Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC - Nguyên tắc toàn diện của triết học Mác - Lênin với công tác nhận sự ở Tổng công ty Kinh tế kỹ Thuật công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.05 KB, 17 trang )

TRƯỜNG

TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: NGUN TẮC TỒN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỚI CÔNG TÁC NHẬN SỰ Ở TỔNG CÔNG TY KINH TẾ KỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP

Người thực hiện:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN
I.
CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1.
1.2.

II.

2.1.
2.2.
2.3.



Nguyên tắc toàn diện của Chủ nghĩa Mác - Lênin
VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT

1
2
2
2
4

HỌC MÁC - LÊNIN VÀO CÔNG TÁC NHẬN SỰ Ở
TỔNG CÔNG TY KINH TẾ KỸ THUẬT CƠNG
NGHIỆP
Khái qt về Tổng Cơng ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Công tác nhận sự
Nguyên tắc tồn diện của triết học Mác - Lênin với cơng

tác nhận sự ở Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
8
9
9
13
14


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ
bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được xây
dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan,
tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ và sự phát triển của
tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
C. Mác cho rằng: Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử
dụng lực lượng thực tiễn. Phát triển tư tưởng đó, V.I.Lênin khẳng định: “Trong
lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào
tạo ra trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền
phong có đủ khả năng lãnh đạo và tổ chức phong trào” [5, tr.434]. Từ thực tiễn
xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong những năm đầu chính quyền Xơ viết
non trẻ, V.I.Lênin khẳng định: “Nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ có
bản lĩnh. Hiện nay đó là vấn đề then chốt; nếu khơng thế thì tất cả mọi mệnh
lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [6, tr.449]. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh dạy rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [4, tr.269-273]. Do đó, nghiên cứu
vấn đề “Ngun tắc tồn diện của triết học Mác - Lênin với công tác nhận sự
ở Tổng công ty Kinh tế kỹ Thuật công nghiệp” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Các phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp cụ thể: Lơgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; đối
chiếu - so sánh; điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học;
phương pháp chuyên gia…
3. Cấu trúc

3



Tiểu luận gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, tài liệu tham khảo.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT
HỌC MÁC - LÊNIN
1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách rời
nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng khơng có sự phụ thuộc, khơng có
sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là những liên hệ hời
hợt, bề ngồi mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình
cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng laị phủ nhận khả
năng chuyển hố lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Ngược lại, quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh
thể thống nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa
tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
Về nhân tố quy định sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế
giới, chủ nghĩa duy tâm cho rằng cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại
giữa các sự vật và hiện tượng là các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở
cảm giác của con người. Xuất phát từ quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơli
coi cơ sở của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là cảm giác. Đứng trên
quan điểm duy tâm khách quan, Hêghen lại cho rằng cơ sở của sự liên hệ qua
lại giữa các sự vật, hiện tượng là ở ý niệm tuyệt đối.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định cơ sở của sự liên
hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Theo quan điểm này, các sự vật hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng,
khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại
khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả ý thức, tư
tưởng của con người vốn là những cái phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của

4



một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của chúng
cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan,
tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các quá trình, mà nó
cịn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và
mối liên hệ bên ngồi, có mối liên hệ chung bao qt toàn bộ thế giới và mối
liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới,
có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua
lại được thể hiện thông qua một hay một số khâu trung gian, có mối liên hệ
bản chất, có mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, có mối liên hệ giữa
các sự vật khác nhau và mối liên hệ giữa các mặt khác nhau của sự vật. Sự
vật, hiện tượng nào cũng vận động, phát triển qua nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau, tạo thành lịch
sử phát triển hiện thực của các sự vật và các q trình tương ứng.
Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và
phát triển của chính các sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng.
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa
các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự
vật, nó giữ vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự
vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác
nhau, nói chung nó khơng có ý nghĩa quyết định, Hơn nữa, nó thường phải
thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và
phát triển của sự vật. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là phủ nhận
hồn tồn vai trị của mối liên hệ bên ngoài đối với sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đơi khi
có thể giữ vai trị quyết định [2, tr.278].

