Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu về khung phân loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.5 KB, 17 trang )

Khung phân loại
1 Deway
1 lịch sử ra đời
Hệ Thống Phân loại Thập Phân Dewey (viết tắt là DDC của nhóm chữ Dewey
Decimal Classification System trong tiếng Anh hay HTPLTPD, hay Bảng (Khung)
Phân Loại DDC trong tiếng Việt)
là một công cụ dùng để sắp xếp cho có hệ thống các tri thức của con người.
Nó đã được liên tục tu chỉnh để theo kịp đà tiến triển của tri thức. Hệ thống này đã
do ông Melvil Dewey sáng lập năm 1873 và được xuất bản lần đầu vào năm 1876.
Khung Phân Loại Dewey đã được nhà Forest Press xuất bản, và vào năm 1988 nhà
xuất bản này trở thành một đơn vị của Hệ Thống OCLC, Online Computer Library
Center, Inc.
Hệ Thống Phân Loại thập Phân Dewey là hệ thống phân loại thư liệu được sử
dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Đã có trên 135 quốc gia sử dụng và nó đã được
dịch sang 30 thứ tiếng. Những bản dịch đang được tiến hành gần đây hay đã hoàn
tất bao gồm các bản tiếng Á Rập, Trung Hoa, Pháp, Hy Lạp, Do Thái, Ý, Ba Tư,
Nga, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Hoa Kỳ, các thư viện sử dụng Khung DDC
bao gồm : 95% tổng số các thư viện công cộng và thư viện học đường, 25% các
thư viện đại học và 20% các thư viện chuyên ngành. Thêm vào đó, hệ thống này
cịn được sử dụng vào những mục đích khác, chẳng hạn như việc dùng nó làm một
cơng cụ để dị tìm tài liệu trên các trang điện tử trong hệ thống mạng lưới thơng tin
tồn cầu (World Wide Web).
Những số phân loại của Khung PLDDC đã được đưa vào những ký lục thư
tịch (hay biểu ghi thư mục) máy đọc được (MARC: MAchine-ReadableCataloging records) tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress) và đã
được phân phối đến các thư viện khác bằng những phương tiện truyền thơng dùng
máy điện tốn, dữ kiện về Biên Mục Trong Khi Xuất Bản (Cataloging-In1


Publication = CIP), hay thẻ thư mục (hay phiếu mục lục) do Thư Viện Quốc Hội
Hoa Kỳ sản xuất. Những số PLTPD đã được ghi trên những ký lục thư tịch (hay
biểu ghi thư mục) theo khuôn thức MARC do nhiều nước phát hành trên khắp thế


giới, và nó được dùng trong các thư tịch quốc gia (hay thư mục quốc gia) của các
nước như Úc, Botswana, Ba Tây (Brazil), Gia Nã Đại, Iceland, Ấn Độ, Indonesia,
Ý, Namibia, Tân Tây Lan, Na Uy, Hồi Quốc, Papua New Guinea, Phi Luật Tân,
Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Venezuela, Zimbabwe, và nhiều nước
khác. Nhiều cơng ty tiện ích thư tịch (hay mạng thư mục) (bibliographic utilities)
và trung tâm cung cấp dịch vụ thư tịch (thư mục) khác nhau đã làm cho số phân
loại của HTPLD được phổ cập trong các thư viện qua dịch vụ truy cập hông tin tại
tuyến, những sản phẩm điện tử hay ấn phẩm, và những thẻ thư mục (hay phiếu
mục lục).
Cấu Trúc Và Ký Hiệu
Cấu trúc của DDC? Ưu nhược điểm?
Tên: Deway decimal classification
Tác giả: Mevil Louis Kassuth Dewey (1851-1931)
Ra đời: 1873
*Cấu trúc: Bảng DDC bao gồm đầy đủ bảng chính, bảng trợ kí hiệu và bảng
chỉ mục quan hệ. DDC đầy đủ có 7 bảng trợ kí hiệu trong khi DDc rút gọn chỉ có 4
bảng trợ kí hiệu.
– Bảng chính:
+Trình bày các KHPL chính, là một sơ đồ sắp xếp các ngành khoa học và
các lĩnh vực hoạt động xã hội bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại ở mức độ
rộng nhất. Các lớp trong bảng chính phân cấp thập tiến, từ 10 lớp chính chia thành
10 lớp cấp 2, từ mỗi lớp cấp 2 chia thành 10 lớp cấp 3. Bảng chính được trình bày
theo thứ tự từ tóm tắt đến đầy đủ:
10 lớp chính:
2


