Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Full NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HỌ HÁN TẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 69 trang )

I.

Dẫn Nhập

Nếu văn hóa được xem như là một tổng thể các hệ thống tín hiệu do con người sáng tạo nên,
thì ngơn ngữ lại là một hệ thống tín hiệu tiêu biểu nhất, hoàn chỉnh nhất và cần thiết nhất để
hình thành xã hội lồi người, các cộng đồng tộc người. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy,
công cụ của giao tiếp xã hội. Mỗi dân tộc bằng cơng cụ tư duy của mình đã nhận thức thế
giới khách quan và phân cắt thực tại theo tâm thức của mình. Qua ngơn ngữ người ta nhận
diện được những nét đặc trưng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của mỗi dân tộc.
Khi nghiên cứu về một ngôn ngữ ta phải tìm hiểu nguồn gốc, đặt nó trong một vùng địa lí
xác định. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà nghiên cứu phải đặt các ngôn ngữ thuộc ngữ
hệ mà mình muốn nghiên cứu vào một bối cảnh địa lí-văn hố của một khu vực cụ thể. Đối
với các ngơn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, ta đặt nó trong bối cảnh khu vực Đơng Nam Á.
Về mặt khí hậu, Đơng Nam Á chủ yếu có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Về mặt nhân chủng, Đơng Nam Á được coi là một trong những cái nôi của nhân loại góp
phần vào sự hình thành tổ tiên của lồi người. Cách đây 4 vạn năm, Đông Nam Á là nơi
chứng kiến bước nhảy vọt từ người vượn (Home Erestus) đến ngườikhôn ngoan
(Homosapiens). Đồng thời, nơi đây đã diễn ra sự giao hoà giữa hai đại chủng Australoide và
Mongoloide dẫn tới sự hình thành nhiều loại hình nhân chủng khác nhau, đó chính là cơ sở
để hình thành các bộ tộc với nhiều dáng vẻ phong phú đa dạng nhưng cũng đồng nhất về
nhân chủng và ngôn ngữ.
Đông Nam Á là khu vực có bức tranh về thành phần dân tộc và ngôn ngữ hết sức đa dạng và
phức tạp. Cư dân Đông Nam Á trong lịch sử và hiện nay vừa có mối quan hệ cội nguồn vừa
có mối quan hệ tiêp xúc lâu dài trong lịch sử. Vì vậy, chúng ta sẽ phải quan tâm đến không
chỉ lịch sử ngơn ngữ mà cả lịch sử văn hố. Theo đó, vùng địa lí Đơng Nam Á hồn tồn
khơng bó hẹp trong khn khổ hành chính hiện tại mà phải mở rộng trong một khơng gian
văn hố có từ cổ xưa cho đến hiện nay. Trong khơng gian văn hố ấy chắc chắn sẽ có sự
giao lưu, tiếp xúc, vay mượn trong q trình phát triển của các ngơn ngữ.
Vùng Đơng Nam Á hành chính hiện nay gồm có 11 quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam, Malayxia ở trong phần đất liền (cịn gọi là Đơng Nam Á lục địa) ;


Philippin, Brunây, Singapor, Inđônêxia, Đông Timo thuộc phần hải đảo. Nhưng nếu chúng
ta chỉ quan tâm đến sự phát triển của ngơn ngữ trạng thái địa lí hiện nay thì sẽ khơng biết
đến sự tiếp xúc ngơn ngữ trước đây của nó. Vì vậy, chúng ta phải đặt ngơn ngữ trong trạng
thái địa lí lịch sử gọi là vùng địa lí Đơng Nam Á văn hố.
Vùng Đơng Nam Á văn hố khơng chỉ bó hẹp trong 11 quốc gia thuộc Đơng Nam Á địa lí
mà cịn bao gồm cả phần lãnh thổ phía Nam Trung Quốc và phía Đơng Ấn Độ.
Trong khu vực Đơng Nam Á văn hố, có rất nhiều ngơn ngữ quan trọng thuộc nhiều họ
ngơn ngữ khác nhau. Theo giáo sư Trần Trí Dõi thì “Họ ngôn ngữ là một tập hợp nhiều


ngơn ngữ mà giữa chúng có thể xác lập được những nét chung cho phép giải thích chúng
cùng dẫn xuất từ một dạng thức cội nguồn theo những quy luật nhất định”. Ở vùng Đơng
Nam Á văn hố có thể xác định có 5 họ ngơn ngữ : Nam Á, Nam Đảo, Thái-Kađai, MèoDao và Hán- Tạng. Trong đó, Hán-Tạng là họ ngơn ngữ có số lượng người nói lớn nhất khu
vực. Họ này có 2 nhánh lớn là nhánh Hán và nhánh Tạng –Karen
II.

Khái quát chung về ngữ hệ Hán-Tạng
1. Đặc điểm
Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng được xếp vào loại hình ngơn ngữ đơn lập.
Khi nói về các ngơn ngữ đơn lập, người ta thường nói tới những đặc điểm chủ
yếu, cơ bản là:
Đây là những ngôn ngữ có tính đơn tiết, phi hình thái, tức là khơng có sự
biến đổi hình thái của từ và hợp dạng trong hoạt động ngơn ngữ.
• Các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật
tự từ và các hư từ.
• Ở nhiều ngơn ngữ đơn lập điển hình thì có đơn vị được gọi là hình tiết,
tức các đơn vị hình thái thường có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết.
Tộc người sử dụng
Hiện nay có nhiều người cho rằng phía đơng Châu Á thuộc Trung Quốc hiện
nay là trung tâm phân bố ngữ hệ Hán-Tạng.

Cư dân Hán thuộc dân tộc Hán ở Trung Quốc.
Cư dân Tạng-Miến có nguồn gốc từ cư dân du mục gọi là Chiang cư trú ở tây
bắc nước Trung Hoa cổ, giữa sa mạc GôBi và miền đông bắc Tây Tạng hiện
nay. Sinh tụ kế cận với người Bách Việt. Nhưng do sự lấn chiếm của người
Hán họ đã dời quê hương xuống phía nam. Tiếp xúc với người Thái, Mèo,
Dao và tiến hành di cư theo hướng Bắc Nam tới tận vùng Thượng Miến và
Bắc Đông Dương hình thành các tộc người nói ngơn ngữ Tạng-Miến hiện nay.


2.

3.Vai trị , vị trí của ngữ hệ Hán-Tạng
Phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Á
Hiện nay người ta tính ra có khoảng 6500 ngơn ngữ trên thế giới. Mỗi ngôn ngữ phát triển
theo nhu cầu của người nói, lai giống với những dân tộc láng giềng để sinh ra những chi
nhánh mới.
Tuy nhiên số sinh ngữ (langue vivante) luôn luôn thấp dần. Những nhà ngôn ngữ học đốn
phỏng chừng cách đây 500 năm có thể có 10 000 ngôn ngữ. Hiện nay mỗi năm mất khoảng
25 ngôn ngữ và có những chuyên gia nghĩ rằng từ đây cho tới năm 2100, 90% những ngôn
ngữ hiện nay đang dùng sẽ biến mất.
Tiếng Trung Hoa được trên 1,2 tỉ người dùng và hiện tại là một ngôn ngữ phổ biến nhất.
(Tuy nhiên, chỉ có chữ viết mới dùng chung cho tất cả những người nói tiếng Hán).


Tiếp theo là tiếng Anh với 650 triệu người nói
và tiếng Ấn độ hindi-ourdou 550 trìệu người dùng
Tiếng Pháp đứng hạng thứ 10 (150 triệu)
Từ số liệu thống kê trên ta có thể thấy ngữ hệ Hán –Tạng được sử dụng rộng rãi và nhiều
nhất trên thế giới, đóng 1 vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong hệ thống các ngôn ngữ.


