Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thiết kế chuyên đề dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại ở trường THPT theo hướng tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.1 KB, 26 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

Tên đề tài

Thiết kế chuyên đề dạy học truyện ngắn Việt Nam
hiện đại ở trường THPT theo hướng tiếp cận
chương trình, sách giáo khoa mới

Lĩnh vực nghiên cứu

- Lĩnh vực: Giáo dục chuyên biệt (theo đối tượng, cho
người khuyết tật)
- Mã lĩnh vực: 50302

Thời gian thực hiện

15 tháng
(Từ tháng 01/2019 đến tháng 3/2020)

Kinh phí

30.863.620 đồng
Trong đó:
-Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 34.085.620 đồng
-Từ nguồn tự có/khác: 0 đồng

Chủ nhiệm đề tài/

- PHAN THỊ NỞ

dự án



- Học hàm/Học vị: Thạc sĩ
- Chức vụ: Phó Trưởng Khoa
- Chức danh nghề nghiệp: Giảng viên
- Đơn vị công tác: Bộ môn Sư phạm Tiểu học - Khoa
Sư phạm
- Email:
- Điện thoại: 0977691713

Thành viên thực hiện

TRẦN THANH BÌNH

(khơng quá 5 người)

- Học hàm/Học vị: Tiến sĩ
- Chức vụ: Phó Giám đốc
- Chức danh nghề nghiệp: Giảng viên/Biên tập viên
- Đơn vị công tác: Công ty CP Dịch vụ xuất bản giáo
dục Gia Định; Bộ môn Sư phạm Ngữ văn, Khoa Ngơn
ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ


- Email:
- Điện thoại: 0903798777
VÕ THANH THÚY
- Học hàm/Học vị: Thạc sĩ
- Chức vụ: Giáo viên
- Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Nguyễn

Thiện Thành, thành phố Trà Vinh
- Email:
- Điện thoại: 01272777678
HUỲNH THỊ NGỌC LAN
- Học hàm/Học vị: Thạc sĩ
- Chức vụ: Giáo viên
- Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THSP – Đại học Trà Vinh
- Email:
- Điện thoại: 0935151359
Tổ chức / đơn vị
phối hợp chính

Tổ chức / đơn vị 1: TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ
PHẠM ĐẠI HỌC TRÀ VINH
- Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Huy Thông
- Điện thoại: 0982135567

Fax:

- Địa chỉ: 287, đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1,
Thành phố Trà Vinh
Tổ chức / đơn vị 2: TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
CHUYÊN NGUYỄN THIỆN THÀNH, THÀNH
PHỐ TRÀ VINH
- Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Phong Vũ (PHT)
- Điện thoại: 0913880693
- Địa chỉ: Đường Bạch Đằng, Phường 4, TP. Trà Vinh.



TĨM TẮT
Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018 đã được công bố và tập huấn
triển khai từ năm học 2019 - 2020 và sẽ áp dụng chính thức từ năm học 2020 –
2021. Điểm mới quan trọng của chương trình này là dạy học tuân thủ định hướng
phát triển năng lực HS bằng nhiều hình thức dạy học mới, trong đó có chun đề
học tập. Chỉ trong hình thức mới này, việc dạy học mới có thể có khơng gian cần
thiết, tạo điều kiện để HS chủ động giải quyết một vấn đề/nhiệm vụ học tập tương
đối hoàn chỉnh, từ việc hình thành hệ thống kiến thức, kĩ năng mới đến khả năng
vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống, học tập
và phù hợp với nguyện vọng của bản thân HS. Tuy nhiên, hiện nay hình thức dạy
học này cịn khá mới mẻ đối với giáo viên, mà những hướng dẫn, nguồn tài liệu
tham khảo cịn q ít. Thiết kế chun đề dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại
ở trường THPT theo hướng tiếp cận chương trình, SGK mới trong giai đoạn hiện
nay sẽ góp phần giải quyết một vấn đề thời sự về PPDH bộ môn, chia sẻ những
kinh nghiệm bổ ích trong bước đầu thiết kế và thực nghiệm dạy học theo chuyên
đề, làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện vấn đề này trong những giai đoạn tiếp theo.
Đối chiếu giữa chương trình và sách giáo khoa hiện hành với chương trình giáo
dục phổ thơng Ngữ văn 2018, ta thấy cả hai chương trình đều rất chú trọng đọc
hiểu thể loại truyện ngắn hiện đại. Vì vậy, để thiết kế một chuyên đề thực hiện cho
chương trình hiện hành, lại hướng đến tiếp cận chương trình mới, chúng tơi cho
rằng lựa chọn thể loại truyện ngắn có tính điển hình, lại phù hợp tâm lý lứa tuổi
học sinh THPT.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi triển khai thành những nội dung sau:
Một là, chuyên đề học tập Ngữ văn và vấn đề xây dựng chuyên đề học tập
Ngữ văn tiếp cận chương trình mới. Trong nội dung này, chúng tơi xác định được
vai trị, đặc điểm, mơ hình cấu trúc, quy trình thiết kế chuyên đề dạy học ở trường
THPT và đề xuất giải pháp về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh
giá chuyên đề. Bên cạnh đó, trên cơ sở khảo sát thực tiễn, chúng tôi thu thập ý
kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, nhà nghiên cứu về vấn đề dạy học theo chuyên
đề làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.

