Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giá trị và nghệ thuật sử dụng thành ngữ tiếng Việt (qua văn thơ của Hồ Chí Minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.97 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1. Giá trị và nghệ thuật sử dụng thành ngữ tiếng Việt (qua văn thơ của chủ tịch
Hồ Chí Minh) ........................................................................................................ 4
1.1. Diện mạo của thành ngữ tiếng Việt qua văn thơ Hồ Chủ Tịch ............. 4
1.2. Các phương thức sử dụng thành ngữ thường gặp ................................. 5
1.3. Sự sáng tạo trong cách sử dụng thành ngữ ........................................... 9
1.4. Giá trị biểu hiện của thành ngữ ........................................................... 11
2. Thành ngữ từ góc nhìn của văn hóa học ....................................................... 13
2.1. Mấy ý tưởng chung về quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ................ 13
2.2. Thành ngữ từ góc nhìn của văn hóa học ............................................. 18
2.3. Lạm bàn về chuyện ăn, hay là văn hóa ẩm thực của người Việt qua
thành ngữ tục ngữ........................................................................................ 22
2.4. Tiểu kết ................................................................................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 27

3


1. Giá trị và nghệ thuật sử dụng thành ngữ tiếng Việt (qua văn thơ của
chủ tịch Hồ Chí Minh)
1.1.

Diện mạo của thành ngữ tiếng Việt qua văn thơ Hồ Chủ Tịch

Vốn thành ngữ là một biểu hiện có tính đặc trưng của tiếng nói dân tộc.
Hồ Chủ Tịch đã khai thác và sử dụng một cách tài tình vốn thành ngữ của
tiếng Việt. Đó là một trong những nhân tố làm cho văn thơ của Người “ sinh
động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và nghiên cứu” ( Trường Chinh, Hồ
Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà
Nội, tr.66)


Khảo sát cách dùng thành ngữ của Hồ Chủ tịch chúng ta có thể thấy được
một số vấn đề chung về giá trị và nghệ thuật trong sử dụng thành ngữ tiếng
Việt hiện đại, đồng đại cũng như những biểu hiện cụ thể của cái đặc sắc trong
phong cách ngôn ngữ riêng Người, cụ thể như sau:
Một là sự phong phú và đa dạng của thành ngữ trong văn thơ của Người
phản ánh sự phong phú và đa dạng của vốn thành ngữ trong tiếng Việt.
Hai là Người có chiều hướng dùng nhiều thành ngữ thuần Việt, giàu sức
gợi tả, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân ta. Những tác phẩm
của Người thuộc phong cách chính luận, mang màu sắc trang trọng nhưng
Người lại ưu tiên sử dụng các thành ngữ thuần Việt. Các thành ngữ thuần Việt
chiếm 80% trong tổng số 500 đơn vị thành ngữ mà Người đã dùng.
Ví dụ:
a. Thành ngữ thuần Việt
- rán sành ra mỡ; (ĐKM 50)
- chen vai thích cánh; (TT, 275)
- đánh đồng bỏ dùi; (ND, 13-12-51)

4


- Phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực. Khơng nên chỉ ra
hình thức, càng khơng nên “đầu voi đuôi chuột” (NLKC, VI, 170)
- Ngày nay, bọn đế quốc khơng thể làm mưa làm gió như trước nữa.
(VĐLT,…236)
b. Thành ngữ Hán Việt
- toàn tâm toàn ý;
- đồng tâm hiệp lực;
- Khi hoạt động từ đất khách quê người, khi bị giam ở lao tù đế quốc,

khi


đấu tranh ở nước nhà, hơn 25 năm đã bao phen chúng ta đồng cam cộng khổ,
như tay với chân (NLKC, III, 102).
c. Ba là sử dụng một cách có chọn lọc những thành ngữ có tính chất khấu
ngữ trong các bài châm biếm, đả kích
- ngồi chưa nóng đít ( ND, 7-2-1955);
- đi đời nhà ma (DTAH,…47);
- nói toạc móng heo ra: Đội hịa bình của Mỹ thực chất là đội mật thám trá
hình (ND, 15-3-1961).
Chiều hướng dùng nhiều thành ngữ thuần Việt, giàu sức gợi tả, bắt nguồn
từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta là chiều hướng “Việt hóa văn lời”
(Trường Chinh, Tăng cường cơng tác báo chí của chúng ta, Hà Nội, 1963)

1.2.

Các phương thức sử dụng thành ngữ thường gặp

Cách dùng thành ngữ của Hồ Chí Minh rất linh hoạt:


Bình thường Người dùng từng thành ngữ một nhưng cũng khơng ít

trường hợp Người liên kết hai hay nhiều thành ngữ lại trên cơ sở những quan hệ
ngữ nghĩa với nhau.


Khi thì Người dựa vào quan hệ đồng nghĩa để nhấn mạnh một ý nghĩa

nào đó.
5



Ví dụ: những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác
của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không trường giang
đại hải, dây cà ra dây muống. (NLKG, 127)


Khi thì Người dựa vào quan hệ trái nghĩa để tạo nên thế đối lập trong

câu văn.
Ví dụ: trong cán bộ, có những đồng chí tốt miệng nói tay làm nhưng cũng
có một số đồng chí chỉ tay năm ngón khơng chịu làm. (ND, 14/3/1967)


Sự linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ của Bác thể hiện ở chỗ

Người đã chọn các biến thể của thành ngữ trong văn thơ của mình rất thuần
thục.
Biến thể của thành ngữ là hình thức mà so với ngun thể bao giờ cũng
có ít nhiều biến đổi trong phạm vi các yếu tố có tính chất thứ yếu (như biến đổi
về trật tự các thành tố trong một giới hạn nào đó, về phương tiện biểu hiện quan
hệ ngữ pháp, …). Nghĩa và kết cấu của biến thể so với nghĩa và kết cấu của
nguyên thể về cơ bản là khơng đổi.
Mỗi thành ngữ có thể có ít hoặc nhiều biến thể.
Trong thơ văn của Bác có khá nhiều biến thể thành ngữ xuất hiện. Trước
hết, đó là những thành ngữ mà trật tự các thành tố được Người đảo lại bằng
nhiều cách khác nhau:


Khi thì Người đổi vị trí của hai vế trong thành ngữ.