4.Sự phân bố

Ngữ hệ Hán Tạng là một ngữ hệ lớn trên thế giới, không chỉ phân bố ở Đơng Nam Á mà
cịn được phân bố ở cả vùng Đông Á, bao gồm hơn 300 ngôn ngữ. Họ ngơn ngữ này có 2
nhánh lớn là nhánh Hán (sinitic) và nhánhTạng – Karen(tibeto- karen). Chỉ tính riêng nhánh
Hán, theo con số thống kê năm 1990, đã có khoảng 1 tỷ 50 triệu người sử dụng.Đứng thứ
hai sau ngữ hệ Ấn-Âu về số lượng người sử dụng. Địa bàn cư trú của cư dân nói họ ngơn
ngữ này phân bố ở vùng Đông Nam Á, chủ yếu là Trung Quốc, vùng Tây Tạng, Miến Điện
và phần nào ở Thái Lan và Việt Nam.
3.1 Nhánh Hán
Nhánh Hán là nhánh có số lượng người nói đơng nhất. Tiếng Hán, tuy là một ngôn ngữ
thống nhất nhưng bao gồm rất nhiều những phương ngữ khác nhau, tập trung thành hai vùng
rõ rệt: vùng phía Bắc và vùng phía Nam. Tiếng Hán phổ thơng, dựa trên phương ngữ vùng
Bắc có trên 500 người sử dụng. Các phương ngữ phía Nam, thuộc phía Nam sơng Dương
Tử chia ra những vùng nhỏ như Vũ, Quảng Đông, Hắc Ká , Min, v.v… Tiếng Hán là ngơn
ngữ có truyền thống văn tự từ 1500 trước công nguyên. Chữ Trung Quốc có nguồn gốc bản


địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt
Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của
dân bản địa ở từng nước.
Những quốc gia chịu ảnh hưởng của chữ Hán:
Chữ Hán phồn thể được dùng chính thức (Trung Hoa Dân Quốc, Macao, Hồng Kông)
Chữ Hán giản thể được dùng chính thức nhưng chữ Hán phồn thể vẫn thơng dụng
(Singapore, Mã Lai)
Chữ Hán giản thể được dùng chính thức (CHND Trung Hoa)
Được sử dụng song song với hệ chữ viết khác trong cùng ngôn ngữ (Hàn Quốc và Nhật
Bản)
Đã từng được dùng chính thức nhưng nay khơng dùng nữa (Mông Cổ, Triều Tiên và Việt
Nam)

3.2 Nhánh Tạng-Karen
Khu vực sử dụng phân hệ này rất rộng lớn, trải dài từ Tây Tạng và đơng bắc Ấn Độ ở phía
tây, phần lớn lãnh thổ Miến Điện (ngày nay gọi là Mianma) ở phía nam cho đến vùng tây
nam Trung Quốc ở phía đơng. Nhánh Tạng – Karen (tibeto – Karen) được chia thành 2 tiểu
nhánh là tiểu nhánh Karen và tiểu nhánh Tạng – Miến (Tibeto – Burman). Người Karen hiện
nay sinh sống ở phần biên giới Miến Điện – Thái Lan. Dân số tiểu nhánh này ước khoảng
vài triệu người. Trong sự phân loại nguồn gốc cũng có một vài nhà ngôn ngữ học không coi
tiểu nhánh Karen là một tiểu nhánh riêng trong nhánh Tạng -Karen mà chỉ coi như là một
nhánh của Tạng – Miến. Và như vậy lúc này những nhà nghiên cứu đó chỉ nói tới một họ
ngơn ngữ Hán – Tạng với hai nhánh chính là nhánh Hán và nhánh Tạng _ Miến.
Nhánh ngôn ngữ Tạng – Miến mà chúng ta đang nói tới được chia thành năm nhóm: Nhóm
Tạng (Tibetan) sinh sống ở lãnh thổ Tây Tạng; nhóm Bơđơ-Naga-Kachin ở bang Assam (Ấn
Độ); nhóm Gyarung-Mishmi ở Nêpan, Đông Bắc Ấn Độ và Nam Tây Tạng; Nhóm NagaKuki-Chin gồm các ngơn ngữ Bắc Mianma, Đơng Bắc Ấn Độ và cuối cùng là nhóm ngơn
ngữ Miến-Lơ lơ. Nhóm Miến-Lơlơ gồm có 2 tiểu nhóm: tiểu nhóm Miến và tiểu nhóm Lơlơ.
Tiểu nhóm Miến gồm các ngơn ngữ của nhóm cư dân cư trú trên lãnh thổ Mianma. Tiểu
nhóm Lơlơ là các ngơn ngữ Tạng-Miến của những cư dân như Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lơ
Lơ, Cống và Si la ở miền Bắc Việt Nam và những cư dân sống dọc vùng biên giới giữa Việt
Nam, Lào và Trung Quốc,…
Hầu hết các nhà ngôn ngữ học và khảo cổ học đều cho rằng quê hương của ngơn ngữ Tạng
Miến nằm ở phía bắc, xung quanh Tây tạng, phía tây Szechwan, Vân Nam và ở thượng lưu
các con sông Dương tử, Brahmaputra, Irrawaddy và Mêkông. Quê hương của tiếng Hán
nằm xa hơn về phía bắc, trên sơng Hoàng Hà. Sự mở rộng của tiếng Hán bắt đầu từ khu vực
này và sau đó mở rộng đến tận miền nam Trung Quốc
Dựa theo sơ đồ của M.Ruhlrn , chúng ta có thể thể hiện hình cây phổ hệ của họ ngôn ngữ
Tạng – Miến như sau:

Bắc
Hán
Họ
Hán-Tạng


Nam


ghcôhuo
Tạng- Karen

Karen

Karen

Tạng-Miến

Tạng
Bôđô-Naga-Kachin
Gyarung-Mishmi
Naga-Kuki-chin
Miến-Lôlô

III.

Các dân tộc sử dụng ngữ hệ Hán-Tạng ở Việt Nam

Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á
hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hố trong khu vực. Ở đây có đủ 5 ngữ hệ
lớn trong khu vực Đông Nam Á: Ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo,Tai-Kađai, Mèo-Dao và ngữ hệ
Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngơn ngữ khác nhau:
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Mơn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho,

Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nơng, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ơi,
Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mơng - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mơng, Pà thẻn.
- Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lơ lơ, Phù lá, Si la.


Mặc dù
tiếng
nói của
các dân
tộc
thuộc
nhiều
nhóm
ngơn
ngữ
khác
nhau,
song do
các dân
tộc sống
rất xen
kẽ với
nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen
kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn
hoá riêng của dân tộc mình. Ở đây cái đa dạng của văn hố dân tộc được thống nhất trong
quy luật chung - quy luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái

chung của cặp phạm trù triết học.
Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán-Tạng ở Việt Nam thuộc hai nhánh: Nhánh Hán và nhánh
Tạng-Karen. Thuộc nhánh Hán có 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu. Thuộc chi Tạng-Miến,
nhánh Tạng-Karen, tiểu nhóm Lơlơ, nhóm Miến-Lơlơ bao gồm 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì,
Phù Lá, Lơ Lơ, La Hủ,Si La
1.Nhánh Hán
1.1Dân tộc Hoa
1.1.1 Tên gọi và các nhóm địa phương
a. Tên tự gọi
Người Hoa có tên tự gọi là: Hoa, Hán, Hồ
b.Các nhóm địa phương hay những tên gọi khác


Ngoài những tên tự gọi trên, người Hoa và các nhóm địa phương cịn có những tên gọi khác.
Những tên này có do các nhóm địa phương gọi nhau, song cũng có những tên do dân tộc
khác đặt cho:
Người Sường Phống hay Xảng Phang (Thượng Phương) là người Hoa ở các tỉnh phía bắc
đến Việt Nam. Đây là những tên gọi theo phiên âm phương ngữ Quảng Đông tiếng Trung
Quốc hiện đại. Người Sường Phống bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau là:Xìa Phống (Hạ
Phương), Xạ Phang, Hạ là tên gọi chỉ người Hoa từ Hoa Nam (Trung Quốc) đến. Đây là
những tên gọi được phiên âm theo phương ngữ Quảng Đông tiếng Trung Quốc hiện đại.
Theo Đặng Nghiêm Vạn thì tên gọi Xạ Phang là tên gọi khơng đúng.
Người Liêm Châu là tên gọi chỉ những người Hoa ở Liêm Châu, Khâm Châu, Hợp Phố-nơi
cư trú cũ của họ ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)-đến Việt Nam vào triều đại Mãn Thanh.
Người Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Đông,…là tên gọi chỉ người Hoa ở Triều
Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông,…- nơi cư trú cũ của họ tại các tỉnh ở Trung Quốc.
Người Thòng Nhằm là tên gọi người Hoa vào Việt Nam từ đời nhà Đường. Nhóm người
này còn được gọi là người Đường.
Người Minh Hương là tên gọi chỉ người Hoa đến cư trú ở Việt Nam vào đời nhà Minh.
Hắc Láo là tên gọi do người Sán Dìu đặt để chỉ người Hoa.

