soi kính tìm con ghẻ sống. Có thể lấy lưỡi dao sạch có bơi glyxerin 50%
cạo vào da, chất bám ở da rồi cho lên phiến kính để soi kính hiển vi tìm con ghẻ sống.
+ Dùng nước nóng: dùng dao sạch lấy mụn ghẻ cho vào đĩa petri, cho nước nóng
37 - 400C xâm xấp vẩy mụn, giữ nóng trong 1 - 2 giờ. Do tác dụng của nhiệt, ghẻ sẽ bị
lên mặt vẩy mụn. Cho lên phiến kính để soi kính tìm con ghẻ.

13


2.2.7. Bệnh sarcoptes trên giống chó
- Nội địa: có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam nên có sức đề
kháng tốt; nhưng do có giá trị kinh tế thấp, ít thân thiện nên chúng ít được ưa chuộng, ít
được quan tâm chăm sóc vì vậy bệnh thường diễn biến nặng hơn.
- Nhập ngoại: khả năng thích nghi yếu với điều kiện khí hậu Việt Nam làm sức đề
kháng giảm đi dễ mắc bệnh hơn nhưng lại được quan tâm hơn, được khám và điều trị
kịp thời nên khỏi nhanh
2.2.8. Phòng bệnh
- Thường xuyên vệ sinh thân thể cho chó, tốt nhất nên tắm cho chó bằng các loại
sữa tắm của thú cung chuyên dụng hoặc dùng nước bồ kết, nước lá chát, lá đắng như lá
đào, lá ổi, lá xoan, lá xà cừ, …

- Tiêu độc chỗ ở, chuồng trại của chó bằng các dung dịch sát trùng: chloramin B
0,5%, nước vôi 10%.
- Sau khi phun, rửa sát trùng chuồng, đệm lót các dụng cụ ni dưỡng chăm sóc
khác cần phơi dưới ánh nắng mặt trời.
2.2.10. Trị bệnh
2.2.10.1 Ivermectin
Ivermectin là một chất thuộc họ avermectin, đây là sản phẩm lên men của một loại
nấm thuộc họ Actinomyces mới được phát hiện gần đây là streptomyces avermitilis,
trong số các sản phẩm lên men này có một sản phẩm được chú ý nhều nhất 22,33-dihydro
avermectin B1, đó chính là ivermectin, ivermectin có phổ rộng, khá hữu hiệu đối với
các loại nội, ngoại kí sinh trùng trên chó như Demodex, Sarcoptes, giun đũa, giun tim,
có tác động đối với ấu trùng và các dạng trưởng thành của các họ chân đốt và giun tròn.
 Dược động học:
Dược động học của ivermectin phụ thuộc vào thành phần chính, đường cấp thuốc
và từng loại động vật. Thời gian bán hủy với liều 300μg/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch ở
trâu bò là 2,8 ngày, ở cừu 2,7 ngày và ở chó 1,6-1,8 ngày.

14


Ở trâu bò, tiêm dưới da liều 200μg/kg thể trọng, thời gian bán hủy lâu hơn 8 ngày,
do sự hấp thụ chậm hơn so với tiêm tĩnh mạch. Nồng độ tối đa trong huyết tương là
44ng/ml, thời gian cần để đạt nồng độ tối đa trong máu là 2 ngày. Hiệu quả trị giun sán
kéo dài trong 2 tuần và tùy từng lồi kí sinh. Thuốc lưu trữ ở gan chuột 3 ngày, gan cừu
5 ngày, gan heo 7 ngày và gan trâu bò 17 ngày, thuốc được biến đổi chủ yếu ở gan đối
với trâu bò, cừu, chuột. Thuốc được bài thải qua phân, dưới 5% thuốc được bài thải qua
nước tiểu và sữa
Liều phòng: 0,3mg/kg thể trọng hàng tháng cho chó
Liều trị: 0,6mg/kg thể trọng, lặp lại sau 1 tuần.
 Cơ chế tác động:

Phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh do tăng phóng thích GABA (gama
amino butyric acid) chất trung gian hóa học làm tê liệt (pararalyse) kí sinh vật và kí sinh
tan ra (lyse).
 Phổ tác động:
Rộng, tác động trên cả giun trưởng thành và giun chưa trưởng thành, tất cả giun
trịn đường tiêu hóa và ở phổi, một số ngoại kí sinh trùng ở trâu bò, cừu, ngựa, heo; giun
tròn đường ruột, ghẻ tai, ghẻ sarcoptes, demodex ở chó; một số giun trịn đường tiêu hóa
và ngoại kí sinh trùng ở gà.


Những điều cần lưu ý khi sử dụng Ivermectin:

- Chỉ tiêm dưới da khơng tiêm bắp
- Khơng dùng cho chó dưới 6 tháng tuổi
- Khơng dùng cho những chó lơng xù, các giống chó chăn cừu như Collie: Collie
tóc dài, Collie biên giới; chó săn; Chó chăn cừu Úc, Chó săn xám.
- Khi sử dụng thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ như tiết nước bọt, ói mữa,
run rẩy, yếu ớt, đờ đẫn, mê man nếu ngộ độc nặng có thể dẫn đến chết.
- Rửa tay kỉ sau khi sử dụng, tránh không cho thuốc tiếp xúc với mắt.
2.2.10.2 Amitraz

15


Thuộc nhóm Formamidine, tinh thể vàng nhạt, tan hồn tồn trong dung môi hữu
cơ. Amitraz độc trên mèo.
 Cơ chế tác động:
Theo Nguyễn Như Pho và võ thị Trà An (2001), amitraz có khả năng ức chế anzyme
monoamin-oxidase, enzyme có vai trị quan trọng trong sự chuyển hóa amin hiện diện
trong hệ thần kinh ngoại ký sinh. Amitraz phân tán khắp cơ thể, đặc biệt là đến lớp da,

lông nên gây độc và tiêu diệt kí sinh, nhất là giai đoạn ấu trùng và thiếu trùng, từ đó ngăn
cản sự bám vào da, lơng của kí sinh. Do đó amitraz được dùng để điều trị một số ngoại
kí sinh trùng, đặc biệt sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh do Demodex.
 Cách dùng:
Hòa tan 1ml Takyic chứa 12,5% amitraz vào 250ml nước sạch dùng để bôi hoặc
xịt lên mình thú để điều trị một số ngoại kí sinh. Amitraz có một số tác dụng phụ làm
giảm thân nhiệt, chậm nhịp tim, giảm huyết áp có thể gây tiêu chảy. Tránh để thuốc tiếp
xúc với mắt, mũi, miệng thú. Khơng sử dụng amitraz cho chó dưới 4 tháng tuổi, chó
đang bị bệnh hoặc đang dưỡng bệnh. Trên nhưng chó nhiễm demodex dạng toàn thân,
mức độ tổn thương lan rộng thì chỉ nên bơi thuốc lên một nữa cơ thể, phần cịn lại sẽ bơi
tiếp vào ngày hơm sau để tránh gây độc cho thú.
2.2.10.3 Một số cách điều trị:
- Diethyl phthalate (DEP). Bơi lên chỗ có ghẻ, rộng ra xung quanh. Ngày bôi 2 –
3 lần, bôi nhiều ngày.
- Stetocid: 2 – 5%, Bentocid: 2 – 5%, Ditrifon: 1 – 3%, Diazinol: 0,1%.56
- Ivermectin, liều dùng: 0, 2 – 0,3mg/ 1kg TT, pha với nước cất tiêm dưới da cho
con vật. Tiêm 2 – 4 lần. Mỗi lần cách nhau 14 ngày.
- Doramectin (Dectomax): 1ml/ 10kg TT., tiêm 1 tuần 1 lần, tiêm nhiều lần cho
đến khi hết triệu chứng lâm sàng.
- Chống viêm và nhiễm trùng

