Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

NGỮ NGHĨA VỊ TỪ “CHO TẶNG” TRONG TIẾNG VIỆT Bản Full Được Đánh Giá Từ Giáo Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.96 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

NIÊN LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Đề tài:

NGỮ NGHĨA VỊ TỪ “CHO TẶNG” TRONG TIẾNG
VIỆT.

CBHD: TS.
SVTH: SV.
LỚP: NGÔN NGỮ
MSSV:

TP.HCM, ngày tháng năm


Mục lục

2


Mở đầu
1.

Lí do chọn đề tài:


Ngữ nghĩa của các vị từ "cho tặng” trong tiếng Việt là một vấn đề phức tạp,
trong đó vị từ là trung tâm cùng với sự kết hợp với nhiều thành tố nghĩa chung
quanh nó. Khả năng kết hợp của vị từ càng lớn thì tức là càng đòi hỏi nhiều thành
tố nghĩa chung quanh nó thì cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu càng phức tạp do sự
đan xen và đa dạng của nhiều quan hệ nghĩa giữa các thành tố nghĩa với vị từ và
giữa các thành tố nghĩa ấy với nhau. Việc nghiên cứu ngữ nghĩa của các vị từ “cho
tặng” trong tiếng Việt là việc cần thiết để hiểu rõ cấu trúc ngữ nghĩa của câu nói
riêng và cấu trúc nghĩa của câu nói chung.

2.

Lịch sử vấn đề:

Trong Việt ngữ học, các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp nói chung đều ít nhiều
có đề cập đến vị từ “cho tặng”. Tuy nhiên, hầu như chưa có cơng trình nào tập
trung làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm vị từ này.
Vị từ cho tặng được các tác giả Nguyễn Kim Thản (1977) Động từ trong tiếng
Việt, Nguyễn Thị Quy (2002) trong ngữ Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (vị từ hành
động), Cao Xuân Hạo (2005) trong Ngữ pháp chức năng tiếng Việt – quyển 2 Ngữ
đoạn và từ loại, …đề cập đến trong cơng trình nhân khi bàn về ngữ pháp tiếng Việt
nói chung hoặc động từ tiếng Việt nói riêng.
Như vậy, có thể nói rằng, cho đến nay, trong phạm vi tiếng Việt, chưa có cơng
trình chun khảo nào đi sâu vào cấu trúc tham tố của nhóm vị từ “cho tặng” với
những phân tích về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từng tham tố.
3


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngữ nghĩa của vị từ “cho tặng” trong

tiếng Việt, mà cụ thể là những từ như : cho, biếu , tặng, đút (lót), dâng, hiến, trả,
hoàn lại, nhường, nộp, gả, gán, gửi, chuyển, chuyền, trao, giao, phát, phân, phân
phát, phân phối, thí, bố thí, ban, cấp, cung cấp, cấp phát…
3.2.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu là những câu với vị từ “cho tặng” trích từ nhiều nguồn khác
nhau từ văn viết chuẩn tới ngơn ngữ nói hàng ngày, một số tác phẩm văn học, ngơn
ngữ báo chí, từ điển tiếng Việt nhằm có cái nhìn tổng thể và tồn diện về kết cấu sử
dụng vị từ “cho tặng”.
4.

Phương pháp nghiên cứu:

Trọng tâm của luận văn là làm sáng tỏ những quan hệ ngữ nghĩa giữa các vị từ
“cho tặng” và các thành tố xung quanh nó, vì vậy để giải quyết những nhiệm vụ
trên đây luận văn sử dụng phương pháp liệt kê, miêu tả, thu thập, phân loại tài liệu
và phương pháp phân tích thành tố để xem xét vai trị của các tham tố trong câu
của các vị từ “cho tặng”.
5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
5.1.
Ý nghĩa khoa học:
Nhóm vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt là một nhóm vị từ khá quan trọng và


được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Luận văn nghiên cứu ngữ nghĩa với cách
tiếp cận từ ngữ nghĩa, chức năng đến hình thức, cấu trúc. Qua đó, luận văn cung
cấp một cái nhìn tổng quan về những quan điểm khác nhau về ngữ nghĩa cũng như
vai nghĩa của các tham tố xung quanh vị từ “cho tặng”.
4


5.2.

Ý nghĩa thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp người sử dụng có cái
nhìn rộng hơn về ngữ nghĩa của các vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt từ đó hiểu
biết rõ hơn đặc điểm của nhóm vị từ này để vận dụng vào các hoạt động thực tiễn
như: dạy và học tiếng Việt, giải thích từ ngữ trong sách giáo khoa tiếng Việt, biên
soạn từ điển tiếng Việt.
Thơng qua phương pháp phân tích ,miêu tả, so sánh đối chiếu các tham tố danh ngữ xung quanh vị từ “cho tặng” nhằm giúp tìm ra sự khác biệt và tương
đồng, giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc viết câu, viết văn bản một cách
chính xác, tránh được sự nhầm lẫn.