Mán Hoa là tên gọi do dân tộc khác đặt mang tính chất miệt thị.
1.1.2 Nguồn gốc
Việc di dân của người Hoa vào Việt Nam cũng như tới các nước thuộc khu vực Đông Nam
Á là một quá trình diễn ra rất phức tạp, lâu dài, liên tục và gắn liền với nhiều đợt, nhiều hình
thức trong lịch sử, từ lẻ tẻ, tự phát đến dồn dập, ồ ạt và quy mơ.
Q trình định cư của người Hoa ở Việt Nam, đặc biệt là ở Nam bộ, ít ra là đã trên 3 thế kỷ.
Những cộng đồng tộc người từ Trung Quốc sang Việt Nam định cư đã dần hội nhập vào
cộng đồng Việt, đã nhập quốc tịch Việt Nam, và từ đó họ mang tên gọi mới: người Hoa.
Người Hoa đến Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể đến một số
đợt di dân lớn vào Việt Nam và Đàng Trong từ thế kỷ 17 đến nay như cuộc di dân của Mạc
Cửu (Mac King Kiou) và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên, thuộc tỉnh
Kiên Giang) vào năm 1671. Năm 1679, nhóm các tướng Trung Hoa là Trần Thượng Xuyên
(Trần Thắng Tài-Tchen Tchang Tchouen) và Dương Ngạn Địch (Yang Yen Ti) đổ bộ xuống
Đà Nẵng. Chúa Nguyễn cho họ vào vùng đất phương Nam khai khẩn. Trần Thượng Xuyên
định cư ở Biên Hoà –Cù Lao Phố (tỉnh Đồng Nai); Dương Ngạn Địch định cư ở Mỹ Tho
(tỉnh Tiền Giang).
Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ
Lớn….Năm 1949, Đảng Cộng Sản Trung Quốc giải phóng Trung Hoa, một số Quốc Dân
Đảng chạy sang Đài Loan, và một số sang Việt Nam .
Như vậy, từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20, người Trung Hoa đã sang Việt Nam thành 4 đợt
lớn, bằng đường thủy và đường bộ. Hai khu vực cư trú lớn nhất ở Gia Định là làng Thanh
Hà ở Biên Hoà và làng Minh Hương ở Chợ Lớn.
1.1.2 Dân số và địa bàn cư trú


Người Hoa là một dân tộc trong 54 cộng đồng tộc người ở Việt Nam, cư trú tại nhiều địa
bàn khác nhau trong cả nước, như ở miền núi, nông thôn và biển. Họ sống xen kẽ với người
Việt và hoà nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sơng Cửu Long là những trung tâm thu hút người
Hoa đến định cư đông.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 1999, cả nước có 862.371 người Hoa, trong đó tại
thành phố Hồ Chí Minh đã có đến 428.768 , chiếm tỉ lệ 49,71% người Hoa cả nước. Hiện
nay, ở Việt Nam, người Hoa sống tập trung tại một số tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang,
Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Yên, thành phố Hà Nội, Quảng Nam, Bình Thuận, Đồng Nai…
Có thể thấy sự phân bố của tộc người này ở Việt Nam qua một số vùng có đơng người Hoa
cư trú:
Duyên hải Nam Trung bộ
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

8.782
21.165
581.950
199.778

( Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1999 của Tổng cục Thống kê. Hà Nội. Thống kê 2001)
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt
tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Hoa cư trú tập trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người,
chiếm 50,3 % tổng số người Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910
người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783 người), Bắc
Giang (18.539 người). Như vậy, người Hoa là một trong hai dân tộc duy nhất tại Việt Nam có
dân số giảm trong 10 năm 1999-2009, dân tộc còn lại là người Ngái, một cộng đồng nói tiếng
Hoa được chính phủ Việt Nam tách ra từ người Hoa vào thập niên 1970.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa sống tập trung đông đảo tại các tỉnh Tiền
Giang, An Giang, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà
Mau…
Ở thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa có mặt hầu hết các quận, tập trung đơng tại quận 5,
6, 11.
1.1.4 Văn hóa

Hoạt động sản xuất: Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa
nước là đối tượng canh tác chính, ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn
bán... Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng
Nai), làm giấy súc, làm nhang (thành phố Hồ Chí Minh)... Một bộ phận người Hoa cư trú ở
ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, người Hoa ln coi trọng chữ "tín".


Ăn: Lương thực chính là gạo, nhưng trong bữa ăn thường có các loại như mì xào, hủ tiếu...
Ở các gia đình bình dân, buổi sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những
nhà khá giả hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại... Người Hoa có kỹ thuật nấu ăn giỏi, thích các
món ăn xào mỡ với gia vị.

Thức uống của người Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc mát, bồi dưỡng "lục
phủ, ngũ tạng". Các loại trà sâm, hoa cúc... là những thứ thơng dụng trong mọi gia đình.
Những dịp hội hè, lễ, tết nam giới cũng quen dùng rượu. Thuốc lá được nhiều người hút, kể
cả phụ nữ, nhất là những người phụ nữ có tuổi.
Trang phục:
Trong cách ăn mặc, đàn ông dùng quần áo như đàn ông Nùng, Giáy, Mông, Dao... Đàn bà
mặc quần, áo 5 thân cài cúc vải ở bên nách phải, dài trùm mông, áo cộc tay cũng 5 thân. Các
thầy cúng có y phục riêng khi làm lễ. Nón, mũ, ơ là các đồ đội trên đầu thông dụng của
người Hoa.

Những trang phục gọi là truyền thống của người Hoa hiện chỉ còn thấy ở một số người có
tuổi hay trong các nghi lễ cưới xin, tang ma. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy
một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sườn xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần
đùi. Màu sắc trang phục của họ, nhất là các thiếu nữ thích màu hồng hoặc màu đỏ, cùng với
các sắc màu đậm. Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ
đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi. Phụ nữ thích dùng đồ
trang sức, đặc biệt là vòng tay (bằng đồng, vàng, đá, ngọc...), bơng tai, dây chuyền... Ðàn

ơng thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức.
Nhà cửa:


Những người làm nghề nơng thường sống thành thơn xóm. Làng thường ở ven chân núi,
trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Trong làng,
nhà ở bố trí sát nhau theo dịng họ. Ở thành thị họ thường sống tập trung trong các khu phố
riêng.
Nhà cổ truyền của người Hoa có những đặc trưng mang dấu ấn của người phương Bắc rất
rõ. Kiểu nhà "hình cái ấn" là rất điển hình. Nhà thường năm gian đứng (khơng có chái). Bộ
khung với vì kèo đơn giản, tường xây gạch một rất dày. Mái lợp ngói âm dương. Mặt bằng
sinh hoạt: nhà chính bao giờ cũng thụt vào một chút tạo thành một cái hiên hẹp. Gian chính
giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, đồng thời còn là nơi tiếp khách. Các gian bên đều có tường
ngăn cách với nhau. Đến nay nhà người Hoa đã có nhiều thay đổi: có một số kiểu nhà là
biến dạng của nhà cổ truyền. Nhưng cũng có những kiểu nhà, người Hoa tiếp thu của người
Tày hay người Việt.
Nhà cửa thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Nhà thường xây
bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng hay là quế, lá tre, phên lứa...
Nổi bật trong nhà ở là các bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ Phật và các vị thần cùng các câu đối,
liễn, các giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên

Quan hệ xã hội:
Người Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khu vực
đơng đúc và gắn bó với nhau. Trong đó các gia đình cùng dịng họ thường ở qy quần bên
nhau. Xã hội phân hoá giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao.
Mối quan hệ với những người cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dịng họ có một từ
đường để thờ cúng. Hàng năm vào một ngày nhất định, những người cùng họ tụ tập tại từ
đường để làm lễ giỗ tộc họ. Những hoạt động kinh doanh, sản xuất thường có các hội nghề
nghiệp tương ứng. Những hội này đều có một vị tổ và một ngày giỗ tổ trong năm.
Gia đình được xây dựng theo chế độ một vợ một chồng khá bền vững và mang tính phụ hệ.

Người Hoa thường dựng vợ gả chồng cho con trong cùng một nhóm địa phương. Trưởng
họ, ơng mối, các chức dịch đóng vai trị khá quan trọng trong hôn nhân. Hiện nay, phụ nữ
xây dựng gia đình khá muộn (tuổi cưới trung bình là 28, 30) và số con ít nhất (trung bình
một phụ nữ sinh 2 hoặc 3 con).
Lễ tết: Trong một năm có nhiều ngày lễ tết: Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Ðoan
ngọ, Trung nguyên, Trung thu.
Tết Nguyên đán vào những năm cũ chuyển sang năm mới theo âm lịch và kéo dài tới ngày
rằm tháng giêng (tết Nguyên tiêu). Lễ Nguyên tiêu là đặc trưng lễ tết của người Hoa, mọi
hoạt động tập trung nhất của tín ngưỡng và văn hoá truyền thống đều được biểu hiện trong
dịp này.


Học chữ Hoa - một nhu cầu bức thiết của người Hoa ở Việt Nam đã được Ðảng và Nhà
nước quan tâm và tạo điều kiện. Hiện nay học chữ hoa đang phổ biến rộng rãi trong cư dân
người Hoa ở các địa phương.
Thờ cúng: Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ
cúng các vị thần phù hộ (thần bếp, thổ địa, thần tài...) và một số vị thánh và bồ tát (Quan
Công, bà Thiên Hậu, ông Bổn, Nam Hải Quan Âm...)
Hệ thống chùa miếu khá phát triển. Chùa miếu của người Hoa thường gắn liền với các hội
quán, trường học. Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hố cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ.
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ người Hoa thuộc nhánh Hán của ngữ hệ Hán-Tạng.Ở Nam bộ, cộng
đồng người Hoa bao gồm 5 nhóm ngơn ngữ : Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải
Nam và Hẹ.

Học: Chữ Hán được dạy và học trong các trường phổ thơng.
Văn nghệ: Sinh hoạt văn hố truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như hát, múa,
hài kịch... với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị, nguyệt...), chập choã...
Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên.
Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các "nhạc xã".
Múa lân, sư tử, rồng... là những loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng sâu rộng được

trình diễn hàng năm, vào những ngày lễ lớn, ngày lễ tết.
1.2.Dân tộc Ngái
1.2.1 Tên tự gọi và các nhóm địa phương
Trước năm 1979, người Ngái các nhóm địa phương của họ đã từng được coi là các nhóm
địa phương của người Hoa.
a.Tên tự gọi
Người Ngái có tên tự gọi là Sán Ngải (người ở rừng)


b.Tên các nhóm địa phương và các tên gọi khác
Ngồi tên tự gọi Sán Ngải, dân tộc này và các nhóm địa phương cịn có những tên
gọi: Ngái Hắc Cá (Khách Gia, Khách).
Đản là tên gọi chỉ người Ngái chuyên sống bằng nghề đánh cá với phương thức sinh
hoạt trên thuyền.
Tàn Cá Lẩu là tên gọi phiên âm theo phương ngữ Quảng Đông tiếng Trung Quốc(âm
Hán Việt là Đản Gia Lão). Đây là tên gọi do người Hoa làm ruộng nước đặt để chỉ
nhóm người Đản của dân tộc Ngái.
Sủi Sường Nhằn (mà âm Hán Việt là Thủy Thượng Nhân) là tên gọi chỉ người Đản
sống trên mặt nước (từ 1975 thay thế cho tên Đản Gia Lão).
Hờn Bạn là tên gọi chỉ người Ngái ở bản.
Sín, Xín, Sín Lẩu (mà âm Hán Việt là Thôn Lão, tức người Thôn) cũng dùng chỉ
người Ngái ở bản. Nhóm này cịn có tên gọi khác là Hờn Bạn.
Lô, Đản, Xuyến, Hắc Cá, Ngái Lần Mần cũng là những tên gọi để chỉ những nhóm
người Ngái khác nhau, song hiện chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ và ý nghĩa của các tên
gọi này.

1.2.2: Nguồn gốc:
Là một bộ phận của người Khách Gia. Trong quyển "Nguồn gốc Mã lai của dân tộc VN"
(Sài gòn 1971), Bình Ngun Lộc cho rằng Khách Gia chính là dân tộc của nước Thục (cũ)
đã bị Tư Mã Thác diệt năm -300 (Thục vương và gia tộc bị giết sạch) bỏ chạy lưu lạc. Ông

cũng cho rằng (An Dương Vương) Thục Phán là cháu nội của vua Thục cuối cùng, mượn
quân Âu Việt sang đánh chiếm nước Lạc Việt của Hùng Vuơng và lập ra nước Âu Lạc (sau
bị Triệu Đà đánh chiếm thành lãnh thổ của nước Nam Việt). Đại đa số dân tộc này ở lại Ba,
Thục (Tỉnh Tứ Xuyên) và bị đồng hoá thành Hoa tộc, nhưng những nhóm (q tộc và tùy
tùng) lưu lạc lúc đầu có ít đàn bà, đời này qua đời khác suốt hơn hai ngàn năm nên trong
nước Tàu họ cũng trở thành Hoa tộc. Sang các nước khác họ dần dần lai, vì lấy vợ khác
giống. Ở miền Nam Việt Nam họ tự gọi là người "Cắc chú" (Khách trú), người Quảng gọi
họ là người Hẹ. Người Ngái có nhiều gốc khác nhau và thiên di tới Việt Nam làm nhiều đợt.
Quá trình này diễn ra suốt thời kỳ Trung và Cận đại.
1.2.2. Dân số và địa bàn cư trú:
Người Ngái cư trú rải rác ở nhiều tỉnh thành. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999 thì tại
Việt Nam có 4.841 người Ngái. Các tỉnh thành tập trung đơng nhất là: An Giang, Thái
Ngun, Thái Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Trà
Vinh, Đồng Tháp, Bình Thuận, Hà Nam.


Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ngái ở Việt Nam chỉ cịn 1.035 người,
có mặt ở 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ngái cư trú tập trung tại các tỉnh: Thái
Nguyên (495 người, chiếm 47,8 % tổng số người Ngái tại Việt Nam), Bình Thuận (157
người, chiếm 15,2 % tổng số người Ngái tại Việt Nam), Đồng Nai (53 người), Bắc Kạn (48
người), Tuyên Quang (43 người), Đắk Lắk (37 người),Cao Bằng (30 người)..
1.2.3. Văn hóa:
Hoạt động sản xuất:
Người Ngái trồng lúa nước làm nguồn sống chính. Ngồi ra họ cịn trồng ngô, khoai, sắn,
chăn nuôi... Bộ phận ở ven biển và hải đảo sống bằng nghề đánh cá là chủ yếu. Thủ công
nghiệp với các nghề như làm mành trúc, dệt chiếu, mộc, nề, rèn, gạch ngói, nung vơi... cũng
đóng vai trị đáng kể trong đời sống của người Ngái.
Hơn nhân gia đình:
Trong gia đình, người chồng quyết định mọi việc lớn, con trai được coi trọng, con gái không
được chia gia tài khi cha mẹ chết và phải về nhà chồng sau khi cưới. Xưa kia, trai gái Ngái

được cha mẹ dựng vợ gả chồng phải trải qua hai lần cưới: lễ thành hơn và lễ nhập phịng. Để
cưới vợ cho con, nhà trai chủ động chọn tìm đối tượng dạm hỏi
Tục lệ ma chay:
Người Ngái quan niệm chết tức là linh hồn chuyển sang sống trong một thế giới khác. Vì
thế họ thường chơn theo người chết những đồ tuỳ táng mà khi sống người ta vẫn dùng. Tang
lễ có nhiều cơng đoạn phức tạp: báo tang, nhập quan, chôn cất, mở mả...
Theo phong tục Ngái, người chết được tổ chức đám ma chu đáo. Sau khi chôn cất được
cúng vào dịp 21 ngày, 35 ngày, 42 ngày, 49 ngày, 63 ngày, 70 ngày, 3 năm thì làm lễ đoạn
tang.
Văn hóa:
Người Ngái có lối hát giao duyên nam nữ, gọi là Sường cơ, rất phong phú. Có thể hát đối
nhau 5 đến 7 đêm liền vẫn không bị trùng lặp. Tục ngữ có ý nghĩa răn dạy về kinh nghiệm
làm ăn, về cách sống. Nhiều trò chơi được ưa thích như múa sư tử, múa gậy, chơi rồng rắn.
Nhà cửa:
Người Ngái sống phân tán trong các tỉnh Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh...Người Ngái thường lập thôn xóm ở sườn đồi, thung lũng hoặc ven biển, trên đảo.
Nhà phổ biến là nhà ba gian hai chái Họ ở nhà đất với nhiều kiểu kiến trúc và chất liệu lợp
mái khác nhau. Bộ phận ở ven biển và hải đảo thường sống ngay trên thuyền.
Trang phục:


Trang phục Ngái giống người Hoa (Hán). Ngoài quần áo, đồng bào cịn đội mũ, nón các loại
tự làm từ lá, mây tre, đồng thời đội khăn, che ô.

Làm những cây rơm để giữ dùng đun nấu dần là một thói quen của cư dân nơng nghiệp
trồng lúa nước ở đồng bằng và trung du. Người Ngái giữ các cây rơm trên dàn cao để
tránh mối mục và gia súc phá hoại.
Ăn:
Người Ngái ăn ba bữa trong ngày, thích ăn cháo, thức ăn chủ yếu lá rau... Ưa dùng các loại
gia vị như tỏi, ớt, gừng... trong bữa ăn.

Mặc:
Y phục thường không thêu thùa. Nam giới mặc quần lá toạ, áo có 2 hoặc 3 túi. Phụ nữ mặc
áo 5 thân dài quá mông, cài khuy vải bên nách phải, thích tết tóc cuốn quanh đầu.
Phương tiện vận chuyển:
Cư dân ở miền núi quen dùng gùi đeo, sọt gánh, còn ở miền biển thì dùng thuyền, xuồng ba
lá.
Quan hệ xã hội:
Gia đình nhỏ phụ quyền. Quan hệ cộng đồng cịn mạnh mặc dù đã xuất hiện sự phân hoá
giầu nghèo. Trong mỗi làng bản, vị trí của người tộc trưởng của dịng họ lớn nhất được đề
cao và có vai trò lớn trong việc giải quyết các quan hệ làng xóm.
Người Ngái nhận họ và phân biệt chi ngành qua hệ thống tên đệm. Họ vợ, một đại diện
chính là ơng cậu (khảo), có vai trị quan trọng trong quan hệ thân tộc. Mặc dù vậy dòng họ
Ngái vẫn mang tính huyết thống dịng cha.
Cưới xin:
Chế độ hơn nhân một vợ, một chồng. Nghi thức mỗi đám cưới với hai lần cưới: lần đầu là lễ
thành hôn, lần sau là lễ nhập phịng. Tuổi kết hơn sớm, hơn nhân máng tính gả bán cao. Sau
đám cưới cơ dâu cư trú bên chồng. Chỉ có những trường hợp đặc biệt (nhà gái khơng có con
trai, chú rể đơng anh em...) mới có hiện tượng ở rể.


Sinh đẻ:
Phụ nữ có mang và sinh nở phải kiêng khem nhiều trong cả ăn uống và hành vi. . Khi có
thai, phụ nữ Ngái kiêng cữ rất cẩn thận: khơng ăn ốc, thịt bị, dê, khơng may vá hay mua
quần áo. Sau khi sinh con 60 ngày đối với con đầu, 40 ngày đối với con thứ, người sản phụ
mới được đến nhà mẹ đẻ của mình.
Trẻ sơ sinh sau 2-3 ngày đã được mẹ cho ăn bột.

Văn hoá vật chất của người Ngái ở vùng trung du đã cải biến rất nhiều. Nhưng người phụ
nữ vẫn giữ được chiếc áo kiểu cổ cao, xẻ nách truyền thống.
Thờ cúng:

Tin vào sự tồn tại của hai phần trong con người (thể xác và linh hồn) cũng như sự tồn tại
của các thần thánh, linh hồn người). Người ngái thường thờ cúng nhiều đối tượng như tổ
tiên, thần, Phật, ma rừng, vong hồn thập loại chúng sinh... Nghi thức cúng mỗi đối tượng
khác nhau cùng các loại lễ vật khác nhau. Ðã tồn tại một lớp người chuyên hành nghề tôn
giáo.
Lễ tết:
Tết Nguyên đán vào đầu mỗi năm mới. Ngoài ra có các tết khác như Hàn thực (3-3 âm lịch),
Ðoan ngọ (5-5 âm lịch), Vu lan (15-7 âm lịch), cơm mới (10-10 âm lịch).
Học:
Người Ngái nói nhiều thổ ngữ khác nhau của tiếng Hán phương nam song xưa kia ít người
biết chữ. Ngày nay, đa số trẻ em đến tuổi đi học đều biết chữ quốc ngữ và tiếng phổ thông.
Văn nghệ:


Người Ngái có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với loại hình nghệ thuật như dân
ca, dân vũ và đặc biệt là loại văn học truyền miệng. Họ có nhiều truyền thuyết, truyện cổ
tích, thành ngữ, tục ngữ... thể hiện quan niệm của họ về thế giới quan, nhân sinh quan đến
nay còn giàu ý nghĩa nhân bản.
Chơi:
Người Ngái thích chơi cù, chơi khăng, đuổi bắt, đánh cầu lơng gà, đá cầu chinh và vài trị
chơi tập thể khác.

