Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Xung đột và va chạm trong nhóm nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.08 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI


BÁO CÁO THỰC HÀNH
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC NHÓM NHỎ
BÁO CÁO THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC NHÓM NHỎ NHỮNG VA CHẠM VÀ
XUNG ĐỘT TRONG NHÓM NHỎ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN

SINH VIÊN

: DƯƠNG THU TRANG

LỚP TÍN CHỈ

: D14TL01

MÃ SINH VIÊN

: 1114070017

HÀ NỘI, tháng 06 năm 2021


BÁO CÁO
HỌC PHẦN: THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC NHÓM NHỎ
NHỮNG VA CHẠM VÀ XUNG ĐỘT TRONG


NHÓM NHỎ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực hành
1.2. Một số hoạt động tại cơ cở
1.3. Mục tiêu thực hành tại cơ sở
1.3.1. Về kiến thức
1.3.2. Về kỹ năng
1.3.3. Về thái độ
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÌM HIỂU
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về nhóm nhỏ
2.1.2. Khái niệm về tâm lý học nhóm nhỏ
2.1.3. Khái niệm va chạm và xung đột nhóm nhỏ
2.2. Phương pháp thực hành nguyên cứu
CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ ĐỀ NHỮNG VA
CHẠM VÀ XUNG ĐỘT TRONG
NHÓM NHỎ
3.1. Thực trạng những ra va chạm và xung đột nhóm
3.1.1. Những va chạm và xung đột nhóm phổ biến
3.1.2. Thực trạng tại địa điểm thực hành
3.2. Một số những nguyên nhân gây ra va chạm và xung đột nhóm


3.2.1. Nguyên nhân khách quan, chủ quan
3.2.2.Về phía lãnh đạo và các thành viên trong nhóm
3.2.3. Những nguyên nhân cơ bản của va chạm và xung đột trong nhóm nhỏ
3.2.4. Một số tình huống va chạm xung đột trong nhóm nhỏ
3.2.5. Hậu quả của va chạm xung đột trong nhóm nhỏ

3.3. Giải pháp cho những va chạm và xung đột nhóm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Cô, các Chị đã giúp
đỡ em có được một kỳ thực hành bổ ích tại Trung tâm chuyên biệt Bình Minh
Em xin cảm ơn cảm ơn sâu sắc đến cô Mua Thị Minh - Giám đốc Trung tâm
chuyên biệt Bình Minh, cùng các anh, chị và thầy, cô khác trong trung tâm đã tạo
điều kiện và giúp đỡ cho chúng em rất nhiều để có thể thực hiện đợt thực hành
môn Tâm lý học lao động. Với sự hỗ nhiệt tình từ trung tâm, chúng tôi đã được
trải nghiệm, quan sát và học hỏi rất nhiều điều bổ ích cũng như những tri thức,
kinh nghiệm quý báu. Chúng đã và đang trở thành những hành trang vơ cùng
quan trọng cho chúng em hồn thiện bài báo cáo thực hành lần này và sẽ còn
nhiều hữu ích trong quãng đời làm nghề sau này của chúng em mà khơng gì có
thể thay thế được.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn trực tiếp tới cô Nguyễ Thị Hiền đã ln tận
tình trong cơng tác hướng dẫn và đốc thúc tiến độ thực tập của chúng em đươc
diễn ra suôn sẻ và thành công nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!


Như chúng ta đã biết xung đột nảy sinh trong cơng việc là điều thường xun
xảy ra, đó là hiện tượng tự nhiên không thế tránh khỏi. Nhũng con người khác
nhau đến từ những miền địa lý khác nhau, độ tuổi, tư tưởng khác nhau, với
những mục đích và nhu cầu hồn tồn khơng giống nhau. Mang trong người tất
cả những sự khác nhau đó, họ gặp nhau hàng ngày, cùng nhau làm việc trong
một khn viên hạn hẹp thì việc khơng hài lịng nhau trong một cơng việc, cách
nói chuyện đặc biệt là khơng hài lịng về nhu cầu lời ích dễ xảy ra mâu thuẫn đấn

