Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Lý giải vì sao nhà nước dân chủ cần có bầu cử, làm rõ ý kiến bầu cử là trái tim của nền dân chủ hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.18 KB, 12 trang )

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Họ và tên: Nguyễn Văn Phong

MSSV:452547


Mục Lục
MỞ ĐẦU:
NỘI DUNG
I.

Lý luận về bầu cử, nền dân chủ ở Việt Nam

1.Bầu cử
2.Dân chủ
II.

Lý giải vì sao nhà nước dân chủ cần có bầu cử, làm rõ ý
kiến: “Bầu cử là trái tim của nền dân chủ hiện đại”

1.Mối quan hệ giữa bầu cử và nền dân chủ
2. Bầu cử biểu hiện là “trái tim” của nền dân chủ
KẾT LUẬN:
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Luật Hiến Pháp NXB Đại Học Luật Hà Nội
2. Hiến Pháp 2013
3. “Dân chủ và thực hiện quyền dân chủ” - Nghiên cứu lập
pháp
4. “Dân chủ là bản chất chế độ xã hội, là mục tiêu, động lực


của sự phát triển đất nước”- Báo Nhân Dân Điện Tử
5. Cổng thông tin điện tử Thư viện pháp luật


“Bầu cử là trái tim của nền dân chủ hiện đại”

Mở Đầu
Với tư cách một thiết chế bảo đảm dân chủ, bầu cử có những nguyên tắc chung nhất,
mà bất cứ hoạt động bầu cử ở đâu cũng đều phải tuân theo. Ở nước ta, bầu cử là một
định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ
quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị.
Vì vậy thơng qua các kiến thức về bầu cử trong Hiến Pháp 2013 em xin được làm rõ
ý kiến cho rằng: “Bầu cử là trái tin của nền dân chủ hiện đại”. Trong q trình làm bài
tập học kỳ mơn Hiến Pháp em đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu kĩ càng nhất có thể
về vấn đề. Tuy nhiên do kiến thức của bản thân cịn hạn hẹp nên em khơng thể tránh
khỏi những sai sót trong khi làm bài. Em mong sẽ nhận được sự đánh giá của thầy cô
đề hồn thiện bản thân mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nội Dung


I. Lý luận về bầu cử, nền dân chủ ở Việt Nam
1. Bầu cử
Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của công dân hoặc của thành viên một tổ
chức để chọn ra các cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền, thuộc ban lãnh
đạo của một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó. Đây là cơ chế phổ biến được các nền
dân chủ hiện áp dụng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, đôi khi cả ở bộ máy
hành pháp, tư pháp và ở chính quyền địa phương. Bầu cử là cơ sở pháp lý cho việc
hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiệm kỳ của Quốc hội mỗi khóa là 5 năm
(Điều 71 Hiến pháp năm 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014), tương tự,
5 năm cũng là nhiệm kỳ của HĐND các cấp. Chính vì vậy, 5 năm một lần, ở Việt
Nam định kỳ tiến hành bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.
Các cuộc bầu cử có tính chất pháp lý rất quan trọng, đó là một khâu quan trọng để
thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương. Là phương
thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp năm
2013 khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp,
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ
quan khác của Nhà nước”.

 Một số nguyên tắc bầu cử cơ bản
 Nguyên tắc phổ thông
Pháp luật bầu cử của các nước đều khẳng định, nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là
một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu trong bầu cử bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, (trừ
những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật),
đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử.
Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở
thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực


hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi
của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử.

 Nguyên tắc bình đẳng
Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi cơng dân đều có cơ hội
ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào.
Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc

bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau khơng phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc
tộc, tôn giáo,... Nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của pháp luật về
quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
Nội dung nguyên tắc bình đẳng: Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở
một nơi cư trú; Mỗi ứng cử viên chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; Mỗi cử
tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.
Ngun tắc bình đẳng cịn địi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số
lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các
tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng.

 Nguyên tắc trực tiếp
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, cử
tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ khơng qua một cấp đại diện cử tri nào.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp địi hỏi cử tri khơng được nhờ người bầu hộ, bầu thay
hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử
tri khơng thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ
phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật
khơng tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hịm phiếu.

 Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm sốt từ bên
ngồi đối với việc thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc
này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri.
Để bảo đảm khách quan trong việc lựa chọn của cử tri, các nước thường quy định
việc bỏ phiếu kín. Ví dụ: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
nước ta quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành bằng cách bỏ phiếu
kín.
Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri
viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách
bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết

phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.


2. Nền dân chủ
Hiểu một cách đơn giản nền dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền
dân chủ. Chế độ dân chủ là chế độ chính trị, trong đó, tồn bộ quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân
dân bầu ra. Hay nền dân chủ (hay chế độ dân chủ) xã hội chủ nghĩa là hệ thống thiết
chẽ (chính trị, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội) được xác lập và thực thi trong xã
hội theo mục tiêu thực hiện quyền lực cai trị (quản lý, điều khiển, kiểm soát, ... xã
hội) thực sự thuộc về nhân dân lao động.

 Các hình thức dân chủ cơ bản
 Dân chủ trực tiếp
 Dân chủ đại diện
 Dân chủ bán trực tiếp

 Các biến thể của nền dân chủ
 Quân chủ lập hiến
 Cộng hòa lập hiến
 Dân chủ tự do
 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
 Một số tác động của nền dân chủ
 Ổn định chính trị
 Tham nhũng
 Hiệu quả bộ máy nhà nước
 Kinh tế
 Chiến tranh
II.


Lý giải vì sao nhà nước dân chủ cần có bầu cử, làm rõ ý kiến:
“Bầu cử là trái tim của nền dân chủ hiện đại”
1. Mối quan hệ bầu cử và nền dân chủ


Thuật ngữ bầu cử ở Việt Nam được cho là gắn kết mật thiết với khái niệm nền dân
chủ, trong đó những cuộc bầu cử tự do và cơng bằng là phương thức bảo đảm cho
việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ đó. Trong một nền dân chủ, quyền lực của
Nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý). Cơ
chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự
do và công bằng. Bầu cử cũng được hiểu là cách thức nhân dân trao quyền cho Nhà
nước.
Về lý luận và thực tiễn, bầu cử là một trong những hoạt động quan trọng, biểu hiện
cụ thể, rõ nét nhất việc thực hành dân chủ ở Việt Nam, luôn được tổ chức công khai,
minh bạch. Mọi người dân trong xã hội đều được thực hiện quyền công dân qua việc
được tự do tham gia bầu cử, bình đẳng trong sử dụng phiếu bầu. Ðây cũng được xem
là một trong các quyền cơ bản về chính trị của cơng dân trong một xã hội luôn tôn
trọng quyền con người. Không chỉ được trực tiếp tham gia bầu cử, cơng dân cịn có
quyền tự ứng cử. Như tại Ðiều 27, Hiến pháp 2013 quy định: "Cơng dân đủ mười tám
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào
Quốc hội, HÐND". Qua đó, mọi người Việt Nam khơng phân biệt dân tộc, tín
ngưỡng, vùng miền, nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính đều có quyền bình đẳng như
nhau, được tự do tham gia ứng cử nếu trên 21 tuổi và bầu cử nếu trên 18 tuổi. Chỉ
những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người
đang chấp hành hình phạt tù mà khơng được hưởng án treo, người mất năng lực hành
vi dân sự mới không được ghi tên vào danh sách cử tri (Ðiều 30, Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu HÐND năm 2015). Ðó là các quy định quan trọng, là thể hiện
của dân chủ, giúp bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trong hoạt động bầu cử.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm cũng như từ lịch sử, chúng ta cũng có thể khẳng định một

sự thật khác: Khơng phải cứ hễ có bầu cử là có dân chủ. Trong một cuộc phỏng vấn
trước lúc chính thức nhậm chức vào đầu năm 2009, Tổng thống Barrack Obama nhận


