Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu chỉ số chứng khoán và mối liên hệ với sự biến động tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VÀ MỐI LIÊN HỆ
VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

Ngành: Tài chính- Ngân hàng

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

Hà Nội, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VÀ MỐI LIÊN HỆ
VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

Ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hải Yến
Người hướng dẫn: TS. Lê Đức Khánh

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả được nêu trong luận văn là chính xác và trung thực. Các nguồn dữ liệu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn tới các
cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể quý thầy, cô giáo của Trường Đại học
Ngoại Thương đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Đức Khánh - người
thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn
bè và người thân trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2020

Tác giả

Nguyễn Thị Hải Yến


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH- VIỆT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ................................................................................... 6
1.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế, chỉ số chứng khoán và sự phát triển

của chỉ số trong thị trường chứng khoán........................................................... 6
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế và đo lường tăng trưởng kinh tế............................6
1.1.2 Cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán............................................. 7
1.1.3 Tổng quan về chỉ số chứng khoán......................................................... 11
1.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán.........21

Những nghiên cứu liên quan về chứng khoán và phát triển kinh tế trong
nước và quốc tế
.........................................................................................................................
21
1.3 Mơ hình nghiên cứu của luận văn............................................................... 26

CHƯƠNG 2: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CHỈ SỐ TRUNG BÌNH CHỨNG KHỐN TẠI VIỆT NAM...................31
2.1 Sự hình thành các chỉ số chứng khoán của Việt Nam từ năm 2000 – 2019

...............................................................................................................................31
2.1.1 Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khốn Việt Nam..........31
2.1.2 Sự hình thành các chỉ số chứng khoán Việt Nam................................. 33

2.2 Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của chỉ số chứng khoán.................40
2.2.1 Sự vận động của chỉ số chứng khoán Việt Nam qua từng giai đoạn

phát triển của nền kinh tế
40


2.2.2 Sự tương quan của sự phát triển kinh tế và sự biến động của chỉ số

trung bình chứng khốn
49
2.3. Kết quả kiểm định mơ hình định lượng của nghiên cứu.......................... 50
2.3.1 Kết quả kiểm định mơ hình của luận văn.............................................. 50
2.3.2 Thảo luận kết quả mơ hình định lượng................................................. 60
2.4. Thảo luận nghiên cứu................................................................................. 60

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BỘ CHỈ SỐ
CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2021-2025................................................................................................... 62
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán.....................62
3.2 Kiến nghị nâng hạng thị trường chứng khoán........................................... 64
3.3 Kiến nghị hồn thiện và phát triển bộ chỉ số trung bình chứng khoán. . .68

3.4. Những điểm hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai
...............................................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 72
PHỤ LỤC............................................................................................................... 75
PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN....................75



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH- VIỆT

Chữ viết tắt

Nội dung

ACB

Mã chứng khoán Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu

ADF

Kiểm định Augmented Dickey-Fuller

APEC

Diễn đàn Kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

ATVR

Giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng

CAC40

Chỉ số thị trường chứng khoán tiêu chuẩn của Pháp


CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CTG

Mã chứng khoán Ngân hàng thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam

DAX30

Chỉ số 30 cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khốn Frankfurt
của Đức

DJIA

Chỉ số trung bình cơng nghiệp Dow Jones của Mỹ

DJTA

Chỉ số trung bình vận tải Dow Jones

DM

Develop Market - Thị trường phát triển

DN

Doanh nghiệp


DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

EM

Emerging market - Thị trường mới nổi

ETFs

Exchange-traded fund - Quỹ giao dịch hối đối

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

FED

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ


FM

Frontier market - Thị trường cận biên

FPI

Foreign Portfolio Investment-đầu tư danh mục đầu tư nước
ngoài


FTSE Russell

FTSE International Limited

FTSE100

Chỉ số 100 cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán London

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GEX

Mã chứng khốn Tổng Cơng ty Cổ phần Thiết bị điện Việt
Nam

GNP

Tổng sản lượng quốc dân

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE


Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

HVN

Mã chứng khốn Tổng Cơng ty Hàng không Việt Nam

KOSPI

Korea Composite Stock Price Index

M2

Nguồn cung tiền

MSCI

Morgan Stanley Capital International

NASDAQ

Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ

NĐT

Nhà đầu tư

Nikkei

Chỉ số giá bình quân gia quyền của 225 loại cổ phiếu lớn

nhất tại Tokyo

NYSE

Sở giao dịch chứng khoán New York

OTC

Over - the - counter, cổ phiếu chưa niêm yết

PCI

Thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income)


