Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Mười xu hướng đáng chú ý năm 2006 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.17 KB, 5 trang )

Mười xu hướng đáng chú ý năm 2006
Các xu hướng kinh tế vĩ mô, các vấn đề xã hội và môi trường cùng với những xu hướng
phát triển của thương mại và công nghiệp, tất cả sẽ hình thành nên một bức tranh kinh
doanh trong những năm tới.
Thành công về kinh doanh phụ thuộc nhiều vào việc nắm bắt các xu
hướng.
Những ai nói rằng thành công về kinh doanh tất cả đều nằm ở năng lực điều hành là sai lầm. Thị
trường, công nghệ và địa lý đều là những yếu tố quan trọng để có thể đảm bảo hoạt động kinh
doanh phát triển nhanh, ổn định lâu dài. Những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả trong
nhiều ngành công nghiệp được cho là do quản lý kém. Tuy nhiên, trong các ngành như ngân hàng,
viễn thông và công nghệ, gần 2/3 số doanh nghiệp tăng trưởng tốt đều nhờ vào sự thuận lợi về
các yếu tố thị trường và địa lý. Hầu hết các công ty đi đúng các xu hướng phát triển chung đều
thành công, trong khi đó các công ty đi ngược lại đang phải vật lộn để tồn tại. Do đó, việc xác định
đúng chiều hướng và các chiến lược phát triển đóng vai trò sống còn đối với thành công của công
ty.
Những xu hướng nào khiến thế giới năm 2015 có một môi trường kinh doanh hoàn toàn khác biệt
so với hiện nay? Dự đoán những thay đổi hoặc “cú sốc” trong giai đoạn ngắn thường là một việc
khó khăn. Tuy nhiên, dự báo về một sự thay đổi mang tính chiều hướng là điều hoàn toàn có thể
thông qua phân tích cả một quá trình lịch sử lâu dài. Chúng ta có thể thấy Internet phải mất tới hơn
30 năm để trở thành một hiện tượng chỉ trong vòng có một đêm.
Các xu hướng kinh tế vĩ mô
Chúng tôi muốn nêu bật 10 xu hướng sẽ làm thay đổi bức tranh kinh doanh. Trước tiên, đó là 3 xu
hướng kinh tế vĩ mô sẽ làm thay đổi sâu sắc nền kinh tế toàn cầu.
1
1. Các trọng tâm của hoạt động kinh tế thế giới sẽ chuyển đổi một cách
sâu sắc, không chỉ mang tính toàn cầu, mà còn cả khu vực. Nhờ tự do
kinh tế, tiến bộ công nghệ, sự phát triển của thị trường tư bản và những
thay đổi về nhân khẩu, thế giới đã trải qua một cuộc tái tổ chức lớn các
hoạt động kinh tế. Mặc dù rõ ràng sẽ có những cú sốc hoặc bước thụt
lùi, nhưng việc tái tổ chức này sẽ vẫn diễn ra. Ngày nay, châu Á (trừ
Nhật Bản) chiếm 13% tổng thu nhập của thế giới, trong khi đó Tây Âu