Ví dụ: “Vì vậỵ, nhân dân ta đã khơng ngừng đấu tranh để hịa bình nơng
thơn đất nước, giải phóng miền Nam ra khỏi ách lửa bỏng dầu sôi.” (VĐLTD…
232); “trong hồn cảnh nước sơi lửa bỏng, nhân dân miền Nam đã vùng lên đấu
tranh giành quyền sống”. (NLKG, VI, 267);…


Khi thì Người vừa chuyển vế, vừa đối vị trí các thành tố.
6


Ví dụ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như làm ruộng. Trước phải khó
nhọc cày bừa, chân bùn tay lấm làm cho lúa tốt thì mới có gạo ăn.” (TT, 679);
“Trước kia chân lấm tay bùn mà vẫn đói rách” (CQ, 14/8/1951);…
Như một quy luật, tất cả những biến thể đảo của thành ngữ (phần lớn là
thuần Việt), đều bắt nguồn từ những thành ngữ được cấu tạo theo phương thức
liên hợp (hay cũng gọi là đẳng lập). Chúng tôi không gặp một biến thể đảo ở
những thành ngữ được cấu tạo theo các phương thức khác, kiều như vơ đũa cả
nắm, sét đánh ngang tai, …Phần lớn những thành ngữ đảo có tác dụng làm cho
âm điệu câu văn thêm hài hịa, uyển chuyển.
-

Có khi Hồ Chủ tịch đảo trật tự các thành tố trong thành ngữ để hiệp

vần.
Ví dụ:
Nhiều phen đánh Bắc dẹp Đơng
Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên
(LSNT, 7-ss, đánh Đơng dẹp Bắc)
-


Có khi thành ngữ lại được Người đảo để đối thanh giữa các đoạn

trong câu.
Ví dụ: “Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng
chính sách khoan hồng.” (TT, 245); “Đối với những đồng bào lạc lối lầm
đường, ta phải lấy tinh thần thân ái mà cảm hóa họ”;…
-

Trong số ít cịn lại, thành ngữ được dảo là do những yêu cầu nhất

định trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ: Nay dời vào hậu phương, các đồng bào mỗi người phải làm một
việc, không nên ăn rồi ngồi không, (TT, 258 –ss, ăn không ngồi rồi)
7


-

Cách khác mà Hồ Chủ tịch đã dùng để tạo ra các biến thể là xen vào

thành ngữ những phụ tố. Có khi đó là một yếu tố dùng làm phương tiện biểu
hiện quan hệ ngữ pháp được xen vào thành ngữ để đảm bảo đủ số tiếng hoặc
thêm vào một nét nghĩa nào đó trong thơ, kiểu như:
Dân bị hai tròng vào một cổ,
Ta liều trăm đắng với ngàn cay (thơ, 35)
-

Có khi đó lại chỉ là một từ hạn định cho thành tố của thành ngữ làm


cho nhịp và ý trở nên mới mẻ hơn.
Ví dụ: “bọn thống trị giương hai mắt ếch” (ND, 1/2/1962; so sánh: giương
mắt ếch).
Tất cả những biến đổi diễn ra trong thành ngữ được đề cập trên không
những không làm suy suyển cơ sở của thành ngữ mà hầu như bao giờ cũng đem
vào thành ngữ những nét mới về nghĩa hoặc phục vụ những nhiệm vụ tu từ nhất
định.
Đọc thơ của Hồ chủ tịch, nhiều khi chúng ta khơng thấy có thành ngữ hiện
trên bề mặt văn bản nhưng lại thấy nó ẩn sâu trong hàm ý của những câu đó. Đó
là cách dùng thành ngữ dưới dạng không thành ngữ. chúng ta thường gặp hai
hình thái chính:
- Hình thái thứ nhất là thành ngữ ẩn sau một từ vốn là thành tố của nó.
Ví dụ: “trước hết là cần phải tranh cãi lối viết rau muống…” (CV,6) Trong
câu này, rau muống được dùng theo lối ẩn dụ. Cái ẩn dụ ở đây là thành ngữ dây
cà ra dây muống.
- Hình thái thứ hai là thành ngữ ẩn sâu cả câu hay chuỗi câu.
Ví dụ: Thế địch như lửa, thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa. (TT.
274)
8


Thành ngữ ẩn sau câu trên: như nước với lửa.
Như vậy, dưới bất kì hình thức nào, về thực chất, phương thức dùng thành
ngữ dưới dạng không thành ngữ là dùng cái thần của thành ngữ chứ không phải
dùng cấu trúc của nó.

1.3.

Sự sáng tạo trong cách sử dụng thành ngữ


Những tổ hợp có tính thành ngữ: là những tổ hợp từ có sự chuyển nghĩa
hoặc biểu tượng hóa tồn khối này sinh ra trong lời nói.
Xét về nguồn gốc và cấu tạo những tổ hợp có tính thành ngữ trong văn thơ
của Hồ Chủ tịch gồm 2 loại:
a. Loại bắt nguồn từ những thành ngữ vốn có
b. Loại được tạo ra từ các tổ hợp từ tự do
Tuy nhiên loại thứ nhất chiếm tỉ lệ cao hơn.
Cấu tạo so với thành ngữ vốn có.
a. Loại bắt nguồn từ những thành ngữ vốn có
-

Thay thế một vài thành tố

Ví dụ:
Nhờ chính sách hợp tác hóa của Đảng và chính phủ, xã chúng tôi đã thay
da đổi thịt, đời sống được cải thiện không ngừng.
=> Cải tạo là một cuộc đổi người cũ thành người mới , một cuộc thay da
đổi óc, một cuộc đấu tranh gay go và lâu dài.
Thay da đổi thịt => thay da đổi óc
-

