Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

HỌC đàn GUITAR đệm hát và tất cả NHỮNG điều bạn PHẢI BIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.58 KB, 20 trang )

HỌC ĐÀN GUITAR ĐỆM HÁT VÀ
TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN PHẢI
BIẾT
10/10/18 | 0 Bình luận | Tác giả: Bách Phạm

Trong bài viết lần này, bạn sẽ được hướng dẫn về học đàn Guitar đệm hát. Bắt đầu từ cách
phân biệt guitar đệm hát và cổ điển, lý do bạn nên học đàn guitar đệm hát, đến đối tượng, thời
điểm phù hợp để học đàn guitar đệm hát, một số hướng dẫn cơ bản về học đàn guitar đệm hát,
và cuối cùng là các lớp học đàn guitar đệm hát tốt.

Học đàn guitar đệm hát là gì?
Khi nói đến học đàn guitar, người ta thường sử dụng thuật ngữ học đàn guitar đệm hát để
phân biệt với học đàn guitar cổ điển hay học đàn guitar cơ bản.
Sở dĩ có sự phân biệt này là do: thông thường người học guitar sẽ được khuyên học một số kiến
thức căn bản về nhạc lý và cây đàn guitar, và luyện tập các kĩ năng cơ bản để có một nền tảng
vững chắc khi bắt tay vào chơi các tác phẩm. Nhờ nền tảng này mà việc học chơi các tác phẩm
sẽ được nhanh hơn, do các hiểu biết về kiến thức cơ bản được cặn kẽ.
Như vậy có thể hiểu, sau thời gian khoảng một vài tháng học guitar cơ bản, bạn sẽ được chuyển
tới trình độ nâng cao trong đó guitar sẽ rẽ ra 2 nhánh chính, đó là học Guitar Đệm hát và học
Guitar Cổ Điển



Trước hết chúng ta hãy nghe thử 1 tác phẩm Guitar cổ điển

Và 1 tác phẩm Guitar đệm hát

Như bạn đã thấy, chơi Guitar đệm hát và Guitar cổ điển khác nhau không hẳn chỉ về phong
cách. Ở đây chúng ta bàn về các vấn đề:

1. Về yêu cầu trước khi chơi:


o

o

Guitar đệm hát: ngón tay trái vững để ấn hợp âm (nhiều note nhạc trên đàn)
cùng lúc mà đều phát được ra tiếng, đọc qua được mặt các note nhạc. Trong
trường hợp xem các hướng dẫn guitar đệm hát trên mạng, nhiều hướng dẫn
không cần đọc nốt nhạc cũng vẫn có thể tập được guitar đệm hát.
Guitar cổ điển: cần phải rất vững cơ bản và cách đọc bản nhạc để có thể tiến
hành học được các kĩ thuật trong guitar cổ điển.

2. Về dòng nhạc:
o

o

Guitar đệm hát: người học sẽ được học các dòng nhạc đa dạng phổ biến thời
điểm hiện tại. Để việc chơi guitar đệm hát được đa dạng, phong phú và hay hơn,
thông thường người học sẽ được học cả về cách đệm các dòng nhạc khác như
Rock, Jazz, Blues, R&B, Hip Hop hay Country, các dòng Latin, hay cả các dòng
nhạc Trịnh nhạc vàng nhạc đỏ
Guitar cổ điển: Bạn sẽ được khám phá sâu các bản nhạc từ các tác giả của
Bach, Beethoven, Schubert, Boccherini…; bạn cũng sẽ được tập các tiết điệu
Rondo, Fugue, Gavotte, Sonata, Waltz, Concerto… kinh điển trong âm nhạc cổ
điển

3. Về phong cách biểu diễn:


o


Guitar đệm hát: tự do phóng khống hơn, biểu diễn nhiều phong cách và
cách cầm đàn khác nhau, có thể đeo dây đàn hoặc để đàn lên chân phải.



o

Guitar cổ điển: phong cách hàn lâm và trí tuệ. Người biểu diễn chủ yếu ngồi
theo dáng ngồi cổ điển. Dáng ngồi này phải dạng cả hai chân và để đàn vào giữa,
mới nhìn trơng hơi xấu, nhưng thực tế giúp người chơi guitar có thể chơi được


nhiều giờ liền với sự hỗ trợ của giá để chân guitar.