000 Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát
100 triết học và tâm lí học
200 tơn giáo

300 khoa học xã hội
400 ngơn ngữ
500 khoa học tự nhiên và tốn học
600 công nghệ (khoa học ứng dụng)
700 nghệ thuật, mĩ thuật và trang trí
800 văn học (văn chương) và tu từ học
900 lịch sử, địa lí và các ngành phụ trợ
+DDC sử dụng hệ thống kí hiệu đồng nhất là chữ số Ả rập, mỗi kí hiệu
khơng thể ít hơn 3 chữ số. Số đầu tiên chỉ lớp cơ bản, số thứ hai chỉ lớp tiếp theo
và số thứ 3 chỉ lớp con:
+Các kí hiệu có trên 3 chữ số sẽ có một dấu chấm ngăn cách ba số đầu
với các số sau. Khi có hơn 6 con số thì không cần dấu chấm ngăn cách số thứ 6 và
số thứ 7.
– Bảng phụ:
+Bảng DDC đầy đủ có 7 bảng phụ (bảng trợ kí hiệu). Nhằm mục đích
mở rộng kí hiệu các lớp của bảng chính. Các bảng phụ chỉ sử dụng để phối hợp với
bảng chính mà khơng được phép sử dụng độc lập, giúp cho việc sử dụng BPL linh
hoạt và hiệu quả.
Bảng 1: Bảng tiểu phân mục chung (bảng phụ hình thức): Thể hiện
những vấn đề chung nhất sử dụng cho hầu hết các ngành. Bao giờ cũng có số 0
đứng trước để thể hiện hình thức của tài liệu và những vấn đề có tính chất lặp đi
lặp lại của ngành khoa học.
Bảng 2: Bảng đề mục địa lí: thể hiện bằng các con số từ -1 đến -9

3


Bảng 3: Bảng phụ văn học: chia thành 3 bảng nhỏ và chủ yếu áp dụng
trong lớp 800
Bảng 4 và bảng 6: Hai bảng phụ ngôn ngữ: Bảng 4 dùng để ghép với kí

hiệu của bảng chính từ 420 đến 490, thể hiện bằng các chữ số từ 1-8. Bảng 6 các
trợ kí hiệu được thể hiện bằng chữ số từ -1 đến -9.
Bảng 5: Bảng phụ dân tộc, chủng tộc: được xây dựng để mô tả các dân
tộc trên thế giới, được ghép trực tiếp với kí hiệu của các mơn loại của bảng chính.
Bảng 7: Bảng phụ nhân vật: được xây dựng để mơ tả các nhóm người
theo các tiêu chuẩn tổng quát và các chuyên gia trong các lĩnh vực nhất định.
+DDC rút gọn chỉ có 4 bảng trợ kí hiệu:
Bảng 1: Tiểu phân mục chung
Bảng 2: Khu vực địa lí và con người
Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học
cụ thể
Bảng 4: Tiểu phân mục của từng ngôn ngữ
* Ưu điểm:
+ Đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền thư viện học thế giới và có
ý nghĩa rất lớn trong lịch sử phân loại thư viện, tư liệu nói chung.
+ Được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới (hơn 130 quốc gia,
dịch ra hơn 30 thứ tiếng), có tính quốc tế cao so với các bảng phân loại khác.
+ Dewey là người đã đưa ra nguyên tắc thập tiến thể hiện thứ bậc trong
bảng phân loại, xây dựng được hệ thống kí hiệu theo cấp bậc phản ánh mối quan
hệ logic giữa các đề mục. Nhiều khung phân loại khác sau này đã áp dụng những
ngun tắc đó.
+DDC là BPL có tính quốc tế hóa cao, đc sử dụng rộng rãi nhất trên thế
giới, liên tục được cập nhật bổ sung.
* Nhược điểm:
4


+Nguyên tắc thập tiến chỉ cho phép chia nhỏ các khái niệm ra đến 10 lớp
con, những trường hợp cần chia nhỏ các khái niệm ra hơn 10 lớp con thì sẽ khơng
thực hiện được do bị khống chế bởi 10 con số.

