Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số biện pháp Soạn giảng văn bản thơ Việt Nam hiện đại trong giờ dạy thơ lớp 8a2 qua bài Quê hương Tế Hanh ở Trường THCS Thị Trấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.06 KB, 17 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG: TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Một số biện pháp Soạn- giảng văn bản thơ Việt Nam hiện đại trong giờ dạy thơ
lớp 8a2 qua bài Quê hương- Tế Hanh ở Trường THCS Thị Trấn.

Tác giả: Chử Thị Minh Hiền
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS Thị Trấn

Thị Trấn, ngày 18 tháng 6 năm 2020

0


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến:
Một số biện pháp Soạn- giảng văn bản thơ Việt Nam hiện đại trong giờ
dạy thơ lớp 8a2 qua bài Quê hương- Tế Hanh ở Trường THCS Thị Trấn.
2. Tác giả
Họ và tên: Chử Thị Minh Hiền
Năm sinh: 30/10/1981
Nơi thường trú: Thác Cạn- Tam Đường- Lai Châu
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Thị Trấn
Điện thoại: 0962606981
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:


Chuyên môn
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Lớp 8A2 của Trường THCS Thị Trấn
Địa chỉ: thị Trấn Tam Đường - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
- Giáo án là một công cụ, phương tiện không thể thiếu của người giáo
viên khi lên lớp. Thế nhưng trên thực tế vẫn có những giáo viên nghĩ rằng: sách
tham khảo, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng... nhiều, nên không cần coi
trọng khâu soạn bài, giáo án lên lớp chỉ là hình thức. Theo tơi thì ngược lại.
1


Người GV lên lớp dứt khốt phải có giáo án - giáo án do chính bản thân người
thầy soạn thảo. Bởi giáo án không chỉ chứa đựng kiến thức, mà nó cịn thể hiện
sự lựa chọn kiến thức. Ngồi ra, nó cịn chứa sự nghiên cứu, tìm tịi, suy nghĩ
của giáo viên (GV) về những phương pháp, biện pháp, những gợi ý, định hướng
dẫn dắt học sinh (HS)... trong quá trình dạy - học một cách đầy đủ, trọn vẹn và
hệ thống nhất. Giáo án là sự thể hiện kế hoạch hố q trình giảng dạy của GV
trên lớp. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về vai trò của giáo án là rất quan trọng
và cần thiết đối với người GV, đặc biệt là GV dạy Ngữ văn, nhằm nâng cao hiệu
quả giờ dạy trên lớp. Thông qua giáo án, ta dễ dàng thấy rõ năng lực, trình độ
của người soạn: người ấy đã thành thạo đến đâu, còn lúng túng ở khâu nào, phần
nào trong quá trình lên lớp ở một bài cụ thể. Có thể nói: giáo án là một phương
tiện giao tiếp để đánh giá người dạy.
- Ngồi ra, để có giờ dạy văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy
học, người GV phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và điều hành giờ Đọc Hiểu văn bản. Mỗi GV chúng ta khơng ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà
ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành cơng và đó là một

sự cố gắng rất lớn. Chính GV phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể
khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi HS trong lớp. Bởi vì mỗi
tác phẩm văn chương được lựa chọn đưa vào chương trình học đều là một sáng
tạo nghệ thuật của tác giả. Mỗi cá nhân HS lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt,
nên sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của GV với HS là chưa đúng với bản
chất dạy và học. Như vậy, để có giờ Đọc - Hiểu văn bản theo đúng tinh thần đổi
mới phương pháp dạy học, GV phải chuẩn bị chu đáo hoàn chỉnh một thiết kế
giờ dạy trong giáo án trước khi lên lớp.
- Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
biện pháp Soạn- giảng văn bản thơ Việt Nam hiện đại trong giờ dạy thơ lớp 8a2
qua bài Quê hương- Tế Hanh ở Trường THCS Thị Trấn”. với mong muốn vận
dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã học tập và tích luỹ được vào thực tiễn
giảng dạy phần Đọc - Hiểu văn bản phần thơ lớp 8A2 ở trường THCS Thị Trấn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện :
2