Có nghĩa khác
9


Ví dụ:
Họ tồn tâm tồn ý phục vụ nhân dân, chứ khơng phải nửa tâm nửa ý.
Tồn tâm tồn ý => nửa tâm nửa ý
-


Đồng nghĩa

Ví dụ:
Mẹ chồng và chị em chồng khơng ca ngăn thì chớ, lại cịn tham gia thượng
đấm tay hạ đấm chân.
Thượng cẳng chân hạ cẳng tay => thượng đấm tay hạ đấm chân.
b. Loại được tạo ra từ các tổ hợp từ tự do: làm cho nó chuyển nghĩa hoặc
có nghĩa biểu trưng.
-

Thành ngữ được lắp ráp theo khn mẫu

Ví dụ: Cơng nơng là tay khơng chân rồi nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp
khổ, nếu được thì được cả thế giới. (giống câu: miệng nói tay làm).
-

Thành ngữ được rút ra từ một câu tục ngữ

Ví dụ: Sản xuất mà khơng tiết kiệm thì khác nào như gió vào nhà trống.(
rút ra từ câu: tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống)
Có những tổ hợp kiểu như trên nảy sinh từ cách viết hoặc cách nói thành
cơng của chính tác giả.
Khi tiếp tục được mệnh lệnh hoặc nghị quyết không chịu nghiên cứu rõ
ràng. Không lập tức đưa ngay mệnh lệnh và nghị quyết đó cho cấp dưới, cho
đảng viên cho binh sĩ. Cứ xếp lại đó… Kết quả nhỏ là : nghị quyết đầy túi áo,
thông cáo đầy túi quần.

10



Những tổ hợp có tính thành ngữ trong văn thơ của Hồ Chủ tịch được tạo ra
trên cơ sở của những ngữ liệu và quy luật chung của tiếng Việt. Nhưng chúng
có tính riêng biệt mang dấu ấn của cá nhân rất đậm nét.
Một số những tổ hợp đó có thể được chấp nhận là thành ngữ, trở thành
chuẩn mực của tiếng Việt văn học.

1.4.

Giá trị biểu hiện của thành ngữ

Tất cả những cách dùng thành ngữ thực chất là sự vận dụng thành ngữ
nhằm tổ chức lời nói và thực hiện chức năng biểu hiện thông báo của ngôn từ.
Dưới ngịi bút của chủ tịch Hồ Chí Minh, thành ngữ đã trở thành một
phương tiện có hiệu lực trong việc tạo nên âm điệu, nhạc tính của câu văn. Nhịp
văn của Hồ Chí Minh lúc khoan lúc nhặt là tuy thuộc vào yêu cầu diễn đtạ tư
tưởng, ở các câu mà trong đó có thành ngữ được đồng chức với các tổ hợp khác
thì tổ hợp ấy thường được tạo theo khuôn của thành ngữ  thành ngữ là cái chi
phối nhịp cho câu văn.
Việc ngắt nhịp trong lời nói có quan hệ mật thiết với âm điệu của nó,
Trong tiếng Việt, một bộ phận quan trọng của thành ngữ ( thành ngữ đẳng lập,
bốn âm tiết) được tổ chức theo nguyên tắc luật hài âm, mà tiêu biểu là nguyên
tắc điệp với đối.
Ví dụ: “Trong tám, chín năm kháng chiến qn đội ta đã ăn gió nằm
sương/ xơng pha bom đạn/ hy sinh xương máu/ vì nước vì dân” ( ND,19-111954) Việc tơn trọng tính hài hịa và tuân thủ theo nguyên tắc tổ chức âm điệu
theo luật hài âm trong thành ngữ vào việc tổ chức các tổ hợp từ khác trong lời
nói dẫn đến thơ văn của Người có tính gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân
dân, đậm đà bẳn sắc dân tộc.

11



Vận dụng nguyên tác tổ chức âm điệu trong thành ngữ là những biểu hiện
của luật hài âm. Đây cũng là nguồn gốc nảy sính tính nhạc trong thơ văn của
Người. Nguyên tắc tổ chức lời nói theo luật hài âm kiểu như thành ngữ là
ngun tắc có tính chất chi phối
Do có những đặc điểm về hình thức như trên làm chó thành ngữ trong thơ
văn của Người có giá trị thông báo đặc biệt do với những từ và tổ hợp từ bình
thường. Trong thơ của Người thành ngữ luôn đặt đúng chỗ, đúng lúc.
Người thường dùng thành ngữ để biểu đạt các được nhắn mạnh và đặt

-

nó tại một vị trí nổi bật trong câu.


Khi thì đưa lên đầu câu, trên nền của loại cấu trúc song song.

Ví dụ: Đối với gan vàng dạ sắt của đồng bào, tồn thể quốc dân
khơng bao giờ qn, Tổ quốc khơng bao giờ qn, Chính phủ khơng bao giờ
qn (TT,224)


Khi thì đua vào cuối câu vì là trọng điềm của liệt kê tăng cấp:

Ví dụ: “… hàng nghị vị tướng sĩ ta đã lập những chiến công oanh liệt
vẻ vang, có thể nói là kinh trời động đất…” (VĐLTD, 72)


Khi thì thành ngữ quyện vào cả mạch ý của câu văn và làm cơ sở


cho phép ví.
Ví dụ: “thiếu người giảng thì phải đi bắt phu, vì thế người đến giảng
khi nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút như
chuồn chuồn đạp nước dạy không được chu đáo” ( TT, 330)
-

Thành ngữ dùng làm phương tiện để biểu đạt một cách tế nhị chính

xác những tư tưởng và tình cảm của mình.
Ví dụ: “ Nay dời hậu phương, các đồng bào phải làm một việc, không nên
ăn rồi ngồi không” (TT, 258)
Trong câu này đã sử dụng phương thức đảo trật tự từ trong thành ngữ “ ăn
không ngồi rồi” và khai thác nghĩa nước đơi của những từ đồng âm. Hồ Chí
12