Ngơn ngữ:Tiếng nói của người Ngái thuộc nhóm ngơn ngữ Hán.
1.3.Dân tộc Sán Dìu
1.3.1
Tên tự gọi và các nhóm địa phương
a.Tên tự gọi
Người Sán Dìu tự gọi là Sán Déo, Sán Déo Nhin (âm Hán Việt là Sơn Dao, Sơn
Dao Nhân), tức Sán Dìu, người Sán Dìu.
b.Tên các nhóm địa phương hay những tên gọi khác

Trại là tên chỉ người Dao ở miền núi bên Trung Quốc. Nhưng khi sang Việt Nam,
người Sán Dìu lại được gọi là Trại vì họ hay ở thành từng trại ở miền trung du.
Đây cũng là một tên gọi có sự phân biệt giữa người tiến bộ (người ở đồng bằng)
và lạc hậu (người ở trung du, miền núi).
Trại Đất là tên gọi chỉ những người Sán Dìu ở nhà đất.
Trại Cộc là tên gọi chỉ người Sán Dìu mặc váy ngắn (cộc).
Trại Ruộng là tên gọi chỉ những người làm ruộng.
San Nhiêu, Slán Dảo, Sán Dìu Chộc, San Dìu Chộc, Sán Chỉ Mộc, Sán Chỉ Hà có
lẽ là do cư dân Tày Nùng gọi căn cứ vào một vài đặc điểm văn hóa của người Sán
Dìu.
Những tên gọi: Mán Quần Cộc, Mán Cộc, Mán Đất, Mán Ruộng, Mán Váy Xẻ,
có thể ban đầu Trung Quốc dùng Man để chỉ các tộc người không phải là Hán ở
phương nam Trung Quốc bị phụ thuộc vào họ. Nhiều người như Bô-ni-pha-xi,
Luy-nê đơ La-giông-kê đã ghép các dân tộc khơng phải Dao như Sán Dìu vào
Mán.
Mán Cộc, Mán Váy Xẻ là tên gọi đã căn cứ vào trang phục váy ngắn xẻ.
Mán Đất là tên gọi chỉ người Mán (tức người Sán Dìu) ở nhà đất.
Mán Ruộng là tên gọi giống như Trại Ruộng để chỉ người Mán (Sán Dìu) làm
ruộng.
Câu Hị cũng là tên gọi chỉ người Sán Dìu hiện chưa rõ nguồn gốc và xuất xứ của
nó.


1.3.2. Nguồn gốc:
Nếu căn cứ vào tên tự nhận của đồng bào, tên Sán Dìu tức là Sơn Dao, thì người Sán Dìu
vốn có nguồn gốc là người Dao. Từ đó ta có thể suy ra rằng: Từ rất xa xưa, khối Dao bị bọn
phong kiến phương Bắc thống trị đã “bóp vụn” thành nhiều nhóm nhỏ, khiến cho mỗi người
phiêu bạt một nơi. Người Sán Dìu có thể là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống lâu
ngày bên cạnh người Hán (phương Nam) nên dần dần mất tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao) và tiếp
thu một thổ ngữ Quảng Đơng.

Dân tộc Sán Dìu được tạo lập từ thời nhà Minh tại Quảng Đơng, Trung Quốc, sau đó dần
dần di chuyển đến Việt Nam. Mặc dù nói tiếng Quảng Đơng và sử dụng chữ Hán, người Sán
Dìu khơng được chính phủ Việt Nam phân loại là người Hoa.
1.3.3. Dân số và địa bàn cư trú:
Dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc thiểu số có số dân ít ở miền Bắc nước ta, với
khoảng 146.821, cư trú ven các triền núi thấp, trên các đồi gò thuộc các tỉnh Quảng Ninh,
Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Tuyên, và một bộ phận ở Thanh Hóa. Sống xen
ghép với người Việt, Tày, Nùng, Dao, Hoa, nhưng người Sán Dìu vẫn sống trong những
chịm xóm riêng.Một số di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, thành các làng hay sống rải rác tại
các tỉnh thành khác.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Sán Dìu ở Việt Nam có dân số 146.821 người, có
mặt tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Sán Dìu cư trú tập trung tại các tỉnh: Thái
Nguyên (44.131 người, chiếm 30,1 % tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam), Vĩnh Phúc (36.821
người, chiếm 25,1 % tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam), Bắc Giang (27.283 người), Quảng
Ninh(17.946 người), Tuyên Quang (12.565 người), Hải Dương (1.872 người), Đồng Nai (850 người), Hà
[2]
Nội (832 người), Lâm Đồng (662 người), Đắk Nơng (617 người) ...

1.3.4. Văn hóa:
Đặc điểm kinh tế:


Người Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước, có phần nương, soi,
bãi. Thêm vào đó, cịn có chăn ni, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi thả cá, làm gạch ngói,
rèn, đan lát... Từ lâu đời, người Sán Dìu đã sáng tạo ra chiếc xe quệt (không cần bánh lăn)
dùng trâu kéo để làm phương tiện vận chuyển. Hình thức gánh trên vai hầu như chỉ dùng
cho việc đi chợ.
Từ rất lâu họ biết dùng phân bón ruộng. Nhờ đắp thêm mũi phụ, lưỡi cày của họ trở nên
bền, sắc và thích hợp hơn với việc cày ở nơi đất cứng, nhiều sỏi đá.
Tổ chức cộng đồng:

Người Sán Dìu ở thành từng chịm xóm nhỏ.
Họ sống tập trung ở trung du Bắc bộ, trong vùng từ tả ngạn sông Hồng đổ về phía Ðơng.
Làng xóm của họ tựa như làng người Việt, có luỹ tre bao bọc và giữa các nhà thường có
tường hay hàng rào. ở nhà đất trình tường hay thưng ván.
Trước Cách mạng tháng Tám, ruộng đất đã tư hữu hố và xã hội đã có sự phân hố giai cấp
rõ rệt. Ðịa chủ và phú nơng nắm giữ nhiều ruộng đất và bóc lột các tầng lớp nơng dân lao
động dưới hình thức phát canh thu tô, thuê mướn nhân công và cho vay nặng lãi.
Bên cạnh bộ máy chính quyền, ở các làng cịn có người đứng đầy làng do dân bầu ra để
quản lý cơng việc chung.
Hơn nhân gia đình:
Trong nhà, người chồng (cha) là chủ gia đình, con theo họ cha, con trai được thừa hưởng gia
tài. Cha mẹ quyết định việc cưới gả cho con. Con trai con gái phải được xem số, so tuổi
trước khi nên duyên vợ chồng.
Tục lệ ma chay:
Việc ma chay cũng qua nhiều lễ thức. Từ sau 3 năm, người chết được bốc cốt - cải táng, và
đây là một dịp vui.


Khi hạ huyệt, con cái phải từ phía chân quan tài bò một vòng quanh miệng huyệt. Con trai
bò từ trái sang phải còn con gái bò từ phải sang trái, vừa bị vừa xơ đất lấp huyệt. Lúc đứng
dậy, mỗi người vốc một nắm đất và chạy thật nhanh về nhà bỏ vào chuồng trâu, chuồng
lợn... với ý nghĩa cho gia súc sinh sơi, nảy nở. Tiếp đó chạy vào nhà và ngồi xuống thúng
thóc với quan niệm ai dính nhiều thóc là may mắn. Cuối cùng, mỗi người tự xé lấy một
miếng thịt gà luộc để ăn, ai đến trước nhất được mào gà, tiếp theo được đầu, cổ, cánh... Nhà
mồ có mái bằng, lợp lá rừng. Khi cải táng, xương được xếp vào tiểu hoặc chum theo tư thế
ngồi và nếu chưa chọn được ngày tốt thì chơn tạm ở chân đồi hay bờ ruộng.
Văn hóa:
Thơ ca dân gian của người Sán Dìu phong phú, dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam nữ
(soọng cô) rất phổ biến. Truyện kể, chủ yếu truyện thơ khá đặc sắc. Các điệu nhảy múa
thường xuất hiện trong đám ma. Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt cũng để

phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trị chơi của dân tộc được đồng bào ưa thích là: đi cà kheo,
đánh khăng, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu, kéo co.
Nhà cửa:
Người Sán Dìu ở nhà đất. Nhà cửa đồng bào khơng có những đặc trưng riêng. Có lẽ vì vậy
mà người Sán Dìu đã tiếp thu mẫu nhà của người Việt khá dễ dàng.
Mỗi khi có ai làm nhà thì mọi người trong họ, trong làng tự đến giúp đỡ, chủ nhân không
cần phải mời giúp. Trong lễ lên nhà mới chủ nhà mời người cao tuổi trong họ đem lửa, bình
vơi, ít hạt giống vào nhà
Trang phục:

Chiếc váy quấn gồm 2 mảnh cùng gắn vào một cạp là một nét đặc trưng
văn hoá của người Sán Dìu.