5



Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu
nhiên cũng có tính chất tương tự như đã nói ở trên. Ngồi ra chúng cịn có
những nét đặc thù. Chẳng hạn như, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong quan
hệ này lại là cái tất nhiên khi xem xét trong mối liên hệ khác, ngẫu nhiên lại
là hình thức biểu hiện ra bên ngồi của cái tất yếu, hiện tượng là hình thức
biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản chất. Đó là những hình thức đặc thù của sự
biểu hiện những mối liên hệ tương ứng.
Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ địi hỏi phải thừa
nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ. Các loại liên hệ khác
nhau có thể chuyển hố lẫn nhau. Sự chuyển hố như vậy có thể diễn ra hoặc
do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách
quan của chính sự vật và hiện tượng.
Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự
nhiên, trong xã hội và trong tư duy con người, phép biện chứng duy vật, tập
trung nghiên cứu những loại liên hệ chung, mang tính chất phỏ biến. Những
hình thức và những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác nhau của
thế giới là đơí tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
1.2. Nguyên tắc toàn diện của Chủ nghĩa Mác - Lênin
Phép biện chứng duy vật là môn khoa học nghiên cứu những quy luật
chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép
biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2 nguyên lý
(nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển), 6 cặp phạm trù
cơ bản (cái riêng - cái chung, nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên, nội
dung - hình thức, bản chất - hiện tượng, khả năng - hiện thực) và 3 quy luật phổ
biến (quy luật lượng - chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập) [3, tr.190].

6



Từ việc nghiên cứu quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự
vật hiện tượng, triết học Mác - Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức.
Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với
các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi
nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm tồn diện, tránh
quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng
kết luận về bản chất hay về tính quy luật của nó.
Quan điểm tồn diện địi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật,
hiện tượng, một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các
bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó.
Mặt khác, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ với các sự vật khác (kể cả
trực tiếp và gián tiếp). Đề cập đến 2 nội dung này, Lênin viết “muốn thực sự
hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối
liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó” [1, tr.189].
Đồng thời quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng
mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối
liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật và có
phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động
của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cũng cần lưu
ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện nhất định.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự
vật, chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải chú ý
tới những mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật khác. Từ đó ta phải biết sử
dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào sự vật
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

7



Hơn thế nữa, quan điểm tồn diện địi hỏi, để nhận thức được sự vật cần
phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với
mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người
bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi
vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ trọn vẹn. Ý
thức được điều này, chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức
đã có về sự vật và tránh xem nó là những chân lí bất biến, tuyệt đối không thể bổ
sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật, cần phải nghiên cứu tất cả
các mối liên hệ, cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta
khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó
chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên
hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính,
những quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ
khác nhau đó. Quan điểm tồn diện chân thực địi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức
về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản
chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các
sự vật hiện tượng, quan điểm tồn diện địi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về
sự vật hiện tượng. Một mặt, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại
giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện
tượng đó, mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với với các
sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Đề cập đến hai nội dung này, V.I. Lênin
viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả
các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó” [5, tr.267].

8



Hơn thế nữa, quan điểm tồn diện địi hỏi, để nhận thức được sự vật, cần
phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. ứng với
mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người
bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi
vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ khơng trọn
vẹn. Có ý thức được điều này chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hoá những
tri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối
không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật, cần phải
nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đè
phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện khơng chỉ ở chỗ nó
chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên
hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhaunhững thuộc tính,
những quy định khác nhau của của sự vật được thể hiện trong những mối liên
hệ khác nhau đó. Quan điểm tồn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri
thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái
bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
Như vậy, quan điểm tồn diện cũng khơng đồng nhất với cách xem xét
dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng. Nó địi
hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó.
Có thể kết luận, q trình hình thành quan điểm tồn diện đúng đắn với tư
cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các
giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể để để nhận thức một
mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút
ra tri thức về bản chất của sự vật.

