Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Học đánh đàn bầu Trong lịch sử nhạc cụ Việt Nam chưa có nhạc khí dân tộc nào của nước ta được thay đổi, cải biến nhiều như đàn bầu. Cần đàn thay vì bằng tre thì nay bằng sừng để cho mềm dễ uốn hơn. Bầu đàn trước đây làm bằng vỏ bầu khô, nay dùng sừng hoặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.73 KB, 8 trang )

Học đánh đàn bầu - sách sử dụng
đàn bầu
1. Cách định âm chuẩn cho dây đàn
Mô tả xác định điểm chia nốt trên dây đàn bầu
Người ta thường định âm cho đàn bầu theo dây bng có âm tự nhiên,
nhưng có khi chỉnh theo từng bài bản. Nếu bài nhạc cung đơ (do) là chủ
âm thì định âm dây bng tự nhiên là đơ. Ngồi ra cịn vài cách định âm
khác. Vì dây bng chỉ cho một nối nên phải chia dây từ cần đàn đến ngựa
đàn để xác định các nốt khác:



1/2 dây có nốt do 1 cao hơn dây buông một quãng 8.
1/3 dây sẽ là nốt sol 1.



1/4 ta sẽ có nốt do 2.



1/5 dây sẽ có mi 2.



1/6 dây sẽ có nốt sol 2.



1/7 dây sẽ là nốt si giáng (nốt này ít được sử dụng).




1/8 sẽ có nốt do 3.


Ngồi 6 điểm định âm thơng dụng là do 1, sol 1, do 2, mi 2, sol 2 và do 3
cịn có thể tạo âm thực bằng cách gảy dây buông và thường gảy gần ngựa
đàn chứ không gảy vào các điểm định âm bồi.
Trên 7 âm thanh này, với kỹ thuật tay trái như căng dây hoặc chùng dây
thích hợp, người chơi đàn có thể tạo được rất nhiều âm thanh khác nữa.

2. Cách sử dụng que gảy đàn


Cách gảy đàn đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt. Người diễn cầm que bằng tay phải,
đặt que trong lòng bàn tay phải, đặt que trong lòng bàn tay làm sao để
que hơi chếch so với chiều ngang dây đàn.
Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, cịn
đốt thứ nhất của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nhỏ của que thường nhơ
ra khoảng 1,5 cm.

Hai ngón cịn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa. Khi gảy dây ta đặt
cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn
tay lên, ta sẽ có được âm bội.
Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây
đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy. Do đàn bầu khơng có phím nên
những điểm nút được coi là cung phím của đàn bầu.

3. Các tư thế diễn tấu
Thông thường nhất là đàn bầu đặt trên một cái bàn nhỏ (thường là hộp

đàn có lắp 4 chân rời, trên mặt giá có 2 chỗ chặn để khi kéo đẩy cần đàn,
đàn không bị di chuyển theo. Khi ngồi khoanh chân trên chiếu để đàn thì
đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi bị
xê dịch. Ngày nay, các nghệ sĩ thường dùng tư thế đứng hoặc ngồi trên
ghế để diễn tấu. Khi dó, đàn được đặt trên giá gỗ có các chốt định vị có độ
cao tương ứng với vị trí ngồi của nghệ sĩ.




4. Sử dụng tay trái trên cần đàn và dây đàn









Ngón rung: Khi khảy dây, các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn, âm
thanh sẽ phát ra tự như làn sóng thì ta có ngón rung. Ngón rung rất
quan trọng vì khơng những nó làm cho tiếng đàn mềm mại mà nó cịn
thể hiện phong cách của bản nhạc. Với các bài buồn, hoặc bài vui, ta
phải rung theo những âm đã được qui định.
Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng
giáng liên tục, ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh. Theo nghệ sĩ ưu
tú Thanh Tâm thì ngón vỗ thường diễn tả tình cảm đau khổ, uất ức,
nghẹn ngào.
Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang

âm và dừng lại ở thang âm qui định trong bản nhạc.
Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui định
Ngón tạo tiếng chng: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm
chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn. v.v.

5. Sự phát triển của đàn bầu trong đời sống
âm nhạc dân tộc
Trong lịch sử nhạc cụ Việt Nam chưa có nhạc khí dân tộc nào của nước ta
được thay đổi, cải biến nhiều như đàn bầu. Cần đàn thay vì bằng tre thì
nay bằng sừng để cho mềm dễ uốn hơn.
Bầu đàn trước đây làm bằng vỏ bầu khô, nay dùng sừng hoặc thơng dụng
nhất là tiện bằng gỗ để có thể bắt vít được.
Que đàn từ chỗ dài khoảng 10cm, nay thu ngắn ngắn khoảng 4cm. Từ chỗ
được vót bằng tre, giang; nay có thêm các chất liệu gỗ, dừa, sừng hoặc
nhựa.
Theo nhạc sĩ Bùi Lẫm: vào thập kỷ 60, nghệ sĩ Mạnh Thắng là người sáng
chế ra lối que gẩy ngắn, ông cũng là người đã cải tiến đưa phần khuếch
đại âm thanh vào đàn bầu, và ông cũng là người đầu tiên đưa đàn bầu đi
trình diễn quốc tế, mang giải thưởng cao q cho Việt Nam. Sau đó, cũng
với que gẩy ngắn này, nghệ sĩ ưu tú Đức Nhuận đã phát minh ra lối kỹ
thuật vê (teremono) trên 1 dây và đánh sử dụng bồi âm trên bồi âm.
Thân đàn và các phụ kiện Loại đàn cũ cần có thân to, mặt mỏng để tăng
độ âm vang. Khóa đàn bằng gỗ. Loại đàn hiệ đại sử dụng công nghệ
khuếch đại âm thanh điên tử có kích thước nhỏ hơn, khóa đàn bằng kim
loại. Điểm cái tiến táo bạo nhất mà khơng một nhạc khí nào dám làm là
loại đàn bầu dùng cơng nghệ điện tử có thể tách đơi, gập lại, xếp gọn khi
di chuyển. Khi trình tấu, người chơi đàn có thể lắp ráp lại nhanh chóng.


Hộp chứa đàn Ngoài chức năng để cất giữ, bảo vẹn đàn khi di chuyển đàn,

hộp này vừa có hể dùng làm giá đỡ đàn với hai chốt chặn ở hai đầu, tiện
lợi cho việc căng dây hoặc chùng dây khi chơi các bản nhạc có âm chủ
khác nhau.
Điện tử hóa : Các loại đàn bầu hiện đại được điện tử hóa bằng cách lắp các
mobil cảm ứng điện từ nối với máy tăng âm và loa để khuếch đại âm
thanh, được sử dụng phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc Việt Nam
chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhiều khán thính giả nước ngồi sành nhạc vẫn
thích nghe trình tấu trên đàn "mộc" (khơng có bộ khuếch âm điện tử). Họ
cho rằng âm thanh mộc nghe trong trẻo và "thật" hơn âm thanh được
khuếch đại bằng kỹ thuật điện tử.

6. Đàn bầu trong nghệ thuật
Ca dao: Đàn bầu ai gẩy nấy nghe / Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu.
Theo nghệ sĩ Hồng Anh: "ơng bà mình ngày xưa khun con gái chớ nên
nghe đàn bầu vì sợ tiếng đàn réo rắt, buồn bã dễ vận vào đời người phụ
nữ"[5].




×