đến xung đột làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ, tới công việc, tới tổ chức, tới
nhóm nhỏ.
Tuy nhiên, ở một khía cạch khác sự va chạm và xung đột có thể là động lực của
sự phát triển. Nếu biết giải quyết chúng một cách khoa học, biết tiết chế mọi tìm
huống hợp lý thì những mâu thuẫn, xung đột lại trở thành những động lực mang
tính đột phá cho cơng việc của nhóm với nhau đem lại lợi ích cho tổ chức.
Ngược lại, nếu giải quyết không tốt xung đột nhỏ sẽ trở thành xung đột lớn và
cuối cùng sẽ phá vỡ nhóm nhỏ.
Để giải quyết xung đột nảy sinh trong cơng việc một cách nhanh chóng, liên kết
mọi người lại cùng hướng về mục tiêu chung của cả nhóm là điều khơng hề đơn
gian, địi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải nhận biết một cách chính xác nguồn
gốc nảy sinh xung đột và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Trong quá trình thực hành tại Trung tâm Tư vấn và Giáo dục hịa nhập Gia An,
được tiếp và có cơ hộp làm việc nhóm em nhận ra một số bất cập cũng như
những vấn đề trong quá trình làm việc nhóm.Với những lý do đó, em xin chọn đề
tài báo cáo tìm hiểu về “ Những va chạm và xung đột trong nhóm nhỏ” để có thể
hiểu được hơn về những nguyên nhân gây ra những xung đột không đáng có và
đề ra những giải pháp cho vấn đề này.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực hành:
Trung tâm chuyên biệt Bình Minh được thành lập vào tháng 2 năm 2016 và có
trụ sở tại số 26 ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Tuy còn tương
đối non trẻ, xong trung tâm đã và đang gây dựng lên tên tuổi cũng như uy tín
vững chắc trong sự nghiệp giáo dục trẻ đặc biệt ở Việt Nam nói chung và miền
Bắc nói riêng.
Chức năng và nhiệm vụ chính của trung tâm là đánh giá, phát triển, tư vấn và can
thiệp cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm: trẻ tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ,
khó khăn về vận động, khó khăn về nghe, khó khăn về nhìn, chậm nói, khó khăn

về học tập, tăng động giảm chú ý,...
Ngồi ra, các giáo viên trong viện cịn có chức năng cải thiện, định hương, can
thiệp và tháo gỡ về các vấn đề như:
• Khó khăn trong học tập
• Khó khăn trong quan hệ xã hội
• Các mặt phát triển cảm xúc
• Phát triển cân bằng, lành mạnh, an tồn
Tư vấn định hướng nghề nghiệp cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà
trung tâm đảm trách. Công việc đó bao gồm:
• đánh giá, khám phá năng lực, tính cách, năng khiếu
• xác định hướng nghiệp thơng qua test tâm lý
• tư vấn hướng nghiệp
1.2.
Một số hoạt động tại cơ sở
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của các gia đình, các bậc phụ huynh
có con em có nhu cầu đặc biệt ( tự kỷ, chậm phát triển, tăng động giảm chú ý,...),
trung tâm thường xuyên tổ chức các họat động bổ ích và thiết thực để can thiệp
vào trị liệu cho các bé, giúp các em sớm hịa nhập được với những trẻ bình
thường khác.


1.3. Mục tiêu thực hành tại cơ sở:
1.3.1. Về kiến thức:
- Hiểu được đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học lao động cũng như tầm quan
trọng và tính thực tiễn của môn học.
- Hiểu được tâm lý của người lao động cũng như tâm lý của nhà lãnh đạo và
người sử dụng lao động. Từ đó rút ra được các kết luận và những điều cần chú ý
trong lao động.
- Nắm được cơ sở tâm lý của việc tổ chức quá trinh hoạt động, lý thuyết phân
công lao động, xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý… và biết cách áp