5


Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận:
1.

Định nghĩa về vị từ:


Theo Cao xuân Hạo, Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 2 Ngữ đoạn và từ
loại thì có thể định nghĩa vị từ như sau: Vị từ là loại thực từ có thể tự mình làm
thành một ngữ vị từ, làm trung tâm của một ngữ vị từ.(26)
2.

Tình hình nghiên cứu ngữ nghĩa của vị từ cho tặng trong tiếng Việt:

Tình hình nghiên cứu về vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt từ trước đến nay được
rất nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập đến một cách rải rác và nằm trong tổng thể
những vấn đề chung về vai nghĩa, về vị từ đa trị …chứ chưa được nghiên cứu tồn
diện sâu sắc trong một cơng trình nào. Trong tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản (1977)
đã dành một phần cơng trình Động từ trong tiếng Việt bàn về nhóm động từ phát
nhận nhưng chỉ đề cập đến những dạng thức ngữ pháp của loại động từ ban phát
chứ chưa thực sự làm rõ về vai nghĩa cũng như các lớp nghĩa được biểu hiện trong
nhóm động từ này. Cịn trong nghiên cứu của một số tác giả khác như Nguyễn Thị
Quy (2002) trong ngữ Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (vị từ hành động) thì đã có
những nghiên cứu đáng ghi nhận về loại vị từ “cho tặng” này, Nguyễn Thị Quy xếp
vị từ “cho tặng” vào loại các vị từ [+Tác động] ba diễn tố và khung diễn tố của các
vị từ này gồm có ba vai: vai người cho gửi, vai người nhận và vai vật được đem
cho gửi, Cao Xuân Hạo (2005) trong Ngữ pháp chức năng tiếng Việt – quyển 2
Ngữ đoạn và từ loại thì đã có bước tiến xa hơn là phân loại vị từ “cho tặng” là loại
vị từ có ba diễn tố (tam trị) và là loại vị từ hành động chuyển vị nhưng vẫn chưa là
đối tượng được nghiên cứu sâu. Do vậy,việc nghiên cứu ngữ nghĩa của vị từ “cho

6


tặng” trong tiếng Việt là một bước tiếp nối những kết quả trên để tiến hành khảo
sát sâu hơn và toàn diện hơn.
3.


Quan điểm của luận văn:

Trong Việt ngữ học, các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp nói chung đều ít nhiều
có đề cập đến vị từ “cho tặng”. Căn cứ vào hướng tiếp cận của các tác giả từ trước
đến nay, luận văn thống nhất với quan điểm cho rằng vị từ “cho tặng” trong tiếng
Việt là vị từ tam trị. Ngữ nghĩa của vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt được thể hiện
ở các tham tố xung quanh nó, số lượng các tham tố thể hiện các đối tượng tham gia
sự tình và các thành phần cú pháp thể hiện các tham tố đó là do ngữ trị của vị từ
quyết định. Vai nghĩa của các tham tố là vai nghĩa của tham tố với vị từ.

7


Chương 2: Vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt
1.

Khái quát vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt.

Vị từ “cho tặng” là một khái niệm khá rộng bao gồm tập hợp thành nhiều tiểu
nhóm nhỏ khác nhau. Trong “Từ điển tiếng Việt” (Hồng Phê 2011), “cho” có
nhiều nghĩa: (1) chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang cho người khác mà khơng
đổi lấy cái gì cả, (2) làm cho người khác có được, nhận được cái gì hoặc điều kiện
để làm việc, (3) tạo ra một khách thể một hoạt động nào đó, (4) chuyển sự vật đến
một cho nào đó để phát huy tác dụng, (5) coi là, nghĩ rằng, “tặng” có nghĩa là:
“cho, trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hoặc để bày tỏ lịng q mến”.
“Cho” có nghĩa trung tính về mặt phong cách. “Tặng” có nghĩa trang trọng hơn.
Những từ thuộc vào nhóm vị từ “cho tặng” bao gồm : biếu, tặng, tặng thưởng,
ban tặng, kính tặng, thân tặng, dâng, hiến, cống hiến, ban, thưởng, phong, cống, tế,
cúng, đãi, cho, hoàn lại, nhường, nộp, gả, đưa, gán, gửi, chuyển,chuyển giao,

chuyền, trao, giao, phó (thác), phát, phân, phân phát, phân phối, phú(cho), cấp,
cung cấp, bù, đền, đền bù, dành, góp, đóng góp, quyên, quyên góp, gởi, truyền,
nhượng, chia (cho), trả, nhét (cho), để (cho), đem (cho), thí, bố thí, đút lót, hối lộ…
2.

