Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN so sánh từ xưng hô trong tiếng việt với tiếng hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.16 KB, 15 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: SO SÁNH TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT VỚI
TIẾNG HÀN QUỐC

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,
Vị trí cơng tác:………………………..
Đơn vị công tác:……………...............

? – 2020


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.
Tiếng Việt
Tiếng Hàn Quốc
2.
3.
Từ ngữ xưng hô
4.
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt với tiếng Hàn Quốc
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
2
2
3
3
5
11
12


MỞ ĐẦU
Là một loại ngơn ngữ, Tiếng Việt cũng có những đặc điểm chung của ngôn
ngữ như các ngôn ngữ khác trên thế giới. Tuy nhiên, do được ra đời sau, tiếp
thu, kế thừa những ưu việt của các ngôn ngữ nhất là tiếng Pháp, Trung Quốc…
nên tiếng Việt có một số đặc điểm ưu việt hơn các ngôn ngữ khác trong khu vực
và trên thế giới về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, trong đó có sự khác nhau về
cách xưng hô trong tiếng Hàn Quốc. Từ xa xưa, người Việt đã răn dạy con cháu
lễ nghĩa trong giao tiếp qua ca dao, tục ngữ, và các câu chuyện cổ. Những nét
tốt đẹp ấy vẫn còn được lưu truyền đến cuộc sống hiện đại, và xưng hô là một
trong những bí kíp về việc khéo ăn, khéo nói trong giao tiếp.
Bất kì một ngơn ngữ nào, lớp từ ngữ dùng để xưng hơ ln đóng vai trị
quan trọng và là một trong những yếu tố tạo nên sự phong phú trong vốn ngôn
từ của mỗi dân tộc. Tiếng Việt và tiếng Hàn cũng không phải là ngoại lệ. Số
lượng từ xưng hô trong hai ngôn ngữ khá nhiều. Tuy nhiên, đặc trưng ngơn ngữ,
tư duy ngơn ngữ có sự khác biệt nên cách lựa chọn sử dụng từ xưng hơ trong hai
ngơn ngữ cũng có sự khác biệt nhất định. Đó là lý do mà em chọn đề tài “So
sánh từ xưng hô trong tiếng Việt với tiếng Hàn Quốc” làm đề tài tiểu luận.

3



NỘI DUNG
1. Tiếng Việt
Tiếng Việt cũng gọi là tiếng Việt Nam (), tiếng Kinh () hay Việt
ngữ () là ngôn ngữ của người Việt và là ngơn ngữ chính thức tại Việt Nam.
Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt
kiều. Tiếng Việt cịn là ngơn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt
Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại cộng hòa Séc.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, tại Chương I
Điều 5 Mục 3, ghi tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Hiện chưa có
bất kỳ văn bản nào ở cấp nhà nước quy định giọng chuẩn và quốc tự của tiếng
Việt. Phần lớn các văn bản tiếng Việt ở Việt Nam được viết theo "Quy định về
chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt" áp dụng cho các sách giáo khoa,
báo và văn bản của ngành giáo dục nêu tại Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo số 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 do những người thụ hưởng giáo dục đó
sau này ra làm việc trong mọi lĩnh vực xã hội hướng tới việc chuẩn hóa chính tả
tiếng Việt.
Dù tiếng Việt có lượng lớn từ vựng chuyển hố từ tiếng Hán thành aam
Hán việt và từ Hán việt nhưng dựa trên ngữ pháp và vốn từ căn bản, ngôn ngữ
này thuộc ngữ hệ Nam Á và có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn 1 số lần so
với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Hiện tại ở Việt Nam, tiếng Việt chủ
yếu sử dụng chữ Quốc ngữ (chữ la tinh) để viết, cịn chữ Hán và chữ Nơm biểu
ý được dùng chủ yếu bởi cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc. Tại Việt Nam
chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng ít hơn, thường trong các hoạt động liên
quan tới văn hóa truyền thống như viết thư pháp, viết sớ hay dựng câu đối.
Tránh nhầm lẫn với Việt ngữ () hay tiếng Quảng Đông sử dụng ở miền
nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng tây) cũng như ở Hồng Kông và Ma Cao.
4



Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đặt mã ngơn ngữ hai chữ cái cho tiếng Việt là
"vi" (tiêu chuẩ ISO 639-1) và đặt mã ngôn ngữ ba chữ cái cho tiếng Việt là "vie"
(tiêu chuẩn ISO 639-2) [1, tr.278].
2. Tiếng Hàn Quốc
Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Hàn hay Hàn ngữ (Hangul:    ; Hanja:  
 ; Romaja: Hangugeo; hán - Việt: Hàn Quốc ngữ - cách gọi của phía Hàn
Quốc) là một loại ngơn ngữ Đơng Á. Đây là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Hàn
Quốc. Tiếng Hàn/Triều Tiên cũng được sử dụng rộng rãi ở Diên Biên và
các vùng, khu vực xung quanh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - nơi có
đơng đảo cộng đồng người Triều Tiên đang sinh sống. Thống kê trên toàn thế
giới hiện nay có khoảng hơn 100 triệu người nói tiếng Hàn Quốc, trong số đó có
tới hơn 80 triệu đang sử dụng ngôn ngữ này như tiếng mẹ đẻ, con số trên bao
gồm cả các nhóm lớn cộng đồng dân di cư Hàn Quốc trên khắp thế giới, đặc
biệt như tại các quốc gia Hoa Kỳ, Canada, các nước thuộc khối CIS, Úc, các
nước châu Âu, Đài Loan…
Việc phân loại phả hệ cho tiếng Hàn/Triều Tiên hiện vẫn còn đang gây ra
nhiều những tranh cãi. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng ngôn ngữ này thuộc ngữ
hệ Altai, mặc dù một số khác thì cho rằng đây là một ngôn ngữ tách
biệt (Language Isolate). Tiếng Hàn Quốc về bản chất là một ngơn ngữ chắp
dính về mặt hình thái (khác biệt với tiếng Việt vốn thuộc vào loại ngôn ngữ đơn
lập và có tính phân tích cao) và có dạng "chủ-tân-động" về mặt cú pháp. Hiện
nay, tiếng Hàn/Triều Tiên đã và đang là một bộ phận quan trọng hàng đầu, mang
tính biểu tượng, đại diện và khơng thể thay thế trong cơ cấu tạo thành, quá trình
phát triển và sự tồn cầu hóa của bộ mơn Triều Tiên học cũng như Đông Á học
[2, tr.97].
3. Từ ngữ xưng hô
5


Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Xưng hô là tự xưng mình và gọi người

khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”
[4; tr.1141]. Theo định nghĩa trên thì “xưng” là hành động của người nói tự quy
chiếu mình (ngơi thứ 1) và “hơ” là hành động người nói gọi người khác, có thể
đó là người đang nói chuyện với mình (ngơi thứ 2) hoặc có thể là một người nào
đó (ngơi thứ 3).
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì từ xưng hô “dùng thay thế và biểu thị
các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (được phản ánh trong nội dung ý
nghĩa của thực từ hay tổ hợp thực từ tương ứng)” [3; tr.117].
Trong bất kỳ một hành vi giao tiếp nào, xưng hô là một hiện tượng
không thể thiếu được. Có thể nói, có giao tiếp là có xưng gọi. Chính vì vậy,
trong bất kỳ một ngơn ngữ nào, lớp từ ngữ dùng để xưng hô cũng ln đóng
vai trị quan trọng và là một trong những yếu tố tạo nên sự phong phú trong
vốn ngôn từ của mỗi dân tộc.
Từ ngữ xưng hô - đại từ xưng hô (pronoun) là những từ dùng để xưng hô
trong giao tiếp. Theo hai tác giả Diệp Quan Ban – Hồng Văn Thung thì từ
ngữ xưng hơ là những từ “dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia
quá trình giao tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay
tổ hợp thực từ tương ứng)” [5, tr.111].
Từ ngữ xưng hô trong tiếng tiếng Việt có thể chia làm hai lớp, gồm
các đại từ xưng hơ gốc, đích thực và các yếu tố được đại từ hóa dùng để
xưng hơ.
Thuộc về lớp thứ nhất - những từ xưng hơ gốc, đích thực khơng
nhiều: tao, ta, mày, nó, hắn và chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm
không lịch sự (thân mật, suồng sã, thô tục, khinh thường).

