Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.83 KB, 51 trang )

Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý

MỤC LỤC
Nội dung
Tài liệu tham khảo
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận
II. các vấn đề thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học
III. Phương pháp nghiên cứu
1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

2.

Phương pháp nghiên cứu thực tế

IV. Những biện pháp để đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý ở
trường THCS
1.

Nắm bắt được mục tiêu của mỗi bài học

2.

Tổ chức học sinh học tập

3.



Một số cách đặt câu hỏi

V. Minh họa
Phần kết luận
I. Kết luận
II. Kiến nghị
Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
Trong thời kỳ đất nước đang phát triển và có những bước chuyển mình
vượt bậc như hiện nay, sự đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực được coi là
một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của đất
nước. Để thích ứng kịp với sự phát triển trên thì giáo dục cũng phải tự đổi mới
nhằm tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước có đủ sức, đủ tài đưa
đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới đúng với lời dạy của Bác.
Thực hiện Nghị quyết lần thứ 4 của BCH TW Đảng khẳng định: "Tiếp tục đổi
mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo", tồn ngành giáo dục nói chung và các thầy
cơ giáo nói riên đang ra sức thi đua để đưa sự nghiệp trồng người lên một tầm
cao mới.
Trong tất cả các mơn học thì vật lý học là một trong những môn khoa
học về tự nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lý,
tìm nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý phục vụ lợi ích của con
người. Vật lý là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật. Những thành tựu của vật lý và
kỹ thuật phục vụ rất nhiều cho cuộc sống của con người trên mọi mặt. Để có

hiệu quả cao trong giảng dạy thì người giáo viên dạy vật lý phải thường xuyên
nghiên cứu, sử dụng những thành quả của những mơn khoa học có liên quan,
cần phải tiếp thu những thành tựu tiên tiến, những kinh nghiệm và phương
pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.
Với những lý do trên nên tôi chọn đề tài:
"Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học mơn
vật lý"
AI.

MỤC ĐÍCH

Đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý để nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong dạy học và rút ra các bài học kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của mục
tiêu giáo dục và của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo của đất nước hiện nay.
Giáo dục và đào tạo hiện nay có mục tiêu lớn nhất là tạo ra các thế hệ trẻ
có trình độ văn hóa, năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng kịp thời
những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để đạt được mục tiêu đó thì trong
giảng dạy ở nhà trường phổ thơng điều quan trọng nhất là phát triển trí tuệ và
năng lực tự học tự sáng tạo của học sinh trong học tập.
- Xuất phát từ nội dung bản chất của quá trình dạy học, hoạt động nhận
thức.

Bản chất của quá trình dạy học là quá trình giúp học sinh phát triển trí
tuệ thơng qua việc rèn lun kỹ năng, thái độ học tập. Thông qua việc học, học
sinh phát triên năng lực sáng tạo, bộc lộ phẩm chất tâm lý và hình thành nhân
cách. Trong quá trình làm cho học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng, nhiệm vụ
của quá trình dạy học không phải chỉ giới hạn ở sự tạo thành các kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo có tính chất tái tạo đơn thuần. Mà cần phải làm sao cho trong quá
trình dạy học phát triển được ở học sinh năng lực áp dụng kiến thức trong tình
huống mới. Giải nhữgn bài tốn khơng phải chỉ là chỉ theo khn mẫu đã có,
thực hiện những bài tốn làm có tính chất nghiên cứu và thiết kế, vạch ra các
angorit hợp lý mà trước kia chưa biết để giải các bài toán thuộc loại mới, cũng
như nắm được những kỹ năng, kỹ xảo mới hợp yêu cầu thực tiễn. Tức là phải
phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
- Xuất phát từ thực tế giáo dục hiện nay.
Đa số giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc phát huy khả năng tự
học, tự sáng tạo của học sinh mà chỉ chăm lo cung cấp cho học sinh những kiến
thức cần thiết để các em làm bài điểm cao. Ở nhiều trường còn tập trung và
giảng dạy lý thuyết mà bỏ qua phần thực hành và liên hệ thực tiến làm mất dần
hứng thú học tập của học sinh. Điều này nguy hại là, sau khi học xong các hiện
tượng vật lý và các định luật về vật lý một số em lại không biết vận dụng các
hiện tượng, định luật đó vào để giải thích một số hiện tượng về khoa học tự
nhiên và không chỉ ra được ứng dụng rộng rãi của nó trong khoa học kỹ thuật.
- Xuất phát từ xu thế giáo dục của thế giới hiện nay:
Về đổi mới phương pháp là vấn đề cấp bách của thời đại đối với chúng
ta. Ngày nay sự đổi mới phương pháp dạy học là sự sống của giáo dục Việt
Nam. Vì trước những bước tiến của nhân loại, đất nước ta đang đổi mới nền
kinh tế để hoà nhập với thế giới hiện đại. Do vậy việc đổi mới phương pháp
dạy học là không thể thiếu được trong nhà trường hiện nay. Dạy học, lấy học
3/24



Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
sinh làm trung tâm là cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học. Có như
vậy thì mới có phát huy được năng lực. Năng lực đó phải được đào tạo và rèn
luyện thành thói quen, phải được hình thành từ nhà trường phổ thông cũng như
của môn khoa học tự nhiên khác. Vì mơn Vật lý là mơn khoa học thực nghiệm
nó là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật, các máy móc được chế tạo dựa trên các
thành tựu vật lý: Động cơ ô tô, máy bay được chế tạo dựa vào kiến thức về
nhiệt, Máy phát điện, động cơ điện, vơ tuyến truyền hình ... được chế tạo dựa
trên kiến thức về điện... những thành tựu của vật lý và kỹ thuật phục vụ rất
nhiều cho cuộc sống của con người trên mọi mặt. Vì vậy việc đổi mới phương
pháp trong dạy học vật lý là không thể thiếu được.
AI.

CÁC VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG

PHÁP DẠY HỌC
Trong những năm cải cách giáo dục (1981 đến nay) chúng ta đang cố
gắng và đa dạng hoá cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Cải cách giáo dục trên
cả 3 mặt: hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Song phương
pháp giáo dục vẫn chưa được quan tâm và phương pháp dạy học chưa được đổi
mới tương xứng. Mặc dù những năm gần đây có cố gắng mà cụ thể là số giáo
viên giỏi, học sinh giỏi cũng đã tăng nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên
tình trạng phổ biến vẫn là:
Các bài dạy chưa có đầy đủ các thí nghiệm, vẫn cịn tình trạng dạy
chay, các bộ dụng cụ thí nghiệm được trang bị về trường đa phần chất lượng
chưa tốt, trải qua các năm học dần bị mai một làm cho học sinh ở các năm học
sau khơng có đủ dụng cụ để thực hành hoặc nếu đủ thì chưa đáp ứng được yêu
cầu về số lượng, chất lượng.
+


Giáo viên thuyết trình kết hợp với đàm thoại chưa đưa học sinh vào
tình huống có vấn đề. Hệ thống câu hỏi và các tình huống của giáo viên đưa ra
chưa sát sao, chưa gắn với thực tiễn bài học, chưa gần gũi với học sinh.
+

Học sinh được luyện tập, thực hành ít và chủ yếu là vận dụng tri thức
một cách máy móc đơn giản, chưa thấy được ứng dụng của các kiến thức đã
học vào trong thực tế.
+

BI.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu về giáo dục và đào tạo.
- Nghiên cứu các văn kiện Đại hội của Đảng.
- Nghiên cứu các chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.
4/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
Nghiên cứu luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
- Quan sát, thực hành.
- Đàm thoại.
- Tổng kết kinh nghiệm.
-

IV. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THCS

1. Nắm bắt được mục tiêu của mỗi bài học
Mục tiêu: Là căn cứ để đánh giá chất lượng của học sinh và hiệu quả bài
dạy của giáo viên. Người dạy phải nắm bắt được mục tiêu dạy học trong từng
nội dung kiến thức, người học phải nắm được cái gì sau bài học. Mục tiêu cần
phải được lượng hố.
Có 3 nhóm mục tiêu:
a. Mục tiêu kiến thức:
Yêu cầu học sinh phải lĩnh hội các khái niệm vật lý cơ sở để có thể mơ tả
đúng các hiện tượng và q trình vật lý cần nghiên cứu và giải thích một số
hiện tượng và quá trình vật lý đơn giản. Đối với các định luật vật lý, các cơng
thức thì giáo viên cần phải hướng cho học sinh cách ghi nhớ sao cho dễ học, dễ
thuộc. Vật lý là môn học thiên về giải thích, nhận biết các hiện tượng nên cần
phải giúp học sinh nhận biết được những dấu hiệu cơ bản có thể quan sát, cảm
nhận được của các hiện tượng đó. Sau đó học sinh vận dụng cho quen trong
ngơn ngữ khoa học thay cho ngơn ngữ thơng thường ban đầu.
Thí dụ khái niệm ảnh ảo: Thông thường học sinh chỉ biết cái ảnh cụ thể,
có thể nhìn thấy, sờ thấy như ảnh ở thẻ học sinh, ảnh in trên báo... ảnh ảo là
một khái niệm khác hẳn, tuy là ảnh ảo nhưng vẫn tồn tại thật, vẫn xác định
được vị trí, độ lớn nhưng lại khơng hứng được trên màn. Học sinh phân biệt
được ảnh ảo ảnh thật.
Chú trọng việc xây dựng kiến thức xuất phát từ những hiểu biết, những
kinh nghiệm đã có của học sinh rồi sửa đổi, bổ sung phát triển thành kiến thức
khoa học. Tránh việc đưa ra ngay những khái niệm trừu tượng xa lạ với học
sinh, diễn đạt bằng những câu, chữ khó hiểu. Thơng thường một định luật vật
lý có hai phần: Phần định tính và định lượng. Tuỳ từng định luật, từng đối
tượng học sinh và điều kiện giảng dạy, giáo viên có thể đưa cả hai phần hay
khơng?
5/24



Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học mơn vật lý
Thí dụ:
- Định luật bảo tồn cơ năng gồm 2 phần:
+

Định tính: cơ năng của một hệ kín là một đại lượng được bảo toàn.

+

Định lượng: động năng + thế năng = cơ năng = khơng đổi

Trong khi giảng dạy, giáo viên có thể chỉ đưa vào nội dung phần định
tính và giải thích cho học sinh hiểu hoặc đưa vào cả phần định lượng để học
sinh nắm được bài rõ hơn.
-

Biên độ dao động của vật dao động càng lớn thì âm phát ra càng to.

-

Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dịng điện chạy

qua bóng đèn có cường độ dòng điện càng lớn (nhỏ).
Những hiểu biết về phương pháp nhận thức khoa học cũng được nâng
cao thêm một mức. Cần hướng dẫn học sinh thường xuyên đưa nhiều dự đoán
khác nhau về cùng một hiện tượng và tự lực đề xuất các phương án làm thí
nghiệm để kiểm tra dự đốn. Có thể học sinh chỉ nêu được sơ bộ về phương án,
kiểm tra, giáo viên cần giúp đỡ họ phát triển hoàn chỉnh phương án để trở
thành khả thi hoặc thảo luận để chọn phương án tối ưu. Cần hướng dẫn học
sinh thực hiện một số phương pháp suy luận khác như phương pháp tương tự,

phương pháp tìm nguyên nhân của hiện tượng. Những hiểu biết về phương
pháp nhận thức đó, nhằm rèn luyện cho học sinh thói quen mỗi khi rút ra một
kết luận khơng thể dựa vào cảm tính mà phải có căn cứ thực tế và biết cách suy
luận chặt chẽ.
b. Về kỹ năng
- Về kỹ năng quan sát:
Bước đầu xây dựng cho học sinh biết quan sát mục đích, có kế hoạch.
Trong một số trường hợp đơn giản học sinh có thể tự vạch ra kế hoạch quan sát
chứ không phải tuỳ tiện ngẫu nhiên, có khi phải tổ chức cho học sinh trao đổi
kỹ trong nhóm về mục đích kế quan sát rồi mới thực hiện quan sát.
- Kỹ năng thu thập xử lý thơng tin:
Trong khi quan sát thí nghiệm chú trọng trong việc ghi chép các thông
tin thu thập được, lập thành biểu bảng một cách trung thực. Việc xử lý thông
tin, dữ liệu thu được phải theo những phương pháp xác định, thực chất phương
pháp suy luận là để từ những dữ liệu, số liệu cụ thể rút ra kết luạn chung (quy
nạp) hay từ những tính chất quy luật chung suy ra những biểu hiện cụ thể trong
6/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
thực tiễn (suy diễn). Chú trọng ngôn ngữ phát triển, ngôn ngữ vật lý ở học sinh.
Yêu cầu học sinh phải sử dụng những khái niện mới để mơ tả và giải thích các
hiện tượng, các quá trình, rèn luyện kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác ngơn
ngữ của vật lý, thơng qua việc trình bày các kết quả quan sát nghiên cứu và
trong thảo luận ở nhóm, ở lớp. Tạo điều kiện để học sinh nói nhiều hơn ở
nhóm, ở lớp.
- Kỹ năng vận dụng:
Sau khi học xong học sinh phải biết vận dụng các kiến thức để làm bài
tập, giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
c. Về tình cảm, thái độ:

Học sinh bước đầu được làm quen với cách học tập mới, cá nhân độc lập
suy nghĩ làm việc theo nhóm, tranh luận ở lớp. Khơng khí học sôi nổi, vui vẻ,
thoải mái, hào hứng hơn. Song giáo viên vẫn phải uốn nắn đưa vào nề nếp.
Yêu cầu học sinh trung thực, tỷ mỉ, cẩn thận trong khi làm việc cá nhân.
Khuyến khích học sinh mạnh dạn nêu ý kiến của mình, khơng dựa dẫm vào
bạn. Có tinh thần cộng tác phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của
nhóm. Phân cơng mỗi người một việc, mỗi lần một người trình bày ý kiến của
tổ, biết nghe ý kiến của bạn, thảo luận một cách dân chủ. Biết kiềm chế mình,
trao đổi trong nhóm đủ nghe khơng gây ồn ào ảnh hưởng đến toàn lớp.
2. Tổ chức học sinh học tập
Hình thức chủ yếu vẫn là học tập theo lớp, cả lớp cùng nghiên cứu một
vấn đề, đạt đến cùng một kết luận. riêng bài thực hành khác với trước đây, bây
giờ bao gồm 2 loại:
Loại thứ nhất: Học sinh thơng qua thí nghiệm hình thành kiến thức
mới. Loại này khác với loại bài nghiên cứu kiến thức mới thơng thường dựa
trên thí nghiệm ở chỗ: học sinh phải tiến hành các phép đo đạc định lượng,
phải làm báo các kết quả thực hành. Đối với hình thức này, học sinh chủ động
tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thí dụ như bài 27 "đo hiệu
điện thế và cường độ dòng điện đối với mạch điện song song: (Vật lý 7).
-

Loại thứ hai: Khơng nhằm hình thành kiến thức mới, chỉ nhằm rèn
luyện một loạt kỹ năng phân biệt, loại này giống như các bài thực hành đang có
ở THCS hiện nay. Thí dụ: như bài 6 "Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi
-

gương phẳng: (Vật lý 7)
7/24



Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
Học sinh ngày càng phát triển hồn thiện hơn, hình thức làm việc theo
nhóm, cụ thể là:
+

Phân công nhận và thu dọn, nộp lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm.

+

Điều khiển hoạt động của nhóm: Phân cơng cơng việc, trao đổi ý kiến,

tập hợp những ý kiến khác nhau, lần lượt cử người đại diện nhóm phát biểu ...
Nhắc nhở các thành viên hồn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ

+

chung của nhóm.
Sử dụng rộng rãi có hiệu quả hình thức làm việc theo nhóm ở lớp

+

nhằm:
-

Tạo điều kiện khuyến khích học sinh làm việc tự lực.

-

Tạo điều kiện, khơngkhí thuận lợi để mỗi học sinh phát biểu ý kiến cá


nhân, phát huy sáng tạo rèn luyện ngơn ngữ.
Rèn luyện thói quen phân công, hợp tác giúp đỡ nhau trong hoạt động
tập thể, trong cộng đồng: Vừa tự do nêu ý kiến riêng (dù chưa được đầy đủ,
chính xác). Biết tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, vừa biết lắng nghe ý
kiến của bạn. Nhờ có ý kiến của bnạn trong nhóm mà sửa lại ý kiến sai của
mình và gợíy cho mình những suy nghĩ mới.
+

3.

Một số cách đặt câu hỏi (có 6 cách).

a, Câu hỏi (biết)
-

Mục tiêu: Kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện, số liệu, định

nghĩa, tên tuổi, địa điểm ...
-

Tác dụng: Giúp học sinh ơn lại những gì đã học.

-

Cách đặt câu: Cái gì? bao nhiêu? hãy định nghĩa?

Em biết những gì, hãy mô tả, cái nào? bao giờ? khi nào?
b, Câu hỏi "hiểu"
-


Mục tiêu: Kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các số liệu dữ kiện,

định nghĩa.
-

Tác dụng cho thấy học sinh có khả năng diễn tả được lời nói nêu được

các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong bài học.
-

Cách đặt cây hỏi: Tại sao? Hãy liên hệ? Hãy so sánh? Hãy tính?

c, Câu hỏi "vận dụng"
8/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
-

Mục tiêu: Kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, khái niệm, phương

pháp vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
-

Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả nằng hiểu được các quy luật, khái

niệm, lựa chọn phương pháp, giải quyết và vận dụng vào thực tiễn.
-

Cách đặt câu hỏi:


Làm thế nào? Hãy tính sự chênh lệch? hoặc em có thể giải quyết khó
khăn về vấn đề này như thế nào?
d, Câu hỏi "phân tích":
-

Mục tiêu: Kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề từ đó đi đến kết

luận hoặc tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh vấn đề nào đó.
-

Tác dụng: Cho thấy khả năng tìm ra mối quan hệ mới tự diễn giải và

đưa ra kết luận.
-

Câu hỏi: Tại sao?