Trang phục của người Sán Dìu đã và đang đổi thay gần giống trang phục
người Kinh. Phụ nữ Sán Dìu có tập qn ăn trầu và thường mang theo mình chiếc túi vải
đựng trầu hình múi bưởi có thêu nhiều hoa văn sặc sỡ, và kèm theo là con
dao bổ cau có bao bằng gỗ được chạm khắc trang trí đẹp.


Bộ y phục truyền thống của phụ nữ gồm khăn đen, áo dài (đơn hoặc kép), nếu là áo kép thì
bao giờ chiếc bên trong cũng màu trắng cịn chiếc bên ngoài màu chàm dài hơn một chút;
yếm màu đỏ; thắt lưng màu trắng, hồng hay xanh lơ; váy là hai mảnh rời cùng chung một
cạp, chỉ dài quá gối có màu chàm; xà cạp màu chàm; xà cạp màu trắng. Ðồ trang trí gồm
vịng cổ, vịng tay, hoa tai và dây xà tích bằng bạc.
Nam giới ăn mặc như người Việt: búi tóc vấn khăn hoặc đội khăn xếp, áo dài thâm, quần
trắng

Ăn:
Người Sán Dìu ăn cơm tẻ là chính, có độn thêm khoai sắn. Sau bữa ăn, họ thường húp thêm
bát cháo loãng như người Nùng.

Phương tiện vận chuyển:
Ngồi gánh cịn sử dụng xe quệt như là một phương tiện vận chuyển chính. Xe làm bằng tre,
gỗ do trâu kéo, dùng để vận chuyển chính. Xe làm bằng tre, gỗ do trâu kéo, dùng để vận
chuyển tất cả mọi thứ, từ thóc lúa, củi đuốc cho đến phân bón. Do khơng có bánh bên xe
quệt có thể sử dụng ở nhiều loại địa hình khác nhau.
Cưới xin:
Nam nữ được tự do yêu đương nhưng có thành vợ thành chồng hay không họ lại tuỳ thuộc
vào “số mệnh” và sự quyết định của bố mẹ.
Ðám cưới gồm nhiều nghi lễ. Ðáng chú ý nhất có lễ khai hoa tửu diễn ra tại nhà gái, trước
hôm cô dâu về nhà chồng. Người ra lấy một bình rượu và một cái đĩa, trên đĩa lót hai miếng
giấy cắt hoa, miếng trắng để dưới, miếng đỏ để trên, đặt lên trên đĩa hai quả trứng luộc có
xâu chỉ đỏ và buộc ở mỗi bên trứng hai đồng xu. Sau khi cúng thì bóc trứng lấy lịng đỏ hồ
với rượu để mọi người uống mừng hạnh phúc của cô dâu, chú rể.

Bộ đồ nghề của thày cúng Sán Dìu gồm có án,lệnh bài, sách cúng, tù và và thẻ xin âm
dương...
Thờ cúng:
Trên bàn thờ thường đặt ba bát hương thờ tổ tiên, pháp sư và táo quân. Nếu chủ nhà chưa


được cấp sắc thì chỉ có hai bát hương. Những người mới chết chưa kịp làm ma cũng đặt bát
hương lên bàn thờ nhưng để thấp hơn. Ngoài ra, người Sán Dìu cịn thờ thổ thần ở miếu thờ
thành hồng ở đình.
Lễ tết:
Có những ngày tết như nhiều dân tộc ở trong vùng. Riêng tết Ðơng chí cịn mang thêm ý
nghĩa cầu mong có con đàn, cháu đống. Những người đã lấy nhau lâu mà vẫn chưa có con
thì sau khi ăn tết xong người vợ về nhà bố mẹ đẻ ở. Người chồng cho ông mối đến hỏi và
sau đó tổ chức cưới lại như là cưới vợ mới.
Lịch: Người Sán Dìu theo âm lịch.
Học:

Trước kia, thanh niên thường học chữ Hán để làm thầy cúng nhưng hiện nay cịn rất ít người
biết chữ Hán.
Văn nghệ:
Giống như ở nhiều dân tộc khác, người Sán Dìu cũng có hát giao duyên nam nữ mà họ gọi
là soọng cô, thường được hát về đêm. Có những cuộc hát kéo dài suốt nhiều đêm.
Ngơn ngữ: Dân tộc Sán Dìu sử dụng ngơn ngữ của người Việt và tiếng Quảng Đơng.
Ví dụ:
Tiếng Việt

Tiếng Sán Dìu

Ơng mối

Mơi nhin

Lễ ăn hỏi

Bạo nhít

Lễ cưới

Sênh ca chíu

Phù dâu

Tánh cả

Cơ dâu

Thzin nhng


Chú rể

Thzin nhng cổơng

Lễ báo n

Hạ thênh

Lễ lại mặt

Chọn tháp cóc chéc

Xin lá số

Lổơng nén sang


Trên đây là một số ví dụ về tiếng dân tộc Sán Dìu. Những từ ngữ này khơng phải là những
từ thuộc lớp từ cơ bản mà chỉ thuộc lớp từtrong cưới hỏi của dân tộc Sán Dìu.

Chữ viết

Hiện nay, người Sán Dìu ở một số tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc, Tây Bắc của nước ta vẫn
còn sử dụng chữ viết của dân tộc mình. Chữ viết thường được lưu truyền ở những gia đình
thầy cúng, thầy địa lý. Nơi nào có thầy cúng, thầy địa lý người Sán Dìu, nơi đó cịn chữ
viết của người Sán Dìu.

Theo giới nghiên cứu ngôn ngữ học, dân tộc học, ngôn ngữ của người Sán Dìu thuộc ngữ
hệ Hán- Tạng, nhóm Hán ngữ. Như vậy, tiếng nói mang âm hưởng, ngữ nghĩa Hán và chữ

viết cũng xuất phát từ chữ Hán. Họ dựa vào chữ Hán để tạo ra chữ Hán - Nôm Sán Dìu
giống như kiểu tạo ra Hán- Nơm Tày, Hán- Nôm Cao Lan, Nôm Dao, Nôm Sán Chỉ...
Các bài cúng của các dân tộc: Sán Dìu, Cao Lan, Dao, Sán Chỉ, Hoa... tương đối
giống nhau về ý nghĩa và phần chữ viết cũng gần giống nhau, chỉ khác ở phần phát âm
theo tiếng riêng của mỗi dân tộc và mỗi thời điểm cúng, nội dung cúng.
Chữ Hán- Nơm Sán Dìu trên ngun tác khơng khác gì cách ghép âm và nghĩa theo
kiểu Nôm Việt, Nôm Tày, Nôm Cao Lan... Thực tế, người Sán Dìu dùng khoảng 60 - 70%
chữ Hán cổ trong một văn bản hoặc sách cúng, đọc theo cách phát âm tiếng của dân tộc
mình. Cịn lại những từ thiếu biểu âm, biểu nghĩa, họ dùng cách ghép phần âm và phần
nghĩa thành chữ Nơm của họ. Ví dụ chữ “sệch” nghĩa là “ăn”. Trong chữ Hán không có
chữ “sệch”, nên được ghép bộ “khẩu” là cái mồm với chữ “đích” biểu âm thành chữ
“sệch”, cũng có khi họ dùng nguyên chữ “thực” của chữ Hán có nghĩa là “ăn” mà đọc là
“sệch”. Hay chữ “sộ” nghĩa là “ngồi”, được ghép từ chữ “thổ” và chữ “nhân đứng” được
đọc là “sộ”. Còn đại đa số họ dùng chữ Hán cổ nguyên nghĩa nhưng đọc theo âm của tiếng
Sán Dìu.
Hệ thống chữ Nơm Sán Dìu đủ khả năng ký âm chuyển tải thơng tin cho hệ thống
tiếng nói của họ. Nó thể hiện trong bộ sách cúng, hát đối (soọng cơ), thậm chí thể hiện
trong thư từ gửi cho người thân trao đổi tình hình khi ở xa cách nhau lâu ngày. Qua đó cho
thấy năng lực sử dụng ngơn ngữ với chữ viết Nơm Sán Dìu của các thầy cúng cùng đồ đệ
của họ đạt ở trình độ cao.
Cùng với chữ Nơm, người Sán Dìu đồng thời dùng hệ thống chữ cái La tinh để
phiên âm, ký âm tiếng nói của mình. Nó xuất hiện ở thời hưởng ứng phong trào “Bình dân
học vụ”. Người Sán Dìu tham gia học chữ quốc ngữ rất sớm và đã biết sử dụng hệ thống
chữ cái La tinh để phiên âm và phát triển rộng trong việc lưu truyền các bài hát đối (soọng
cô), truyện kể, truyền thuyết, bài thuốc dân gian...
Mặc dù người Sán Dìu khơng có chữ viết riêng nguyên gốc; chữ viết của họ được