6


Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt chủ yếu thuộc lớp thứ hai – đó là
những yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hơ. Trong lớp này, có những từ

nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự: tơi, tớ, mình, hoặc cịn dấu ấn
danh từ khá rõ: chàng, nàng, thiếp, người, ngài, người ta… Bên cạnh đó, chiếm
một số lượng lớn trong hệ thống đại từ xưng hơ của tiếng Việt cịn có
những danh từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc như: anh, chị,
ơng, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, dì, con, cháu…, các biến thể của chúng theo
phương ngữ, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp: bác sĩ, thủ trưởng, sếp, tổ
trưởng, giám đốc…, các từ chỉ nơi chốn: ấy, đây, đấy, đằng ấy…, các tên
riêng: Hồng, Hoa, Huệ…, các từ vay mượn gốc Hán (y, thị, chúng, huynh,
đệ, đại ca, tiên sinh…), gốc Pháp (moa, toa)…
4. So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt với tiếng Hàn Quốc
* Từ xưng hơ trong tiếng Việt
Có thể nói, từ ngữ dùng để xưng hơ trong tiếng Việt giàu có vơ cùng,
nhiều hơn rất nhiều so với số lượng từ ngữ xưng hô của nhiều ngôn ngữ
khác trên thế giới. Tuy là đa dạng như vậy, nhưng cách xưng hô trong tiếng Việt
là cách xưng hơ có quy tắc trong bất quy tắc, trong đó có một số kiểu để phân
biệt như sau:
Cách xưng hô theo tuổi tác.
Đây là quy tắc cần biết khi chúng ta tiếp xúc với những người mới quen,
thì cần xưng hô thế nào cho lịch sự mà thân thiện. Đầu tiên, chúng ta sẽ phân
biệt về giới tính: nam giới thì dùng “anh”, “chú”, “bác”, “ơng”; nữ giới thì
dùng “chị”, “cơ”, “bác”, “bà”. Tiếp đến, chúng ta cần ước lượng độ tuổi để
biết được vai vế trong xưng hơ, với người nhỏ tuổi hơn thì có “em”, “cháu”;
với người lớn tuổi hơn thì có “anh”, “chị”, “cơ”, “chú”, “bác”, “ông”,

7


“bà”,... Nếu như người nghe nhỏ hơn người nói (mình) vài tuổi, thì ta gọi người
đó là “em”, xưng là “anh” - nếu bạn là nam giới; “chị” - nếu bạn là nữ giới.
Nếu người nghe nhỏ hơn chúng ta nhiều tuổi, thì ta gọi người nghe là “cháu”

và tùy vào vai vế của người nói với cha mẹ của người nghe để xưng hơ. Ví dụ,
bạn nhỏ tuổi hơn cha mẹ của người nghe thì bạn dùng “chú” - nếu bạn là nam;
dùng “cô” nếu bạn là nữ; nếu bạn lớn tuổi hơn cha mẹ của người nghe, thì bạn
xưng là “bác”.
Còn nếu bạn là người nhỏ tuổi hơn người nghe, nếu người nghe lớn hơn
bạn một vài tuổi, bạn xưng “em” và gọi người nghe là “anh” - nếu người nghe
là nam giới; “chị” - nếu người nghe là nữ giới. Nếu người nghe lớn hơn bạn
nhiều tuổi, thì bạn xưng cháu và ước lượng tuổi của họ với cha mẹ mình để tìm
cách xưng hơ phù hợp. Nếu họ ít tuổi hơn cha mẹ - bạn gọi là “cô” (đối với nữ
giới), gọi là “chú” đối với nam giới. Nếu họ có vẻ nhiều tuổi hơn cha mẹ bạn,
thì bạn gọi bằng “bác”. Nếu họ cao tuổi hơn nữa, tầm ngang tuổi với ơng bà
bạn, thì bạn gọi “ông” đối với nam giới, gọi “bà” đối với nữ giới.
Cách xưng hô theo huyết thống, quan hệ gia đình.
Trong tiếng Việt, đối với mối quan hệ huyết thống thì mọi nguyên tắc về
tuổi tác đều được cất sang một bên. Người trong nhà sẽ không xưng hô theo sự
chênh lệch về tuổi tác mà dựa theo mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Và
có sự phân biệt giữa họ nội và họ ngoại như trong tiếng Hàn.
Với bậc cha chú của cha mẹ, chúng ta xưng cháu và gọi là “ông” - đối
với nam giới, gọi là “bà” - đối với nữ giới.
Với những người có bậc anh, chị của cha mẹ, chúng ta xưng là “cháu” và
gọi họ là “bác” - với những người có vai vế lớn hơn cha mẹ.