9



Quan điểm toàn diện vừa khác chủ nghĩa chiết trung vừa khác thuật nguỵ
biện. Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau nhưng
lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình
ảnh khơng đúng về sự vật. Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất,
mối liên hệ căn bản nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô
nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó hồn tồn bất lực khi cần phải có
quyết sách đúng đắn. Thuật nguỵ biện cũng chỉ chú ý đến những mặt, những
mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ
bản, cái không bản chất thành cái bản chất. Cả chủ nghĩa chiết trung và thuật
nguỵ biện đều là những biểu hiện khác nhau của phương pháp luận sai lầm trong
việc xem xét các sự vật, hiện tượng.
II. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN VÀO CÔNG TÁC NHẬN SỰ Ở TỔNG CÔNG TY KINH TẾ
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
2.1. Khái quát về Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp được thành lập theo Quyết
định số 3035/ QĐ-BQP ngày 23 tháng 8 năm 2011, hoạt động theo hình thức
cơng ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty trách nhiện hữu hạn một
thành viên Vật tư cơng nghiệp, là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị, dây chuyền công
nghệ phục vụ sản xuất và kinh tế; xuất nhập khẩu và kinh doanh vật liệu nổ cơng
nghiệp, dịch vụ nổ mìn; đào tạo nghề và xuất nhập khẩu lao động; liên doanh
sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và nhiều chức năng kinh
doanh quan trọng khác…
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật
công nghiệp đã thu được nhiều thành công nhờ sự nhạy bén, linh hoạt trong cơ

10



chế thị trường. Với các đơn vị xuyên suốt từ Bắc đến Nam tạo sức mạnh tổng
hợp khẳng định thương hiệu Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp trong
suốt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong nỗ lực xây dựng một trận tuyến kinh doanh an toàn trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế tồn cầu nói chung, Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật công
nghiệp đặc biệt chú trọng duy trì và đi theo tơn chỉ một nếp sống văn hóa doanh
nghiệp vững mạnh, mang đậm bản sắc và phong cách hiện đại trên mặt trận kinh
tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế tồn cầu.
2.2. Cơng tác nhận sự
Công việc nhân sự bao gồm rất nhiều công việc liên quan đến quản lý con
người, bao gồm tuyển dụng, kế hoạch lương thưởng và phúc lợi, đào tạo nhân
viên,… Nhân sự là bộ phận trong công ty có nhiệm vụ tìm kiếm, sàng lọc, tuyển
dụng và đào tạo nhân viên mới cũng như quản lý các phúc lợi của người lao
động. Khi một công ty thực hiện thay đổi cơ cấu hay mở rộng quy mô nhân sự
để tận dụng lợi thế cạnh tranh, HR sẽ đóng vai trò chủ chốt giúp doanh nghiệp
đương đầu với những thay đổi bất ngờ của môi trường và giải quyết nhu cầu
tuyển dụng nhân sự chất lượng cao.
Nhân sự là bộ phận khơng thể thiếu trong mọi doanh nghiệp có quy mô và
lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bộ phận này tập trung vào việc tối đa hiệu quả,
năng suất của người lao động và xử lý tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến
nhân sự. Bằng việc quản lý hiệu quả nguồn lực giá trị nhất của doanh nghiệp là
con người, phịng nhân sự sẽ giúp cơng ty hoạt động một cách có tổ chức và đạt
được các mục tiêu kinh doanh. Có 6 hoạt động chính liên quan đến con người
mà HR phải thực hiện hiệu quả để đóng góp giá trị cho doanh nghiệp, bao gồm
tuyển dụng, đảm bảo môi trường làm việc cho nhân viên, quan hệ với người lao