chiếm tới hơn 30%.
Tuy nhiên, trong vòng 20 năm tới, cả hai khu vực trên sẽ gần như ngang bằng nhau. Một số ngành
công nghiệp – ví dụ chế tạo và dịch vụ công nghệ thông tin (IT) – sẽ chuyển đổi sâu sắc hơn. Câu
chuyện không chỉ đơn thuần thích hợp với châu Á. Những sự chuyển đổi trong phạm vi giới hạn
từng khu vực cũng mang ý nghĩa quan trọng như những sự chuyển đổi liên vùng. Mỹ sẽ vẫn có tác
động lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế thế giới trong vòng 2 thập kỷ tới.
2. Các hoạt động ở khu vực công sẽ tăng mạnh, khiến việc nâng cao năng suất lao động trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết. Tình trạng dân số thế giới già đi chưa từng thấy sẽ đòi hỏi những cấp
độ mới về tính hiệu quả và sự sáng tạo từ khu vực công. Nếu không có những tiến bộ về năng
suất lao động rõ ràng, thì gánh nặng về trợ cấp hưu trí và y tế sẽ đẩy thuế lên cao chót vót.
Giống như ở các nền kinh tế phát triển, Chính phủ của các nền kinh tế thị trường đang nổi
(emerging) sẽ phải quyết định mức dịch vụ xã hội dành cho công dân mình, những đối tượng ngày
càng đòi hỏi sự bảo vệ của nhà nước như chăm sóc sức khỏe và an sinh hưu trí. Sự chấp nhận
các phương pháp tiếp cận của khu vực tư nhân có thể sẽ phổ biến trong việc cung cấp các dịch vụ
xã hội ở cả thế giới phát triển và đang phát triển.
3. Bức tranh về tiêu dùng sẽ thay đổi và mở rộng đáng kể. Gần một tỷ người tiêu dùng mới sẽ
tham gia vào thị trường toàn cầu trong thập kỷ tới khi tăng trưởng kinh tế tại các thị trường đang
phát triển sẽ đẩy mức thu nhập hộ gia đình hàng năm của họ vượt khỏi ngưỡng 5.000 USD. Vào
thời điểm đó, nhìn chung mọi người sẽ bắt đầu chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu (discretionary
goods). Từ nay cho đến năm 2015, sức mua của người tiêu dùng tại các nền kinh tế đang nổi sẽ
tăng từ 4 nghìn tỷ USD lên tới hơn 9 nghìn tỷ USD - gần bằng sức chi tiêu hiện tại của Tây Âu.
Sự thay đổi về xu hướng tiêu dùng trong nhiều bộ phận dân cư tại các nền kinh tế phát triển cũng
sẽ diễn ra rất sâu sắc. Những sự thay đổi do dân số già đi và nhiều sự thay đổi khác như đến năm
2015 số người gốc Tây Ban Nha tại Mỹ sẽ có sức mua ngang với khoảng 60% người tiêu dùng
gốc Hoa... Bất cứ sống ở đâu, người tiêu dùng sẽ ngày càng có nhiều thông tin và được tiếp cận
với những sản phẩm và nhãn hiệu giống nhau.
Các xu hướng xã hội và môi trường
Mặc dù các yếu tố xã hội và môi trường thường không dễ dự đoán và sự ảnh hưởng của chúng
đối với thế giới kinh doanh ít chắc chắn hơn, nhưng chúng sẽ làm thay đổi cơ bản cách chúng ta
sống và làm việc.

Mỹ sẽ vẫn có tác động
lớn nhất đến tăng trưởng
kinh tế thế giới trong
vòng 2 thập kỷ tới.
2
4. Sự kết nối về công nghệ sẽ làm thay đổi cách thức sống và
tác động lẫn nhau giữa con người. Cuộc cách mạng công
nghệ đã làm điều đó. Tuy nhiên, chúng ta đang ở giai đoạn
đầu, chưa phải là hoàn chỉnh, của cuộc cách mạng này. Các
khu vực công, tư nhân và các doanh nghiệp đang học cách tận
dụng tối đa lợi ích của công nghệ thông tin để đưa ra giải
pháp, phát triển và tiếp cận với tri thức. Những diễn biến mới
trong lĩnh vực này như: công nghệ sinh học, công nghệ nano
đang vượt ra khỏi phạm vi sản phẩm và dịch vụ.
Mang tính chuyển đổi mạnh hơn bản thân công nghệ không gì khác chính là sự chuyển đổi trong
chính hành vi mà nó tạo ra. Chúng ta làm việc không chỉ mang tính toàn cầu mà còn mang tính tức
thời. Chúng ta đang hình thành nên những cộng đồng và các mối quan hệ theo những phương
thức mới. (Thực tế, 12% các gia đình mới cưới năm ngoái ở Mỹ là kết quả của những cuộc gặp
gỡ, giao lưu trên mạng). Hơn 2 tỷ người sử dụng điện thoại di động. Chúng ta gửi 9 nghìn tỷ thư
điện tử một năm. Chúng ta thực hiện một tỷ lệnh tìm kiếm trên Google trong vòng một ngày, hơn
một nửa trong số đó không phải bằng tiếng Anh. Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, địa lý không phải
là yếu tố cản trở chính gây ra những giới hạn cho cách thức tổ chức kinh tế và xã hội.
5. Cuộc chiến giành giật tài năng cũng sẽ thay đổi. Các bước chuyển biến về nhân công và nhân
tài đang diễn ra sẽ mạnh mẽ hơn hiện tượng di chuyển việc làm đang được thừa nhận một cách
rộng rãi sang các nước có mức lương thấp hơn. Bước chuyển sang các ngành công nghiệp cần
nhiều chất xám đã làm nổi bật lên tầm quan trọng và sự khan hiếm của những tài năng được đào
tạo cẩn thận. Tuy nhiên, quá trình hội nhập thị trường lao động toàn cầu ngày càng mạnh mẽ đang
mở ra những nguồn nhân tài to lớn mới. Con số 33 triệu chuyên gia trẻ tốt nghiệp đại học tại các
nước đang phát triển gấp đôi so với ở những nuớc phát triển. Đối với nhiều công ty và chính phủ,
các chiến lược về nhân tài và lao động toàn cầu sẽ đóng vai trò quan trọng như các chiến lược