4. Về khán giả:
o

Guitar đệm hát: được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả, đặc biệt là giới
trẻ bởi tính trẻ trung năng động và đa dạng trong các dòng nhạc nhẹ và những
tác phẩm được giới trẻ biết đến. Khơng gian rộng và có thể rất đa dạng từ quán
café đến các buổi du ca ngoài trời trên các khu phố đi bộ.

o

Guitar cổ điển: thông thường không gian biểu diễn cho guitar cổ điển có phần
lịch sự và sang trọng hơn. Đối tượng người nghe thông thường là những người
lớn tuổi, khó tính trong việc thưởng thức âm nhạc, thường hướng đến các dịng

nhạc trí tuệ và hàn lâm. Chơi nhạc cổ điển sẽ không được đông đảo số đông và


giới trẻ hưởng ứng so với chơi guitar đệm hát.

Học guitar đệm hát
u cầu trước Có thể khơng cần biết nốt nhạc, tay
khi chơi
trái cần ấn nốt nhạc vững
Đa dạng các dịng nhạc phổ thơng:
Dịng nhạc
Jazz, Country hay cả nhạc Trịnh...
Phong cách
Phóng khống, tự do, đa dạng
biểu diễn
Đơng đảo khán giả đặc biệt là giới trẻ
Khán giả
hưởng ứng

Học guitar cổ điển
Cần biết nốt nhạc và vững guitar cơ bản
Thuần túy các dòng cổ điển: Rondo,
Fugue, Gavotte...
Lịch sự, sang trọng
Được hưởng ứng nhiều hơn bởi người
lớn tuổi, giới thượng lưu sang trọng

Vậy như bạn đã thấy, học đàn guitar đệm hát hay guitar cổ điển đều có những ưu điểm và
những cái hay riêng. Tuy nhiên với nhu cầu nghe và chơi nhạc phổ thông, học guitar đệm hát tỏ
ra được hấp dẫn với số đơng hơn, do đó nhu cầu về học guitar đệm hát cũng nhiều hơn so với

học guitar cổ điển.

Vì sao lại nên học guitar đêm hát?
Vui vẻ
Quan trọng nhất ở học guitar đệm hát là bạn sẽ rất vui. Vui khi ở một mình, vui khi ngồi với bạn
bè. Những buổi đi dã ngoại, đốt lửa trại, du lịch đều sẽ buồn đi một nửa khi thiếu một người đệm
đàn guitar cho mọi người cùng hát. Và bạn hiểu ý tơi rồi đó: bạn có thể chính là linh hồn của cả
bữa nhậu nhẹt tiệc tùng đó với một cây đàn guitar trong tay. Mọi người đều bị thu hút bởi những
người chơi guitar trong các buổi ăn chơi vui vẻ, và trách nhiệm của một người chơi guitar là dẫn
dắt “dàn đồng ca” cũng như là chơi các câu solo chất lừ làm anh em bạn bè nín thở. Đồ ăn đồ
uống bấy giờ chỉ là món phụ thơi! ;)

Giao tiếp thoải mái tự tin hơn


Cầm một cây guitar trên tay và hát các ca khúc được u thích, bạn đã có một sự thu hút tự
nhiên đến tất cả mọi người xung quanh (đặc biệt là những người khác giới nhé ;) ).

Điều này hỗ trợ bạn không nhỏ trong việc làm quen với mọi người. 500 anh em đi ngang qua
hành lang thấy bạn hát biết bạn, 500 chị em được bạn hát tặng nhân dịp Quốc tế phụ nữ cũng
biết bạn, bạn chẳng còn phải lo lắng về câu đầu tiên là gì khi phải bắt chuyện với mọi người
trong các nhóm tập thể nữa, vì ai cũng biết bạn rồi!
Một bật mí nhỏ là ai cũng thích một món q được bạn cất công chuẩn bị từ lâu, vậy nên làm
bạn bè bất ngờ bằng cách hát tặng họ trong các dịp sinh nhật và lễ tết là một cách rất tốt để mọi
người cảm nhận được sự trân trọng bạn dành cho họ.