Minh đã làm cho âm điệu của thành ngữ hài hòa hơn và giảm bớt sự đánh giá
thái độ phủ định vốn có trong thành ngữ. Khiến cho cho lời khun răng của
người chí tình, dí dỏm và dễ đi vào lịng người.
-

Khi vấp phải những cái khó khăn chung mà người nói người viết

thường gặp là thiếu từ ngữ diễn đạt điều cần mình nói. Hồ Chí Minh mạnh dạn
sử dụng những phương tiện vốn có như thành ngữ théo cách của riêng mình.
Ví dụ: : “Khai hoa kết quả” là thành ngữ dùng để biểu cho sự thành đạt tốt
đẹp của một q trình nào đó nói chung. Thì Hồ Chí Minh viết “ Sự hy sinh anh
dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do,” (
TT,765) Thành ra trong câu này thành ngữ chỉ nói về cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ mà thôi chứ không chủ ý nói về bất kỳ một q trình nào khác.

Nghiên cứu cách dùng thành ngữ qua văn thơ của chủ tich Hồ Chí Minh là
xem xét cái chung qua cái riêng, đồng thời cũng tìm hiểu cái riêng trên nền tảng
cái chung. Dĩ nhiên về mặt ngôn ngữ học, muốn chứng minh được rằng: Phong
cách Hồ Chí Minh là phong cách rất Việt Nam. Rất riêng đấy mà rất chung đấy.
( Tố Hữu, Thơ là tiếng nói đồng ý đồng tính, tiếng nói đồng chí, Văn nghệ, số
48, 5 – 1961, tr 55).

2. Thành ngữ từ góc nhìn của văn hóa học
2.1.

Mấy ý tưởng chung về quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa

Đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Tuy nhiên,
có một cách hiểu chung và phổ biến lâu nay về văn hóa và cũng được quyển
sách này tán đồng đó là: “Văn hóa là tổng hịa những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra và tích lũy được từ xưa đến nay”. Ngồi ra, Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong Tồn tập, T.3, Nxb. Chính trị quốc gia, 1995, tr.31 cũng
đã giải thích một cách rất cụ thể, giản dị về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra
13


ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Trong lời giải
nghĩa này cần lưu ý:
-

Một là: Hai bộ phận cấu thành nên văn hóa là tinh thần (văn hóa phi


vật thể) và vật chất (văn hóa vật thể).
-

Hai là: Chúng ta thấy ngơn ngữ (và chữ viết) được Người kể đến trước

tiên và xếp ở hàng đầu. Đó là tổng hịa của những giá trị vật chất và tinh thần
của xã hội, văn hóa gắn bó trực tiếp với hoạt động tư duy của người người. Vì
tư duy của con người bằng cách này hay cách khác tương tác với ngôn ngữ, cho
nên có một vấn đề đặt ra là tính chất của mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ với
tư duy, rộng hơn là nhận thức và cả với văn hóa. Điều này có tính ngun tắc và
là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
Bên cạnh đó, tư duy diễn ra nhờ vô số ngôn ngữ khác nhau về cấu trúc ngữ
pháp, về tổng hòa các ý nghĩa được ghi nhận trong vốn từ và các hình thức ngữ
pháp. Nó được dùng làm cơ sở cho những lý thuyết mà theo những lý thuyết
này thì ngơn ngữ là nhân tố quyết định trong quan hệ đối với tư duy, đối với
hoạt động nhận thức của tư duy và văn hóa. Trong ngơn ngữ học, quan điểm
này được phái Humboldt phát triển thành hai nhánh: Mỹ và Âu châu. Luận giải
của Humboldt về mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và tư duy được thể hiện ở
ba điểm sau:
1. Ơng viết: “Hoạt động trí óc là hoạt động tinh thần thuần túy thuộc bên
trong sâu kín, diễn ra một cách khơng có dấu vết gì nhờ âm thanh của lời nói
mà vật chất hóa và trở nên có thể cảm nhận được. Hoạt động của tư duy và
ngôn ngữ vì thế là một thể thống nhất khơng tách rời (…) Quan hệ gắn bó của
tư duy, của các cơ quan của lời nói và thính giác với ngơn ngữ được qui định

14


bởi một thiết chế khơng thể giải thích được và có tính chất tiên định của bản
chất con người”.

Ngơn ngữ khơng chỉ là phương tiện giao tiếp mà cịn là điều kiện cần yếu
cho việc thực hiện các quá trình tư duy trừu tượng và khái quát.
2. Ông viết :“Thậm chí cả khi khơng dính đến nhu cầu giao tiếp giữa
người với người cũng có thể khẳng định rằng ngơn ngữ là tiền đề bắt buộc của
tư duy ngay cả trong điều kiện thiết lập của con người”.
Trong cái thể thống nhất không tách rời do ngôn ngữ và tư duy tạo thành
thì vai trị quyết định thuộc về ngơn ngữ.
3. Từ luận đề cho rằng ngơn ngữ có tác động quyết định đối với tư duy sẽ
dẫn đến kết luận rằng ngơn ngữ cũng quyết định tính chất của hoạt động nhận
thức của tư duy con người, quyết định những kết quả của nó, tức là thế giới
khách quan. Tuy nhiên, quan điểm của Humboldt về vấn đề này tỏ ra có sự dao
động và mâu thuẫn “nhưng trong cấu tạo và sử dụng ngơn ngữ, tính chất của sự
cảm thụ các sự vật một cách chủ quan đã tìm thấy những biểu hiện của mình
(…) Mỗi một ngơn ngữ miêu tả cái vịng quanh dân tốc mà nó sử dụng, cái vịng
mà những giới hạn của nó chỉ có thể vượt qua được trong những trường hợp
nếu anh muốn bước vào một cái vòng khác”.
Những luận điểm trong quan niệm của Humboldt về ngơn ngữ như có một
nhân tố quyết định tính chất của tư duy của con người, của hoạt động nhận thức
và thế giới quan của nó đã được hai xu hướng của phải Humboldt trẻ phát triển.
a. Xu hướng ở Mỹ do F. Boas, Sapir và Whorf B. L. là đại biểu
b. Xu hướng ở Châu Âu do Weisgerber L., G. Ipsen, P. Gartman là đại
biểu.
Các nhà nghiên cứu trong xu hướng a nghiên cứu các cứ liệu của các ngôn
ngữ Indian ở Mỹ. Trong đó có giả thuyết được gọi là giả thuyết Sapir- Whorf
15