POW

Mã chứng khốn Tổng Cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

S&P 500

Chỉ số chứng khoán Standard & Poor's 500

S&P Dow Jones

Liên doanh S&P Global, CME Group, và News Corp

SGD

Sở giao dịch


SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

SHB

Mã chứng khoán Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn

SX-KD

Sản xuất kinh doanh

TPCP

Trái phiếu Chính phủ

TTCK

Thị trường chứng khốn

TTTC

Thị trường tài chính

VCB

Mã chứng khốn Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại
Thương Việt Nam


VECM

Mơ hình hiệu chỉnh sai số

VGC

Mã chứng khốn Tổng Cơng Viglacera

VN30

Chỉ số chứng khoán VN30-Index

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Dấu kỳ vọng của các biến........................................................................29
Bảng 2.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong giai đoạn từ quý 1 năm 2010
đến hết quý 4 năm 2019...........................................................................................50
Bảng 2.3. Kiểm định tính dừng ADF.......................................................................56
Bảng 2.4. Kết quả kiểm định nhân quả Granger......................................................58


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất....................................................................29
Hình 2.1. Tăng trưởng của chỉ số VN-Index............................................................41

Hình 2.2. Tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2007...................................................42
Hình 2.3. Chỉ số VN-Index và tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2011....................44
Hình 2.4. Chỉ số VN-Index và tăng trưởng GDP giai đoạn 2012-2015...................46
Hình 2.5. Chỉ số VN-Index và tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2019...................48
Hình 2.6. Đồ thị thể hiện biến số tăng trưởng kinh tế (ECOGROWTH) từ năm 2009
đến năm 2019..........................................................................................................51
Hình 2.7. Đồ thị thể hiện biến số sự phát triển TTCK (STCKDEV), biến vốn hóa thị
trường trên GDP (Macap), biến đo tính thanh khoản thị trường (Tradeva) từ năm
2009 đến năm 2019.................................................................................................52
Hình 2.8. Kết quả kiểm định tự tương quan với Lags =1.........................................53
Hình 2.9. Kết quả kiểm định tự tương quan với Lags = 2........................................54
Hình 2.10. Kết quả kiểm định tự tương quan với Lags = 3......................................54
Hình 2.11. Kết quả kiểm định tự tương quan với Lags = 4......................................55
Hình 2.12. Đồ thị các biến nghiên cứu dừng ở sai phân bậc 1.................................57


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Năm 2020 bùng nổ đại dịch Covid-19 toàn cầu, nền kinh tế các nước bị ảnh
hưởng xấu và có những quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Dù thành
lập sau thị trường chứng khoán của các quốc gia hùng mạnh trên Thế giới nhiều
năm nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam không ngừng phát triển và đổi mới.
Thị trường chứng khoán hiện nay là một trong các kênh đầu tư hấp dẫn nhất đối với
các nhà đầu tư. Trên thị trường Việt Nam với gần hai nghìn mã cổ phiếu thì chỉ số
chứng khốn là dữ liệu chung phản ánh khái quát thị trường được các nhà đầu tư
quan tâm hơn cả. Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chỉ số chứng
khoán và mối liên hệ với sự biến động tăng trưởng kinh tế Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu luận văn nhằm xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự
phát triển TTCK, xác định và đo lường mức độ tương quan giữa sự biến động tăng
trưởng kinh tế Việt Nam với chỉ số chứng khốn Việt Nam bằng phương pháp phân

tích định lượng, đối chiếu, so sánh dữ liệu trong 10 năm gần đây của thị trường
chứng khoán và nền kinh tế. Qua đó tác giả đưa ra những đóng góp ý kiến của bản
thân nhằm phát triển thị trường chứng khốn nói chung và chỉ số trung bình chứng
khốn Việt Nam nói riêng. Luận văn chính là một điểm mới cho các nghiên cứu
trong nước về đề tài này. Nội dung nghiên cứu của luận văn gồm ba chương chính.
Chương một tác giả tập trung nghiên cứu và trình bày khung cơ sở lý thuyết và thị
trường chứng khoán, chỉ số chứng khoán và sự phát triển kinh tế qua các tiêu chí
đánh giá. Bên cạnh đó tác giả cũng đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nước
của nước ngồi về đề tài liên quan từ đó làm cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu
cho luận văn. Chương hai của luận văn, tác giả trình bày khái quát về sự hình thành
và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số chứng khoán Việt Nam
cùng diễn biến tăng trưởng kinh tế gắn với hai mươi năm thành lập thị trường chứng
khoán. Tác giả đã sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để mô tả sự đồng biến
của chỉ số chứng khoán và sự phát triển kinh tế qua hai yếu tố đo lường đó là tăng
trưởng GDP- đại diện cho sự phát triển kinh tế và chỉ số VN-Index. Đồng thời tác
giả cũng đưa ra kết quả sau khi chạy mơ hình, các kiểm định và đưa ra kết luận chỉ
số chứng khoán và sự biến động tăng trưởng kinh tế Việt Nam có mối quan hệ
thuận chiều. Từ đó khẳng định hơn về vai trị dự đốn thị


