Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “phủ định của phủ định để giải thích về sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.85 KB, 15 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN TRIẾT HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Họ và tên: Nguyễn Văn Phong

MSSV: 452547

Câu 6: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “phủ
định của phủ định” để giải thích về sự vận động và phát triển của các hình
thái kinh tế - xã hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I)

II)

Khái quát về quy luật phủ định của phủ định
1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Lí giải sự vận động và phát triển của các loại hình thái
kinh tế – xã hội bằng phương pháp luận của quy luật
“phủ định của phủ định”
1. Khái niệm và kết cấu hình thái kinh tế - xã hội
2. Vận dụng quy luật phủ định của phủ định lí giải sự
phát triển

KẾT LUẬN




MỞ ĐẦU
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội lồi người ln có sự đi kèm là sự
phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội. Căn cứ vào những tư tưởng của các nhà
kinh điển chủ nghĩa Marx – Lenin và thực tiễn lịch sử lồi người, chúng ta có thể xác
định hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vât lịch sử, dùng để
chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ xã hội đặc trưng
cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một
kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Sự
phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên. Hình thái
kinh tế – xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế – xã hội tác
động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã
hội. Một trong các quy luật đó là quy luật phủ định của phủ định.
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật “phủ định của phủ định” để giải thích về sự vận động và phát triển của các hình
thái kinh tế – xã hội”. Do có những hạn chế và sai sót khó tránh khỏi trong khi làm
bài tập học kì. rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để hồn thiện phương
pháp học tập và nghiên cứu mơn Triết học Marx-Lenin của các thầy các cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I)

Khái quát về quy luật phủ định của phủ định
1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
Phủ định: thế giới vật chất vận động và phát triển khơng ngừng; một dạng vật chất
nào đó sinh ra; tồn tại, mất đi được thay thế bằng 1 dạng vật chất khác, triết học gọi
sự thay thế đó là phủ định, là 1 yếu tố phải có trong quá trình vận động và phát triển
của vật chất.

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt
khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ
Phủ định biện chứng có những đặc điểm sau:
- Tính khách quan: những nhà triết học theo quan điểm siêu hình cho rằng phủ định là
nguyên nhân bên ngoài đưa lại, xem sự vật hiện tượng là cái bị cô lập, tách rời
nhau,phép biện chứng duy vật khẳng định nguyên nhân của phủ định để cái mới ra
đời thay thế cái cũ chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật, vì
vậy phủ định có tính khách quan, là yếu tố tất yếu của sự phát triển (ví dụ: CNXH phủ
định chủ nghĩa tư bản chính là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản, vốn có,
khách quan trong lịng xã hội tư bản, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với
quan hệ sản xuất).


- Tính kế thừa: những nhà triết học theo quan điểm siêu hình, coi phủ định là xóa bỏ
hồn tồn cái cũ, chấm dứt sự liên hệ,sự vận động và sự phát triển của bản thân sự
vật; còn quan điểm của những nhà triết học biện chứng duy vật thì phủ định biện
chứng là kết quả của sự tự thân phát triển để tạo cái mới, ko thể là 1 sự phủ định tuyệt
đối, PĐ sạch trơn mà là sự PĐ có kế thừa, cái mới ra đời trên cơ sở chọn lọc giữ lại và
cải tạo những mặt còn thích hợp của cái cũ, nó chỉ gạt bỏ đi những mặt tiêu cực, lỗi
thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phất triển( ví dụ: sự duy truyền của sinh vật; các hình
thái kinh tế xã hội, trong xã hội loài người trong tư duy nhận thức của con người)
2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Thế giới vận động ko ngừng thơng qua q trình phủ định của phủ định; tức là sự vật
mới ra đồi như là kết quả của sự phủ định biện chứng cái cũ, rồi đến lược nó bị cái
mới hơn phủ định, cứ thế tạo ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật từ
thấp đến cao 1 cách vơ tận theo hình xoắn ốc; sau mỗi chu kỳ của sự phát triển, sự vật
lại trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới, cao hơn.
Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ đinh đã từng được các nhà biện
chứng tự phát nêu ra, song do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình
phát triển nên đã tuyệt đối hóa tính ;lặp lại sau 1 chu kỳ phát triển, coi đó như là 1 q

