Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích và bình luận bốn trụ cột của nền giáo dục hiện đại Liên hệ thực tiễn giáo dục địa phương nhà trường nơi anh đang công tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.52 KB, 11 trang )

Phân tích và bình luận bốn trụ cột của nền giáo
dục hiện đại Liên hệ thực tiễn giáo dục địa phương
nhà trường nơi anh đang công tác
BÀI LÀM
Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục - đào tạo
luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả
nhân loại. Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo, quản
lý ở trong nước và trên thế giới đã từng luận bàn rất nhiều
xung quanh vấn đề này. Theo C.Mác: Giáo dục - đào tạo
“Tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà khoa
học, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó
những tri thức ấy mới có thể sáng tạo ra những kỹ thuật
tiên tiến, những công nghệ mới. Nếu chúng ta không có
đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ là lời nói
huênh hoang, rỗng tuếch” . Còn Ph.Ăngghen thì khẳng
định: “Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao của nền
văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có trí thức”.
1
Kế thừa truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hoá của nhân loại mà điển hình là Chủ
nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan
tâm và đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo. Tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục và đào tạo xuất phát từ mục đích
cao cả của sự nghiệp cách mạng mà người theo đuổi, thể
hiện nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng, trong cuộc
đời hoạt động của Người. Người từng nói: “Tôi chỉ có
một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”.Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư


tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo đã khẳng định
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối
với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ngày
nay, mô hình xã hội học tập mới đã ra đời, nó xây dựng
một xã hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ
bản hay bốn trụ cột mà UNESCO đề cập về giáo dục thế
kỉ XXI đó là: học để biết và sáng tao, học để làm và phát
triển, học để cùng chung sống, học để làm người.
2
* Học để biết và sáng tạo:
Sống trong xã hội hiện đại với những bước phát triển
nhanh chóng của thông tin và tri thức, của khoa học - công
nghệ và các mối quan hệ đa dạng, phức tạp trong cuộc
sống và lao động nghề nghiệp mỗi cá nhân muốn tồn tại
và phát triển cần có cơ hội và khả năng học tập liên tục để
biết thu nhận thông tin, biết tiếp thu, xử lý và tạo lập, sử
dụng, làm chủ tri thức để trở thành con người khôn ngoan
và thông thái hơn trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp. Học tập trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người
ở trong cũng như ngoài nhà trường bất kể dự khác biệt về
chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, lứa tuổi, giàu -
nghèo Học tập trở thành một hoạt động cơ bản của đời
sống xã hội, nó vừa là phương tiện vừa là mục đích của
cuộc sống của mỗi cá nhân nói riêng và cả cộng đồng nói
chung để hình thành xã hội học tập. Là phương tiện, học
tập giúp con người hình thành và phát triển nhân cách,
hiểu được các giá trị của cong người, của cuộc sống, hiểu
biết môi tủờng sống và làm việc của mình để sống có ích
3
trong cộng đồng, phát triển trình độ và kĩ năng nghề

nghiệp và giao tiếp xã hội. là mục đích, học tập đem lại sự
thoả mãn nhu cầu về nhận thức, hiểu được, biết được, có
khả năng tư duy độc lập, óc phê phán, phát hiện và khám
phá và có chính kiến riêng của mình. Học tập giúp con
người biết suy xét, biết cách sống, cách làm việc, biết lựa
chọn, biết thích nghi với đời sống xã hội luôn thay đổi.
* Học để làm và phát triển
Làm ở đây không chỉ đơn thuần là thực hành lao động
sản xuất mà là sự vận dụng tri thức, hiểu biết của mỗi cá
nhân, nhóm xã hội trong thực tiễn cuộc sống và lao động
nghề nghiệp. Nếu như hiểu biết, trình độ học vấn tạo nên
giá trị nền tảng của nhân cách thì năng lực làm việc dựa
trên tri thức, sự hiểu biết tạo nên giá trị gia tăng của sức
lao động, tạo nên của cải, những giá trị tinh thần và vật
chất cho xã hội và cho từng cá nhân và qua đó tăng thêm
vốn tri thức, sự hiểu biết. Gắn liền giáo dục đạo đức, văn
hoá, khoa học với kĩ thuật - nghề nghiệp trở thành
nguyên lý căn bản của nền giáo dục hiện đại ở tất cả các
4
bậc học, ngành đào tạo với mục tiêu, nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức thích hợp.
* Học cùng chung sống, học cách sống với người khác
Thế giới hiện đại với những thành tựu to lớn của nền
văn minh tin học đã và đang đứng tước cơ hội chưa từng
có đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức to
lớn mang tích toàn cầu với các nguy cơ chiến tranh, khủng
bố, nạn bạo lực, phân hoá giàu nghèo, phân biệt chủng
tộc Giáo dục với chức năng xã hội to lớn nó góp phần
tích cực vào các nỗ lực để giải quyết các vấn đề trên thông
qua các nội dung và hình thức thích hợp. Giáo dục đưa