toàn cầu về sản xuất và tạo nguồn lực.
6. Vai trò và hoạt động của các doanh nghiệp lớn sẽ ngày được quan tâm chặt chẽ. Một khi các
doanh nghiệp mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu và khi các yêu cầu kinh tế đối với môi
trường ngày được chú trọng, mức độ hoài nghi của xã hội đối với các doanh nghiệp lớn có thể sẽ
tăng theo.
Những nguyên lý của hệ tư tưởng kinh doanh toàn cầu hiện nay – ví dụ như thương mại tự do,
quyền sở hữu trí tuệ và hồi hương lợi nhuận – không được hiểu cặn kẽ, đấy là chưa nói đến việc
chấp nhận chúng ở nhiều khu vực trên thế giới. Các vụ scandal và thảm họa môi trường dường
như sẽ không thể tránh khỏi, làm trầm trọng thêm sự oán giận và gây ra những bướt thụt lùi về
chính trị và pháp chế. Xu hướng này không những không lỗi thời trong vòng 5 năm mà tới tận 250
năm. Tốc độ và quy mô ngày một lớn của kinh doanh toàn cầu cộng với sự nổi lên của các tập
đoàn toàn cầu khổng lồ thực sự sẽ làm tăng thêm những áp lực nói trên trong vòng 10 năm tới.
7. Nhu cầu về các nguồn lực thiên nhiên sẽ tăng, đồng nghĩa với việc gây tổn hại tới môi trường.
Khi tăng trưởng kinh tế tăng tốc – đặc biệt ở các thị trường đang nổi - chúng ta sẽ sử dụng các
nguồn lực thiên nhiên với tốc độ chưa từng thấy. Nhu cầu về dầu mỏ dự kiến tăng 50% trong vòng
2 thập kỷ tới. Và nếu không có những khai phá hoặc những cách tân mới, nguồn cung cấp dầu mỏ
không thể đáp ứng nổi nhu cầu. Chúng ta đang chứng kiến nhu cầu ngày một lớn về hàng loạt các
mặt hàng khác. Ví dụ, ở Trung Quốc, nhu cầu về đồng, thép và nhôm đã tăng gần gấp ba trong
thập kỷ qua.
Các nguồn lực trên thế giới đang ngày một cạn kiệt. Thiếu nước sẽ là một yếu tố chính cản trở
tăng trưởng ở nhiều quốc gia. Và một trong những nguồn thiên nhiên khan hiếm nhất của chúng ta
Công nghệ nano đang vượt ra
khỏi phạm vi sản phẩm và dịch
vụ.
3
là khí quyển sẽ đòi hỏi một sự thay đổi sâu sắc trong hành vi của con người nhằm bảo vệ nó khỏi
bị suy thoái hơn nữa. Những đổi mới trong công nghệ, pháp chế và việc sử dụng các nguồn lực sẽ
đóng vai trò trọng tâm trong việc tạo ra một thế giới có thể vừa thức đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh
mẽ và vừa đáp ứng được những đòi hỏi về môi trường.
Xu hướng thương mại và công nghiệp

