Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Thuận lợi và thách thức.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.19 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Luật Kinh tế

THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG
MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ
MỚI:
THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC

Họ và tên sinh viên

Mã sinh viên

: Lê Mai Anh

1706610002

Hà Nội, tháng 12 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Học và nghiên cứu tại Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại thương là trải
nghiệm sâu sắc với bản thân em cũng như bất cứ học viên nàotừng tham gia học tập.
Nền tảng kiến thức có được thực sự là hành trang quan trọng trong cuộc sống, sự
nghiệp của chúng em. Xin gửi lời cảm chân thành đến quý thầy cô, đặc biệt đến TS.
Nguyễn Ngọc Hà - giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã song hành cùng chúng
em trong suốt quá trình nghiên cứu, hướng dẫn hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Trong q trình nghiên cứu không tránh khỏi nhiều hạn chế nhất định, em tin
rằng những ý kiến đóng góp của q thầy cơ cũng như các bạn học viên sẽ có ý nghĩa


rất quan trọng trong việc hoàn thiện kiến thức, cũng như hoàn thiện hơn luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Học viên

Lê Mai Anh


MỤC LỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ...................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................
LỜI NĨI ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 5
6. Một số đóng góp của đề tài......................................................................................... 5
7. Bố cục của đề tài........................................................................................................ 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI
VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
THẾ HỆ MỚI................................................................................................................ 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI...............7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm.................................................................................. 7
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các hiệp định thương mại tự do thế hệ

mới 10
1.1.3. Các nội dung cơ bản của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới................13
1.1.4. Vai trò của các FTA thế hệ mới................................................................... 17

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG TRONG

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI......................................... 19
1.2.1. Mối quan hệ giữa thương mại và lao động.................................................. 19
1.2.2. Sự cần thiết phải đưa các quy định về lao động vào trong các FTA thế hệ

mới 21
1.2.3. Nội dung cơ bản của các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới....24
1.2.4. Thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới.....................25

CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM......................................... 29
2.1. CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH TRỰC TIẾP VỀ LAO ĐỘNG......................... 29
2.1.1. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương................29
2.1.2. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu...................35
2.1.3. Các cam kết về lao động trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tếASEAN......39


2.2. CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH GIÁN TIẾP VỀ LAO ĐỘNG..........................43
2.2.1. Các quy định về dịch vụ hoặc đầu tư liên quan đến lao động......................43
2.2.2. Các ngoại lệ chung...................................................................................... 46
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG............................................................................................ 47
2.3.1. Các ưu điểm................................................................................................ 47
2.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân....................................................................... 48

CHƯƠNG III: CƠ HỘI PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ THỰC THI
CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC FTA THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT
NAM............................................................................................................................ 52
3.1. THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC KHI THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO


ĐỘNG TRONG CÁC FTA THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM..................................... 52
3.1.1. Thuận lợi..................................................................................................... 52
3.1.2. Thách thức................................................................................................... 53
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẢM BẢO SỰ THỰC THI CÁC QUY

ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC FTA THẾ HỆ MỚI........................................ 62
3.2.1. Quan điểm................................................................................................... 62
3.2.2. Định hướng................................................................................................. 66
3.3. CÁC GIẢI PHÁP................................................................................................. 68
3.3.1. Đối với nhà nước....................................................................................... 68
3.3.2. Đối với doanh nghiệp................................................................................ 70
3.3.3. Đối với người lao động.............................................................................. 71
3.4. CÁC KIẾN NGHỊ................................................................................................. 74

KẾT LUẬN................................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AEC

: ASEAN Economic Community
Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFAS

: ASEAN Framework Agreement on Services
Hiệp định khung về Thương mại Dịch vụ ASEAN


ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

: Asia-Europe Meeting
Diễn đàn Hợp tác Á Âu

CPTPP

: Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Thái Bình Dương

EU

: European Union
Liên minh châu Âu

EVFTA

: European Union Vietnam Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam

FTA

: Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do


GATT

: General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại

GATS

: General Agreement on Trade in Services
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ

ILO
MNP

: International Labour Organization
Tổ chức Lao động Thế giới
:

ASEAN Agreement on the
Movement of Natural
Persons
Hiệp định ASEAN về Di


chuyển thể nhân

MRA

:

Mutual Recognition

Arrangement
Thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau

MUTRAP

:

European Trade Policy and
Investment Support Project
Dự án Hỗ trợ Chính sách
Thương mại và Đầu tư của
châu Âu

OECD

:

Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

RTA

:

Regional Trade Agreement
Hiệp định thương mại khu

vực

PTA

:

Preferential Trade
Agreement
Hiệp định thương mại ưu
đãi

TPP

:

Trans-Pacific Partnership
Agreement
Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương

VCCI

:

Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam

WTO


:

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế
giới


7

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và các điều kiện kinh doanh
được cải thiện, đơn giản hóa, số lượng các doanh nghiệp, trong đó có các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, Việt
Nam cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có một triệu doanh nghiệp hoạt động trên
thị trường1. Cùng với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng lao
động sẽ tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh việc nhiều doanh nghiệp đã tuân thủ tốt các quy
định của pháp luật lao động, một số lượng không nhỏ doanh nghiệp chưa đảm bảo tốt
quyền lợi của người lao động. Đồng thời, do số lượng doanh nghiệp Việt Nam đa số có
quy mơ vừa và nhỏ, các tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người lao động khơng có
hoặc khơng có cán bộ chuyên trách 2. Với những doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách,
nhiều trường hợp là những người hưởng lương của người sử dụng lao động hoặc là
người nằm trong các cán bộ quản lý của người sử dụng lao động. Vì vậy, khi đối mặt
với các vấn đề mà ở đó quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, họ phải “cân nhắc,
lựa chọn trong hành động của mình, hành động vì người lao động hay hành động vì
người sử dụng lao động”3. Vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
độnglà yếu tố quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp, phát triển
của kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Việt Nam chấp nhận đưa lao
động thành một trong những nội dung phi truyền thống được điều chỉnh bởi một số
hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement, FTA) thế hệ mới mà Việt Nam và
các đối tác thương mại quan trọng đã đàm phán, ký kết trong thời gian qua. Trong một
số hiệp định, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(The Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership Agreement, CPTPP)4,

