Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng (trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.34 KB, 24 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÂM QUANG ĐÔNG


CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN
CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ
MANG Ý NGHĨA TRAO/TẶNG
(trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)



CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62.22.01.01


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC




HÀ NỘI, 2007




Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS LÊ QUANG THIÊM
PGS.TS VŨ ĐỨC NGHIỆU

Phản biện: GS. TS Diệp Quang Ban
Phản biện: PGS. TS Hoàng Văn Vân
Phản biện: PGS. TS Nguyễn Đức Tồn


Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án
tiến sĩ h
ọp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội vào hồi 8 giờ ngày 2 tháng 5 năm 2007.


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.


CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Lâm Quang Đông (2000) Vài suy nghĩ về vị từ hành động nhóm
tặng/biếu và Lỗi dịch thuật Việt-Anh, trong Nội san Ngoại ngữ,
tháng 12/2000, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, trang 33 –
36
2. Lâm Quang Đông (2004) Trật tự một số tham tố trong cấu trúc ngữ
nghĩa của câu với vị từ đa trị (cho, tặng, gửi), báo cáo tại Hội
thảo “Ngôn ngữ học Quốc tế
Liên Á lần thứ 6”, Hà Nội, tháng
11/2004 (in trong tóm tắt báo cáo của Hội thảo)
3. Lâm Quang Đông (2005) Về sự hiện diện/không hiện diện của giới
từ “cho” trong câu chứa vị từ có ý nghĩa cho/tặng, Tạp chí
Ngôn ngữ số 12, 2005, trang 26-33
4. Lâm Quang Đông (2005) Giới từ “cho” và “của” với vai nghĩa
của một số tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với
vị từ đa trị “mua
”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
số 4/2005, trang 56 - 63
5. Lâm Quang Đông (2006) Phương pháp nhận diện vai nghĩa của
các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ
đa trị như ‘cho, tặng, gửi’, Tạp chí Ngôn ngữ số 7 năm 2006,
trang 49 - 58

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu là một cấu trúc phức tạp, nhiều
tầng bậc, trong đó vị từ là trung tâm cùng với một hay nhiều thành tố
nghĩa chung quanh nó. Khả năng kết hợp, hay ngữ trị của vị từ càng lớn,

tức là càng đòi hỏi nhiều thành tố nghĩa chung quanh nó thì cấu trúc
nghĩa biểu hiện của câu càng ph
ức tạp do sự đan xen và đa dạng của rất
nhiều quan hệ nghĩa giữa các thành tố nghĩa với vị từ và giữa các thành
tố nghĩa ấy với nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
với vị từ đa trị, tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng, là một việc cần
thiết để hiểu rõ hơn cấu trúc nghĩa biể
u hiện của câu nói riêng, và cấu
trúc nghĩa của câu nói chung.
Tuy cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đã được nhiều nhà ngôn
ngữ học quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều kết quả quan trọng, nhưng
cũng còn nhiều vấn đề cần khảo sát thêm dưới ánh sáng của những
khuynh hướng ngôn ngữ học hậu cấu trúc luận (post-structuralism) trong
vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Áp dụng những khuynh
hướng mới đó vào nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu để hiểu
sâu hơn, toàn diện hơn về nó và giải quyết một số vấn đề còn tồn tại, nhất
là đối với cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị, tiêu biểu là vị
từ mang ý nghĩa trao/tặng, là lý do chính khiến chúng tôi lựa chọn đề tài
này.
Trong thực tiễn, sự
hiểu biết chưa tường tận, rõ ràng, thậm chí
còn nhầm lẫn về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị như vị
từ mang ý nghĩa trao/tặng, đặc biệt là những tương đồng, khác biệt giữa
tiếng Việt và tiếng Anh, là một trong những nguyên nhân chính gây khó
khăn, sai lỗi cho người học tiếng Anh. Do đó, việc nghiên cứu cấu trúc
nghĩa biểu hiệ
n của câu với vị từ đa trị, chẳng hạn như vị từ mang ý
nghĩa trao/tặng, nhằm giúp người học khắc phục những khó khăn đó
cũng là một việc cần thiết.


2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và tư liệu nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là cấu trúc nghĩa biểu hiện
củ
a câu có vị ngữ là vị từ đa trị, cụ thể là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng
trong tiếng Việt và tiếng Anh (trong luận án diễn đạt gọn là câu với vị từ
trao/tặng, chẳng hạn như: cho, gửi, đưa, cung cấp, biếu, tặng, hiến,

2
nhường, phú, thí, phát, ban, give, present, hand, endow, bestow, confer,
offer)

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trước hết, luận án điểm lại những giải thuyết về cấu trúc nghĩa
của câu, nhất là cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ đa trị,
tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng. Những giải thuyết này tạo lập
cơ sở lý luận để từ đó làm rõ các l
ớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu với vị từ đa trị, đặc biệt là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng.
Thứ hai, luận án xác định vai nghĩa cũng như đặc trưng của các
tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu ở từng lớp nghĩa. Tư
cách của các tham thể, đặc biệt là tư cách của các chu tố trong cấu trúc
nghĩa biểu hi
ện của câu với vị từ trao/tặng cũng sẽ được phân định rõ
ràng.
Nhiệm vụ tiếp theo của luận án là đưa ra kiến giải về tác động
của những yếu tố ngữ nghĩa tới cấu trúc cú pháp của câu với vị từ

trao/tặng. Thông qua những phân tích đó, luận án nêu bật những tương
đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh, những yếu tố gây khó
kh
ăn cho người học để giúp họ khắc phục những khó khăn ấy.

