Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay (5 năm gần đây)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.58 KB, 37 trang )

Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ VĨ MÔ 1
ĐỀ TÀI: Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến

sản lượng và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay (5 năm gần đây).
Nhóm thảo luận: Nhóm 6
Mã lớp học phần: 2010MAEC0111
Giảng viên hướng dẫn: Trần Kim Anh

1


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
STT

Mã sinh viên

Họ và tên

Lớp HC

Chức vụ


51

19D120165

Nguyễn Thị Thùy Linh

K55C3

Thành viên

52

19D120235

Phạm Thị Linh

K55C4

Nhóm trưởng

53

19D120166

Nguyễn Thị Thanh Loan

K55C3

Thư ký


54

19D120167

Nguyễn Hữu Long

K55C3

Thành viên

55

19D120237

Chu Tiến Lực

K55C4

Thành viên

56

19D120236

Hồ Thị Lưu

K55C4

Thành viên


57

19D120168

Hoàng Thị Lý

K55C3

Thành viên

58

19D120238

Nguyễn Ngọc Lý

K55C4

Thành viên

59

19D120169

Phạm Ngọc Mai

K55C3

Thành viên


60

19D120239

Nguyễn Thị Hồng May

K55C4

Thành viên

1


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
NỘI DUNG
.....................................................................................................................................4
Chương 1. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................4
1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ................................................................................4
1.2. Phân loại chính sách tiền tệ..................................................................................4
1.3. Cơng cụ của chính sách tiền tệ.............................................................................5
1.4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ............................................................................6
1.5. Cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ..............................................................6
Chương 2. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .............................................................................7
2.1. Phân tích cụ thể từng năm....................................................................................7
2.2. Nhận định chung về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế...............19
2.3. Đánh giá tác động của CSTT và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục..............19

2.4. Giải pháp..............................................................................................................24
Chương 3. Định hướng CSTT trong thời gian tới.......................................................27
3.1. Định hướng điều hành CSTT...............................................................................27
3.2. Bối cảnh dịch Covid 19: cẩn trọng và linh hoạt...................................................27
KẾT LUẬN................................................................................................................29

2


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

MỞ ĐẦU
Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của
Chính phủ, bằng các cơng cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một
trong những cơng cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền
tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ
thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân
hàng nhà nước để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như
kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đối, đạt được tồn dụng lao
động hay tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý, hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay
ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm
phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đối, đạt được tồn dụng lao động hay tăng trưởng
kinh tế. Chính sách lưu thơng tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất
định, có thể trực tiệp hay gián tiếp thơng qua thị trường mở, quy định mức dự trữ
bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Chính sách tiền tệ có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều tiết khối
lượng tiền lưu thơng trong tồn bộ nền kinh tế. Thơng qua chính sách tiền tệ ngân
hàng Trung ương có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy

lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt
khác chính sách tiền tệ cịn là cơng cụ để kiểm sốt tồn bộ hệ thống các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng.

3


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định của mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền
biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để
thực hiện mục tiêu đề ra.
1.2. Phân loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ được phân thành 2 loại:
*Chính sách tiền tệ mở rộng
Khái niệm: CSTT mở rộng là Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền
trong nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ vậy
mà quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Để mở rộng được mức cung tiền, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, Ngân
hàng Trung ương có thể thực hiện một trong ba cách:
+Mua vào trên thị trường chứng khoán.
+Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu hay thực hiện đồng thời cả 2 hoặc 3 cách
cùng lúc.
*Chính sách tiền tệ thu hẹp (CSTT thắt chặt)
Khái niệm: CSTT thu hẹp là Ngân hàng Trung ương tác động nhằm giảm bớt

mứ ccung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Thơng
qua đó, thu hẹp được tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống.
Thực thi chính sách này, Ngân hàng Trung ương sử dụng các biện pháp làm
giảm mức cung tiền bằng cách:
+Bán ra trên thị trường chứng khoán.
+ Tăng mức dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất chiết khấu.
+Kiểm soát khắt khe đối với các hoạt động tín dụng…
1.3. Cơng cụ của chính sách tiền tệ
4


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

- Cung tiền: Cung tiền đo lường tổng số tiền trong nền kinh tế tại một thời điểm cụ
thể. Dựa cào mức độ thanh khoản các loại tiền hiện có trong nền kinh tế cung tiền
được chia thành M0,M1, M2 và M3.
+Hệ thống ngân hàng:


NHTW quản lí và điều hành, là cơ quan duy nhất được phát hành tiền tệ.

 NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ. Một tổ chức
mơi giới tài chính có nhiệm vụ nhận gửi,vay và sinh lời. NHTM thu lợi
nhuận trên cơ sở lãi suất tiền cho vay lớn hơn tiền lãi suất nhận gửi.
+Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh tốn nhanh và dễ dàng. Nó
bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các
ngân hàng thương mại.
+Tiền cơ sở là lượng tiền mà NHTW cung cấp ban đầu cho nền kinh tế
+ Mối quan hệ giữa mức cung tiền và tiền cơ sở: Dân chúng không gửi hết tiền
vào ngân hàng mà giữ lại một phần dưới dạng tiền mặt biểu thị bằng s. Các