1

Xem Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội ngày 08/11/2016 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế
giai đoạn 2016-2020.
2
Phạm Thị Quỳnh Nga, “Đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của Luật Cơng đồn năm
2012”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, xem tại: (truy cập ngày 30/10/2018).
3
Phạm Thị Quỳnh Nga, tlđd.
4
Tiền thân của hiệp định này là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (The Trans-Pacific
Partnership Agreement, TPP). Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, 11 thành viên TPP còn lại tiếp tục đàm


Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (The EU-Vietnam Free
Trade Agreement, EVFTA) hay trong khuôn khổ hội nhập của ASEAN, nhiều quy định
về lao động mang tính chất pháp lý ràng buộc cao, theo các tiêu chuẩn quốc tế, đã
được thiết lập. Việc thực thi các quy định đó sẽ địi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía Việt Nam,
ở các khía cạnh khác nhau như cải cách thể chế pháp luật, nâng cao trình độ, hiểu biết
của doanh nghiệp và những chủ thể phải áp dụng pháp luật lao động, tạo khuôn khổ
pháp lý thuận lợi cho hoạt động cơng đồn… Từ đây, nhiều câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra như: Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung những quy định nào vào hệ thống pháp luật
trong nước để đảm bảo sự tương thích với các cam kết về lao động của mình trong các

FTA thế hệ mới? Người lao động cần phải làm gì để có thể tận dụng tốt các quy định
này nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình? Các doanh nghiệp và
người sử dụng lao động khác cần làm gì để tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật
có liên quan? Để có thể trả lời một cách thấu đáo cho các câu hỏi này, người viết đã
chọn đề tài “Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới: Thuận lợi và thách thức” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Ở nước ngồi cũng như ở trong nước, đã có một số cơng trình nghiên cứu về chủ
đề này. Cụ thể:
Ở nước ngoài, các quy định về lao động được đưa vào trong các hiệp định
thương mại tự do nói chung và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nói riêng là
đề tài được nhiều học giả nghiên cứu. Có thể kể đến các cơng trình như: Bart
Kerremans & Jan Orbie, “The Social Dimension of European Union Trade
Policies”,European Foreign Affairs Review, 2009, vol. 14, pp. 629-641; Ian Manners,
“The Social Dimension of EU Trade Policies: Reflections from a Normative Power
Perspective”, European Foreign Affairs Review, 2009, vol. 14, pp. 785-803; JeanMarc

Siroen

&

David

Andrade,

“Trade

Agreement


and

Core

Labour

Standards”,University works, Université Paris-Dauphine, 2016, pp. 7-16; Daniela
Sicurelli, “The EU as a Promoter of Human Rights in Bilateral Trade Agreements: The
phán và đã ký kết CPTPP vào tháng 03/2018. CPTPP chính thức có hiệu lực vào cuối tháng 12/2018 sau khi có
đủ số thành viên phê chuẩn.


Case of the Negotiations with Vietnam”, Journal of Contemporary European
Research, 2015, vol. 11, no. 2, pp. 231-246; Ronald C. Brown, “FTAs in Asia-Pacific:
“Next generation” of Social Dimension Provisions on Labor?”, Indiana International
& Comparative Law Review, 2016, vol. 26, no. 2, pp. 69-101; Dr Roman Grynberg &
Veniana Qalo, “Labor Standards in US and EU Preferential Trading Arrangements”,
Journal of World Trade, 2006, vol. 40, no. 4, pp. 619-653; Liam Campling et al.,“Can
labour provisions work beyond the border? Evaluating the effects of EU free trade
agreements”, International Labour Review, 2016, vol. 155, no. 3, pp. 357-382…
Về cơ bản, các cơng trình nêu trên đã phân tích về lịch sử hình thành các quy
định về lao động trong các FTA, nội dung một số quy định về lao động cũng như khả
năng áp dụng của các quy định đó trong khn khổ các FTA thế hệ mới, đặc biệt là
các FTA thế hệ mới được ký kết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các cơng
trình này sẽ hữu ích đối với người viết khi làm rõ cơ sở lý thuyết và phân tích nội dung
của các quy định về lao động của các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Tuy
nhiên, cũng cần thấy rằng những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực thi các quy
định này trong bối cảnh của Việt Nam chưa được đề cập đến trong tài liệu nào kể trên.
Ở trong nước, cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về quy định lao động
trong TPP hay trong AEC như: Vũ Thị Loan, “Cơ hội, thách thức và các vấn đề cần

giải quyết về lao động, tổ chức cơng đồn khi Việt Nam ký kết Hiệp định TPP”, Tạp
chí Nghiên cứu khoa học cơng đồn, 2016, số 5, tr. 18-22; Đan Tâm, “Những thách
thức của cơng đồn Việt Nam khi hội nhập TPP”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học cơng
đồn, 2016, số 5, tr. 15-17; Hoàng Thị Thu Thủy, “Quan hệ lao động khi gia nhập TPP
và AEC: Cơ hội và thách thức?”, Tạp chí Tài chính, 2016, số 9, tr. 72-73; Lê Thị Thu
Hương, “Tác động của TPP tới lao động ngành dệt may Việt Nam”, Tạp chí Tài chính,
2016, số 5, tr. 82-83; Nguyễn Vĩnh Thanh, “Cộng đồng kinh tế ASEAN và nguồn
nhân lực của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 2015, số 443, tr. 60-64…
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung phân tích một số tác động
của việc thực thi các cam kết về lao động trong TPP và AEC, mà chưa làm rõ nội dung
các cam kết, chưa chỉ ra các điểm mới của các cam kết, chưa làm rõ những điểm
không tương đồng hay tương thích của nội luật… Đặc biệt, các bài viết mới chủ yếu
nhìn nhận


vấn đề ở góc độ vĩ mơ, thiếu đi những phân tích, đánh giá từ góc độ doanh nghiệp. Vì
vậy, đề tài luận văn sẽ góp phần khỏa lấp các khoảng trống nghiên cứu nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:

Đề tài có một số mục đích nghiên cứu sau đây:
- Tổng hợp và làm rõ cơ sở lý thuyết của các quy định về lao động trong các hiệp