+Về mặt kết cấu, các ngành khoa học trong BPL này cũng cịn có những
điểm chưa hợp lí: gán ghép Nghệ thuật với Thể thao (lớp 700), ghép Lịch sử với
Địa lí (lớp 900) trong khi đó lại tách rời Ngôn ngữ (lớp 400) với Văn học (lớp
800), Lịch sử (lớp 900) với Khoa học xã hội (lớp 300).
+DDC chủ yếu phản ánh hiện trạng phân loại thư viện và phân loại tài
liệu ở châu Âu và Hoa Kì, chưa đại diện cho nền văn hóa và khoa học của cả thế
giới. Sự phân chia các lớp không đồng đều, trừ châu Âu ra còn các châu lục khác
chưa được chú ý đúng mức.
+DDC là sản phẩm được biên soạn tại một nước tư bản chủ nghĩa nên
những vấn đề về chủ nghĩa Mác-Lê nin, về Đảng cộng sản và những vấn đề về chủ
nghĩa xã hội chưa có một vị trí thật thỏa đáng trong BPL như một số BPL thư viện
khác.
BBK
2 Cấu trúc của BBK? Ưu nhược điểm?
Tên: Bibliotechno – Biblilgraficheskaija Klassifikacija
1945: bắt đầu biên soạn
1968: hồn thành
*Cấu trúc: BBK gốc có đầy đủ 3 thành tố Bảng chính, Các bảng trợ kí hiệu và
Bảng tra chủ đề. Nhưng khi Việt hóa chỉ có bản của Thư viện khoa học kĩ thuật
trung ương là có bảng tra chủ đề, còn lại các phiên bản khác đều chưa xây dựng
bảng tra cứu chủ đề về khoa học xã hội.
-Bảng chính:

5


+Các lớp phân chia của bảng BBK đã được Việt hóa có kí hiệu bằng các
chữ cái từ A-Z.
+Về hệ thống kí hiệu, dùng hỗn hợp chữ cái và chữ số. Lớp cơ bản được
dùng bằng chữ cái in hoa. Từ cấp phân chia thứ hai trở đi người ta dùng chữ số Ả

rập và áp dụng rộng rãi nguyên tắc thập tiến. Trong cấu tạo kí hiệu cứ sau 3 số Ả
rập có một dấu chấm ngăn cách với mục đích dễ đọc kí hiệu.
-Các bảng trợ kí hiệu: trong BBK các bảng trợ kí hiệu gọi là bảng mẫu. Có 4
bảng mẫu:
+Bảng mẫu chung: được xây dựng để phản ánh các hình thức xuất bản
của tài liệu, các dạng tài liệu mang tính chất chỉ đạo, pháp luật và những vấn đề
thường gặp trong các ngành khoa học. Trong các bảng BBk do Việt Nam biên
soạn, kí hiệu bảng mẫu chung bắt đầu từ chữ cái thường kết hợp với chữ số Ả rập.
Các kí hiệu của bảng mẫu chung được ghép trực tiếp với bảng chính. Khi kí hiệu
của bảng chính tận cùng bằng chữ cái thì kí hiệu của bảng mẫu chung được ngăn
cách bằng dấu chấm.
+Bảng mẫu riêng và bảng sắp xếp: Được sử dụng để phản ánh các khía
cạnh phụ hoặc các góc độ nghiên cứu khác nhau của một đề tài, một đối tượng
hoặc một lĩnh vực khoa học, một quá trình sản xuất… Hai bảng này được gắn trực
tiếp với bảng chính trong từng ngành khoa học hoặc từng nhóm ngành khoa học.
Bảng mẫu riêng của ngành nào chỉ sử dụng đúng trong ngành đó.
+Bảng mẫu địa lí: Dùng để phản ánh các đối tượng địa lí. Kí hiệu nhận
dạng bảng mẫu địa lí để trong ngoặc đơn. Bảng mẫu địa lí của BBK có nhiều điểm
giống với bảng trợ kí hiệu địa lí của UDC.
+Bảng mẫu dân tộc: được sử dụng để phản ánh về các dân tộc trên thế
giới. Các dân tộc chỉ tồn tại trong quá khứ không đưa vào bảng này. Bảng này chủ
yếu dùng cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Bao gồm 661 dân tộc hiện

