Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐỀ tài VIỆC TĂNG học PHÍ GIÁO dục đại học THEO bạn có CÔNG BẰNG với SINH VIÊN NGHÈO HAY KHÔNG,TẠI SAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.5 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ LUẬT
……………

BÁO CÁO THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: VIỆC TĂNG HỌC PHÍ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO BẠN CĨ
CƠNG BẰNG VỚI SINH VIÊN NGHÈO HAY KHƠNG? TẠI SAO?

Lớp HP: 2003FECO0921
GV hướng dẫn: Đặng Thị Thanh Bình
Nhóm thực hiện: 11

Hà Nội_2020


Danh sách thành viên nhóm 11
STT
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110

Họ tên
Hồng Thanh Thủy


Nguyễn Minh Tiến
Đỗ Đức Toàn
Nguyễn Thanh Trà
Đặng Thị Trang
Lại Thị Thu Trang
Nguyễn Thu Trang
Nguyễn Thu Trang
Nguyễn Thu Trang
Nguyễn Thu Trang

Mã SV
17D160094
17D160106
17D160095
17D160397
17D160035
17D160335
17D160037
17D160098
17D160276
17D160336

Đánh giá

Ghi chú

2


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….5
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………………..6
1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích……………………………………………………………………………8
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………….8
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………9
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………...9
1.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………9
Chương II: LÝ LUẬN CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC THU HỌC PHÍ
ĐẠI HỌC HIỆN NAY CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
2.1 Lý luận chung
2.1.1. Khái niệm học phí đại học………………………………………………………...10
2.1.2. Quy định chung về học phí……………………………………………………......10
2.2 Một số ý kiến về việc thu và tăng học phí của trường đại học hiện nay
2.2.1 Ý kiến của Bộ giáo dục…………………………………………………………….14
2.2.2 Ý kiến của giảng viên…………………………………………………………...…16
2.2.3 Ý kiến của sinh viên………………………………………………………………..18
2.2.4 Ý kiến của người dân………………………………………………………………19
Chương III: Đánh giá và đưa ra giải pháp
3.1. Đánh giá…………………………………………………………………………….20
3.2. Giải pháp
3


3.2.1 Các chính sách……………………………………………………………………..21
3.2.2 Các chính sách hỗ trợ thời COVID 19……………………………………………..22
Chương IV: Khuyến nghị về hồn thiện chính sách học phí của các trường đại học
hiện nay

4.1. Định hướng về chính sách học phí giáo dục đại học……………………………..23
4.2. Khuyến nghị đối với nhà nước về hồn thiện chính sách học phí của các trường
đại học hiện nay…………………………………………………………………………24
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...25
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………...27

4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước cùng với việc
hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn lực con người Việt Nam càng ở nên có ý nghĩa quan
trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng
có vai trị và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là giáo dục đại học, là bậc thềm bước
cho đội ngũ nhân lực tương lai của đất nước. Để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực tương lai đòi hỏi chất lượng Giáo dục cần được nâng cao. Việc
nâng cao chất lượng Giáo dục cũng địi hỏi cần có kinh phí để đầu tư trang thiết bị, nguồn
nhân lực, sách giáo khoa, đồ dùng cho người dạy, cơ sở hạ tầng,… Xong kinh phí đó sẽ
được lấy từ đâu? Chắc chắn là nguồn thu từ học phí của sinh viên. Nhưng để đáp ứng
việc cải tạo cơ sở vật chất mới hơn cho các trường đại học mỗi năm thì đồng nghĩa học
phí các trường đều phải tăng thêm một số phần trăm nào đó. Và câu hỏi đặt ra là việc
tăng học phí giáo dục đại học có cơng bằng đối với sinh viên nghèo hay không? Nhận
thấy đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm vì vậy nhóm 11 quyết định đi sâu nghiên
cứu và tìm hiểu về vấn đề này!

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
5



1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bài nghiên cứu về việc tăng học phí giáo dục đại học cơng lập ở Việt Nam có cơng bằng
với sinh viên nghèo. Có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, học
phí giáo dục đại học có liên hệ mật thiết với các chủ thể là Nhà nước, nhà trường và
người học. Học phí đại học là cơng cụ thực hiện sự chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa
Nhà nước và sinh viên. Học phí cao sẽ giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước cho giáo dục
đại học và ngược lại (OECD, 2012). Giáo dục đại học được coi như một thị trường hàng
hóa, dịch vụ đặc biệt theo quy luật cung- cầu và học phí là “giá cả” có tác động đến
nguồn thu của nhà trường (Leslie và Brinkman, 1987).
Bài nghiên cứu về việc tăng học phí giáo dục đại học cơng lập ở Việt Nam có cơng bằng
với sinh viên nghèo. Có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, học
phí giáo dục đại học có liên hệ mật thiết với các chủ thể là Nhà nước, nhà truờng và
người học. Học phí đại học là cơng cụ thực hiện sự chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa
Nhà nước và sinh viên. Học phí cao sẽ giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước cho giáo dục
đại học và ngược lại (OECD, 2012). Giáo dục đại học được coi như một thị trường hàng
hóa, dịch vụ đặc biệt theo quy luật cung – cầu và học phí là “giá cả” có tác động đến
nguồn thu của nhà trường (Leslie và Brinkman, 1987).
Theo Jongbloed (2004), học phí khơng chỉ là nguồn thu mà cịn đóng vai trị trong việc
phân chia các nguồn lực sẵn có và tạo nên sự cạnh tranh giữa các trường đại học. Sự tự
do xác định mức học phí sẽ là động lực để các trường đại học nâng cao chất lượng cho
phù hợp với mức học phí và cạnh tranh với các trường đại học khác có mức học phí
tương đương. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho toàn hệ thống giáo dục đại
học. Một số nghiên cứu khác đề cập tới tác động của thay đổi học phí tới lợi ích người
học. Học phí có tác động đến việc lựa chọn trường đại học của người học (Tillery và
Kildegaard, 1973 và Mundy, 1976) hoặc cung cấp tín hiệu về các mức lợi tức về tài chính
mà sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được (Jongbloed, 2005a). Ngồi ra, học phí cũng
đóng vai trị như một động lực cho sinh viên học tập hiệu quả, để xứng đáng với chi phí
mà họ đã bỏ ra (Callender, 2006).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu tiêu biểu về chính sách học phí giáo dục đại học như của Vũ
Như Thăng và Hoàng Thị Minh Hảo (2012), Nguyễn Trường Giang (2012), Phùng Xuân