Cảm nhận vẻ đẹp
Thật ra việc chơi guitar đệm hát khi bạn tập lâu rồi sẽ khơng cịn là mục đích cuối cùng nữa. Bạn
tập guitar đệm hát không phải để chơi được đàn; bạn sử dụng cây guitar để hiểu và cảm nhận
về âm nhạc. Việc nghe nhạc của bạn tự nhiên sẽ trở nên hay hơn, khi bạn bắt đầu phân tích

nhịp phách từng đoạn nhạc này thật là khác lạ. Một ngày bỗng nhiên nghe một bài nhạc cũ, bạn
biết nó chơi ở điệu ballad, tuy nhiên có một số đoạn biến tấu trở rất đặc trưng của riêng tác
phẩm đó. Tất cả những điều này sẽ làm bạn cảm thấy âm nhạc đẹp hơn, mở cửa cho những


cảm nhận của bạn về một thế giới âm thanh khác lạ, dù vẫn là những âm thanh xưa cũ bạn
nghe nhưng cảm nhận lại hoàn toàn khác. Và đúng vậy, chơi guitar đệm hát và khám phá các
dòng nhạc khác nhau là cách tốt nhất để bạn cảm nhận được vẻ đẹp của nó.

Ai nên học đệm hát guitar?
Rất nhiều người băn khoăn liệu mình có phải một người thích hợp để học guitar đệm hát khơng.
Các trở ngại khi học guitar có thể nghĩ đến là:
o
o
o

Tuổi tác: bạn có thể lo lắng mình q lớn tuổi hoặc q nhỏ tuổi để học guitar.
Giới tính: bạn nghĩ rằng bạn hoặc người thân của bạn là con gái, không nên
tập guitar mà nên tập piano cho nữ tính
Thời gian: bạn là một người bận rộn vậy nên sẽ rất khó sắp xếp thời gian để
học guitar được

Tất cả những điều này có ảnh hưởng đến việc chơi guitar của bạn, tuy nhiên chúng đều là
những yếu tố thứ yếu. Quan trọng nhất ở đây phải kể đến là: niềm đam mê của bạn với bộ môn
này và một chút ham vui.


Nếu bạn thực sự u thích nó, bạn sẽ sắp xếp được thời gian để tập nó (dù với người mới tập
bạn có thể tập ít đến mức 15 phút/ngày). Về tuổi tác: các bạn nhỏ thông thường bắt đầu từ 8 tuổi
là tay đã có thể đủ cứng để chặn được dây đàn guitar rồi, và người lớn tuổi về hưu rồi càng có

nhiều thời gian để luyện tập và khám phá guitar. Giới tính lúc này cũng khơng cịn là yếu tố quan
trọng khi học bộ mơn này nữa, con gái chơi guitar thì sao chứ, càng hiếm! Như Oprah Winfrey
đã từng nói:

Đam mê chính là năng lượng. Hãy cảm nhận sức mạnh đến từ việc tập trung
vào những điều làm bạn cảm thấy thú vị.

Khi nào thì nên học đệm đàn guitar?
Như đã phân tích ở trên, bạn sẽ đạt được nhiều lợi ích nhất khi học đệm đàn guitar sau khi đã
nắm được các kiến thức về guitar cơ bản.
o

Việc tách ngón tay đã giúp bạn trong việc đặt tay vào các thế tay của các hợp
âm khác nhau, giúp bạn nhanh chóng làm quen với các hợp âm nhanh hơn, giữ


chúng được chặt và âm thanh phát ra rõ ràng và ít bị mất tiếng hơn.

o

o

Đọc các hình nốt nhạc cơ bản sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về các tiết điệu đệm
sử dụng cho từng dòng nhạc khác nhau, từ đó chơi được các điệu vững nhịp
phách và dễ tập các tiết điệu phức tạp hơn.
Đọc được các đoạn nhạc giúp bạn dễ dàng hiểu và hát được đúng giai điệu
của bài hát hơn, và cũng dễ hơn trong việc hiểu cấu tạo của hợp âm để có thể
chơi được một hợp âm với nhiều thế tay khác nhau.