11


động, kế hoạch lương thưởng & phúc lợi, thực thi luật lao động, đào tạo nhân

viên. Ngồi ra có vơ vàn đầu việc cụ thể và các công việc không tên khác, các
cơng việc này được chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 bộ phận trong một
phòng nhân sự.
2.3. Nguyên tắc toàn diện của triết học Mác - Lênin với công tác nhận
sự ở Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Cơng nghiệp
u cầu của quan điểm tồn diện là khi nhận thức hoặc hoạt động thực
tiễn thì phải xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, kể cả mối
liên hệ của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, đến mối liên hệ
giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng, cũng như mối liên hệ của
sự vật, hiện tượng với mơi trường và hồn cảnh xung quanh; đồng thời, khi xem
xét hệ thống các mối liên hệ của sự vật, cần chú ý đến những mắt khâu trung
gian, gián tiếp của chúng; nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong cả hiện
tại, quá khứ và xu hướng phát triển trong tương lai.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chủ thể phải biết nhận thức trọng tâm, trọng
điểm, từ đó xem xét cái tồn bộ, trên cơ sở thấu hiểu quy luật vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Quan điểm toàn diện đối lập và đòi hỏi phải loại bỏ
mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung và ngụy biện. Đây là những
“căn bệnh” thường gặp khá nhiều trong nhận thức và thực tiễn, đều dẫn con
người đến sự mơ hồ, trừu tượng, hỗn tạp, khiến cho chủ thể khó phân biệt được
cái bản chất với cái không bản chất, cái không chủ yếu với cái chủ yếu… dẫn
đến những sai lầm trong nhận thức sự vật, hiện tượng nói chung và trong cơng
tác cán bộ nói riêng.
Do vậy, vận dụng ngun tắc toàn diện của triết học Mác - Lênin với công
tác nhận sự ở Tổng Công ty cần đề cập trực diện và rõ ràng về việc đánh giá cán

12


bộ phải dựa trên quan điểm toàn diện, tức là yêu cầu phải xem xét đầy đủ các
mối quan hệ của người đó, thì mới có thể đánh giá đúng và coi đây là điều kiện

cần thiết để bổ nhiệm đúng cán bộ. Khi xem xét các mối liên hệ của cán bộ, cần
làm rõ bản chất của người cán bộ qua ba mối quan hệ cơ bản: Quan hệ với chính
mình; quan hệ với cấp trên; quan hệ với đồng nghiệp.
Đồng thời, cán bộ được cất nhắc phải hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản: Trung
thành và hăng hái trong công việc; liên lạc mật thiết với quần chúng, hiểu biết
quần chúng; ln chú ý đến lợi ích của công ty; luôn giữ đúng kỷ luật. Cũng lưu
ý, nhận xét cán bộ khơng nên chỉ xét ngồi mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà
phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ và trước khi cất nhắc cần phải xem
xét người được cất nhắc một cách tồn diện, trên tất cả các mặt. Xem xét cơng
tác của họ, mà còn phải xét cách sinh hoạt của họ, xem xét cách viết, cách nói
của họ, mà cịn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ
hay khơng, xem xét họ đối với tập thể thế nào, mà còn phải xem xét họ đối với
người khác thế nào. Ta nhận họ tốt, cịn phải xét số nhiều đồng chí có nhận họ
tốt hay không, không nên chỉ xem công việc của họ trong một lúc, mà phải xem
xét công việc của họ từ trước đến nay.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện của triết học Mác - Lênin với công tác
nhận sự ở Tổng Công ty chỉ rõ, nhận xét cán bộ khơng thể chỉ căn cứ vào những
biểu hiện bên ngồi, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; khơng thể chỉ dựa
vào một việc làm, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không
thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ. Có
cái nhìn tồn diện như vậy mới có thể đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, khách
quan và từ đó, mới có thể cất nhắc, bổ nhiệm, đề bạt đúng cán bộ, đáp ứng tốt
yêu cầu, nhiệm vụ.