Nhạ và cộng sự (2012) và Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2016). Theo Vũ Như Thăng và
Hoàng Thị Minh Hảo (2012), mức học phí giáo dục đại học cần thể hiện đầy đủ trách
nhiệm chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và người học. Nguồn thu từ học phí và ngân sách
khơng đủ bù đắp chi phí của nhà trường sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, dẫn đến
tình trạng quá tải số học sinh/giáo viên trong khi cơ sở vật chất còn hạn chế. Nghiên cứu
6


của Nguyễn Trường Giang (2012) cho rằng mức học phí thấp không phù hợp với yêu cầu
nâng cao quyền tự chủ tài chính và gắn với nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tùy
theo nhu cầu của người học, mức học phí được xác định sẽ tạo ra một thị trường cạnh
tranh giữa các trường đại học trong việc thu hút người học thông qua nâng cao chất lượng
dịch vụ giáo dục. Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2012) cho rằng việc áp mức trần học phí
theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 là chưa hợp lý với các
trường được giao cơ chế tự chủ về tài chính và đề xuất Chính phủ nên xây lộ trình cho
phép các trường đại học tự xác định mức học phí, tự cân đối chi phí giáo dục đại học.
Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2016) nghiên cứu sự sẵn sàng chi trả cho giáo dục đại học
của sinh viên. Kết quả chỉ ra rằng người học chấp nhận mức học phí cao hơn khi nhà
trường đảm bảo các yếu tố liên quan đến chất lượng như cơ sở vật chất, chương trình học
theo tín chỉ, tỷ lệ giáo viên/học sinh và khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp. Có thể
thấy các nghiên cứu đã đánh giá tác động của chính sách học phí giáo dục đại học đối với
Nhà nước, nhà trường và người học. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đã thực hiện
khảo sát ý kiến sinh viên về đánh giá học phí theo quan điểm người học cho đến năm
2015. Về mặt thực tiễn, từ năm 1998 đến 2015 mức học phí trong các cơ sở giáo dục
công lập được thực hiện trên cơ sở khung học phí quy định tại Quyết định số
70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998, Quyết định số 1310/TTg ngày 21/8/2009, và Nghị
định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015. Trong giai đoạn 1998 – 2009, Nhà nước thực
hiện mức thu học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998. Tuy nhiên
mức thu học phí rất thấp, khung học phí khơng có sự phân biệt giữa các nhóm ngành và
sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội và khu vực khác nhau. Đến giai đoạn 2009 –

2015, chính sách học phí giáo dục đại học cơng lập có những thay đổi đáng kể, cụ thể là
Nhà nước đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định mức trần
học phí cao hơn so với giai đoạn trước, có sự phân biệt giữa các nhóm ngành và tiếp tục
thực hiện miễn giảm học phí đối với từng loại đối tượng như sinh viên sư phạm, sinh viên
hệ cử tuyển hoặc sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo. Từ năm 2015, theo
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, mức thu học phí của giáo dục đại học
cơng lập được thực hiện theo nguyên tắc về khả năng tự chủ tài chính của các trường đại
học. Đối với các trƣờng công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư,
mức trần học phí sẽ tăng theo 3 giai đoạn: 2015 – 2018, 2018 – 2020 và 2020 – 2021.
Mức trần học phí đại học cơng lập sẽ tăng theo từng năm học từ 2015 đến 2021 tại các
trường chưa đảm bảo kinh phí. Nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nơng lâm thủy
sản có mức học phí thấp nhất, sau đó là khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục
thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch và cao nhất là nhóm ngành y, dược. Từ những
phân tích về mặt lý luận và thực tiễn trên, có thể thấy rằng chính sách học phí còn tồn tại
các vấn đề như sau.Về mặt lý luận, tiếp tục cần có nghiên cứu phản ánh những chính sách
7


mới trong giáo dục đại học, cụ thể trong bối cảnh các chính sách tự chủ và chính sách học
phí mới ra đời. Về mặt thực tiễn, cần có những nghiên cứu có luận cứ khoa học để phân
tích phát hiện những bất cập của chính sách học phí giáo dục đại học cơng lập, là căn cứ
đề xuất chính sách học phí giáo dục đại học cơng lập ở Việt Nam.
Do đó, bài này lựa chọn đề tài “Bàn về việc tăng học phí giáo dục đại học cơng lập tại
Việt Nam” tập trung vào việc nghiên cứu đánh giá chính sách học phí giáo dục đại học
dựa trên quan điểm của trường đại học và người học.
1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Dựa vào việc hệ thống hóa, phân tích và đánh giá lý luận, thực tiễn, bài có mục đích:
- Góp phần phát triển lý luận khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách địi hỏi của
chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp về hồn thiện chính sách học phí giáo dục đại học ở
Việt Nam.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài có nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về chính sách học phí giáo dục đại học công lập.
- Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến việc thu học phí giáo dục đại học cơng lập.
- Phân tích thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học cơng lập ở Việt Nam.
- Đề xuất định hướng, khuyến nghị và điều kiện thực hiện để hồn thiện chính sách học
phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là sinh viên các trường đại học có việc tăng học phí diễn ra
và học phí ở các trường đại học (những người đứng đầu đưa ra học phí, giảng viên...)

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
8


- Về khơng gian:
Tồn thể giảng viên, sinh viên đang học tại các trường đại học nói chung và sinh viên học
tại các trường có học phí tưng nói riêng.
- Về thời gian:
Cấc năm trở lại đây. (2017-2020)
- Về nguồn tài liệu:
+ Cổng thông tin các trường đại học về việc học phí các kì và các năm
+ Nguồn tài liệu và ý kiến trên các báo và các diễn đàn sinhviên tại các trường đại học.
+ Ý kiến của những người đứng đầu và giảng viên của các trường đại học
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành

từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ
phận thơng tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về
đối tượng.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng
dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một
hệ thống trên cơ sở một mơ hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất
của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.
Chương II: LÝ LUẬN CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC THU HỌC PHÍ
ĐẠI HỌC HIỆN NAY CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
2.1. Lý luận chung
9


2.1.1. Khái niệm học phí đại học
- Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc tồn bộ chi phí của
dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch
vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở
giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo
dục đại học. ( theo luật giáo dục 2019 )
- Tổng các khoản chi phí của 'đầu vào' nhằm tạo ra sản phẩm giáo dục, đào tạo cộng với
dự tốn nhằm thích ứng với sự thay đổi của thị trường (chẳng hạn trượt giá) và khoản lợi
nhuận để tái đầu tư. Từ sự tính tốn này, các trường sẽ cân đối số tiền phải thu với mỗi
sinh viên và gọi là học phí. ( TS Hồng Đức Bình -Trưởng văn phịng đại diện một đại
học nước ngồi tại Việt Nam)
2.1.2. Quy định chung về học phí

Theo nghị định 86/2015/NĐ-CP
- Trích điều 3. Nguyên tắc xác định học phí
+ Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập: Học phí của các cơ sở giáo
dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định
mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Học
phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở tính
tốn có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo
lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước.
+ Các cơ sở giáo dục phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học
đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
- Điều 5 : Học phí đối với giáo dục đại học , giáo dục nghề nghiệp
1. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở
giáo dục cơng lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các
khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể
cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động) như sau:
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
10