Tuy nhiên học guitar cơ bản không phải là điều kiện tiên quyết để có thể học guitar đệm hát. Bạn

có thể đi lối tắt giống như hướng dẫn Học Guitar cấp tốc. Ngồi hướng dẫn này, cũng có nhiều
hướng dẫn khác không yêu cầu bạn tập guitar cơ bản và các nốt nhạc mà sử dụng những thuật
ngữ học giống như truyền tai hơn. Ví dụ bạn có thể được học về tiết tấu qua các số đếm thay vì
các nốt nhạc: 1 và 2 và 3 và 4, học về các hợp âm qua các biểu đồ hợp âm chứ không cần biết
là đang chơi nốt nào. Tập theo phương pháp này vẫn giúp bạn tập được một số ca khúc yêu
thích và phổ biến và cơ bản (xem thêm: 41 bài đệm hát guitar cơ bản nhất chỉ với 4 hợp âm), tuy
nhiên học khơng có gốc như vậy thường cần có một năng khiếu rất tốt, và kể cả với một năng
khiếu tốt bạn vẫn sẽ khó có thể tự học lên các trình độ cao hơn nếu khơng có kiến thức cơ bản
về âm nhạc.


Tóm lại, bạn hồn tồn có thể tự học guitar đệm hát ln nếu bạn có tư chất. Trong trường hợp
với đa số mọi người, chúng tôi sẽ khuyên học guitar đệm hát sau khi học xong các kiến thức cơ
bản trong âm nhạc nói chung và guitar nói riêng để đảm bảo được lợi ích lâu dài trong việc tập
guitar.

Học guitar đệm hát như nào thì dễ dàng
và hiệu quả?
Nhìn chung học guitar đệm hát có những mục tiêu chính như sau:


Bấm được hợp âm (tay trái)




Biết thế tay các hợp âm: Trước hết bạn cần biết về khái niệm
về hợp âm, tại sao hợp âm lại đóng vai trò quan trọng trong việc biến cây
đàn guitar của bạn thành dàn nhạc đệm cho một ca sĩ hát. Ở phần này bạn
cần phải biết về:


o

Cách đọc được sơ đồ hợp âm


o

o

Biết phân loại các hợp âm theo tên nốt nhạc âm chủ của
hợp âm, và theo cấu tạo hợp âm
o
Ở trình độ nâng cao, cần phải dựa vào vị trí các nốt nhạc
để tự xây dựng thế tay dựa trên cấu tạo mỗi hợp âm


o



Thuộc thế tay của hợp âm: Chỉ biết thế tay hợp âm thôi chưa
đủ. Khi đệm hát một tác phẩm bạn sẽ cần phải chuyển giữa rất nhiều hợp
âm trong thời gian ngắn, kèm theo các tiếu tấu ở tay phải nữa. Vậy bạn cần
phải rất thuộc các thế tay của mỗi hợp âm. Muốn thuộc nhanh bạn chỉ có
cách ơn lại nhiều. Bạn có thể ôn bằng 2 cách. Cách thứ nhất, sử dụng đàn
luyện tập ấn hợp âm nhiều, ấn sai nhiều rồi sẽ thành ấn đúng, và từ đó nhớ
được vị trí. Cách thứ 2, bạn cũng có thể in bản tổng hợp các hợp âm phổ



biến ra và dán lên vị trí nào dễ thấy trong nhà, in thêm một bảng mang theo
người thỉnh thoảng lấy ra ôn. In thêm một bản các bảng hợp âm trống để
điền và ôn lại cũng là một phương pháp vơ cùng hữu ích.

Ấn được thế tay của các hợp âm rõ tiếng: Ở phần này bạn
muốn hiệu quả và dễ dàng bạn có một phương pháp ấn từng nốt nhạc về
phía cuối phím, và một số bài tập để việc ấn về cuối phím này trở thành thói
quen mỗi khi bạn cầm cây đàn guitar lên. Bạn có thể tham khảo về phương
pháp này và các bài tập tại đây

Tập ấn các hợp âm chặn: đây là thử thách rất lớn đối với
người tập guitar đệm hát. Ấn các hợp âm chặn có thể trở thành cơn ác
mộng nếu bạn quá cố gắng ôm đồm chặn nhiều dây ngay từ ban đầu.

Lời khuyên ở đây là bạn sẽ tập với các thế tay cần phải chặn ít dây trước.