trường chứng khoán hay nền kinh tế qua việc phân tích kỹ thuật các chỉ số chứng
khốn. Một mặt chỉ số chứng khoán biểu thị xu thế của thị trường một cách rõ ràng,
một mặt phản ánh tình hình của thị trường, tâm lý nhà đầu tư, một mặt, chỉ số chứng
khốn cịn giúp cho nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư. Chương ba, tác giả
đưa ra mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2025 trở thành kênh dẫn
vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, giữ được sự cân bằng giữa thị
trường vốn và thị trường tiền tệ với các mục tiêu cụ thể như phấn đấu số lượng nhà
đầu tư đạt 5% dân số, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao năng lực và chất lượng
quản trị của các công ty niêm yết. Đồng thời tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm
phát triển thị trường chứng khoán như các giải pháp thúc đẩy tiến độ nâng hạng thị

trường chứng khoán; sáp nhập hai sàn giao dịch chứng khốn; hiện thực hóa đa
dạng sản phẩm bằng hợp đồng tương lai cổ phiếu, sản phẩm phái sinh option; các
ban ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ để phát triển thị trường an toàn bền vững; gia
tăng bộ chỉ số đáp ứng nhu cầu phát triển về số lượng và chất lượng của thị trường
chứng khoán như hiện nay. Cuối cùng tác giả đưa ra điểm hạn chế và định hướng
nghiên cứu cho tương lai của luận văn. Việc phân tích chưa đi sâu vào ảnh hưởng
tâm lý nhà đầu tư đến các quyết định đầu tư và tác động đến thị trường chứng
khoán, và đây cũng là định hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai của tác giả.
Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng và trình độ có hạn, điều kiện thời gian và
phạm vi nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn cịn có những thiếu sót nhất định, tác
giả thực sự mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn từ các thầy cô
giáo, các nhà chuyên môn, CBGV trường Đại học Ngoại Thương và những độc giả
quan tâm để đề tài có ý nghĩa thiết thực hơn.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cho đến nay, Việt Nam không ngừng tích cực
chuyển mình, tham gia vào các thị trường quốc tế đặc biệt là gia nhập các tổ chức
như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Kinh tế khu vực Châu
Á Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), qua đó Việt
Nam đã hội nhập vào Thế giới sâu rộng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính
trị, v.v… Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn và đầu tư vốn trong
xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú. Thị trường tài chính nói chung và thị
trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội phát triển. Thị
trường chứng khốn có vai trị điều tiết các lĩnh vực liên quan đến giao dịch tiền,
nguồn vốn và các công cụ tài chính tiền tệ, là định chế nhằm mục tiêu thực hiện các

chính sách vĩ mơ và vi mơ của Chính phủ. TTCK ngày càng có vai trị rất quan
trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhận được sự chú ý của những nhà kinh tế học
và các thành phần xã hội tham gia vào thị trường này. TTCK Việt Nam bắt đầu hoạt
động vào ngày 28 tháng 7 năm 2000 với phiên giao dịch đầu tiên chỉ có 2 mã cổ
phiếu, hiện nay thị trường cổ phiếu đã có 1.647 mã. TTCK đã thu hút đông đảo các
nhà đầu tư trong nước và nước ngồi với trình độ ngày càng cao, từ 3.000 tài khoản
năm 2000, đến tháng 6/2020 đã đạt trên 2,5 triệu tài khoản. Tính chung, giá trị vốn
hóa TTCK đạt 94,8% GDP đã góp phần định hình hệ thống tài chính hiện đại trên
nền tảng hài hịa giữa TTCK và thị trường tiền tệ - tín dụng.
Một trong các chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam là chỉ số
VN-Index. Ở tầm vĩ mô, chỉ số này phản ánh các quy luật cung cầu của thị trường
chứng khoán và thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam. Từ năm 2000 đến năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến
động, chính phủ đã phải áp dụng nhiều biện pháp, chính sách nhằm bình ổn nền
kinh tế, ví dụ như chính sách tiền tệ mở rộng (giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006)
nhằm kích thích sự phát triển sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997,
kiểm sốt lạm phát (2007 – 2008), chính phủ triển khai gói cứu trợ kinh tế (giai
đoạn từ năm 2009 đến năm 2011), chính sách tiền tệ thắt chặt (giai đoạn từ năm
2012 đến năm