trình diễn ra theo vịng trịn khép kín.
Những nhà triết học duy vật biện chứng thì cho rằng sự vận động diễn ra theo nhiều
xu hướng, tính vơ cùng vô tận của thế giới vật chất cũng được biểu hiện trong tính vơ
cùng vơ tận của các khuynh hướng vận động; theo đó sự vận động theo vịng trịn
khép kín chỉ là 1 trong những khuynh hướng có thể, đó ko phải là khuynh hướng duy
nhất.
Sự phát triển biện chứng thơng qua nhiều lần phủ định biện chứng, chính là sự thống
nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển; mỗi lần phủ định biện chứng sẽ mang ;lại những
nhân tố tích cực mới; do đó sự phát triển thơng qua những lần phủ định biện chứng sẽ
tạo ra xu hướng tiến lên ko ngừng; sự phát triển tiến lên ko ngừng đó, ko phái diển ra
theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc, mỗi vịn xốy biểu hiện một trình độ cao
hơn của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẩn; mỗi lần phủ
định là kết quả đấu tranh chuyển hóa các mặt đối lập trong bản thân sự vật, sự phủ
định lần thứ nhất được thực hiện một cách căn bản sẽ làm cho sự vật cũ trở thành cái
đối lập của mình; lần phủ định tiêp theo dẫn đến sự ra đời của sự vật mới mang nhiều
đặc trưng đối lập với cái trung gian, như vậy về hình thức sẽ trở lại cái xuất phát


nhưng về thực chất ko phải giống nguyên cái cũ, mà dường như lặp lại cái cũ nhưng
trên cơ sở cao hơn.
Số lượng các lần phủ định trong 1 chu kỳ phát triển cụ thể, trong thực tế có thể nhiều
hơn hay tùy theo tính chất của 1 q trình phát triển cụ thể. (ví dụ: hạt lúa: 2, tơ tằm:
4)
3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết 1 cách đúng đắn về xu hướng của
sự phát triển và được diển ra trong quá trình quanh co, phức tạp, đặc biệt là trong
lĩnh vực đời sống xã hội.
Quy luật phủ định của phủ định giúp ta có cái nhìn về xu thế của thời đại mà ta đang
sống, mặc dù hệ thống XHCN đã tan rã, qua đó xây dựng niềm tin tất thắng của

CNXH đối với CNTB.
Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết đầy đủ hơn về cái mới, cái mới là
cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật, nó ln biểu hiện là giai đoạn
cao về chất trong sự phát triển, trong lĩnh vực tự nhiên cái mới ra đời mang tính tự
phát, trong lĩnh vực xã hội cái mới xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt động
có ý thức của con người, qua đó xây dựng thái độ ủng hộ cái mới, đấu tranh loại trừ
cái cũ trong đời sống xã hội.
II)

Lí giải sự vận động và phát triển của các loại hình thái kinh tế – xã hội bằng
phương pháp luận của quy luật
1. Khái niệm và kết cấu hình thái kinh tế - xã hội
1.1 Khái niệm
Căn cứ vào những tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx – Lenin và thực
tiễn lịch sử loài người, chúng ta có thể xác định hình thái kinh tế – xã hội là một phạm
trù của chủ nghĩa duy vât lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định, với một kiểu quan hệ xã hội đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ
nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được
xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
1.2 Sự phát triển
Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên. Hình
thái kinh tế – xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế – xã hội


tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã
hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy
là phạm trù xã hội nhưng lại có khuynh hướng phát triển như một quy luật tự nhiên,
nó vận động phát triển từ thấp đến cao. Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều
hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động
phát triển khách quan của xã hội, C.Marx đã đi đến kết luận rằng: “Tôi coi sự phát

triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên.”
Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội của mình và
đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội lại tuân theo quy luật khách quan, không
phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau giữa
các hình thái kinh tế – xã hội:
 Sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất.
 Sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ khiến kiến
trúc thượng tầng thay đổi.
Do vậy, từ những yếu tố cấu trúc của mỗi một hình thái kinh tế – xã hội thay đổi dẫn
đến hình thái kinh tế – xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế – xã hội khác
cao hơn, tiến bộ hơn. Sự thay thế nhau như vậy giữa các hình thái kinh tế – xã hội là
con đường phát triển chung của nhân loại.
1.3 Các loại hình thái
Theo chủ nghĩa Marx-Lenin, trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất hiện 05
hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao, lần lượt là:
 Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy);
 Hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nơ lệ;
 Hình thái kinh tế – xã hội phong kiến;
 Hình thái kinh tế – xã hội chủ nghĩa tư bản;
 Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
2. Vận dụng quy luật phủ định của phủ định lí giải sự phát triển     
2.1   Lí giải sự vận động phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên
thủy
Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên
và sơ khai nhất trong lịch sử lồi người có các đặc trưng tiêu biểu: tư liệu lao động thô
sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động; cơ sở kinh tế là sự sở hữu


chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động; quan hệ sản xuất là quan hệ bình
đẳng, cùng làm cùng hưởng và là xã hội khơng có giai cấp; khơng có nhà nước và

pháp luật.
Theo quy luật phủ định của phủ định, hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên
thủy trước hết tồn tại dưới hình thức khẳng định. Theo quan điểm của chủ nghĩa
Marx – Lenin, chế độ cộng sản nguyên thủy là thời kì chưa có nhà nước. Khi mới
thốt thai khỏi động vật, con người tụ tập thành từng bầy gọi là bầy người nguyên
thủy. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, dưới tác động của nhiều yếu tố, con người
dần liên kết với nhau theo huyết thống thành các tổ chức thị tộc. Đây là các tổ chức
gồm những người cùng huyết thống, cùng sinh sống ở một nơi và duy trì chế độ công
hữu; tức là sở hữu chung, lao động chung và phân phối bình qn. Trong thị tộc
khơng có người giàu, người nghèo mà duy trì mối quan hệ bình đẳng, tự do. Quyền
lực công cộng trong thị tộc thuộc về tồn thể thị tộc, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng
đồng. Duy trì trật tự trong thị tộc dựa trên sức mạnh của người đứng đầu và các công
cụ điều chỉnh xã hội khác như phong tục, tập qn, tín ngưỡng… Nhiều thị tộc có mối
quan hệ dịng máu xa gần hợp thành một bộ lạc, mỗi bộ lạc có tên gọi, địa giới riêng.
Các thành viên của bộ lạc nói cùng một ngơn ngữ, cùng theo một tín ngưỡng và thực
hiện những nghi thức tơn giáo riêng. Các thức tổ chức quyền lực của bộ lạc tương tự
như trong thị tộc nhưng đã bước đầu thể hiện sự tập trung cao hơn.
Tuy nhiên, hình thức kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thủy tồn tại trong một thời kì
lịch sử nhất định rồi dần dần, do nhiều yếu tố, nó đi đến hình thức phủ định của
chính nó là thối hóa từng bước. Theo Ăngghen, có hai ngun nhân cơ bản làm cho
hình thức kinh tế – xã hội này lỗi thời nhường chỗ cho một hình thức kinh tế – xã hội
tiến bộ hơn đó là nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân xã hội. Về kinh tế, sự phát triển
của công cụ lao động làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao, dần dần đủ cho
tiêu dùng và có dư thừa làm nảy sinh mầm mống của chế độ tư hữu. Đồng thời, sự
phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn đến cuộc phân công lao động trên quy mô
lớn, chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp dần tách khỏi trồng trọt, trở thành
ngành kinh tế độc lập. Khi sản xuất được chun mơn hóa thì chế độ tư hữu càng có
điều kiện củng cố hơn trước. Như vậy, công cụ lao động phát triển khiến cho sản xuất
tiến hành riêng mà không cần cả cộng đồng và tư liệu sản xuất của cộng đồng dần
được định kì chia nhỏ để tiến hành sản xuất riêng theo mỗi gia đình. Về xã hội, khi

sản xuất được tiến hành riêng với năng suất lao động và thời gian lao động khác nhau,
có những người sản xuất được nhiều của cải và trở nên giàu có, có những người lại trở
nên nghèo khiến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ ràng. Việc định kì chia lại tư
liệu sản xuất vì vậy mà thưa dần và cuối cùng mất hẳn. Tư hiệu sản xuất của cả cộng
đồng dần thuộc về sở hữu riêng của các gia đình và họ có thể bn bán, trao đổi hoặc
cho con cháu thừa kế. Vì hai lí do này, nhu cầu sức lao động ngày càng tăng và sự