2.3 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

Nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trên đây, luận án sử
dụng phương pháp phân tích thành tố (componential analysis) kết hợp
với các thủ pháp phân tích định tính và định lượng, phân loại, thay thế và
cải biến để xác định các thành tố nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của
câu, tìm hiểu các đặc trưng của chúng, xác định vị thế, tư cách của chúng
trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Thủ pháp mô hình hóa cũng được
sử dụng để giúp nhìn nhận rõ hơn cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Ngoài ra, luận án cũng áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm
ra những tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh về cấu
trúc nghĩa biểu hiện củ
a câu với vị từ đa trị, tiêu biểu là vị từ mang ý
nghĩa trao/tặng
Tư liệu nghiên cứu là những câu với vị từ trao/tặng và một số vị
từ đa trị có liên quan trích từ nhiều nguồn khác nhau, từ văn viết ‘chuẩn’
(‘standard’ written register) tới ngôn ngữ nói hàng ngày, ngôn ngữ báo
chí (báo in và báo điện tử), một số tác phẩm văn học và ca khúc tiêu biểu
nhằm có được một cái nhìn tổng th
ể, toàn diện về các kết cấu
(constructions) sử dụng vị từ trao/tặng. Số lượng tư liệu đã qua chọn lọc

3
là khoảng 2000 trường hợp, trong đó gần 700 trường hợp được đưa vào
phân tích cụ thể.


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về lý luận, luận án cung cấp một cái nhìn đa dạng, nhiều chiều
về những quan điểm, giải thuyết khác nhau về cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu cũng như về vai nghĩa và tư cách của các tham thể trong cấu trúc
ngh
ĩa biểu hiện của câu qua nhiều công trình quan trọng trong ngôn ngữ
học hiện đại cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.
Luận án trình bày những phát hiện mới về cấu trúc nghĩa biểu
hiện của câu với vị từ đa trị thông qua những trường hợp cụ thể với vị từ
mang ý nghĩa trao/tặng. Các mô hình được xác lập và những tổng kết,
phát hiện của lu
ận án thể hiện sáng tỏ hơn các lớp nghĩa và sự phân bố
các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Luận án cũng giới thiệu cách phân loại mới của một số tác giả
đối với vai nghĩa của các tham thể, khắc phục những khiếm khuyết hoặc
những điểm chưa thoả đáng của những cách phân loại trước đây. Quy
trình các bước phân tích cấ
u trúc nghĩa biểu hiện của câu mà luận án đề
xuất và kiểm nghiệm chứng tỏ đó là một quy trình khả dụng, hữu ích và
hợp lý để nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Như vậy, định hướng nghiên cứu của luận án tập trung nhiều vào
mặt lý luận của cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị, tiêu biểu
là vị
từ trao/tặng, hơn là tiến hành đối chiếu, so sánh cụ thể một loại câu
với vị từ trao/tặng trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Về thực tiễn, trong giảng dạy ngoại ngữ, luận án đóng góp một
số ứng dụng vào công tác giảng dạy, học tập cũng như dịch thuật liên
quan tới câu có vị ngữ là vị từ đa trị trong tiếng Anh và tiếng Việt, tiêu

biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng.

4. Bố cục của luận án.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án chia làm 4 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận của luận án - 35 trang.
Chương 2: Các lớp nghĩa và vai nghĩa của ba diễn tố trong cấu trúc nghĩa
biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng - 44 trang.
Chương 3: Cấ
u trúc nghĩa biểu hiện rút gọn và mở rộng của câu với vị từ
trao/tặng - 31 trang.
Chương 4: Sự thể hiện cấu trúc nghĩa biểu hiện trên cấu trúc cú pháp của
câu với vị từ trao/tặng - 46 trang.

4

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN


1.1. Quan điểm nghiên cứu về cấu trúc nghĩa của câu

Những điểm thống nhất căn bản trong các quan điểm, các hướng
nghiên cứu khác nhau về nghĩa và cấu trúc nghĩa của câu, nhất là trong
các công trình cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 như Fillmore (1968), Chafe
(1970), Cao Xuân Hạo (1991), Frawley (1992), Jackendoff (1995), Lý
Toàn Thắng (2002), Diệp Quang Ban (2004), v.v., là: nghĩa của câu là
một cấ
u trúc phức tạp, nhiều tầng bậc, trong đó cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu là cái lõi sự tình được thể hiện bằng vị từ làm trung tâm và các

tham thể xung quanh nó. Số lượng các tham thể thể hiện các đối tượng
tham gia sự tình và các thành phần cú pháp thể hiện các tham thể đó là do
ngữ trị của vị từ quyết định. Có những tham thể là bắt buộc và cũng có
tham thể là tuỳ nghi đối vớ
i từng vị từ nhất định. Vai nghĩa của các tham
thể là quan hệ nghĩa giữa tham thể với vị từ. Số lượng tham thể càng
nhiều thì vai nghĩa của chúng càng đa dạng, khiến cho cấu trúc nghĩa
biểu hiện của câu càng phức tạp.

1.2 Quan điểm về vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc nghĩa
biểu hiện của câu

Vấn đề vai nghĩa của các tham th
ể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu là một vấn đề phức tạp và đã được nghiên cứu theo rất nhiều
quan điểm khác nhau, nhất là việc xác định tham thể nào đóng vai gì.
Một số phương pháp xác định vai nghĩa đã được đề xuất, tiêu biểu là
Frawley (1992), Van Valin (1993), Jackendoff (1995), Sowa (1999) và
Mylne (2000).
Frawley (1992) phân các vai nghĩa thành các vai diễn tố và phi
diễn tố (participant and non-participant roles). Còn Van Valin (1993) lại
xếp các vai nghĩa theo một chuỗi liên tục (continuum). Trong khi đó,
Jackendoff (1995)
đề xuất cách tổ chức các vai nghĩa thành các bậc (tier)
như bậc không gian (spatial tier), bậc hành động (actional tier), bậc chủ
đề (thematic tier). Sowa (1999) cũng đề xuất một cách phân loại khá
phức tạp. Thuận tiện hơn cả là cách phân loại của Mylne (2000) theo
Thang độ Tham gia của Vai.