Giáo viên và học sinh lớp 8A2 của trường THCS Thị Trấn năm
học 2019- 2020.
3.Mô tả sáng kiến
a.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
*Hiện trạng
- Tại đơn vị trường THCS Thị Trấn, BGH đã căn cứ vào công văn hướng
dẫn của PGD lên kế hoạch chi tiết, định hướng giao nhiệm vụ cho từng bộ môn
ngay từ đầu năm, trong năm học này BGH đã giao nhiệm vụ cho tất cả giáo
viên phải biết đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng
cao chất lượng dạy và học của phân môn trong bộ mơn học mình đảm nhận.
- Mơn Ngữ văn THCS, phần Đọc- hiểu văn bản (Văn bản Việt Nam hiện
đại) gồm 2 loại: phần thơ và phần truyện, kí. Soạn- giảng phần đọc- hiểu đối với
2 loại này phần truyện, kí sẽ dễ dàng thiết kế hơn so với phần thơ. Quá trình tiếp

nhận kiến thức của học sinh ở 2 thể loại này cũng khác nhau, các em thường
thích truyện, kí hơn thơ. Do vậy mà năng lực cảm thụ và tiếp nhận kiến thức của
HS ở phần truyện, kí tốt hơn phần thơ.
- Học sinh lớp 8A2 bên cạnh những em có năng khiếu về phần thơ Việt
Nam hiện đại (VNHĐ), có khả năng cảm thụ và say mê phần thơ (VNHĐ) thì
vẫn cịn rất nhiều học sinh chưa tự giác trong học tập, khơng thích thơ, khơng
cảm thụ được thơ (VNHĐ) dẫn đến không hiểu bài, không hiểu hết giá trị nội
dung và nghệ thuật của bài thơ (VNHĐ).
- Giáo viên đơi khi cịn lúng túng về phương pháp, chưa vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học phần thơ (VNHĐ) cũng như các biện pháp tổ
chức dạy học, nhằm gây hứng thú cho học sinh, chưa sử dụng triệt để các
phương tiện dạy học như: bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ, máy chiếu. Trong khi
đó có một số bài thơ (VNHĐ) nếu học sinh được xem tranh minh họa hay hình
ảnh của máy chiếu sẽ làm cho bài giảng hay hấp dẫn và sinh động hơn nhiều.
* Ưu điểm của giải pháp cũ:
3


- Giáo viên đã đầu tư thời gian nghiên cứu soạn- giảng cho những bài thơ
(VNHĐ) trước khi lên lớp để có một bài giảng tốt nhất giúp cho học sinh tiếp
cận kiến thức dễ dàng nhất.
- Việc sử dụng thiết bị dạy học và kết hợp các phương pháp dạy học trong
giờ giảng đã được thực hiện.
- Học sinh đã bước đầu tiếp cận được kiến thức những bài thơ (VNHĐ).
*Hạn chế của giải pháp cũ :
- Tuy đã đầu tư thời gian soạn giảng nhưng đa số các tiết học vẫn đơn điệu,
hầu như chỉ truyền thụ đủ kiến thức của bài, chưa quan tâm đến sự sinh động
của bài dạy dẫn đến tiết học không gây được hứng thú cho học sinh. Từ đó học
sinh khơng có hứng thú với các bài thơ (VNHĐ).
- Học sinh tiếp thu bài học chậm, không hào hứng. Các hoạt động nhóm

diễn ra trong tiết học tẻ nhạt, hình thức.
- Chính vì những hạn chế trên mà chất lượng của phần thơ (VNHĐ) lớp
8A2 của nhà trường còn chưa cao, tỷ lệ học sinh học giỏi, khá ở phần này còn ít.
Tại thời điểm tháng 9 năm 2019 chất lượng khảo sát đạt được như sau:
Bảng thống kê số liệu chất lượng thời điểm tháng 9/ 2019:
Năm học