Khối ngành, chuyên
ngành đào tạo

Từ năm học 20152016 đến năm học
2017-2018

Từ năm học 20182019 đến năm học Năm học 2020-2021

2019-2020

1. Khoa học xã hội, kinh
tế, luật; nông, lâm, thủy
sản

1.750

1.850

2.050

2. Khoa học tự nhiên; kỹ
thuật, công nghệ; thể dục
thể thao, nghệ thuật;
khách sạn, du lịch

2.050

2.200

2.400

3. Y dược

4.400

4.600

5.050


2. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở
giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo
các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
như sau:
Khối ngành, chuyên Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
ngành đào tạo 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021
1. Khoa học xã hội,
kinh tế, luật; nông,
lâm, thủy sản

610

670

740

810

890

980

2. Khoa học tự nhiên;
kỹ thuật, công nghệ;
thể dục thể thao,
nghệ thuật; khách
sạn, du lịch

720


790

870

960

1.060

1.170

3. Y dược

880

970

1.070

1.180

1.300

1.430

3. Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2015 - 2016 đến năm học
2020 - 2021 được xác định bằng mức trần học phí quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều
này nhân (x) hệ số sau đây:

Trình độ đào tạo


Hệ số so với đại học
11


1. Đào tạo thạc sĩ

1,5

2. Đào tạo tiến sĩ

2,5

4. Mức trần học phí đối với đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập:
a) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp
tại các cơ sở giáo dục cơng lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư
như sau:
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
NHÓM
2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021
NGÀNH, NGHỀ
TC CĐ TC CĐ TC CĐ TC CĐ TC CĐ TC CĐ
1. Khoa học xã
hội, kinh tế, luật;
430 490 470 540 520 590 570
nông, lâm, thủy
sản

650


620

710 690 780

2. Khoa học tự
nhiên; kỹ thuật,
công nghệ; thể
500 580 550 630 610 700 670
dục thể thao, nghệ
thuật; khách sạn,
du lịch

770

740

850 820 940

940

910 1.040 1.000 1.140

3. Y dược

620 700 680 780 750 860 830

b) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp
tại các cơ sở giáo dục cơng lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xun và chi đầu tư như
sau:


Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
NHÓM NGÀNH, NGHỀ

Từ năm học

Từ năm học

Năm học 202012


2015-2016 đến
năm học 20172018

2018-2019 đến
năm học 20192020

2021

TC



TC



TC




1. Khoa học xã hội, kinh tế,
luật; nông, lâm, thủy sản

1.225

1.400

1.295

1.480

1.435

1.640

2. Khoa học tự nhiên; kỹ
thuật, công nghệ; thể dục thể
thao, nghệ thuật; khách sạn,
du lịch

1.435

1.640

1.540

1.760

1.680


1.920

3. Y dược

3.080

3.520

3.220

3.680

3.535

4.040

7. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế,
doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp, việc quy định thu học phí do tổ chức kinh tế,
doanh nghiệp chủ động xây dựng theo các nhóm ngành, chuyên ngành phù hợp trên cơ sở
bù đắp chi phí đào tạo và báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học, giáo
dục nghề nghiệp ở trung ương thông qua trước khi thực hiện. Riêng đối với các ngành,
chuyên ngành đào tạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ thì mức học phí phải áp dụng theo
quy định như khung học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà của các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư nêu tại Điều 5 Nghị định này. Học phí trong các cơ sở giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp
phải được các cơ sở giáo dục công bố công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa
học trước khi tuyển sinh. Ngân sách Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho người học
thuộc diện được miễn, giảm học phí đang học tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo

dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý tính
theo mức trần học phí tương ứng với các chương trình đào tạo đại trà của cơ sở giáo dục
đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quy định tại Nghị định
này.
8. Học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục
thường xuyên áp dụng mức khơng vượt q 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo
chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo
theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa
thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Học phí đối với các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở
13


giáo dục và người học. Khơng áp dụng chính sách miễn, giảm học phí đối với người học
theo phương thức giáo dục thường xuyên và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở
giáo dục thường xuyên.
9. Học phí đào tạo tính theo tín chỉ, mơ-đun: Mức thu học phí của một tín chỉ, mơ-đun
được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của tồn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào
tạo và tổng số tín chỉ, mơ-đun tồn khóa theo cơng thức dưới đây:
Tổng học phí tồn khóa

Học phí tín
= Tổng số tín chỉ, mơ-đun tồn
chỉ, mơ-đun
khóa
Tổng học phí tồn khóa = mức thu học phí 1 học sinh, sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số
năm học.
10. Học phí đối với chương trình đào tạo chất lượng cao:
a) Học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao (kể cả chương trình chuyển giao từ
nước ngoài đối với giáo dục nghề nghiệp).

Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện chương trình chất
lượng cao chủ động xây dựng mức học phí phù hợp cùng với hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước để bảo đảm đủ trang trải chi phí đào tạo, trình cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục đại học, giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương thông qua trước khi thực hiện và cơ sở
giáo dục thực hiện việc công bố công khai trước khi tuyển sinh.
b) Học phí đối với người nước ngồi học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam do các cơ sở
giáo dục tự quyết định.
2.2 . Một số ý kiến về việc thu và tăng học phí của trường đại học hiện nay
2.2.1 Ý kiến của Bộ giáo dục
Việc tăng học phí là nằm trong lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động và giao dần việc tự chủ
toàn diện đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,
giảm chi ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, Việt Nam còn là một nước nghèo, đời sống của người dân ở từng khu vực,
vùng miền có sự khác biệt nên chắc chắn việc tăng học phí sẽ tác động không nhỏ đến xã
hội, đặc biệt là đối tượng sinh viên nghèo, gia đình khó khăn.