2015) và nhiều chính sách ổn định kinh tế cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp (giai
đoạn từ năm 2016 đến nay). Sự biến động của nền kinh tế quốc gia đã tác động
mạnh mẽ đến sự thay đổi của thị trường chứng khoán, đặc biệt là các chỉ số chứng
khốn.
Bên cạnh đó, trước sự phát triển của TTCK cả về mặt lượng và chất, quy mơ
thị trường chứng khốn ngày càng gia tăng cả về vốn hóa, số lượng doanh nghiệp
niêm yết , số lượng sản phẩm chứng khoán đã dẫn đến một thực trạng khiến các nhà
đầu tư hồi nghi rằng liệu bộ chỉ số VN-Index có cịn thực sự đã phản ánh đúng và
sát với thị trường hay không, hay bộ chỉ số VN30 gồm 30 cổ phiếu mạnh và tiêu

biểu nhất thị trường đã đủ tính đại diện cho thị trường mở rộng như hiện nay hay
chưa hay trong tương lai sẽ cần phải có thêm những bộ chỉ số khác như VN60,
VN70 để có thể cập nhật được đúng diễn biến thị trường hiện nay.
Cho đến thời điểm nghiên cứu, tác giả cũng nhận thấy rằng chưa có cơng trình
nghiên cứu nào trong nước nghiên cứu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa chỉ số chứng
khoán và sự phát triển kinh tế Việt Nam, từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu
chỉ số chứng khoán và mối liên hệ với sự biến động tăng trưởng kinh tế Việt
Nam” được thực hiện nhằm tìm ra mối quan hệ giữa chỉ số chứng khoán và sự tăng
trưởng kinh tế là đồng pha hay ngược pha, chỉ số chứng khốn có ý nghĩa như thế
nào trong việc phản ánh thực trạng và đánh giá sức khỏe của thị trường kinh tế Việt
Nam. Thông qua việc nghiên cứu các chỉ số chứng khoán sẽ giúp các nhà hoạch
định chính sách và những nhà đầu tư có những đánh giá chính xác nhất về tiềm
năng phát triển của thị trường.
Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu cụ thể như sau:
-

Xác định và đo lường mức độ tương quan giữa sự biến động tăng trưởng
kinh tế Việt Nam với chỉ số chứng khoán Việt Nam hiện nay.

-

Phát triển các bộ chỉ số chứng khoán đáp ứng nhu cầu phân tích của các
chuyên gia khoa học các nhà đầu tư và là công cụ theo dõi, quản lý, kiểm
sốt của chính phủ.

-

Từ kết quả nghiên cứu của hai mục tiêu trên, luận văn đưa ra các kiến nghị

và đề xuất các giải pháp liên quan đến việc phát triển các bộ chỉ số nhằm
thúc


đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025.
Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thông qua đánh giá một số chỉ tiêu đo lường về sự tăng trưởng của kinh
tế và các chỉ tiêu đo lường về sự phát triển của TTCK xác định mối liên hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với sự phát triển thị trường chứng khốn như thế nào?
Câu hỏi 2: Vai trị và ý nghĩa của các chỉ số chứng khoán trong việc đánh giá thực
trạng sức khỏe và sự phát triển kinh tế như thế nào? Có ý nghĩa phản ánh trạng thái
nền kinh tế và ý nghĩa về dự báo ra sao?
Câu hỏi 3: Mức độ tương quan giữa sự phát triển kinh tế và các chỉ số chứng khoán
trên thị trường chứng khoán cận biên của Việt Nam như thế nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tăng
trưởng kinh tế Việt Nam song song với sự phát triển của thị trường chứng khoán,
chỉ số chứng khoán ở Việt Nam. Sự biến động của hai yếu tố này trên thực tế như
thế nào và tác động lẫn nhau ra sao. Từ số liệu thu thập phân tích mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và chỉ số chứng khoán.
Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay, trên thị trường chứng khốn Việt Nam có nhiều
chỉ số chứng khốn. Tuy nhiên trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu mối
quan hệ tương quan giữa chỉ số đại diện chính của thị trường chứng khốn - chỉ số
VNIndex với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2019. Đây cũng là giai đoạn mà thị trường chứng khoán đi vào hoạt động mạnh
mẽ trong lịch sử hai thập kỷ của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp nghiên cứu định lượng
bên cạnh đó luận văn cũng sử dụng các phương pháp như nghiên cứu định tính,
phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện thống kê mô tả các biến quan sát

