Nguồn mở đã kém an toàn hơn
Xu hướng công khai mã nguồn của
virus kèm với đó là sự mất an toàn của
các hệ thống mã nguồn mở và sự
“vượt mặt” của virus với những phần
mềm bảo mật đang là những vấn đề
đáng ngại.
Theo đánh giá từ Công ty CMC InfoSec,
xu hướng công khai mã nguồn của virus
hiện đang hình thành. Việc công khai mã
nguồn virus đã góp phần làm cho số
lượ
ng mã độc (malware) tăng lên không
ngừng cả về số lượng lẫn mức độ nguy
hiểm.
Bất kì một tác giả viết virus nào có kiến
thức bình thường về hệ thống, nếu có mã
virus trong tay thì đều có thể thay đổi mã
virus để tạo ra biến thể mới. Đây là một thách thức không nhỏ cho các hãng sản
xuất phần mềm diệt virus.
Bên cạnh đó, các hãng bảo mật trên thế giới cũng nh
ận định rằng các phần mềm
bảo mật hiện nay đã bị virus "vượt mặt" về khả năng phản ứng. Chính vì vậy,
các hãng bảo mật đang liên tục nghiên cứu những công nghệ và kĩ thuật mới để
mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc hạn chế và ngăn chặn tốc độ bùng phát của
virus hiện nay.
Trước đây, những kẻ viết virus th
ường dồn sức tấn công nền tảng Windows, vì
sản phẩm này chiếm thị phần rất lớn trên thế giới, tuy nhiên hiện nay thị phần
máy tính sử dụng mã nguồn mở Mac và Unix/Linux gia tăng và trở thành mỏ
vàng thu hút sự quan tâm của giới tin tặc.
Hệ điều hành nguồn mở không còn an toàn nữa, tác giả mã độc đang nỗ lực di
chuyển địa bàn hoạt động sang những máy tính mã nguồn mở bằng cách ti
ền
hành cài đặt phần mềm mã độc trong hệ điều hành mở để đánh cắp thông tin tài
chính, thông tin cá nhân, và họ còn hy vọng mở rộng thêm tính năng của các
Trojan cũ. Ở đâu sinh lợi ở đó có tội phạm.
Sự gia tăng tấn công các máy chủ web sử dụng hệ điều hành Linux gia tăng,
trong khi đó những vụ tấn công vào hệ thống Windows cũng không có dấu hiệu
giảm. Hệ
điều hành mã nguồn mở cũng có những lỗ hổng và tất cả các lỗ hổng
Ngu
ồn : quantrimang.com
Hacker bắt đầu chuyển hướng tấn
công sang nguồn mở, khiến nền
tảng điện toán này trở nên mất an
toàn hơn. Ảnh minh họa.
bảo mật trên các loại hệ thống đều có thể bị khai thác.
Người dùng quá tin tưởng vào sự an toàn của hệ điều hành mã nguồn mở với
quan niệm “Hệ điều hành mã nguồn mở không bị virus tấn công”. Giờ đây người
dùng cần phải thay đổi cách nghĩ này và cần phải biết không có hệ điều hành là
an toàn nếu như họ không có biện pháp bảo vệ.
Vì thế, các nhà cung cấp giả
i pháp bảo mật cần phải chuẩn bị một lượng tài
chính tương đối để đầu tư cho công việc ngăn chặn việc tấn công hệ thống mã
nguồn mở.