16


+ Ghẻ gây ra viêm da dị ứng vì vậy nên sử dụng các thuốc kháng viêm:
hydrococtizon, dexamethason tiêm bắp. Bôi da vùng tổn thương bằng flucinar.
+ Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng rõ rệt.
* Sử dụng bài thuốc dân gian:
Cách 1: dùng nhớt thải và để tăng hiệu quả tốt hơn thì chúng ta nên dùng thêm cỏ
mực hay còn gọi là nhọ nồi. Giả nát chúng rồi trộn chung với nhớt, bơi lên khắp mình

chó. Và chúng ta chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất. Vì cỏ mực chứa: saponin, tanin, chất
đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A, vitamin K, … có tác dụng diệt
khuẩn, cầm máu, tiêu viêm và tăng miễn dịch cho da. Nhớt có tác dụng làm bít các đầu
hang của ghẻ và bám lâu trên da chó khiến cho ghẻ thiếu oxi và chết.
Cách 2: Bạc hà có tính sát khuẩn và làm mát cho da rất tốt. Sử dụng tinh dầu bạc
hà bôi lên phần da bị ghẻ của chó. Mỗi ngày bơi từ 2 – 3 lần kéo dài khoảng 1 tuần. Dần
dần bệnh ghẻ sẽ dần khỏi, phần da bị tổn thương cũng sẽ mọc lông lại bình thường. Có
một lưu ý nhỏ nên nhớ khi thực hiện cách làm này. Đó chính là với những vùng ghẻ gần
mắt hay bộ phận sinh dục của chó, bạn nên cẩn thận và sử dụng hạn chế liều lượng để
tránh gây tổn thương.
Cách 3: Hái một nắm lá xà cừ, rửa sạch và đun sôi với nước cùng với chút muối
trắng để lấy nước tắm cho chó. Bệnh ghẻ ở chó sẽ giảm đi đáng kể. Triệu chứng ngứa và
rụng lông cũng biểu hiện rõ rệt sau khoảng 1 tuần. Nếu khơng có lá xà cừ thì chúng ta
có thể thay các lá khác. Chỉ cần chúng có vị chua chát là được như lá trà xanh, lá khế, ...

17


Hình 2. 11. Chó sử dụng nước nấu xà cừ để tắm
(Nguồn: vietgiftmarket.com)
Cách 4: Nếu chó nhà chúng ta khơng chỉ bị xà mâu mà cịn xuất hiện tình trạng
viêm nhiễm thì nên dùng thử cách này. Ngồi long não 10 viên, dầu dừa 1/2 chén thì cần
phải có thêm 1/2 chén dầu hỏa, bột lưu huỳnh và bột boric, mỗi thứ 1 muỗng cà phê.
Trộn đều, sau đó dùng bàn chải đánh răng để chà xát thuốc vào tận chân lơng trên mình
chó. Chờ khoảng 2 tiếng rồi tắm lại bằng xà phòng chuyên dụng cho thú cưng. Nên nhớ
khi thực hiện cách trị ghẻ cho chó này cần phải rọ mõm chúng lại để chúng không liếm
được thuốc. Bạn nên thực hiện cách này khoảng 3 lần một tuần để có kết quả tốt nhất.