Tiêu chí phân loại vị từ “cho tặng”.

Phân loại vị từ theo Cao Xuân Hạo (2005) trong Ngữ pháp chức năng tiếng Việt
– quyển 2 Ngữ đoạn và từ loại thì có hai tiêu chí cơ bản để phân loại các vị từ:
2.1.

Phân loại vị từ theo nghĩa.

Các tiêu chí phân loại vị từ theo nghĩa có thể trình bày thành những nhận định như
sau:
[+Động] / [-Động] (động / không động)

8


[+Chủ ý] / [- Chủ ý] (chủ ý / không chủ ý)
[+Động] là đặc điểm của những vị từ biểu thị những hành động hoặc quá trình.
Những hành động và những q trình này bao giờ cũng có câu mở, diễn biến và kết
thúc.
[- Động] (không động) là những đặc điểm của những vị từ biểu thị những trạng
thái. Đã là trạng thái thì khơng có mở đầu và kết thúc như những hành động và q
trình. Nói cách khác trạng thái thì có tích chất tĩnh.
[+Chủ ý] là đặc trưng của những vị từ biểu thị hành động của người, động vật.
[-Chủ ý] (không chủ ý) là đặc điểm của những vị từ biểu thị những quá trình và
những trạng thái.

2.2.

Phân loại vị từ theo diễn trị

Một sự tình được phản ánh trong câu gồm có hai phần: nội dung của sự tình
và các tham tố của sự tình. Hai phần này tạo thành cấu trúc nghĩa của câu.
Nội dung của sự tình được một ngữ vị từ biểu hiện. Ngữ vị từ này do ít nhất
một vị từ tạo thành. Nội dung đó có thể là một hành động, một quá trình, một tư
thế, một trạng thái.
Tham tố của một sự tình do một ngữ danh từ, một ngữ vị từ, một tiểu cú biểu
hiện.
Tham tố của một sự tình biểu hiện ở các vai nghĩa xung quanh nội dung của
sự tình, do nghĩa của vị từ quy định.
Tham tố được chia làm hai loại: diễn tố và chu tố.

9


Diễn tố là tham tố cần và đủ, có số lượng nhất định (cho từng vị từ), cùng
với nội dung của sự tình, tức là tạo thành cấu trúc nghĩa của câu.
Chu tố là tham tố có thể có (khơng bắt buộc) bên cạnh các diễn tố, các tình
huống như thời gian, phương thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích, kết quả,
… và khơng có số lượng nhất định.
Diễn trị của một vị từ là số lượng diễn tố của vị từ đó.
Căn cứ vào diễn trị (số lượng diến tố) của các vị từ, có thể chia vị từ thành các
loại sau đây:
-

Vị từ có diễn trị zero (khơng có diễn tố)
Vị từ có một diễn tố (đơn trị)

Vị từ có hai diễn tố (song trị)
Vị từ có ba diễn tố (tam trị )
Xét trên hai tiêu chí phân loại vị từ theo nghĩa và phân loại vị từ theo diễn trị
thì vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt thuộc vào nhóm vị từ [+Động] [+Chủ ý]

3.

và là vị từ có ba diễn tố ( tam trị ).
Cấu trúc của vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt :

Vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt là loại vị từ có ba diễn tố (tam trị), đây là loại
vị từ có tính chất phức tạp. Tính chất này được thể hiện cấu trúc ngữ nghĩa gồm vị
từ và các tham tố, trong đó vị từ làm trung tâm, quyết định số lượng tham thể và
quan hệ nghĩa (vai nghĩa) của các tham thể đó với vị từ. Tuy nhiên, bản thân các
tham thể cũng tác động trở ngược lại đối với vị từ.
Tiêu biểu cho vị từ đa trị là vị từ mang ý nghĩa “cho tặng”. Trong cấu trúc nghĩa
biểu hiện của câu phải có ba tham thể bắt buộc (diễn tố) nhưng ngồi diến tố cịn
có nhiều chu tố.