dựa trên dữ liệu thu thập được theo chuỗi thời gian từ năm 2010 đến năm 2019.
Trên cơ sở chuỗi dữ liệu thời gian, nghiên cứu sử dụng mơ hình vectơ hiệu chỉnh sai
số VECM


nhằm lượng hóa mối quan hệ nhân quả giữa chỉ số chứng khoán và sự phát triển của
nền kinh tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh được tác giả áp dụng song

song để làm rõ các luận điểm của bài luận văn.
Kết cấu của luận văn

Trong phần mở đầu giới thiệu đề tài, tác giả sẽ trình bày tổng quát về lý do
chọn đề tài, mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như
ý nghĩa của bài nghiên cứu, ngoài ra luận văn vẫn sẽ bao gồm các phần như kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Về phần nội dung chính luận
văn gồm có ba chương:
Chương 1 – Nghiên cứu chung về chỉ số chứng khoán và tăng trưởng kinh tế
Nội dung chính của chương 1 tập trung trình bày khung lý thuyết và tổng quan các
nghiên cứu trước đây, tổng hợp các kết quả của các học giả trong và ngoài nước về
mối quan hệ giữa chỉ số chứng khoán, sự phát triển kinh tế và các yếu tố liên quan
trên phương diện cơ sở lý thuyết cũng như thực nghiệm.
Chương 2 – Tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự phát triển của chỉ số trung bình
chứng khốn tại Việt Nam.
Tác giả trình bày sự hình thành các chỉ số chứng khốn của Việt Nam, thực trạng

tăng trưởng kinh tế và biến động của chỉ số, kết quả các kiểm định và thảo luận kết
quả nghiên cứu mơ hình.
Chương 3- Kiến nghị hồn thiện và phát triển bộ chỉ số chứng khoán trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Tác giả đưa ra mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán trong 5 năm tới và đưa ra
những kiến nghị của bản thân nhằm phát triển thị trường chứng khốn và hồn thiện
bộ chỉ số chứng khoán của Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần khẳng định rõ hơn vai trị, ý nghĩa của chỉ số chứng khốn
trong việc phản ánh thực trạng sức khỏe và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Chỉ số có vai trị tiên tri trong việc dự báo nền kinh tế thông qua TTCK, khi chỉ
số tăng


mạnh, dòng tiền của các nhà đầu tư vào nhiều, các quỹ lớn mua nhiều, chứng tỏ nhà
đầu tư có những thông tin, quan sát và kỳ vọng một nền kinh tế phát triển.
Trong khi nước ngồi đã có những cơng trình nghiên cứu thì trong nước chưa
có đề tài nghiên cứu liên quan. Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa
ra kết luận về mối tương quan và mức độ tương quan giữa chỉ số chứng khoán và sự
phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ đó giúp những nhà đầu tư có những đánh giá
chính xác nhất về tiềm năng phát triển của thị trường chứng khốn thơng qua các bộ
chỉ số chứng khốn.
Tác giả cũng đưa ra những đề xuất nhằm nâng hạng thị trường chứng khốn
Việt Nam, hồn thiện bộ chỉ số chứng khoán và phát triển mới thêm bộ chỉ số trung
bình chứng khốn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới.


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ CHỈ SỐ CHỨNG
KHOÁN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tổng quan về tăng trưởng kinh tế, chỉ số chứng khoán và sự phát triển

1.1

của chỉ số trong thị trường chứng khoán
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế và đo lường tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc thu nhập bình quân trên đầu người (PCI) trong
một thời gian nhất định.
Quy mô của một nền kinh tế được thể hiện bởi:
-

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hoá và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ một nước, trong một
thời gian nhất định thường là một năm.

-

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hố và
dịch vụ cuối cùng do cơng dân một nước tạo ra trong một khoảng thời gian
nhất định thường là một năm.