6


đang tồn tại trên hành tinh.Kí hiệu nhận dạng là dấu bằng có kèm theo một, hai
hoặc ba chữ cái đầu tiên trong tên gọi của dân tộc đó để trong ngoặc đơn.
*Ưu điểm:
+Là bảng phân loại hiện đại duy nhất được xây dựng trên cơ sở quan

điểm phân loại khoa học của Ăng ghen. Kế thừa được ưu điểm của các bảng phân
loại trước đó và khắc phục được một số nhược điểm của một số bảng phân loại đã
mắc phải.
+BBK được mở rộng thành 28 lớp, phản ánh khá kịp thời sự phát triển
của các ngành khoa học đương thời.
+Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng được một hệ thống các mơn ngành
khoa học hợp lí, BBK cịn dành nhiều kí hiệu bỏ trống cho các ngành khoa học sẽ
phát triển trong tương lai.
+Tính thống nhất trong quy ước bảng chính và bảng phụ đã được các nhà
biên soạn BBK khá quan tâm, nhờ đó bảng BBK có phần dễ nhớ, dễ sử dụng.
*Nhược điểm:
+Quá chú trọng đến tính tư tưởng, do đó một số mục phân chia còn quá
khiên cưỡng và lặp lại, dẫn đến việc sử dụng kí hiệu khơng thống nhất giữa các thư
viện cho cùng một vấn đề.
+Trong một số ngành khoa học xã hội, BBK đã quá chú trọng đến việc
phân chia khái niệm theo thể chế xã hội và lập ra bảng sắp xếp phân chia theo mẫu.
Trong khi thực tế không nhất thiết lúc nào cũng phải phân định theo tiêu chí này.
+Các nhà biên soạn BBK chưa quan tâm thỏa đáng đến việc định kí hiệu
cho những vấn đề ứng dụng của các mơn ngành khoa học. Điều đó cũng gây khơng
ít khó khăn cho người cán bộ phân loại.
+Các bảng BBk của Việt Nam do không được cập nhật chỉnh lí thường
xun nên đã tồn tại khơng ít các thuật ngữ lỗi thời. Trong khi đó, nhiều ngành

7


khoa học mới lại chưa được phản ánh ở trong bảng, những khái niệm mới vẫn chưa
được đưa vào.
19 LỚP
Cấu trúc của bảng 19 lớp? Ưu nhược điểm?

Ra đời năm 1960 với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, do Thư viện quốc
gia Việt Nam biện soạn.
*Cấu trúc: Bao gồm đầy đủ các thành tố của bảng phân loại hiện đại: Bảng
chính, các bảng trợ kí hiệu và bảng tra chủ đề chữ cái. Trong bảng phân loại, tri
thức được phân chia thành 19 môn loại lớn. Trong mỗi ngành lớn lại phân chia
thành những môn ngành trực thuộc. Trong mỗi mơn ngành nhỏ tùy theo u cầu
mà có thể được chia ra những đề mục chi tiết hơn.
0 Tổng loại
1 Triết học. Tâm lí học. Logic học
2 Chủ nghĩa vô thần. Tôn giáo
3K Chủ nghĩa Mác- Lê nin
3 Xã hội – Chính trị
4 Ngơn ngữ học
5 Khoa học tự nhiên và toán học
5A Nhân chủng học
61 Y học. Y tế
6 Kĩ thuật
63 Nông nghiệp
7 Nghệ thuật
7A Thể dục thể thao
8 Nghiên cứu văn học
9 Lịch sử
8


91 Địa lí
K Văn học dân gian
Tác phẩm văn học
Đ Sách thiếu nhi
-Các bảng trợ kí hiệu:

+Trợ kí hiệu hình thức: được sử dụng phản ánh chủ yếu khái cạnh hình
thức của tài liệu. Những kí hiệu này được thể hiện về cơ bản tương hợp với bảng
phân loại gốc của Liên Xô cũ được cải tiến trên cơ sở UDC.
+Trợ kí hiệu địa lí: Phản ánh các khái niệm địa lí tự nhiên và các quốc
gia. Kí hiệu này sử dụng chữ cái và chữ số Ả rập để trong ngoặc đơn. Đề mục Việt
Nam dùng kí hiệu ngang hàng với các kí hiệu dành cho các châu lục và tách khỏi
châu Á với mục đích ưu tiên và nhấn mạnh.
+Trợ kí hiệu phân tích: sử dụng để chi tiết hóa một số đề mục của mơn
loại nhằm phản ánh khía cạnh nghiên cứu khác nhau của chủ đề hay các q trình
cơng nghệ, kĩ thuật… Kí hiệu sử dụng dấu gạch nối đứng trước số Ả rập.
+Trợ kí hiệu ngôn ngữ: sử dụng để mô tả ngôn ngữ giải thích và ngơn
ngữ xuất bản của các tài liệu được phân vào mục “4. Ngôn ngữ” và các tài liệu là
tác phẩm văn học dịch. Được thể hiện bằng các chữ cái và được ghép nối với các
kí hiệu đứng trước nó bởi dấu bằng.
+Trợ kí hiệu dân tộc: thực chất có kí hiệu giống như trợ kí hiệu ngơn ngữ
nhưng được đặt trong dấu ngoặc đơn có dấu bằng ở trong.
– Nhìn chung bảng phân loại này đã có sự chỉnh lí đi xa gốc gác bảng phân
loại thập tiến UDC. Hệ thống kí hiệu ở đây là kí hiệu hỗn hợp chữ và số.
Dấu chấm dùng để ngăn cách ba chữ số hoặc chữ của kí hiệu chính
Dấu hai chấm dùng để thể hiện mối liên quan giữa các vấn đề được gọi là dấu
quan hệ.

9


Dấu gạch nối dùng đặt trước số Ả rập thể hiện trợ kí hiệu phân tích gắn liền
với kí hiệu chính.
Dấu ngoặc đơn dùng để thể hiện trợ kí hiệu địa lí.
Dấu bằng dùng cho trợ kí hiệu ngơn ngữ đi kèm với chứ cái quy định.
Dấu ngoặc đơn có dấu bằng ở trong (=) được dùng để mô tả trợ kí hiệu dân

tộc.
*Ưu điểm:
– Mang dáng dấp bảng phân loại thập tiến, nhưng được Việt hóa và bổ
sung sửa chữa nhiều lần, có tới 19 lớp cơ bản. Sử dụng hệ thống kí hiệu là chữ số
Ả rập và chữ cái tiếng Việt trong kí hiệu chính và kí hiệu địa lí.
– Những thay đổi bổ sung rất rõ nét trong các ngành khoa học xã hội và
nhân văn. Các đề mục Việt Nam được mở rộng rất chi tiết, phù hợp cơ cấu chính trị
xã hội của Việt Nam, cũng như quá trình tiến triển của lịch sử đất nước.
– Các ngành khoa học tự nhiên và kĩ thuật cũng được chú ý đúng mức
bằng cách đưa thêm những khái niệm khoa học mới thuộc một số ngành có tốc độ
phát triển nhanh như điện tử tin học…
– Cập nhật tương đối kịp thời những thay đổi trên bản đồ địa lí thế giới
hiện nay, đồng thời với những biến chuyển mọi mặt về khoa học, kinh tế, chính trị,
xã hội. Đây là một bảng phân loại dùng cho thư viện cơng cộng cỡ trung bình với
vốn sách không lớn quá 1 triệu bản.
*Nhược điểm:
-Cấu trúc chưa chặt chẽ. Do được xây dựng trên nền tảng BBK nên cũng
mang một số nhược điểm của bảng phân loại này: Mang nặng tính tư tưởng, quá
chú trọng đến thể chế xã hội, phân chia lớp chưa hợp lí thiên về khoa học xã hội
– Khơng được cập nhật chỉnh lí thường xuyên nên nhanh chóng lỗi thời.
Việc cập nhật chỉnh lí gặp nhiều khó khăn.
– Hệ thống kí hiệu khơng đồng nhất ngay từ lớp cơ bản.
10


LCC
Lịch sử hình thành Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ
Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress - LC) là thư viện thuộc
loại lớn nhất trên thế giới về số lượng bản sách báo. Được thành lập từ năm
1800 .Ngày 24/4/1800 Tổng thống John Adams đã kí quyết định thành lập Thư