NHTM dự trữ hơn nhiều quy định của NHTW.
- Lãi suất: Là tỉ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà
họ vay từ một người cho vay. Cụ thể lãi suất (I/m) là phần tră tiền gốc(P) phải trả
cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kì (thường được tính theo
năm).
- Quan hệ giữa cung tiền và lạm phát:
Theo lí thuyết về lượng tiền của Milton Friedman, mối quan hệ giữa cung tiền
và lạm phát được thể hiện qua phương trình định lượng:

MV=PY
Trong đó: M là lượng tiền
V là vòng quay của tiền
P là giá cả
Y là sản lượng (GDP thực tế)
Phương trình định lượng có thể viết dưới dạng phần trăm như sau:

% thay đổi của M + % thay đổi của V
= % thay đổi của P + % thay đổi của Y
Công thức trên cho thấy mối quan hệ qua lại giữa các biến động của yếu tố
cung tiền, vòng quay của tiền, giá cả và GDP thực tế.Thơng thường, vịng quay của
tiền hay cịn gọi là tốc độ chu chuyển của tiền V không thay đổi nhiều qua từng
năm. Giả sử V không thay đổi, khi đó tốc độ tăng của giá cả bằng tốc độ tăng của
cung tiền trừ đi tốc độ tăng của GDP thực tế. Như vậy, lạm phát sẽ xảy ra khi tốc
5


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

độ tăng của cung tiền nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng Y. Trong trường hợp nền
kinh tế đạt mức sản lượng cố định hằng năm, tỷ lệ tăng của giá cả bằng chính tỉ lệ

tăng của cung tiền, tốc độ tăng của cung tiền sẽ quyết định tỷ lệ lạm phát.
Như vậy, theo lí thuyết về lượng tiền thì trong dài hạn, lạm phát luôn là một hiện
tượng tiền tệ và lạm phát bị quyết định chủ yếu bởi tốc độ tăng của cung tiền. Các
kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ khăng khít giữa tăng
trưởng cung tiền và lạm phát ở các nước và ở các giai đoạn kéo dài.
1.4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
 Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát
 Cân bằng cán cân thanh toán
 Tăng trưởng kinh tế
 Tạo được nhiều việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
1.5. Cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ
- CSTT mở rộng: Nhằm khuyến khích đầu tư, tạo thêm cơng ăn việc làm,
chống suy thối kinh tế. Áp dụng trong trường hợp kinh tế suy thoái, thất nghiệp
cao.
- CSTT thu hẹp: Chính sách hướng tới sự hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát
triển q nóng của nền kinh tế. Áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát

6


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

Chương 2: Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản
lượng và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2.1. Phân tích cụ thể từng năm
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mơ quan trọng của đất nước. Việc
đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp có quan hệ có quan hệ chặt chẽ đến việc đạt
được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn gần đây, chính phủ đã đưa ra các
quyết định về chính sách tiền tệ bước đầu có tác động tích cực đến sản lượng và
lạm phát của Việt Nam:

* Năm 2015
Năm 2015, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp
chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu (dưới 5%),
ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%), bảo đảm
thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp
với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá
trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đơ la hóa, vàng hóa trong nền kinh
tế.
Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, NHNN sẽ tập trung thực hiện các biện
pháp lớn.
Thứ nhất, chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền
tệ nhằm ổn định thị trường, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn,
tăng trưởng tín dụng, trong đó điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt phù
hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD và mục tiêu của chính sách tiền tệ;
tiếp tục thực hiện cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản, hỗ trợ giải quyết nợ
xấu; điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mơ, chính sách tiền tệ và ổn
định thị trường tiền tệ.
Thứ hai, điều hành tín dụng linh hoạt, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế,
tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Tiếp tục thực hiện các
giải pháp hỗ trợ các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả; tác động chuyển dịch cơ
cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng
cơng nghệ cao.
Về chính sách cho vay ngoại tệ, NHNN thực hiện chính sách cho vay bằng ngoại tệ
đảm bảo phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đơ la hóa trong nền

7


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ


kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, hỗ trợ cho các DN xuất
khẩu, DN có nguồn thu ngoại tệ thực hiện đến hết năm 2015.
Thứ ba, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ và có
hiệu quả cao thị trường ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá, cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ngày càng thu hẹp mức độ đơ la hóa
trong nền kinh tế, nâng cao vị thế của VND trong tương quan, lợi thế với các loại
ngoại tệ khác.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường tiền tệ và
hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các TCTD.
- Kết quả:
+ Lạm phát:
Bằng cách thức điều hành linh hoạt bơm tiền ra/hút tiền về, trọng tâm là thị
trường mở, lượng tiền cung ứng đã được kiểm sốt tốt, góp phần ổn định lạm phát
ở mức thấp (lạm phát tháng 12/2015 tăng 0,6% so với ći năm 2014, lạm phát
tính bình qn tăng 0,63% và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2001). Bình quân
mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05%, cũng đã tạo điều kiện để Chính phủ thực hiện các
chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất - kinh doanh phát triển
Lạm phát thấp chủ yếu do hiệu ứng của chính sách đầu tư cơng; sự tn thủ
quy luật lưu thông tiền tệ; nỗ lực cải thiện môi trường và giảm chi phí kinh doanh
cho doanh nghiệp; gia tăng các hoạt động khuyến mãi, giảm giá, quản lý thương
mại và hoạt động bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, cũng như do giá nhập khẩu
nhiều nguyên liệu đầu vào thế giới.
+ Sản lượng:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm
2014. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của
các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét.
Trong mức tăng 6,68% của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm
vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều

mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ
tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.
GDP tăng vượt kế hoạch đề ra, một phần là nhờ việc thực hiện chính sách tiền
tệ linh hoạt, hợp lí. NHNN đã nỗ lực điều hành để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất
hỗ trợ sản xuất kinh doanh thông qua điều tiết thanh khoản hợp lý để duy trì lãi
suất liên ngân hàng thấp hơn đáng kể so với lãi suất thị trường 1. Các TCTD tiếp
8