10


Cao Xuân Hạo (2005) Tham tố của một sự tình do một ngữ danh từ, một ngữ vị
từ, một tiểu cú biểu hiện. Tham tố của sự tình biểu hiện các vai nghĩa xung quanh
nội dung của sự tình, do nghĩa của vị từ qui định.
Tham tố được chia làm hai loại: diễn tố và chu tố.
Diễn tố là tham tố cần và đủ, có số lượng nhất định (cho từng vị từ), cùng với
nội dung của sự tình, tức là tạo thành cấu trúc nghĩa của câu.
Chu tố là tham tố có thể có (khơng bắt buộc) bên cạnh các diễn tố, các tình
huống như thời gian, phương thức, phương tiện, ngun nhân, mục đích, kết quả,

… và khơng có số lượng nhất định.
Diễn trị của một vị từ là số lượng diễn tố của vị từ đó.
Vị từ “cho tặng” là loại vị từ tam trị, tức là chúng có 3 tham thể bắt buộc (diễn
tố) đi cùng với chúng. Do vậy, cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu với vị từ
“cho tặng” gồm Vị từ + 3 diễn tố. Sau đây là những nhận xét cụ thể về ba diễn tố
này:
3.1.

Diễn tố thứ nhất:

Diễn tố này có các đặc trưng [+động vật] bao hàm ý nghĩa [+Người], [Người], [+Kiểm soát] và [+Sở hữu]. Diễn tố thứ nhất đảm nhiệm vai Tác thể
(Agent) như [+Người], hoặc chí ít là [+Động vật], [+Chủ ý],…xuất hiện với tỷ lệ
khá cao.
3.2.

Diễn tố thứ hai:

Diễn tố thứ hai đảm nhận vai Tiếp thể (Recipient), đồng thời là Đích (Goal).
Khi vật “cho tặng” dịch chuyển tới Đích, nó sẽ định vị tại điểm kết thúc đó nên đơi
khi Đích được thay thế bằng Địa điểm. Với ý nghĩa được hưởng quyền lợi nào đó
11


qua hành động “cho tặng”, được quyền sở hữu hoặc kiểm soát, sử dụng vật “cho
tặng”.
3.3.

Diễn tố thứ ba:

Diễn tố thứ ba có thể là một thực thể vật chất cụ thể, có thể là một thực thể

trừu tượng. Nó có thể xác định hoặc bất định, cá thể hóa hoặc không. Diễn tố thứ
ba này được gọi là Đối thể (Patient) và cũng có thể được đánh dấu như vai Công cụ
(Instrument).
Khung diễn tố của các vị từ này gồm có ba vai: vai người “cho tặng”, vai người
nhận và vai vật được đem “cho tặng”. Vai thứ nhất có nét nghĩa [+ người], [+Động
vật] ; vai thứ hai cũng vậy, tuy khả năng thay [+ người] bằng [+động vật] lớn hơn
nhiều; còn vai thứ ba thường là [- người], tuy cũng không loại trừ khả năng là [+
người].

-

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ “cho tặng”:
4.1.
Trường hợp chỉ có 1 diễn tố:
Trường hợp câu chỉ có một diễn tố là trường hợp khi cả người cho và vật

-

cho tặng đều khơng xác định thì chỉ có mình Tiếp thể xuất hiện.
Ví dụ: Nộp vào kho
Khi cả người cho và người nhận đều không xác định, chỉ có Đối thể xuất

4.

-

hiện.
Ví dụ: Khơng cần nộp thuế
Khi cả vật cho và người nhận đều không xác định chỉ có Tác thể xuất hiện.
Ví dụ: Con đã gửi rồi

4.2.
Trường hợp chỉ có 2 diễn tố:
Trường hợp này khá phổ biến khi một trong ba diễn tố có tính khơng xác

định, khơng cụ thể.
-

Trường hợp chỉ có Tác thể và Đối thể

12


Ví dụ: Nhân viên phục vụ đưa tờ hóa đơn.
-

Trường hợp chỉ có Đối thể , Tiếp thể

Ví dụ: Tự do cho mỗi đời nô lệ

-

Sữa để em thơ, lụa tặng già
Gả con cho nó
Trường hợp chỉ có Tác thể và Tiếp thể:

Ví dụ: con đã cho một bà lão nghèo khổ rồi ạ

4.3.

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có 3 diễn tố:


Đây là câu trúc câu vị từ “cho tặng” hồn chỉnh, có đầy đủ 3 thành phần diễn
tố trong câu : Tác thể ,Tiếp thể, Đối thể và chiếm tỷ lệ khá lớn .
Ví dụ: Ơng có gửi cho tôi một lá thư
Tớ sẽ cho cậu 100 đồng
Mẹ cho con 1 đồng Franc
Bác sĩ đưa cho anh ta một vỉ thuốc
5.