-

GDP/người hay GNP/người hoặc thu nhập bình quân đầu người (PCI): phản
ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số, được tính bằng cách
lấy GDP hoặc GNP chia cho tổng số dân.
Đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối trong một


giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ
cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế
kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng tốn học, sẽ có cơng thức:
y = dY/Y × 100(%),
trong đó: Y là quy mơ của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng
GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Cịn nếu quy mơ kinh tế được đo bằng GDP (hay


GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông
thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
1.1.2 Cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán
1.1.2.1 Khái niệm thị tường chứng khoán

Hiện nay trên Thế giới tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ thị
trường chứng khoán (TTCK). Theo Dell (1971). Theo tài liệu Longman Dictionary
of Bussiness English (1985) định nghĩa “Thị trường chứng khốn là một thị trường
có có tổ chức, nơi các chứng khoán được mua bán theo những nguyên tắc đã được
ấn định.”
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi
các loại chứng khoán. Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu
của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động của tư bản
chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. TTCK không giống với các thị
trường các hàng hóa thơng thường khác vì hàng hóa của thị trường chứng khốn là
loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị
và giá trị sử dụng. Thị trường chứng khoán có vai trị rất lớn cho nền kinh tế đất
nước, trong đó gồm các vai trị lớn như sau:

Thứ nhất, vai trò huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư mua
chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt
động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách
hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, chính phủ và chính
quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng
và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Cung
cấp môi trường đầu tư cho công chúng.
Thứ hai, TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh
với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khốn trên thị trường rất khác
nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho
loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy,
TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.


Thứ ba, tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn. Nhờ có TTCK các nhà đầu
tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng
khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền
mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khốn đối với người đầu tư.
Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng
năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các
chứng khốn giao dịch trên thị trường.
Thứ tư, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Thơng qua giá chứng khốn,
hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác,
giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh
chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một mơi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng cơng nghệ mới, cải tiến sản
phẩm.
Thứ năm, tạo mơi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ
mô. Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén

và chính xác. Giá các chứng khốn tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh
tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực
của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một
cơng cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ. Thơng
qua TTCK, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù
đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát.
1.1.2.2 Phân loại và xếp hạng thị trường chứng khoán

Để phân loại thị trường chứng khốn, ta có thể căn cứ vào sự ln chuyển các
nguồn vốn, phương thức hoạt động của thị trường, hay hàng hóa trên thị trường.
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia
thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, thị trường chứng khoán bao
gồm Sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung) và thị trường OTC (thị trường
phi tập trung).


Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường, thị trường chứng khốn cũng có thể được
phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các
cơng cụ chứng khốn phái sinh.
Các thị trường chứng khốn trên Thế giới hiện nay đang được xếp hạng làm ba
nhóm chính. Nhóm cao nhất là nhóm thị trường phát triển (Develop Market), nhóm
đứng ở vị trí thứ hai là nhóm thị trường mới nổi (Emerging Market), nhóm xếp ở vị
trí cuối cùng là nhóm thị trường cận biên (Frontier Market).
MSCI, FTSE Russell và S&P Dow Jones hiện nay đang là 3 tổ chức lớn nhất
về xếp hạng các thị trường chứng khoán. Mỗi một tổ chức đều xây dựng cho mình
các tiêu chí đánh giá riêng, tuy nhiên các các chỉ số đo lường tập trung vào các yếu
tố sau: Mức độ phát triển của nền kinh tế, sự ổn định về chính trị, quy mơ và tính
thanh khoản của thị trường chứng khoán, hiệu quả vận hành của thị trường, khả
năng tiếp cận của thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngồi, khả năng lưu

chuyển dịng vốn. Các tổ chức này đánh giá xếp hạng thị trường định kỳ hàng năm.
Nguyên tắc chắc chắn là một nguyên tắc cơ bản khi các tổ chức xem xét để đưa ra
quyết định nâng hạng hay hạ bậc thị trường. FTSE ghi rõ “các quốc gia không nên
thay đổi xếp hạng thường xuyên, chỉ khi các tiêu chí đã được thỏa mãn và xác nhận
trong một thời gian, và nhà đầu tư cần được báo trước về sự thay đổi”, trong khi
MSCI cũng chỉ quyết định nâng bậc thị trường nếu việc thay đổi xếp hạng thị
trường khó có thể đảo ngược. Hiện tại theo tiêu chuẩn của cả 3 tổ chức xếp hạng,
Việt Nam đang được xếp vào nhóm thấp nhất Frontier Market.
Nâng hạng thị trường khơng chỉ là cách xây dựng hình ảnh cho thị trường tài
chính quốc gia mà nó cịn tác động trực tiếp lên khả năng thu hút dịng vốn nước
ngồi. Khơng chỉ riêng Việt Nam mà nhiều thị trường Frontier market (FM) khác
cũng đang nỗ lực để được nâng hạng lên Emerging market (EM) bởi những lý do
sau: Thứ nhất, các thị trường EM có quy mơ lớn hơn và chất lượng tốt hơn FM,
trong khi tiềm năng tăng trưởng lại cao hơn DM. Dịng vốn mà các EM thu hút
được có tính ổn định hơn, so với những dịng tiền nóng đầu tư vào các thị trường
FM. Các quỹ đầu tư theo phương pháp thụ động, tiêu biểu như các ETFs, hiện tập
trung đầu tư vào các