tương trợ giữa các gia đình mất dần, thay vào đó là xung đột giữ các thị tộc và cho
vay nặng lãi, cầm cố tài sản…Tất cả những yếu tố này khiến xã hội thị tộc dần phân
hóa thành các tầng lớp khác nhau là quý tộc và người nghèo, dẫn đến quan hệ huyết
tộc trở nên lỏng lẻo, không còn sự ràng buộc những người cùng huyết thống phải làm
ăn sinh sống một nơi. Điều đó dẫn đến lãnh thổ của một thị tộc, bộ lạc nay đã có
những người của thị tộc, bộ lạc khác cùng làm ăn sinh sống, mất đi chế độ tiên quyết
của chế độ thị tộc và khiến hình thái kinh tế – xã hội cộng sản ngun thủy thối hóa.
2.2  Lí giải sự vận động phát triển của hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ
Khi chế độ thị tộc tồn tại trong cơng xã ngun thủy tan rã và hình thành nên xã hội
có Nhà nước, và cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người đã hình
thành nên hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nơ lệ. Đặc trưng của hình thái này là
đã thay thế chế độ công hữu về từ liệu sản xuất sang chế độ tư hữu chủ nô, thay thế xã
hội khơng có giai cấp thành xã hội có giai cấp đối kháng (chủ nô – nô lệ), thay thế chế
độ tự quản thị tộc bằng trật tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô dùng
bộ máy cai trị của mình bóc lột tàn nhẫn sức lao động của nô lệ, nô lệ trong xã hội này
được coi như một công cụ lao động biết nói. Hình thái này cũng tạo ra kiểu nhà nước
đầu tiên: Nhà nước chủ nô.
Theo quy luật phủ định của phủ định, hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nơ lệ
trước hết tồn tại dưới hình thức khẳng định, tức phủ định cũa hình thái kinh tế –
xã hội trước. Về kinh tế, là chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai và các
tư liệu sản xuất khác đều thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ. Về xã hội,
trong nhà nước có các giai cấp đối kháng là chủ nơ và nô lệ. Xã hội chiếm hữu nô lệ

chia thành ba giai cấp chính: Thứ nhất, giai cấp chủ nơ, q tộc là giai cấp thống trị
áp bức bóc lột vì chúng chiếm giữ được tư liệu sản xuất. Thứ hai, giai cấp nông dân
công xã nông thôn và tầng lớp thị dân thành thị, ở Hy Lạp, La Mã tầng lớp này được
gọi là bình dân. Nơng dân và, thị dân có tài sản, có gia đình riêng nhưng bị nhà nước
chủ nơ bóc lột, khi phá sản có thể rơi xuống địa vị nô lệ. Thứ ba, giai cấp nô lệ, nguồn
chủ yếu từ các bộ lạc bại trận trong chiến tranh, không cùng huyết thống với giai cấp
chủ nô, bị kẻ chiến thắng tước đoạt tài sản, ruộng đất, cịn bản thân bị biến thành nơ
lệ. Theo pháp luật của nhà nước chủ nô, nô lệ không phải là con người, chỉ là tài sản
đặc biệt của chủ nơ, tài sản biết nói. Chủ nơ có thể giết, đánh đập đến tàn phế hoặc
đem nô lệ ra chợ mua bán, đổi chác. Ngoài phân chia xã hội thành giai cấp, kẻ thống
trị còn phân chia xã hội thành các đẳng cấp. Giai cấp chủ nô thuộc đẳng cấp quý tộc
cao quý, nông dân thị dân thuộc đẳng cấp dưới, nô lệ chỉ là tài sản của chủ nô nên
không không được xếp vào đẳng cấp nào. Ở xã hội chiếm hữu nơ lệ, khái niệm nhân
dân khơng có nô lệ. Mối quan hệ sản xuất chủ yếu trong xã hội là quan hệ giữa nhà
nước với thành viên công xã nông thôn. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất


nhưng kẻ trực tiếp chiếm hữu ruộng đất là các công xã nông thôn, công xã thay mặt
cho nhà nước sở hữu ruộng đất và chia cho các thành viên trong công xã canh tác nộp
thuế cho nhà nước.
Tuy nhiên, hình thái kinh thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nơ lệ cũng xảy ra những sự
kiện mang tính phủ định của chính nó. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội chiếm hữu nô
lệ là mâu thuẫn giữa chủ nô và nô là dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, nô lệ
khởi nghĩa chống lại nhà nựớc và giại cấp chủ nô. Khởi nghĩa của Xpáctacút lãnh đạo
vào thế kỷ thứ I trước công nguyên đã làm rung chuyển đế quốc La Mã, đẩy chế độ
đó tới khơng thể cai trị như cũ được nữa. Đấu tranh của nô lệ chống chủ nô là một
trong những động lực góp phần giải thể chế độ đó để bước sang một hình thái kinh tế
– xã hội cao hơn, đó là hình thái kinh tế – xã hội phong kiến. Hình thái kinh tế xã hội
chiếm hữu nơ lệ khơng phải bắt buộc đối với tất cả các dân tộc, nhiều dân tộc đã bỏ
qua chế độ này, từ công xã nguyên thủy thẳng tiến lên chế độ phong kiến. Vì khi cơng

