Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN PHẬT GIÁO NGHIÊN cứu sự HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN PHẬT độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.84 KB, 17 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: NGHIÊN CỨU SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT ĐỘ

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.
Phật độ
2.

Sự hình thành và phát triển Phật độ

2.1.
Sự hình thành và phát triển Phật độ thời kỳ Chánh pháp
2.2.
Sự hình thành và phát triển Phật độ thời kỳ Tượng pháp
2.3.
Sự hình thành và phát triển Phật độ thời kỳ Mạt pháp
KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
5
5
6
8
12
14


MỞ ĐẦU
Ðạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân
thế. Với sứ mạng thiêng liêng cao đẹp ấy, đạo Phật khơng xa lìa thực thể khổ
đau của con người. Ðạo Phật đối diện cùng đau khổ, tìm ra những phương thức
linh diệu diệt trừ đau khổ, đem lại sự an vui hạnh phúc cho nhân thế, giúp con
người xây dựng cuộc sống Chân-Thiện-Mỹ.
Phật dạy: “Phật pháp tại thế gian, khơng ngồi thế gian mà giác ngộ. Nếu
lìa thế gian để tìm cầu Bồ Ðề, khơng khác nào người đi tìm lơng rùa sừng thỏ, vì
đó là việc khơng bao giờ có” (Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly
mịch Bồ Ðề, cáp như tầm thố giác - Bảo đàn Kinh). Ðạo Phật ra đời để phụng sự
con người, rời con người đạo Phật hết sứ mạng. Tinh thần cao đẹp ấy đã thể hiện
trong suốt cuộc hành trình hoằng pháp độ sanh của Ðức Phật. Ngài chỉ nói: Khổ
và Con đường Diệt khổ [1, tr.209].
Quả thật vậy, sự xuất hiện của Ðức Phật trên cõi đời này đánh dấu một
bước ngoặt trọng đại. Ngài đã tìm ra con đường giải thốt cho bản thân mình và
cho tất cả chúng sanh. Đó là con đường Phật độ. Phật độ chính là con đường giải
thoát mở ra cánh cửa bất tử, vén lên bức màn vơ minh và từ đó những ai thực

hành lời dạy của Ngài, đều có thể thốt khỏi sanh tử luân hồi, chứng quả Bồ đề
Niết Bàn. Ðây là mục đích tối hậu của người học Phật. Đó là lý do mà em chọn
đề tài “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển Phật độ” làm đề tài tiểu luận.

3


NỘI DUNG
1. Phật độ
Phật độ được gọi với các tên khác nhau. Theo Đại Thừa Nghĩa Chương,
Quyển 19, nói về Tịnh độ các kinh gọi với những tên, như: Phật sát, Phật
giới, Phật quốc, Phật độ. Đây là tên gọi địa phương, quốc độ thanh tịnh, trang
nghiêm, cảnh giới của Phật, bồ tát, bậc giác ngộ cư trú giáo hóa chúng sanh.
Theo Phật Quang Đại Từ Điển - Tập 4: Phật độ là cõi Phật giáo hóa,
chẳng những chỉ cho Tịnh độ mà bao gồm cả uế độ (thế giới hiện hữu) của phàm
phu. Theo ý nghĩa đó thì cung trời Đâu suất của Bồ Tát Di Lặc và núi Phổ đà lạc
ca (Phạm: Potalaka) của Bồ tát Quan thế âm, tuy là Tịnh độ nhưng chẳng phải
là Phật độ. Trong Đại thừa huyền luận quyển 5, ngài Cát Tạng thuộc tơng Tam
luận có nêu ra 5 loại ”Độ” là: Bất tịnh, Bất tịnh tịnh, Tịnh bất tịnh, Tạp và Tịnh.
Năm loại Độ này do nghiệp lực chúng sinh mà có, cho nên gọi là Chúng sinh độ.
Lại vì chúng là những cõi nước do đức Phật giáo hóa, nên cũng gọi Phật
độ. Phật độ này cũng được chia làm 4 loại [2, tr.173].
Phật Độ là chỗ để an thân gọi là Độ, đứng về Phật để nói về Độ (cõi) gọi
là Phật độ. Nếu nói về quốc, có vua cai trị mới có, khơng có vua thì khơng.
Độ (cõi nước) thì khơng phải như vậy, có thân người đều có cõi nước. Sác và
Giới nghĩa của chúng giống nhau. Các cõi nước này đều không uế tạp nên đều
gọi là Tịnh, Tịnh Sác, Tánh hải, Liên hoa, Tu di, những danh như thế rộng hẹp
đều có tên gọi riêng.
Phật độ khơng có nghĩa là cầu nguyện, van vái điều gì thì Phật độ, Phật
ban cho điều ấy. Mà Phật độ ở đây chính là Phật chỉ dạy cho chúng ta con đường

giải thoát giác ngộ để tự mỗi chúng ta tùy theo bổn nguyện, căn cơ, hồn cảnh
của chính mình để tự mình hóa giải những phiền não vơ minh.
Ngày nay có rất nhiều đệ tử Phật vẫn cịn nhầm lẫn về hai chữ: “Phật độ”.
Theo đó, Phật độ khơng có nghĩa là mình cầu nguyện, van vái điều gì thì Phật
4