đến cho mọi người đặc biệt thế hệ trẻ ở tất cả các quốc
gia, các dân tộc những thông điệp chung, những giá trị
chung của nhân loại: hoà bình, hợp tác, bình đẳng, hiểu
biết và tôn trọng lẫn nhau Giáo dục góp phần thức tỉnh
những bản chất tốt đẹp của con người, đảy lùi sự đố kị,
thức đẩy sự hướng thiện và hoà đồng, tinh thần hợp tác,
thân thiện, nhân ái
5
* Học để làm người
Nền giáo dục hiện đại không mang tính chất tự thân
mà là nên giáo dục nhân bản, nền giáo dục vì con người,
hướng con người với tất cả niềm kiêu hãnh và ý nghĩa cao
đẹp của nó. Giáo dục góp phần vào quá trình hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách của mỗi cá thể: tinh thần
và thể xác, trí twj và tình cảm, đạo đức và niềm tin, trình
độ học vấn và năng lực hành động Học tập không chỉ
đơn thuần để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực
lao động nghề nghiệp hay trong một vị trí xã hội nào đó
mà trước hết là để thành người và qua đó góp phần vào sự
phát triển của từng cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.
Nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục hiện đạih ở thế kỉ XXI
là mang lại cho con người những cơ hội học tập và phát
triển để trở thành con người tài năng, có khả năng suy
nghĩ độc lập, sáng tạo, năng động, tự khẳng định mình và
góp phần cải biến, cách tân trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
6
Như vậy, vai trò của giáo dục là phát triển mọi tiềm
năng của con người và tạo ra những điều kiện tiên quyết
để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác trí tuệ, bình

đẳng và tôn trọng lẫn nhau Vì vậy, cần quan niệm lại
một cách đầy đủ hơn vai trò của giáo dục trong công cuộc
phát triển con người, phát triển đất nước, hát triển của cả
nhân loại trong thời đại mới: giáo dục không đơn thuần là
tích tụ tri thức mà quan trọng hơn là thức tỉnh tiềm năng
sáng tạo to lớn trong mỗi con người để đóng góp hữu ích
vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng
đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn,
việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1
cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành
trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con
người!
Ngày nay, cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường đã tác động rất nhiều đến suy
nghĩ của con người. Một bộ phận không nhỏ học sinh,
7
sinh viên ngày đã không xác định đúng đắn mục đích học
tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như một cỗ máy,
coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm. Họ học cho bằng
cấp, cho sự nghiệp công danh sau này mà họ trở nên thực
dụng trong vịêc học và quên đi vai trò to lớn của việc học.
Ở một góc độ khác, nhiều học sinh, sinh viên bị lôi
kéo, bị cám dỗ trước những sợi dây vô hình để xa đà vào
các tệ nạn xã hội. Với những học sinh, sinh viên này,
trường học chỉ là nơi từ nhà đến và từ đó để đến những
nơi vui chơi, tiêu khiển của bản thân nhằm trốn tránh và
che mắt sự dám sát của gia đình. Thực tế cho thấy rằng
nhiều học sinh hiện nay đang mắc phải nhiều căn bệnh
của xã hội như vô cảm với các giá trị đạo đức, bệnh lười

biếng, bệnh khất lần và vì vậy kiến thức trở thành cái gì
đó xa vời với họ, họ sống thực dụng đến mù quáng. Với
họ học để biết và phát triển, học để làm và sáng tạo nhiều
khi không đúng với nghĩa thực của nó mà thay vào đó là
biết, là làm, là sáng tạo những thói hư tật xấu của xã hội.
Nhiều người trong số học sinh, sinh viên đang chung sống
8
bằng sự đố kị, ghen ghét thậm chí triệt hạ lẫn nhau để đạt
được một mục tiêu, lợi ích nào đó cho riêng mình.
Tuy nhiên, cũng cần thấy một thực tế rằng một phần
quan trọng tạo nên những học sinh, sinh viên như hiện nay
là do sự tác động của xã hội, của chính những người thân
trong gia đình và một bộ phận thầy cô giáo. Vì vậy, để
giới học sinh, sinh viên hiện nay hiểu và làm đúng theo
những chuẩn mực mà UNESCO đề xướng cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; Tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
cho cán bộ, giáo viên và HS; Chính quyền địa phương nơi
có con em học sinh cư trú cũng cần có những hành động
cụ thể để gánh vác trách nhiệm với nhà trường; HS cũng
cần chủ động, tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói; biết nói lời
cảm ơn và xin lỗi nhiều hơn giúp cho những mâu thuẩn
nhỏ có thể tự giải quyết êm thấm, phải đặt mục tiêu học
tập là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất làm mục tiêu
và hướng hành động cho bản thân.
9
Hà Nội, ngày 15 tháng 3
năm 2012
Học viên
Nguyễn Tiến Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Khánh Đức: Giáo trình Sự phát triển các quan
điểm giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
2. Trần Khánh Đức: Giáo trình Phương pháp luận nghiên
cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2011.
3. Phạm Toàn: Hợp lưu các dòng tâm lý học giáo dục,
Nxb tri thức, 2009.
10
11

×