Hai là, thiết kế chuyên đề học tập truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo hướng
tiếp cận chương trình mới. Trong nội dung này, chúng tôi tiến hành thiết kế chuyên
đề mẫu Đọc, viết, giới thiệu về một tác giả văn học để dạy học truyện ngắn Việt
Nam hiện đại ở môn Ngữ văn cấp THPT.
Ba là, tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả và rút ra những
bài học kinh nghiệm.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết (phương pháp phân
tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết) và
nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp điều tra, khảo sát, thực
nghiệm, phương pháp thống kê).


Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi khẳng định được tầm quan trọng của
hình thức dạy học theo chuyên đề trong chương trình mới. Chúng tơi cũng đã thiết
kế chun đề Đọc, viết và giới thiệu tác giả văn học và chọn lựa ngữ liệu là các
tác giả truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có ý nghĩa thể nghiệm và làm
tiền đề cho những nghiên cứu về lý thuyết cũng như nghiên cứu thực tiễn về áp
dụng chuyên đề dạy học ở nhà trường THPT. Trong thời điểm hiện nay, việc chỉ
ra quy trình thiết kế, các bước thiết kế và việc xác định mục tiêu từ đó thiết kế
thành chuyên đề có giá trị tham khảo rất lớn. Có thể dựa vào quy trình và cấu trúc
được đề xuất ở chuyên đề này để nghiên cứu về việc thiết kế các chuyên đề dạy
học khác trong chương trình Ngữ văn cấp THPT.
Để tổ chức thành cơng hình thức dạy học theo chun đề, ngồi việc học sinh
tích cực chủ động, giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp thì nhà trường cần
được trang bị đầy đủ cơ sở, vật chất. Tổ bộ môn cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm.
Sở Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm tổ chức các cuộc hội thảo, hội giảng về dạy
học theo chuyên đề. Đặc biệt phân công cử các giáo viên cốt cán, có nhiều kinh
nghiệm để tổ chức hoạt động học tập cho tất cả giáo viên cùng bộ môn dự để học
hỏi kinh nghiệm, cùng trao đổi phương pháp giảng dạy và rút kinh nghiệm cần

thiết.


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU…………..……………………………………………...

1

1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………...
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi.......................................

1
3

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước................... …………………………...
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước………………………………………..

3
11

3. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………..
4. Nội dung triển khai nghiên cứu….……………………………………………

17
18


5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………………………………………….
6. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng…………………..………….

19
20

PHẦN NỘI DUNG......................................................................................

22
22

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY
DỰNG CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TIẾP
CẬN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA MỚI…………………
1.1. Hình thức chủ đề, chun đề trong chương trình giáo dục phổ
thơng 2018 ở Việt Nam...............................................................................
1.1.1. Chuyên đề học tập Ngữ văn theo chương trình giáo dục Ngữ văn
2018.............................................................................................................
1.1.1.1. Quan niệm về chuyên đề học tập Ngữ văn……………………….
1.1.1.2. Vai trò của chuyên đề học tập trong chương trình Ngữ văn 2018…
1.1.1.3. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực học sinh qua
các chuyên đề học tập Ngữ văn....………………………………………..
1.1.1.4. Cấu trúc của chuyên đề học tập Ngữ văn

22
24
24
27
28


1.1.2.Cơ sở lý luận văn học.........................................................................
1.1.2.1. Thể loại truyện ngắn………………………………………………
1.1.2.2. Lí thuyết tiếp nhận văn
học..………………………………………

33
33
33

1.1.3. Cơ sở lý luận dạy học………………………………………………

1.1.3.1. Quan điểm dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm……

37
37

1.1.3.2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực………….

38


1.2. Thực trạng dạy và học Ngữ văn của giáo viên và học sinh THPT
nhận thức về hình thức học tập chuyên đề Ngữ văn…………………...
1.2.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát……………………………………...