hay cịn gọi là giả thuyết về tính tương đối của ngơn ngữ của Sapir E. và Wherf
B có các luận điểm chính:
- Thứ nhất là khẳng định rằng ngơn ngữ quyết định đặc trưng (kiểu)

tư duy, bản thân cơ chế logich của nó. Giả thuyết này phủ nhận tính nhân loại
của tư duy, phủ nhận sự tồn tại của cái chung cho tất cả mọi con người là một
cơ cấu logich của tư duy.
- Thứ hai, có thể thấy trong giả thuyết này là tính chất của sự nhận
thức thực tại phụ thuộc vào chỗ chủ thể nhận thức suy nghĩ bằng ngơn ngữ nào,
bởi vì do sự khác nhau căn bản của các ngôn ngữ mà họ sử dụng, quá trình hoạt
động nhận thức của họ và kết quả của quá trình ấy cũng sẽ khác nhau một cách
cơ bản.
- Thứ ba là, hệ quả logich từ luận điểm về sự phụ thuộc hồn tồn
của tính chất của nhận thức thực tại vào ngôn ngữ là nguyên tắc của giả thuyết.
Sapir – Whorf cho rằng nhận thức của con người khơng có tính phổ biến, khách
quan.Whorf diễn đạt ngun tắc này là ngun tắc về tính tương đối.
Cịn đối với quan điểm của phái Châu Âu thì Weisgerber cho rằng ngơn
ngữ quyết định kiểu tư duy, bởi vì tư duy của mỗi dân tộc có những đặc điểm
dân tộc thuần túy và sự phát triển của nó hồn tồn do sự phát triển nội tại của
ngơn ngữ dân tộc quyết định. Mỗi dân tộc có “một bức tranh thế giới” đặc thù
của mình, mà tính chất của nó do ngôn ngữ mà ta là người bản ngữ qui định.
Ngồi ta, nó cịn gắn với ngun tắc về tính tự do của tín hiệu ngơn ngữ.
Những quan điểm trên đã nhận được khơng chỉ có sự phê phán mà có cả sự
ủng hộ. Sau đó Hymes đã phát triển tính tương đối, đồng thời bổ sung nguyên
tắc về tính tương đối chức năng của các ngôn ngữ. Giữa các ngơn ngữ tồn tại sự
khác biệt về tính chất của các chức năng giao tiếp của chúng, sự khác nhau
trong sử dụng ngôn ngữ được quy định bởi các nhân tố xã hội.

16


Quả thực, ngơn ngữ có ảnh hưởng đến tư duy và hoạt động nhận thức của
con người:
-


Một là ngôn ngữ đảm bảo cho bản thân khả năng tư duy và nhận thức

khái qt và trừu tượng có tính đặc trưng của con người.
-

Hai là, trong ngôn ngữ, ở mức độ này hay khác, các kết quả của các

giai đoạn đã qua của nhận thức thực tại được ghi nhận (trong nghĩa của từ, trong
các phạm trù ngữ pháp…). Vì thế có thể nói đến một thứ gọi là tiền niệm
(apperception), biểu hiện ở vai trị tích cực của ngơn ngữ trong nhận thức. Tiền
niệm biểu hiện ở sự phụ thuộc của sự cảm nhận vào nội dung phổ biến của hoạt
động tâm lý con người. Dựa vào kinh nghiệm quá khứ sẽ có sự cảm nhận đối
với sự vật hay hiện tượng thực tại nào đó. Trong thể thống nhất mâu thuẫn của
tư duy, ngôn ngữ là một hiện tượng có tính độc lập tương đối, có một số quy
luật nội tại trong sự tổ chức và phát triển. Vì thế, trong thực tế ngơn ngữ có ảnh
hưởng trở lại với tư duy và hoạt động nhận thức của con người. Nhận thức đúng
hay sai phải lấy thực tiễn phục vụ mục đích thỏa mãn những nhu cầu của con
người. Sự khác biệt vì nhu cầu tin thần và vật chất tồn tại giữa những người nói
những ngơn ngữ khác nhau.
-

Ba là trong lý thuyết của phái Humboldt mới ghi nhận trong mặt ý

nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ và các phạm trù ngữ pháp, ở một mức độ nào đó
được biến dạng từ ngơn ngữ này đến ngơn ngữ khác và có quan hệ chặt chẽ với
các điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau mà người bản ngữ sống. Ví dụ: Các
dân tộc ở Cực Bắc chun biệt hóa tên các loại tuyết và khơng có tên các lồi
hoa. Người Việt có tới 13 tên gọi các loại tre: tre, nứa, vầu, bương…
-


Cuối cùng là sự khác biệt có tính loại hình giữa các ngơn ngữ biểu hiện

trong câu trúc từ, của câu và trong tính chất của các phạm trù cú pháp. Đồng
thời, sự tồn tại những khác biệt có tính loại hình giữa các ngơn ngữ khơng loại
trừ tính chất chung rất cơ bản của các ngơn ngữ này, cái tính chất chung cho

17


phép coi ngôn ngữ khác nhau như những đại biểu của một lồi- ngơn ngữ của
con người.

2.2.

