Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Xây dựng đội ngũ điều hành công ty pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.54 KB, 10 trang )

Xây dựng đội ngũ điều hành công ty
Nếu đã đến lúc bạn phải thừa nhận rằng mình không đủ khả năng làm tất cả mọi
việc, thì hướng dẫn này có thể giúp bạn xác định bạn cần những ai trong đội ngũ
điều hành công ty, tìm họ ở đâu và tuyển dụng họ như thế nào.

1. Tổng Giám đốc (CEO)
2. Giám đốc điều hành hoạt động (COO)
3. Giám đốc tài chính (CFO)
4. Giám đốc Marketing (CMO)
5. Giám đốc công nghệ (CTO)
Trong những ngày đầu tiên vận hành doanh nghiệp của mình, điều hoàn toàn tự
nhiên là bạn sẽ cố tự làm càng nhiều việc càng tốt. Đây là cách làm việc hiệu quả
nhất về chi phí, thuận tiện và hiển nhiên trong thời gian đầu lập nghiệp. Nhưng khi
doanh nghiệp của bạn lớn mạnh, bạn sẽ thấy mình bị kéo căng ra để làm việc.
Cuối cùng, bạn sẽ thấy mình không thể tiếp tục giám sát sản xuất, bán hàng, kế
toán, hiệu quả làm việc và tiếp thị, trong khi lại vừa muốn quản lý phát triển doanh
nghiệp của mình. Khi bạn đạt đến điểm này, đã đến lúc cần tính đến việc tuyển
dụng các nhà quản lý cấp cao khác vào ban lãnh đạo để giúp đỡ bạn. Bạn cần xây
dựng một đội ngũ quản lý cấp cao có khả năng quản lý mọi lĩnh vực quan trọng
trong doanh nghiệp để doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Việc xây dựng đội ngũ
quản lý đòi hỏi phải gắn công việc với thế mạnh của từng người. Điều đó có nghĩa
là trao cho người đó các trách nhiệm tương ứng với trình độ kỹ năng của anh ta,
chứ không phải là dựa vào mối quan hệ bạn bè, hoặc họ hàng, hoặc chỉ vì bạn
thích sự nhiệt huyết của người đó. Điều đó cũng bao gồm cả chính bạn – đừng tự
trao cho mình một chức danh và công việc đầy ấn tượng trừ khi bạn phù hợp với
công việc đó. Thực tế là nhiều doanh nhân thông minh tuyển dụng ông chủ cho
chính họ khi họ nhận thấy kỹ năng của mình phù hợp với những vị trí khác trong
công ty. Khi đến lúc phải tuyển dụng đội ngũ điều hành, bạn phải tìm người cho
các vị trí sau:
1. Tổng Giám đốc (CEO)
Thực tế là CEO là ông chủ của tất cả mọi người và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề


của công ty. Họ quyết định chiến lược của công ty. Họ tuyển dụng và xây dựng
đội ngũ quản lý cao cấp. Họ đưa ra quyết định cuối cùng về cách phân chia các
nguồn lực (được hiểu là tiền) và khuôn mặt họ xuất hiện trên trang bìa của các tờ
báo trước một bồi thẩm đoàn tại tòa vì bị phát hiện vi phạm đạo đức kinh doanh
hoặc trước một chiếc du thuyền dài, sang trọng, đầy vẻ thành đạt và giàu có. Các
kỹ năng của một CEO phải bao gồm khả năng tư duy chiến lược, là khả năng phát
hiện vấn đề từ những chi tiết hàng ngày và quyết định nên định hướng vào ngành
và lĩnh vực kinh doanh nào. Sau đó họ phải có khả năng quyết định cách thức tốt
nhất để công ty có thể vượt qua các điều kiện của thị trường trong tương lai. Họ
phải có khả năng đưa ra dự đoán chính xác. Tuy nhiên, kỹ năng chủ yếu của CEO
nằm ở việc tuyển dụng và sa thải. Một đội ngũ điều hành phù hợp có thể khắc
phục những điểm yếu của một CEO. Một CEO có thể xác lập chiến lược, dự báo
tương lai và kiểm soát ngân sách, nhưng nếu họ không tuyển dụng một đội ngũ
phù hợp, thì họ sẽ phải tự nắm vững tất cả những vấn đề này. Vì vậy, họ cần có
khả năng xác định và tuyển dụng những người giỏi nhất và sa thải những người
không làm việc hiệu quả và thích ra lệnh lung tung. Bạn biết rằng mình cần một
CEO chuyên nghiệp khi bạn sa lầy vào các công việc chi tiết quá lâu và không thể
tự kéo mình ra. Các CEO tư duy xem tổ chức sẽ đi theo hướng nào, cần những con
người và quy trình nào để đạt đến mục đích đó, và những con người và quy trình
đó sẽ vận hành như thế nào trong môi trường hiện tại. Nếu bạn thích các công việc
chi tiết hơn là lập chiến lược, thì bạn phải thay đổi lối tư duy của mình hoặc thuê
một CEO để làm công việc đó cho bạn.
2. Giám đốc điều hành hoạt động (COO)
COO chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động cụ thể, phức tạp của công ty. Lấy ví dụ
công ty UPS phải chuyển ba triệu kiện bưu phẩm trong vòng hai tuần trước lễ
Giáng sinh: COO của công ty phải bảo đảm rằng doanh nghiệp có thể giao hàng
hàng ngày. Ông ta phải xác định cần đánh giá cái gì để có thể biết được công việc
đang tiến triển tốt. Sau đó nhóm của ông ta phải thiết lập các hệ thống để giám sát
việc đo lường chỉ tiêu và có biện pháp kịp thời khi công ty không đạt tiến độ giao
hàng. Đối với một doanh nghiệp bán lẻ đặt tại một địa điểm, trưởng cửa hàng

chính là một COO. Khi bạn mở rộng ra nhiều địa điểm hoặc khi việc đảm bảo mọi
hoạt động diễn ra suôn sẻ trở thành một công việc quan trọng của doanh nghiệp,
thì đã đến lúc bạn phải tuyển dụng một người giỏi việc đánh giá hiệu quả công
việc, điều hành và theo dõi các vấn đề chi tiết.
- Chủ tịch công ty Không ai biết chủ tịch làm gì. Tôi đã hỏi hàng tá giám đốc điều
hành và mỗi người lại có câu trả lời khác nhau. Một số nói rằng chủ tịch giám sát
các phòng ban chức năng – nhân sự, tài chính và chiến lược – trong khi COO giám
sát hoạt động hàng ngày. Những người khác cho rằng chủ tịch là từ đồng nghĩa với
COO, đặc biệt là trong các công ty quy mô nhỏ. Nhưng đôi khi, chủ tịch lại là
người lấp các khoảng trống của COO và CEO. Hoặc đôi khi, chức danh này dành
cho người mà bạn muốn ngồi ở bàn lập chiến lược nhưng không có chức danh
Giám đốc. Trong mọi trường hợp, bạn nên suy tính cẩn thận và dài hạn xem liệu
bạn có cần ai đó cho vị trí này không, hay công ty của bạn đã được CEO và COO
kiểm soát hoàn toàn rồi.
3. Giám đốc tài chính (CFO)
Rõ ràng và hiển nhiên là CFO chịu trách nhiệm về tài chính. Họ xác lập các dòng
ngân sách và chiến lược tài chính. Họ tính toán xem công ty của bạn nên đi thuê
tài chính hay mua tài sản thì tốt hơn. Sau đó họ xây dựng các hệ thống kiểm soát
để giám sát tình hình tài chính của công ty. CFO là “kẻ quá đáng” vì sẽ không để
bạn mua thiết bị video hội nghị rất hiện đại và thay vào đó lại bắt bạn trả một
khoản vay ngân hàng để tối đa hóa việc sử dụng tài chính. Trong khi bạn ủ rũ vì
chuyện đó trong phòng làm việc, thì CFO lại bận rộn tính toán xem khách hàng,
lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm nào có lãi, để năm sau bạn có thể mua được thiết
bị video hội nghị hiện đại đó. Hãy tin tôi đi, bạn sẽ biết khi nào bạn cần một CFO.
Bạn có nằm ngủ và chợt tỉnh giấc khi đang mơ về các con số không? Không ư?
Vậy thì bạn cần có một người như vậy trong ban điều hành công ty. Bạn muốn
một người mơ có quà sinh nhật là một chiếc máy tính và một cuốn sổ kế toán trắng
tinh. Tiền là máu của doanh nghiệp bạn và trong kinh doanh, dòng tiền là mọi thứ.
Bạn không biết về sự khác nhau giữa dòng tiền và lợi nhuận ư? Vậy thì hãy chạy –
chứ không phải là đi – đến một cái điện thoại gần nhất và tìm cho mình một CFO.