viện Quốc hội Hoa Kỳ. John Beckley là người quản lý đầu tiên của Thư viện Quốc
hội Hoa Kỳ. Trong chiến tranh năm 1814 quân đội Anh đã đốt Thư viện Quốc hội
Hoa Kỳ và hầu hết tài liệu trong thư viện đều bị phá huỷ. Năm 1815 thư viện được
xây dựng lại trên cơ sở mua lại thư viện cá nhân của Tổng thống Thomas Jefferson
với 6478 đầu sách đó là kho tài liệu quý về khoa học, văn học, triết học, có nhiều
bản chép tay mà ngày nay được xếp vào loại tuyệt mật. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ
được tái thiết trên nền tảng đó. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử sau hơn 200
năm kể từ ngày được thành lập từ năm 1800 cho đến ngày nay Thư viện Quốc hội
Hoa Kỳ là một quần thể kiến trúc gồm ba tồ nhà có mặt sàn sử dụng rộng 29 ha,
toạ lạc trên đồi Capitol ở Washinton D.C.
Khung phân loại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (LCC - Library of Congress
Classification)
Khi mới thành lập Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tổ chức vốn tài liệu theo
nguyên tắc sắp xếp theo chủ đề, việc phân loại tài liệu được phân chia thành 18
mục cơ bản trong những mục cơ bản tài liệu lại được sắp xếp theo bảng chữ cái.
Năm 1897 Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ chuyển sang toà nhà mới với vốn tài liệu
hơn 1 triệu bản Thư viện đã nghiên cứu áp dụng khung phân loại cho mình. Năm
1899 Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ dự định sử dụng Bảng phân loại của Dewey
(DDC) có bổ sung, thay đổi nhiều mục trong đó và việc thay đổi nhiều mục đã
khơng được tác giả của Bảng phân loại DDC đồng ý. Do vậy, Thư viện Quốc hội
Hoa Kỳ đã quyết định xây dựng cho mình một Bảng phân loại riêng.

11


Bảng phân loại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ hiện nay dựa trên nền tảng
Bảng phân loại Cutter, hay còn gọi là Bảng phân loại mở rộng (Expansive
Classification - EC). Đây là Bảng phân loại mang đặc tính chủ đề và thực dụng.
Ngồi ra LCC cịn có bộ Tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Cấu trúc của LCC

Bảng chính khung phân loại thư viện Quốc hội Hoa Kỳ phân chia tri thức của
nhân loại thành 21 lớp cơ bản sử dụng 21 chữ cái tiếng Anh làm ký hiệu. Trong đó
có 05 chữ cái: I, O, W, X, Y còn để trống dự kiến sẽ dành cho các ngành khoa học
mới sẽ phát triển trong tương lai. Lần đầu tiên xuất bản LCC gồm 34 tập, sau nhiều
lần tái bản bổ sung đến nay đã lên tới 43 tập.
Các lớp cơ bản của LCC:
A Các cơng trình chung
B Triết học. Tâm lý. Tôn giáo
C Các khoa học phụ trợ cho lịch sử
D Lịch sử: Lịch sử nói chung và lịch sử thế giới cổ đại
E-F Lịch sử nước Mỹ
G Địa lý. Bản đồ. Nhân loại học. Giải trí
H Các khoa học xã hội
J Khoa học chính trị
K Pháp luật
L Giáo dục
M Âm nhạc
N Mĩ thuật
P Ngôn ngữ và Văn học
Q Khoa học
R Y học
12


S Nông nghiêp. Nghề cá và săn bắn
T Kỹ thuật
U Kĩ thuật quân sự
V Hàng hải
Z Thư mục. Thư viện học
Cấu trúc lớp thứ 2 của LCC

Lớp thứ 2 của khung LC được tạo ra bởi sự ghép kết hợp của 2 hoặc 3 chữ
cái. Hiện còn rất nhiều các chữ cái thuộc lớp này chưa sử dụng điều này tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển các đề mục mới trong tương lai.
A Các vấn đề chung
AC Bộ tùng thư, tùng thư, ấn phẩm tiếp tục
AE Bách khoa thư tổng hợp
AG Sách tra cứu, tham khảo
AI Sách chỉ dẫn
AM Bảo tàng
AN Báo
AP Tạp chí, xuất bản phẩm định kì
AS Các hội, viện hàn lâm
AY Niên giám
AZ Lịch sử tri thức chung
B Triết học
BC Logic học
BD Triết học suy đốn
BF Tâm lí học
BH Mỹ học
BJ Ln lí học
BL Tơn giáo học. Thần thoại học. Tư tưởng tự do
13


BM Đạo Do Thái
BP Đạo Hồi. Đạo Bahai. Đạo Thiên Chúa
BR Lịch sử nhà thờ
BS Kinh thánh. Giải thích kinh thánh
BT Thần học. Những biện hộ cho tôn giáo
BV Thần học thực hành