dụng chúng trong thực tế.
1.3.2. Về kỹ năng:
- Hình thành kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích và học hỏi cũng như tự rút ra
kinh nghiệm cho bản thân.
- Hình thành kỹ năng lãnh đạo, quản lý tập thể, tạo bầu khơng khí trong tập thể,
xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý,…
- Học thêm được kỹ năng để quá trình lao động diễn ra sn sẻ, đạt hiệu quả, qua
đó rút ra thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
1.3.3. Về thái độ:
- Có thái độ cầu thị, tích cực tiếp thu các tri thức, kinh nghiệm, bài học tại cơ sở
thực hành cũng như trong đời sống xã hội.
- Tôn trọng và chấp hành các quy định, nội quy của nhà trường, cơ sở thực hành
và giảng viên hướng dẫn đề ra.
- Chủ động, hăng hái tham gia các hoạt động tại cơ sở thực hành.
- Hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ mà môn học cũng như giảng viên
hướng dẫn và cơ sở thực hành đưa ra.
- Đi thực hành một cách tự giác, chăm chỉ và đúng giờ.
- Giữ thái độ hịa nhã, lịch sự, tơn trọng, lễ phép.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÌM HIỂU
2.1. Các khái niệm liên quan:
2.1.1. Khái niệm chung về nhóm nhỏ:
* Khái niệm nhóm nhỏ:
Nhóm nhỏ là một tập hợp người nhất định, có quan hệ trực tiếp qua lại với nhau
thường xuyên, liên kết với nhau trong một hoạt động chung, tồn tại trong một
khoảng thời gian nhất định.
2.1.2. Khái niệm chung về tâm lý học nhóm nhỏ:
* Khái niệm tâm lý học nhóm nhỏ:
Tâm lí học nhóm nhỏ là một phân ngành của khoa học tâm lí, nghiên cứu những

quy luật hình thành, phát triển và biểu hiện của các hiện tượng tâm lí, mối liên hệ
giữa các nhóm nhỏ và thành viên trong nhóm nhỏ
2.1.3. Khái niệm va chạm và xung đột:
Xung đột nhóm: Xung đột nhóm là trạng thái xáo trộn về tổ chức đối với sự cân
bằng trước đó của nhóm.
Va chạm nhóm nhỏ: Va chạm là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các cá nhân
về một vấn đề nào đó có liên quan đến mặt nhận thức, tình cảm hoặc quyền lực
vật chất. Va chạm là hiện tưởng của đời thường, thường xuyên, biểu hiện trong
các quan hệ ( gia đình, lớp học, tổ đội,..). Có thể nói, ở đâu có quan hệ, ở đó có ít
nhiều có sự va cham.
Xung đột nhóm nhỏ: Xung đội nhóm là sự mâu thuẫn, bất đồng về các quan
điểm, niềm tin giữa các thành viên trong nhóm có liên quan đến các vấn đề của
cuộc sống xã hội hoặc động chạm đến quyền lợi, vật chất hay tinh thần của các


cá nhân. Xung đột nhóm dẫn đến sự phá vỡ thế cân bằng, gây rối loạn vè cơ cấu,
về tổ chức nhóm, là nguyên nhân làm thay đổi nhóm.
2.2. Phương pháp thực hành nghiên cứu:
Có rất nhiều phương pháp để thực hành nghiên cứu tâm lý học trong lao động.
Xong, trong báo cáo này sẽ sử dụng và nêu ra 4 phương pháp chính sau:
a) Phương pháp quan sát:
Có thể tiến hành theo 2 hình thức đó là quan sát liên tục và quan sát gián đoạn.
Sinh viên tiến hành quan sát và ghi lại những thông tin, sự kiện xảy ra bằng hình
thức chép tay hoặc có sự hỗ trợ của các thiết bị theo dõi, ghi âm, ghi hình,…
Việc quan sát cần được tiến hành một cách thận trọng để đàm bảo tính khách
quan, khơng để sự có mặt của sinh viên làm ảnh hưởng, sai lệch đến kết quả thực
hành.
b) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Lợi ích của phương pháp này là giúp cho sinh viên có thể thu thập được thơng tin
của nhiều người cùng một lúc về nội dung lien quan đến vấn đề thực hành.

Có thể kết hợp các câu hỏi đóng và câu hỏi mở để thông tin thêm phần tin cậy và
phong phú hơn, thong tin thu thập được sẽ có độ chính xác cao hơn.
c) Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động:
Đây là phương pháp nghiên cứu tâm lý người lao động thông qua các sản phẩm
mà họ làm ra. Qua đó, ta có thể đánh giá sơ bộ về tay nghề, năng lực chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp, cũng như thái độ, tính cách,… của người lao động.
d) Phương pháp phân tích những hành vi sai phạm:


Đặc điểm và tính chất của hành vi sai phạm cho chúng ta biết về các nguyên
nhân, sự cố gây ra tai nạn trong lao động hay sự kém hiệu quả của hoạt động lao
động. Việc tìm đúng nguyên nhân sẽ giúp ta tìm ra giải pháp khắc phục một cách
nhanh chóng và tối ưu nhất

CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ ĐỀ NHỮNG
NGUYÊN NHÂN XẢY RA VA CHẠM VÀ XUNG ĐỘT TRONG
NHÓM NHỎ
3.1. Thực trạng những va chạm và xung đột nhóm hiện nay
3.1.1. Những va chạm và xung đột nhóm phổ biến
- Cần phụ thuộc lẫn nhau:
Sự phụ thuộc lẫn nhau là rất cần thiết cho hoạt động đúng đắn của một nhóm làm
việc. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ dễ dàng áp dụng một thái độ cộng tác khi
một nhóm chia sẻ cùng một mục tiêu và làm việc cùng nhau để đạt được chúng.
Thật vậy, mục tiêu sau đó tiếp cận nhanh hơn và hiệu quả hơn .
Tuy nhiên, các nhóm làm việc khơng phải lúc nào cũng làm việc trên cơ sở
này trong thực tế. Thiếu sự cộng tác, đồng nghiệp và những người muốn tận
dụng lợi thế của công việc của những người khác là nền tảng sinh sản cho những
xung đột nơi làm việc phổ biến nhất.
Do đó, nếu bạn thấy rằng một trong các thành viên trong nhóm của bạn khơng
hồn thành phần tương ứng vì vấn đề về thái độ,nói chuyện với anh ta và nói rõ

tầm quan trọng của cơng việc của anh ấy đối với đội. Đó là do đó thời gian để
phân tích tình hình với nhau và để được quyết đoán.
- Sự khác biệt trong cách làm việc:
Nó cũng có thể là tất cả các đồng nghiệp trình bày thái độ tốt nhất nhưng đó, mặc
dù tất cả mọi thứ, có ma sát và xung đột trong q trình này. Điều gì có thể xảy


ra? Một trong những giải thích phổ biến nhất là sự tồn tại củacác cách khác nhau
để tiếp cận công việc.
Một số người thích được bình tĩnh và chú ý đến chi tiết. Mặt khác, mặt khác,
thoải mái hơn khi hồn thành cơng việc một cách nhanh chóng và khơng dừng
lại để xem lại những gì họ đã làm hoặc đẩy công việc cho đến cùng. Mặc dù hai
cách tiếp cận có thể hợp lệ trong các ngữ cảnh khác nhau, xung đột là khơng thể
tránh khỏi vì sự khác biệt mà chúng tơi nhấn mạnh.
Nó là thích hợp hơn, để tránh điều này, để thảo luận về cách làm việc yêu thích
của bạn với đồng nghiệp của bạn trước. Điều này sẽ đưa bạn lên bàn và giảm
thiểu khả năng xảy ra xung đột tại nơi làm việc phổ biến nhất.
- Khác biệt cá nhân:
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của xung đột tại nơi làm việc là sự
khác biệt về kỳ vọng, tính cách, bối cảnh, giới tính hoặc tuổi của các thành viên
trong nhóm. Mặc dù hồn tồn có thể làm việc tốt với những người khác với
chúng tơi, thực tế là nó có thể trở thành một thách thức.
Ví dụ: một nhóm gồm những người trên 35 tuổi và dưới 25 tuổi sẽ gặp vấn đề do
sự khác biệt giữa hai thế hệ này. Do đó, một số xung đột phổ biến nhất tại nơi
làm việc có thể được giải thích đơn giản bằng cách xem xét các thành phần của
thiết bị.
Đối mặt với điều này, chìa khóa rất đơn giản: giao tiếp. Mặc dù có cách nhìn
cuộc sống rất khác nhau, con người chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người
khác và học cách sống với một quan điểm khác.
- Vấn đề lãnh đạo:

Nguyên nhân cuối cùng của các vấn đề lao động phổ biến là thiếu một nhà lãnh
đạo rõ ràng hoặc có năng lực. Khi nào thiếu hướng trong một đội, rất đơn giản là
các mục tiêu không đạt được và các thành viên của nó cảm thấy thất vọng và bất
mãn.