định thương mại tự do thế hệ mới;
- Phân tích nội hàm của các quy định về lao động trong các hiệp định thương mại

tự do thế hệ mới của Việt Nam;
- Phân tích và làm rõ những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam khi thực thi

các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới, từ đó, đề xuất các giải pháp và

khuyến nghị để đảm bảo thực thi các quy định này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở các mục đích nghiên cứu ở trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
- Làm rõ các vấn đề lý thuyết như khái niệm, đặc điểm, vai trò, sự hình thành và

phát triển… của các FTA thế hệ mới;
- Làm rõ và phân tích các vấn đề lý thuyết liên quan đến các quy định về lao

động trong ác FTA thế hệ mới và việc thực thi các quy định này;
- Giới thiệu tổng quan về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam;
- Phân tích nội dung của các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới của

Việt Nam;
- Làm rõ các thuận lợi, thách thức khi thực thi các quy định về lao động trong các

FTA thế hệ mới của Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để đảm bảo việc thực thi các quy định về

lao động trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định về lao động trong một số FTA
thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên gồm nhiều nội dung khác nhau,
để đảm bảo phân tích, đánh giá sâu sắc và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, luận văn tập
trung chủ yếu vào việc phân tích các quy định liên quan đến lao động tại 3 hiệp định:
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương; Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu; Các cam kết trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế
ASEAN.
5. Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của Luận văn vừa mang tính mới, vừa mang
tính lý luận lại phản ánh hiện trạng thực tế, người viết đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó lấy phương pháp luận duy vật biện chứng
làm nền tảng. Bên cạnh đó, người viết cịn sử dụng các phương pháp như thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh luật học để làm nổi bật nội hàm các quy định về lao động
trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên, chỉ ra những hạn chế, bất cập và
đề xuất phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện các quy định về lao động trong quá
trình hội nhập.
6. Một số đóng góp của đề tài

Qua q trình nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:
Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới và các quy định về lao động trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới:
Làm rõ một số khái niệm và nội dung cơ bản của các FTA thế hệ mới, các quy định về
lao động đi kèm. Phân tích vị trí, vai trị của các quy định về lao động trong Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới.
Luận văn cũng phân tích đánh giá một cách tổng quát về quy định về lao động
trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam.


Luận văn đã đưa ra những thuận lợi và thách thức trong việc thực thi các quy
định về lao động trong các FTA thế hệ mới.

Từ những định hướng đó, luận văn đưa ra quan điểm và định hướng về đảm bảo
sự thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới.
Mặc dù vậy, cũng phải khách quan nhìn nhận các quy định về lao động trong
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên là một khái niệm
tương đối mới, liên quan đến nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực của đời sống và pháp
luật, đồng thời cũng liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau. Trong phạm vi của một
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học, tôi cho rằng những giải pháp mình đưa ra sẽ là
một trong số những quan điểm, định hướng hữu ích.
7. Bố cục của đề tài

Ngồi phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận được chia thành ba chương sau:
- Chương 1: Tổng quan về hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các quy

định về lao động trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
- Chương 2: Các quy định về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới của Việt Nam.
- Chương 3: Cơ hội phát triển và giải pháp đảm bảo sự thực thi các quy định về

lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ
MỚI VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm


Để hiểu được khái niệm FTA thế hệ mới, cần tìm hiểu trước tiên khái niệm về
FTA và sau đó là yếu tố mới của các FTA để tạo nên thế hệ FTA mới.
Đối với khái niệm FTA, theo quan điểm truyền thống, đây là điều ước ký kết
giữa ít nhất hai nước nhằm mục đích cắt giảm các hàng rào thương mại (như thuế
quan, hạn ngạch, thủ tục hải quan, xác định trị giá hàng hóa, các hàng rào phi thuế
quan khác) đồng thời thúc đẩy trao đổi, hợp tác thương mại giữa các nước này với
nhau để hình thành một khu vực mậu dịch tự do giữa các bên 5. FTA là một dạng của
các thỏa thuận thương mại khu vực được Tổ chức Thương mại Thế giới (The World
Trade Organization, WTO) điều chỉnh theo quy định của điều XXIV Hiệp định chung
về thuế quan và thương mại (The General Agreement on Trade and Tariffs, GATT) hay
điều V của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (The General Agreement on Trade
in Services, GATS)6. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA);
FTA Trung Âu (CEFTA)…
Trong khi đó, thuật ngữ “thế hệ mới”được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi
tồn diện, vượt ra ngồi khn khổ tự do hóa thương mại và phạm vi điều chỉnh bởi
các quy tắc thương mại đa biên hiện có. Nói cách khác, đây là các FTA hàm chứa các
quy phạm thể hiện mức độ cam kết sâu và rộng hơn của các thành viên so với các tuy
tắc của WTO. Mức độ sâu và rộng của các cam kết phụ thuộc rất lớn vào quá trình
đàm phán cũng như quyết tâm chính trị của các bên về thúc đẩy q trình tự do hóa
thương mại và giải quyết các vấn đề mang tính chất phi thương mại nhưng lại có nhiều

5

Bùi Thành Nam, Các hiệp định thương mại tự do ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Thông
tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016, tr. 10.
6
Về các hiệp định thương mại khu vực, xem: WTO, “Regional Trade Agreements and the WTO”, tại:
(truy cập ngày 20/10/2018).



ảnh hưởng đến hoạt động thương mại 7. Có thể kể đến các FTA thế hệ mới như:
EVFTA; CPTPP; Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP)8; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA)

Các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, nay
được xử lý sâu sắc hơn trong các FTA “thế hệ mới”, như: thương mại hàng hóa, bảo vệ
sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, quyền sở
hữu trí tuệ (IPR) (với “TRIPS cộng” và “TRIPS siêu cộng”), tự vệ thương mại, quy tắc
xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ
nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngồi (ISDS)… Ví dụ: trong các FTA “thế
hệ mới”, về thương mại hàng hóa, phần lớn hàng nhập khẩu sẽ được loại bỏ thuế quan;
về thương mại dịch vụ và đầu tư, các cam kết đều cao hơn so với cam kết WTO9.
Bên cạnh đó, các FTA được coi là thuộc các FTA thế hệ mới cịn vì có phạm vi
điều chỉnh bao gồm các nội dung vốn được coi là “phi thương mại” như: lao động, môi
trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt… 10 Đây là các quy định chưa được
điều chỉnh bởi các quy định của WTO và đang được đàm phán trong khn khổ của
Vịng Doha. Việc đưa các nội dung này vào các FTA thế hệ mới cho thấy nhiều thành
viên WTO muốn sử dụng các cơ chế hội nhập khu vực để giải quyết những bế tắc mà
WTO gặp phải trong Vịng Doha.
Ngồi các nội dung phi thương mại, các FTA “thế hệ mới” còn mở rộng phạm vi
điều chỉnh sang các lĩnh vực mới như: Đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại
điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho
các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nước đi sau có
thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình…
Như vậy, “FTA thế hệ mới” là cụm từ để chỉ sự khác biệt với các FTA truyền
thống, với phạm vi rộng hơn, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ
7