thị trường EM cũng sẽ tự động phân bổ một phần vốn vào các thị trường mới được
nâng hạng lên EM.
Trên thực tế, mức độ đầu tư vào các thị trường EM lớn hơn rất nhiều so với thị
trường FM. Ví dụ với BlackRock, cơng ty cung cấp ETFs lớn nhất Thế giới đang
quản lý khối tài sản 103 tỷ USD cho 47 quỹ ETFs đầu tư vào các thị trường EM,
trong khi đó chỉ có một ETF đầu tư vào FM với giá trị tài sản 0.581 tỷ USD. Nếu
được nâng hạng lên EM, đồng nghĩa với việc các cổ phiếu đại diện được đưa vào
danh mục chỉ số EM dù tỷ trọng khiêm tốn thì lượng vốn ngoại đổ vào thị trường là
rất lớn.
Thứ hai, để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường lên EM, bên cạnh
việc gia tăng quy mơ, tính thanh khoản hay mức độ tiếp cận của nhà đầu tư nước

ngoài, thị trường Việt Nam cịn có áp lực phải cải thiện các điều kiện giao dịch như
hệ thống vận hành, khung thể chế, tính minh bạch về thơng tin. Trong q trình xem
xét, các tổ chức xếp hạng cũng chủ động hỗ trợ các quốc gia hiểu được tình trạng
hiện tại cũng như các tiêu chuẩn cần đạt được để có những thay đổi thích hợp. Q
trình này là tác nhân chính giúp các thị trường FM được hưởng lợi từ việc nâng
hạng, trong khi quyết định nâng hạng chỉ đóng vai trị xác nhận các điều kiện trên.
Tiêu chí xem xét nâng hạng của MSCI như sau:
Về quy mô và thanh khoản của thị trường, đây là nhóm tiêu chuẩn định lượng,
theo đó để được nâng hạng từ FM lên EM, tại thời điểm đánh giá một quốc gia phải
có ít nhất 3 công ty thỏa mãn các điều kiện:
- Quy mơ cơng ty (giá trị vốn hóa) đạt 1,269 triệu USD.
- Quy mô giao dịch cổ phiếu (giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng) đạt 635

triệu USD.
- Thanh khoản của cổ phiếu bình quân hàng năm đạt 15% giá trị vốn hóa tự do

chuyển nhượng (ATVR 15%).
Về khả năng tiếp cận thị trường, bao gồm 18 tiêu chí phản ánh kinh nghiệm,
yêu cầu và những ràng buộc của giới đầu tư quốc tế đối với thị trường được chia
làm 5 nhóm:
- Mức độ mở đối với cơ sở hữu nước ngồi.
- Mức độ dễ dàng ln chuyển dịng vốn vào/ra thị trường.


- Hiệu quả của hệ thống vận hành.
- Môi trường cạnh tranh.
- Tính ổn định của khung thể.

Đây là nhóm tiêu chuẩn định tính, được MSCI tiến hành xem xét với tất cả các
thị trường ít nhất mỗi năm 1 lần nằm trong kỳ Global Market Accessibility Review.

Trong quá trình xem xét, nếu xét thấy một thị trường có những thay đổi đáng kể và
có triển vọng, MSCI sẽ đưa thị trường này vào danh sách có tiềm năng phân loại lại
và sẽ được đánh giá kỹ càng hơn theo chương trình Annual Market Classification
Review. Tại bước này, MSCI sẽ tiến hành trao đổi, lấy ý kiến của giới đầu tư toàn
cầu về thị trường được đánh giá và sẽ đưa ra kết quả đánh giá vào tháng 6 hàng năm.
Quá trình đánh giá đặc biệt này thường kéo dài nhiều năm và qua nhiều lần
đánh giá tùy thuộc từng thị trường. Theo MSCI, đánh giá các vấn đề liên quan tới
khả năng tiếp cận thị trường thường được ghi nhận qua những thay đổi về quy chế,
dựa trên những phản hồi thực tế từ nhà đầu tư khi các thay đổi này có hiệu lực và
được thị trường hấp thụ hồn tồn. Do đó q trình đánh giá cần một thời gian dài
từ lúc quy chế được thông qua cho tới khi có ảnh hưởng rõ rệt lên thị trường. Năm
2020 do ảnh hưởng đại dịch Covid mà MSCI hoãn nâng hạng Kuwait lên thị trường
mới nổi cho tới kỳ đánh giá và phân loại thị trường bán niên vào tháng 11/2020.
1.1.3 Tổng quan về chỉ số chứng khoán
1.1.3.1 Khái niệm chỉ số chứng khoán