Em có nhận xét gì ?
Hãy chứng minh ?
e. Câu hỏi "tổng hợp" :
-

Mục tieu: Kiểm tra học sinh có thể đưa ra những dự đoán giải quyết

một vấn đề, hay đưa câu hỏi trả lời có sáng tạo.
-

Tác dụng: Thúc đẩy sáng tạo của học sinh. Học sinh tìm ra nhân tố ý


tưởng mới để bổ sung cho nội dung.
-

Cách đặt câu hỏi: Em hãy tìm ra cách ?

f. Câu hỏi "đánh giá":
-

Mục tiêu: Kiểm tra học sinh có thể đóng góp ý kiến hoặc đánh giá ý

tưởng giải pháp.
Tóm lại: Các câu hỏi của giáo viên đưa ra phải có sự lựa chọn, tinh giản
và đảm bảo:
*

Phát triển trí tuệ của học sinh:

- Phát triển trí tuệ:
Vừa là điều kiện đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức, vừa tạo điều
kiện cho học sinh tự mình tiếp tục tự học, nghiên cứu tiến xa hơn nữa và có
9/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
khả năng độc lập cơng tác sau khi rời ghế nhà trường. Vì vậy phải phát triển óc
quan sát và năng lực nhận ra dược cái bản chất trong hiện tượngvật lý.
Tư duy bắt đầu từ cảm giác, tri giác các đối tượng và các hiện tượng.
Khơng có sự nhận thức cảm tính thì khơng có thể có tư duy của học sinh. Từ
đây rút ra nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học vật lý trongviệc phát triển tư
duy, phát triển những năng lực trí tuệ chung là : kích thích sự quan sát hiện

tượng, quá trình và các đối tượng một cách chăm chú có định hướng.
Trong những dấu hiệu cơ bản của sự phát triển trí tuệcủa học sinh là:
Khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hố, trìu tượng hoá tách ra
được cái bản chất trong các hiện tượng, trong mỗi tình huống. Và việc chuẩn bị
thí nghiệm và việc kế hoạch hoá chúng, việc tiến hành các thí nghiệm là nhằm
được mục đích đó.
- Phát triển ngơn ngữ cho học sinh:
Tư duy và ngôn ngữ trong sự thống nhất khơng thể tách rời, do đó sự
phát triển tư duy có liên quan trực tiếp với sự phát triển ngôn ngữ của học sinh.
Việc dạy học vật lý phải thúc đẩy học sinh mơ tả, giải thích các đối
tượng, các hiện tượng, các quá trình vật lý và các ứng dụng kỹ thuật dưới hình
thức nói và viết theo một trình tự logic và đúng ngữ pháp. Muốn vậy phải sử
dụng cho học sinh thuật ngữ chuyên môn đẻ mơ tả và giải thích các hiện tượng,
giải thích rõ các giai đoạn nối tiếp của thí nghiệm và nội dung của các phương
trình vật lý.
Phát triển tư duy logic, tư duy vật lý và tư duy khoa học kỹ thuật.
+ Tư duy logic:
Để phát triển tư duy logic cần sử dụng việc đánh giá những quan sát và
thực nghiệm. Việc giải thích những mối liên hệ tương hỗ của những hiện tượng
vật lý, việc dự đoán những kết quả mong muốn, việc kiểm tra bằng thực
nghiệm những hệ quả tút ra từ các giả thuyết và thuyết.
+ Tư duy biện chứng:
Các hiện tượng và quá trình vật lý cần được khảo sát hoàn toàn phù hợp
với sự sự phát triển biện chứng của chúng. Điều đó có nghĩa là chúng phải
được phân tích tồn diện, được xem xét trong những mối quan hệ tương hỗ của
chúng trong sự phát triển lịch sử và mâu thuẫn nội taị. Việc dạy học vật lý ngay
từ những bài đầu tiên cũng địi hỏi việc phát triển tư duy biện chứng.
Ví dụ 1:
10/24



Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
Nghiên cứu ma sát cần giải thích cho học sinh rằng: Trong những trường
hợp này ma sát có hại, nhưng những trường hợp khác lại có lợi.
Ví dụ 2:
Định luật Ơm chỉ áp dụng đối với kim loại, khôgn áp dụng được cho
chất bán dẫn.
+ Tư duy vật lý tư duy khoa học kỹ thuật:
Tư duy vật lý là kỹ năng quan sát các hiện tượng vật lý, phân tích một
hiện tượng phức tạp thành những bộ phận, thành phần phần xác lập ở trong
chúng mối liên hệ và những sự phụ thuộc xác định. Tìm ra mặt định tính, định
lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lý, đoán trước được các hệ quả
từ các lý thuyết và áp dụng được kiến thức của mình.
Tư duy khoa học, kỹ niệm bao gồm kỹ năng tìm ra mối liên hệ sâu sắc
giữa một bên là toán học, vật lý học và một bên là ứng dụng kỹ thuật khác của
các khoa học đó, biến các tư tưởng khoa học thành sơ đồ, mơ hình, kết cấu kỹ
thuật.
-

