Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Giám đốc tuổi 20 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.97 KB, 3 trang )

Giám đốc tuổi 20
(VietNamNet) - Những người khi gặp mặt Lê Danh Hoàng vẫn cứ không tin đây là ông chủ. Học đại
học năm thứ hai, 20 tuổi, Hoàng lập công ty. Khi công ty hoạt động thành công, Hoàng cũng chỉ
mới 23 tuổi, tức vừa tốt nghiệp đại học 1 năm.
Mượn tiền lập công ty
Sinh năm 1983, Lê Danh Hoàng trắng trẻo và đẹp trai như thư sinh, khiến mới thoạt nhìn cứ ngỡ đây là
một cậu ấm ăn chưa no lo chưa tới. Càng khó có thể tin hơn bởi công ty của Hoàng hoạt động trong lĩnh
vực khá đặc biệt bởi ít ai dám làm, đó là nuôi yến sào trong nhà.
Sinh ra ở Thái Nguyên, học chuyên Lý đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó vào TP.HCM học tiếp Ngoại
thương. Có thể ngành học đã khiến Hoàng đến sớm với kinh doanh, nhưng có lẽ hơn thế là máu mê mạo
hiểm, nên chọn những công việc ít ai làm.
Khoảng năm 2002, có một vị tiến sĩ người Indonesia, ông Elisa Nugroho, sang Việt Nam tiếp thị kỹ thuật và
thiết bị nuôi chim yến. Kết quả tiếp thị của ông gần như bằng không, vì không mấy ai quan tâm hoặc không
dám làm công việc có vẻ phiêu lưu này. Thế nhưng trong mấy ngày cùng đi làm phiên dịch cho đoàn, Lê
Danh Hoàng đã tìm hiểu rất chăm chú. Cuối đợt làm việc, Hoàng đổi phong bì thù lao để xin lấy toàn bộ tài
liệu, băng đĩa của vị tiến sĩ. Ông Nugroho mừng rỡ vì có người “nối nghiệp”, sốt sắng giúp anh tìm hiểu về
kỹ thuật nuôi chim yến sào trong nhà.
Máu mê là làm. Hoàng viết thư mược ba mẹ 2.000 USD, nói rõ là kinh doanh. Cứ tưởng sẽ bị phản đối,
nhưng hóa ra ba mẹ Hoàng cũng là dân trong ngành thương nghiệp, nên khi thấy Hoàng có ý nghĩ táo bạo,
ông bà không chỉ đồng tình ngay, mà còn khuyến khích. Được ủng hộ, Hoàng vay mượn tiền của bạn, và
huy động cả tiến sĩ Nugroho, lập công ty Chấn Hưng, chuyên về lĩnh vực nuôi yến sào trong nhà. Chấn
Hưng tiếp tục nhận làm đại diện cho tập đoàn EKA của Indonesia. Hoạt động của Chấn Hưng và EKA Việt
Nam gồm các lĩnh vực: tư vấn giải pháp kỹ thuật nuôi chim yến sào trong nhà, xây dựng nhà nuôi yến,
cung cấp thiết bị nuôi, buôn bán tổ yến, cung cấp thức ăn và thuốc cho chim…
Sản phẩm đầu tiên đánh dấu cuộc gia nhập của Hoàng vào nghề này là ngôi nhà nuôi chim yến ở thành
phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Mua đất xây nhà, đặt thiết bị và các chi phí khác gần 1 tỷ đồng.
Hoàng cho biết, đến 2006 có thể khẳng định hoạt động nuôi yến sào trong nhà là thành công, đồng nghĩa
với công ty Chấn Hưng đã hiệu quả. Năm đó, Hoàng chỉ mới 23 tuổi, tức mới tốt nghiệp ra trường được
một năm. Từ số vốn vay vài chục triệu ban đầu, đến nay cơ ngơi của Hoàng đã lên đến vài tỷ đồng, tính
theo khoản Hoàng đã bỏ ra đầu tư cho khách hàng.
So với những gì đạt được, Hoàng còn quá