Lớp 8A2/

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số HS

Tháng 9/ 2019

40

3= 7,5%

10= 25%

17= 42,5%

10= 25%


b.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
* Tính mới
- Giáo viên đã vận dụng khá linh hoạt các phương pháp trong các giờ dạy
phần thơ (VNHĐ). Biết biến giờ học phần thơ (VNHĐ) sinh động hơn bằng
cách sử dụng triệt để các phương tiện dạy học hỗ trợ như: bảng phụ, tranh ảnh
minh hoạ, máy chiếu, đặc biệt phần thiết kế bài giảng có sự phân hóa rõ ràng để
phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh trong lớp.
4


- Học sinh lớp 8A2 đã hứng thú hơn với giờ học phần thơ (VNHĐ) mà
trước đây các em không thích.
* Cách thức thực hiện :
Phần thứ nhất: Quy trình tiến hành một giờ Đọc- hiểu văn bản
thơ (VNHĐ).
I. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ (Soạn giáo án):

GV xác định những nội dung và kỹ năng cơ bản của bài giảng, nắm được
trình độ HS, từ đó dự kiến các phương pháp dạy - học nhằm tổ chức hoạt động
học tập của HS theo hướng chủ động, tích cực.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc bài thơ (VNHĐ).
- Đối với học sinh THCS, năng lực cảm thụ thơ (VNHĐ) chưa có định
hướng ổn định; vốn kiến thức ngơn ngữ, đặc biệt là hiểu nghĩa các từ khó... cịn
hạn chế, nên hoạt động này rất quan trọng.
- Tuỳ theo dộ dài ngắn của mỗi bài thơ mà cho HS đọc từng phần hay
toàn bài. Yêu cầu chung của bước này là qua âm vang ngơn ngữ, giúp HS có thể
phần nào hiểu và cảm nhận được âm hưởng chung bao trùm toàn bài thơ, giúp

các em thâm nhập vào thế giới hình tượng và mạch cảm xúc của bài.
Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản thơ (VNHĐ).
Ta có thể chia bước này thành những bước nhỏ sau:
- Tìm hiểu hồn cảnh ra đời của bài thơ:
Tức là xem xét bài thơ nằm ở vị trí nào trong sự nghiệp sáng tác của tác
giả, trong trào lưu văn học, giai đoạn văn học, giai đoạn lịch sử... nào (đây là
những vấn đề có ý nghĩa và liên quan trực tiếp tới sự ra đời của tác phẩm).
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách tổ chức dẫn dắt, nêu vấn đề và
hướng giải quyết vấn đề. Ở đây, hệ thống câu hỏi đóng vai trò hết sức quan
trọng. Vấn đề cần quan tâm là: hỏi gì? hỏi như thế nào? hỏi lúc nào?... Cũng như

5


việc sử dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học như thế nào cho
đúng lúc, đúng chỗ để tạo nên hiệu quả cao cho giờ Đọc - Hiểu văn bản.
Yêu cầu chung của bước này là GV phải tổ chức dẫn dắt HS chủ động,
tích cực học tập, tìm hiểu thâm nhập văn bản thơ, tạo cho các em được suy nghĩ,
được hoạt động, được nói nhiều hơn, tránh sự tích cực giả tạo hay học tập thụ
động trong các giờ dạy - học thơ.
Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố, nâng cao sự hiểu biết và
cảm nhận về các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ (VNHĐ).
Đây là hoạt động không thể thiếu trong giờ Đọc - Hiểu văn bản ở trường
THCS Thị Trấn, vì khả năng khái quát, tổng hợp của nhiều em trong lớp 8a2 còn
hạn chế. Hiện nay, hoạt động này thường được nhiều GV đưa vào phần tổng kết
chung, còn HS chỉ nghe và ghi chép. Vì vậy về hướng đổi mới phương pháp,
GV có thể hướng dẫn HS tự đúc kết, khái quát bằng hệ thống câu hỏi có tính gợi
mở, dẫn dắt. Và tất nhiên, không thể bỏ qua việc tổng kết khái quát của GV về
chủ đề tư tưởng, giá trị nghệ thuật, ý nghĩa giáo dục của bài thơ.