14


Theo như NĐ 86/2015/NĐ_CP, việc tăng học phí sẽ tăng dần và chia theo nhóm ngành
nghề. Mức trần học phí mới trình độ đào tạo ĐH tại trường cơng lập đại trà (khơng tự chủ
tài chính) ở tất cả nhóm ngành nghề đều ở mức 10% mỗi năm tính từ mức trần học phí
năm học 2014-2015. Cụ thể, học phí trình độ ĐH tại trường cơng lập năm học 2015-2016
sẽ dao động 605.000-880.000 đồng/tháng tùy nhóm ngành nghề. Với mỗi năm học kéo
dài 10 tháng, mỗi sinh viên sẽ đóng 6-8,8 triệu đồng.
Đặc biệt, đáng chú ý là đối với các trường tự chủ tài chính, học phí đối với một số nhóm
ngành nghề sẽ tăng mạnh như đối với nhóm ngành kinh tế, y dược. Theo đó, mức trần tối
đa nhóm ngành kinh tế cho năm học 2015-2016 là 17,5 triệu đồng (năm học 10 tháng).
Các nhóm ngành nghề khác cao hơn, trong đó riêng nhóm ngành y dược tối đa được đề
xuất lên tới 45 triệu đồng/năm. Như vậy, mức tăng học phí nhóm ngành kinh tế cao gấp 3

lần, nhóm ngành y dược tăng gấp 5 lần so với hiện nay.
Đúng là những nhóm ngành kinh tế, công nghệ, y dược, nông lập, thủy sản... là những
ngành đặc thù đòi hỏi các trường ĐH phải trang bị đầy đủ các thiết bị, vật tư hiện đại cho
sinh viên thực hành, thí nghiệm. Khấu hao của máy móc, trang thiết bị, phịng thí nghiệm
sau mỗi giờ thực hành, thực tập của sinh viên là rất lớn nên để nâng cao chất lượng đào
tạo thì việc tăng học phí là đương nhiên.
Trường vùng núi khó thu học phí cao
Những trường ĐH nằm ở khu vực miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở
vật chất và hầu như nguồn thu học phí khơng đủ bù đắp chi nên vẫn rất cần nguồn hỗ trợ
từ ngân sách của Nhà nước để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là việc hỗ trợ các trường duy
trì, phát triển việc mở ngành đào tạo hay những ngành nghề mà các tỉnh miền núi đang
thiếu cũng như giữ chân và thu hút giảng viên có trình độ cao giảng dạy ở những vùng
cịn khó khăn.
Nhiều trường ở vùng cao có từ 80-85% sinh viên là dân tộc thiểu số, có hồn cảnh gia
đình đặc biệt khó khăn. Từ nhiều năm nay, những trường này vẫn nhận được hỗ trợ lớn từ
ngân sách Nhà nước đối với việc giảng dạy và học tập cho giảng viên, sinh viên. Hàng
năm, các trường vẫn dành một khoản tiền không nhỏ để hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó,
duy trì quỹ học bổng cho sinh viên.
Nếu bây giờ, giao cho các trường phải thu học phí theo mức giá mới thì chắc chắn họ
chưa thể đứng vững được vì sẽ có nhiều gia đình sinh viên khơng thể đóng học phí theo
như mức giá mới. Nhiều sinh viên có thể sẽ phải nghỉ học hoặc giảng viên sẽ phải nghỉ
việc.

15


Cần nhanh chóng phân tầng, xếp hạng ĐH
Việc tăng học phí nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ĐH công lập
là điều tất yếu khi mà đất nước đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là
yêu cầu đổi mới cơ chế hoạt động đối với các trường ĐH công lập theo xu hướng tự chủ,

tự chịu trách nhiệm, giảm chi ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, việc tăng học phí dù ở mức nào đi chăng nữa vẫn phải đảm bảo quyền lợi của
sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Lộ trình tăng
học phí vẫn phải được Chính phủ và các trường ĐH đảm bảo chính sách hỗ trợ, cấp học
bổng cho sinh viên thuộc diện trên.
Để việc tăng học phí khơng ảnh hưởng lớn đến xã hội và người học, Bộ GD-ĐT cần
nhanh chóng tiến hành phân tầng, xếp hạng các trường ĐH. Theo đó, sẽ có trường ĐH ở
tốp đầu, tốp giữa hoặc ở mức trung bình. Mức thu học phí sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng đào tạo thực tế ở các trường như thế nào.
Như vậy, học sinh có thể biết được chất lượng, mức học phí của từng trường để chọn lựa
nên đăng ký xét tuyển vào trường nào phù hợp với sức học, khả năng tài chính của gia
đình
2.2.2 Ý kiến của giảng viên
Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn
vị giáo dục đại học công lập là phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa hội nhập của
Đảng và Nhà nước ta.
Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập ở Việt Nam
đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu.
Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, những điều chỉnh, bổ sung
trong luật giáo dục đại học được đánh giá là khá hiện đại, tháo gỡ các nút thắt đối với
giáo dục Việt Nam.
Tuy nhiên, để phát huy cơ chế này một cách hiệu quả nhất thì cần có những đổi mới
mạnh mẽ bằng những giải pháp thiết thực hơn nữa.
Do đó, trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học như thế nào và thực hiện quyền
tự chủ ra sao để bảo đảm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả chất lượng của giáo
dục đại học, đồng thời vẫn bảo đảm các vấn đề về an sinh xã hội như giá học phí là
những vấn đề được đưa ra thảo luận tại tọa đàm với chủ đề “Tự chủ đại học: Nâng cao
chất lượng đào tạo" do Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 9/9. 
16



Theo Phó giáo sư Hồng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
Luật giáo dục đại học sửa đổi khẳng định rõ việc quyết định học phí là quyền của các
trường.
Tuy nhiên, việc quyết định học phí là yếu tố rất quan trọng, vừa bảo đảm nâng cao chất
lượng đào tạo nhưng cũng phải làm sao bảo đảm hướng tiếp cận học đại học của người
học.
Từ trước đến nay, chính sách học phí của Đại học Bách khoa Hà Nội cơ bản ổn định. Khi
Nhà nước không cấp chi thường xun nữa thì việc nâng học phí là khơng tránh khỏi.
Tuy nhiên, tăng học phí phải có lộ trình và phù hợp với khả năng chi trả, tiếp cận của
người học ở các vùng quê khác nhau.
Đối với hầu hết sinh viên, các em đều có khả năng lựa chọn các chương trình học khác
nhau, bên cạnh đó cịn có học bổng hỗ trợ.
Cùng câu chuyện về học phí, ơng Phạm Hồng Chương- Hiệu trưởng trường Đại học Kinh
tế quốc dân cho biết: hiện nay nhà trường thực hiện mức học phí theo đúng tinh thần
Nghị định 86/2015 của Chính phủ.
Mức thu học phí được nhà trường cơng bố cơng khai, minh bạch cho tồn khóa học. Ví
dụ, năm nay chương trình đại học chính quy có mức học phí 15 - 18,5 triệu đồng/1 năm.
Nhà trường cam kết mức tăng không quá 10% và thực tế năm nay chỉ nâng khoảng 5%.
Theo thầy Chương: "Học phí là một yếu tố rất quan trọng nhưng để bảo đảm cho các đối
tượng khó khăn hơn có khả năng tiếp cận thì chúng tơi dùng đến quỹ học bổng; với mức
học phí như hiện nay, chúng ta hồn tồn có thể bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta cần có những giải pháp căn bản hơn về vấn đề tài chính".
Cụ thể, trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng cam kết với người học có hồn cảnh khó
khăn, nhưng có tài năng, học giỏi và khao khát học được tạo điều kiện thực hiện ước mơ
bằng chính sách học bổng. Những sinh viên thực sự khó khăn được cấp học bổng tài năng
cho cả khóa, mỗi năm  40 - 50 triệu đồng đủ chi trả học phí và sinh hoạt phí.
Thực tế, khi tự chủ, các trường đại học sẽ có những định hướng phát triển chất lượng, đầu
tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất… Nhiều lo ngại rằng tất cả việc này sẽ đổ
dồn vào học phí, đẩy học phí tăng cao.