định: “Tôi nghĩ thật là lầm lẫn khi đánh đồng dân chủ và các cuộc bầu cử. Bầu cử
không phải là dân chủ như cái điều mà chúng ta hiểu.” Mà không cần phải chờ đến
câu tuyên bố của Obama, chỉ cần nhìn lại lịch sử cũng như tình hình chính trị thế giới
hiện nay, chúng ta cũng có thể thấy vô số các nhà độc tài được lên cầm quyền từ các
cuộc bầu cử. Hitler ở Đức, Ferdinand Marcos ở Philippines là những ví dụ gần gũi
nhất. Hiện nay, tại nhiều quốc gia, từ Nga đến Iran, Syria, Zimbabwe, Venezuela cũng
như nhiều nước khác ở châu Phi và Nam Mỹ, tuy cũng có bầu cử nhưng, tự bản chất,
các nhà lãnh đạo vẫn là những tên độc tài.
2. Vậy khi nào thì bầu cử biểu hiện là “trái tim” của nền dân chủ?
 Điều kiện đầu tiên để một cuộc bầu cử được xem là dân chủ là nó phải được tiến
hành một cách tự do và minh bạch. Khái niệm tự do bao gồm ba khía cạnh: tự do
ứng cử; tự do vận động tranh cử; và tự do có những quan điểm và chính sách
riêng, khác với nhà cầm quyền. Sự minh bạch cần được thể hiện trong tồn bộ tiến
trình bầu cử, đặc biệt trong giai đoạn kiểm phiếu. Để tạo sự tin cậy, hầu hết những
quốc gia khởi sự dân chủ hoá đều mời các phái đoàn quốc tế đến chứng kiến và
kiểm tra việc bầu cử. Ở Việt Nam, Theo Hiến pháp cũng như quy định của Luật
Bầu cử đại biểu quốc hội (ĐBQH) và đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND), mọi
công dân Việt Nam nếu thấy mình đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu
HĐND đều có quyền tự ứng cử. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức kinh tế cũng có quyền giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Việc
tổ chức 3 vòng hiệp thương để chốt danh sách người ứng cử cũng là chuyện bình
thường và nước nào cũng có cách làm tương tự để rà soát người đáp ứng đủ tiêu
chuẩn ứng cử. Như vậy, về mặt pháp luật, quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử của
công dân Việt Nam được Hiến định và được pháp luật quy định rất rõ ràng, được
tôn trọng và bảo vệ



 Điều kiện thứ hai để có một cuộc bầu cử dân chủ là nó phải có một nền tảng pháp
quyền vững chắc. Trong chính trị học Tây phương, người ta phân biệt hai khái
niệm pháp quyền (rule of law) và pháp trị (rule by law). Một nhà nước pháp quyền
là nhà nước đặt mọi người, từ giới cai trị đến giới bị trị, dưới pháp luật. Mọi chính
sách và mọi hành xử đều phải đúng theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Ở nhà
nước pháp trị, ngược lại, giới cầm quyền sử dụng pháp luật để cai trị dân chúng,
trong khi chính họ thì lại nằm ngồi hoặc ở trên luật pháp. Ở Việt Nam Điều 2
Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) nước ta qui định rõ “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức”. Bầu cử khơng những là phương thức nhân dân lựa chọn và ủy thác quyền
lực cho các thiết chế đại diện, thể hiện rõ nét nhất Nhà nước của nhân dân”, nó cịn
có ý nghĩa quan trọng quyết định phương thức hoạt động “do nhân dân” để hướng
tới mục đích “vì nhân dân” của Nhà nước.
 Điều kiện thứ ba để có bầu cử thực sự dân chủ là quyền lực phải được phân tán và
được kiểm sốt. Có nhiều biện pháp để phân tán và kiểm soát quyền lực. Một là cơ
chế tam quyền phân lập, ở đó, lập pháp và tư pháp có quyền kiểm soát hành pháp.
Hai là sự hiện diện của các đảng phái đối lập với chức năng theo dõi và phản biện
lại các chính sách của đảng cầm quyền. Ba là quyền tự do ngôn luận để giới truyền
thông cũng như dân chúng nói chung có thể phát hiện và phê phán các chính sách
cũng như hành động sai trái của các chính trị gia, kể cả những người thuộc giới
lãnh đạo cao nhất trong cả nước. Ở Việt Nam hiện nay, theo điều 4 Hiến Pháp
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi nhận Đảng Cộng Sản Việt Nam
là “lực lượng lãnh đọa Nhà nước và xã hội”. Trong các cuộc bầu cử, việc tổ chức 3
vòng hiệp thương để chốt danh sách người ứng cử cũng là chuyện bình thường và
nước nào cũng có cách làm tương tự để rà soát người đáp ứng đủ tiêu chuẩn ứng
cử. Công việc này ở mỗi nước được giao các cơ quan khác nhau đảm nhiệm, tùy