Thành ngữ từ góc nhìn của văn hóa học

Thành ngữ là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và
phong phú của dân tộc, gọi là những trầm tích văn hóa là vì những nét, những
dấu ấn và cũng là những giá trị về văn hóa dân tộc được lưu giữ ở thành ngữ
không phải bao giờ cũng hiển minh, dễ thấy, mà thường tàng ẩn kín.
Muốn khám phá những trầm tích văn hóa tàng ẩn trong ngơn ngữ nói
chung và trong thành ngữ nói riêng, chúng ta phải tìm được hướng đi, có định
hướng đúng và vận dụng được những phương pháp thích hợp mang tính đặc thù
của ngơn ngữ học.
Có 3 định hướng, cùng với những phương pháp tương ứng để khám phá
những trầm tích văn hóa trong thành ngữ đó là: Nghiên cứu thành ngữ theo
hướng tâm nguyên, áp dụng phương pháp phục nguyên; nghiên cứu thành ngữ
theo hướng so sánh tương phản, áp dụng phương pháp đối chiếu – so sánh và
Nghiên cứu thành ngữ theo hướng đồng đại, dùng phương pháp miêu tả.

a. Nghiên cứu thành ngữ theo hướng tâm nguyên, áp dụng phương pháp
phục nguyên
Nghiên cứu thành ngữ đi vào vĩ mô, nghĩa là phải tìm nguồn gốc hình
thành và sự biến đổi của từng thành ngữ qua thời gian để có được diện mạo như
ngày nay về mặt hình thái cấu trúc và ngữ nghĩa. Đi theo hướng này nhà nghiên
cứu có nhiệm vụ tìm về cái dạng nguyên sơ của thành ngữ, để lý giải quá trình
hình thành và biến đổi của nó để có được cái dạng hiện đang với những giá trị
ngữ nghĩa – ngữ dụng hiện nay trong tiếng Việt hiện đại.

18


Phương pháp được áp dụng để nghiên cứu theo hướng này được gọi là
phương pháp phục nguyên, hiểu với nghĩa rộng của thuật ngữ này. Đó là
phương pháp tái tạo lại dạng nguyên sơ của thành ngữ và lý do hình thành của
nó xét về cả mặt hình thái – cấu trúc, cũng như về mặt ngữ nghĩa.
Ví dụ:
Câu “già kén kẹn hom” thường được hiểu là kén cho lắm thì sẽ rơi vào
tình trạng ế ẩm, lỡ làng, chẳng hay gì trong chuyện tình duyên.
Với cách hiểu như vừa nêu, kén trong già kẹn hom được hiểu là kén chọn,
hom được hiểu là hom hem, già được hiểu là q mức độ cần thiết, cịn kẹn là gì
thì được bỏ qua. Cách hiểu này đã đẩy “già kén kẹn hom” về thành ngữ, vì nó
phá vỡ và khơng lý giải được quan hệ đối ứng giữa già với kẹn, kén với hom
trong thế đối xứng của hai vế già kén/ kẹn hom.
Thực ra thì già kén kẹn hom vốn là một cấu ngữ, bắt nguồn từ nghề nuôi
tằm. Trong nghề này có cơng đoạn làm “né” cho tằm kết kén. Cơng đoạn này
có thể miêu tả như sau: Người ta đan những thanh tre, nứa thành phên có chân
đứng tựa như tấm liếp, nhưng phải đan thưa, tạo ra những ơ trống hình vng để
cài rơm vào, cho tằm làm kén. Đó là cái né. Những thanh tre, thanh nứa đan né
gọi là “hom”, với nghĩa hom trong hom gianh, hom sắn, hom dâu… và có thể là

cả hom trong xương hom.
Tằm chín được thả lên né để tùy ý chọn nơi mà nhả tơ kết kén. Nếu như
kén trên né mà to, mật độ lại dày (già kén), thì sẽ kẹt vào hom, khó gỡ (kẹn
hom). Từ “kẹn” là dạng cổ của “kẹt” hay “nghẹt” và cả “nghẹn”. Về phương
diện ngữ âm, trong tiếng Việt các âm đầu /k-/, /-/ và các âm cuối /-n/, /-t/ là liên
thông theo từng cặp đối ứng.
Khi giải mã được từ “kẹn” thì câu tục ngữ đang xét trở nên dễ hiểu và quy
tắc đối ứng dần sáng tỏ: già (tính từ) đối với kẹn (tính từ), kén (kén tằm chứ
19


không phải là kén chọn, là danh từ) đối ứng với hom (danh từ, chứ khơng phải
là tính từ, như hom hem).
b. Nghiên cứu thành ngữ theo hướng so sánh tương phản, áp dụng
phương pháp đối chiếu – so sánh
Trong phạm vi ngôn ngữ học, khi nghiên cứu theo hướng đi này, người ta
thường chọn một trường từ vựng – ngữ nghĩa nào đấy, ví như trường từ vựng
biểu thị màu sắc, trong quan hệ thân tộc…của ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ được
đối chiếu) để so sánh, đối chiếu với trường tương ứng trong ngôn ngữ khác,
ngôn ngữ được chọn để đối chiếu, gọi là ngôn ngữ đối chiếu.
Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu đi theo hướng này là phải tìm cho được cái
gì gọi là chung, là phổ niệm trong mọi ngơn ngữ, cái gì gọi là riêng là đặc thù
của một ngôn ngữ cụ thể.
-

Thứ nhất, so sánh là một hiện tượng phổ quát cả trong nhận thức,

cũng như trong ngôn ngữ. Cái riêng chỉ bộc lộ ở phương diện ngôn ngữ đặc thù
được dùng để biểu thị quan hệ so sánh mà thôi (tiếng Việt: như, tiếng Anh: like,
as…as…, tiếng Nga: kak…)