17


Trước vấn đề này, ơng Hồng Minh Sơn cho biết: Các trường công lập trước kia đã được
đầu tư cơ sở vật chất rất tốt, hiện tại không phải các trường tự chủ là khơng được Nhà
nước cấp kinh phí nữa mà sẽ được cấp theo một hình thức khác.
Sinh viên khi học ở những trường danh tiếng thì cơ hội việc làm sẽ tốt và khả năng chi trả
thực tế sau đại học ở mức thấp hơn so với khu vực và thế giới, học phí các em đóng vào
chưa phải là 100% chi phí đào tạo mà mới là một phần, một phần đầu tư vào cơ sở vật
chất.
Chúng ta phải làm sao để sinh viên thấy rõ được rằng việc đóng góp của mình được đầu
tư trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đào tạo, chắc chắn chúng ta sẽ
nhận được sự đồng thuận của sinh viên và phụ huynh.
Cịn ơng Phạm Hồng Chương chia sẻ: Đại học Kinh tế Quốc dân được Nhà nước đầu tư
khá nhiều trong quá khứ và sắp tới sẽ được đầu tư khoảng 10 triệu USD.
Như vậy, lượng đầu tư từ Nhà nước, ngân sách vẫn chiếm vị trí quan trọng. Hiện nay, nhà
trường đang hồn thiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện tối đa để thầy và trị có mơi trường
học tập tốt nhất.
2.2.3 Ý kiến của sinh viên
  Tăng học phí mà nâng cao chất lượng đào tạo là một tín hiệu đáng mừng nhưng phải
làm cho đến nơi đến chốn, kỹ lưỡng, chặt chẽ vì có khơng ít dự thảo của bộ giáo dục đưa
ra nhưng khơng hiệu quả. Nếu tăng học phí mà tăng được chất lượng thì nó rất cần thiết.
Một số gia đình có mức thu nhập trung bình , đơng con , đối với việc tăng học phí 10% 1
năm thì sẽ gây khó khăn đối với sinh viên, khơng thuộc bất kì đối tượng chính sách nào
nên đối tượng sinh viên này gặp khơng ít khó khăn. Một số ý kiến thực tế từ sinh viên các
trường đại học:
Vương Thanh Thủy (ngụ Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương), tân sinh viên ĐHQG
TPHCM bày tỏ: “Điều kiện gia đình em cũng trung bình nên việc tăng 10% học phí cũng
khơng đến nỗi khó khăn nhưng em mong tăng học phí thì đời sống giáo viên sẽ tăng vì

giáo viên hiện tại thu nhập vẫn thấp và chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất cũng sẽ tốt
hơn. Tuy vậy em nghĩ những gia đình có hồn cảnh khó khăn, đông con sẽ rất đáng
ngại.”
Tăng Thị Thanh Lam (sinh viên năm cuối trường ĐH Cần Thơ) thì cho rằng mức học phí
hiện tại cũng cao so với gia đình em, mức học phí ngồi cơng lập lại cịn cao hơn. Tuy
nhiên, theo thời giá mọi thứ đều tăng, nếu tăng học phí phục vụ cho việc học tốt hơn là
18


việc nên làm nhưng nên làm cụ thể, rõ ràng như vậy dù điều kiện cịn khó khăn nhưng
mọi người vẫn không ngại đầu tư cho giáo dục.
2.2.4 Ý kiến của người dân
Đối với nhiều gia đình việc cho con đi ăn học đại học đã là vơ cùng khó khăn , việc các
trường tăng học phí khiễn cho nhiều sinh viên khơng có khả năng theo học. Phần đơng
người dân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều khơng tán thành mức học phí được
xem là q cao đối với người lao động. Đối với những gia đình ở nơng thơn, việc tăng
học phí sẽ ảnh hưởng rất lớn, thu nhập thì ít mà chi phí bỏ ra cho con đi học lại tăng, họ
rất khó có thể cho con đi học tiếp được. Tuy nhiên, vì tương lai con em, họ càng muốn
con mình được học tập tốt để sau này đỡ phải lo gánh nặng tiền bạc như đời bố mẹ. Vì
vậy, họ cố gắng chấp nhận làm mọi điều có thể để trang trải học phí cho con với hi vọng
điều tốt đẹp cho con mình sau này.
Dưới đây là một số ý kiến từ phụ huynh của các sinh viên
Phụ huynh của em Lê Tuyết Nhung sinh viên năm 2 trường ĐH Sư Phạm TPHCM cũng
chia sẻ về nỗi lo chung của nhiều gia đình: “Gia đình có điều kiện thì 10% khơng sao, gia
đình khó khăn thì đó là 1 con số khơng nhỏ. Ở đây có nhiều gia đình phải vay tiền để con
đi học, học phí tăng thì họ đã khó lại càng khó hơn. Tơi hy vọng học phí tăng chất lượng
giảng dạy, cơ sở vật chất sẽ tăng và thay đổi 1 cách triệt để chứ không phải chỉ là lời hứa.
Có phương án như vậy thì khi tăng học phí phải kết hợp giám sát việc cải cách ở các
trường để đảm bảo trường thực hiện tốt”.
Con trai của Chị Nguyễn Thị Ngọc Lý (ngụ Khu phố Ngãi Thắng, Phường Bình Thắng,

TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương) vừa trở thành sinh viên trường ĐH Thủ Dâu Một, khi nghe
thơng tin học phí của con có thể tăng 10% chị tỏ ra lo lắng nhưng đầy hy vọng: “Cho con
đi học rồi thì học phí tăng mình cũng phải ráng, giờ khoản này tăng thì mình phải giảm
lại những khoản khác trong gia đình để cân đối. Hai chị của nó trước đây học đại học học
phí cũng không quá cao nên tôi nghĩ đến cháu tăng 10% cũng sẽ không cao hơn bao
nhiêu. Tôi mong khi tăng học phí con tơi sẽ được học tốt hơn, cơ sở vật chất đầy đủ hơn.
Nhiều khi tăng học phí như vậy nhưng sẽ giảm bớt các khoản phát sinh khác trong thời
gian học thì cũng tốt.”
Chương III: Đánh giá và đưa ra giải pháp
3.1. Đánh giá
Việc tăng học phí là cơng bằng đối với sinh viên nghèo, vì sao lại vậy? Chúng ta có thể
được giải thích bởi một số lý do sau đây:
19