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

tục nỗ lực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, xem xét cho vay mới đối với các
nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ để doanh nghiệp tiếp tục
sản xuất. Các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực, người nghèo và
các đối tượng chính sách khác tiếp tục được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển
khai, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội.
* Năm 2016
Năm 2016, CSTT tiếp tục được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt,
phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác
nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ.
Thứ nhất, về lãi suất: các lãi suất điều hành (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu) được duy trì ở mức ổn định để hỗ trợ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân
hàng. Thông qua điều hành cung tiền hợp lý, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở,
tái cấp vốn với thời hạn và khối lượng hợp lý để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ
chức tín dụng, thực hiện mua ngoại tệ khi thuận lợi.
Thứ hai, về tín dụng: chính sách tín dụng được điều hành theo hướng mở
rộng nhằm tăng nguồn cung ứng vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung vào triển khai có hiệu quả các chương
trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trương của
Chính phủ.
Thứ ba, về tỷ giá hối đối: chính sách điều hành tỷ giá được điều hành theo
hướng linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu từ bối cảnh thương mại và đầu tư
quốc tế, tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do. Theo cơ chế tỷ giá
mới, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố hàng ngày, vào trước phiên giao dịch
- Kết quả:
+ Lạm phát:
Lạm phát cả năm tăng 4,74%, đạt mục tiêu kiểm sốt ở mức dưới 5% của
Quốc hội, trong đó nhờ điều hành CSTT giữ mức lạm phát cơ bản ổn định 1,87%;
kết hợp với viê ̣c điều chỉnh chủ động giá các mă ̣t hàng Nhà nước quản lý và giá
lương thực, thực phẩm.

9


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

.

Đây là thành cơng trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng từ cuối năm
2015, cầu trong nước phục hồi, giá hàng hóa thế giới tăng nhanh trở lại. Trong đó,
NHNN đã chủ động cung ứng tiền chủ yếu qua kênh mua ngoại tệ, tăng dự trữ
ngoại hối khi cung cầu ngoại tệ diễn biến thuận lợi; linh hoạt chào mua giấy tờ có
giá trên thị trường mở để cung cấp thanh khoản dồi dào nhằm giảm lãi suất liên
ngân hàng, tạo điều kiện giảm lãi suất thị trường 1 và hỗ trợ ngân sách Nhà nước
phát hành thành công TPCP với kỳ hạn dài, khối lượng lớn nhất trong nhiều năm
qua.
+ Sản lượng:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm
2015, trong đó q I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV
tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm
2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế
thế giới không thuận, giá cả và thương mại tồn cầu giảm, trong nước gặp nhiều
khó khăn do thời tiết, mơi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng
trưởng trên là một thành công.
 Trong mức tăng 6,21% của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây[1], đóng góp 0,22
điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần
trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm.
Để có kết quả trên, một phần nhờ sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lãi
suất và cung tiền. Cụ thể, NHNN đã nỗ lực ổn định lãi suất thị trường, trong bối

10


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

cảnh lạm phát tăng trở lại, tín dụng tăng ngay từ đầu năm, nhu cầu phát hành TPCP
lớn, kỳ hạn dài. NHNN đã chủ động điều tiết tiền tệ, cho phép thanh khoản của hệ
thống dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức thấp, qua đó tạo điều kiện
ổn định lãi suất huy động, giảm sức ép lên lãi suất cho vay nhưng không gây áp lực
tăng lạm phát. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) cân đới vớn
để duy trì ởn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí, nâng cao hiê ̣u quả kinh
doanh để có điều kiê ̣n giảm lãi suất cho vay; điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn
để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình đã góp phần giảm sức ép lên lãi
suất đối với các TCTD. Nhờ các biện pháp đồng bộ như trên, mặt bằng lãi suất
được giữ ổn định, một số TCTD trên cơ sở cân đối nguồn vốn đã giảm lãi suất cho

vay hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, năm 2016, trong bối cảnh cịn nhiều khó khăn, thách thức, CSTT  đã
có đóng góp quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức ổn định, ổn
định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
* Năm 2017
Bước sang năm 2017, kinh tế thế giới và trong nước đan xen những thuận lợi và
khó khăn, đặt ra thách thức khơng nhỏ đối với việc điều hành CSTT và hoạt động
ngân hàng. NHNN tiếp tục kiên trì với CSTT chủ động, linh hoạt và hoạt động
ngân hàng hiệu quả, tập trung vào những trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện linh hoạt các công cụ CSTT nhằm ổn định thị
trường tiền tệ, bảo đảm thanh khoản hệ thống, cung ứng vốn có hiệu quả cho nền
kinh tế, hỗ trợ ổn định tỷ giá, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước phù
hợp với điều kiện thực tế và kiểm soát lạm phát.
Thứ hai, toàn hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp về tín
dụng, lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Trong năm 2017, mặt
bằng lãi suất chịu áp lực tăng do lạm phát kỳ vọng cao và nhu cầu vốn của nền
kinh tế tăng, lãi suất quốc tế gia tăng, do đó NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp
điều hành nhằm phấn đấu ổn định lãi suất để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, tập trung tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính
phủ; kiểm sốt tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Trên cơ sở rà sốt
đánh giá tình hình tín dụng năm 2016, NHNN sẽ định hướng tăng trưởng tín dụng
trong cả năm 2017 ở mức khoảng 18%, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu
quả, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng.
NHNN tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các cân đối
vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định tỷ
giá và thị trường ngoại tệ; đảm bảo thị trường vàng diễn biến ổn định.
11