Phát triển năng lực áp dụng các phương pháp nhận thức tổng quát của

khoa học.
Vật lý học là mơn có nhiều khả năng để làm việc này. Hình thứuc vận
động vật lý là hình thức hoạt động đơn giản, phổ biến nhất. Vì thế trong các
giờ học vật lý với các ví dụ tương đối đơn giản, quen thuộc có thể hấp dẫn học
sinh tới chỗ hiểu và áp dụng các phương pháp nhận thức khoa học.
Làm quen với các phương pháp nhận thức như: Đề xuất, giả thuyết,
phương pháp thực nghiệm, phương pháp toán học, phương pháp tương tự và
mơ hình hố, phương pháp quy nạp, suy diễn.
Như vậy là trong quá trình dạy học vật lý, việc áp dụng các phương pháp

khoa học khác nhau đã phát triển được các mặt hoạt động trí tuệ chung, không
chỉ trong giới hạn của bản thân vật lý.
* Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
-

Tổ chức nội dung kiến thức vật lý trong dạy học phỏng theo chu trình

sáng tạo khoa học.
Cơ sở lý thuyết của phương pháp phát triển khả năng sáng tạo của học
sinh trong quá trình dạy học là sự hiểu biết những quy luật sáng tạo khoa học
tự nhiên. Lê Nin nêu lên "Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, rồi từ
11/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học mơn vật lý
tư duy trìu tượng trở về thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức,
chân lý, nhận thức thực tế khách quan".
Trên cơ sở khái qt hố những lời phát biểu đó, có thể trình bày những
khía cạnh chính của q trình sáng tạo khoa học dưới dạng chu trình: Từ khái
quát hố  xây dựng mơ hình trìu tượng  hệ quả  kiểm tra chúng bằng thực
nghiệm.
Ví dụ: Trình bày tài liệu sách giáo khoa về đề tài " Dòng điện trong kim
loại" theo sơ đồ chu trình được khép kín.
Sau này có thể hình dung dịng điện trong kim loại như dịng trơi dạt
những êlectron tự do trong mạng tinh thế dưới tác dụng của điện trường.
Từ giả thuyết đó có thể dẫn đến hệ quả là kết luận lý thuyết về định luật
Ôm cho đoạn mạch. Một trong những hệ quả của định luật đó là đường đặc
trưng vơn - ampe của dãy dẫn kim loại thẳng. Thí nghiệm thực hành của học
sinh nghiên cứu đặc trưng vôn-ampe của dây kim loại xác nhận kết quả đó.
Sự phân tích cơng thức định luật Ơm dẫn đến một hệ quả quan trọng:

Khi nung nóng kim loại thì thời gian chuyển động của electron giảm đi, nghĩa
là cường độ dòng điện cũng giảm. Thí nghiệm thực hành nhằm nghiên cứu sự
phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ xác nhận kết luận đó.
Việc sử dụng đều đặn bài tập sáng tạo về vật lý không ngừng phát triển ở
học sinh năng lực dự toán trực giác mà cịn hình thành ở họ trạng thái tâm lý
quan trọng.
Tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức vật lý của học sinh
theo tiến trình dạy học, giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tìm tịi, sáng
tạo của học sinh trong quá trình học tập.
+ Dạy học giải quyết vấn đề.
-

+ Khái niệm vấn đề và tình huống có vấn đề.
* Khái niệm vấn đề.
*

Khái niệm tình huống có vấn đề

*

Các kiểu tình huống có vấn đề
-

Tình thế lựa chọn.

-

Tình thế bất ngờ

-


Tình thế bế tắc

-

Tình thế không phù hợp.
12/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học mơn vật lý
-

Tình thế phán xét

-

Tình thế đối lập.

Tiến trình giải quyết vấn đề khi xây dựng, vận dụng tri thức vật lý
bằng sơ đồ sau "Đề xuất vấn đề - suy đoán giải pháp và khảo sát lý thuyết
hoặc thực nghiệm - kiểm tra, vận dụng kết quả"
+

+

Điều kiện cần thiết của việc tạo tình huống vấn đề và định hướng hành

động giải quyết vấn đề trong dạy học vật lý.
+


Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.

*

Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn định hoá tri thức, phát

biểu vấn đề.
*

Pha thứ hai: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tịi giải

quyết vấn đề.
*

Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hố, vận dụng tri thức mới

Tóm lại về phía giáo viên:
1.

Phấn đấu làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên lớp.

Xây dựng một hệ thống câu hỏi logic, chất lượng và phải biết hướng
dẫn học sinh quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm, vận dụng các
kiến thức có liên quan... để đi đến tri thức mới, song phải mang tính phát triển
trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh.
2.

3.

Tăng cường luyện tập độc lập của học sinh trên lớp.


4.

Sử dụng "phiếu học tập" cho mỗi học sinh.