18



PHẦN 3. KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về bệnh LMLM, tơi thu được một số kết quả tóm tắt sau:
* Về bệnh ghẻ do Sarcoptes:
Bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei var.canis gây ra, ký sinh ở dưới lớp biểu bì của da.
Hình dạng với 4 cặp chân kép sắc nhọn, xâm nhiễm, đẻ trứng và đào những rãnh sâu
loằng ngoằng dưới bề mặt da rồi đẻ trứng vào trong.
Cái ghẻ xâm nhập vào lớp biểu bì, đào rãnh, lấy dịch lympho và dịch tế bào của vật
chủ làm chất dinh dưỡng. Ghẻ đực và cái trưởng thành giao cấu ngay tại rãnh. Sau khi
giao phối con đực chết, con cái đào rãnh trong biểu bì để đẻ trứng; Vì trên lưng có gai
nhọn hướng về phía sau nên cái ghẻ khơng lùi được và ln tiến về phía trước. Trên rãnh
đi của cái ghẻ có những điểm đen là phân của nó và từng quãng gặp trứng ở các giai
đoạn phát triển khác nhau.
Bệnh ghẻ ở chó lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc, qua dụng cụ chăn nuôi, quần áo
của người chăm sóc, ni dưỡng chó.
Bệnh phát triển nhiều vào mùa thu – đơng; mùa hạ ít hơn, vì ánh sáng mặt trời làm
ghẻ chết.
* Triệu chứng:
Da nổi mẩn đỏ từng đốm nhỏ, thâm đen
Chó có biểu hiện ngứa ngáy dữ dội
Da chó có vảy bong tróc trên da dạng như vảy gầu
Da chó bị lở loét chảy máu + mủ nước
Chó có mùi hơi nặng, bị rụng lơng
* Phịng bệnh:
Thường xun vệ sinh thân thể cho chó, tiêu độc chỗ ở, chuồng trại, dụng cụ.

19


* Điều trị

Sử dụng thuốc đặc trị Invermectin, vệ sinh cho chó, cạo lơng sử dụng thuốc bơi
và kháng sinh để ngăn chặn kế phát. Bổ sung sức đề kháng cho con vật.


Đề tài cung cấp thông tin cần thiết để có biện pháp phịng chống, điều trị bệnh

ghẻ hiệu quả và nâng cao hiểu biết cho chủ ni góp phần bảo vệ sức khỏe cho thú cưng
đồng thời tiết kiệm được chi phí cho việc chữa trị khi chúng mắc bệnh. Vì vậy, việc
nghiên cứu đặc điểm bệnh LML ghẻ do Sarcoptes scabiei var.canis và số biện pháp
phòng chống tại Việt nam là cần thiết.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng việt:
1. Nguyễn Đức Huy, Bài giảng bệnh chó mèo, tr.48-50.
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan, (2012), Giáo trình kí sinh trùng và bệnh kí sinh
trùng thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tr.249-152.
3. Võ Thị Trà An, (2009), Bài giảng dược lý thú y, Bộ môn nội khoa - dược lý
khoa Chăn nuôi thú y trường đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tr.
4. Ts. Vũ Như Quán (2008), bệnh của chó, mèo, trường đại học nông nghiệp hà nội,
tr. 53-56.
* Tiếng anh
5. Kimberly S. Coyner, DVM, DACVD, (2020). Clinical Atlas of Canine and
Feline Dermatology, wiley Blackwell, pp.124-125.
6. Seppo Saari, DVM Anu N€areaho, DVM, PhD Sven Nikander, DVM, PhD,
2019, Canine Parasites and Parasitic Diseases, Andre Wolff, pp.222-224.
7. Linda M. and Keith A. H., 2006. Small animal dermatology a colour atlas and
therapeutic guide. 2nd edition. Elsevier's Health Sciences Rights Department,

Philadelphia, P.A, USA, pp.50
8. Frédéric Beugnet, Lénaïg Halos, Jacques Guillot (2018), Textbook of Clinical
Parasitology in dogs and cats, ResearchGate, pp.258-260.
9. Tim Nuttall, Richard G. Harve, Patrick J. McKeever (2009), A colour handbook
of skin diseases of the dog and cat, manson publishing/the veterinary press,
pp.44-46.
10. William M. Samuel Margo J. Pybus A. Alan Kocan (2001), Parasitic Diseases of
Wild Mammals, Iowa State University Press / Ames, pp.106-116.
* Một số trang web khác:
11. />
21


×