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ


- Kết quả:
+ Lạm phát:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so
với bình quân năm 2016. CPI bình quân tháng 12/2017 chỉ tăng 2,6% so với tháng
12/2016. Lạm phát cơ bản tháng 12 chỉ tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm
phát bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân 2016. Lạm phát tổng thể
đạt khoảng 3% so với năm 2016. Đây là năm thứ 4 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức
thấp dưới 5% và cho thấy nền tảng của ổn định vĩ mô đang được thiết lập rõ nét.
Lạm phát năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 do giá dịch vụ y tế và giáo dục tăng
chậm hơn, trong khi giá thực phẩm giảm. Cụ thể: giá dịch vụ y tế tăng khoảng 45%
và giáo dục tăng khoảng 8% so với cùng kỳ, làm cho chỉ số tăng giá hàng tiêu
dùng CPI tổng thể tăng 2,1 điểm % (thấp hơn mức 3,1 điểm % năm 2016). Trong
khi đó, giá thực phẩm giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2017 đã góp phần
làm cho CPI tổng thể giảm khoảng 0,7 điểm % so với năm 2016. Ở chiều ngược
lại, do chịu tác động của tăng giá dầu và giá sắt thép trên thị trường thế giới, nhóm
cước phí giao thơng và nhóm giá nhà ở, vật liệu xây dựng trong năm 2017 cũng đã
tăng lần lượt 5% và 7% so với năm 2016, đóng góp làm cho chỉ số CPI tổng thể
tăng khoảng 0,81 và 0,49 điểm %. Năm 2017 là năm thứ 3 liên tiếp lạm phát cơ
bản duy trì ổn định ở mức dưới 2% .

+ Sản lượng:
Chính sách tiền tệ đã góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt
6,81%, cao nhất trong 10 năm, cao hơn mục tiêu 6,7% đề ra từ đầu năm, cao hơn
12


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

khoảng 0,61 % so với năm 2016 nhờ sự cải thiện mạnh về tổng cung của nền kinh

tế. Trong 0,61 điểm % tăng thêm của tăng trưởng năm 2017 so với năm 2016, khu
vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất với 0,29 điểm % nhờ kết quả tăng trưởng ấn
tượng của hoạt động bán buôn, bán lẻ và ngành du lịch; tiếp theo là khu vực nông,
lâm, thủy sản với 0,27 điểm %, và cuối cùng khu vực cơng nghiệp và xây dựng
đóng góp 0,05 điểm %. Đáng chú ý là trong bối cảnh ngành khai khống tiếp tục
giảm sâu, ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo đã có mức tăng trưởng cao nhất
trong những năm gần đây, để trở thành động lực dẫn dắt khu vực cơng nghiệp và
xây dựng duy trì mức tăng tương đương năm 2016.
* Năm 2018
Mục tiêu điều hành Chính sách tiền tệ năm 2018 được đặt ra là kiểm soát lạm
phát ở mức Quốc hội phê duyệt là 4%, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế ở mức hợp lý; đảm bảo thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị
trường tiền tệ, ổn định thị trường ngoại hối. Có thể nói, chính sách tiền tệ 2018 đã
đạt được mục tiêu trong bối cảnh kinh tế, tiền tệ thế giới diễn biến không mấy
thuận chiều. Trong đó, thành cơng lớn nhất của chính sách tiền tệ phải kể đến việc
lạm phát giảm, sản lượng có điều kiện tăng trưởng.
- Trong năm 2018, yếu tố bất lợi nhất trong điều hành CSTT thực hiện mục
tiêu kiểm sốt, đó là những diễn biến phức tạp của giá cả thế giới. Do chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung và bất ổn chính trị ở Trung Đơng, khiến mặt hàng lương
thực thực phẩm, giá dầu lúc tăng cao, lúc giảm sâu. Chỉ số giá lương thực, thực
phẩm tăng đáng kể trong 9 tháng, đạt đỉnh trong tháng 4 với 91,71 điểm, sau đó
liên tục giảm cho tới thời điểm kết thúc quý 3/2018 và tiếp tục đà giảm nhẹ trong
tháng 9 đạt mức 84,77 điểm. Giá dầu sau khi giảm trong 2 tháng đầu năm, tăng
mạnh trở lại bắt đầu từ tháng 3/2018; giảm nhẹ trong tháng 8, dao động ở mức
73USD/thùng; và bật tăng vào ngày 25/9 lên mức 81,20 USD/thùng, mức cao nhất
kể từ năm 2014. Đặc biệt là trong 2 tháng 10, 11, giá dầu thế giới chứng kiến sự
biến động mạnh. Tính đến hết ngày 29/11/2018, giá dầu Brent và WTI tăng lần
lượt 33% và 30% so với mức trung bình năm 2017. Giá dầu năm 2018 có xu
hướng tăng dần và đạt đỉnh vào ngày 03/10/2018 – mức cao nhất trong vòng 4
năm, tăng lần lượt 30% và 27% so với hồi đầu năm, song ngay lập tức sụt giảm