5
1.3. Quan điểm nghiên cứu của luận án

Luận án thống nhất với quan điểm cho rằng cấu trúc nghĩa biểu
hiện của câu gồm vị từ và các tham thể, trong đó vị từ là trung tâm, quyết
định số lượng tham thể và quan hệ nghĩa (vai nghĩa) của các tham thể đó
với vị từ. Tuy nhiên, bản thân các tham thể cũng tác động trở lại đối với
vị từ
, tức là với cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có nhiều lớp chồng lên nhau. Ở
mỗi lớp, các tham thể có những quan hệ nghĩa có thể đồng nhất, có thể
khác biệt nhau. Như vậy, một tham thể có thể cùng một lúc có nhiều
quan hệ nghĩa, tức là đảm nhận nhiều vai nghĩa khác nhau ở các lớp
nghĩa.
Tiêu biểu cho vị từ
đa trị là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng. Trong
cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu phải có ba tham thể bắt buộc (diễn tố),
nhưng ngoài diễn tố còn có nhiều chu tố, trong đó một số chu tố được giả
định sẵn trong ngữ nghĩa của vị từ, có thể thay thế được cho diễn tố, khác
với các chu tố khác. Cần phải xác định tư cách của những chu tố này
trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Thuật ngữ ‘tham thể - participant’ trong luận án chỉ tất cả mọi
đối tượng tham gia sự tình, bao hàm cả diễn tố và chu tố. Cách gọi này
phù hợp với những quan điểm mới đây về vai nghĩa (Gildea và Jurafsky,
2002; Gasser, 2003; García-Miguel và Albertuz, 2005).

1.4 Tình hình nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ
trao/tặng


Cấu trúc nghĩa biểu hiện c
ủa câu với vị từ trao/tặng từ trước tới
nay được rất nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập một cách rải rác, nằm trong
tổng thể những vấn đề chung về vai nghĩa, về vị từ đa trị, v.v. chứ chưa
được nghiên cứu toàn diện, sâu sắc. Đến giữa thập kỷ 1990 mới bắt đầu
xuất hiện một số công trình chuyên sâu về nhóm vị t
ừ này, tiêu biểu là
Newman (1996) và một số cộng sự của ông. Kết quả nghiên cứu trong
các công trình này là những cơ sở quan trọng được tiếp tục phát triển và
khảo sát theo mục đích và nhiệm vụ cụ thể trong luận án này.
O.N. Seliverstova (2004) cũng đề cập đến động từ dat’ – cho
trong tiếng Nga. Tuy nhiên, bà chưa khảo sát cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu với động từ này, và cũng chưa đưa ra
được những cách thức xác
định vai nghĩa của các tham thể.
Trong tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản (1977) đã dành một phần
công trình Động từ trong tiếng Việt bàn về nhóm động từ phát nhận. Còn
trong nghiên cứu của một số tác giả khác như Cao Xuân Hạo, Nguyễn

6
Văn Hiệp, Hoàng Trọng Phiến, nhiều ví dụ với vị từ trao/tặng đã được
đưa ra làm dẫn chứng nhưng vẫn chưa phải là đối tượng được nghiên cứu
thật sâu. Do vậy, luận án là một bước tiếp nối những kết quả trên, khảo
sát sâu hơn và toàn diện hơn về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ
đa trị thông qua những tr
ường hợp cụ thể với vị từ trao/tặng.

1.5 Tiểu kết


Như vậy, Chương 1 đã trình bày những điểm chung, thống nhất
trong quan điểm của nhiều tác giả nước ngoài và tác giả Việt Nam về
nghĩa của câu, cấu trúc nghĩa của câu và vai nghĩa của các tham thể trong
cấu trúc nghĩa của câu cũng như cách phân loại vai nghĩa. Từ đó, những
luậ
n điểm cơ bản được đưa ra làm cơ sở nghiên cứu cho luận án. Phần
cuối cùng của Chương 1 trình bày tổng quan về những công trình có liên
quan ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp tới vị từ mang ý nghĩa trao/tặng mà
kết quả của chúng được sử dụng và phát triển trong luận án.

CHƯƠNG 2: CÁC LỚP NGHĨA VÀ VAI NGHĨA
CỦA BA DIỄN TỐ TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN
CỦ
A CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

2.1. Dẫn nhập

Các đối tượng tham gia vào sự tình trao/tặng có những đặc trưng
phức tạp khác nhau, và những đặc trưng này tác động đến vai trò của
chúng trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, tạo cho câu có những ý
nghĩa khác nhau, mỗi ý nghĩa ứng với một cách thức mô tả sự tình nhất
định. Quan hệ nghĩa giữa vị từ và tham thể ở mỗ
i nghĩa (hoặc nhóm
nghĩa) tạo thành những lớp nghĩa khác nhau trong cấu trúc nghĩa biểu
hiện của câu. Các tham thể trong từng lớp nghĩa có những khác biệt nhất
định, nhất là về vai nghĩa, mặc dù số lượng tham thể trong từng lớp nghĩa
có thể giống nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu với vị từ trao/tặng có thể có bốn lớp ngh
ĩa cơ bản sau đây.


2.2. Các lớp nghĩa

2.2.1 Lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu (control - possession)

Đây là một lớp nghĩa cơ bản bởi các vị từ trao/tặng trước hết thể
hiện sự chuyển đổi quyền kiểm soát — sở hữu đối với vật trao/tặng. Lớp

7
nghĩa này được khái quát hóa bằng công thức x cause y to have z - x
khiến y có z.

2.2.2 Lớp nghĩa không gian - động (spatial - dynamic)

Sự dịch chuyển của vật trao/tặng từ phạm vi kiểm soát – sở hữu
của người cho sang phạm vi kiểm soát — sở hữu của người nhận là một
sự dịch chuyển trong một không gian vật chất cụ thể hoặc không gian
trừu tượng. Về không gian, khoảng cách giữa người cho và người nhận,
mức độ trực tiếp hay gián tiếp của hành
động trao/tặng cũng như phạm vi
của sự tình trao/tặng có những độ biến thiên khác nhau. Các mức độ biến
thiên đó được mã hóa trong chính các vị từ của nhóm.
Lớp nghĩa không gian - động của cấu trúc nghĩa biểu hiện của
câu với vị từ trao/tặng có thể khái quát hóa bằng hàm ngữ nghĩa x cause z
to go to y - x khiến z tới y.

2.2.3 Lớp nghĩa lợi ích (human interest)

Lớp nghĩa này thể hiện đối t
ượng nào được lợi từ hành động
trao/tặng, hay hành động trao/tặng đó đem lại lợi ích cho đối tượng nào.