độ, Phật ban cho điều ấy. Mà Phật độ ở đây chính là Phật chỉ dạy cho chúng ta
con đường giải thoát giác ngộ để tự mỗi chúng ta tùy theo bổn nguyện, căn cơ
và hồn cảnh của chính mình mà tự mình hóa giải những hệ lụy của phiền não
vơ minh. Khi ánh sáng xuất hiện, thì bóng tối tự động bị đẩy lùi hoặc mất đi.
Giảm được một phần phiền não vơ minh thì tăng thêm được một phần an lạc,
hạnh phúc mà nhà Phật gọi là Bồ đề Niết bàn.
Phật độ là Phật giúp cho chúng ta phương tiện tức là giáo lý Tứ Diệu Đế,
kinh điển, nhưng chính chúng ta phải tự mình nghiên cứu, tu tập, thực hành và
sống đúng với chánh pháp thì mới có giải thốt, an vui và tự tại. Ngược lại nếu
chúng ta cứ mãi mê ngồi thiền lim dim, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, van vái,
cầu nguyện mà tự mình khơng chịu lo tu sửa, tánh tham tật đố khơng chừa, tâm
cịn giận cịn hờn, lịng cịn chạy theo si mê ái dục thì đây chỉ là tu hành theo
hình thức, khơng có một ý nghĩa hay giá trị nào hết.
Người đệ tử Phật bắt buộc phải có niềm tin. Nhưng niềm tin ở đây là tin
vào lời dạy chân thật của Đức Phật là người đã thực chứng những chân lý nhiệm
mầu bởi vì lời dạy của Phật là: “Như Lai thị chơn ngữ giả, thật ngữ giả, bất dị
ngữ giả, bất cuống ngữ giả” nghĩa là lời nói của Phật là chân chính, là thành thật,
khơng tráo trở và không bao giờ dối trá.
Quan trọng hơn là người đệ tử Phật phải tin chính mình có khả năng hóa
giải, diệt trừ mọi vơ minh phiền não để đạt được tâm thanh tịnh mà có Niết bàn,
có Bồ đề cũng như chư Phật, chư Bồ tát vậy. Đức Phật dạy chúng sinh phát triển
những tiềm năng và nỗ lực của chính bản thân mình để đạt đến trạng thái an lạc
và hạnh phúc tuyệt đối Niết bàn. Do đó hạnh phúc hay khổ đau là do nơi con

người chớ không tùy thuộc vào một đấng quyền năng tuyệt đối nào và Đức Phật
chỉ là một bậc thầy hướng đạo mà thôi.
Vào thời Đức Phật, khi các đệ tử Ngài sắp qua đời, hay điển hình là khi cư
sĩ Cấp Cô Độc sắp chết, Đức Phật đến thăm và chỉ dạy rỏ ràng rằng: Muốn được
5