May mắn thay, lãnh đạo là điều có thể học được. Nếu bạn cảm thấy rằng khơng
có người lãnh đạo rõ ràng trong nhóm của mình, bạn ln có thể tự điền vào vị
trí này hoặc nói chuyện với người quản lý của bạn để giải thích vấn đề bạn đang
gặp phải..
3.1.2.Thực trạng tại địa điểm thực hành
Trong quá trình được thực hành tại Trung tâm chuyên biệt Bình Minh được tiếp
xúc với nhóm trẻ đặc biệt, các thầy cơ giảng dạy ở trung tâm, có cơ hội làm việc
nhóm riêng cũng như chung với các thầy cô như:
- Phân nhóm 2 nhóm trong q trình thực tập ln phiên nhau thay đổi công việc
cũng như hỗ trợ các cô trong quá trình giảng dạy.
- Cùng làm việc với các thầy cơ hỗ trợ các bé trong q trình học và hoạt dộng
ngoại khóa ngồi trời.

Nhưng trong q trình làm việc với nhau cũng không thế tránh khỏi những va
chạm và xung đột khơng đáng có như. Một số thành viên có thái độ khơng tích
cực, lười biếng, thực hiện không đúng quy định đặt ra ban đầu gây ảnh hưởng tới
q trình làm việc của nhóm.


Cũng may có sự nhiệt tình giúp đỡ của cơ và các cô thầy tại trung tâm chúng em
cũng đã cùng nhau hướng về 1 mục tiêu chung của cả nhóm, để cùng nhau hồn
thành tốt kỳ thực hành này
3.2. Một số những nguyên nhân gây ra va chạm và xung đột nhóm
3.2.1. Nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Khách quan: tác động từ bên ngồi, đẩy con người vào tình huống mâu thuẫn
phức tap như kinh tế, chính trị, tơn giáo, do các quy chế, điều lệnh ban hành
chưa rõ ràng và đầy đủ làm thiệt thòi đến quyền lợi của các thành viên.
Chủ quan: Đó là nguyên nhân nằm ngay trong mỗi cá nhân và nhóm, những mâu
thuẫn kiểu từ nó, vốn có thường dẫn đến những va chạm, xung đột khó tránh.
3.2.2.Về phía lãnh đạo và các thành viên trong nhóm
Về phía lãnh đạo: Xung đột có thể xảy ra do thiếu hiểu biế, thiếu kinh nghiệm,
khả năng điều hành cơng việc chung cịn kém, phong cách lãnh đạo khơng phù
hợp với nhóm, hoặc các phẩm chất cá nhân khơng phù hợp với cương vi lãnh
đạo.
Về phía các thành viên trong nhóm: cá tính của người điều hành, sự lười
biếng, nịnh hót tư lợi ở một số người. Va chạm, xung đột nhóm có thể xuất phát
từ các đặc trưng nhóm.
Cơ quan tổ chức nhóm lõng lẽo, các quy chế chuẩn mực không rõ ràng, lỗi thời,
điều kiện hoạt động thiếu thốn, lương thấp, cũng là nguyên nhân dẫn tới va chạm
và xung đột.
3.2.3. Những nguyên nhân cơ bản của va chạm và xung đột trong nhóm nhỏ
+ Xung đột cá nhân: bất đồng quan điểm, suy nghĩ giữa các cá nhân khác
nhau + Xung đột do ràng buộc
+ Xung đột giữa các nhóm
+ Xung đột do các ngun nhân từ xã hội: kinh tế, tơn giáo, chính trị…
+ Cơ cấu tổ chức nhóm lỏng lẻo
+ Các quy chế chuẩn mực không rõ ràng, lỗi thời


+ Điều kiện hoạt động thiếu thốn
3.2.4. Một số tình huống va chạm xung đột trong nhóm nhỏ
+ Khi tranh luận một vấn đề cần sáng tỏ, nếu tranh luận không được giải quyết
ổn thỏa
+ Khi các bên tham chiến từ bất đồng về cách nhìn nhận, đánh giá chuyển sang

phê phán
+ Xung đột công khai khi hai bên quyết giữ ý kiến mà không muốn nghe ý kiến
của nhau

3.2.5. Hậu quả của va chạm xung đột trong nhóm nhỏ
- Hình thành nhóm nhỏ hơn
- Loại trừ thành viên có chính kiến
- Lựa chọn “vật hy sinh”
- Thay đổi tổ chức của nhóm
- Thay đổi mục đích hoặc quy định lại mục đích chung
- Thay đổi kế hoạch hành động, sử dụng biện pháp mới để đạt được mục
đích - Cải tổ cấu trúc của nhóm theo chiều hướng liên kết hoặc phân tán
- Xuất hiện hay thay đổi người lãnh đạo
- Sự tan rã, giải tán nhóm
3.3. Giải pháp cho những va chạm và xung đột nhóm