Để kiến thức phần này được khắc sâu thêm, GV nên sử dụng một số bài tập
trắc nghiệm ứng dụng hay bài tập viết một đoạn văn cảm nhận ngắn, để vừa kiểm
tra được kiến thức vừa đánh giá được năng lực cảm thụ thơ (VNHĐ) của HS.
Phần thứ hai: Thiết kế quá trình dạy và học tác phẩm “Quê hương”
của Tế Hanh.
Bước 1: Con đường thâm nhập vào giá trị nghệ thuật và nội dung tư
tưởng của bài thơ:
1. Tìm đề tài (nhan đề).
Hơn một lần, cả trong thơ và trong những bài trả lời phỏng vấn của bạn
văn, Tế Hanh nhắc đến lời đề từ ấy. Xin trích một đoạn điển hình: "Tôi đến với
thi ca khá sớm. Cha tôi là một nhà nho (...) Ơng thường đọc cho tơi nghe những
bài thơ chữ Hán của các nhà thơ đời Đường và của ơng cha ta trước kia, dù
khơng hiểu gì mấy nhưng tơi vẫn thấy hay. Ngồi ra, cha tơi cịn làm nhiều bài
thơ chữ Nôm. Tôi nhớ nhất là bài tả cảnh quê nhà, trong đó có hai câu mà tôi rất

6


thích: Chim bay dọc biển đem tin cá/ Nhà ở kề sân, sát mái nhà. Khi làm bài thơ
Quê hương vào năm 1939, tôi đã lấy câu thơ của cha tơi làm tiêu đề.".
2. Tìm chủ đề tư tưởng:
Bài Q hương viết trong xa cách, trong nỗi niềm da diết nhớ quê. Nỗi
nhớ quê gắn liền với nỗi nhớ gia đình và người thân, đặc biệt là nỗi nhớ người
cha thích cảm tác và ngâm vịnh văn chương. Khơng bắt đầu từ những gì gắn bó
nhất, thân thuộc nhất, máu thịt nhất. Nói theo cách của các tác giả Từ điển thuật
ngữ văn học thì ở đây chính lời đề từ đã "khơi nguồn cảm hứng cho tác giả trong
quá trình sáng tạo".
Bài thơ " Quê hương' của Tế Hanh là lời giãi bày chân thật của nhà thơ về
tình yêu quê hương của mình, đồng thời cũng bày tỏ niềm tự hào về những con
người lao động cần cù, chăm chỉ của quê hương. Nhận xét về tác phẩm, có ý

kiến cho rằng : " Dù viết chủ đề không mới nhưng nhà thơ đã tạo nên nhiều điều
hấp dẫn, mới mẻ .", điều đó đã tạo nên chủ đề tư tưởng mang tính chiều sâu độc
đáo của bài thơ.
3. Q trình suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tịi để thâm nhập tác phẩm thơ
"Quê hương" của người GV:
3.1. Đọc:
Đọc trọn vẹn văn bản "Quê hương" trong SGK Ngữ văn 8 - Tập II, rồi
đọc đến phần chú giải, phần hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Đọc cả SGV Ngữ văn 8
- Tập II và các tư liệu có liên quan tới bài thơ,... để ngay chính người thầy phải
hiểu thấu đáo được tác phẩm.
3.2. Đọc và tìm hiểu chung:
Tiếp tục đọc để khắc sâu hình tượng và xác định mối quan hệ của kết cấu
bên trong tác phẩm - mạch ngầm của bài thơ. Trong đó nổi bật những nội dung
cơ bản của bài thơ: Bức tranh tươi sáng, sinh động của làng quê miền biển và
khung cảnh lao động của người dân- Nỗi nhớ da diết và tình cảm thắm thiết của
tác giả với quê hương. Và giá trị nghệ thuật đặc sắc: Thể thơ tám chữ hiện đại,
phóng khống, dễ dàng bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc- Ngôn ngữ giản dị,
mộc mạc như lời ăn tiếng nói, khơng hoa mỹ, ước lệ- Hình ảnh so sánh, liên
7