giải thốt thì đừng chấp thân, đừng chấp tâm và đừng chấp cảnh. Do đó nếu
khơng cịn chấp, thì đã chặt đứt tham sân si và dĩ nhiên tâm được thanh tịnh mà
chứng được Niết bàn. Đức Phật chỉ nhắc nhở như thế là đủ chớ Phật và đệ tử của
Ngài khơng hề có “Tụng kinh niệm Phật cầu siêu” [3, tr.210].
Tại sao lại khơng tụng niệm? Vì người sắp chết tâm lại duyên theo tiếng
mõ tiếng chuông, âm vang trầm bổng của lời tụng. (Mà còn duyên là còn dính
mắc, khơng tự tại, khó giải thốt ). Nhưng nếu nhắc nhở cho họ thấu hiểu rằng
“ngũ uẩn giai không, duyên sanh như huyễn” nghĩa là thân này không thật, thế
gian nầy không thật, cuộc đời cũng như giấc mộng, nhanh như điện chớp, như
bóng mây, mới thấy đó rồi mất đó. Ngay cả thân bằng quyến thuộc cũng khơng
thật bởi vì dun kết thì cịn anh cịn em, cịn vợ còn chồng, còn con còn cháu
đến khi duyên tan thì mỗi người đi mỗi ngã. Hiểu được như thế thì họ dễ dàng
bng xả, khơng cịn lo phiền tức là “hết khổ ách”. Tham, sân, si, chấp thủ hết
thì tâm trí sáng suốt, có an vui tự tại và Niết bàn, Cực lạc hiển lộ. Dĩ nhiên là họ
sẽ được an lành, nhẹ nhàng mà ra đi, gọi cho đẹp thì là “siêu thốt “.
Đạo Phật khơng tin vào sự cứu rỗi mà tin sâu vào nhân quả, tin vào lời
tuyên bố của Đức Phật khi mới thành đạo là: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là
Phật sẽ thành” và dĩ nhiên tin vào câu nói sau cùng trước khi Ngài nhập diệt:
“Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hảy thực hành đúng theo con đường Bát
Chánh Đạo thì sẻ có giải thốt, giác ngộ”. Trong tất cả chúng ta, ai hiểu được
như thế… Đó chính là đã và đang được “PHẬT ĐỘ”.
Như vậy, đức Phật là một vị Thầy dẫn đường sáng suốt, một vị thầy thuốc
tài giỏi, nhưng chúng sinh phải tự mình cất bước lên mà đi thì mới tới đích, có

bệnh phải uống thuốc mới hết bệnh, tức là tự học, tự tu, tự độ. Đức Phật không
thể làm trái luật Nhân Quả, không thể uống thuốc giùm khiến người đau hết
bệnh, khơng thể ăn giùm khiến người đói được no. Đức Phật chỉ có thể khuyên
bảo, truyền dạy chúng sinh bỏ ác làm thiện, từ loại thiện phiền não đến loại thiện
không phiền não, tức là khởi đầu bằng việc đoạn trừ mọi ác nghiệp dẫn đến ba
6


cõi khổ, rồi cố gắng làm mười việc lành để sinh cõi trời hay sinh làm người, đó
là thiện phiền não. Rồi tu đạo Bồ Tát, đạo thành Phật, thành thiện khơng phiền
não, thành trí tuệ Phật.
Thế nên, trí tuệ là quan trọng bậc nhất của đạo Phật và bao trùm tồn
diện mục đích phải có của các hàng Phật tử nếu muốn đi trên con đường giải
thoát đến giác ngộ viên mãn. Trí tuệ này xuất hiện khi bản thân người Phật
tử hành trì các pháp mơn tu để thanh tịnh tâm và giữ gìn giới hạnh.
Phật nói: “Khơng làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh
Tâm, Đó là lời chư Phật dạy”. Đây là quá trình tu tập của mỗi người chúng ta để
tự giải thốt khỏi ln hồi sinh tử.
2. Sự hình thành và phát triển Phật độ
2.1. Sự hình thành và phát triển Phật độ thời kỳ Chánh pháp
Cùng với sự hình thành và phát triển của Phật giáo, quan niệm về Phật
độ cũng dần dần hình thành. Theo cổ đức nhận định, y vào lời dạy của
Đấng Tồn Giác, thì dịng pháp giải thoát phải trải qua ba thời kỳ: Chánh
Pháp, Tượng Pháp và Mạt pháp; điều đó lại càng đúng hơn vì hết thảy các
pháp đều sinh diệt vơ thường. Tuy nhiên sự sinh diệt như vậy là cái nhìn
của hiện tượng, mang nhãn quan tục đế, phù hợp với nhận thức thế nhân.
Riêng bản thể các pháp vốn không xoay vần, không lập định theo chiều
hướng sinh diệt qua hiện tượng thế gian; do vì các pháp chỉ thực tại hiện
hữu, thực tại sinh diệt, khi con người bị lệ thuộc sinh diệt luân hồi theo, chứ
chúng vẫn như thị, có nghĩa vẫn tùy theo nhận thức mà con người gán cho.