WTO, World Trade Report 2011 – The WTO and Preferential Trade Agreements: From co-existence to
coherence,
Geneva,

2011,
p.
72,
xem
tại:
(truy cập ngày 20/10/2018).
8
Xem các thông tin về hiệp định này tại: (truy cập ngày 21/10/2018).
9
TS. Nguyễn Thanh Tâm, “Tổng quan về các FTA thế hệ mới”, xem tại: (truy
cập ngày 22/10/2018).
10
WTO, tlđd, p. 105.


và đầu tư, nó bao gồm cả các quy định điều chỉnh các vấn đề về thể chế, pháp lý trong
các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ… 11
Các FTA này khi có hiệu lực sẽ tác động rất mạnh tới tiến trình tự do hóa thương mại
cũng như cải cách thể chế của các bên liên quan.
1.1.1.2. Đặc điểm

Vì các FTA thế hệ mới là các FTA, nên chúng cũng mang đầy đủ các đặc điểm
của các FTA truyền thống. Các đặc điểm chung này là: Về chủ thể, các FTA nói chung
và FTA thế hệ mới nói riêng được ký kết bởi các chủ thể của công pháp quốc tế, nhất
là từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế; Về nội dung, các FTA đều tập trung vào vấn
đề cắt giảm các rào cản thương mại, bao gồm việc giảm thuế về 0% ngay lập tức khi
FTA có hiệu lực hoặc theo lộ trình; hạn ngạch thuế quan và các rào cản phi thương
mại khác…; Về cơ sở pháp lý, việc đàm phán và ký kết các FTA tuân thủ một số quy
định pháp lý quốc tế chung như Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế;
điều XXIV của GATT, điều V của GATS…Tuy nhiên, so sánh với các FTA truyền

thống, các FTA thế hệ mới có một số đặc điểm riêng như sau:
- Mức độ tự do hóa thương mại (mở cửa) sâu hơn: Với tiêu chí “FTA tiêu

chuẩn cao”, dù chưa kết thúc đàm phán, có thể chắc chắn rằng mức độ mở cửa của
Việt Nam cũng như các đối tác trong các FTA này là rất sâu (xóa bỏ phần lớn các
dịng thuế, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ…) và rộng hơn nhiều so với WTO cũng
như các FTA trước đây (trừ ATIGA)12
13

.
- Phạm vi cam kết rộng: Trong khi các FTA trước đây chủ yếu tập trung vào

lĩnh vực thương mại hàng hóa, các FTA thế hệ mới có nội dung bao gồm những cam
kết về nhiều lĩnh vực mới chưa từng cam kết/mở cửa trước đây, ví dụ: doanh nghiệp
11

Vũ Văn Hà, “Vai trò của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong thương mại quốc tế”, Tạp chí
Cộng
sản,
ngày
12/09/2017,
xem
tại:
(truy cập ngày 15/10/2018).
12
Xem thêm: Raj Bhala, Luật Thương mại quốc tế: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tái bản lần thứ hai,
2001, Lexis Publishing, bản dịch tiếng Việt xuất bản bởi NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 519; Peter van den
Bossche, The Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials, second edition,
Cambridge University Press, Cambridge, 2008, pp. 695-713.
13

Nguyễn Nhâm, “FTA thế hệ mới: Từ góc nhìn hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, 15/01/2015, xem tại:
/>(truy cập ngày 15/10/2018).


nhà nước, mua sắm chính phủ, lao động, mơi trường… Nhiều cam kết trong các FTA
thế hệ mới khi thực thi cũng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tiến hành nhiều cải
cách về mặt thể chế, như các cam kết về minh bạch hóa, về hài hịa hóa pháp luật, gia
nhập các điều ước quốc tế đa phương về môi trường hay lao động…
- Đối tác FTA lớn: Nhiều FTA thế hệ mới hiện được đề xuất bởi các nước phát
triển như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Sự tham gia của các quốc gia này sẽ tạo nên
một áp lực chính trị, kinh tế cần thiết đối với các quốc gia khác, nhất là các quốc gia
đang phát triển, trong quá trình thực thi các cam kết sâu và rộng trong FTA thế hệ mới.
Do đó, sự tham gia của Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu không chỉ tạo ra cơ hội lớn
hơn cho các doanh nghiệp của các quốc gia khác trong việc tiếp cận thì trường rộng
lớn, có sức mua và tiêu thụ vượt trội mà tạo nên những cải cách bên trong của các
quốc gia đó14.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các hiệp định thương mại tự do

thế hệ mới
1.1.2.1. Cơ sở pháp lý cho sự hình thành các hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới
Các quy định của WTO về FTA xuất hiện trong điều XXIV GATT áp dụng với
thương mại hàng hoá; Điều khoản cho phép năm 1979 áp dụng cho các thỏa thuận khu
vực liên quan đến các nước đang phát triển; Điều V và Điều Vbis GATS áp dụng với
thương mại dịch vụ. Đồng thời, Điều 23 DSU cũng đưa ra các giới hạn về việc sử
dụng các điều khoản của hiệp định này đối với các tranh chấp trong phạm vi FTA.
Theo EVFTA, hiệp định này được đàm phán dựa vào một số căn cứ như:
- Những nguyên tắc và giá trị chung được phản ánh trong Hiệp định khung về đối


tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA)năm 2012. Đây là hiệp định có phạm vi
tự do hóa thương mại rất rộng.
- Cam kết của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
- Các nguyên tắc được ghi nhận trong Tuyên bố nhân quyền toàn cầu năm 1948.

14

Bùi Thành Nam, sđd, tr. 110-120.