- Việc tăng học phí giúp nhà trường có thêm nguồn thu để nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư
các thiết bị dạy học, đổi mới mơ hình dạy học. Ngồi những tiết học lý thuyết khơ khan
sẽ có những tiết thực hành, hoạt động ngoại khóa, tăng sự trao đổi giữa giáo viên với sinh
viên, gây hứng thú học, tiếp thu bài tốt hơn. Ví dụ như có kinh phí nhà trường có thể tổ
chức cho các sinh viên ra Hồ Gươm, Hồ Tây giao lưu với người nước ngồi để trau dồi
kỹ năng nghe, nói cho các bạn học ngoại ngữ; hay các sinh viên khoa khách sạn du lịch
có những buổi được trải cách nhìn thực tế tại các khách sạn và khu du lịch mà nhà trường
sắp xếp, sẽ giúp sinh viên có hứng thú, hiểu rõ hơn về ngành nghề của mình… Mọi trải
nghiệm thực tế bao giờ cũng cho ta cái nhìn tồn diện hơn là chỉ dựa trên lý thuyết sách
vở.
- Tăng học phí đặt ra vấn đề cho sinh viên nghèo rằng: lấy tiền đâu để trang trải học phí?
Thay vì lệ thuộc nguồn cung cấp từ gia đình, tại sao sinh viên khơng tự mình đi làm kiếm
thêm thu nhập phụ giúp cho việc học; đồng thời việc đi làm cũng giúp cho sinh viên nâng
cao kỹ năng sống như khả năng giao tiếp, sự nhanh nhẹn, khéo léo… Như chúng ta đã
biết hầu hết các trường đại học đều học theo lộ trình tín chỉ, lịch học trên lớp rất ít, chủ

yếu là tự học ở nhà, thời gian rảnh rất nhiều, thay vì ngồi nhà lướt web, lên facabook,
chơi game, xem phim thì hãy sắp xếp cho mình một lịch trình học và làm hợp lý có lẽ
cũng khơng khó, như thế việc tăng học phí cũng khơng còn là quá khả năng của sinh viên
nghèo.
- Cùng với việc tính học phí theo đúng chi phí đào tạo, nhà nước cũng đẩy mạnh các
chính sách cho vay vốn không lấy lãi dài hạn hay cấp học bổng để giúp sinh viên nghèo
có cơ hội đi học, các chính sách hỗ trợ như miễn giảm học phí. Khi mức phí nâng lên thì
mức cho vay, học bổng cho sinh viên cũng tăng lên theo.
Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối
với học sinh, sinh viên quy định: Đối với học sinh, sinh viên được áp dụng hỗ trợ là
những người có hồn cảnh khó khăn được vay vốn để góp phần trang trải chi phí học tập,
sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường bao gồm: Tiền học phí; chi phí mua sách vở,
phương tiện học tập, chi phí ăn, ở và đi lại. Cho SV vay vốn về bản chất là để có thể tăng
thêm mức gánh chịu chi phí của SV, giảm bớt mức gánh chịu của ngân sách NN (Người
đóng thuế)... Có điều, cần phải chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại (trả học phí trước)
sang tương lai, khi mà họ đã “có khả năng chi trả”. Có như vậy, một mặt SV nghèo mới
khơng phải bỏ học, mặt khác, việc tài trợ của NN mới có cơng bằng hơn so với khi thực
hiện chính sách học phí thấp. Chương trình cho SV vay vốn có thể có nhiều mục tiêu
như: Tạo cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo, giảm bớt áp lực lên ngân sách NN, mở
rộng hệ thống GDĐH, đáp ứng nhu cầu nhân lực khu vực hoặc nghề nghiệp ưu tiên cụ
thể, giảm bớt khó khăn tài chính cho SV đồng thời tăng cường trách nhiệm của họ.
20


3.2. Giải pháp
Việc tăng học phí nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục Đại học là
điều tất yếu khi nhà nước rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là yêu cầu đổi
mới cơ chế hoạt động của các trường đại học theo xu hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
giảm chi Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên việc tăng học phí cũng phải đi đôi với hỗ trợ để
sinh viên nghèo có thể được đi học. Một số trường đã đưa ra giải pháp là hỗ trợ học phí

cho các sinh viên nghèo, thuộc diện khó khăn và có các chính sách học bổng để khuyến
khích sinh viên.
3.2.1. Các chính sách
* Trường Đại học Thương mại:
- Đối với sinh viên thuộc đối tượng là dân tộc thiểu số, gia đình thuộc hộ nghèo hoặc cận
nghèo; Sinh viên là đối tượng con thương bệnh binh, con liệt sĩ, con của người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con Tai nạn lao động; Sinh viên dân tộc thiểu số
ở vùng Kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ
nghèo hoặc cận nghèo sẽ được miễn hồn tồn học phí.
- Mặt khác đối với sinh viên không thuộc các đối tượng trên nhưng thuộc diện hộ nghèo
cững được hỗ trợ 1 phần kinh phí học tập.
- Đối với chính sách học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên được nhà trường thực
hiện theo các mức 100%, 75%, 50% của 30 tín chỉ mỗi năm. Đặc biệt nhà trường cịn
thực hiện chính sách học bổng tương tự đối với tân sinh viên
* Trường đại học Ngoại Thương
- Đối với trường đại học Ngoại Thương, Hiệu trưởng Trường dự kiến, với sinh viên giỏi
và sinh viên có hồn cảnh khó khăn, sẽ cấp học bổng 100% phần học phí chênh lệch giữa
mức quy định của nhà nước và quy định của trường. Như vậy, sinh viên diện này chỉ phải
đóng 6-7 triệu đồng/ năm. Số sinh viên được hưởng chính sách này được nhà trường tính
tốn là 1% so với tổng chỉ tiêu tuyển mới (mỗi năm dự kiến tuyển khoảng 3.500 chỉ tiêu).
- Riêng chính sách học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên giỏi vẫn được thực hiện
theo quy định của nhà nước.
- Đề án của Trường Ngoại thương còn cam kết đảm bảo chất lượng khi thu học phí cao,
cụ thể: ban hành chuẩn đầu ra. Song song với tăng cường có sở vật chất sẽ giảm sĩ số lớp
học từ 140 sinh viên hiện nay xuồng còn 100 hoặc 80 sinh viên/ lớp.
- Tương tự như Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Ngoại
*Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Để chia sẻ bớt gánh nặng về chi phí học tập cho các sinh viên, hằng năm trường ĐH
Kinh tế TP Hồ Chí Minh có học bổng khuyến khích học tập dành cho 10% tổng số sinh
sinh viên ĐH chính quy tồn trường. Cụ thể:

- Sinh viên có kết quả học tập xếp loại xuất sắc được hưởng 120% học bổng, mỗi suất
15,6 triệu đồng, 1.500 suất học bổng toàn phần và 600 suất học bổng bán phần mỗi suất
từ 13- 6,5 triệu đồng.