tạo ra từ chữ Hán cổ, thành chữ Hán-Nôm Sán Dìu và được phiên âm bằng chữ cái La tinh
để dễ đọc, song người Sán Dìu từ xưa đến nay đều có ý thức giữ gìn, lưu truyền, phổ biến

chữ viết dân tộc mình để thế hệ sau kế tiếp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chữ viết của
thế hệ trước.
Được biết hiện nay, chữ Hán - Nôm Sán Dìu đang được một số thầy cúng, người già
mở lớp dạy ở một số dòng họ, một số làng bản ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Học trò
chủ yếu là nam giới đang chuẩn bị nối nghiệp thầy cúng, thầy tướng số và thầy thuốc. Hình
thức học và luật lệ lớp học được thực hiện nghiêm ngặt theo kiểu thầy đồ dạy học trò thời
xưa nhưng các lớp học vẫn được duy trì, phát triển tốt.
Dưới đây là một số mẫu chữ Nơm Sán Dìu trong sách cúng, sách địa lý và sách
chữa bệnh:

2.Nhánh Tạng-Miến
2.1 Dân tộc Hà Nhì
2.1.1 Tên gọi và các nhóm địa phương
a. Tên tự gọi


Hà Nhì Già (người Hà Nhì) là tên tự gọi của người Hà Nhì
b. Các nhóm địa phương hay những tên gọi khác
Người Hà Nhì gồm 3 nhóm địa phương là: Hà Nhì Cố Chồ, Hà Nhì La Mi, Hà Nhì Đen.
Uní là tên mà các dân tộc khác dùng gọi người Hà Nhì.
Xả Uní, Mán Uní, Xá Uni cũng là các tên gọi mà các dân tộc khác đặt để gọi người Hà Nhì.
Những tên gọi gắn với các dân tộc danh Xá, Mán đều là những tên gọi mang tình chất miệt
thị và khơng đúng.
2.1.2 Nguồn gốc
Người dân tộc Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở phía Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam.
Từ thế kỷ thứ tám, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây Bắc Việt Nam nhưng phần
lớn tổ tiên của người dân tộc Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân đã di cư đến Việt Nam khoảng
300 năm trước.
Người ta chưa biết rõ nguồn gốc của người dân tộc Hà Nhì, tuy tổ tiên họ thuộc tộc người
Khương đã di cư từ vùng cao nguyên Thanh Tạng xuống phía nam từ trước thế kỷ thứ ba.

Theo lời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di (Yi), tách khỏi
nhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước.
2.1.3 Dân số và địa bàn cư trú
Tại Việt Nam, theo điều tra dân số năm 1999 có khoảng 17.500 người dân tộc Hà
Nhì cư trú ở các tỉnh Lai Châu và Lào Cai, giáp ranh với Trung Quốc; gồm 3 nhóm địa
phương là Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí và Hà Nhì Đen. Ước tính năm 2003, dân tộc Hà Nhì có
dân số 19.954 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Hà Nhì ở Việt
Nam có dân số 21.725 người, cư trú tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Họ cư trú tập
trung tại các tỉnh Lai Châu 13.752 người, chiếm tỷ lệ 63,3% tổng số người Hà Nhì tại Việt
Nam, tỉnh Lào Cai 4.026 người, tỉnh Điện Biên 3.786 người...
Tại Trung Quốc, có khoảng 97% trong tổng số hơn 574.800 người Hà Nhì sống ở
tỉnh Vân Nam, rải rác quanh dãy núi Ai Lao Sơn, nằm giữa các sông Lan Thương Giang
(Mekong) và Nguyên Giang hay Hồng Hà theo tiếng Hà Nhì. Tại đây có huyện tự trị dân tộc
Cáp Nê, dân tộc Di, dân tộc Thái Nguyên Giang với huyện lỵ là Nguyên Giang.
Tại Lào, theo số liệu điều tra năm 1985, có 727 người dân tộc Hà Nhì cư trú ở đây.
2.1.4 Văn hóa


Đặc điểm kinh tế:
Người Hà Nhì sớm biết trồng lúa trên ruộng bậc thang sườn núi dốc. Họ giỏi việc khai khẩn
tạo nên những thửa ruộng trên sườn núi dốc với những mương dẫn nước khéo léo. Họ quen
dùng phân chuồng và phân tro trong canh tác lúa nước; đồng thời cũng làm nương cày hoặc
nương cuốc để trồng ngô hoặc rau đậu, bầu, bí, bơng, chàm...
Nguồn gốc chính của đồng bào là trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy. Hà Nhì
là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào mương đắp
đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà... . Các nghề thủ công như đan
lát, dệt vải cũng rất phổ biến. Phần đông người Hà Nhì tự túc được vải mặc.
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo lối chăn thả tự nhiên. Ðàn trâu ni thả rơng trong
rừng có đến hàng trăm con.
Nghề trồng bông, dệt vải đảm bảo nhu cầu vải mặc truyền thống. Có nơi do khí hậu lạnh

nên không trồng được bông phải đem các sản phẩm như chàm, đồ đan, gia cầm đổi lấy
bông. Phụ nữ dệt vải trên khung cửi nhỏ, khổ 20 cm. Vải bền do kỹ thuật dệt đo được
nhuộm chàm nhiều lần. Trồng chàm và nhuộm chàm là một hoạt động rất đặc sắc ở người
Hà Nhì.
Hái lượm cịn chiếm vị trí đáng kể trong đời sống hàng ngày.
Tổ chức cộng đồng:
Người Hà Nhì hiện nay đã định cư. Họ quần cư chủ yếu trên dọc biên giới Việt-Trung, ViệtLào thuộc các huyện Bát Xát (Lào Cai), Mường Tè (Lai Châu). Bộ phận làm ruộng bậc
thang, nương định canh từ lâu đã sống định cư. Nhiều bản có tuổi trên 100 năm, đơng tới
50, 60 hộ. Những nơi làm nương, bản thường phân tán rải rác theo nương.
Ða số cư dân ở nhà đất, tường trình chắc chắn, dày tới 30-40cm, thích hợp với khí hậu lạnh
vùng núi cao. Tuỳ từng nơi, nhà có hàng hiên phía trước hoặc hàng hiên ở ngay trong nhà để
tránh gió rét. Họ quen nấu cơm bằng chảo ở bếp lị xây trên nền đất.
Người Hà Nhì có nhiều họ, mỗi họ gồm nhiều chi. Tên của người Hà Nhì thường đặt theo
tập tục là lấy tên người cha, hoặc tên con vật ứng với ngày sinh của người ấy làm tên đệm.
Tính cộng đồng trong làng bản biểu hiện khá tập trung không chỉ trong sản xuất mà cả trong
lĩnh vực văn hố tinh thần, tơn giáo, tín ngưỡng.


×