dần, xuống còn mức thấp nhất từ đầu năm đến nay vào ngày 28/11/2018, giảm
32% và 34% chỉ trong vịng 8 tuần. Tính đến hết ngày 29/11/2018, giá dầu Brent
và WTI đã giảm lần lượt 11% và 17% so với hồi đầu năm…
- Áp lực lạm phát đối với Việt Nam là không thể phủ nhận. Vì vậy, để đảm bảo
cho việc phát triển kinh tế bền vững, chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ với
các biện pháp phù hợp, trong đó phải kể đến các biện pháp:
13


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

Thứ nhất, kiểm sốt cung tiền: trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã kiểm
soát tốt lượng cung tiền, đảm bảo cho lượng cung tiền không vượt quá nhu cầu thị
trường
Thứ hai, giữ ổn định lãi suất và tỷ giá:
 Trên thị trường Việt Nam năm 2018, mặc dù Fed tăng lãi suất, nhưng tỷ giá
VNĐ về cơ bản được giữ ổn định, sự biến động của tỷ giá theo chiều hướng
tăng phù hợp với sự tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới
 Tỷ giá VND trong năm tăng khoảng 2,4% nằm trong mục tiêu điều hành là
tỷ giá dao động tăng từ mức 2- 3% trong năm 2018
 Lãi suất VND nhìn chung ổn định, có xu hướng tăng nhẹ vào những tháng
cuối năm, tính chung cả năm lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5,11% năm
2017 lên 5,25% năm 2018. Lãi suất cho vay bình quân từ mức 8,56% năm
2017 lên khoảng 8,91%. Mặt bằng lãi suất huy động đồng Việt Nam phổ
biến ở mức 0,6%- 1%/năm đối với tiền gửi khơng kì hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng; 4,3%- 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12
tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5- 7,3%/năm. Lãi suất cho vay đồng
Việt Nam phổ biến khoảng 6%- 9%/năm đối với ngắn hạn và 9%- 11% đối
với dài hạn
Thứ ba, tập trung vốn vào các ngành sản xuất, chế biến chế tạo, nơng nghiệp nơng

thơn góp phần đáng kể vào việc ổn định, cải thiện cơ cấu kinh tế
Thứ tư, thắt chặt tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn trong hoạt
động,hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho các TCTD: Năm 2018, tăng trưởng tín dụng
được kiểm sốt chặt chẽ dưới 15%, tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
được kiểm soát ở mức hợp líViệc áp dụng các biện pháp trên đã giúp sử dụng hiệu
quả nguồn vốn, không dư cung nguồn vốn làm thị trường biến động
Thứ năm, kiểm soát nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng dịng tiền ( vốn tín dụng):
Việc kiểm soát nợ xấu là tối quan trọng, giúp giảm thiểu rủi ro của nó cũng như
giảm thiểu ảnh hưởng của nợ xấu tới các ngân hàng: Ước tính đến cuối tháng
12/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu
nội bàng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và
1,9% cuối năm 2017.

- Kết quả:
+ Lạm phát:
Với những biện pháp mạnh tay và hiệu quả đã được áp dụng một cách triệt để,
Giá NHNN đã kiểm soát được lạm phát ổn định trong năm, khơng có những cú
14


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

sốc về giá cả (giá cả được giữ ổn định, khơng có sự biến động giá cao gây ra mất
giá trị đồng tiền), chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm khoảng 3,5% đạt mức lạm
phát
mục
tiêu
do
Quốc
hội

phê
chuẩn.

+Sản lượng: Đạt được mức tăng trưởng cao:Theo thông báo của Tổng cục Thống
kê cho thấy, GDP năm 2018 tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng
cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2008 trở về đây.
 Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp
8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng
8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%;
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong
giai đoạn 2012 - 2018, khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát
huy hiệu quả, mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất
khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này;
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 12,81%.
 Cán cân thương mại thặng dư ở mức kỷ lục 7,2 tỷ USD). Đáng chú ý, nhập
siêu hàng hóa từ Hàn Quốc và Trung Quốc của Việt Nam sau 11 tháng đều
giảm và xuất siêu sang Hoa Kỳ và EU đều tăng so cùng kỳ năm 2017;
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ
USD, tăng 9,1% so với năm 2017. Trong năm 2018, cịn có 6.496 lượt góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi với tổng giá trị góp vốn là 9,89
tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 1.113 lượt góp
vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp
là 4,25 tỷ USD và 5.383 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong
nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 5,64 tỷ USD.
* Năm 2019
- Trong năm 2019, chính sách tiền tệ đã được thực hiện một cách chủ động, linh
hoạt, thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô

15



Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

khác nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, hỗ trợ sản xuất
kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
Thứ nhất, điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế: NHNN đã điều hành nghiệp vụ thị
trường mở thông qua việc chào mua, chào bán tín phiếu để điều tiết lượng tiền
trong nền kinh tế, duy trì sự ổn định trên thị trường tiền tệ.
+ Bên cạnh đó, NHNN cũng điều hành đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ
khác như
 Giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với các TCTD;
 Thực hiện tái cấp vốn đối với các TCTD để cho vay theo các chương trình
đã được Chính phủ phê duyệt
 Phối hợp chặt chẽ chính sánh tiền tệ với chính sách tài khóa trong việc điều
hịa vốn khả dụng của các TCTD; thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp
chặt chẽ với các Bộ, ngành về điều hành chính sách tiền tệ, giá hàng hóa
dịch vụ, dự báo lạm phát, làm cơ sở để tính tốn liều lượng, mức độ điều
chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm
phát chung, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, giảm chi phí huy động vốn
cho NSNN với kỳ hạn được kéo dài.
Thứ hai, giữ ổn định tỷ giá và lãi suất:
Trong 9 tháng đầu năm, NHNN đã chỉ đạo các TCTD chủ động cân đối khả
năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và
mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo an toàn tài chính; điều tiết vốn khả dụng của
các TCTD chủ yếu qua thực hiện chào mua giấy tờ có giá và chào bán tín phiếu
NHNN qua nghiệp vụ thị trường mở, góp phần giữ ổn định thị trường tiền tệ.
 Về lãi suất điều hành, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, NHNN đã
điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng
lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức

hợp lý.
 Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mơ và thị trường tiền tệ, NHTW các
nước trên thế giới gia tăng nới lỏng chính sách tiền tệ, trong nước kinh tế vĩ
mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp với mục tiêu, thị
trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định; từ ngày 16/9/2019, NHNN điều
chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành để tiếp tục tạo điều kiện
hỗ trợ nền kinh tế và thanh khoản của hệ thống TCTD.
Dù mức độ tác động trực tiếp lên mặt bằng lãi suất thị trường không lớn,
nhưng động thái này phát đi thông điệp định hướng của nhà điều hành đối với các
NHTM là cần phải thiết lập một mặt bằng lãi suất hợp lý cho thị trường. Nhờ vậy,
16


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

đến thời điểm này, về cơ bản, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ổn định. Một số
ngân hàng TMCP lớn tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên vào
đầu năm và tháng 8/2019.
 Việc điều hành tỷ giá được thực hiện chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn
biến trên thị trường trong nước và quốc tế, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục
tiêu điều hành chính sách tiền tệ; kết hợp điều tiết thanh khoản, lãi suất
VND hợp lý và chủ động truyền thông để ổn định thị trường, mua ngoại tệ
bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi có điều kiện thuận lợi.
 9 tháng đầu năm 2019, mặc dù có nhiều áp lực từ những diễn biến
trên thị trường quốc tế (đồng CNY giảm giá mạnh, căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung, dự kiến về lộ trình chính sách của Fed, …), thị
trường ngoại tệ vẫn duy trì hoạt động ổn định;
 Tỷ giá trong nước tương đối ổn định, diễn biến linh hoạt phù hợp với
sự thay đổi của điều kiện thị trường trong nước, quốc tế và mục tiêu
điều hành chính sách tiền tệ; thanh khoản thị trường vẫn đảm bảo, các

giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp
được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ,
bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thứ ba, giảm găm giữ ngoại tệ trong nền kinh tế, nâng cao dự trữ ngoại hối quốc
gia:
 Thời gian qua, nhờ thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng đơ la hóa,
vàng hóa trong nền kinh tế và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý
thị trường... tâm lý găm giữ ngoại tệ và vàng giảm, quy mô hoạt động trên
thị trường phi chính thức, thị trường ngoại tệ tự do đang ngày càng thu hẹp
và bám sát tỷ giá liên ngân hàng.
 Việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm đã góp phần làm tăng tính linh hoạt và
nâng cao vị thế của đồng Việt Nam, đồng thời làm giảm tâm lý găm giữ
ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần làm tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị
trường.
 Tương ứng với lượng ngoại tệ mua được cho dự trữ ngoại hối Nhà nước,
NHNN đã cung ứng tiền đồng đưa vào lưu thông, bổ sung thanh khoản VND
cho tồn hệ thống, thực hiện việc chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ thành
nguồn vốn cho phát triển kinh tế, đồng thời áp dụng các cơng cụ điều hành
chính sách tiền tệ khác để vẫn đảm bảo được mục tiêu kiểm sốt lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mơ.
Thị trường vàng tiếp tục diễn biến ổn định và tự điều tiết tốt. Trong thời gian gần
đây, do giá vàng thế giới tăng nên giá vàng trong nước cũng tăng theo, nhưng thị
17


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

trường vàng trong nước khơng có biến động lớn. Từ năm 2014 đến nay, nền kinh
tế không phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp thị trường.
- Kết quả:


+ Lạm phát: Số liệu được Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số lạm phát của Việt
Nam năm 2019 chỉ là 2,79%, thấp nhất trong 3 năm. CPI các tháng luôn dưới 1%,
chỉ riêng tháng 12 lên mức 1,4% do sự sụt giảm của nguồn cung thịt lợn do dịch tả
lợn châu Phi. Mức lạm phát này còn nằm dưới cả mức dự báo của ban chỉ đạo từ
đầu năm là 3,3- 3,9%.
 Bình quân năm 2019 so với các năm trước, giá thực phẩm tăng 5,08%, giá
các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng khoảng 1,99%; quần áo may sẵn tăng
1,70%; giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,02%; giá du lịch trọn gói
tăng 3,04%, trong đó mặt hàng thịt lợn có giá bình qn năm 2019 tăng
11,79%...
 Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa so với cùng kì tăng 0,59%; chỉ số giá xuất
khẩu hàng hóa tăng 3,01%; chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 1,25%; chỉ
số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,31%.
+ Sản lượng: Tăng trưởng kinh tế năm 2019 trên 7%, cao gấp 2,5 lần mức tăng
trưởng của lạm phát, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là từ 6,6- 6,8%.
 Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 8,9%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%.
 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm
trước; nhập khẩu đạt 253,51 tỷ đồng, tăng 7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa đạt 516,96 tỷ USD.
Có thể nói, năm 2019 là một năm thành cơng của chính sách tiền tệ khi Việt
Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao ngoài dự kiến trong khi lạm phát được