Cũng có thể Tiếp thể là đối tượng bị hại, nhưng việc được hưởng lợi hay
chịu hại từ hành động trao/tặng đều có thể quy về mối liên quan tới lợi
ích của con người (human interest), do vậy lớp nghĩa này được gọi chung
là lớp nghĩa lợi ích. L
ớp nghĩa lợi ích có thể được khái quát hóa bằng
hàm x cause y to benefit from having z - x làm cho y được lợi từ việc có z
hoặc x cause y to suffer from z - x làm cho y phải chịu đựng z.

2.2.4 Lớp nghĩa quyền lực (power)

Vị từ trao/tặng mã hóa các quan hệ khác nhau giữa người cho và
người nhận về tuổi tác, vị thế, quan hệ gia đình, xã hội, v.v và hệ quả
của các quan hệ này là tính chất, mức độ trang trọng của sự tình
trao/tặ
ng, v.v Quan hệ giữa hai đối tượng này với vị từ tạo nên một lớp
nghĩa quan trọng trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu gọi là lớp nghĩa
quyền lực. Mối quan hệ này có tác động rất lớn tới vị từ. Điều đó chứng
tỏ có tác động qua lại giữa vị từ và các tham thể chứ không phải chỉ là tác
động một chiều từ vị
từ tới các tham thể.
Vị từ trao/tặng trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh phân thành
ba nhóm rõ rệt. Nhóm thứ nhất có thể gọi là nhóm hướng thượng
(upward) bao gồm các vị từ thể hiện quan hệ dưới – trên giữa người cho
và người nhận như hiến, cúng, donate, devote. Nhóm thứ hai có thể gọi

8
là nhóm hướng hạ (downward) gồm các vị từ thể hiện quan hệ trên - dưới
giữa người cho và người nhận như phú, ban, bestow, endow. Nhóm thứ
nhất và nhóm thứ hai chiếm số lượng không nhiều, khoảng 1/5 số vị từ
trao/tặng. Nhóm thứ ba có thể gọi là nhóm trung hoà (neutral)

chiếm số
lượng nhiều hơn cả: 4/5, bao gồm các vị từ thể hiện quan hệ đồng đẳng
hoặc trên - dưới giữa người cho và người nhận.
Các lớp nghĩa và vai nghĩa hoặc đặc trưng của ba diễn tố trong
cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng được thể hiện trong
bảng sau đây.

2.3 Cấu trúc nghĩa biểu hiệ
n cơ sở của câu với vị từ trao/tặng

Vị từ trao/tặng là loại vị từ tam trị, tức là chúng đòi hỏi phải có 3
tham thể bắt buộc (diễn tố) đi cùng với chúng. Do vậy, cấu trúc nghĩa
biểu hiện cơ sở của câu với vị từ trao/tặng gồm Vị từ + 3 diễn tố. Sau
đây là những nhận xét cụ thể về 3 di
ễn tố này.

2.3.1 Diễn tố thứ nhất

Diễn tố này có các đặc trưng [+Động vật] (bao hàm ý nghĩa
[±Người]), [+Kiểm soát], và [+Sở hữu]. Diễn tố thứ nhất đảm nhiệm vai
Hành thể (Actor) có đầy đủ đặc trưng và những ý nghĩa kéo theo
(entailment) của Tác thể (Agent) như [+Người], hoặc chí ít là [+Động
vật], [+Chủ ý], [+Trách nhiệm], v.v xuất hiện với tỷ lệ khá cao, khoảng
75% trong số tư
liệu được nghiên cứu, trong khi vai Hành thể không đủ
những đặc trưng ấy, ví dụ không có đặc trưng [Người] hay [Động vật],
[Chủ ý], không phải là nguyên do trực tiếp của hành động trao/tặng và
chỉ có thể coi là Chủ thể (Author), chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 5% mà
thôi. Cá biệt có trường hợp vai Công cụ cũng xuất hiện ở vị trí diễn tố
Đặc trưng/Vai nghĩa của ba diễn tố Các lớp nghĩa

Diễn tố 1 Diễn tố 2 Diễn tố 3
Lớp nghĩa kiểm soát – sở hữu Người kiểm soát
Tác thể
Nguồn
Tiếp thể
Chủ sở hữu
Nghiệm thể
Đối thể
Lớp nghĩa không gian — động Tác thể
Nguồn
Địa điểm
Tiếp thể
Đích
Địa điểm
Đối thể
Lớp nghĩa lợi ích Người làm ơn
Tác thể
Đắc lợi thể
Thụ thể
Đối thể
Tạo thể
Lớp nghĩa quyền lực [quyền uy]
[tuổi tác]
[vị thế]
[thân tộc]
v.v.
[quyền uy]
[tuổi tác]
[vị thế]
[thân tộc]

v.v.
Đối thể

9
thứ nhất. Diễn tố thứ nhất còn kiêm cả vai nghĩa Nguồn (Source) và Địa
điểm.

2.3.2 Diễn tố thứ hai

Diễn tố thứ hai đảm nhiệm vai Tiếp thể (Recipient), đồng thời là
Đích (Goal). Khi vật trao/tặng dịch chuyển tới Đích, nó sẽ định vị tại
điểm kết thúc đó nên đôi khi Đích được thay thế bằng Địa điểm. Diễn t

thứ hai có thể đảm nhiệm vai Nghiệm thể khi nó phải trải qua một quá
trình nào đó để tạo ra vật trao/tặng, hoặc đạt được một đặc tính, một
phẩm chất hay một tính cách nào đó. Với ý nghĩa được hưởng một quyền
lợi nào đó qua hành động trao/tặng, được quyền sở hữu và/hoặc kiểm
soát, sử dụng vật trao/tặng, diễn tố thứ hai còn
đảm nhiệm vai Đắc lợi
thể.
Trong trường hợp cho, give được dùng để thay thế cho những vị
từ tạo tác như tát, đấm, đạp, v.v., ví dụ: Anh cho thị cái tát, She gives him
a slap, thì diễn tố thứ hai hoàn toàn là Thụ thể — đối tượng chịu tác động
trực tiếp của hành động (cụ thể hơn là Sufferer — Kẻ chịu đựng, theo
Gasser 2003, hay Bị hại thể - Maleficiary, theo Diệp Quang Ban 2004).
2.3.3 Diễn tố
thứ ba
Diễn tố thứ ba có thể là một thực thể vật chất cụ thể, có thể là
một thực thể trừu tượng. Nó có thể xác định hoặc bất định, cá thể hoá
hoặc không, tức là có những đặc trưng [± xác định] (definite), [±cá thể]

(individuated). Diễn tố thứ ba này thường được gọi là Đối thể (Theme)
và còn có thể đảm nhiệm vai Tạo thể (Complement) hoặc được đánh dấ
u
như Công cụ (Instrument).