13


Quan điểm tồn diện ln đi đơi, gắn liền với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Việc xem xét cán bộ có tiêu chí chung, có tiêu chí cho từng ngành, từng lĩnh vực
cụ thể. Hơn nữa, việc xem xét cán bộ cần đặt trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể

gắn với nhiệm vụ của từng giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước, vì vậy, khi
xem xét, đánh giá cán bộ, “quyết không nên chấp nhất” mà phải có cái nhìn tồn
diện. Chỉ có như vậy, chủ thể đánh giá mới có thể đánh giá đúng, thực chất về
cán bộ và từ đó, mới bổ nhiệm được trúng cán bộ, khơng bỏ sót người có tài,
đức và bản thân người cán bộ đó mới có thể phát huy được tốt nhất năng lực, sở
trường của mình, mà khơng bị “thui chột” tài năng.
Bên cạnh đó, vận dụng nguyên tắc toàn diện của triết học Mác - Lênin với
công tác nhận sự ở Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cần quán triệt
quan điểm hệ thống, đồng bộ, bảo đảm đội ngũ cán bộ phải có đủ về số lượng,
cơ cấu hợp lý, phẩm chất, năng lực và phong cách công tác khoa học. Nội dung
yêu cầu này chỉ rõ, công tác nhân sự của Tổng Công ty phải đáp ứng yêu cầu về
số lượng, chất lượng, cơ cấu. Trong đó phải đặc biệt coi trọng chất lượng, khơng
vì số lượng, cơ cấu mà châm chước về mặt chất lượng. Theo quan điểm đó, chất
lượng đội ngũ cán bộ của Tổng Công ty phải bảo đảm những tiêu chuẩn về
phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, năng lực. Về phẩm chất chính trị địi hỏi
người cán bộ có giác ngộ chính trị cao, có thế giới quan khoa học, có niềm tin và
lịng trung thành vô hạn đối với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có
lập trường chính trị kiên định; có tính ngun tắc, ý thức tổ chức và kỷ luật
nghiêm túc, chặt chẽ thể hiện trong hành động, trong lời nói và việc làm trong
cơng tác cũng như trong sinh hoạt hàng ngày; có năng lực trí tuệ, năng lực tổ
chức thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ. Gương mẫu về phẩm chất đạo đức lối
sống, say mê nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, nói và làm theo đúng
đường lối quan điểm của Đảng, trung thực, nhất quán trong tính cách, khiêm tốn

14


giản dị, gần gũi, am hiểu con người, chín chắn trong lời nói và hành động, ln
là tấm gương sáng thúc đẩy, cổ vũ cấp dưới phấn đấu vươn lên trong học tập và
rèn luyện. Về năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ của Tổng Công ty phải đạt tới

là những cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn kỹ thuật giỏi, có khả năng lao
động một cách sáng tạo và đúng đắn, có thói quen nghề nghiệp cần thiết để có
thể tự hồn thiện, tự phát triển; phải bảo đảm trình độ tồn diện về lý luận Mác Lênin, nắm vững đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng; có kiến thức
sâu sắc, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ.

15


KẾT LUẬN
Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ
bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được xây
dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan,
tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ và sự phát triển của
tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan
hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế
được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như
trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức
đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả
đối với các vấn đề thực tiễn.
Những năm qua, công tác nhân sự của Tổng Công ty đã đạt được những
kết quả và thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của
Tổng Công ty thì vẫn cịn nội dung chưa đáp ứng. Để khắc phục hạn chế đó cần
phải vận dụng một cách linh hoạt quan điểm tồn diện vào cơng tác nhân sự.
Trên cơ sở đó, cơng tác nhân sự của Tổng Công ty mới đạt được những kết quả
như mong muốn, góp phần cho cơng ty phát triển.

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 1976.
2. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 1976.
3. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 1976.
4. Hồ Chí Minh , tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2011.
5. V.I.Lênin, toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
6. V.I.Lênin, toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.

17



×