Thật nghĩa đó cho nên Đức Phật dạy, vốn các pháp không sanh cũng không
diệt, không đến cũng không đi... Ngài phủ nhận tất cả, phủ nhận để xác
nhận tâm của chúng sanh vô thường, bất định, đến khi hiểu được điều
này, chúng sanh mới vượt lên, trở thành giác ngộ, giải thốt; từ đó mới thấy
hết thảy các pháp thật sự không sinh cũng không diệt.
7


Thời kỳ Chánh pháp - Đây là sơ khai, ban đầu thời kỳ tươi đẹp huy hoàng
nhất, lúc ấy Đấng Tồn Giác khơng chỉ dạy đệ tử bằng lời qua giảng thuyết, mà
tất cả hành động sinh hoạt của Ngài cịn làm tăng thêm tính cụ thể của chân lý.
Thời kỳ này, những tưu tưởng về Phật độ dần dần hình thành. Phật độ là con
đường giải thốt, con đường đó ở chính ngay trong đời sống từ bi vơ hạn của
Ngài. Ngài dạy trí huệ, thì trí huệ đó sẽ cho đệ tử thấy, hết thảy việc làm của
Ngài thể hiện tính siêu việt giải thốt, ln giúp mọi người đạt được tánh hiểu
biết sáng suốt như Ngài. Từ Bi và Trí Huệ của Ngài hóa giải hết mọi đối
tượng chúng sanh; do đó người có thích hay khơng thích, đều học được trí
huệ siêu việt đó. Chính trí huệ như vậy, mà kẻ hại Ngài, chỉ trích Ngài vẫn tạo
được duyên giải thoát trong tương lai. Việc này các bậc Đại sư trong thời Tượng
Pháp khó thể làm được nói gì thời Mạt Pháp. Tất cả là do năng lực Từ Bi vô hạn
của Ngài, do kim thân dung tướng của bậc thanh tịnh trang nghiêm, có năng
lực thấm vào tâm thức nhãn quan người đối diện [4, tr.90].
Tóm lại, trong thời kỳ này, theo Kimura Taiken, nói một cách đơn giản,
theo Phật, cái lý tưởng của sinh mệnh vô hạn, trước hết, nhờ vào sự siêu việt
hiện thực mà đạt được. Nói cách khác, thay vì đề cao sinh mệnh vơ hạn, tận lực
thuyết minh nó, thì lại dựa vào cái sinh mệnh hữu hạn này để mà giải phóng con
người, nhờ đó mà lý tưởng của người ta mới có thể thực hiện được. Vì, theo
Phật, cho dù u cầu của sinh mệnh vơ hạn có là căn cứ của lý tưởng đi nữa thì
đó chẳng qua cũng chỉ nói về phần tiềm tàng nội tại mà thơi. Trái lại, Phật độ là
phải nhìn thẳng vào hiện thực, nên nhờ sự bức bách hiện thực mà được thốt ly

thì phần nội tại cũng tự mở ra một cảnh giới kỳ diệu, bất tử: cái mà Phật gọi là
giải thốt (mokkha), là Niết-bàn (nibbana) chính là ở đó.
2.2. Sự hình thành và phát triển Phật độ thời kỳ Tượng pháp
Là thời kỳ tính từ 500 năm sau khi Thế Tôn thị tịch, cho đến 1000 năm
sau nữa. Con số tính như vậy đó là ước tính theo khoảng thời gian gấp đôi thời
chánh pháp hoặc xa hơn, đây khơng nhất định chính xác. Hay có thể giải
thích thêm, nghĩa Tượng Pháp là mường tượng, tưởng tượng lại thời chánh
8


pháp, chứ không giống y ngày xưa thời Thế Tôn cịn hiện hữu, hay thời gian Thế
Tơn vừa viên tịch trong vịng 500 năm.
Tư tưởng Phật độ, giải thốt lúc này khó khăn hơn, vì khơng phải như thời
Chánh Pháp, pháp sư thuyết pháp hầu hết đều chứng quả Thánh; chứ khơng
phải Tượng Pháp địi hỏi phải có nhân dun, có phước báo cơng đức; đạo
tràng phải thanh tịnh, thính chúng phải thành tâm mới duyên cảm được. Thế
là Thời kỳ Tượng pháp, thính chúng nghe pháp hầu như chỉ gieo dun, tích
lũy phước đức mong hẹn đời sau.
Rồi khơng chỉ người cư sĩ gặp khó khăn học đạo, mà ngay trong hàng đệ
tử xuất gia của Thế Tôn, đã có phân chia thành tơng phái. Sự phân chia cũng xảy
ra trong thời Chánh pháp, nhưng chưa nghiêm trọng, vì chư Thánh chúng hãy
còn nhiều. Đến thời Tượng pháp, Thánh chúng thưa dần, sự phân chia trở nên rõ
rệt; do đó trở thành khó khăn trong việc tìm cầu Thánh Tăng học đạo giải thốt.
Một số chư Thánh Tăng vì muốn giữ lại truyền thống khất thực độ sanh, nên
hay thực hiện hạnh đầu đà, tìm sống ẩn cư rừng núi, chỉ khi khất thực mới tiếp
xúc quần chúng. Chính việc bảo trì hạnh sống tịnh tu n lặng đó, nên Thánh
Tăng khó tìm, mà người muốn học đạo cịn phải địi hỏi có đủ thể lực tinh
thần mới theo học được.
Riêng hàng Thánh Tăng có tinh thần phóng khống muốn truyền tư
tưởng Phật độ, đem đạo giải thoát vào đời, đích thực bằng giáo lý giải thốt