42

1.2.2. Công cụ khảo sát…………………………………………………….
1.2.3. Kết quả khảo sát……………………………………………………..


42
43

Chương 2. THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TRUYỆN NGẮN

47

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHƯƠNG
TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA MỚI……………………………………
2.1. Tầm quan trọng của truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình

47

hiện hành và chương trình 2018……………………………………………
2.2. Đặc trưng của truyện ngắn Việt Nam hiện đại

47

2.3. Nguyên tắc thiết kế chuyên đề học tập Ngữ văn
2.4. Thiết kế thể nghiệm…………………………………………………..
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM……………………………….
3.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm………………………………..
3.1.1. Mục đích thực nghiệm………………………………………………
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm……………………………………………...
3.2. Địa điểm và thời gian thực nghiệm…………………………………
3.2.1. Địa điểm thực nghiệm………………………………………………
3.2.2. Thời gian thực nghiệm………………………………………………

42


53
55
83
83
83
83
87
87
87

3.5. Những gợi ý vận dụng chuyên đề học tập Ngữ văn…………..

88
88
88
89
89
86
92

3.6. Tiểu kết……………………………………………………………….
PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………..……………

93
94
98

3.3. Quy trình thực nghiệm………………………………………………
3.4. Thu thập, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm……………

3.4.1. Thu thập dữ liệu thực nghiệm………………………………………
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm…………………………………………….

3.4.2.1. Tiêu chí đánh giá………………………………………………….
3.4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm……………………………………


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
CTGD
GV
GD-ĐT
HS
PPDH
SGK
THCS
THPT
TNVNHĐ

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Chương trình giáo dục
Giáo viên
Giáo dục và Đào tạo
Học sinh
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Truyện ngắn Việt Nam hiện đại



DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

BẢNG

TÊN BẢNG

Bảng 3.1

Bảng thống kê điểm kiểm tra chất lượng đầu năm
học 2019 – 2020 của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng

Bảng 3.2

Bảng đối chiếu kết quả thực hiện các nhiệm cụ học
tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
khi thực hiện tự học ngoài lớp học ở trường THPT
chuyên Nguyễn Thiện Thành

Bảng 3.3

Bảng đối chiếu kết quả thực hiện các nhiệm cụ học
tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
khi thực hiện tự học ngoài lớp học ở trường THPT
Thực hành sư phạm Trà Vinh


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện cho tơi thực
hiện đề tài này.
- Phịng Khoa học Cơng nghệ - Trường Đại học Trà Vinh đã hướng dẫn cụ
thể quy trình của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường một cách nhiệt tình,
vui vẻ, đầy trách nhiệm.
- Ban Giám Hiệu Trường Thực hành Sư phạm, Trường THPT Chun
Nguyễn Thiện Thành đã nhiệt tình giúp đỡ tơi khảo sát thực trạng cũng như dạy
học thực nghiệm.
- Lãnh đạo khoa Sư phạm đã tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành đề tài.
Trân trọng cảm ơn!


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mang đến
những cơ hội và thách thức cho nền giáo dục các nước, trong đó có Việt Nam.
Chúng ta khơng thể đứng ngoài mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG4) về
giáo dục đến năm 2030 được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua vào tháng
9/2015: “Đảm bảo một nền giáo dục chất lượng, bình đẳng, hịa nhập và học
tập suốt đời c ho tất cả mọi người”. Để đáp ứng mục tiêu đó, Nghị quyết
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội đã xác định cần phải: “Đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng nhằm tạo chuyển biến căn
bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ,
dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và
năng lực, hài hồ đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học
sinh”. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã được công bố và tập huấn triển khai từ năm học 2019 – 2020 và

sẽ được áp dụng chính thức cho những năm học sau. Sự ra đời của chương trình
này đã mở ra cho quá trình dạy học sau năm 2020 những thay đổi hết sức căn
bản không chỉ về nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh
giá mà còn cả về hoạt động và hình thức dạy học.
Theo định hướng chung của chương trình giáo dục mới, ngun tắc “tích
hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên” đã trở thành
quan điểm xuyên suốt nhằm đảm bảo quá trình dạy học tuân thủ định hướng
phát triển năng lực học sinh (HS). Và để thể hiện được ngun tắc tích hợp –
phân hố đó, q trình dạy học sẽ không tổ chức dựa trên những bài học đơn
lẻ, chủ yếu nhằm cung cấp kiến thức đơn thuần như chương trình giáo dục hiện
hành (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006
-1-


của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) mà dựa trên các đơn vị mới như chủ
đề học tập, chủ đề tích hợp, chủ đề liên mơn, và cao nhất là chuyên đề học tập.
Chỉ trong những hình thức mới này, việc dạy học mới có thể có khơng gian cần
thiết, tạo điều kiện để HS chủ động giải quyết một vấn đề/nhiệm vụ học tập
tương đối hoàn chỉnh, từ việc hình thành hệ thống kiến thức, kĩ năng mới đến
khả năng vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn cuộc
sống, học tập và phù hợp với nguyện vọng của bản thân HS.
Đối với mơn Ngữ văn, chương trình mới phát triển hơn nữa tư tưởng dạy
học tích hợp, thể hiện ở sự thống nhất của trục tích hợp, ở yêu cầu tích hợp triệt
để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các
kiểu loại văn bản và giữa các hoạt động giao tiếp. Ngoài ra, chương trình Ngữ
văn cịn chú ý thực hiện quan điểm tích hợp các nội dung liên mơn và xun
mơn một cách hợp lí. u cầu phân hố theo năng lực, sở trường của cá nhân
người học được coi trọng. Ở cấp Trung học phổ thơng (THPT), sự phân hóa
cịn được thực hiện bằng việc cho học sinh thực hiện một số chuyên đề học tập.
Hình thức dạy học theo chuyên đề có thể nói cịn nhiều mới mẻ đối với giáo