Vị trí của các bổ ngữ chỉ hai diễn tố “bị động” của vị từ “cho tặng” :

Cách sắp xếp trật từ của các bổ ngữ chỉ hai diễn tố “bị động” của các vị từ này
không giống nhau.
Đối với vị từ “cho”, trật tự bình thường là bổ ngữ chỉ người nhận đặt sau vị từ
và trước bổ ngữ chỉ vật được đem cho.
Ví dụ : Mẹ cho con một đồng Franc
13


Tớ sẽ cho cậu 100 đồng
Tôi sẽ cho anh 3 liều nữa
Trong những câu mà Đề là người cho, trật tự này là bắt buộc, bất kể độ dài
và tính xác định hay không xác định của hai bổ ngữ.
Cũng như các vị từ [+ Tác động] khác, “cho” có thể dùng theo kết cấu với
diễn tố thứ hai hay thứ ba làm Đề:
Ví dụ :
Tài khoản của tơi cho thằng Tery.
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Cũng có trường hợp vật đem cho có thể đặt trước danh ngữ chỉ người nhận.

Ví dụ :
Nó đem bánh cho bạn.
Cho tiền tất cả các cậu.
Cho quà các cháu.
Với các vị từ “biếu, tặng, thưởng, gửi”có hai cách sắp xếp khác nhau. Cách
thứ nhất là đặt danh ngữ chỉ người nhận làm bổ ngữ trực tiếp ngay vị từ như với vị
từ “cho”:
Ví dụ :
Tơi xin biếu ngài một con la biết đẻ ra vàng.
14


Anh ta tặng tôi một chiếc nhẫn rất quý.
Cách thứ hai là dùng kèm với “cho” đặt trước bổ ngữ chỉ người nhận như một giới
từ.
Ví dụ :
Ơng có gửi cho tơi một bức thư.
Gởi hịn đá cho bạn .
Chúng tơi sẽ tặng anh con chim.
Vị từ “dâng” có thể dùng như giới từ “cho” hoặc kèm theo “lên”, nhất là khi
danh ngữ chỉ người nhận đặt sau danh ngữ chỉ vật đem dâng ( trong trường hợp
này “dâng” là bắt buộc).
Ví dụ:
Đây là lễ vật vợ chồng Mai An Tiêm dâng cho bệ hạ.
Với các vị từ còn lại, việc dùng “cho” như một giới từ chỉ vai người nhận là
bắt buộc, dù trật tự của hai bổ ngữ như thế nào.
Ví dụ :
Lão nhà giàu bèn gả con gái cho một tên nhà giàu khác ở trong làng.
Có gì ngon đẹp bà đều dành hết cho con.
Bà mẹ gả con gái mình cho một chàng trai khỏe mạnh, đúng đắn.

Vua ban cho bác bao nhiêu là vàng bạc châu báu, ruộng nương, lại cả một đàn gia
súc hàng nghìn con.

15


Đây rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị em bây.
Cơ ta sẽ đưa ví tiền cho vợ của tôi.
Bác sĩ đưa cho anh ta một vỉ thuốc.

16


Chương 3. Vai nghĩa và các lớp nghĩa của vị từ cho tặng
trong tiếng Việt:
-

Các vai nghĩa:
Các vai nghĩa thường có trong các ngữ đoạn có vị từ cho tặng:
Agent ( Tác thể ) :chỉ chủ thể của hành động chuyển tác tác động vào hủy

-

diệt do vị từ hành động chuyển tác biểu thị.
Recipient ( Tiếp thể ): chỉ người nhận, người hưởng lợi trong hành động do

-

vị từ hành động chuyển tác biểu thị.
Patient ( Đối thể ): chỉ đối tượng (người, động vật, vật vô tri) bị hành động


-

hoặc quá trình do vị từ hành động hoặc quá trình chuyển tác tạo diệt biểu thị.
Location ( Địa điểm) : một sự định vị.
Goal (Đích ): chỉ nơi kết thúc của một hành động, một quá trình tác động

-

chuyển vị hoặc một hành động di chuyển, một quá trình vơ tác chuyển vị.
Source ( Nguồn ): chỉ chỗ xuất phát của hành động, quá trình, trạng thái, do

-

vị từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị.
Fatitive ( Tạo thể ): chỉ vật sinh ra từ hành động hoặc quá trình chuyển tác

1.

(tạo diệt) do vị từ hành động hoặc q trình chuyển tác tạo diệt biểu thị.
Ví dụ:
Đây rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị em bây
[Agent] V [Patient]
[Recipient]
Vua phong cho anh làm quan đại thần
[Agent]

V [Recipient]

[Patient]


Tơi xin biếu ngài một cái xoong có phép thần
[Agent] V [Recipient]

[Patient]

Nộp vào kho
V -

[Goal]

Lão nhà giàu bèn gả con gái cho một tên nhà giàu khác ở trong làng.
17


[Agent]

-

V - [Patient] - [Recipient] -

[Location]

Cây cho hoa
[Source]- V-[Fatitive]
Tao gửi cho mấy cái đạp để mà nhớ lấy.
[Agent] -V-[Patient] - [purpose]
Tự do cho mỗi đời nô lệ.
[Source] -V- [Recipient]
Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô .

[Time] -V2.

[Patient]-[Recipient] -[Instrument]

Các lớp nghĩa:
Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, nghĩa của một từ được xác định căn cứ

vào ngữ cảnh chứ khơng phải chỉ dựa vào nghĩa từ điển.
Ví dụ : “Cho” theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là: (1) chuyển cái thuộc sở hữu
của mình sang cho người khác mà khơng đổi lấy cái gì cả, (2) làm cho người
khác có được, nhận được cái gì hoặc điều kiện để làm việc, (3) tạo ra một khách
thể một hoạt động nào đó, (4) chuyển sự vật đến một chỗ nào đó để phát huy tác
dụng, (5) coi là, nghĩ rằng. Nhưng trong các ngữ cảnh khác nhau lại có những
ngữ nghĩa khác nhau.
-

Cho nó đi! (1)
Cho nó miết rồi (2)
Cho nó tiền để mua sách học (3)

18


Cho là một hành động [+Động] , [+Chủ ý], vì vậy trong ba câu trên, đối với
trường hợp (1) thì “cho” có nghĩa mệnh lệnh. Trong trường hợp (2) thì “cho” có
thể hiện độ dài thời gian, cịn trong trường hợp (3) thì “cho” thể hiện nghĩa mục
đích.
Vì vậy, với vị từ “cho tặng” nghĩa của chúng không thể hiện hết được trên
nghĩa từ điển mà con thể hiện trên ngữ cảnh thực tiễn sử dụng của người sử dụng.
2.1.


Lớp nghĩa kiểm soát – sở hữu:
Đây là lớp nghĩa cơ bản bởi các vị từ “cho tặng” trong tiếng Việt đều thể

hiện sự chuyển đổi quyền kiểm soát sở hữu với vật được “cho tặng”.
Vai nghĩa thể hiện ba diễn tố của lớp nghĩa này là:

2.2.

Diễn tố 1: Tác thể
Diễn tố 2: Tiếp thể
Diễn tố 3: Đối thể
Ví dụ:
Phú ơng bèn gả con gái cho Trạng Nguyên.
Tôi sẽ tặng anh một vật quý.
Anh nhường chiếc võng duy nhất của mình cho cô gái.
Lớp nghĩa không gian - động:
Sự dịch chuyển của vật cho tặng từ phạm vi kiểm soát- sở hữu của người

cho sang phạm vi kiểm soát- sở hữu của người nhận là sự dịch chuyển trong
một không gian vật chất cụ thể hoặc không gian trừu tượng. Về không gian,
khoảng cách của người cho và người nhận, mức độ trực tiếp hay gián tiếp của
hành động cho tặng .

2.3.

Ví dụ:
Nộp vào kho.
Lão nhà giàu bèn giả con gái cho một một tên nhà giàu khác ở trong làng.
Lớp nghĩa quyền lực:

19


Vị từ “cho tặng” thể hiện các quan hệ khác nhau giữa người cho và người nhận
về tuổi tác, vị thế, quan hệ gia đình, xã hội,… và hệ quả của những quan hệ này
là tính chất, mức độ trang trọng của sự tình cho tặng.
Khi sử dụng với các vị từ “cho tặng” như: cho, tặng, biếu.
Mặc dù các vị từ “cho”, “tặng”, “biếu” đều có nội dung thể hiện nghi thức “cho
tặng” nhưng không phải lúc nào cũng được dùng như nhau. Phần nghĩa chung
giữa ba từ là: ( trao cái gì đó cho ai ) ( được quyền sử dụng riêng vĩnh viễn )
( mà khơng địi hay đổi lại cái gì ).
Phần nghĩa riêng của mỗi từ:
Cho : được dùng khi người “cho tặng” có ngơi thứ cao hơn hoặc ngang hàng
hoặc thấp hơn so với người nhận và vật được trao là tiền của hoặc có giá trị sử
dụng.
Biếu : được sử dụng khi người “cho tặng” có ngơi thứ thấp hơn hoặc ngang
bằng người nhận và vật được trao là tiền của bằng thái độ kính trọng.
Tặng: được sử dụng khi người trao có ngôi thứ cao hơn, thấp hơn, hoặc ngang
với người nhận và vật được cho tặng phải mang ý nghĩa tinh thần- để khen
ngợi, khuyến khích, hay tỏ lịng q mến.
Nói một cách khác là các từ này mang các nội hàm văn hóa khác nhau, địi hỏi
người dùng phải tinh tế để nhận ra nó.