– Phương pháp cạnh tranh
Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách sử dụng “ảnh hưởng” của
mình. Ảnh hưởng này có từ vị trí, cấp bậc, chun mơn, hoặc khả năng thuyết
phục.
Áp dụng khi :
• Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng
• Người quyết định biết chắc mình đúng
• Vấn đề nảy sinh đột khơng phải lâu dài và định kì
– Phương pháp hợp tác
Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan.
Áp dụng khi :
* Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thơng tin từ
nhiều phía để có phương pháp xử lý hồn hảo nhất

* Trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ trước
* Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên
– Phương pháp lẩn tránh
Là cách giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương định đoạt, hoặc
người thứ 3 định đoạt. Những người dùng phương pháp này không tham gia vào
tranh luận để đòi quyền lợi. Dù cho kết quả thế nào họ cũng khơng có ý kiến, và
thường tích tụ lại sự khơng hài lịng của mình.


Áp dụng khi :
• Vấn đề khơng quan trọng
• Vấn đề khơng liên quan đến quyền lợi của mình
• Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại
• Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn
– Phương pháp nhượng bộ
Là phương pháp xử lý xung động bằng cách sẵn sàng hy sinh quyền lợi của
mình, mà khơng địi hỏi hành động tương tự từ bên kia.
Áp dụng khi :
* Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu
* Cảm thấy vấn đề là quan trọng với người khác hơn với mình (thấy khơng tự tin
để địi quyền lợi cho minh)
Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối
quan tâmvề đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự
quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với
đối phương lẫn xung đột.
– Phương pháp thỏa hiệp


Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải
pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất.

Áp dụng khi :
* Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi hai bênđều khăng khăng giữ mục tiêu
của mình, trong khi thời gian đang cạn dần
* Hậu quả của việc không giải quyết xung đột là nghiêm trọng hơn sự nhượng bộ
của cả 2 bên
– Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột
• Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác
• Khơng thể sử dụng tất cả các phương pháp
• Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh


KẾT LUẬN
Xung đột khơng nhất thiết phải là một tín hiệu xấu. Xung đột lành mạnh và mang
tính xây dựng là một phần của các đội hiệu suất cao. Xung đột nảy sinh từ sự
khác biệt giữa các cá nhân, sự khác biệt thường làm cho nhóm đa dạng hơn, hiệu
quả hơn so.
Sự hiểu biết và đánh giá đúng những quan điểm khác nhau trong cuộc xung đột
là những yếu tố quan trọng trong việc giải quyết nó. Điều quan trọng là duy trì
một sự cân bằng lành mạnh của sự khác biệt và mang tính xây dựng trong thảo
luận và tránh xung đột tiêu cực phá hoại và gây rối.
Những con người khác nhau với những mục đích và nhu cầu hồn tồn khác
nhau ln dễ dẫn đến xung đột. Kết quả của xung đột có thể dẫn đến thù ốn lẫn
nhau. Tuy nhiên xung đột có thể là động lực của sự phát triển. Nếu biết giải
quyết chúng một cách khoa học thì biết đâu chúng là một trong những động lực
mang tính đột phá. Để giải quyết thành công xung đột nảy sinh trong công việc
là điều khơng hề đơn giản nó địi hỏi bạn phải nhận biết một cách chính xác
nguồn gốc nảy sinh xung đột và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Xung đột có thể làm mất đi tính đồn kết cũng như hiệu quả trong cơng việc của
nhóm. Quản lý khơng đúng cách sẽ sinh ra xung đột trong nhóm. Nó sẽ mau
chóng lớn nhanh nếu không được giải quyết thỏa mãn. Và khi tính đồn kết bị

mất đi, những cơng việc địi hỏi sự cộng tác sẽ trở thành nỗi ám ảnh của nhân
viên. Trong tình huống này, chúng ta nên làm cho xung đột này dịu xuống. Thảo
luận một cách bình tĩnh với thái độ xây dựng và tập trung vào thẳng vấn đề chứ
không vào cá nhân. Nếu làm được điều này thì mọi người đều lắng nghe cẩn thận
và hiểu được vấn đề cũng như cùng đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một
cách hiệu quả.
Nắm được, và duy trì cân bằng địi hỏi kỹ năng nhóm phát triển tốt, đặc biệt là hả
năng giải quyết xung đột khi nó xảy ra, và khả năng để giữ nó lành mạnh và
tránh xung đột ngày qua ngày trong quá trình làm việc. Hãy xem xét giải quyết
xung đột đầu tiên, sau đó ngăn chặn nó.