tưởng độc đáo- Các biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, đặc biệt là phép ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác.
3.3. Đọc và phân tích các yếu tố đặc sắc của tác phẩm:
Cách đọc này trên cơ sở đã thuộc từ hai lần đọc trước và dừng lại ở những
yếu tố có vấn đề để suy nghĩ, phân tích và tổng hợp lại, gắn kết thành mạch. Khi
phân tích, GV cần định hướng phân tích từ: Bức tranh tươi sáng, sinh động của
làng quê miền biển và khung cảnh lao động của người dân- Nỗi nhớ da diết và
tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương.
3.4. Đọc và tổng hợp giá trị đích thực của bài thơ:

Sau khi phân tích các yếu tố đặc sắc của tác phẩm ở bước 3.3, ta phải cắt
nghĩa cho được vì sao ta lại phân tích. Đây là giai đoạn ta tạm rời tác phẩm đứng
cao hơn để quay lại nhìn tác phẩm mà đánh giá.
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng
lại không có những tư tưởng chán đời, thốt li với thực tại, chìm đắm trong cái
tơi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện
cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào "cánh buồm giương to như mảnh
hồn làng"."Quê hương" - hai tiếng thân thương, quê hương - niềm tin và nỗi nhớ
, trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân u - Tế Hanh - đó là những
gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Đó là cảm nhận của mỗi người đọc. Nó
mang tính cá nhân, sự cảm nhận văn bản từ góc độ cá nhân người đọc - GV.
Phần thứ 3: Thiết kế giờ dạy bài thơ “Quê hương” trên giáo án của
người giáo viên.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Bức tranh làng quê vùng biển và tình cảm dành cho quê hương của nhà thơ.
Ý nghĩa của văn bản.
- Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: nhân hóa, so sánh, ẩn
dụ độc đáo; lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận
động của tứ thơ.
8


B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 và một số tư liệu liên
quan đến bài thơ "Quê hương"...
- HS: Đọc kỹ bài thơ "Quê hương" và soạn bài bài theo câu hỏi hướng
dẫn trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

C.1. ƠN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 phút).
C.2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (4 phút).

GV yêu cầu HS (2 em) trả lời một số câu hỏi kiểm tra kiến thức về văn
bản "Ơng đồ" của Vũ Đình Liên.
C.3. BÀI MỚI:(40 phút)

(I). HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung.
Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
- Yêu cầu HS dựa vào chú thích *(Tr. 17) trong SGK để nêu đôi nét về
nhà thơ Tế Hanh và tác phẩm "Quê hương".
- GV nhấn mạnh những nét chính cho HS nắm vững và giới thiệu bổ
sung để tạo hứng thú cho giờ học.
Đọc, hiểu chú thích.
1. GV hướng dẫn cách đọc bài thơ -> Đọc mẫu -> Gọi 3 HS đọc -> Yêu
cầu nhận xét và sửa chữa.
2. Cho HS tìm hiểu các chú thích (1)(2), (3), (4) (Tr. 17- SGK).
3. Yêu cầu HS tìm hiểu cách vận dụng thể thơ 8 chữ trong bài thơ của Tế Hanh.
4. Hướng dẫn HS tìm hiểu mạch cảm xúc về quê hương của tác giả trong
bài thơ.
- Bài thơ bắt đầu từ bức tranh tươi sáng, sinh động của làng quê miền
biển và khung cảnh lao động của người dân đến nỗi nhớ da diết và tình cảm
thắm thiết của tác giả với quê hương.
5. Phương thức biểu đạt: Trữ tình hiện đại. (Biểu cảm xen tự sự và miêu tả)
6. Trên cơ sở mạch cảm xúc, yêu cầu HS nêu bố cục của bài thơ.
- Hai câu đầu (2 dòng): Giới thiệu chung về làng quê miền biển.
9


- Sáu câu tiếp (6 dòng): Cảnh lao động của người dân miền biển.