viên THPT cả về lý thuyết lẫn thực hành tổ chức các hoạt động học tập cho học
sinh. Do đó, việc thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng tiếp cận chương trình
Ngữ văn mới ngay tại thời điểm này là hết sức cấp thiết nhằm giúp giáo viên
bước đầu có những cơ sở lý thuyết về chuyên đề học tập, tiếp cận với những
phương pháp tổ chức dạy học chuyên đề để có một tâm thế chủ động thực hiện
chương trình mới.
Trên cơ sở đối chiếu giữa chương trình và sách giáo khoa hiện hành với
chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn mới, chúng tôi nhận thấy rằng ở cấp
THPT, cả hai chương trình đều rất chú trọng đọc hiểu thể loại truyện ngắn hiện
đại. Vì vậy, để thiết kế một chuyên đề thực hiện cho chương trình hiện hành,
lại hướng đến tiếp cận chương trình mới, chúng tơi cho rằng lựa chọn thể loại
truyện ngắn có tính điển hình, lại phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.
Chính từ những lí do vừa nêu, chúng tơi cho rằng, thực hiện đề tài Thiết kế
chuyên đề dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường THPT theo hướng
-2-


tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần
giải quyết một vấn đề thời sự về phương pháp dạy học (PPDH) bộ môn, chia
sẻ những kinh nghiệm bổ ích trong bước đầu thiết kế và thực nghiệm dạy học
theo chuyên đề, làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện vấn đề này trong những giai
đoạn tiếp theo.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hình thức dạy học theo chủ đề, chuyên đề tự chọn đã có trong Chương
trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 05/5/2006. Để hướng dẫn việc tổ chức thực hiện dạy học tự
chọn ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và cấp Trung học phổ thơng (THPT) năm
học 2006-2007 theo chương trình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Công văn 7092/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 8 năm 2006. Công văn đã
hướng dẫn việc tổ chức dạy học chủ đề bám sát và chủ đề nâng cao tự chọn ở

các mơn, trong đó có mơn Ngữ văn. Mục tiêu của dạy học tự chọn là góp phần
thực hiện dạy học phân hố, trên cơ sở bảo đảm một mặt bằng chuẩn kiến thức
phổ thơng thống nhất, thực hiện phân hố nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát
triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh. Dạy học phân hoá ở cấp THCS
thực hiện bằng dạy học tự chọn, ở cấp THPT thực hiện bằng kết hợp phân ban
với dạy học tự chọn. Yêu cầu của hình thức dạy học này là củng cố, hệ thống
hoá, khai thác sâu nội dung kiến thức, kỹ năng của chương trình các mơn học
và hoạt động giáo dục. Bảo đảm dạy học sát đối tượng, rèn luyện năng lực tự
học, tự nghiên cứu, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Kế hoạch dạy học tự chọn phải khả
thi, thiết thực, bám sát Mục tiêu, phù hợp với Điều kiện đội ngũ giáo viên và
cơ sở vật chất của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc thời lượng dạy học theo
quy định trong Kế hoạch giáo dục, không được tự ý giảm nhẹ hoặc gây quá tải
trong dạy học tự chọn.
Về hình thức tiến hành dạy học, công văn quy định rõ dạy học các môn
học tự chọn; dạy học các chủ đề tự chọn, gồm có các chủ đề nâng cao và chủ
-3-


đề bám sát. Tài liệu dùng để dạy học tự chọn bao gồm: Tài liệu tự chọn do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành; tài liệu tự chọn do các địa phương tổ chức biên
soạn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tổ chức biên soạn, thẩm định
và báo cáo về Bộ trước khi sử dụng); sách giáo khoa, sách tham khảo và các
thiết bị, phương tiện, băng, đĩa hình giáo khoa (theo từng chủ đề và môn học tự
chọn). Để đạt được mục tiêu dạy học tự chọn, cần thực sự đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện năng
lực tự học, tự nghiên cứu, phân tích, suy luận, sát với từng loại đối tượng học
sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động để thu thập và xử
lý thông tin, phát hiện các vấn đề đặt ra từ thực tiễn để giải quyết. Phương pháp
dạy học các môn học tự chọn về cơ bản như các môn học khác. Phương pháp