-

Ví dụ:
Mẹ cho con một đồng Franc (1)
Anh ta tặng tôi một chiếc nhẫn quý (2)
Tôi biếu ngài một con la biết đẻ ra vàng (3)


Trường hợp (1) thường được dùng với đối tượng nhỏ tuổi hơn mình.
20


Trường hợp (2) thường được dùng với đối tượng nhỏ tuổi hơn mình hoặc lớn
hơn mình hoặc ngang hàng.
Trường hợp (3) thường được dùng với đối tượng lớn tuổi hơn hoặc ngang hàng
nhưng người tặng muốn biểu lộ sự trang trọng, kính trọng.
Sự khác biệt về nghĩa giữa các từ “cho, tặng, biếu”, ta cịn có thể áp dụng
phương pháp xác lập ngữ cảnh nói năng khu biệt. Nghĩa là tìm những câu mà
hai từ đồng nghĩa khơng thay thế cho nhau được. Qua những ngữ cảnh không
thay thế cho nhau được ấy sẽ giúp ta chỉ ra được sự khác nhau về nghĩa giữa
chúng.

Đặc điểm của các diễn tố trong lớp nghĩa này:
Diễn tố 1:quyền uy, tuổi tác, vị thế, thân tộc.
Diễn tố 2:quyền uy, tuổi tác, vị thế, thân tộc.
Diễn tố 3: đối thể.
2.4.

Lớp nghĩa cho phép:

Vị từ “cho tặng” biểu hiện nét nghĩa quan hệ cho phép giữa người cho với
người nhận về đối thể.

2.5.

Ví dụ:
Gả con cho nó.
Cho con ăn đi

Lớp nghĩa chỉ mục đích:

Ngồi các lớp nghĩa trên thì vị từ “cho tặng” cịn biểu thị ý nghĩa mục đích cho
tặng đối với người được cho tặng.
21


Ví dụ:
Vua lại ban cho Mai An Tiên người con gái hầu để an ủi chàng.
Tao gửi cho mấy cái đạp để mà nhớ lấy.
Lớp nghĩa yêu cầu, đề nghị:

2.6.

Vị từ “cho tặng” biểu thị lớp nghĩa yêu cầu, đề nghị giữa người nhận với người
cho.
Dùng trong lời yêu cầu một cách lịch sự: chuyển đưa, bán cho (nói tắt) .
Ví dụ: Cho một ly trà sữa.
Ví dụ: Đưa tơi cuốn sách đấy.
Trong các trường hợp này , các vị từ “cho, chuyển, đưa…” biểu thị hành động
yêu cầu, đề nghị và được dùng trong trường hợp người nhận có vị thế giao tiếp
cao hơn hoặc ngang hàng với người cho. u cầu , đề nghị tiếp ngơn cho mình
một cái gì đó tương ứng với hành động xin ngầm ẩn. Cách nói lịch sự này phải
được dùng trong ngữ cảnh hạn chế, không khiến người nghe hiểu sai.

Mở rộng.
Vị từ “cho tặng” theo nghĩa biểu cảm.
Vị từ “cho tặng” mang nét nghĩa tích cực (trang trọng) :
1.
1.1.


Những vị từ cho tặng mang nét nghĩa tích cực như : biếu, tặng, tặng thưởng,
ban tặng, kính tặng, thân tặng, dâng, hiến, cống hiến, ban, thưởng, phong, cống, tế,
cúng, đãi, …
Ví dụ:
- Tơi xin biếu ngài một cái xoong có phép thần (1)
- Vua phong cho anh làm quan đại thần (2)
- Đây là lễ vật của vợ chồng Mai An Tiêm dâng bệ hạ (3)
22


Tôi sẽ tặng anh một vật quý (4)
Vị từ “cho tặng” mang nét nghĩa trung tính :
-

1.2.

Những vị từ cho tặng mang nét nghĩa trung tính như : cho, hồn lại, nhường,
nộp, gả, đưa, gán, gửi, chuyển,chuyển giao, chuyền, trao, giao, phó (thác), phát,
phân, phân phát, phân phối, phú(cho), cấp, cung cấp, bù, đền, đền bù, dành, góp,
đóng góp, quyên, quyên góp, gởi, truyền, nhượng, chia (cho), trả, nhét (cho), để
(cho), đem (cho)…

1.3.