- Hiệp định thành lập WTO và các hiệp định và thỏa thuận song phương, khu vực

và các hiệp định đa phương khác mà các bên là thành viên.
Lưu ý rằng, Điều 1.1.- Thiết lập Khu vực thương mại tự do nêu rõ: “Các bên ký
kết Hiệp định này cùng thiết lập một Khu vực thương mại tự do phù hợp với Điều
XXIV GATT 1994 và Điều V GATS”.
Trong khi đó, TPP chỉ nêu ra Hiệp định thành lập WTO với tư cách là một cơ sở
pháp lý của Hiệp định. Điều 1.1 - Thiết lập Khu vực thương mại tự do được quy định
giống hệt như Điều 1.1 EVFTA nêu trên.
Đứng dưới góc độ câu chữ của Điều 1.1 của EVFTA và TPP, Điều XXIV GATT
1994 và Điều V GATS được ghi nhận là cơ sở pháp lý của hai FTA “thế hệ mới” này.
Nhưng thực sự, nội dung của những chương tiếp theo của cả hai hiệp định đều đi quá
xa “tầm kiểm soát” của Điều XXIV GATT 1994 và Điều V GATS 15.
1.1.2.2. Các giai đoạn phát triển

Sự ra đời, phát triển của FTA gắn liền với quá trình phát triển của thương mại thế
giới. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nhìn chung bn bán trên thế giới phát triển
tự do. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là sau cuộc đại
khủng hoảng 1929 - 1933 đã tác động mạnh đến hoạt động thương mại quốc tế 16. Để
khôi phục nền kinh tế, nhiều quốc gia đã thiết lập hàng rào thuế quan cao để bảo vệ thị

trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa bên ngồi có khả năng cạnh tranh cao
hơn. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với việc GATT ra đời và có hiệu lực, các
quốc gia đã chuyển sang xu hướng tự do hóa thương mại một cách rõ ràng hơn 17. Bằng
việc bổ sung điều XXIV, các nhà đàm phán của GATT đã dự đoán được xu hướng các
quốc gia gần gũi về địa lý có thể thực hiện các thỏa thuận trong giao dịch thương mại,
tạo các ưu đãi để thúc đẩy phát triển kinhtế 18. Trên thực tế, với sự phát triển của khoa
học - kỹ thuật và sự gia tăng nhu cầu mở rộng giao thương và đầu tư, các quốc gia đều
mong muốn giảm thuế quan. Cùng với các thỏa thuận ưu đãi riêng giữa hai hay một số
quốc gia, nhu cầu về một dạng hình thỏa thuận có tính đa phương trong cắt giảm thuế
15

Nguyễn Thanh Tâm, tlđd.
Raj Bhala, sđd, tr. 67-74.
17
Raj Bhala, sđd, tr. 166-167.
18
Peter van den Bossche, sđd, tr. 699.
16


quan cũng ngày càng gia tăng. Như vậy, quá trình tự do hóa thương mại được tiến
hành đồng thời bởi các thỏa thuận theo hướng đa phương và các thỏa thuận theo
hướng song phương hoặc khu vực. Song có một thực tế, là các vịng đàm phán cấp độ
tồn cầu, theo hướng đa phương thường kéo dài. Đến Vòng đàm phán Doha, bế tắc
xuất phát từ bất đồng về chính sách thương mại giữa các nước phát triển, giữa các
nước đang phát triển với các nước phát triển… Sau hơn 17 năm đàm phán, kết quả mà
Vòng Doha đạt được là khá khiêm tốn 19 và phần lớn các Thành viên WTO còn bất
đồng ở nhiều điểm quan trọng khác nhau20.
Để đối phó với sự bế tắc trong vịng đàm phán Đơ-ha, các quốc gia có xu hướng
quay sang ký kết các FTA, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của các FTA trong những

thập niên gần đây. Vai trò của FTA là thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và
đầu tư. FTA dường như ưu việt hơn WTO ở chỗ là thời gian đàm phán ký kết ngắn, dễ
đạt đồng thuận do ít nước tham gia, lĩnh vực FTA bao quát rộng hơn so với WTO.
Theo thông báo của WTO, từ khi GATT được thành lập cho đến năm 1994, mới có 123
FTA, từ năm 1995 đến nay, đã có hơn 400 FTA được ký kết, có thơng báo tới WTO21.
Thực tiễn hội nhập thương mại khu vực trên thế giới đã chứng kiến bốn thế hệ
hiệp định thương mại tự do22. Vấn đề về thương mại hàng hóa (cắt giảm thuế quan,
loại bỏ hàng rào phi thuế quan) tập trung trong hai thế hệ FTA đầu tiên. Các FTA thế
hệ thứ ba mở rộng phạm vi điều chỉnh thương mại tự do sang các lĩnh vực dịch vụ, đầu
tư, sở hữu trí tuệ. Các FTA thế hệ mới là các FTA thế hệ thứ tư.

19

Kết quả đáng kể nhất của Vòng Doha là Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại được thông qua tại Hội
nghị Bộ trưởng năm 2013 và chính thức có hiệu lực vào tháng 02/2017. Xem thêm nội dung và các thông tin về
hiệp định này tại: WTO, “The Trade Facilitation Agreement: An Overview”, tại:
(truy cập ngày 10/11/2018).
20
Xem: WTO – Special Session of the Dispute Settlement Body,Report by the Chairperson, Ambassador
Coly Seck, to the Trade Negotiations Committee, 27 November 2017, TN/DS/30; WTO – Negotiating Group on
Market Access, Report by the Chairman, Ambassador Didier Chambovey, to the Trade Negotiations Committee,
27 November 2017, TN/MA/31; WTO – Negotiating Group on Rules, Report by Chairman, H.E. Mr Wayne
McCook, to the Trade Negotiations Committee, 27 November 2017, TN/RL/28…
21
22

Vũ Văn Hà, tlđd.

Xem thêm: Trần Thị Giang, “Các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới mà Việt Nam là thành viên”, Khóa luận tốt nghiệp, 2016, tr. 6, xem tại:

(truy cập ngày 15/11/2018).