Cuối cùng, chúng tôi xác định nhóm những xu hướng thứ ba: đó là những xu hướng về thương
mại và công nghiệp, những xu hướng đang thúc đẩy sự thay đổi ở cấp công ty.
8. Cơ cấu công nghiệp toàn cầu mới đang nổi lên. Để thích
ứng với những nguyên tắc thị trường đang thay đổi và sự ra
đời của các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh phi truyền
thống đang nở rộ, thường là cùng tồn tại trong một thị trường
và lĩnh vực.
Trong nhiều ngành công nghiệp, cơ cấu ‘’hình quả tạ’’ đang xuất hiện, với một vài người khổng lồ
đứng đầu, ở giữa hẹp tiếp đến nhỏ hơn, và các thành phần chuyển động nhanh ở dưới cùng.
Tương tự, ranh giới giữa các công ty mờ dần như một ‘’hệ sinh thái” của các nhà cung cấp, các
nhà sản xuất và khách hàng. Sự xuất hiện của hình thức tài chính chứng khoán tư nhân ngày một
phát triển đang thay đổi hình thức sở hữu công ty, vòng đời và năng lực hoạt động. Các công ty
chiến thắng, ứng dụng tính hiệu quả của các khả năng cơ cấu mới, sẽ huy động được sức mạnh
từ những sự chuyên đổi này.
9. Quản lý sẽ chuyển từ ‘’nghệ thuật’’ sang ‘’khoa học”. Các công ty lớn hơn, phức tạp hơn đòi hỏi
phải có những công cụ mới để điều hành và vận hành chúng. Thực tế, công nghệ tiên tiến và các
công cụ kiểm soát thống kê đã hình thành nên nhiều phương thức quản lý mới có thể vận hành
hiệu quả cả những thể chế khổng lồ.
Đã qua rồi cái thời còn tồn tại kiểu quản lý ‘’bản năng gan dạ”. Giới lãnh đạo doanh nghiệp ngày
nay đang sử dụng các phương pháp ra quyết định tính toán kỹ càng và nắm trong tay những phần
mềm tinh xảo để quản lý doanh nghiệp của mình. Quản lý một cách khoa học là phải vận hành từ
kỹ năng tạo lợi thế cạnh tranh sang ‘’lá bài’’ trao quyền cho công ty được chơi trong cả cuộc chơi.
10. Tiếp cận thông tin rộng rãi đang thay đổi kinh tế tri thức. Tri thức ngày một dễ tiếp cận, và đồng
thời cũng ngày một chuyên biệt hóa. Sự thể hiện rõ ràng nhất cho xu hướng này chính là sự đa
dạng của các công cụ tìm kiếm (như Google). Tiếp cận với tri thức đã trở thành gần như phổ quát.
Tuy nhiên, sự biến đổi này sâu sắc hơn đơn gia chỉ được tiếp cận một cách rộng rãi.
Những mô hình mới về tiếp cận, sản xuất, phân phối và sở hữu tri thức đang nổi lên. Chúng ta
đang chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các phương pháp tiếp cận mã nguồn mở đối với sự
phát triển tri thức bởi cộng đồng, chứ không phải cá nhân, đang ngày một có trách nhiệm đối với
những sự đổi mới. Bản thân việc ‘’sản xuất’’ tri thức cũng đang tăng mạnh: ví dụ lượng đăng ký

bản quyền sáng chế trên thế giới tăng mạnh từ 1990 đến 2004 với tốc độ 20% mỗi năm. Các công
ty sẽ phải học cách khai thác sự phổ quát của tri thức mới – nếu không sẽ bị chìm trong cơn lũ
thông tin.
Các mô hình kinh doanh phi
truyền thống đang nở rộ.
4
Các công ty cần hiểu về sự ảnh hưởng của những xu hướng trên cùng với các nhu cầu của người
tiêu dùng và sự phát triển mang tính cạnh tranh. Các giám đốc điều hành nào gắn chiến lược của
công ty mình với các yếu tố trên sẽ thành công.
(Tác giả: Ian Davis - Giám đốc điều hành trên phạm vi toàn thế giới của Công ty McKinsey &
Company và Elizabeth Stephenson làm công tác tư vấn tại Văn phòng McKinsey ở San Francisco.)
• Trần Kiên (Theo Financial Times)
5

×