Bắt đầu với hợp âm F sử dụng 4 dây:

Tiếp đến là hợp


âm D theo thế tay sau

Rồi đến hợp âm Bm

Rồi hợp âm DM7

Cuối cùng là hợp âm F chặn 6 dây

Rồi hợp âm A





Chuyển hợp âm: tất nhiên bạn không thể chơi một bài chỉ với
một hợp âm. Thật ra là có với bài hát sau:
Tuy nhiên đây có lẽ là một trong những bài hát duy nhất bạn có thể chơi chỉ
với một hợp âm. Hầu hết các bài hát đều phải sử dụng ít nhất 3 hợp âm.
Vậy bạn sẽ cần phải học cách chuyển thế tay giữa các hợp âm khác nhau
đúng lúc sao cho hợp âm mới bạn chuyển đến nghe rõ tiếng. Về vấn đề
chuyển hợp âm bạn sẽ cố gắng làm sao càng lười càng tốt, nghĩa là giữa
hai hợp âm có chung nốt nào, bạn sẽ giữ nguyên tay ở nốt đó và chỉ dịch
chuyển những nốt cịn lại.
Bên cạnh đó bạn cũng nên bắt đầu với tốc độ rất chậm sau đó tăng dần để
giúp cho đầu và tay của mình quen dần với những chuyển động mới. Vấn
đề này mình đã nói kĩ ở phần cuối bài viết Cách học đàn Guitar đơn giản
trong 6 bước.

Chơi được tiết điệu (tay phải)



Chơi đúng nhịp phách: đây là yếu tố quan trọng quyết định
xem sau khi bạn chơi một bản nhạc xong khán giả sẽ vỗ tay hay quay sang
nhìn nhau ái ngại. Đúng nhịp phách là yếu tố cơ bản nhất trong âm nhạc, và
ở phần này bạn cần phải luyện tay phải đánh các tiết điệu tương ứng với
từng thể loại âm nhạc đúng nốt nhạc đã định trước, và quan trọng hơn:
đúng lúc. Việc này sẽ được diễn ra tốt nhất nếu bạn nắm được cách đọc nốt
nhạc.


Chơi đúng cường độ mạnh nhẹ trong từng tiết điệu: Bạn
cũng cần phải đánh đúng phách mạnh và phách nhẹ trong việc rải dây
(appregio) và đặc biệt trong các điệu quạt chả (strum). Việc tập về cường
độ nên được tiến hành ngay từ khi bạn bắt đầu tập một tiết điệu mới, không
nên tập để quen với cường độ tất cả các nốt nhạc như nhau sau này sẽ rất
khó sửa.


Hát được cùng đàn (miệng)




Đệm được tốt cả 2 tay: Bạn sẽ cần phải chơi được nhuần
nhuyễn cả 2 tay mà khơng cần nhìn vào đàn, để có thể đưa được giọng hát


của bạn vào trong tác phẩm bạn muốn chơi.



Hát được đúng cao độ và nhịp phách: đây là một phần phụ
thuộc rất nhiều vào năng khiếu nếu bạn không tập các nốt nhạc cơ bản từ
đầu. Có những người rất gặp khó khăn về việc hát đúng cao độ, hát cả bài
sai cao độ cũng không biết. Hiếm gặp hơn là những người hát tốt cao độ
nhưng nhịp phách lại sai, và điểm yếu này chỉ bộc lộ khi hát với nhạc cụ
chứ ít bộc lộ trong phịng hát Karaoke. Cả 2 trường hợp này đều có thể cải


thiện được bằng việc học nhạc lý và nốt nhạc, xướng âm cơ bản.




Tập ghép đệm và hát: Sau khi vững cả đệm và hát rồi nhiệm
vụ cuối cùng của bạn là ghép chúng vào với nhau để trở thành một bài hoàn
chỉnh. Để cho dễ dàng bạn nên tập từng đoạn nhạc ngắn trước thay vì tập
cả bài, bắt đầu với từng câu nhạc ngắn trước. Ví dụ với bài Chưa bao giờ
của Trung Quân Idol với đoạn Verse 1, bạn sẽ muốn tập chỉ câu đầu tiên
sao cho đúng cao độ và đúng nhịp cả đàn và hát trước khi chuyển sang câu
khác:

[Am]Đã có lúc em mong tim [Em]mình bé lại
Để nỗi [F]nhớ anh khơng [G]thể nào thêm [C]nữa
[Am]Đã có lúc em mong ngừng [Em]thời gian trơi
Để những [F]dấu yêu sẽ [G]không phai [Am]mờ.



×