thực tế. Đã phương tiện triển khai giáo lý qua cách sống hài hòa, biết hy sinh,
biết thực hiện tinh thần vị tha, vì người quên mình, bởi mình với người cũng
chỉ đang trên đường học Phật, hơn nữa mình đây chỉ là giả danh, vô ngã... và
đúng hơn hết là tinh thần nhập thế cứu độ chúng sanh như Thế Tôn từng dạy
“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Có hành trì khơng quả chứng là hành
trì một cách khơng dứt khốt, bởi vì hồn cảnh bắt buộc phải có tâm lực, thể
lực mạnh, mới thắng được hai mơi trường hồn cảnh như đã bàn qua. Và như
thế số người đủ tâm lực thể lực thực hành theo giáo lý giải thốt quả thật là ít,
ít đến nổi ví là khơng [5, tr.278].
9


Tư tưởng Phật độ giai đoạn này là sự phản tĩnh tự tâm. Dù đối với lòng
mong muốn một cuộc sống vơ hạn hay u cầu giải thốt, tất cả đều phát sinh từ
nội tâm của ta. Đã thế thì sự giải quyết tối hậu tất nhiên phải tìm ngay trong tự
tâm. Như ai cũng biết, lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: “Hãy tự mình thắp
đuốc lên, hãy tự mình nương tựa nơi mình, nương tựa Chính Pháp, chứ đừng
nương tựa vào một nơi nào khác”. Đó là những lời minh chứng rõ ràng về ý
nghĩa trên đây và từ đãy về sau lập trường của Phật giáo đều lấy đó làm chủ
nghĩa qn thơng. Song theo Phật giáo, người thể nhập được sinh mệnh cô hạn
quyết không dựa vào phương pháp biểu tượng hóa tích cực mà tìm cầu được,
trái lại, phải bắt đầu giải phóng những giới hạn đó, cho nên phải bắt đầu từ cái
cá thể bất hợp lý của ngã chấp, ngã dục để giải phóng chính mình. Song khi thể
nghiệm dược sinh mệnh vơ hạn thì tự mình biến thành nội dung của sự thể
nghiệm, đó là lập trường mới về tơn giáo của Phật giáo. Nói một cách đơn giản
thì: lập trường của Phật giáo là lấy giải thốt làm mục đích và đằng sau đó dự
tưởng một sinh mệnh vơ hạn (cuộc sống tự chủ tuyệt đối) nhưng vô hạn sinh
mệnh đó chỉ được thể nghiệm nội tại chứ khơng biểu tượng hóa: đó có thể nói là
một hình thức tơn giáo mới tuy thần bí nhưng rất hợp lý.
2.3. Sự hình thành và phát triển Phật độ thời kỳ Mạt pháp

Là thời kỳ từ Tượng Pháp tính đến 1000 năm sau và hơn nữa, đây là
thuyết của kinh Đại Bi. Lần nữa chúng ta cũng không quan tâm lắm đến con
số chính xác thế nào, chỉ biết là sau thời kỳ Tượng Pháp đã hơn ngàn năm, nay
lại tính hơn cả mấy ngàn năm nữa, việc này mới quan trọng. Và quan trọng nhất
khi biết rằng đời nay chúng ta đang sống chính là thời kỳ Mạt Pháp. Ta đang
sống cách thời Phật hơn 2500 năm vượt qua Tượng Pháp cả 1000 năm. Thời
kỳ như vậy cũng Nhơn Vương Kinh Sớ nói: Có giáo lý, khơng hành trì, khơng
quả chứng gọi là Mạt Pháp.
Có thể nói rằng đỉnh cao của tư tưởng Phật độ chính là con đường giải
thốt. Ở đó có sự kế thừa, chắt lọc, dung hợp và cả sự hoàn thiện những mặt
10