trẻ.
Những ngày thứ Bảy, Chủ nhật, Hoàng miệt mài rong ruổi đi khắp các tỉnh miền Trung và
Nam bộ, khảo sát chim yến.
Nghề không trường dạy
Sau khi xây xong ngôi nhà gọi yến ở Phan Rang, 8 tháng sau yến chưa vào ở, lo sốt vó. “Hoàng kể: “Mãi
đến tháng 3/2006 là đợt tổ chức hội thảo về nuôi yến, mà ngôi nhà ở Phan Rang yến vẫn chưa vào, ruột
gan như lửa đốt. Đến khi những vệt dãi yến đầu tiên xuất hiện, mới nghĩ mình vừa tai qua nạn khỏi”. Ngày
những cặp yến đầu tiên vào làm tổ, cảm giác của Hoàng mừng rỡ như bắt gặp của quý. Anh đã mải mê
ngồi ngắm cả tiếng đồng hồ, lắng nghe chim kêu ríu rít lòng vui rộn rã như tiếng chim.
Hoàng nói rằng niềm vui rất lớn vì loại công việc đã có tính rủi ro cao, trong khi anh chỉ tự mày mò, chưa
có kinh nghiệm. Đến giờ chưa có nơi nào trong các trường đại học hoặc công nghiệp chế đề cập đến nội
dung nuôi chim yến trong nhà. Vì thế con đường học hỏi của Hoàng cũng không ít gian nan.
Lần đầu tiên hăng hái đến nỗi, chỉ trong một đêm anh đã viết xong một bản kế hoạch nuôi và kinh doanh
về chim yến. “Bây giờ nhìn lại, có nhiều nội dung trong bản kế hoạch thật ngô nghê đến buồn cười. Nhưng
cái giá trị lớn nhất là nó thể thể hiện quyết tâm cao của mình, và niềm tin rất lớn rằng sẽ nuôi được chim
yến”.
Niềm tin đó đã khiến Hoàng không mệt mỏi trong công cuộc tìm kiếm và học nghề. Ngoài mấy tài liệu của
tiến sĩ Nugroho, Hoàng lên mạng tìm kiếm tài liệu, tìm người có kiến thức để hỏi han, trao đổi. Cứ đến thứ
Bảy, Chủ nhật, Hoàng lại lên đường rong ruổi, đi dọc khắp các tỉnh duyên hải miền Trung, Nam bộ. “Buồn
cười, những ngày đầu chưa biết phân biệt, thấy chim én bay hàng đàn, cứ tưởng là yến, mững rỡ nghĩ
rằng giàu có tới nơi” - Hoàng kể và cười về sự ngô nghê của mình.
Kế đến là những chuyến hành trình dài ngày ra nước ngoài học hỏi. Từ Indonesia sang Malaysia, Thái
Lan, Hồng Kông, Campuchia, và cuối cùng là sang tận Mỹ. Hoàng đã lang thang qua gàn 20 bang của Mỹ,
và chính tại đây, anh đã hoàn thành đề tài khóa luận “Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm yến sào Việt Nam
theo mô hình nuôi trong nhà”. Bao nhiêu đợt đi đi về về, anh không còn nhớ mình tiêu hết bao nhiêu tiền.
Rất may mắn là vị tiến sĩ sinh học người Indonesia quý mến tính siêng năng, tinh thần ham học hỏi và
cùng yêu nghề nuôi yến, nên đã giúp đỡ tận tình, từ chuyện học tập đến tiền bạc, hướng dẫn kinh doanh.
Tập hợp được một số kinh nghiệm, Hoàng mạnh dạn đầu tư mạn hơn vào công ty. Từ chỗ ban đầu chỉ dè
dặt trao đổi chút ít về kỹ thuật và buôn bán tổ yến, công ty Chấn Hưng của Hoàng mà Trung tâm Eka là
chủ lực, đã mở ra nhiều dịch vụ mới: Tư vấn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cung ứng thiết bị, tổ chức

các cuộc hội thảo, các tour tham quan tìm hiểu mô hình nuôi yến…
Ước mơ làng yến!
Trò chuyện, Hoàng bộc lộ 2 ước mơ: xây dựng làng nghề và tổ chức
Hiệp hội những người nuôi yến. Hiệp hội thì có lẽ một chàng trai trẻ 24
tuổi chưa thể đứng ra tập hợp, nhưng làng yến thì anh tin rằng có thể.
Hiện nay ngoài các ngôi nhà yến ở Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Khánh
Hòa, TP.HCM, Gò Công (Tiền Giang) và hàng chục ngôi nhà gọi yến
mà Trung tâm Eka tư vấn xây dựng và trang bị cho khách hàng, Hoàng
đã mua một khu đất khá rộng cũng ở Gò Công, dự kiến sẽ xây dựng
100 căn nhà nuôi yến ở đây. Qua những ngày tháng khảo sát, anh lập
được một bản đồ chim yến, lập website của công ty tại địa chỉ
để cung cấp thông tin cho khách hàng,
cùng trao đổi kiến thức.
Để phát triển làng nghề, theo Hoàng, vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để giảm giá thành trang thiết bị
kỹ thuật, vừa giảm vốn đầu tư vừa tăng tỷ suất lợi nhuận. Từ trước đến nay, thiết bị nuôi yến hầu hết đều
phải nhập từ nước ngoài về. Đến như gỗ xoan đóng trên trần nhà cho yến làm tổ, vẫn phải nhập từ
Indonesia. Hoàng đang mày mò nghiên cứu tìm nguyên vật liệu thay thế để nội địa. Theo anh có thể giảm
một nửa so với giá nhập về.
Dù đến bây giờ đã thật sự thành công về kỹ thuật và cũng đã có đầu mối xuất khẩu sản phẩm, Hoàng vẫn
xác định chưa thể khẳng định là đã hoàn tất. “Còn nhiều việc phải làm lắm. Ví dụ làm sao để nhân bầy đàn
lên nhanh, chứ đâu thể chờ yến thiên nhiên vào được con nào hay con nấy như hiện giờ” - Hoàng bày tỏ.
Trước nguồn lộc trời cho, dễ dàng mà ít vốn, có xu hướng nhiều người đã chạy theo đầu tư trở thành phát
triển nóng, trong khi đó số lượng yến không đủ nên việc đầu tư đã không hiệu quả, khá nhiều nơi đã thất
bại. Mong muôn phát triển đàn yến của Hoàng đã được nhiều vị tiến sĩ sinh học am hiểu về yến như
Nguyễn Quang Phách, Nguyễn Khoa Diệu Thu chia sẻ, và cùng với anh thử nghiệm các phương pháp
nhân bầy đàn.
Trong dự định tương lai, Hoàng định đưa công ty đi theo hướng phát triển mạnh về kỹ thuật, tư vấn và
cung cấp trang thiết bị. Tại cuộc hội thảo chuyên đề “Nghề nuôi yến trong nhà tại Việt Nam” ngày
26/11/2006 vừa qua, Hoàng vừa cảnh báo về tình hình phát triển nóng này, vừa tập trung vào vấn đề tìm
phương pháp nhân bầy đàn. Anh cho biết, nếu việc nhân bầy đàn thành công, thì sản phẩm tổ yến có một

tỷ lệ “đọc được” trong GDP nước nhà sẽ không phải là niềm mơ ước quá xa xôi nữa.
• Đặng Vỹ
Chim yến trong một ngôi nhà của Hoàng

×