theo đặc điểm, tình hình. Tại Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) là tổ chức
mang tính đại diện rộng rãi của các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội, tổ
chức chính trị và các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc… Vì vậy, MTTQ
là tổ chức phù hợp nhất tiến hành các vòng hiệp thương nhằm xác định được danh
sách ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và
đáp ứng được tính cơ cấu, đại diện theo vùng, miền, địa phương, dân tộc, giới tính,
độ tuổi, giai tầng, trong đó có cả người được giới thiệu và người tự ứng cử. Người
được giới thiệu hay người tự ứng cử có thể là đảng viên, có thể là người ngồi
Đảng nếu có đủ điều kiện và theo đúng các quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy công tác bầu cử ở Việt Nam được tổ chức khoa học, chặt chẽ, tuân
thủ nguyên tắc dân chủ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cả xã hội, cũng như phát
huy quyền làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân. Người dân không chỉ thể hiện trách
nhiệm công dân khi bầu người đại diện, mà cịn có thể tự ứng cử. Việc tự ứng cử của
cử tri là một biểu hiện rõ nét cho việc thực hành dân chủ. Từ kỳ bầu cử đại biểu Quốc
hội sau khi đất nước giành được độc lập, chủ trương này đã được triển khai. Qua 14
kỳ bầu cử từ năm 1946 đến nay, nhiều người tự ứng cử đã được lựa chọn, đưa vào
danh sách chính thức (như: bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII năm 2011 có 82
người tự ứng cử; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV năm 2016 có 162 người tự ứng
cử,...) và nhiều người đã trúng cử. Ðiểm cần nhấn mạnh nữa là để thực hiện dân chủ
trong bầu cử, cơng dân Việt Nam khơng chỉ có quyền bầu cử, ứng cử, mà luật pháp
Việt Nam còn tôn trọng và thực hiện quyền bãi miễn của nhân dân với đại biểu khơng
cịn xứng đáng với sự tín nhiệm, như khoản 2, Ðiều 7, Hiến pháp (2013) quy định:
"Ðại biểu Quốc hội, đại biểu HÐND bị cử tri hoặc Quốc hội, HÐND bãi nhiệm khi
khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân". Và thực tế, nếu chỉ tính trong
các khóa gần đây, cũng đã có một số đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm vì lý do này. Quy
định nêu trên đòi hỏi đại biểu Quốc hội, HÐND các cấp do nhân dân bầu ra phải
khơng ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức cách mạng,
nỗ lực cống hiến, xứng đáng với tín nhiệm của cử tri. Quy định về bãi nhiệm cũng tạo



cơ chế kiểm sốt quyền lực, thể hiện vai trị của nhân dân trong giám sát thực thi
quyền lực nhà nước. Ðó là một biểu hiện cụ thể của dân chủ, nhân dân được biết,
được bàn, được làm, được kiểm tra mọi hoạt động của xã hội, và quyền lực nhà nước
ln nằm trong tay nhân dân.
Khơng ai có thể phủ nhận ở Việt Nam, việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc dân
chủ trong bầu cử đã giúp tập hợp, phát huy tinh hoa của dân tộc trong mọi lĩnh vực
hoạt động của xã hội, huy động được các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, kịp thời phát hiện các biểu hiện thiếu lành mạnh trong
q trình vận hành của bộ máy cơng quyền. Ðây là cơ sở giúp thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam đạt những thành tựu đáng tự hào về
mọi mặt. Sự thật hiển nhiên, sinh động ấy là câu trả lời xác đáng đối với các luận
điệu, thủ đoạn chống phá của những kẻ lợi dụng dân chủ để xuyên tạc bản chất xã hội.
Vì thế, tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HÐND các cấp không
chỉ là thể hiện ý thức về dân chủ, mà cịn thể hiện cả niềm tin vào tính ưu việt của cơ
chế "Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ", và thực hiện quyền bầu
cử là một nỗ lực để mỗi người cùng với mọi người phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Kết Luận
Vậy, bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng hợp pháp để hình
thành các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị.
trong đó có Đảng Cộng sản cầm quyền. Việc thiết kế, thực thi chế độ bầu cử tiến bộ,
phù hợp, thực sự dân chủ là công việc quan trọng hàng đầu đối với bất cứ cơ quan
chính quyền nhà nước, cũng như đối với tất cả các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội ở Việt Nam hiện nay.





×