8


Với những người có vai vế nhỏ hơn cha mẹ, có sự khác biệt giữa họ nội
và họ ngoại.
Đối với họ nội (có quan hệ họ hàng với bố của người nói), chúng ta xưng
“cháu” và gọi họ là “chú” - nếu người nghe là nam giới; gọi họ là “cô” - nếu
người nghe là nữ giới.

Đối với họ ngoại (có quan hệ họ hàng với mẹ của người nói), chúng ta
xưng “cháu” và gọi họ là “cậu” - nếu người nghe là nam giới; gọi họ là “dì” nếu người nghe là nữ giới.
Đối với những người cùng thế hệ với người nói, chúng ta xưng “em”, gọi
người nghe là “anh” - nam giới, “chị” - nữ giới nếu trong gia đình, vai vế của
cha mẹ họ lớn hơn cha mẹ mình; xưng là “anh” - nếu người nói là nam giới,
xưng là “chị” - nếu người nói là nữ giới và gọi người nghe là “em”, khi mà vai
vế trong gia đình của cha mẹ người nghe nhỏ hơn vai vế của cha mẹ người nói.
Điều này lý giải vì sao chúng ta có thể thấy một người lớn tuổi xưng “em” và
gọi một người khác là “anh” mặc dù xét về tuổi tác thì “em” lớn hơn “anh”
nhiều tuổi. Đó chỉ đơn giản là họ có mối quan hệ họ hàng với nhau.
Cách xưng hô theo địa vị, chức vụ, công việc xã hội.
Đây cũng là một trong những quy tắc xưng hô đối với người mới
quen/biết nhưng chúng ta biết về địa vị, chức vụ hoặc cơng việc của họ. Ví dụ,
chúng ta có thể xưng là “em”, “cháu”, “tôi” và gọi người đối diện là “bác sỹ”
- với những người làm nghề y. Học trò xưng “em” và gọi giáo viên là “thầy” nếu người nghe là nam giới, “cô” - nếu người nghe là nữ giới.
* Từ xưng hô trong tiếng Hàn Quốc

9


Trong tiếng Việt cũng như tiếng Hàn, cách xưng hô trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp, cấp trên… ln cần phải chính xác và cẩn thận. Tiếng Hàn rất
coi trọng cách xưng hơ vì vậy khi giao tiếp vì vậy cần phải sử dụng các từ xưng
hô phù hợp. Việc xưng hơ trong giao tiếp phụ thuộc vào hồn cảnh, mối quan hệ
giữa những người trong đối thoại và địa vị của người nói.
Xưng hơ về bản thân
Cách xưng hơ về bản thân được chia thành 3 từ:  /  / 
: dùng khi nói chuyện trong trường hợp kính ngữ, lần đầu tiên gặp mặt,
nói chuyện với người lớn tuổi. Có nghĩa là: tơi, em, cháu.
: dùng trong khi mình bằng tuổi hoặc hơn tuổi với người đang hội thoại.

Có nghĩa là: tơi.
: dùng trong trường hợp thân thiết, không quá trang trọng như “” và “
”.
Xưng hô về người đối diện
1. 당당 / 당 / 당당: Bạn.
: dùng trong trường hợp trang trọng, kính ngữ và lần đầu gặp nhau.
: dùng cho người bằng tuổi, thân thiết, nói với người ít tuổi hơn.
: dùng trong trường hợp thân thiết, không quá trang trọng như “” và
cũng không quá thô như “”.
2. 당당: Chúng tôi, chúng ta.
3. 당 / 당 / 당: Này, kia, đó. Ví dụ:
10


: Người này.
: Học sinh kia.
: Giáo viên đó.
4. Ngơi thứ 3 số ít N (당): Những.
5. N + : Anh, chị.
Dùng cho lần đầu tiên gặp mặt, chưa biết nhiều về thông tin cá nhân của
nhau hoặc trong các hồn cảnh trang trọng, kính ngữ. “” thường được sử dụng
trong các cuộc họp, chủ yếu ở các cơng ty.
Ví dụ:
 : Chị Yura, cô Yura.
 : Anh Jonghyun.
: Bác ơi, chú ơi.
 / : Bác gái, thím ơi, cơ ơi.
: Cô gái.
6. N + 당: Thể hiện sự tôn kính.
Ví dụ:

 +  ->  (Giáo sư.)
 +  ->  (Giáo viên.)