xã ngun thủy của quốc gia đó tan rã thì các quốc gia chung quanh đã hình thành và
phát triển chế độ phong kiến như lịch sử của Mơng Cổ, Nhật Bản, Nga, của các tộc
người Giécmanh,…
2.3  Lí giải sự vận động phát triển của hình thái kinh tế – xã hội phong kiến
Giai cấp thống trị mới trong hình thái này là giai cấp quý tộc – địa chủ, giai cấp bị trị
là nơng nơ. Phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ được thay
thế bằng hình thức bóc lột địa tơ – người nông dân được giao đất đai và canh tác trên
thửa ruộng của mình, đến kỳ hạn nộp tơ thuế cho địa chủ. So với hình thái chiếm hữu
nơ lệ, hình thức lao động trong thời kỳ phong kiến đã tiến bộ hơn nhiều, tuy phải nộp
tô thuế nhưng nơng dân vẫn có thể được giữ lại phải của cải dư thừa của mình. Đồng
thời nhiều tầng lớp, giai cấp mới đã xuất hiện trong xã hội.
Theo quy luật phủ định của phủ định, hình thái kinh tế – xã hội phong kiến trước hết
tồn tại dưới hình thức khẳng định, tức phủ định cũa hình thái kinh tế – xã hội
trước. Về kinh tế là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ
phong kiến về ruộng đất và bóc lột nơng dân thơng qua phát canh, thu tơ. Hình thái
này có một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc do kết hợp với thủ cơng nghiệp
đóng kín trong các điền trang thái ấp. Trong các lãnh địa, trong các làng xã công xã
nông thôn. Quý tộc phong kiến khi được phân phong ruộng đất đã thành lập nên
những điền trang thái ấp (ở châu Á) hoặc lãnh địa (ở Tây Âu), phát canh ruộng đất
cho nông dân cư cày cấy và thu tơ. Ngồi tơ cày cấy ruộng đất, người nơng dân cịn
phải đi làm lao dịch (tơ lao dịch) và nộp nhiều khoản sưu thuế khác cho quý tộc
phong kiến và cho nhà nước phong kiến. Bóc lột địa tơ là đặc trưng của chế độ phong
kiến, Karl Marx gọi kiểu bóc lột này là “cưỡng bức siêu kinh tế”. Về xã hội, xã hội
phong kiến có kết cấu khá phức tạp, trong đó có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong


kiến và nơng dân, ngồi ra cịn có các tầng lớp khác như thợ thủ công, thị dân,… Giai
cấp địa chủ phong kiến được phân thành nhiều đẳng cấp khác nhau phụ thuộc vào
chức tước, phẩm hàm, đất đai, tài sản,… Nông dân là bộ phận đông đảo nhất nhưng
đồng thời cũng là đối tượng bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. So với hình thái kinh tế

xã hội chiếm hữu nơ lệ thì hình thái kinh tế xã hội phong kiến tiến bộ hơn. Trước hết,
người nông dân được pháp luật nhà nước thừa nhận là con người, họ có gia đình
riêng, được tự do về thân thể, có một ít tài sản, ruộng đất. Sau khi đã nộp tô cho, chủ
đất (50% hoặc nhiều hơn), phần sản phẩm còn lại họ được hưởng. Như vậy, về kinh tế
người nông dân được hưởng thành quả lao động của mình.
 Tuy nhiên, hình thái kinh thái kinh tế – xã hội phong kiến cũng có những mâu thuẫn
mang tính phủ định của chính nó. Trong xã hội phong kiến, mâu thuẫn giữa nơng
dân với giai cấp quý tộc phong kiến là mâu thuẫn cơ bản. Sự vận động của mâu thuẫn
này dẫn tới những cuộc khởi nghĩa nông dân và chiến tranh nông dân rộng lớn. Khởi
nghĩa nông dân, chiến tranh nông dân làm cho các triều đại rung chuyển tận gốc rễ và
sụp đổ, một triều đại mới được thay thế. Đấu tranh của nông dân chống phong kiến là
động lực phát triển của lịch sử thời kỳ trung đại. Tuy nhiên, giai cấp nơng dân chỉ có
sức đập phá xã hội cũ mà khơng có khả năng xây dựng được một xã hội mới tiến bộ
hơn với xã hội phong kiến, vì họ không đại diện cho Lực lượng sản xuất mới nên
không phải là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Mọi cuộc đấu tranh của nông dân đều thất
bại về mục tiêu chính trị. Có một vài cuộc khởi nghĩa nơng dân lật đổ được triều đại
cũ nhưng lãnh tụ của họ lại bước lên ngai vàng trở thành phong kiến, thiết lập một
triều đại mới và lại quay lại áp bức bóc lột nơng dân. Về sau này giai cấp nơng dân
chỉ có thể chiến đấu dưới lá cờ của giai cấp tư sản hoặc của giai cấp công nhân mới
thực hiện được khát vọng dân chủ và ruộng đất của mình.
2.4  Lí giải hình thái kinh tế – xã hội tư bản
Hình thái kinh tế – xã hội tư bản xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, phôi thai và phát triển
trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức xác lập như một hình thái KTXH
đầu tiên ở Anh và Hà Lan vào thế kỷ XVII. Adam Smith (1723-1790) là người có
đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ
nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Những nét đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế
– xã hội tư bản chủ nghĩa là:
 Quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo vệ và coi
như quyền thiêng liêng của con người.
 Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để kinh doanh trong điều kiện thị trường tự do:

mọi sự phân chia của cải đều thơng qua q trình mua bán của các thành phần
tham gia vào quá trình kinh tế.


 Gắn với nền sản xuất cơng nghiệp có năng suất lao động cao.
 Bản chất sự “bóc lột” nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra khi các nhà
tư bản thuê lao động và sử dụng sức lao động.
Theo quy luật phủ định của phủ định, hình thái kinh tế – xã hội phong kiến trước hết
tồn tại dưới hình thức khẳng định, tức phủ định cũa hình thái kinh tế – xã hội
trước. Về kinh tế, hình thái này theo nền kinh tế hàng hóa thị trường. Chủ nghĩa tư
bản đã nối kết toàn quốc gia, các khu vực, các châu lục và thế giới thành một thị
trường thống nhất. Trên thực tế, chủ nghĩa tư bản không phải là tác giả của nền kinh
tế hàng hóa. Bản quyền của nó thuộc về chế độ nơ lệ Hy Lạp – La Mã cổ đại và của
Nhà nước Cáctagiơ (Bắc Phi), ở những quốc gia này chế độ chính trị là chiếm hữu nơ
lệ nhưng có nền kinh tế hàng hóa thị trường. Như vậy, kinh tế hàng hóa thị trường là
sản phẩm của lịch sử, của xã hội loài người do nhu cầu khách quan của cuộc sống
phải trao đổi mua bán. Đến chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa thị trường được đẩy
sang một giai đoạn mới cao hơn rộng lớn hơn. Kinh tế hàng hóa thị trường bây giờ
mới đúng bản chất thực sự của nó. Cũng khơng thể đánh đồng kinh tế thương mại
trong xã hội nô lệ Hy Lạp – La Mã, Cáctagiơ với chủ nghĩa tư bản cận, hiện đại,
không chỉ ở nhiều yếu tố mà căn bản là ở cách thức bóc lột. Chế độ chiếm hữu nơ lệ
dù là nông nghiệp ở châu Á hay công, thương nghiệp ở Hy Lạp – La Mã, Cáctagiơ
đều dựa trên sự cưỡng bức lao động khổ sai đối với giai cấp nơ lệ. Cách thức bóc lột
của chế độ phong kiến dù ở châu Âu hay châu Á đều là sự cưỡng bức siêu kinh tế, bóc
lột tơ tức đối với người nơng dân. Cịn cách thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản hồn
tồn khác, dựa trên kiểu bóc lột giá trị thặng dư, bóc lột sức lao động của giai cấp
cơng nhân, về cách thức bóc lột này, Karl Marx đã vạch ra một cách đầy đủ, khoa học
trong tác phẩm vĩ đại của ông: bộ “Tư bản”. Về xã hội, xã hội tư bản chủ nghĩa được
chia làm hai giai cấp chính là tư sản và cơng nhân (vơ sản). Tư sản là giai cấp thống
trị áp bức, bóc lột. Tư sản bao gồm nhiều tầng lớp: tư sản công nghiệp, thương

nghiệp, ngân hàng. Giai cấp này có được địa vị áp bức, bóc lột thống trị nhờ nắm giữ
được các tư liệu sản xuất như ruộng đất, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng và
các ngành kinh tế quan trọng khác của đất nước. Công nhân là giai cấp bị áp bức, bóc
lột. Nguồn gốc của giai cấp công nhân từ thợ thủ công trong các công xưởng thủ
cơng, thị dân, nơng dân phá sản, có sức lao động nhưng khơng có tư liệu sản xuất
đành phải vào xí nghiệp hầm mỏ, nhà máy bán sức lao động cho nhà tư bản để nhận
lương ni sống gia đình. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bên cạnh hai giai cấp chính
là giai cấp cơng nhân và tư sản cịn tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp khác như
nông dân thị dân, quý tộc phong kiến (nếu như cách mạng tư sản ở nước đó khơng
triệt để), trí thức tư sản.