1.1.3. Các nội dung cơ bản của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Như phần trên đã phân tích, nội dung của các FTA thế hệ mới thường bao hàm
các quy định đưa ra các cam kết sâu hơn so với cam kết trong WTO ở những lĩnh vực
thuộc phạm vi điều chỉnh hiện tại của WTO (các quy định WTO Plus, hay WTO+) và
những cam kết mới mà WTO chưa điều chỉnh (các quy định WTO Extra, hay WTOX). Vì giới hạn về dung lượng, các phân tích dưới đây giới thiệu sơ lược một số nội
dung cơ bản của các FTA thế hệ mới đối với hai nhóm quy định này.
1.1.3.1. Các quy định WTO+

WTO hiện điều chỉnh thương mại thế giới ở ba lĩnh vực chính là thương mại
hàng hóa23, thương mại dịch vụ24 và thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ 25.
Các FTA thế hệ mới thường chứa đựng nhiều cam kết sâu hơn so với WTO ở cả ba
lĩnh vực này. Cụ thể:
a) Về thương mại hàng hóa

Mang đặc trưng của FTA, thương mại hàng hóa vẫn là một trong những nội dung
nền tảng chính của FTA thế hệ mới. Mức độ sâu của các cam kết thể hiện ở một số
điểm như:
- Cắt giảm thuế quan
Mức độ cắt giảm thuế quan theo FTA thế hệ mới thường sâu hơn, theo đó, gần
như tuyệt đối các các dịng thuế sẽ được giảm xuống 0% kể từ thời điểm FTA thế hệ
mới có hiệu lực hoặc theo một lộ trình cắt giảm nhanh hơn trong khuôn khổ của
WTO26.
Trên cơ sở điều XXIV.8 của GATT, các bên tham gia FTA nói chung phải cam
kết xóa bỏ thuế quan đối với phần lớn thương mại giữa các bên (substantial all the
trade). Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường, trong các FTA, thuế quan cần phải
được xóa bỏ đối với ít nhất 90% giá trị thương mại và số dịng thuế trong vịng 10

23

Thơng qua các quy định của GATT và nhiều hiệp định đa biên khác của WTO điều chỉnh thương mại
hàng hóa.
24
Thơng qua các quy định của GATS, cùng với các nghị định thư được thông qua sau khi WTO ra đời.
25
Thông qua các quy định của Hiệp định về một số khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ (Hiệp định TRIPs).
26
MUTRAP, Hiệp định thương mại tự do: Một số khái niệm cơ bản, Hà Nội, 2012, tr. 11, xem tại:
(ngày truy cập 24/09/2018).


năm27. Các dịng thuế khơng cam kết hoặc có cam kết nhưng không đưa về 0% thường
là các sản phẩm nhạy cảm hoặc đặc biệt nhạy cảm và thường được điều chỉnh bằng
hạn ngạch thuế quan. Các nước kém phát triển nhất hoặc đang phát triển có thể được
hưởng linh hoạt về lộ trình hoặc diện cam kết.
- Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan về mức 0%, các FTA thế hệ mới cũng chứa
đựng những quy định điều chỉnh về các rào cản phi thuế, như các biện pháp kiểm dịch
động thực vật, các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại, về xác định
trị giá hải quan… Một số nội dung đàm phán Doha về các vấn đề nêu trên đã được một
số thành viên WTO sử dụng và đưa vào FTA thế hệ mới, từ đó, tạo nên các cam kết
sâu hơn của các bên tham gia FTA thế hệ mới so với quy định của WTO28.
b) Thương mại dịch vụ

Tương tự như điều XXIV của GATT, Điều V.1 GATS đề ra điều kiện về cam kết
dịch vụ trong các FTA như sau: (i) FTA cần có phạm vi đáng kể, (ii) loại bỏ phần lớn
các biện pháp phân biệt đối xử hiện có, (iii) khơng đưa ra các biện pháp phân biệt đối

xử mới.
Hầu hết các FTA đều có chương riêng về thương mại dịch vụ. Nội dung về dịch
vụ trong các FTA thường tập trung vào (i) lời văn về thương mại dịch vụ, chủ yếu tuân
thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc,
minh bạch hóa, quy định trong nước, thanh tốn và chuyển khoản, tự vệ, trợ cấp… và
phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thể (tài chính, viễn thơng, di chuyển của tự nhiên
nhân…); và (ii) biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ.
So với các cam kết trong GATS được đưa ra theo phương pháp chọn – cho
(positive lists), nhiều FTA thế hệ mới sử dụng phương pháp chọn – bỏ (negative lists),
theo đó, những lĩnh vực dịch vụ không xuất hiện trong biểu cam kết sẽ được mở hoàn

27

MUTRAP, tlđd, tr. 11.
TPP trước đây là CPTPP hiện nay là một ví dụ. Xem: Trung tâm WTO và Hội nhập, Cẩm nang doanh
nghiệp: Tóm lược Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 2016, tr. 50-67, tại:
dinh/Cam
%20nang%20DN%20Tom%20luoc%20TPP.pdf (truy cập ngày 15/09/2018).
28


toàn29. Phương pháp chọn – bỏ sẽ tạo ra mức độ mở cửa đối với thương mại dịch vụ
lớn hơn rất nhiều so với phương thức chọn – cho. Với những FTA thế hệ mới không
sử dụng phương pháp chọn – bỏ, các FTA này lại bao gồm những điều khoản bổ sung
về những phân ngành đặc thù, nằm trong các phụ lục đính kèm. Ví dụ như điều khoản
thừa nhận những ngành dịch vụ địi hỏi chun mơn, dịch vụ chuyển phát nhanh 30,
dịch vụ hàng hải31…
Tuy có những đổi mới về cấu trúc cũng như phương thức mở cửa thị trường, các
FTA thế hệ mới có xu hướng giữ lại các nguyên tắc cơ bản liên quan tới thương mại
dịch vụ theo GATS, bao gồm: đối xử quốc gia, tiếp cận thị trường, các nghĩa vụ trong

nước, ngoại lệ, định nghĩa và phạm vi. Trong một số nội dung mang tính nguyên tắc
được đàm phán trong GATS như biện pháp tự vệ, trợ cấp và mua sắm chính phủ, các
FTA thế hệ mới thường không quy định sâu hơn GATS. Điều này cũng đúng với hầu
hết các thỏa thuận liên quan đến pháp luật nội địa về tính minh bạch. Tuy nhiên, cũng
có trường hợp ngoại lệ như FTA giữa Thụy Sỹ và Nhật Bản quy định thêm về kiểm tra
các quy định nội địa nếu cần thiết, hoặc các hiệp định có Hoa Kỳ tham gia thường bao
gồm vấn đề minh bạch trong một số điều khoản về dịch vụ cụ thể32.
1.1.3.2. Các quy định WTO-X