2.4 Tiểu kết

Kết hợp với phương pháp của Mylne, luận án đề xuất phương
pháp nhận diện vai nghĩa như sau:

Bước 1: Xác lập các lớp nghĩa
Phân tích các nghĩa hệ thống (sense) trong ngữ nghĩa của vị từ.
Các quan hệ nghĩa giữa vị từ với các tham thể ở mỗi nghĩa hoặc nhóm
nghĩa tạo nên các lớp nghĩa.
Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ
trao/tặng có thể gồm 4 lớp nghĩa: kiểm soát – sở hữu, không gian – động,
lợi ích, và quyền lực.
Bước 2: Xác định vai nghĩa của các tham thể
Xác định mỗi lớp nghĩa đòi hỏi những tham thể nào, chúng có
những đặc trưng gì, thỏa mãn những điều kiện gì để đảm nhận vai nghĩa

10
này hay vai nghĩa khác. Qua đó sẽ xác định được vai nào là cơ bản, chủ
đạo, vai nào là kiêm nhiệm.
Cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu với vị từ trao/tặng gồm vị
từ và ba diễn tố theo mô hình M1: CHO <Tác thể; Tiếp thể; Đối thể>.
Bảng sau thể hiện đầy đủ hơn những vai nghĩa mà ba diễn tố có thể đảm
nhiệm:
Diễn tố 1 Diễn tố 2 Diễn tố 3
Tác thể

Chủ thể
Nguồn
Địa điểm
Công cụ
Tiếp thể
Đích
Nghiệm thể
Địa điểm
Đắc lợi thể
Thụ thể
Đối thể
Tạo thể
Công cụ


CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN RÚT GỌN
VÀ MỞ RỘNG CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

3.1 Dẫn nhập

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, một diễn tố nào đó có thể khiếm
diện, làm rút gọn cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Ngược lại, trong cấu
trúc nghĩa biểu hiện của câu còn có các chu tố tham gia với những tư
cách khác nhau, mở rộng cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

3.2 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với số lượng diễn tố ít hơn 3

3.2.1 Trường hợp chỉ có một diễn tố

Khi cả người nhận và vật trao/tặng đều không xác định, không cụ

thể thì chỉ có mình Tác thể xuất hiện. Mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu lúc đó là M2: CHO <Tác thể>, ví dụ:
- Bà ấy toàn cho đi chứ chẳng bao giờ lấy cả.
- He usually gives - Anh ấy rất hay cho.
Khi cả người cho và người nhận đều không xác định, không cụ
thể thì chỉ có mình Đối thể xuất hiện. Mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu lúc đó là M3: CHO <Đối thể>, ví dụ:
- Cái ngọt bùi đem cho, còn đắng cay gánh lấy.
-This area has been ceded - Vùng đất này đã bị nhượng đi rồi.
Hai trường hợp này đều hiếm khi xuấ
t hiện, nhất là trong tiếng
Việt, còn trong tiếng Anh trường hợp câu chỉ có Đối thể phổ biến hơn,
đặc biệt là trong câu bị động.


11
3.2.2 Trường hợp chỉ có hai diễn tố

Trường hợp này khá phổ biến khi một trong ba diễn tố có tính
không xác định, không cụ thể, hoặc có tính khuôn mẫu (schematic). Mô
hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu lúc này là
(M4) CHO <Tác thể; Đối thể>
ví dụ: - Chẳng ai tự nhiên cho cái gì.
- The teacher gave the answers after the test.
Thầy giáo cho lời giải sau khi thi.
(M5) CHO <Tác thể; Tiếp thể>
ví dụ: - Con thí cho thằng mõ ấy.
-I like to give to the church - Tôi thích quyên góp cho nhà thờ.
(M6) CHO <Đối thể; Tiếp thể>
ví dụ

: - Áo để em thơ, lụa tặng già.
- He was given the Nobel Prize for his invention.
Ông ấy được tặng giải Nôben về phát minh của mình.

3.3 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với số lượng tham thể nhiều
hơn 3

3.3.1 Chu tố Mặc định

Về nội dung nghĩa cơ bản nhất, cả send trong tiếng Anh và gửi
trong tiếng Việt đều giả định rằng hành động trao/tặng xảy ra thông qua
một
đối tượng trung gian nào đó. Đối tượng này có một vị trí mặc định
(default) - vị trí được giả định sẵn trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Để phân biệt, chu tố này được tạm gọi là Chu tố Mặc định (Default
Circumstants), còn các Chu tố khác được gọi là Chu tố Phi Mặc định
(Non-default Circumstants). Chu tố Mặc định này được gọi là Tiếp thể
Trung gian khi nó có đặc trưng [+người], còn khi không có đặc trưng này
([-người]), nó chỉ là Ph
ương tiện (Means) hoặc Công cụ (Instrument). Ví
dụ:
- Mẹ tôi gửi bà Thanh cho tôi hai đồng.
- I have sent you the gift through Mr. Brown.
- Tôi sẽ gửi cho anh bản hợp đồng qua thư điện tử/ email.
I will send the contract to you through email.
- Tôi gửi EMS cho Uỷ ban Châu Âu bản dịch.
I sent the EC the translation by EMS.