mạnh và cả những mặt yếu của tất cả những quan điểm, những phương pháp,
các chủ trương Phật độ của các trường phái triết học - tôn giáo vào thời kỳ trước
đó. Con đường Phật độ chúng sinh cũng như tư tưởng giải thốt khổ đau khơng
chỉ thể hiện qua lý “Nhân duyên khởi” mà còn được thể hiện trong học thuyết
“Tứ diệu đế” - tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hệ thống kinh sách nhà Phật. Cùng
với “lý nhân duyên khởi”, học thuyết “Tứ diệu đế” đã trở thành nền tảng cho
giáo lý nhà Phật. Thông qua các thuyết này, Phật giáo không chỉ vạch rõ con
đường, cách thức để giải thoát chúng sinh ra khỏi nghiệp báo luân hồi và những
nổi khổ của cuộc đời con người, mà chúng cịn tìm ra nguồn gốc của nỗi khổ của
cuộc đời con người, chỉ ra căn nguyên biến đổi không ngừng của vũ trụ và thế
giới. Chính ở đây chứ không đâu khác đã thể hiện rõ nét và tập trung nội dung tư
tưởng giải thoát đặc sắc của triết lý Phật giáo [6, tr.130].
Triết lý Phật giáo phủ nhận thế giới quan thần quyền cũng như quan điểm
về cái tôi cá nhân bất biến. Phật giáo không tán thành cách tu luyện ép xác khổ
hạnh để có thể giải thoát (của đạo Jaina), cũng như phê phán chủ nghĩa khoái lạc
vật chất (của trường phái Lokayata). Theo Phật giáo thì cả hai khuynh hướng
đều khơng thể dẫn đến trạng thái diệt ái dục một cách trọn vẹn. Tu luyện khổ

hạnh sẽ làm suy giảm trí lực do đó khó có thể đạt tới minh giác, cịn nếu sa vào
thế giới vật chất tức là đã sa vào thế giới vật dục, là đam mê theo đuổi cái giả
tưởng, làm lu mờ tâm tính, điều này dẫn đến sự chậm trễ trong tiến bộ tinh thần.
Theo Phật giáo con đường Phật độ đúng đắn nhất để đạt tới giác ngộ và
giải thoát là con đường trung đạo. Trong kinh Chuyển Pháp Luân đức Phật đã
nói: “Người xuất gia có hai cực đoan cần tránh, một con đường thấp hèn chủ
trương cuộc sống chỉ cần khoái lạc, một con đường cực nhọc vơ ích như chủ
trương của phái khổ hạnh ép xác. Con đường trung đạo thì ở giữa hai thái cực
kia, có thể dẫn đến giác ngộ và giải thốt. Như vậy, đức Phật đặc biệt nhấn mạnh
và nhắc nhở người xuất gia phải tránh những điều thái quá hay những điều cực
đoan khi xác định con đường giải thoát chúng sinh.
11


Như vậy, con đường Phật độ trong triết lý của Phật giáo được thể hiện qua
các nội dung như sau: Đầu tiên, thể hiện trong thuyết Tứ diệu đế, tư tưởng giải
thốt Phật giáo có xuất phát điểm từ nỗi khổ của cuộc sống con người. Theo
quan điểm của Phật giáo, thì ngay việc con người sinh ra và tồn tại thì con người
lại càng rơi vào vơ minh, rơi vào những ảo tưởng giả tạo. Chính vì thế nhiệm vụ
và mục đích tối cao của sự giải thốt chính là xóa bỏ sự vơ minh của con người
để đạt tới sự giác ngộ với cái tâm sáng tỏ, có thể nhận ra chân bản tính của mình
và thực tướng của vạn vật. Có vậy mới dập tắt được ngọn lửa ái dục, thoát ra
mọi khổ não của cuộc đời để đạt đến cõi Niết bàn. Vì vậy, mà đức Phật đã đưa
Khổ đế thành chân lý thứ nhất. Triết lý của đạo Phật khẳng định thực tại nhân
sinh là khổ. Phật đã nói trong kinh Chuyển Pháp Luân rằng: Sinh là khổ, lão là
khổ, bệnh là khổ, tử là khổ, oán tăng hội khổ, thụ biệt ly khổ, thụ ngũ uẩn khổ,
sở cầu bất đắc khổ. Như vậy, với Bát Khổ mà đức Phật đưa ra cũng đã khái quát
rằng cuộc đời con người vốn đã là bể khổ.
Thứ hai, trong Tập Đế, Ngài đã nêu ra và lý giải căn nguyên của nổi khổ,
tức chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân của mọi nổi khổ. Cũng như ở thuyết “Nhân Duyên khởi”, nguyên nhân chính để gây nên nổi khổ của con người chính là