4. Giám đốc Marketing (CMO)
Gần đây, các công ty đã và đang mời chuyên gia về marketing vào cấp bậc giám
đốc. Lý do đơn giản là: Nhiều cuộc chiến kinh doanh hiện thời là các cuộc chiến
của marketing, do vậy chiến lược công ty thường xoay quanh chiến lược
marketing. CMO nắm giữ chiến lược marketing – kể cả chiến lược bán hàng – và
giám sát việc thực hiện nó. CMO sẽ biết (hoặc học hỏi) về ngành kinh doanh của
bạn từ trong ra ngoài và giúp bạn định vị sản phẩm, phân biệt nó với sản phẩm của
đối thủ cạnh tranh và đảm bảo rằng khách hàng biết đến điều đó để khao khát sản
phẩm của bạn. Nếu sự thành công của doanh nghiệp bạn phụ thuộc chủ yếu vào
marketing, thì bạn cần một CMO. Đó có thể là bạn – nhưng chỉ nếu như bạn có
thời gian để theo dõi các đối thủ cạnh tranh, giám sát việc triển khai marketing
trong khi vẫn làm tốt các công việc khác. Nếu không, bạn cần phải tìm một người
có tính khí rực lửa, với một điện thoại thông minh
Blackberry trong tay để theo
dõi cái gì đang nóng sốt và cái gì thì không trên thị trường.
5. Giám đốc công nghệ (CTO)
Tôi là một chuyên gia giỏi về ý tưởng nên tôi rất ủng hộ việc có các CTO: nhiều
người trong số họ được liệt vào cấp bậc Giám đốc. Một CTO phải theo kịp các xu
hướng công nghệ, kết hợp các xu hướng đó với chiến lược của công ty và đảm bảo
rằng công ty luôn theo kịp khi cần thiết. Họ không mua đồ chơi mới và công nghệ
hàng đầu chỉ vì nó là cái mới nhất và tốt nhất trên thị trường. Bạn cần một CTO
nếu công nghệ có tác động mang tính chiến lược đến doanh nghiệp hoặc ngành
kinh doanh của bạn. (Nếu bản thân bạn là chuyên gia về công nghệ hoặc ngành
kinh doanh của bạn chủ yếu dựa vào công nghệ, thì người đó chính là bạn.) Đây là
một bài kiểm tra nhanh để xem CTO của bạn có thể gắn kết công nghệ với chiến
lược hay không: hãy hỏi CTO của bạn xem ngôn ngữ lập trình mà công ty lựa
chọn có ảnh hưởng tới chiến lược như thế nào. Nếu câu trả lời có vẻ phức tạp hơn
là “nó giúp dễ tìm được lập trình viên”, thì CTO của bạn có lẽ biết cách suy nghĩ
một cách chiến lược. Tìm các thành viên cho ban giám đốc điều hành Thật không
may, các nhà điều hành giỏi không mọc lên từ trên cây (và bạn cũng không muốn

thuê những người như vậy.) Vì các quyết định của họ có thể gây dựng hoặc phá

×