dạy các chủ đề tự chọn nâng cao phải đáp ứng yêu cầu bổ sung, nâng cao kiến
thức, khai thác sâu chương trình, rèn luyện kỹ năng và năng lực tư duy sáng tạo
cho học sinh. Phương pháp dạy học các chủ đề tự chọn bám sát phải tập trung
củng cố, hệ thống hoá kiến thức, làm rõ các nội dung khó nhằm giúp học sinh
nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng để đạt được yêu cầu về chuẩn kiến
thức, kỹ năng của chương trình.
Khi thực hiện hình thức dạy học này, học sinh được hướng dẫn lựa chọn
môn học, chủ đề. Căn cứ danh mục môn học và chủ đề tự chọn, các trường
hướng dẫn học sinh lựa chọn các môn học và chủ đề cho phù hợp. Các môn học
và chủ đề được lựa chọn phải bảo đảm:
- Thiết thực với đa số học sinh;
- Có giáo viên của trường hoặc giáo viên thỉnh giảng để giảng dạy;
- Có đủ cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy, học tập.
Về cách tổ chức thực hiện dạy học tự chọn, tuỳ theo nội dung dạy học tự chọn,
có thể sử dụng các cách thức tổ chức dạy học cho phù hợp sau đây:
- Dạy học tự chọn theo lớp.
- Chia lớp thành các nhóm, học sinh tự thực hiện theo nhóm với sự hướng dẫn
chung của giáo viên.
-4-


- Tổ chức hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế, viết báo cáo và cho học sinh
trình bày kết quả thu được.
Tuỳ theo hình thức mà tiến hành dạy học ở các địa Điểm khác nhau
như: Phòng học, phòng truyền thống, phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm,
thư viện, phịng nghe nhìn (phịng đa năng) và phịng máy vi tính; Xưởng
trường, vườn trường, nhà tập đa chức năng và sân bãi tập; Công trường, nhà
máy, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hố, câu lạc bộ, thư viện,
sân vận động, nhà thi đấu, bảo tàng.
Hình thức học tập theo chuyên đề cũng đã được thực hiện ở các trường

THPT trên cả nước theo công văn số 10803/BGDĐT-GDTrH ngày 16/12/2009
của Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện chương
trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT. Kèm theo công văn này là tài liệu
hướng dẫn thực hiện Chuyên đề chuyên sâu các mơn học. Trong đó, đối với
mơn Ngữ văn mỗi học kì học 35 tiết chuyên đề, thời lượng mỗi chuyên đề đã
được quy định cụ thể. Giáo viên nên sắp xếp chuyên đề có nội dung tương ứng
với nội dung của SGK. Ngoài 4 tiết/tuần của Ngữ văn nâng cao bố trí thêm 2
tiết/tuần theo kế hoạch dạy học của trường THPT chuyên. Tài liệu này cũng
qui định cụ thể Nội dung dạy học chuyên sâu dựa vào các căn cứ:
- Mục tiêu đào tạo và quy chế trường chuyên.
- Nội dung chương trình và SGK nâng cao.
- Văn bản hướng dẫn nội dung dạy học trường chuyên ban hành năm 2001.
- Đặc điểm của HS chuyên văn.
Quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đã ghi trong chương
trình Ngữ văn THPT, dạy học chuyên đề chuyên sâu góp phần khắc phục lối
dạy nhồi nhét, thầy đọc trị ghi, sau đó học thuộc lịng, trả bài; Phát huy cách
dạy phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong q trình học tập:
khuyến khích HS nêu cách hiểu của mình một cách chủ động, khơng sợ sai;
khuyến khích tinh thần đối thoại giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với sách
giáo khoa, sách tham khảo, học sinh với giáo viên, tạo khơng khí học tập cởi
mở, dân chủ, từ đó phát huy cá tính của mỗi học sinh. Đổi mới cách dạy theo
-5-


hướng đọc hiểu tác phẩm văn học của nhà văn, khơng bằng lịng với việc phân
tích đã có, mà bám sát văn bản, khai thác các phương thức biểu đạt của văn
bản, vận dụng ngữ cảnh và tính sáng tạo của học sinh để tìm ra ý mới. Tài liệu
cũng hướng dẫn cụ thể quy trình thiết kế chuyên đề chun sâu như sau:
(1) Tìm tài liệu tham khảo thích hợp.
(2) Xác định cách thức tổ chức giờ học, cho HS thuyết trình, trao đổi trên lớp.

(3) Thiết kế bài dạy.
Các bước dạy học cụ thể là:
(1) Giới thiệu nội dung, mục đích yêu cầu.
(2) Tổ chức các hoạt động cho HS.
(3) Tổng kết chuyên đề, rút kinh nghiệm.
(4) Đánh giá, khuyến khích HS học giỏi.
Về đánh giá kết quả học tập của học sinh, tài liệu hướng dẫn sau khi học
hết một hay vài chuyên đề cần phải có hình thức kiểm tra đánh giá. Nhìn chung
hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học chuyên đề cũng không có gì khác nội
dung chính khóa. Tức là cũng có những hình thức kiểm tra như sau:
- Kiểm tra bằng bài viết.
- Kiểm tra miệng.
- Chấm bài tập nghiên cứu và sổ tay ghi chép việc học ở nhà. [5]
Do cả Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể và Chương trình giáo
dục phổ thơng mơn Ngữ văn đều mới được xây dựng và đang trong thời kì hồn
thiện nên cho đến thời điểm này, giới nghiên cứu và dạy học Ngữ văn trong cả
nước đều chưa công bố được những cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp
đến thiết kế các chun đề dạy học. Chính vì vậy, có thể xem đề tài do chúng
tôi đề xuất là một trong những đề tài đầu tiên triển khai hướng nghiên cứu này,
và chắc chắn không trùng lặp với những đề tài mà các tỉnh bạn đã và đang thực
hiện.
Gần gũi với đề tài của chúng tôi, thời gian gần đây, trong nỗ lực triển
khai bước đầu việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
-6-