lịng ái dục. Nhưng sở dĩ có ái dục là vì sự vơ minh, từ cái mê lầm của con người
do không nhận thức được bản chất của thế giới. Con người muốn tồn tại mãi
nhưng thực tại lại cứ luôn biến dịch, con người muốn trường tồn nhưng cuộc đời
cứ luân chuyển không ngừng nghĩ theo quy trình: sinh - lão - bệnh - tử; thành trụ - hoại - không; sinh - trụ - dị - diệt. Vì thế, con người mới sinh ra lòng tham,
lòng sân, lòng si, chiếm đoạt để rồi gây nên những nỗi khổ triền miên trong đời.
Cùng với “Nhân duyên khởi”, đức Phật đưa ra thuyết “Thập nhị nhân duyên” để
giải thích căn nguyên nổi khổ ấy, cùng với đó cũng vạch ra mối liên hệ của
nghiệp từ quá khứ tới hiện tại, rồi từ hiện tại tới tương lai. Mười hai dun đó là:
vơ minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, aí, thủ, hữu, sinh, lão tử. Mười
hai duyên này nối tiếp nhau, chúng liên hệ và chuyển hoá cho nhau, chúng vừa
là “nhân” vừa lại là “quả” của nhân [7, tr.301].
12


Thứ ba, để con người có thể được giải thốt khỏi bể khổ thì phải diệt khổ,
đó chính là mục đích tối cao của sự giải thốt. Chân lý tối cao mà đức Phật đưa
ra đó là diệt đế. Phật Tổ nói rằng: “Đó là sự xa lánh trọn vẹn, là sự tận diệt chính
cái ái dục ấy. Đó là sự rời bỏ, sự khước từ, sự thoát ly và sự tách rời ra khỏi tâm
ái dục. Đó là chân lý cao thượng về sự diệt khổ”, để đạt tới trạng thái Niết bàn;
Niết bàn được xem là trạng thái tuyệt đối: trạng thái không tịch, diệt trừ mọi
danh sắc, cảm giác, ý thức, trạng thái diệt mọi ái dục, vơ vi, thanh tịnh, là hồn
thiện, vĩnh hằng, bất tử… Chính vì thế mà Long Thọ Bồ Tát đã viết: “Niết bàn
là ngừng định, ngừng hết tư tưởng vô và hữu, sắc và không”.
Thứ tư, để thực hiện được mục đích và lý tưởng giải thốt, để đạt tới trí
tuệ bát nhã, Phật giáo đưa ra thuyết về Đạo Đế. Đạo đế là quan điểm về con
đường, cách thức hay phương pháp giải thốt của đạo Phật. Trong đó, con đường
trung đạo như đã nói ở trên với thuyết tiêu biểu là “Bát chính đạo”. Tám con
đường đó là:
1) Hiểu biết nhận thức đúng đắn (Chính kiến).
2) Suy nghĩ chân chính (Chính tư duy).

3) Hành động , làm việc chân chính (Chính nghiệp).
4) Chỉ nói những điều hay, đúng (Chính ngữ).
5) Sống một cách trung thực (Chính mệnh).
6) Cố gắng vươn lên theo con đường chân chính (Chính tịnh tiến).
7) Suy nghĩ chính pháp, gạt mọi tà niệm (Chính niệm).
8) Chuyên chú vào con đường chân chính để giác ngộ (Chính định).
Cùng với tám con đường này, đức Phật đưa ra những phương pháp thực
hành tu luyện cho các phật tử để chủ động thực hiện điều tốt cho người và cho
13


mình, ví như “Ngũ giới”, “Lục độ” và “Thập thiện”. Đó chính là tư tưởng Phật
độ trong thời kỳ này.
Nói một cách khái quát, trong thuyết Tứ diệu đế, thì Khổ Đế và Tập Đế
trình bày về sự khổ và nguyên nhân của nổi khổ. Đây chính là điểm xuất phát
của tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo. Diệt Đế là quan điểm của Phật
giáo về mục đích và nhiệm vụ tối cao của sự giải thoát, mục đích và nhiệm vụ ấy
là xóa bỏ mọi vọng tưởng, thoát khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới vật dục, diệt
ái dục để có thể giác ngộ, đến với Niết bàn. Còn Đạo Đế là con đường và cách
thức giải thốt, đó là “Bát chính đạo”.
Như vậy, với tư tưởng Phật độ mà đức Phật đưa ra đã thể hiện rất sâu sắc
tính chất nhân bản, nó quan tâm đến thân phận và đời sống của mỗi con người,
giúp con người thoát khỏi những nổi khổ của cuộc đời, tìm cho họ một niềm tin
trong cuộc sống, một chỗ dựa vững chắc và chỗ dựa vững chắc ấy không ở đâu
xa lạ mà chính ngay trong tâm mỗi người. Theo đó, con đường và cách thức giải
thốt trong triết lý Phật giáo rất giản dị, có ý nghĩa hết sức thiết thực và phù hợp
với đời sống hiện thực khách quan. Nó chủ trương tu luyện tồn diện trên mọi
lĩnh vực từ đời sống đạo đức luân lý đến tâm linh, trí tuệ.