5.

Rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy, mỗi tiết dạy để tự phát triển và

hồn thiện.
V.

MINH HOẠ
*VíDụ1
Tiết 40: Bài 37: MÁY BIẾN THẾ

I. Mục tiêu
1.
-

Kiến thức

Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm 2 cuộn dây dẫn có số

vịng dây khác nhau được quấn quanh 1 lõi sắt chung

13/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý

- Nêu được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện
U
thế hiệu dụng theo công thức : 1
N1

U2
N2
-

Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dịng điện xoay

chiều mà khơng hoạt động được với dịng điện 1 chiều khơng đổi.
2.
-

Kĩ năng

Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện.

Biết vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích các ứng
dụng trong kĩ thuật.
3. Thái độ
- Rèn luyện phương pháp tư duy, suy diễn một cách lôgic trong phong cách
-

học vật lý và áp dụng kiến thức vật lý trong kĩ thuật và đời sống.
AI.

Chuẩn bị
1.

2.

BI.

Giáo viên: Mẫu vật của máy biến thế.
Học sinh: - 1 máy biến thế nhỏ.
- 1 nguồn điện xoay chiều 0 - 12V
- 1 vôn kế xoay chiều

Tiến trình dạy học
1.

Kiểm tra bài cũ: (2p)

- Khi truyền tải điện năng đi xa thì có biện pháp nào làm giảm hao phí điện
năng trên đường đây tải điện? Biện pháp nào tối ưu nhất?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế. (10p)
Phát triển năng lực: tư duy sáng tạo, ghi nhớ.
Đặt vấn đề: SGK
GV: + Các bộ phận chính
của máy biến thế?
+ Số vịng dây của 2
cuộn có
khơng?
+ Lõi sắt có cấu tạo như


thế nào?

14/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học mơn vật lý

cuộn dây này có truyền
sang cuộn dây kia được
- HS: Trả lời.
khơng? Vì sao?
- GV: Nhận xét. Kết luận.

không truyền trực tiếp sang
cuộn thứ cấp

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. (13p)
Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng dụng cụ, thiết bị, hoạt động nhóm.
- GV: Yêu cầu HS trả lời
dự đoán câu C1.
- GV: Phát dụng cụ cho
các nhóm, yêu cầu HS
hoạt động nhóm kiểm tra
dự đoán.
Thời gian: 5 phút.
- GV: Yêu cầu HS báo
cáo kết quả thí
kiểm tra.
- GV: Kết luận. Yêu cầu
các nhóm thảo
lời C2.


- GV: Kết luận.
- GV: Nguyên
động của máy biến thế?

- GV: Kết luận.



Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
thế xoay chiều gây ra. Bởi
vậy ở 2 đầu cuộn thứ cấp
có hiệu điện thế xoay chiều
3. Kết luận: (sgk)
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiêu điện thế của máy biến thế. (8p)
Phát triển năng lực: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.
AI. Tác dụng làm biến đổi
hiệu điện thế của máy biến
- GV: Giữa U1; U2; n1; n2
thế
có mối quan hệ nào?
1. Quan sát:
GV: Yêu cầu HS quan - HS: Quan sát TN của sát
TN và ghi kết quả vào giáo viên, ghi kết quả

-

bảng 1
Bảng 1
K
Q


- GV: Qua kết quả TN rút
ra KL gì?

đo
lần
- GV: Kết luận.

T
N

Nếu n1 > n2 -> U1 như
thế nào đối với U2 ->
máy đó gọi là tăng thế
hay hạ thế?
- HS: Đọc nội dung kết
U1/U2 = n1/n2 >1 -> U1>
luận : sgk
U2 máy hạ thế
U1/U2 =n1/n2 < 1 -> U1 <
U2 máy tăng thế.

1

+

3

2 3
3 9

C3: Hiệu điện thế ở 2 đầu
mỗi đoạn cuộn dây của
máy biến thế tỉ lệ với số
vòng dây của mỗi cuộn
dây.
2. Kết luận: sgk/101

Khi U1>U2 -> Máy tăng
thế.
- Khi U1< U2 -> Máy hạ
-

thế.-+


16/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học mơn vật lý Hoạt
động 4: Tìm hiểu về cách lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện. (3p)

Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề.
- GV: + Để có U
hàng
đường

ngàn
dây

giảm hao phí điện năng

thì phải làm như thế nào?
+ Khi sử dụng dùng hiệu
điện thế thấp thì phải làm
như thế nào?
- GV: Kết luận.
Hoạt động 5: Vận dụng (9)
Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề.

- GV: Yêu cầu HS hoạt
động cá nhân trả lời C4.
- GV: Gọi 1 HS lên bảng
chữa C4.
- GV: Tổ chức thảo luận lớp
nhận xét, kết luận.