21


- Trường cũng có chính sách miễn giảm 100% học phí đối với sinh viên thuộc đối tượng
chính sách, hộ nghèo theo quy định của Nhà nước. Phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của
Nhà nước và mức học phí của trường sẽ được trường cấp bù toàn bộ học phí.
- Với những sinh viên khơng nằm trong các diện chính sách và số lượng sinh viên này
chiếm đa số, trường đã phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho các em vay tiền,
đồng thời giãn ngày đóng học phí cho các em và các em được đóng học phí theo từng
đợt.
Vậy nên, để xứng đáng với đồng tiền bỏ ra, với những gì mong muốn khi lên đại học thì
sinh viên hãy gắng học để có học bổng bớt đi gắng nặng học phí tang.
3.2.2. Chính sách hỗ trợ trong thời COVID 19
Để giúp người học hoàn thành kế hoạch học tập, giảm bớt những khó khăn tài chính vì
dịch Covid-19, một số trường đã đề ra một số chính sách như:
* Trường đại học Thương Mại
- Nhà trường quyết định giảm học phí 7% học kỳ 2, năm học 2019-2020, hỗ trợ chi phí
3G cho người học học online với tổng mức hỗ trợ 18 tỷ đồng. Các gói hỗ trợ, sẽ được nhà
trường chuyển vào tài khoản của người học hoặc giảm trừ vào tiền học phí mà người học
phải nộp ở năm học sau.
- Mặc dù nguồn thu giảm do giảm học phí, giảm các khoản thu dịch vụ nhưng nhà trường
vẫn quyết định chi 24 tỷ đồng để trao học bổng cho sinh viên đại học chính quy trong
năm học 2019-2020.
- Về học phí năm học 2020-2021, nhà trường tạm dừng việc tăng học phí theo lộ trình
tăng học phí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 598.
- Về tiền ở Ký túc xá, nhà trường sẽ hoàn trả toàn bộ tiền ở Ký túc xá mà sinh viên đã

nộp cho Nhà trường tương ứng với thời gian thực tế sinh viên phải ở nhà học online.
Đồng thời, khi sinh viên quay trở lại học tập trung tại trường sẽ được xét giảm tiền ở ký
túc xá cho những thời gian tiếp theo.
- Hiện nay, Ban giám hiệu nhà trường đang xây dựng phương án hỗ trợ cho người học
nằm trong vùng bị cách ly do dịch covid-19, gia đình có người bị nhiễm covid-19.
- Đặc biệt, tồn bộ cán bộ, giảng viên đồng lòng giảm thu nhập để góp phần hỗ trợ giảm
học phí cho người học.
* Trường đại học Ngoại Thương
- Hỗ trợ số tiền tương đương 5% học phí của học kỳ 2 năm học 2019-2020 (số tiền này
được giảm trừ trực tiếp vào học phí phải nộp của học kỳ 2 năm học 2019-2020), cho tồn
bộ sinh viên hệ đại học chính quy ở cả 3 cơ sở;
- Triển khai ngay việc xét cấp bổ sung học bổng dành cho sinh viên có hồn cảnh khó
khăn trong thời gian dịch Covid-19 và đạt kết quả học tập từ loại Khá trở lên với mức học
bổng tương đương 50%-100% học phí của học kỳ 2 năm học 2019-2020;
- Ngồi ra, các sinh viên có hồn cảnh khó khăn trong mùa dịch cịn có thể tham gia
chương trình cho vay học bổng FTU-Mabuchi với lãi suất 0% trong thời gian học tập tại
trường (theo thông báo và hướng dẫn cụ thể từ P. QLĐT);
22


- Đối với các đối tượng chính sách, ngồi việc được miễn giảm học phí theo quy định, sẽ
được nhận thêm một khoản hỗ trợ tài chính từ nhà trường, cụ thể:
+ Hỗ trợ bằng tiền tương ứng 300.000đ/1sinh viên đối với sinh viên được miễn 100% học
phí và sinh viên được nhận tiền hỗ trợ kinh phí học tập;
+ Hỗ trợ 300.000đ/1 sinh viên đối với sinh viên được giảm 50%, 70% học phí; khoản tiền
hỗ trợ này được trừ trực tiếp vào số tiền học phí phải nộp của kỳ 2 năm học 2019-2020.
Chương IV: Khuyến nghị về hồn thiện chính sách học phí của các trường đại học
hiện nay
4.1. Định hướng về chính sách học phí giáo dục đại học
Cải cách chính sách học phí là một vấn đề quan trọng và phải được giải quyết trong mối

quan hệ với nhiều yếu tố khác. Chính sách học phí nói riêng và tài chính đại học nói
chung là một trong những vấn đề cốt tử của giáo dục đại học, và tác động sâu rộng đến
mọi tầng lớp nhân dân cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia.
Chính vì vậy, xây dựng chính sách học phí là một bài tốn có nhiều tham tố và rất cần
được nghiên cứu chu đáo để đưa ra những giải pháp có tính đến lợi ích của tất cả các bên
tham gia, có tính đến khả năng của nhiều bộ phận dân cư, đến quan hệ giữa chất lượng
của nguồn nhân lực và chỉ số kinh tế tri thức, đến công bằng và ổn định xã hội.
Thứ nhất, những chính sách mới trong tương lai phải dựa trên nền tảng của những
chính sách đã có và thực tiễn đang diễn ra trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đặt trong
bối cảnh tồn cầu hóa và kinh nghiệm quốc tế.
Thứ hai, vấn đề tăng học phí phải được cân nhắc từ hai phía. Thứ nhất, phải phù hợp
với khả năng của người dân, đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ. Thứ hai, học phí
cũng tạo điều kiện để cùng với kinh phí nhà nước hỗ trợ, các trường đại bảo đảm chất
lượng theo nhu cầu xã hội. Bởi vậy quyết định mức học phí như thế nào để đáp ứng, hài
hoà được cả hai nhu cầu ấy. Với hoàn cảnh kinh tế hiện nay, tăng học phí nên ở mức vừa
phải, để sinh viên khơng bị quả áp lực về vấn đề chi trả học phí, đồng thời cũng phải cân
nhắc để phù hợp với các mức sử dụng kinh phí để nhà trường có thể đáp ứng được tối đa
về chất lượng đào tại và cơ sở vật chất cho sinh viên.
Thứ ba, các chính sách tăng học phí cần xem xét và phải chia làm hai loại. Tăng học
phí để phù hợp với khả năng chi trả của đơng đảo nhân dân thì mức tăng đó có giới hạn
và thường tăng khơng nhiều. Điều đó vẫn là nên có mức qui định phù hợp có thể đáp ứng
tỉ lệ lớn trong nhu cầu học tập của người học.
Nhưng bên cạnh đó, có thể đặt ra một số một số chương trình giáo dục mà đáp ứng
chất lượng giáo dục cao hơn và khi đó mình có thể qui định mức học phí cho những
chương trình riêng đó cao hơn. Có thể u cầu, những người có nhu cầu chất lượng cao
hơn mức đại trà thì anh chi trả tồn bộ và nhà nước khơng phải hỗ trợ, dành hỗ trợ đó cho
chỗ khó khăn.
23