14



KẾT LUẬN
Được giác ngộ hay giải thốt, được nhìn thấy miền cực lạc là niềm hy
vọng và khao khát lớn nhất của con người. Muốn được giải thoát con người phải
biết đến con đường giác ngộ, đó chính là tư tưởng về Phật độ (con đường giải
thoát giác ngộ). Đức Phật đã để lại cho chúng sinh con đường giác ngộ và giải
thoát. Đức Giêsu đã ban cho nhân loại ơn cứu độ, tha thứ và bình an… Hai con
đường khác nhau, nhưng xét cho cùng, cứu độ và giải thốt có thể gặp nhau, vì
cùng hướng đến việc chữa lành những vết thương, những rạn nứt và đổ vỗ trong
thân xác và tâm hồn con người, giải phóng con người khỏi cảnh nô lệ khổ đau
và tội lỗi, đem đến cho con người một cuộc sống tự do, công lý, hịa bình, nhân
nghĩa và tình thương để con người được hạnh phúc dồi dào và sung mãn hơn.
Đây chính là điểm hẹn nơi các tôn giáo lớn: Đều lấy con người làm gốc để thăng
hoa cuộc sống con người, hướng họ đến một cuộc sống an lạc và giải thoát trong
hạnh phúc Niết Bàn thanh tịnh.
Trong thời đại hiện nay, với nền văn minh tiến bộ, với những kỹ nghệ
hiện đại hóa phục vụ con người đầy đủ về vật chất sẽ đem lại hạnh phúc cho
nhân loại, nhưng nào ngờ khoa học càng văn minh, xã hội càng tiên tiến thì con
người càng rơi vào khủng hoảng, ngày đêm phập phịng lo sợ bởi suy thối về
đạo đức và môi sinh. Con người chỉ biết lao vào những lợi dưỡng cá nhân mà
quên đi một hướng sống tốt đẹp và tâm linh, các cuộc chiến tranh nóng lạnh
đang đe dọa con người. Ðã đến lúc cần phải báo động về những mối hiểm họa
hủy diệt tập thể gây ra do chiến tranh nguyên tử, hóa chất và sự ô nhiễm môi
sinh đang hoành hành khắp nơi. Như thế con người có thật sự hạnh phúc hay
khơng? Ðây là câu hỏi mà các nhà khoa học đang nặn óc kiếm tìm. Họ quên
rằng câu hỏi này đã được Ðức Thích Ca Mâu Ni giải đáp cách đây hơn 2500
năm về trước. Ngài dạy rằng con người thật sự hạnh phúc khi đã đoạn tận lòng
tham ái và chấp thủ. Con đường ra khỏi tham ái và chấp thủ chỉ có chúng ta chủ
động và có thể thực hiện ngay trong hiện tại với cái nhìn trí tuệ của chính mình.

Ðó chính là cái nhìn “vơ ngã” hay “vơ chấp thủ”.
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Phật độ giúp cho chúng sinh
nhân loại không bị u mê, tăm tối, tìm đến hạnh phúc, an viên trong những câu
15


cầu khấn. Con người chỉ được giải thoát, đến cõi niết bàn khi đi đúng con đường
giải thoát giác ngộ - đó chính là Phật độ. Phật độ đã giúp cho nhân loại xây dựng
nên một nền tảng trí tuệ vững chắc và cũng chính con đường này đã giúp nhân
loại tìm lại chất người của chính mình, đem lại an lạc, hạnh phúc, định tĩnh sau
những giây phút tìm kiếm, dong ruỗi vơ định của dịng thác loạn vật chất. Ðó là
tư lương cho mỗi hành giả. Vậy chúng ta hãy sử dụng nó làm hành trang cho
chính mình, hãy làm ngọn đuốc vén màn vô minh đi vào giải thốt, như lời Phật
dạy: “Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dỗn Chính, Tư tưởng giải thốt trong triết học Ấn Độ, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1997.
2. Dỗn Chính, Lịch sử tư tưởng Triết học Ấn Độ Cổ Đại, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1998.
3. Đồn Trung Cịn, Phật học Từ điển, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 1997.
4. Bùi Biên Hịa, Đạo Phật và thế gian, Nxb Hà Nội, 1998.
5. Phật Giáo nhìn tồn diện - Piyadassi Mahathera (Phạm Kim Khánh
dịch ) PL 2540 - Bính Tý.
6. Thu Giang, Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 1992.
7. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 1998.

17



×