12

3.3.2 Hai Chu tố Mặc định khác: Hướng và Đích (Direction and Goal)

Các vị từ trao/tặng thể hiện một hành động chuyển vị, tức là một
hành động có hướng/có đích. Như vậy Tiếp thể sẽ kiêm cả vai nghĩa
Đích. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp với vị từ gửi, hai vai nghĩa này
được phân cho hai/ba đối tượng riêng biệt. Ví dụ:
- Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi.
- Cô ấy gửi th
ư đến trường cho tôi.
Tương tự như Tiếp thể trung gian, hai tham thể Hướng và Đích
là những tham thể cố hữu (inherent) được giả định trong ngữ nghĩa của
vị từ gửi. Chúng hoàn toàn có khả năng thay thế cho Tiếp thể khi Tiếp
thể vắng mặt. Do vậy, Hướng và Đích cũng là Chu tố Mặc định trong
cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Hai Chu tố Mặ
c định Hướng và Đích không chỉ xuất hiện trong
câu với vị từ gửi mà còn với nhiều vị từ trao/tặng khác. Khi cả Tiếp thể
và Hướng/Đích đều cùng xuất hiện thì chúng được đánh dấu bằng những
giới từ khác nhau. Bảng sau thể hiện các tham thể trong cấu trúc nghĩa
biểu hiện mở rộng của câu với vị từ trao/tặng:

Diễn tố Chu tố
1 2 3 Chu tố Mặc định Chu tố
Phi Mặc định
Tác thể
Chủ thể
Nguồn

Địa điểm
Công cụ
Tiếp thể
Đích
Nghiệm thể
Địa điểm
Đắc lợi thể
Thụ thể
Đối thể
Tạo thể
Công cụ
Tiếp thể trung gian
Phương tiện
Công cụ
Hướng
Đích
Thời gian
Phương thức
Lý do
v.v

3.4 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng và với một số
vị từ khác: so sánh về chu tố mặc định

3.4.1 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ “mua (buy)”

Kết quả khảo sát cho thấy Đắc lợi thể là một Chu tố Mặc định
trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mua. Ví dụ:
- Bà mua cho con nốt ch
ỗ rươi này, còn tươi lắm.

- Anh Nam mua cho con trai chiếc Dream của ông Hải với giá
20 triệu.




13
3.4.2 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ “đào (dig)”

Thụ thể là diễn tố thứ hai trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
với vị từ lưỡng trị đào, cho dù nó có xuất hiện hiển ngôn hay không.
Còn Tạo thể, Đích hay Địa điểm không phải là diễn tố thứ hai mà là Chu
tố Mặc định. Ví dụ:
- Họ đào đất – They dig the ground: Thụ
thể
- Họ đào mương – They dig a canal. Tạo thể
- Họ đào khoai – They dig potatoes. Đích
- Họ đào mỏ - They dig a mine. Địa điểm

3.4.3 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ” nhảy (jump)”

Trong ngữ nghĩa của nhảy/jump đã giả định các tham thể Hướng,
Nguồn, Đích, Lộ trình, Địa điểm và đây c
ũng là các Chu tố Mặc định.
Các giới từ hoặc giới ngữ trong những dẫn liệu sau chứng tỏ sự tham gia
của các tham thể này với tư cách là Chu tố Mặc định trong cấu trúc nghĩa
biểu hiện của câu:
- Con cóc nhảy ra – The Toad jumps out.
- Con cóc nhảy từ trong hang ra – The Toad jumps out of/from
the hole.

- (Khi) mặt nước chập chờn con cá nhảy.

3.5 Tiểu kết

Số lượng di
ễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ
mang ý nghĩa trao/tặng là 3 (mô hình M1). Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện
và đặc trưng của chúng, một hoặc hai diễn tố nào đó có thể khiếm diện
cho nên trong mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu lúc đó chỉ có 1
hoặc 2 diễn tố. Đó là cấu trúc nghĩa biểu hiện rút gọn của câu (mô hình
M2, M3, M4, M5 và M6).
Đối với cấu trúc ngh
ĩa mở rộng của câu với vị từ trao/tặng (có số
lượng tham thể nhiều hơn 3), ngoài 3 diễn tố, có một vài chu tố được giả
định sẵn trong ngữ nghĩa của những vị từ nhất định và có khả năng hoạt
động như những diễn tố thực thụ hoặc có khả năng thay thế cho một diễn
tố nào đó. Những chu tố này đượ
c gọi là Chu tố Mặc định và có số lượng
hạn chế. Còn các chu tố khác được gọi là Chu tố Phi Mặc định.
Chương 3 cũng thể hiện bước thứ ba trong quy trình phân tích
cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu: bước xác định tư cách, vị thế của các
tham thể sau khi đã được nhận diện.


14
CHƯƠNG 4: SỰ THỂ HIỆN CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN
TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU
VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

4.1 Dẫn nhập


Chương này cố gắng làm rõ hơn tác động của cách nhìn nhận và
mô tả sự tình đến sự lựa chọn vị từ, giới từ và trật tự hình tuyến của các
thành phần câu thể hiện các tham thể.
Về cơ bản, quan hệ TR-LM (Vật đượ
c định vị - Mốc định vị) là
quan hệ trong đó có một thực thể chuyển động so với một mốc tĩnh nào
đó. Trong câu với vị từ trao/tặng như ví dụ trên, có thể coi thực thể
chuyển động cuốn sách là TR và cô bé là LM. Một bộ phận thân thể nào
đó của cô bé có thể chuyển động, chẳng hạn như bàn tay và/hoặc cánh
tay. Tuy nhiên, có thể coi cô bé là một thự
c thể đơn nhất tại một địa
điểm nhất định và cuốn sách chuyển động tới địa điểm đó. Ngoài ra, còn
một quan hệ TR-LM nữa chồng lên quan hệ TR-LM nói trên, đó là quan
hệ giữa thầy giáo và cuốn sách: người cho Thầy giáo là thực thể kiểm
soát sự chuyển động của cuốn sách, và do vậy được coi là TR so với LM
cuốn sách. Hai “lớ
p” quan hệ TR-LM này có thể hình dung như sơ đồ
sau, với TR
1
thể hiện “TR tác thể” và TR
2
thể hiện “TR thực thể động”:

LM
2
TR
2

The teacher gave the girl a book.

TR
1
LM
1


(Newman, 1996: 40-42)
Tuy nhiên, trong luận án, để cho giản tiện và dễ hình dung, chỉ có một
TR được chỉ rõ, còn những đối tượng khác đều được thể hiện là LM.