- Tám câu tiếp theo (8 dòng): Cảnh người dân trở về sau một ngày lao
động trên biển.
- Bốn câu cuối (5 dòng): Nỗi nhớ da diết và tình cảm của tác giả với quê
hương mình.
(II). HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích..
1. Bức tranh tươi sáng, sinh động của làng quê miền biển và khung
cảnh lao động của người dân.
Ơ phần này, GV có thể nêu một số câu hỏi để dẫn dắt HS phân tích đúng
hướng, đúng cách như:
a. Giới thiệu chung về làng quê miền biển.
- Tác giả đã giới thiệu về làng quê “tôi” ở qua những hình ảnh thơ nào?
- Em có nhận xét gì về lời giới thiệu này?
- Cách giới thiệu đó giúp em cảm nhận như thế nào về quê hương của tác giả?
b. Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá.
- Khung cảnh thiên nhiên khi dân chài bơi thuyền đi đánh cá được miêu tả qua
hình ảnh thơ nào?
- Nhà thơ tả cảnh con thuyền cùng trai tráng của làng ra khơi đánh cá
qua những câu thơ nào ?
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những câu thơ trên? Tác
dụng của biện pháp tu từ đó?
c. Cảnh thuyền cá về bến.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được giới thiệu qua hình ảnh thơ nào?
- Kết quả của chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền được miêu tả qua
những câu thơ nào?
- Câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi trở về có gì
đáng chú ý?
- Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong các câu thơ trên?
Hiệu quả của các biện pháp đó?
GV cho HS suy nghĩ cá nhân và trình bày trước lớp, yêu cầu nhận xét, bổ sung.
10



*Lưu ý cần làm rõ các vấn đề cơ bản sau:
- Bức tranh làng quê miền biển hiện lên yên bình, tươi sáng qua các hình
ảnh “trời trong”, “gió nhẹ”, “sớm mai hồng”.
- Khung cảnh lao động của người dân:
+ Ra khơi với điều kiện thời tiết thuận lợi và hừng hực khí thế.
+ Chiếc thuyền như một chiến binh dũng mãnh, được miêu tả bằng một
loạt các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt”,…, thể hiện sự dũng
mãnh, tràn đầy sức sống, sẵn sàng đương đầu với biển cả bao la, chinh phục
thiên nhiên.
+ Hình ảnh cánh buồm đầy lãng mạn, thi vị khi được so sánh với “mảnh
hồn làng”. Cánh buồm chính là linh hồn, là biểu tượng của người dân làng chài.
- Cảnh người dân trở về sau một ngày lao động:
+ Khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp của người dân khi đón một mẻ cá bội thu.
+ Hình ảnh người dân chài trở về sau một ngày lao động hiện lên thật đẹp.
Đặc biệt, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nồng thở vị xa xăm” đầy chất lãng
mạn, thi vị khiến cho hình ảnh con người như đẹp hơn bao giờ hết.
+ Hình ảnh con thuyền với những động từ nhân hóa “im”, “mỏi”, “nằm”,
“nghe”,… khiến cho con thuyền trở nên sinh động, có hồn, như một con người
thực – một người bạn gắn bó của người dân làng chài.
2. Nỗi nhớ quê hương.
GV giao nhiệm vụ cho cho cả lớp: Phân tích và nêu nhận xét về nội dung
cũng như nghệ thuật của bốn câu thơ cuối.
Cho HS suy nghĩ, trao đổi thảo luận nhằm tìm hiểu những suy nghĩ về
tình cảm của tác giả với quê hương miền biển.
GV có thể dẫn dắt hoạt động thảo luận của HS bằng một số câu hỏi định
hướng như:
- Trong khoảng xa cách ấy, tác giả nhớ tới những điều gì nơi quê nhà?
- Vì sao trong tất cả các nỗi nhớ, tác giả lại nhớ nhất là mùi mặn nồng?