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
2. Bộ GD&ĐT (2009), Chuyên đề chuyên sâu môn Ngữ văn (ban hành kèm
theo công văn số 10803/BGDĐT-GDTrH Hướng dẫn thực hiện chương
trình chun sâu các mơn chun cấp THPT).
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp
THPT (lưu hành nội bộ).
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng tổng
thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng các
mơn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí, Sinh học, Khoa học tự nhiên (ban hành
kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
6. Bộ GD&ĐT (2019), Hướng dẫn dạy học theo chương trình giáo dục phổ
thơng mới mơn Ngữ văn.
7. Trần Thanh Bình (2017), Tích hợp và việc biên soạn sách giáo khoa Ngữ
văn theo định hướng phát triển năng lực người học, Tạp chí khoa học
trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Số 4b, tr. 166170.
8. Trần Thanh Bình, Phan Thị Nở, Xây dựng chủ đề và chuyên đề học tập
trong dạy học Ngữ văn theo chương trình mới, Hội thảo
9. Phan Cự Đệ (chủ biên)(2007), Truyện ngắn Việt Nam- Lịch sử, Thi
pháp- Chân dung, Nxb Giáo dục
10.Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2011),
Từ điển Thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
- 101 -


11.Bùi Mạnh Hùng (2016), Biên soạn SGK theo định hướng phát triển năng

lực và tích hợp: từ góc độ mơn Ngữ văn, Kỉ yếu Hội thảo “Biên soạn
SGK mới theo định hướng tích hợp liên mơn và phát triển năng lực”,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
12.Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2011),
Từ điển Thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
13.Tơ Hồi (1997), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
14.Phan Trọng Luận (chủ biên) (2018), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập
hai, NXB Giáo dục Việt Nam.
15.Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, Tp. HCM
16.Trần Đình Sử (1986) “Bạn đọc và tiếp nhận văn học”, Lý luận văn học,
Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17.Hoàng Phê (chủ biên) (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hà
Nội.
18.Phạm Thị Thật (2009), “Các nhà văn Pháp đương đại và thi pháp truyện
ngắn”.1 Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (25), tr.15-22 .
19.Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
20.Bùi Việt Thắng(2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa Thơng tin.
21.Nguyễn Minh Thuyết (2016), Tích hợp trong SGK Ngữ văn mới, Kỉ yếu
Hội thảo “Biên soạn SGK mới theo định hướng tích hợp liên mơn và phát
triển năng lực”, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
22.Nguyễn Xuân Thành (2014), Nghiên cứu dạy học tích hợp, liên mơn;
truy cập ngày 15/12/2018.
23.Thu Trà (2013), “Tình huống truyện: cánh cửa tiếp nhận tác phẩm”, Tạp
chí Giáo dục và thời đại online, (truy cập ngảy
13 tháng 03 năm 2018)

- 102 -


Tài liệu tiếng nước ngoài

24.Schlick Noe Katherine L., and Fulwiler Betsy Rupp (1997), Planning a
Themed Literature Unit, Northwest Reading Journal, (5).
25.Katherine L. Schlick Noe, Ph.D. Adapted (2005), Themes of Human
Experience: Linking Literature and Social Studies.
26.Rez Z.Ya (red) (1985), Metodika prenodavania literatuty, М.,
Prosveshenie.
Tài liệu điện tử
27.Aripova Kh.A. (2005), Kurs lektsiy po metodike prepodavaniya
literatury; />truy cập ngày 15/12/2018.
28.Bogdanova O.Yo (red) (1999), Metodika prenodavania literatuty, М.,
Akademia A; o/philol/bogdanova/1.html, truy
cập ngày 10/1/2019.
29.Rez Z.Ya (red) (1985), Metodika prenodavania literatuty, М.,
rosveshenie. Temy issledovatel'skikh rabot i proyektov po literature dlya
7 klassa; truy cập ngày 7/1/2019.
30.Temy issledovatel'skikh rabot i proyektov po literature dlya 7 klassa;
/>31.Nguyễn Xuân Thành (2014), Nghiên cứu dạy học tích hợp, liên mơn;
/>
- 103 -


PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Để giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài liên quan đến việc thiết kế chuyên đề
dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo hướng tiếp cận chương trình mới,
kính mong q thầy/cơ vui lịng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin sau:
- Họ và tên: ………………………………………(Q thầy cơ có thể khơng ghi)
- Đơn vị cơng tác: ……………………………… ...(Q thầy cơ có thể khơng ghi)
- Thâm niên cơng tác: ………………năm
Thầy/Cơ vui lịng đánh dấu (x) vào đáp án mà Thầy/Cô lựa chọn:
Câu 1. Thầy/Cô đã được tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể

và Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn 2018 (Ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) chưa?
Đã được tiếp cận

Chưa được tiếp cận

* Lưu ý:
- Nếu câu trả lời là “Đã được tiếp cận”, thầy/ cơ vui lịng trả lời tiếp tất cả các
câu hỏi sau;
- Nếu câu trả lời là “Chưa”, thầy/ cơ vui lịng trả lời tiếp các câu từ câu 11 đến
câu 14.
Câu 2. Mức độ tiếp cận của Thầy/Cơ đối với Chương trình giáo dục phổ thơng
tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn năm 2018 là ……
tìm hiểu rất kỹ
có tìm hiểu nhưng chưa sâu
đã nghe nói nhưng chưa tìm
đã tìm hiểu nhưng cịn chưa rõ
hiểu
Câu 3. Theo Thầy/Cơ, Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn năm 2018
có những điểm mới nào về cơ bản so với Chương trình giáo dục phổ thông môn
Ngữ văn hiện hành?
Lấy các kĩ năng giao tiếp đọc, viết, nói và nghe làm trục chính xun suốt
cả ba cấp học;
Tích hợp triệt để và nhất quán giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu
loại văn bản và giữa các hoạt động giao tiếp;

1



Tích hợp các nội dung liên mơn, xun mơn một cách hợp lý gắn với yêu
cầu phân hóa theo năng lực người học;
Năng lực ngôn ngữ được coi trọng và chú ý đến việc vận dụng trong giao
tiếp, phục vụ trực tiếp cho đọc, viết, nói và nghe hơn là lí thuyết hàn lâm;
Năng lực văn học thể hiện ở yêu cầu tiếp nhận các nội dung nhân văn, chú
trọng việc hình thành và phát triển cách đọc hiểu văn bản văn học theo thể
loại;
Phương pháp dạy học cũng như đánh giá đều thay đổi theo mục tiêu giúp
cho học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.
Ý kiến khác …………………………………………………………..
Câu 4. Ở cấp THPT, hình thức dạy học nào sau đây là hình thức dạy học mới được
đưa vào Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn năm 2018?
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Dạy học STEM
Dạy học theo chuyên đề
Ý kiến khác …………………..……………………………………….
Câu 5. Theo thầy/cô, những ý kiến nào sau đây là đúng với Chun đề học tập
trong Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn năm 2018?
Là cách gọi khác của hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp đơn mơn,
xun mơn hoặc liên mơn;
Là hình thức dạy học có tính khái quát về một thể loại văn học hay một
vấn đề lớn của cá nhân, đất nước và nhân loại;
Là một bộ phận của chủ đề tích hợp;
Là hình thức dạy học có tính khái qt về một phương diện nhất định của
chủ đề hoặc về một giai đoạn văn học, một tác giả, một tác phẩm cụ thể
liên quan đến chủ đề;
Là hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giúp học sinh
tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích,
nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh;
Là hình thức dạy học giúp học sinh khái quát được những kiến thức về

văn học như giai đoạn văn học, trào lưu, phong cách sáng tác,…
2


Ý kiến khác ……………………………………………………………
Câu 6. Theo thầy/cô, những phương pháp dạy học nào sau đây có thể được tổ chức
để dạy học Chuyên đề học tập trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ
văn năm 2018?
Phương pháp dạy học dự án
Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp thuyết trình tích cực (có tương tác giữa người nói và người
nghe)
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp đóng vai, giải quyết tình huống
Phương pháp thảo luận, tranh luận
Có thể kết hợp tất cả các phương pháp tùy vào mục tiêu bài học và kĩ
năng cần hình thành cho học sinh
Ý kiến khác …………………………………………………………..
Câu 7. Theo Thầy/Cô, những nội dung nào sau đây cần được chú ý khi đánh giá
kết quả học tập Chuyên đề trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
năm 2018?
Các phẩm chất phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và
trách nhiệm;
Các năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học;
Các năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học
Ý kiến khác …………………………………………..………………
Câu 8. Theo Thầy/Cô, những hình thức nào sau đây có thể được sử dụng để kiểm
tra đánh giá kết quả học tập Chuyên đề trong Chương trình giáo dục phổ thơng
mơn Ngữ văn năm 2018?
Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng bài kiểm tra

Đánh giá quá trình học tập bằng các sản phẩm, bằng sự quan sát,...
Đánh giá kết hợp giữa định tính và định lượng