Tuy nhiên, hình thái kinh thái kinh tế – xã hội phong kiến cũng có những mâu thuẫn
mang tính phủ định của chính nó.
a)  Trước hết phải hiểu hình thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Khơng có tư liệu sản xuất nên giai cấp cơng nhân cịn được gọi là giai cấp vơ sản. Họ
bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Trên thực tế công nhân châu Âu thời kỳ cận đại
phải lao động từ 16 đến 18 giờ trong ngày với đồng lương rẻ mạt. Ở các nước thuộc
địa châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, chủ nghĩa tư bản kết hợp kiểu bóc lột tư bản với
kiểu bóc lột phong kiến và kiểu bóc lột nơ lệ đối với công nhân để thu được nhiều lợi
nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu nhất chi phối mọi hoạt động kinh tế của chủ
nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản khơng từ một thủ đoạn áp bức, bóc lột nào kể cả chiến
tranh và bạo lực vì mục đích lợi nhuận. Vì thế, trong xã hội tư bản xuất hiện đấu
tranh giai cấp mà mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với giai
cấp công nhân dẫn tới xung đột đấu tranh giai cấp. Giai cấp cơng nhân đấu tranh
chống chính phủ tư sản, chống chủ nghĩa tư bản là một trong những nội dung chính
của xã hội tư bản. Nếu như giai cấp nơ lệ hay nơng nơ vùng dậy chỉ với một hình thức
đấu tranh bạo động khởi nghĩa vũ trang thì giai cấp vơ sản cận, hiện đại có thêm một
hình thức đấu tranh mới mà chỉ có ở giai cấp này mới có là bãi cơng, tổng bãi cơng và
đỉnh cao nhất là chuyển từ tổng bãi công thành khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền

tư sản. Đấu tranh của giai cấp công nhân chia thành hai thời kỳ, thời kỳ tự phát và tự
giác.
b) Bên cạnh đó là cách mạng kinh tế, công nghiệp
Không chỉ thực hiện cuộc cách mạng chính trị đoạt chính quyền lên nắm quyền
thống trị, giai cấp tư sản do nhu cầu đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động đã
tiến hành cuộc cách mạng kinh tế, cách mạng công nghiệp. Đưa lao động thủ cơng
sang lao động máy móc cơ mà trọng tâm là việc phát minh ra máy hơi nước của Jêm
Oắt.
Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh vào cuối thế kỷ thứ XVIII và đến cuối thế kỷ
thứ XIX đã lan khắp các cường quốc châu Âu, Bắc Mỹ. Công nghiệp hóa đã đưa lồi
người từ nền văn minh nơng nghiệp sang nền văn minh công nghiệp, tạo nên một lực
lượng sản xuất máy móc sắt thép vơ cùng to lớn. Tạo nên năng suất lao động cao gấp
hàng trăm lần so với thời nô lệ, phong kiến. Làm ra nguồn của cải gấp hàng nghìn
năm trước cộng lại.
Cách mạng công nghiệp đã tạo nên những ngành nghề mới, phương tiện giao thông
vận tải mới, đường sắt, ôtô, tàu thủy với tốc độ nhanh chóng. Thành thị, xí nghiệp,
nhà máy bành trướng, nông thôn thu hẹp, nông nghiệp được cơ hóa, năng suất nâng
cao chưa từng thấy.


Cách mạng công nghiệp biến đổi sâu sắc xã hội, cư dân đô thị tăng Ịên, giai cấp công
nhân đại công nghiệp ra đời, giai cấp mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx –
Lenin gửi gắm hy vọng là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản để xây dựng xã hội
cộng sản chủ nghĩa.
Với cách mạng công nghiệp, tầng lớp tư sản công nghiệp trở nên hùng mạnh gạt bỏ
tư sản thương nghiệp và lên nắm quyền thống trị. Phương tiện vận tải đường biển và
lực lượng hải quân hùng mạnh với tàu chiến đại bác và nhiều hóa khí, súng ống, đạn
dược kiểu mới đã giúp cho các cường quốc có khả năng mở rộng và xâm lược được
nhiều thuộc địa.
2.5 Lí giải sự vận động phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ

nghĩa
Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là hình thái phát triển cao nhất của xã
hội. Trải qua một thời gian dài của tiến trình vận động phát triển, hình thái kinh tế –
xã hội cộng sản chủ nghĩa là phủ định của phủ định của hình thái kinh tế – xã hội
cộng sản nguyên thủy. Tuy cũng có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu cơng cộng về tư
liệu sản xuất nhưng hình thái này đã tiến bộ hơn cộng sản nguyên thủy rất nhiều.
Nguyên nhân của sự phủ định này nằm trong chính bản thân năm hình thái kinh tế –
xã hội. Nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong
của bản thân hình thái kinh tế – xã hội, tạo khả năng ra đời của hình thái cộng sản chủ
nghĩa thay thế cái cộng sản nguyên thủy. Nhờ việc giải quyết các mâu thuẫn mà sự
vật luôn phát triển, đây là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát
triển của hình thái kinh tế – xã hội. Đồng thời, hình thái kinh tế – xã hội có phương
thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân nó. Điều đó
cũng có nghĩa, phủ định biện chứng khơng phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con
người.
Bên cạnh đó, hình thái kinh tế – xã hội cộng sản ngun thủy có tính kế thừa. Kế
thừa là việc hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời từ việc giữ lại trong
đó những yếu tố tích cực, tiến bộ từ những hình thái cũ và cải tạo đi cho phù hợp. Phủ
định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn
vốn có của các hình thức kinh tế – xã hội. Vì thế, cái mới ra đời không phải là một sự
phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, mà là một sự phủ định có tính kế thừa. Sự phủ
định ấy không chỉ đơn thuần là thủ tiêu, phá hủy những hình thái kinh tế – xã hội cũ,
mà còn là sự giữ lại và phát triển những nhân tố tích cực đã có, tức là kế thừa. Trong
quá trình phát triển, giữa các hình thái cũ và cộng sản chủ nghĩa mới bao giờ cũng có
mối liên hệ ràng buộc, tương tác qua lại, xâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau và
làm tiền đề của nhau. Diễn đạt tư tưởng đó, V.I.Lênin viết:


“Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định khơng suy nghĩ, khơng
phải sự phủ định hồi nghi, khơng phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái

đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng.., mà là sự phủ định coi như là vòng
khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”.
Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong
giữa hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thủy tới cộng sản chủ nghĩa, là sự tự
khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế -xã hội.
Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa thích ứng với lực lượng sản xuất ngày
càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của chủ
nghĩa tư bản, có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ
xã hội hóa ngày càng cao và hình thái kinh tế – xã hội này cộng sản chủ nghĩa
có những đặc trưng cơ bản.
Một là, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện
đại gắn liền với lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao: năng suất lao động
cao, tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân.
Hai là, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu: xóa bỏ những mâu
thuẫn đối kháng trong xã hội, giúp gắn bó các thành viên trong xã hội với nhau vì lợi
ích căn bản.
Ba là, chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới: phù
hợp với địa vị làm chủ của người lao động và xóa bỏ tàn sư của tình trạng lao động bị
tha hóa trong xã hội cũ.
Bốn là, chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: cơ sở cho
công bằng xã hội.
Năm là, chủ nghĩa xã hội có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang
bản chất của giai cấp công nhân, mang bản chất nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu
sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước XHCN do Đảng cộng sản
lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo xã hội trên mọi mặt và nhân dân thực
hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xã hội.
Sáu là, chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện cơng
bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển.

KẾT LUẬN

          Trong phạm vi khơng dài, em đã phân tích quy luật phủ định của phủ định để từ
đó làm rõ nhiều vấn đề khoa học triết học Marx- Lenin về sự vận động phát triển hình
thái kinh tế – xã hội. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa nghiên cứu lí luận, nhưng cũng có


ý nghĩa thực tế rất sâu sắc. Em đã tiếp cận từng hình thái kinh tế – xã hội từ cộng sản
nguyên thủy tới cộng sản chủ nghĩa và nêu ra cộng sản chủ nghĩa là hình thái kinh tế
– xã hội phủ định của phủ định của hình thái ban đầu là hình thái cộng sản nguyên
thủy. Nghiên cứu kĩ lưỡng về triết học Marx-Lenin, chính là nắm vững một cơng cụ
pháp lí tổng qt để nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề về nhà nước và pháp luật. Cảm
ơn các thầy các cô đã đọc và nhận xét bài tập lớn của em.

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin ( Bộ GD và ĐT) trang 251-257
Chương 8 + Chương 10
2. />3. />4. Tạp chí Cộng Sản
5. Đồn Quang Thọ (2007), Giáo trình Triết học (dùng cho học viên
cao học và nghiên cứu sinh khơng thuộc chun ngành Triết học),
Nxb. Lý luận chính trị.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Sự thật.



×