Ví dụ:
- Phú ơng bèn gả con gái cho Trạng Nguyên (90)
- Chàng đưa cho vợ một con dao, hịn đá lửa, hai quả trúng gà (104)
- Tơi để lại căn nhà cho con gái Anna (466)
Vị từ “cho tặng” mang nét nghĩa tiêu cực : thí, bố thí, đút lót, hối lộ…

Ví dụ: Thí cho nó vài đồng.

Trên đây, là phần liệt kê vị từ “cho tặng” theo nghĩa từ điển nhưng tùy vào từng
hoàn cảnh cũng như ý đồ, mục đích của người sử dụng vị từ “cho tặng” trong giao
tiếp mà nghĩa và cách dùng của chúng cũng được biến đổi linh hoạt sao cho phù
hợp với mục đích giao tiếp.
Ví dụ: Tơi biếu anh ít trái cây.
Người cho có vị thế xã hội và tuổi tác cao hơn người nhận nhưng vẫn sử dụng từ
“biếu” để thể hiện hành động “cho” một cách lịch sự đối với người nhận, nhưng
trường hợp này thường dùng trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.

23


Kết luận
Từ những kết quả khảo sát, phân tích trình bày trên đây, ngữ nghĩa của vị từ
“cho tặng” trong tiếng Việt thì ta có thể thấy vị từ là trung tâm của câu về mọi
phương diện, do vậy muốn phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của câu thì đều phải xuất
phát từ vị từ. Mỗi loại vị từ đều có những đặc điểm riêng, và ngay cả giữa những vị
từ trong cùng một nhóm cũng có những khác biệt quan trọng nên cần phải xem xét
từng vị từ một để chỉ ra những khác biệt ấy.
Trong các vị từ đa trị, vị từ “cho tặng” là một trong những nhóm vị từ khá phức
tạp về cấu trúc cũng như về phương diện nghĩa. Kết quả khảo sát ngữ nghĩa của vị
từ “cho tặng” trong tiếng Việt dẫn tới những kết quả như sau:
1. Cấu trúc của câu với vị từ “cho tặng”:
1.1.
Trường hợp chỉ có 1 diễn tố:

24



-

Khi cả người cho và vật cho tặng đều không xác định thì chỉ có mình Tiếp

-

thể xuất hiện.
Khi cả người cho và người nhận đều không xác định, chỉ có Đối thể xuất

hiện.
- Khi cả vật cho và người nhận đều khơng xác định chỉ có Tác thể xuất hiện.
1.2.
Trường hợp chỉ có 2 diễn tố:
Trường hợp này khá phổ biến khi một trong ba diễn tố có tính khơng xác
định, khơng cụ thể.
- Trường hợp chỉ có Tác thể và Đối thể
- Trường hợp chỉ có Đối thể , Tiếp thể
- Trường hợp chỉ có Tác thể và Tiếp thể
1.3.
Cấu trúc nghĩa của câu có 3 diễn tố:
Đây là cấu trúc có vị từ cho tặng hồn chỉnh, có đầy đủ 3 thành phần diễn
2.
-

-

tố trong câu : Tác thể ,Tiếp thể, Đối thể và chiếm tỷ lệ khá lớn .
Vị trí của các bổ ngữ chỉ hai diễn tố “bị động” của vị từ “cho tặng” :
Bổ ngữ trực tiếp với các vị từ: “cho”

Bổ ngữ trực tiếp hay gián tiếp được dẫn nhập bằng giới từ “cho” hay “lên”
với các vị từ “dâng, biếu, tặng, gửi”.
Bổ ngữ gián tiếp với các vị từ còn lại.
Trong ba trường hợp trên bổ ngữ trực tiếp chỉ vai người nhận đặt sau vị từ,
còn bổ ngữ gián tiếp chỉ người nhận có thể đặt trước hay sau bổ ngữ chỉ đối

tượng.
3. Các lớp nghĩa:
3.1.
Lớp nghĩa kiểm soát sở hữu.
3.2.
Lớp nghĩa không gian- động.
3.3.
Lớp nghĩa quyền lực.
3.4.
Lớp nghĩa cho phép.
3.5.
Lớp nghĩa mục đích.
3.6.
Lớp nghĩa yêu cầu, đề nghị.
4. Vị từ “cho tặng” theo nét nghĩa biểu cảm:
4.1.
Vị từ “cho tặng” mang nét nghĩa tích cực (trang trọng) : biếu, tặng, tặng
thưởng, ban tặng, kính tặng, thân tặng, dâng, hiến, cống hiến, ban,
4.2.

thưởng, phong, cống, tế, cúng, đãi, …
Vị từ “cho tặng” mang nét nghĩa trung tính : cho, hồn lại, nhường, nộp,
gả, đưa, gán, gửi, chuyển,chuyển giao, chuyền, trao, giao, phó (thác),
25



×