18


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

khống chế ở mức thấp. Đây cũng là điều kiện thuận lợi, là ví dụ để Chính Phủ có

căn cứ xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp cho những năm tiếp theo.
2.2. Nhận định chung về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế
Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định , đòi hỏi sự điều hành linh hoạt
của Chính phủ, bằng các cơng cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mơ ổn định, trong đó
một trong những cơng cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ . Chính sách
tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví
như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự điều hành chính sách tiền tệ của
ngân hàng nhà nước để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỉ giá hối đối, đạt được toàn dụng lao động
hay tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2005 đến nay đã chịu nhiều tác động
từ kinh tế thế giới. Vì vậy chính phủ đã phải dùng các cơng cụ là các chính sách
kinh tế vĩ mơ nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng để điều tiết nền kinh tế
tránh lạm phát, ổn định giá cả thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định.
Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rấ lớn trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu
thơng trong tồn bộ nền kinh tế. Thơng qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung
ương có thể kiểm sốt được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát,
ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác chính
sách tiền tệ cịn là cơng cụ để kiểm sốt tồn bộ hệ thống các ngân hàng thương
mại và các tổ chức tín dụng.
2.3. Đánh giá tác động của CSTT và những thành tựu, những tồn tại hạn chế
cần khắc phục
* Tác động ( vai trò ) của CSTT
- Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh
tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị
trường.
- Chính sách tiền tệ có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng
tiền lưu thơng trong tồn bộ nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới.
- Tạo ra công ăn việc làm: Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng

trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh
19


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất
nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Tình hình đó đặt ra
cho ngân hàng Trung ương trách nhiệm là phải vận dụng các cơng cụ của mình góp
phần tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời phải tham gia tích
cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt
quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.
- Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất
của chính sách tiền tệ. Sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số
cầu tổng quát. Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số
cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác
động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh
tế. Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông
qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp.
- Ổn định giá cả: Ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh
tế vĩ mô. Ổn định giá cả giúp cho Nhà nước hoạch định được phương hướng phát
triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả. Ổn
định giá cả giúp cho mơi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai
thác mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân sản
xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội.
- Ổn định lãi suất: Mong muốn có một sự ổn định lãi suất vì những biến động của
lãi suất làm cho nền kinh tế bấp bênh và khó lập kế hoạch cho tương lai. Vì vậy, ổn
định lãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán,
cho nền kinh tế quốc dân thơng qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các
quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi

suất mềm dẻo phải linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.
- Ổn định thị trường tài chính: Việc ổn định thị trường tài chính là mục tiêu rất
quan trọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị
trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất bởi vì biến động trong
lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính. Trong những năm
gần đây những biến động mạnh của lãi suất là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng
đối với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đã gặp khó khăn về tài chính như chúng
ta đã biết.
- Ổn định thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó tiền tệ
của các nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau, chính tại thị trường này tỷ
giá hối đoái được xác định. Việc tỷ giá ổn định khơng chỉ có tác động tích cực do
20


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

một phần vốn đầu tư USD trước đây có thể chuyển vào thị trường chứng khốn để
“đánh sóng” mà nó cịn có ý nghĩa rất lớn đối với việc củng cố niềm tin của nhà
đầu tư nước ngồi. Chính sách tỷ giá ln là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà
đầu tư nước ngồi xem xét khi họ có ý định đầu tư vào Việt Nam. Sự biến động
của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến
hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó.
- Việc cung ứng tiền có thể thơng qua con đường tín dụng, cũng có thể thơng qua
hoạt động của thị trường mở ( mua bán giấy tờ có giá), thị trường hối đoái ( mua
bán ngoại tệ) và để điều tiết mức tiền cung ứng, ngân hàng Trung ương các nước
sử dụng các công cụ khác nhau như lãi suất, tỷ suất, dự trữ bắt buộc…. Chính vì
thế mà chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên, bởi nó
được sinh ra là để điều tiết tiền tệ, mà sức vận động của tiền tệ trong nền kinh tế lại
như máu lưu thông trong cơ thể con người.
- Công cụ tái cấp vốn: hình thức cấp tín dụng của ngân hàng Trung ương đối với

các ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho ngân hàng thương mại,
ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân
hàng thương mại tạo bút tệ và khai thơng khả năng thanh tốn của họ.
- Cơng cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ
giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để
đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng TM có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc
bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này.
- Cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở: hoạt động ngân hàng Trung ương mua bán
giấy tờ có giá trị ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có
giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác
động đến khả năng cung ứng tin dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm
tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
- Cơng cụ lãi suất tín dụng: cơng cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bời
vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong
lưu thơng, mà có thể kích thích hay kìm hãm sản xuất. Cơ chế điều hành lãi suất
được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân
hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng
thời kỳ nhất định.
- Cơng cụ hạn mức tín dụng: cơng cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính cùa
Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ
21