3. Củng cố:
- Vì sao khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay
chiều thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp cùng xuất hiện 1 hiệu điện thế xoay chiều
- Hiệu điện thế ở 2 đầu các cuộn dây của máy biến thế liên hệ với số vòng dây
của mỗi cuộn như thế nào?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm bài tập trong SBT


Ôn lại cấu tạo và hoạt động của máy phát điện và máy biến thế
- Nhận xét giờ học.
* Ví dụ 2
-

17/24



Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý
Tiết 8. Bài 7: ÁP SUẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất
- Viết được công thức tính áp suất,nêu được tên và đơn vị của các đại
lượng có mặt trong cơng thức.
2. Kĩ năng
- Vận dụng cơng thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp
lực,áp suất.
- Nêu được các cách làm giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải
thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận,nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm:- Ba miếng kim loại hình hộp chữ nhật.
2. Học sinh: - Mỗi nhóm chuẩn bị một chậu nhựa đựng cát hạt nhỏ
(hoặc bột mì)
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
2. Bài mới: (1’)
ĐVĐ: - Xe tăng nặng hơn ô tô.Tại sao xe tăng khơng bị lún trên
đất mềm,đất xốp, cịn ơ tơ thường bị xa lầy? Bài học hôm nay chúng ta
sẽ nghiên cứu.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động 1: (10 phút )
Hình thành khái niệm áp lực

GV:Trình bày khái niệm áp
lực,hướng dẫn học sinh quan
sát H.vẽ 7.2 SGK phân tích
đặc điểm của các lực để tìm
ra áp lực.Sau đó u cầu HS
nêu thêm VD về áp lực,phân
tích

Hoạt động 2: (15 phút)
18/24


Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học mơn vật lý
Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV: Nêu vấn đề và hướng
dẫn HS làm TN về sự phụ
thuộc của áp suất vào F và S
thơng qua TN 7.4 SGK. Sau
đó, yêu cầu HS điền vào
bảng so sánh 7.1 SGK.
GV yêu cầu HS hoàn thành
câu kết luận C3.

Hoạt động 3: (7’)
Giới thiệu cơng thức tính áp suất.
GV giới thiệu cơng thức tính
áp suất, đơn vị áp suất và yêu
cầu HS làm bài tập đơn giàn
về áp suất.
Thí dụ: tính áp suất Của

người đứng trên sàn nhà. cho
biết trọng lượng của người là
450N, diện tích hai bàn chân
ép lên sàn nhà là 300 cm2.
GV yêu cầu HS tóm tắt đề
bài và giải bài toán.

Hoạt động 4: (5’)
Vận dụng
GV Hưỡng dẫn HS trả lời và
thảo luận các câu hỏi C4 và
C5 SGK



Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học mơn vật lý

mỏng) thì tác dụng của
áp lực càng lớn ( dao
càng dễ cắt gọt các vật)

GV yêu cầu HS đọc phần có
thể em chưa biết SGK.

p1
=
F1/S1
=
340000/1.5
= 226666.6N/m2

Ap suất của xe ô tô
lên mặt đường nằm
ngang
p2 = F2/S2
= 20000/0.025
= 800000N/m2
Áp suất của xe tăng
lên mặt đường nhỏ
hơn áp xuất của xe
ôtô lên mặt đường

3. Củng cố: (5’)
1/Hãy trả lời câu hỏi ở phần mở bài?
Giải thích: máy kéo có các bản xích giống như xe tăng, áp xuất do máy
kéo tác dụng xuống mặt đường cũng nhỏ hơn so với áp xuất của ô tô tác dụng
xuống mặt đường. chính vì vậy máy kéo chạy được bình thường trên nền dất
mềm cịn ơ tơ thì rất khó chạy trên nền đất mềm và thường bị xa lầy.
2/ nhắc lại ghi nhớ SGK
3/ một vật có khối lượng m = 6kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. diện tích
mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là S = 60 cm2. áp suất tác dụng lên mặt bàn là:
a/ 10000N/m2 b/ 15000 N/m2 c/ 17000 N/m2 d/ 20000 N/m2

Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Làm bài tập từ 7.1 – 7.6 SBT
- Xem trước bài 8.
4.

Khi thực hiện bài dạy theo đổi mới phương pháp thì số học sinh khá giỏi tăng
đạt từ 95 - 97%, còn dạy theo phương pháp cũ thì số học sinh khá giỏi chưa
cao và bài thường xuyên đạt yêu cầu ở mức 85%- 86%.

Kết quả thu được khi dạy theo phương pháp cũ:
Số bài
130

Điểm
5,6 45

Điểm 0
0

20/24

Điểm
7,8 49

Điểm
9,10 15


×