4.2. Khuyến nghị đối với nhà nước về hoàn thiện chính sách học phí của các trường
đại học hiện nay
Với chủ trương “không để sinh viên gặp phải trở ngại cho việc học chỉ vì học phí”, nhiều
trường đại học đã xây dựng được chính sách học phí ổn định, minh bạch. Bên cạnh đó,
Nhà trường có những phương án hỗ trợ về học phí thiết thực và hiệu quả, tạo điều kiện
thuận lợi để sinh viên hồn thành hành trình đại học của mình trong sự n tâm của gia
đình. Nhóm nghiên cứu chúng tơi có đề cập một số khuyến nghị đối với nhà nước, các
trường đại học về hoàn thiện chính sách học phí để phù hợp hơn, tạo nhiều điều kiện tốt
hơn đối với sinh viên nói chung và sinh viên nghèo nói riêng.
Ngân sách nhà nước tài trợ trực tiếp cho các trường hiện nay khó lịng tăng vì vậy cần tập
trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách công thông qua xây dựng một
cơ chế đánh giá chất lượng hoạt động của các trường thay vì chỉ dựa trên đầu vào.
Học phí sẽ phải tăng để đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận được, kèm theo mức hỗ trợ
tương ứng bao gồm miễn giảm học phí, tín dụng và học bổng, nhưng điều cần lưu ý là
chính sách học bổng phải được xây dựng một cách linh hoạt và khôn ngoan, bao gồm học
bổng dựa trên thành tích lẫn học bổng theo nhu cầu cần được hỗ trợ. Nhà nước có chính
sách hỗ trợ học phí, từng phần hoặc tồn bộ, cho những ngành học cần thiết cho sự phát
triển bền vững của quốc gia nhưng thị trường khơng có động lực để đáp ứng nhằm
khuyến khích người học và cân bằng nhu cầu về nguồn lực. Cùng với cơ chế này là chính
sách bắt buộc tất cả các trường cơng cũng như tư dành ra một tỉ lệ nhất định trong tổng
thu học phí để làm học bổng bao gồm nhiều loại khác nhau phù hợp với những đối tượng
khác nhau.
Khuyến nghị thứ hai là chính sách tăng học phí phải gắn chặt với quá trình tăng cường
trách nhiệm giải trình của các trường và công khai thông tin về mọi hoạt động của nhà
trường, bao gồm những kế hoạch cải cách quản trị để mọi quyết định của nhà trường bao
hàm được tiếng nói của các bên liên quan khác nhau. Làm sao các trường có thể thuyết
phục được xã hội, nếu họ khơng có đủ năng lực biện minh cho những quyết định, hành
động và kết quả công việc của mình?
Khuyến nghị thứ ba là tăng cường cạnh tranh thông qua mở rộng tự chủ trong việc xác
định mức học phí tùy theo năng lực và uy tín của từng trường. Liệu Nhà nước có nên quy

định mức trần học phí ở trường cơng hay khơng, là một câu hỏi khó trả lời, vì cả những lý
lẽ ủng hộ lẫn phản bác đều mạnh mẽ. Chúng tôi cho rằng việc giao tự chủ xác định mức
học phí cho nhà trường cần gắn chặt với một cơ chế hữu hiệu về trách nhiệm giải trình và
cơng khai thơng tin về nhà trường, như khuyến nghị của VED về đảm bảo chất lượng đã
24


nêu ra. Nhà nước cần đặt các trường công cũng như tư vào một bối cảnh cạnh tranh,
không chỉ cạnh tranh về uy tín, mà cịn về chất lượng và giá cả, vì đó là động lực để cải
thiện hiệu quả. Tất cả những việc nhà nước cần làm là đặt ra luật chơi để bảo đảm cạnh
tranh lành mạnh và công bằng.

Khuyến nghị thứ tư là đối với nhiều sinh viên có hồn cảnh khó khăn, mong muốn được
nhà trường, nhà nước có những chính sách gia hạn thời gian đóng học phí hoặc chính
sách cho vay vốn học tập. Điều này làm giảm gánh nặng cho sinh viên trong quá trình
học tập, tạo động lực lớn đối với sinh viên, làm cho sinh viên có trách nhiệm hơn đối với
bản thân cũng như nhà trường. Thêm vào đó, nhà trường có thể hỗ trợ giúp sinh viên tìm
việc làm để trang trải cuộc sống và chi trả học phí.
Ngồi ra, đối với nhiều sinh viên, nhà nước và nhà trường có thể mở rộng những khoản
hỗ trợ giảm học phí theo nhiều bậc, để nhiều đối tượng có thể được giảm học phí tùy theo
hồn cảnh của bản thân.
Nổi bật hiện nay, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan trên toàn cầu. Hầu hết các
trường đại học đều được nghỉ và tiến hành học online. Nhiều sinh viên có mong muốn
rằng được giảm học phí trong khoảng thời gian học tập tại nhà này. Nhà trường cũng xem
xét và thấu hiểu những khó khăn và sinh viên gặp phải, chia sẻ cùng sinh viên, và một số
trường đại học đã quyết định giảm học phí cho sinh viên, điển hình như Đại học Thương
Mại, Đại học FPT,... để hỗ trợ sinh viên trong mùa dịch khó khăn này.
Ngồi ra về chính sách tăng học phí của các trường đại học, cũng nên đảm bảo xem xét
trên nhiều yếu tố, đảm bảo công bằng, phù hợp, thuận lợi cho cả phía sinh viên và phía
nhà trường.

KẾT LUẬN
Học phí là một trong những vấn đề có ý nghĩa kinh tế- xã hội quan trọng trong giáo dục
đại học hiện nay. Chính sách học phí nói riêng và tài chính đại học nói chung là một
trong những vấn đề cốt cử của giáo dục đại học, và tác động sâu đến mọi tầng lớp nhân
dân cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia. Cần phải xây dựng
chính sách học phí đại học phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội hiện tại là để đảm bảo
thực hiện chiến lược phát triển con người đầy đủ và tồn diện. Chính vì vậy, xây dựng
chính sách học phí là một bài tốn có nhiều tham tố và rất cần được nghiên cứu chu đáo
để đưa ra những giải pháp có tính đến lợi ích của các bên tham gia, có tính đến khả năng
của nhiều bộ phận dân cư, đến quan hệ giữa chất lượng của nguồn nhân lực và chỉ số
25


×