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương
buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái: tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa
phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ
giá hối đối là cơng cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến

xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động
một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hố, tình trạng tài
chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.
Về thực chất tỷ.
giá không phải là cơng cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá khơng làm thay đổi lượng
tiền tệ trong lưu thơng.
=> Chính sách tiền tệ góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt được lạm
phát, ổn định giá cả hàng tiêu dung, ổn định được thị trường ngoại hối, thị trường
vàng… giúp từng bước phục hồi nền kinh tế cũng như tạo ra lợi thế trong liên kết
và phân cơng lao động quốc tế, thích ứng với xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế.
* Thành tựu đạt được nhờ CSTT
- Trong 10 năm gần đây, lạm phát được kiểm soát, giảm dần từ mức cao nhất hai
con số trong năm 2008 xuống mức một con số và liên tục duy trì ở mặt bằng thấp,
ổn định từ năm 2012 đến nay.
- Đặc biệt, năm 2017 vừa qua lạm phát bình quân ở mức 3,53%, thấp hơn mục tiêu
Quốc hội đặt ra (khoảng 4%).
- Tỷ giá trung tâm được điều hành linh hoạt, kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT,
hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, nhờ vậy NHNN liên tục mua được
lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước cao nhất từ trước tới nay;
lượng tiền mặt đưa ra lưu thơng được trung hịa hợp lý, góp phần ổn định lạm phát,
lãi suất và tỷ giá.
-Thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, lạm phát được kiểm soát, giúp neo vững kỳ
vọng lạm phát, củng cố niềm tin của nền kinh tế và giới đầu tư vào đồng Việt Nam,
góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho DN.
- Được các tổ chức quốc tế đánh giá cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt
Nam, theo đó Moody’s đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm của hệ thống ngân hàng
Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”.
22



Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

- Trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục có được ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát ở
mức thấp, tỷ giá tương đối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, giải ngân vốn FDI đạt kỷ
lục (trung bình đạt 1,5 tỷ USD/tháng), xuất khẩu vẫn tốt với mức tăng trưởng cao
gấp khoảng 4 lần mức tăng trưởng trung bình của xuất khẩu tồn cầu…
- Hệ thống ngân hàng hiện nay đã có được lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu thấp và về tổng
thể, khu vực ngân hàng đã tạo ra một bước ngoặt dù phía trước vẫn cịn những
thách thức.
- NHNN hồn thành đúng thời gian việc xây dựng Chiến lược tài chính toàn diện
quốc gia.
- Nhờ CSTT, ngành Ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ
sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân. Đến ngày
24/9/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,64% so với cuối năm 2018.
* Những tồn tại cần khắc phục đối với CSTT
- Lập trường chính sách tiền tệ của NHNN vẫn cịn quá nới lỏng, thanh khoản dư
thừa. Hiện tại, nó vẫn chưa tác động lên ổn định vĩ mô, nhưng rủi ro đang nghiêng
về hướng suy giảm.
-Lãi suất liên ngân hàng vẫn thấp hơn đáng kể so với lãi suất tái cấp vốn và tái
chiết khấu, làm hạn chế hiệu quả từ cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của
NHNN.
- Tăng trưởng tín dụng ở mức 17-18% một năm cũng vẫn cao hơn tăng trưởng
GDP danh nghĩa (11-12%). Đây là điều cần quan tâm, khi tỷ lệ nợ trên GDP khu
vực tư nhân đã lên 130,7% năm 2017 (theo World Bank), từ 96,8% năm 2013.
Điều này phản ánh tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tín dụng. Đây là cách thức
khơng bền vững.
- Nếu lạm phát xảy ra thì một trong những cách để chống là tăng lãi suất, như vậy
“giá” chống lạm phát sẽ khá đắt.“Lãi suất tăng sẽ làm giảm tăng trưởng trong dài
hạn, ảnh hưởng tới sức khoẻ doanh nghiệp
- Một số hạn chế của công cụ CSTT:

+ Cơng cụ dự trữ bắt buộc: Tính linh hoạt khơng cao vì việc tổ chức thực hiện nó
rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh
doanh của các NHTM.
23


Nhóm 6 – Kinh tế vĩ mơ

+ Cơng cụ lãi suất tái chiết khấu: hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt
động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo
mó, sai lệch thơng tin về cung cầu vốn trên thị trường.
+ Quản lí hạn mức tín dụng của NHTM: Có thể triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa
các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều
hình thức tín dụng ngồi sự kiểm sốt của NHTW và nó sẽ trở nên q kìm hãm
khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên
+ Quản lí lãi suất của các NHTM: Dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong
nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành
từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy
định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động
kinh doanh.
2.4. Giải pháp
*Giải pháp về chính sách kinh tế
1- Tiếp tục xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại,
hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát
triển; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh;
2- Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn,
tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững;
3- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả
hơn;

4- Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn;
5- Tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển,
ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng
lớn, cơ cấu ngành, nghề hợp lý, có cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng nhân tài;
6- Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
7- Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, phịng, chống thiên tai;
8- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính,
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt đấu tranh phịng,
chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
24


×