Chỉ số chứng khoán (Stock Index) hay cịn gọi là chỉ số trung bình chứng
khốn, đại diện cho giá trị của một nhóm cổ phiếu cụ thể trên thị trường chứng
khoán. Chỉ số chứng khoán lấy một số cổ phiếu của các công ty khác nhau và nhóm
chúng lại với nhau để chúng có thể được giao dịch dưới dạng một cơng cụ tài chính.
Các cổ phiếu này đều có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch
chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường.
Các chỉ số giá chứng khốn có thể do sở giao dịch chứng khốn định ra (ví dụ
VN-Index), cũng có thể do hãng thơng tin (ví dụ Nikkei 225) hay một thể chế tài
chính nào đó định ra (ví dụ Hang Seng Index). Chỉ số giá chứng khoán được theo
dõi chặt chẽ và được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó có mối liên quan chặt chẽ
đến


tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và Thế giới. Mỗi thị trường

chứng khoán đều công bố một hoặc một vài chỉ số giá chứng khốn, có thể là chỉ số
cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia, như chỉ số giá Hang Seng của
Hồng Kông, chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn Quốc (KOSPI); có thể là chỉ số
cho từng ngành, nhóm ngành, như chỉ số giá cổ phiếu ngành công nghiệp của Mỹ
(DJIA). Biến động thị trường chứng khoán (Volatility) là một thước đo cho thấy
khuynh hướng của một thị trường hoặc một chứng khoán sẽ tăng giá hay rớt giá
trong một khoảng thời gian. Biến động có thể quan sát bằng cách nhìn vào những
thay đổi trong quá khứ của giá cổ phiếu (Krainer, 2002). Chỉ số chứng khốn có thể
được xem như là nền tảng và thước đo sự biến động cơ bản cho thị trường chứng
khoán. Tại Mỹ, chỉ số chứng khoán S&P 500 thường được sử dụng đánh giá sự biến
động thị trường chứng khoán do mức độ bao phủ rộng rãi của nó. Mặc dù chỉ tập
trung vào các cơng ty có mức độ vốn hóa lớn, nhưng với độ bao quát khoảng 75%
chứng khoán Mỹ, chỉ số này đã trở thành đại diện thích hợp cho tồn bộ nền kinh tế
Mỹ. Hay chỉ số FTSE100 được xem như phong vũ biểu của nền kinh tế Anh và là
chỉ số cổ phiếu hàng đầu ở châu Âu.
1.1.3.2 Nguồn gốc hình thành chỉ số chứng khoán

Chỉ số chứng khoán đầu tiên ra đời đó là Chỉ số trung bình vận tải Dow
Jones (tiếng Anh: Dow Jones Transportation Average - DJTA, còn được gọi là "Vận
tải Dow Jones") là một chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ từ chỉ số S & P Dow
Jones của ngành giao thông vận tải, và là thước đo được công nhận rộng rãi nhất
của ngành giao thông Mỹ. Đây là chỉ số chứng khoán lâu đời nhất vẫn được sử
dụng. Chỉ số trung bình được tạo ra vào ngày 3 tháng 7 năm 1884, bởi Charles
Dow, người đồng sáng lập của Dow Jones & Company, như một phần của
"Customer's Afternoon Letter". Khi mới thành lập, nó bao gồm mười một cơng ty
vận tải trong đó có chín cơng ty đường sắt và hai công ty phi đường sắt.
Tiếp đó, chỉ số trung bình cơng nghiệp Dow Jones cịn được gọi là DJIA hoặc
Dow 30 hoặc Dow Jones hoặc The Dow, là một trong những chỉ số của thị trường
chứng khoán được tạo ra bởi người biên tập tờ Wall Street Journal và đồng sáng lập
công ty Dow Jones & Company vào thế kỉ thứ 19. Chỉ số trung bình Dow Jones

được tính tốn từ 30 cơng ty đại chúng lớn nhất ở Mỹ. Cái tên "industrial" chỉ mang
ý nghĩa


×