Trong quá trình thực hành ở Trung tâm chuyên biệt Bình Minh được tiếp xúc và
có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc nhóm , đã rút ra một số điều
cần lưu ý khi xảy ra va chạm xung đột trong nhóm:
– Lắng nghe trước khi nói
Dù bạn đã bắt đúng bệnh, nhân vật chính của cuộc tranh cãi nhưng cũng đừng
vội vàng kết luận hay cố gắng tìm cách giải quyết mà trước tin bạn hãy lắng
nghe ý kiến, suy nghĩ của những người trong cuộc. Khi đã hiểu được mong
muốn, nguyện vọng của họ bạn hãy bắt đầu tìm cách để giải quyết xung đột, xóa
tan đi sự hiểu nhầm để các thành viên siết lại gần nhau hơn.
– Đưa ra nhiều lựa chọn
Khi đã có những mâu thuẫn nghĩa là do các bên khơng đồng nhất về quan điểm,
vấn đề nào đó. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề này bạn không thể chỉ đưa ra
một lựa chọn duy nhất và bắt các bên phải làm theo mà hãy đưa nhiều lựa chọn
để họ có thể thảo luận và cùng chọn ra phương án tốt nhất, tránh đẩy các bên vào
sự gượng ép, như vậy khơng chỉ tháo gỡ được sự khó chịu của mà mà sẽ khiến
cho xung đột tăng cao hơn.
– Công bằng
Kỹ năng giải quyết xung đột tốt nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người

trọng tài, phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực bên nào. Bởi lúc này các
bên đều muốn mình là người đúng và được người khác ủng hộ. Nếu vơ tình bạn
bênh vực bên nào đó sẽ khiến họ nghĩ bạn là người không công bằng, áp đặt và
mâu thuẫn chắc chắn sẽ không thể nào tháo gỡ được.
– Nhận định lại vấn đề
Khi đã biết được nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ suy nghĩ của cuộc
xung đột, bạn hãy cẩn thận nhận định lại vấn đề để chắc chắn mọi thứ bạn biết
đều đúng sự thật, bạn khơng bị bên nào che mắt. Có như vậy bạn mới có thể giải
quyết vấn đề một cách cơng bằng nhất.
– Không đặt cái tôi cá nhân khi giải quyết xung đột


Khi bạn là trọng tài, bạn cần phải gạt bỏ cái tôi cá nhân ra khỏi cuộc phân xử.
Bạn cần phải biết rằng, khi một vấn đề căng thẳng dẫn đến xung đột nghĩa là khi
đó cái tơi cá nhân của những người trong cuộc đều lớn, họ không muốn nhượng
nhịn nhau. Vì thế, nếu lúc này bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân chắc chắn bạn sẽ
nhận được thất bại thảm hại. Hãy suy nghĩ mình vì mọi người chứ khơng phải vì
bản thân mình, như vậy bạn mới có thể giải quyết xung đột một cách sáng suốt
và hiệu quả nhất.
Trong suốt đợt thực hành, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình từ phía trường đại
học Lao động – xã hội và TS. Nguyễn Thị Hiền và Trung tâm chuyên biệt Bình
Minh đã giúp chúng em đã đạt được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hành và
có một kỳ thực hành đầy ý nghĩa, cơ Hiền đã tận tình chỉ bảo những điều chúng
em chưa biết cũng như giúp chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo này và có một
kỳ thực hành đầy ý nghĩa.
Do hiến thức và kinh nghiệm cịn nhiều thiếu sót, em xin nhận được sự góp ý của
cơ về bài báo cáo của mình để được hàn thiện tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêu Thị Minh Hường, Lý Thị Hàm, Bùi Thị Xuân Mai (2014). Giáo trình “Tâm
lý học xã hội” tập 1. NXB Lao động – Xã hội.

Nguyễn Quang Uẩn (2014), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm

ThS. Lê Thị Dung (2009), Tâm lý học lao động, NXB Lao động – Xã hội.
/> />



×