-

Thứ hai là khi lựa chọn cái so sánh, người nói các ngơn ngữ khác

nhau đều chọn những đối tượng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của
mình. Đó là cái có tính chất phổ qt. Cịn cái riêng thì bộc lộ ở sự lựa chọn đối
tượng cụ thể nào và dùng nó để biểu trưng cho cái gì. Ví dụ: so sánh thành ngữ
“nóng như lửa” của người Việt. Người Anh cũng nói as hot as fire. Như vậy cả
hai dân tộc đều chọn lửa (fire), cái quen thuộc trong đời sống của mình để làm
cái so sánh. Song cái riêng của mỗi dân tộc lại bộc lộ ở chỗ: người Việt có xu
hướng dùng lửa biểu trưng cho cái nóng của tính cách con người, còn người
Anh lại dùng fire (lửa) biểu trưng cho mức độ của cái nóng có tính vật lý. Mặt
khác lại có những trường hợp, để biểu trưng cho cùng một ý tưởng , nhưng mỗi
dân tộc lại chọn riêng cho mình một đối tượng riêng để so sánh, ví dụ: cùng nói
20


về chuyện đắt, người Anh so sánh: đắc như bánh nóng, nhưng người Việt lại nói
đắt như tơm tươi…
-

Thứ ba là khi đối chiếu so sánh ngữ liệu giữa hai ngơn ngữ, trong đó

thành ngữ, ngồi xu hướng chọn đối tượng, so sánh và xu hướng biểu trưng hóa
có sự khác nhau giữa các dân tộc, ta cịn thấy có sự khác nhau trong thái độ
đánh giá, trong sự biểu cảm ở các sự kiện ngơn ngữ này nữa.
Ví dụ về trâu và bò trong tiếng Việt, trong sự so sánh với tiếng Hán.
Trong tiếng Việt có trâu phân biệt với bò. Nhưng trong tiếng Hán cả trâu
và bò đều được gọi là ngưu. Muốn diễn đạt khái niệm bò, người Hán khơng có
từ đơn dùng biểu thị, mà phải dùng một ngữ là hoàng ngưu. Trong thành ngữ

tiếng Hán lão hồng ngưu có nghĩa đen là “con bị già” thường được dùng để
biểu trưng cho người lao động cần mẫn, tốt bụng, đáng được tơn trọng. Cịn đối
với người Việt, bò và trâu được đánh giá khác nhau. Hãy so sánh: con trâu là
đầu cơ nghiệp, yếu trâu hơn khỏe bò, mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu, khỏe như
trâu… và ngu như bị, ngu như con bị tót, (thằng) đầu bị/ đầu bị đầu
bướu…Những ví dụ này cho thấy, thái độ đánh giá ẩn tàng trong quá trình biểu
trưng hóa ở từ bị là âm tính, cịn ở từ trâu là dương tính.
c. Nghiên cứu thành ngữ theo hướng đồng đại, dùng phương pháp miêu
tả.
Khi nghiên cứu thành ngữ theo hướng này sẽ rất hữu ích nếu chú ý nghiên
cứu và miêu tả kỹ các biến thể của thành ngữ. Bởi lẽ ở các biến thể của thành
ngữ không chỉ hàm chứa những qui tắc biến đổi về hình thái – cấu trúc, những
qui tắc tạo nghĩa của thành ngữ, mà cịn tàng ẩn cả những trầm tích văn hóa –
ngơn ngữ mang tính phương ngữ (kể cả phương ngữ địa lý cũng như phương
ngữ xã hội).
Hãy so sánh:

21


ba voi không được bát nước xáo
mười voi không được bát nước xáo
trăm voi khơng được bát nước xáo
ba bị khơng được tréc canh.
Trầm tích văn hóa – ngơn ngữ tàng ẩn ở các biến thể này chính là sự lựa
chọn giữa voi hay bò, bát hay tréc và nước xáo hay canh.... Trong hướng nghiên
cứu thành ngữ trên quan điểm đồng đại, theo chủ đề cũng cần lưu ý đến một
cách tiếp cận có tính tổng hợp khi miêu tả; đó là cách tiếp cận vận dụng tổng
hịa các phương tiện ngôn ngữ liên quan đến chủ đề đang được nghiên cứu, chứ
khơng giới hạn bó hẹp ở một loại cứ liệu thuần túy nào.


2.3.

Lạm bàn về chuyện ăn, hay là văn hóa ẩm thực của người Việt

qua thành ngữ tục ngữ
Trong đời thường, chuyện ăn, chuyện nói, chuyện gói, chuyện mở…là
những việc quá quen thuộc hằng ngày đối với mọi người, ai mà chẳng biết, ai
mà chẳng làm. Biết vậy, nhưng ơng cha ta vẫn cứ có lời nhắc nhở và lưu truyền
từ đời này sang đời khác rằng phải học ăn, học nói, học gói, học mở. Nó được ví
như trẻ con, nếu như từ nhỏ ơng bà, cha mẹ, anh chị không bế bồng, tập ngồi,
tập đi, tập nói, tập ăn…thì làm sao có thể nên người được. Ăn thường được coi
là chuyện có tầm quan trọng hàng đầu. Có những người ăn để mà sống (chứ
không phải sống để ăn). Tác dụng và ý nghĩa của sự ăn là rất đa dạng và sâu
sắc: có thực mới vực được đạo, thực túc binh cường (lương ăn đầy đủ thì qn
đội hùng mạnh)…Có những người ăn cốt là để biết, coi là một thú chơi, để
thưởng thức.
Ăn lấy thơm lấy tho, chứ ai ăn lấy no lấy béo
22


Ăn lấy vị, chứ ai lấy bị mà mang.
Có lẽ vì thế mà dân gian vẫn thường lên án những phường giá áo túi cơm,
hoặc ăn như rồng cuốn…
Muốn có cái ăn, muốn hưởng thụ tất nhiên phải làm việc: tay làm hàm
nhai, tay quay miệng trễ, thẳng da lung (thì) chùng da bụng… Tương ứng với
làm việc thì cịn có trách nhiệm: Ăn đã vậy, múa gậy làm sao, muốn ăn lúa phải
tìm giống, muốn ăn oản phải giữ lấy chùa, muốn ăn két phải đào giun, muốn ăn
cá cả phải thả câu dài…đó là cách hưởng thụ chính đáng chứ khơng phải cốc
mị cị xơi, ngồi mát ăn bát vàng…