BX Các giáo phái và môn phái
K Luật pháp
KB Luật cổ. Luật La Mã
KD Anh
KE Canada
KF Mỹ
KFA- KFW Luật từng bang
KFX Luật từng thành phố
KG Châu Mỹ la tinh
KH Nam Mỹ
KJ Châu Âu nói chung. Tây Âu
KK Trung Âu
KL Nam Âu, Bắc Âu
KM Liên Xô
KP Châu Á. Nam Á. Bắc Á
KQ Đông Nam á
KR Châu Phi
KT Châu Úc. Niudilân. Châu đại dương. Nam cực
.............
Cấu trúc lớp thứ 3 của khung phân loại LC

14


Bắt đầu từ bậc phân chia thứ 3 khung phân loại LC sử dụng chữ số Ả rập từ 1
- 9999 nhưng khơng hồn tồn tn thủ ngun tắc thập tiến. Điểm nổi bật trong
Bảng LCC là sử dụng rất rộng rãi nguyên tắc sắp xếp theo vần chữ cái. Việc sử
dụng các chữ số Ả rập từ 1 - 9999 tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi tiết hoá các
đề mục, cũng như việc mở rộng các đề mục mới trong tương lai.
QD Hố Học

QD71-142 Hố phân tích
QD145-197 Hố vơ cơ
QD241-244 Hố hữu cơ
QD901-999 Tinh thể học
LA Lịch sử giáo dục
LA5-25 Những vấn đề chung
LA31-133 Giáo dục theo các thời kì
LA173-185 Giáo dục cao đẳng
LA201-396 Các bang của Mỹ
LA410-2270 Các nước khác
Cấu trúc lớp thứ 4 của khung phân loại LC
Lớp thứ 4 của khung phân loại LC được phân cách các lớp khác bởi dấu chấm
và tuân thủ theo nguyên tắc thập phân. Việc sử dụng lớp thứ 4 càng làm tăng thêm
độ chi tiết của các đề mục.
QA

Toán học

QA276

Thống kê toán học

QA276.12 Đại cương về thống kê toán học
Ưu điểm
LCC được cập nhật thường xuyên.

15


Do cấu tạo của LCC, mỗi tập là một khung phân loại hoàn chỉnh về một

ngành khoa học nên việc cập nhật những chủ đề khoa học mới rất dễ dàng cũng
như dễ thích nghi hơn.
Việc thêm và thay đổi trong LCC được xuất bản hàng quý và những trang phụ
cho mỗi tập được xuất bản riêng rẽ và tự hồn thiện đã tạo ra một giá trị vơ giá đối
với các thư viện đặc biệt. Hơn thế nữa, LCC là khung phân loại rất chi tiết và toàn
diện
 Việc lồng ghép các bảng tra vào các bảng chính đã tạo điều kiện thuận lợi dễ
sử dụng, rút ngắn thời gian tìm kiếm cho cán bộ phân loại.

hạn chế
Để phân loại các bộ sưu tập của Thư viện Quốc hội Mỹ thì LCC đạt hiệu quả
rất cao. Nhưng khi áp dụng vào các thư viện khác thì LCC có hạn chế trong việc
liệt kê các chủ đề, sự phân chia không đồng đều giữa các lớp phân loại và thiếu
một mục lục hoàn chỉnh cho toàn bộ khung phân loại. Mục lục chính là danh sách
các thuật ngữ được sử dụng trong khung phân loại với những chú thích kèm theo,
nó được coi như phần thêm của khung phân loại.
Nhiều thư viện đã thấy những mục không phù hợp như mục H - Khoa học xã
hội chiếm 1/6 số lượng ký hiệu trong khung phân loại. Hơn thế nữa lại khơng có
hướng dẫn sử dụng gây khó khăn cho cán bộ phân loại
 Khung phân loại LC được tạo ra với mục đích chủ yếu là phục vụ cho các
thư viện tại Mỹ nên mang nặng tính chủ quan của Mỹ, nhất là về các lĩnh vực nhạy
cảm như chính trị, xã hội nên gây khó khăn cho cán bộ phân loại khi xử lý các tài
liệu này.
LCC là khung phân loại liệt kê nên khơng có khả năng co giã để có thể rút
gọn như các khung phân loại khác như BBK , UDC, DDC
16


17




×