3


Học sinh tự đánh giá; Học sinh đánh giá lẫn nhau; Giáo viên đánh giá
học sinh;…
Ý kiến khác ……………………………………….…………………
Câu 9. Theo Thầy/Cơ, những sản phẩm nào sau đây có thể được sử dụng để kiểm
tra đánh giá kết quả học tập Chun đề trong Chương trình giáo dục phổ thơng
mơn Ngữ văn năm 2018?
Các câu trả lời, các bài tập, bài nghiên cứu, bài viết;
Các sản phẩm như tranh vẽ, hình ảnh thu thập được, video clip, kịch
bản,…
Hành vi, thái độ ứng xử của học sinh trong lớp học, trong hoạt động tự
học, hoạt động trải nghiệm,…
Ý kiến khác …………………………………………………………..
Câu 10. Thầy/Cơ có thể cho biết những khó khăn Thầy/Cơ gặp phải khi thực hiện
dạy học theo các Chuyên đề học tập của Chương trình giáo dục phổ thơng mơn
Ngữ văn năm 2018?
Chưa hiểu rõ về hình thức tổ chức các chuyên đề học tập: nội dung,
phương pháp, ngữ liệu, kinh phí, hình thức kiểm tra, đánh giá,…;
u cầu của chuyên đề quá nặng nề so với lứa tuổi và trình độ nhận thức
của học sinh cấp THPT;
Cơ sở vật chất không thể đáp ứng được;
Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian từ việc biên soạn chuyên đề, phiếu học
tập, phiếu đánh giá,…
Học sinh cần tự học nhiều, phải chuẩn bị trước ở nhà nên mất rất nhiều
thời gian;

Ý kiến khác: …………………………………………………………………..
Câu 11. Hiện nay ở trường Thầy/Cô, Thầy/ Cô đang thực hiện việc dạy học theo
những hình thức nào?
Dạy theo đơn vị bài
Dạy theo chủ đề tích hợp
Dạy học theo chuyên đề
4


Ý kiến khác ……………….…………………………………………..
Câu 12. Với những hình thức tổ chức dạy học mà Thầy/Cô đang tiến hành tại
trường hiện nay, Thầy/Cô đánh giá mức độ hứng thú của học sinh với mơn học
như thế nào?
Mức độ
Rất
hứng
thú

Hứng
thú

Bình
thường

Khơng
hứng thú

Dạy theo đơn vị bài
Dạy theo chủ đề tích hợp
Dạy theo chuyên đề

Ý kiến khác …………………….
Câu 13. Theo Thầy/Cơ, có những ngun nhân nào dẫn đến thái độ học tập của
học sinh (như Thầy/Cô nêu ở Câu 12) đối với môn Ngữ văn hiện nay?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Câu 14. Thầy/ Cơ có đồng ý với cấu trúc chuyên đề gồm các thành phần như sau
không?
Tên chuyên đề
Tổng quan về chuyên đề (số tiết, mô tả khái quát, những nội dung chủ
yếu)
Mục tiêu cần đạt (kĩ năng đọc, viết, nói, nghe)
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Mơ tả khái qt tiến trình dạy học: Giai đoạn chuẩn bị bài học – Giai
đoạn tổ chức các hoạt động học tập trên lớp – Giai đoạn tự học ở nhà
Tổ chức các hoạt động học tập
- Hoạt động khởi động
5


- Hoạt động hình thành kiến thức
- Hoạt động luyện tập
Phiếu học tập
Đề xuất thêm: ………………………………………………………
………………………………………………………………………..
Xin chân thành cảm ơn những ý kiến trao đổi và đóng góp của quý thầy/cơ.
Kính chúc q thầy/cơ vui, khỏe và cơng tác tốt!

6



PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
Để giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài liên quan đến việc thiết kế chuyên đề
dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo hướng tiếp cận chương trình mới,
mong các em vui lịng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin sau:
-Họ và tên: ………………………………………. (Các em có thể khơng ghi)
-Lớp: ……… Trường: …..………………………..(Các em có thể khơng ghi)
Các em vui lịng đánh dấu (x) vào đáp án mà các em lựa chọn:
Câu 1. Ở trường THPT hiện nay, các em đã được nghe nhắc đến hoặc được tổ
chức học tập bằng những hình thức nào?
Dạy học theo từng đơn vị bài
Dạy học theo chủ đề tích hợp
Dạy học theo chuyên đề
Ý kiến khác……………………………………………... ……………
Câu 2. Với những hình thức tổ chức dạy học mà thầy/cô đang tiến hành tại trường
hiện nay, mức độ hứng thú của các em với môn học như thế nào?
Mức độ
RRất HHứ
hứng ng
thú
thú

Bình
thường

Khơng
hứng thú

Dạy học theo đơn vị bài

Dạy học theo chủ đề tích hợp
Dạy học theo chuyên đề
Ý kiến khác …………………
Câu 3. Trong những phương pháp dạy học sau đây, em cảm thấy hứng thú với
phương pháp nào?
Phương pháp dạy học dự án
Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp thuyết trình tích cực (có tương tác giữa người nói và
người nghe)
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
7


×