Theo Báo cáo Thương mại Thế giới năm 2011 của WTO, các FTA thế hệ mới
được ký kết trên toàn thế giới hàm chứa 38 nội dung WTO-X 33. Dưới đây là một số
quy định WTO-X hay xuất hiện trong các FTA này.
a) Đầu tư

Các quy định về đầu tư trong FTA thế hệ mới được đàm phán nhằm mục đích
thúc đẩy dịng chảy đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng như chia sẻ sản xuất. Thơng
thường, mỗi FTA có thể bao gồm những nội dung như sau:
Về phạm vi cam kết, phạm vi cam kết của chương đầu tư phụ thuộc vào định
nghĩa về đầu tư và các nguyên tắc xác định trong hiệp định. Khái niệm đầu tư có thể
29

Như trường hợp của CPTPP. Hiệp định này chứa đựng hai phụ lục I và II về các biện pháp không tương
thích được xây dựng trên cơ sở phương pháp chọn – bỏ. Xem: Trung tâm WTO và Hội nhập, tlđd, tr. 74-75.
30
Xuất hiện nhiều trong các Hiệp định có Hoa Kỳ là thành viên.
31
Xuất hiện trong Hiệp định giữa Liên minh châu Âu và Cộng đồng Caribe (CARIFORUM).
32
WTO, tlđd, tr. 134.
33

WTO, tlđd, tr. 130.


được định nghĩa theo nghĩa rộng dựa trên tài sản (bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước
ngoài và danh mục đầu tư) hoặc theo nghĩa hẹp dựa trên phương pháp tiếp cận của
doanh nghiệp (bao gồm việc thành lập hoặc mua lại doanh nghiệp). Các nguyên tắc
đầu tư có thể nằm trong cả hai chương đầu tư và dịch vụ trong hiệp định34.
Về nguyên tắc không phân biệt đối xử, đây là cơ chế chính mở ra cơ hội đầu tư áp
dụng cho nhà đầu tư nước ngoài. Mức độ mở cửa phụ thuộc vào định nghĩa đầu tư
trong hiệp định, tức trong phạm vi của tài sản nào áp dụng nguyên tắc không phân biệt
đối xử, dù trong toàn bộ thời gian đầu tư (trước và sau khi thành lập doanh nghiệp) hay
trong một số các hạn chế nhất định.
Về tiêu chuẩn đối xử, đây là những tiêu chuẩn được áp dụng để đảm bảo quyền
và lợi ích của các nhà đầu tư, gồm: Đối xử công bằng và thỏa đáng theo pháp luật quốc
tế, tự do chuyển tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài. Về cơ bản, các FTA thế hệ mới
khơng có nhiều thay đổi đối với các tiêu chuẩn đối xử này 35. Tuy nhiên, khi kết hợp
cùng với những cam kết sâu hơn của các quốc gia thành viên về khái niệm hoạt động
đầu tư và phạm vi bảo hộ, các nguyên tắc này có thể được sử dụng triệt để bởi các nhà
đầu tư khi muốn khởi kiện nước tiếp nhận đầu tư.
Về nhân viên cấp cao, hầu hết các hiệp định cho phép các nhân viên quan trọng
hoặc quản lý của nhà đầu tư nước ngoài lưu trú tạm thời. Một số hiệp định cho phép
thuê nhân viên quản lý cấp cao mà không cần xét tới yếu tố quốc tịch, trong khi những
hiệp định khác yêu cầu nhà đầu tư không được quy định về quốc tịch của hội đồng
quản trị.
Về giải quyết tranh chấp, quy định về giải quyết tranh chấp xuất hiện ngày càng
xuất hiện nhiều hơn trong các FTA, đặc biệt trong các FTA thế hệ mới dưới nhiều hình
thức khác nhau. Một số FTA thế hệ mới còn đề xuất cơ chế giải quyết tranh chấp đầu
tư quốc tế mới, như FTA giữa Việt Nam và EU và FTA giữa EU với Canada. Cơ chế
mới hướng đến hình thành tịa án đầu tư song phương, với nhiều đặc trưng giống với
phương thức trọng tài và với phương thức giải quyết tranh chấp của WTO36.

34

WTO, tlđd, tr. 138.
WTO, tlđd, tr. 11; 137-138.
36
Xem: European Parliament, “In Pursuit of an International Investment Court: Recently negotiated
investment chapters in EU Comprehensive FTA in comparative perspective”, July 2017,
EP/EXPO/B/INTA/2017/02,
tại:
35


b) Lao động và môi trường

Lao động và môi trường đã từng được thảo luận trong một số chương trình làm
việc của WTO như Hội nghị Bộ trưởng tại Singapore năm 1996, Hội nghị Bộ trưởng
tại Seattle năm 1999 nhưng đã bị đưa ra khỏi Chương trình nghị sự thương mại toàn
cầu do các nước đang phát triển cho rằng đây là những hàng rào bảo hộ mới37.
Nhưng trên thực tế, đối với vấn đề lao động, trong bối cảnh tồn cầu hóa, vấn đề
bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người
lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước
hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Vì vậy,
quan điểm trên trở thành cách tiếp cận của các FTA thế hệ mới và trở thành xu thế
trong những năm gần đây trên thế giới 38. Đối với vấn đề môi trường, hiện nay, hiện
tượng biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi cả các
nước phát triển và các nước đang phát triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những
“chuẩn mực thương mại mới” trong các FTA39.
1.1.4. Vai trò của các FTA thế hệ mới

Với u cầu cao và tính tồn diện, FTA thế hệ mới được kỳ vọng có vai trị quan

trọng trong thúc đẩy tự do thương mại cả về mặt lượng và chất. Có thể nhận thấy vai
trị của các FTA thế hệ mới trên một số khía cạnh sau:
Một là, trong khi các vịng đàm phán thương mại tồn cầu của WTO đang bế tắc
và trước mắt chưa thể có bước đột phá, thì các FTA thế hệ mới đang là giải pháp có
tính khả thi để thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư, cạnh tranh, nâng
cao tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (IPR), môi trường và tiêu chuẩn lao động,
vốn chưa được quy định trong các hiệp định hiện tại của WTO. Các FTA thế hệ mới
được triển khai sẽ thúc đẩy mạnh hơn tiến trình tự do hóa. Trên thực tế, bản thân các
quốc gia không tự cắt giảm thuế, xóa bỏ các rào cản, mà chỉ có thơng qua đàm phán,
/>(truy
cập ngày 14/10/2018).
37
WTO,
“Ministers
consider
new
and
revised
texts”,
xem
tại:
(truy cập 19/10/2018).
38
Tại thời điểm thành lập WTO, chỉ có 4 FTA có nội dung về lao động, thì đến tháng 01/2015, đã có 72
FTA có nội dung về lao động. Chính phủ, “Báo cáo số 79/BC-CP về kết quả đàm phán và ký kết Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, ngày 18/3/2016, tr. 10.
39
TS. Nguyễn Thanh Tâm, tlđd.