11


- Em đã bao giờ đi xa chưa? Tình cảm của em đối với quê hương khi ấy
như thế nào?(Cho học sinh mở rộng lien hệ)
* Yêu cầu HS trả lời được các ý sau:
- Màu nước xanh của biển.
- Cá: màu bạc.
- Thuyền: cánh buồm vôi.
- Mùi biển (mùi nồng mặn.
- Nỗi nhớ da diết, chân thành, giản dị, tự nhiên của một người con xa quê.
- Câu thơ cuối như một lời thốt ra từ trái tim của tác giả, cái “mùi nồng
mặn” ấy chính là hương vị của biển khơi, của cá tôm, của cả những người dân
lao động nơi đây. Đó là thứ mùi vị đặc trưng mà có lẽ bất cứ người dân miền
biển nào khi xa quê cũng đều nhớ về nó.
(III). HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết (5 phút).
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp suy nghĩ những vấn đề chính về nội dung
và nghệ thuật của bài thơ.
- GV gọi 1-2 HS trả lời --> cho lớp nhận xét, rút ra ý cần tổng kết.
- GV chốt và nhấn mạnh những ý cơ bản cần ghi nhớ.
* Cho HS đọc phần ghi nhớ (Tr. 18 - SGK).
C.4. CỦNG CỐ: (3 phút)

Yêu cầu HS nêu cảm nhận về một số hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
C.5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)

- Hướng dẫn HS học bài "Quê hương" và làm bài tập thực hành (cảm
nhận một khổ thơ trong bài mà em yêu thích).
- Nhắc HS chuẩn bị Đọc - Hiểu văn bản "Khi con tu hú" của Tố Hữu.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại

- Giáo viên thuận lợi hơn khi giảng dạy các tác phẩm thơ (VNHĐ) ở phân
mơn Đọc - Hiểu văn bản, từ đó dẫn dắt HS cách cảm, cách hiểu văn học tốt hơn.
Khi tiếp xúc với bất kỳ tác phẩm thơ (VNHĐ) nào.

12


- Hầu hết các em đều có ý thức cố gắng chủ động tìm hiểu, đào sâu khám
phá các tầng ý nghĩa của bài thơ. Một số HS vượt ra ngoài sự mong đợi của GV,
rất sáng tạo khi cảm thụ thơ. Các em đã phát hiện được những tầng ý nghĩa mới,
vượt khỏi những cách hiểu thông thường, bổ sung, hoàn thiện thêm những giá trị
thẩm mỹ, đem tới cho văn bản một cách hiểu mới, một giá trị mới, đôi khi khá
bất ngờ và độc đáo.
Bảng thống kê số liệu chất lượng học phần thơ VNHĐ khi đã áp
dụng SKKN
Năm học

Lớp 8A2/

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số HS

Tháng 6/ 2020


40

6= 15%

15= 37,5%

18= 45%

1= 2,5%

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
- Sáng kiến có thể áp dụng cho các giáo viên dạy phần thơ (VNHĐ) ở tại
trường THCS Thị Trấn và các đơn vị có chung thực trạng.
6.Các thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
7. Kiến nghị,đề xuất
* Đối với nhà trường:
- Đầu tư thêm tư liệu học tập, đồ dùng, trang thiết bị, mua tài liệu, sách tham
khảo, sách nâng cao để ở phòng thư viên cho giáo viên và học sinh tham khảo .
- Tạo điều kiện để giáo viên được học tập, rèn luyện nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ.
* Đối với tổ chun mơn:
- Thường xun động viên khích lệ giáo viên tích cực học hỏi để nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ .

13


- Tổ chức chuyên đề trao đổi học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng cho các giáo
viên trong tổ về phần Đọc- hiểu văn bản của thơ (VNHĐ), để nâng cao chất

lượng dạy và học .
8.Tài liệu đính kèm : Khơng
Trên đây là nội dung, hiệu quả do chính tơi thực hiện không sao chép
hoặc vi phạm bản quyền ./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hiệu trưởng

Chử Thị Minh Hiền

14


15


16



×