Để có được miếng ăn, các cụ ta từ lâu đã ý thức rất rõ đó khơng phải là
chuyện dễ dàng. Đầu tiên phải biết quý cái tư liệu giúp ta làm ra miếng ăn, ni
sống con người, Đó là: rừng vàng biển bạc, con trâu là đầu cơ nghiệp, hay tất
đất tất vàng.
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tất đất tất vàng bấy nhiêu
Thứ đến là phải chịu thương chịu khó, là phải làm việc. làm ruộng ăn cơm
nằm, chăn tằm ăn cơm đứng, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, bán mặt cho đất bán
lung cho trời…
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay mn phần.
Có ăn rồi phải biết dành dụm, tằn tiện, ăn bữa nay (phải biết) lo bữa mai,
phải tích cốc phịng cơ, bởi vì tháng tám chưa qua tháng ba đã đến
Đó là những kinh nghiệm quý báu được ông cha ta tổng kết từ ngàn đời
nay liên quan đến việc đảm bảo tính an tồn, tính bền vững của sự sống con
23


người. khơng dừng lại ở đó, các cụ cịn quan tâm đến chất lượng ăn uống, điều
này thể hiện qua lựa chọn lương thực và thực phẩm:
-

Lương thực: lúa gạo, ngô, khoai, sắn: cơm tẻ là mẹ ruột, được mùa

chớ phụ ngô, khoai, gạo chợ, nước sông, củi đồng…
-

Thực phẩm: tương, cà, muối, mắm, rau, dưa, thịt…tương là gia

bản, có cá thì vạ cơm…

Tích lũy kinh nghiệm những loại lương thực, thực phẩm thành đặc sản
từng vùng miền.
Lúa đồng Ngâu, trâu n Mỹ
Quan kẻ Mọc, thóc Mễ Trì,
Rau ao Thủ, củ vườn Lai, gạo đồng Đỗ, nghiêm chỉnh giếng Đình…
Văn hóa ẩm thực người Việt thì sự tổ hợp các món ăn với nhau và với
những loại gia vị đặc trưng là có cơ sở khoa học và là một nghệ thuật. Tết
nguyên đán ngoài bánh dầy, bánh chưng xanh ra cịn có thịt mỡ, dưa hành, câu
đối đỏ…,
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tơi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi, mẹ hỡi mua tôi đồng riềng!
Hoặc: cơm tám ăn với chả chim
Chồng đẹp, vợ đẹp, ngồi nhìn cũng no.
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam đã phản ánh khá rõ nét nhiều đặc
trưng của thứ sản phẩm văn hóa ẩm thực độc đáo này của Việt Nam: má(như
24


hai cái bánh đúc), da bánh mật, bánh chưng ra góc, bánh ú trao đi, bánh trì trao
lại, Tết mồng ba thịt gà trôi nước…riêng bánh trôi, Hồ Xuân Hương có bài thơ
vịnh:
Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Nhỏ to trịn méo do người nặn
Riêng em vẫn giữ tấm lòng son.
Các cụ xưa dạy rằng: miếng ăn là miếng nhục, có nghĩa là ăn khơng đúng
chuẩn văn hóa ứng xử cộng đồng. ăn cịn thể hiện quan hệ song phẳng: ăn
miếng trả miếng, ăn miếng chả trả miếng nem, ăn tám lạng trả nữa cân…thể

hiện cho sự địi hỏi cơng bằng xã hội.
Cái đạo lí người Việt là giàu lịng vị tha, thắm tình làng xóm, nặng nghĩa
đồng bào. Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân.
Khi ăn phải phân biệt rõ ràng người trên kẻ dưới, vai chủ- vai khách,
không được phép xô bồ, cá mè một lứa: ăn đưa xuống, uống đưa lên, khách ba
chủ nhà bảy, ăn trông nồi, ngổi trông hướng,…
Thế mới biết ăn là chuyện thường, mà cần yếu cho sự sống biết mấy! Ta cứ
tưởng ăn là dễ dàng. Vâng! Ăn thì dễ thật, nhưng ứng xử sao cho đúng, cho có
văn hóa, cho phù hợp với bản sắc của dân tộc mình, thì sao mà khó, mà phức
tạp và tình tế làm vậy! Các cụ dạy chí phải: phải học, học ăn, học nói, học gói,
học mở! Học cả đời cũng chẳng hết được những điều cần biết để làm người đâu!

2.4.

Tiểu kết

25


Thành ngữ cũng như ca dao, tục ngữ, là kho tàng vơ giá của dân tộc, tích
lũy hồn Việt. Thành ngữ khơng đơn thuần là thành ngữ, nó là văn học, là ngơn
ngữ, là văn hóa. Người Việt đã tạo ra nó một cách tài tình và sử dụng nó theo
cách khéo léo, tinh tế; ví như Hồ Chí Minh chẳng hạn. Thế hệ chúng ta, sáng
tạo thành ngữ của thời đại mình nhưng cũng đừng bao giờ quên tinh hoa cha
ông để lại.

26


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hạnh Cẩn (2000), Thành ngữ tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hóa
Thơng tin.
2. Diên Hương (1992), Thành ngữ điển tích, NXB Tổng hợp Đồng Tháp.
3. Hoàng Văn Hành (1991), Thành ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và
khám phá, NXB Khoa học Xã hội.
4. Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, NXB Khoa học
Xã hội.
5. Tiêu Minh Hà (2007), Đi tìm điển tích thành ngữ, NXB Thông Tấn.
6. Viện Ngôn ngữ học (1999), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, NXB Khoa
học Xã hội.

27


×