thiết lập các FTA mới, mở ra các cơ hội để thúc đẩy tự do hóa, góp phần vào quá trình
tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia thành viên FTA. Có thể nói đây chính là vai trị
kinh tế của các FTA.
Hai là, đi liền với vai trò thúc đẩy mạnh mẽ hội nhập và liên kết kinh tế, các
FTA thế hệ mới cịn có vai trị quan trọng góp phần nâng cao chuẩn mực tự do hóa
thương mại. Vai trò chung của các FTA như trên đã phân tích là thúc đẩy thương mại,
trong bối cảnh tự do hóa thương mại tồn cầu qua kênh đa phương đang gặp khó khăn.
Các FTA thế hệ mới với các yêu cầu cao hơn và rộng hơn đối với thương mại hàng
hóa, dịch vụ... đã nâng cao và chặt chẽ hơn trong tiêu chuẩn tham gia hội nhập.
Ba là, tham gia các FTA thế hệ mới mở ra không gian phát triển mới với các
quốc gia thành viên. Các FTA truyền thống với các nội dung được thỏa thuận, cam kết
với các điều kiện giới hạn trong hội nhập, thông thường theo các quy chuẩn của WTO.
Với các FTA thế hệ mới, khơng gian phát triển của các quốc gia có sự thay đổi về
chất, các cơ hội phát triển được mở ra khơng chỉ về chiều rộng, mà cịn cả về chiều
sâu. Do vậy, các quốc gia thành viên có nhiều lựa chọn trong khơng gian phát triển
mới. Đây chính là cơ hội cho khởi nghiệp, cho sự phát triển sáng tạo các lĩnh vực, các
ngành, nghề kinh doanh mới. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa với các thành viên đi
sau trong tiến trình phát triển.
Bốn là, việc triển khai ký kết và thực hiện các FTA thế hệ mới một cách hiệu quả
sẽ góp phần củng cố và bảo đảm an ninh kinh tế, nâng cao vị thế đối với các quốc gia
thành viên. Trong bối cảnh tồn cầu hố, muốn bảo đảm an ninh kinh tế khơng chỉ chú
ý các điều kiện của riêng mình, mà cần hài hòa, cùng hợp tác với các quốc gia khác.
Nói cách khác, an ninh kinh tế trong bối cảnh tồn cầu hóa là an ninh tương tác. Do
vậy, việc tăng cường liên kết với nhau là giải pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống những
cuộc khủng hoảng chu kỳ hoặc khủng hoảng cơ cấu, bảo đảm an ninh kinh tế, bền
vững trong tăng trưởng. Hiện nay, việc chọn phương án ký kết các FTA được coi là
bước đi hợp lý nhằm củng cố quan hệ giữa các nước và tiến tới sự hợp tác ở những cấp
độ cao hơn, tạo tiền đề cho những giải pháp phòng, chống khủng hoảng khả thi hơn.



1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG

TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI
1.2.1. Mối quan hệ giữa thương mại và lao động

Tự do hóa thương mại và bảo vệ những quyền lợi cơ bản của người lao động là
chủ đề có thể gây ra nhiều tranh luận giữa hai nhóm quan điểm 40. Điểm khác biệt của
hai nhóm quan điểm này được phân tích dựa vào hai yếu tố: Khía cạnh kinh tế của mối
quan hệ giữa thương mại và lao động và sự cần thiết phải xây dựng các quy định điều
chỉnh mối quan hệ giữa thương mại và lao động.
Về yếu tố kinh tế của thương mại và lao động, nhóm quan điểm ủng hộ cho
rằng các quốc gia duy trì tiêu chuẩn lao động thấp nhằm hạ chi phí sản xuất, từ đó, tạo
nên những sản phẩm có giá rẻ và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
quốc tế41. Vì muốn tăng kim ngạch xuất khẩu, nhiều quốc gia sẵn sàng sử dụng các
hình thức lao động với chi phí thấp như lao động cưỡng bức hay lao động trẻ em, đồng
thời không tôn trọng những quyền cơ bản của người lao động như quyền lập hội,
quyền tự do cơng đồn… Trong trường hợp này, lợi ích mà các quốc gia đạt được chỉ
mang tính ngắn hạn. Về dài hạn, việc duy trì các tiêu chuẩn lao động thấp sẽ có nhiều
tác động bất lợi đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của chính quốc gia đó
như: nâng cao chất lượng đời sống người dân; giải quyết vấn đề về giáo dục, văn
hóa… cũng như tác động khơng tốt tới việc duy trì các điều kiện cạnh tranh cơng bằng
trên thị trường quốc tế. Do đó, khi lao động cần phải được coi là một trong những yếu
tố của việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu giao thương quốc tế, thì việc
vi phạm các tiêu chuẩn lao động quốc tế cần phải được giải quyết thông qua các biện
pháp và chế tài mang tính thương mại42. Ngược lại với nhóm quan điểm này, một số
học giả cho rằng việc mối quan hệ giữa thương mại và lao động lại được sử dụng như
một công cụ bảo hộ để giúp các quốc gia phát triển bảo hộ nền sản xuất trong nước

40


Anuradha R. V. & Nimisha Singh Dutta, “Trade and Labour under the WTO and FTAs”, Center for
WTO Studies Paper, xem tại: (truy cập ngày
20/09/2018).
41
Jonathan P. Hiatt & Deborah Greenfield, “The Importance of Core Labour Rights in World
Development”, Michigan Journal of International Law, 2004, vol. 26, p. 48.
42
Daniel S. Ehrenberg, “The Labour Link: Applying the International Trading System to Enforce
Violations of Forced and Child Labour”, Yale Journal of International Law, 1995, vol. 20, p. 364.


×