4.2 Trật tự tham thể trong câu với ≤ 3 diễn tố

4.2.1 Khi Tác thể được chọn làm Vật được định vị (Trajector - TR)

4.2.1.1 Trật tự TÁC THỂ + TIẾP THỂ + ĐỐI THỂ
Trật tự này chiếm tới 60% trong số các trường hợp được khảo
sát. Ngoài lý do khối lượng (độ dài) của các danh ngữ (NP) thể hiện Tiếp
thể và Đối thể, các đặc điểm của các đối tượ
ng tham gia sự tình cũng tác
động tới trật tự này. Trật tự O1: NP1 + Vtrao/tặng + NP2 + NP3 phản
ánh rõ nét nhất lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu, x cause y to have z – x khiến
y có z.

15
4.2.1.2 Trật tự TÁC THỂ + ĐỐI THỂ + TIẾP THỂ
Trật tự O2: NP1 + Vtrao/tặng + NP3 + TO/CHO + NP2 phản
ánh rõ nét nhất lớp nghĩa không gian — động trong cấu trúc nghĩa biểu
hiện của câu với vị từ trao/tặng. Trong số các trường hợp NP1 đứng đầu
câu trong tiếng Anh và tiếng Việt được khảo sát, trật tự O2 chiếm

khoảng 40%.

4.2.1.3 Một số điểm cần lưu ý về
hai trật tự O1 và O2
(i) Ngoài yếu tố khối lượng (bổ ngữ ngắn hơn được đặt gần vị từ hơn và
đứng trước bổ ngữ dài hơn), đặc trưng [±xác định] và/hoặc [±cụ thể] của
các đối tượng tham gia sự tình cũng tác động tới trật tự của chúng. Khi
Đối thể có đặc trưng [-xác định] và [-cụ thể], nó buộc phải đi liền với v

từ. Ngược lại, khi Đối thể có đặc trưng [+xác định] và/hoặc [+cụ thể], nó
có thể đứng trước hoặc đứng sau Tiếp thể.
(ii) Trong tiếng Anh, khi cả Tiếp thể và Đối thể đều được thể hiện bằng
đại từ thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài trật tự O2.
(iii) Trong tiếng Việt, không phải vị từ nào cũng cho phép cả hai trật tự
O1 và O2. Vị từ trao/t
ặng thuộc tiểu nhóm hướng thượng và vị từ cho
khó có thể chấp nhận trật tự O2.
(iv) Trong tiếng Anh một số vị từ luôn luôn đòi hỏi giới từ đi kèm, cho
dù NP2 được xếp trước hay sau NP3, hoặc chỉ cho phép một trong hai
trật tự O1 và O2. Các vị từ cho phép cả hai trật tự O1 và O2 thường có
gốc từ bản ngữ (Germanic), còn những vị từ gốc Latin như contribute
(đóng góp),
credit (chuyển tiền), deliver (giao hàng), entrust (giao phó)
không cho phép trật tự O1 mà chỉ cho phép trật tự O2. Những vị từ như
assign him a seat, allot him a space, award him a prize (phân cho anh ta
một ghế, bố trí cho anh ta một chỗ làm việc, trao giải thưởng cho anh ta)
bắt đầu bằng một âm tiết không mang trọng âm schwa thì cho phép cả
hai trật tự O1 và O2 trong khi những vị từ không bắt đầu bằng âm schwa
như return, transfer (trả lại, chuyển giao) thì chỉ cho phép một trật tự
O2.


4.2.2 Khi Tiếp thể được chọn làm Vật được định vị

Trong tiếng Anh, khi NP thể hiện Tiếp thể đứng đầu câu thì cấu
trúc bị động thường được sử dụng. Tác thể thường vắng mặt, và khi có
mặt thì Tác thể luôn được thể hiện trong một giới ngữ với tác tử đánh dấu
by. Lúc này TR là Tiếp thể, được định vị theo LM Đối thể. Tuy nhiên,
trong trường hợp đặc biệt, để nhấn mạnh, người phát ngôn chọn Tiếp thể
làm TR nhưng vẫn sử dụng cấu trúc chủ động.

16
Trái lại, trật tự Tiếp thể + Tác thể + Đối thể lại là trật tự phổ biến
trong tiếng Việt, cho dù Tác thể có thể có tính bất định. Như vậy có thể
nói trật tự O3:
NP2 + BE P2
1
+ NP3 (+ BY NP1)
là trật tự đặc hữu của tiếng Anh, còn trật tự O4:
NP2 + ĐƯỢC
2
(+ NP1) + Vtrao/tặng + NP3
là trật tự đặc hữu của tiếng Việt (trật tự O4 hiếm khi xuất hiện trong tiếng
Anh với cấu trúc chủ động).
Trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, khi Tiếp thể được chọn làm
TR, vị từ trao/tặng có thể được thay thế bằng vị từ tiếp nhận. Lúc này,
trật tự O5:
NP2 + Vtiếp nhận + NP3 (+ FROM/TỪ, CỦA NP1)
là tr
ật tự chung cho cả hai ngôn ngữ, còn trật tự O6:
NP2 + Vtiếp nhận + (CỦA NP1) + NP3

chủ yếu thấy xuất hiện trong tiếng Việt và rất ít khi xuất hiện trong tiếng
Anh.

4.2.3 Khi Đối thể được chọn làm Vật được định vị

Vật trao/tặng được chọn làm TR và Tiếp thể là LM. Tác thể
hiếm khi xuất hiện bởi tính bất định hoặc tầm quan trọng rấ
t yếu của nó.
Chỉ khi nào Tác thể có tầm quan trọng cao hơn, có độ nổi bật nhất định
thì nó mới xuất hiện với tư cách là LM. Ở đây có sự khác biệt rõ rệt giữa
tiếng Anh và tiếng Việt: Tác thể sẽ là LM2, thể hiện bằng một giới ngữ
với tác tử đánh dấu by trong cấu trúc bị động của tiếng Anh trong khi
tiếng Việt vẫn chọ
n Tác thể làm LM1, và Tiếp thể làm LM2 cho TR.
Tiếng Việt còn sử dụng một dạng tác cách (ergative) hay cách nói trung
hoà (middle voice) thay cho kiểu kiến trúc bị động. Các trật tự lúc đó là
O7: NP3 + BE P2 + NP2 (+ BY NP1)
và O8: NP3 (+ NP1) + Vtrao/tặng + NP2.