11


Dù là trong mối quan hệ gia đình hay ngồi xã hội thì việc xưng hơ trong
tiếng Hàn ln tn theo thứ bậc giữa người trên và người dưới. Trong gia đình,
người Hàn phân biệt cách xưng hơ giữa các thành viên bên nội và bên ngoại.
Nếu xưng hô với các thành viên gia đình bên nội sẽ gắn từ  vào trước, và gắn
từ  vào trước các từ xưng hơ chỉ gia đình bên ngoại.
Một số từ vựng dùng để xưng hơ trong gia đình người Hàn Quốc
 : Cụ ơng
 : Cụ bà
: Ơng
: Bà
: Ơng nội
: Bà nội
: Bà ngoại
: Ông ngoại
: Mẹ ,má
: Bố, ba
: Tôi….
Cách xưng hô trong các mối quan hệ xã hội của người Hàn Quốc. Đối với
các mối quan hệ trong xã hội, cách xưng hô cũng hết sức cầu kỳ, thể hiện sự tôn
trọng người giao tiếp cùng. Trong trường hợp bạn biết rõ chức danh, tước vị của

12



người đang giao tiếp với mình thì cách gọi là: chức danh, nghề nghiệp, địa vị xã
hội +  để thể hiện sự tơn trọng người đó.
Ví dụ:
Giám đốc :  = 
Thầy/cô giáo :  = 
Nếu là một người mới gặp, bạn chưa biết chức danh, nghề nghiệp của
người này mà người đó lớn tuổi hơn bạn thì hãy gọi là  nghĩa là tiền bối hoặc
tiên sinh.
Còn đối với các mối quan hệ gần gũi, thân thiết thì cách xưng hơ cũng
đơn giản và thân tình hơn. Chẳng hạn, giữa các đồng nghiệp đồng cấp, cùng
tuổi hay giữa cấp trên với cấp dưới có quan hệ gần gũi, thân thiết hoặc muốn tạo
ra bầu khơng khí thân mật, thể hiện sự q mến… thì người Hàn cũng không
cứng nhắc phải sử dụng cách xưng hô với nhau bằng chức vụ hay học hàm, học
vị, mà có thể dùng “tên riêng + /ssi” để xưng hô với nhau.
Việc học cách xưng hô đúng trong tiếng Hàn là cả một kỳ công, ngay cả những
em nhỏ tại Hàn quốc cũng thường rất khó khăn và nhầm lẫn trong việc xưng hơ.
Nhưng khơng phải khó nghĩa là khơng thể học được. Vì vậy các bạn du học sinh
đang du học Hàn Quốc, các bạn mới bắt đầu học tiếng Hàn đừng nên nản chí.
Hãy cố gắng ghi nhớ các nguyên tắc và vận dụng cách xưng hô phù hợp với
từng đối tượng giao tiếp.

13


KẾT LUẬN
Từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể rút ra những kết luận sau.
Việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng là một vấn đề
quan trọng. So sánh với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, có thể nói từ ngữ
xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơn nhiều cả về số lượng cũng như đa dạng
hơn về cách dùng. Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp, tâm trạng giao tiếp và đối tượng

giao tiếp mà người ta sử dụng những từ xưng hô khác nhau.
Các từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hàn rất phong phú về số lượng
và phức tạp trong cách sử dụng. Xưng hô thể hiện vị thế của người nói và người
nghe; thể hiện thái độ, tình cảm của người nói với người nghe và người được
nói tới. Một cuộc thoại vẫn gặp trở ngại nếu như quan hệ liên cá nhân bị va
chạm cho dù nội dung thơng tin, đích, hướng là đúng đắn, khoa học, cấp thiết.
Do đó, trong cuộc thoại, người nói, cần xác định đúng vị thế của mình, đối
tượng giao tiếp, hồn cảnh giao tiếp để lựa chọn cách xưng hơ, cách sử dụng từ
ngữ sao cho phù hợp.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạn Văn Anh (2014), Ngôn ngữ và Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
2. Trần Hồng Anh (2015), Nhóm từ xưng hơ thân tộc trong tiếng Hàn và
tiếng Việt, Tạp chí Ngơn ngữ, số 9.
3. Nguyễn Văn Hùng (2019), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
4. Hoàng Phê (chủ biên, 1992), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ.
5. Bùi Thị Phương (2015), Xưng hơ của người Việt - Nét văn hóa độc
đáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15



×