4.3 Trật tự tham thể trong câu với diễn tố và chu tố mặc định

Khi nhiều tham thể (diễn tố và chu tố mặc định) cùng xuất hiện,
chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, ch
ẳng hạn như: Tác thể +
Vtrao/tặng + Đối thể + Hướng/Đích/Địa điểm + Tiếp thể.
Ví dụ: - Cô ấy gửi thư đến trường cho tôi.

1
P2 = Past Participle, Phân từ 2/Phân từ quá khứ của vị từ trao/tặng trong tiếng
Anh.

2
Trong trường hợp sự tình trao/tặng được nhìn nhận như một việc gây bất lợi
cho Tiếp thể, được sẽ được thay thế bằng bị.

17
- Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi.
*Cô ấy gửi thư cho tôi đến trường.
*Cô ấy gửi thư cho tôi ra Hà Nội.

4.4 Sự mở rộng nghĩa của give trong tiếng Anh và cho trong tiếng
Việt

cho trong tiếng Việt và give trong tiếng Anh có khả năng mở rộng
nghĩa khá lớn. Vì thế, vai nghĩa của tham thể được đánh dấu bằng cho và
give rất đa dạng. M
ục đích chính của mục 4.4 này là cố gắng khái quát
những vai nghĩa ấy do sự mở rộng nghĩa của cho và give.

4.4.1 Sự cho phép (Permission)

Sự mở rộng nghĩa này của cho/give có thể mô hình hóa qua hàm
ngữ nghĩa x cho y z => x cho y quyền làm z.

4.4.2 Gây khiến, Tạo điều kiện (Cause, Enablement)

Ý nghĩa gây khiến của vị từ trao/tặng cho phép cho/give tham gia
vào một số kiến trúc gây khiến khác nữa, cũ
ng như cho phép một số vị từ
khác nhóm cùng tham gia kiến tạo câu. Give trong tiếng Anh còn có thể
hoạt động như một liên từ trong cấu trúc điều kiện dưới dạng phân từ quá

khứ given. Sơ đồ mở rộng nghĩa của cho, give ở hai ý nghĩa trên có thể
hình dung như sau:

x khiến/giúp/cho phép y thực hiện việc gì đó với vật
cho/tặng z

Hành động
của x
khiến/giúp/cho phép y thay đổi trạng thái hoặc thực
hiện một hành động khác

Thực thể /
Sự tình A
khiến/giúp/cho phép Thực thể/Sự tình B xuất hiện
hoặc xảy ra

4.4.3 Sự xuất hiện (Emergence)

• Diễn tố thứ nhất đảm nhiệm cả vai Chủ thể (Author) và Nguồn, Đối thể
là kết quả, sản phẩm do Nguồn tạo ra qua một quá trình hoạt động nào
đó, và Tiếp thể thường bất định nên vắng mặt; ví dụ:
- Cây cho trái và cho hoa.
Trees give fruits and flowers.

18
• Chủ thể cung cấp nguồn cảm hứng, ‘năng lượng’ cho Tiếp thể thực
hiện một công việc, hoạt động tinh thần nào đó; ví dụ:
- Dịu dàng mùa thu Hà Nội
Cho bao thi sĩ làm thơ.
- The tragic story gave him the inspiration to compose a real

moving poem.
• Tác thể là Nguồn tạo ra một sản phẩm tinh thần, một tư tưởng hay ý
kiến nào đó, ví dụ:
- Nhiều người cho rằng Liên hiệp quốc lâu nay toàn bị Mỹ
‘bắt nạt’.
- Has he given any opinion about the contract?
cho còn có thể làm từ công cụ (functional word) tham gia kiến
trúc nhượng bộ, đánh dấu một tình huống xảy ra như sự xuất hiện một
khả năng từ hiện thực khách quan. Ví dụ:
- Cho dẫu mai đây xa ánh đèn thành phố, anh vẫn thấy đời không
lẻ loi.

4.4.4 Tạo tác (Effective)

Tính chất hoàn thành của cho/give tạo điều kiện cho chúng thay
thế được một số vị
từ tạo tác. Ở đây quan hệ Tác thể - Thụ thể giữa
người cho và người nhận (x làm cho y phải chịu đựng z) được thể hiện rất
rõ. Đối thể là kết quả hành động của người cho hoặc của hành động giữa
người cho và người nhận và do vậy thường được đánh dấu như Tạo thể
(Complement).

4.4.5 Tầm mức (Extent)

Tính chất hoàn thành của
cho còn cho phép nó có thể được sử
dụng để đánh dấu quãng thời gian mà một hành động hay trạng thái nào
đó kéo dài cho đến lúc kết thúc hoặc cho đến lúc đạt được một mức độ
kết quả nào đó. Khác với cho của tiếng Việt, give trong tiếng Anh không
có khả năng đó. Ví dụ:

- Luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi.
- Giọng em ngân lên rằng thương nhau cho trọn.

4.4.6 Mục
đích (Purpose)

Ở lớp nghĩa không gian — động, vai Tiếp thể bao hàm ý nghĩa
của vai Đích, điểm đến cuối cùng của chuyển động của vật trao/tặng z.
Nhờ đó, cho có thể được dùng để chỉ mục đích, bởi vai nghĩa Đích có rất

19
nhiều đặc điểm giống như vai Mục đích, và nhiều khi rất khó phân biệt
hai vai này.

4.5 Tiểu kết

Các yếu tố tri nhận có tác động quyết định tới cấu trúc nghĩa biểu
hiện của câu, quy định sự xuất hiện của tham thể này hay tham thể khác,
sự nổi bật của vai nghĩa này hay vai nghĩa khác, và cuối cùng là dẫn tới
những trật tự cú pháp khác nhau của các thành phần câu th
ể hiện những
tham thể đó cũng như cách thức đánh dấu các vai nghĩa của chúng.
Những khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt về những khía cạnh
nói trên cho thấy không phải lúc nào cũng có thể tìm được tương đương
tuyệt đối giữa hai ngôn ngữ.
Sự mở rộng nghĩa của give và cho dẫn tới những vai nghĩa khác
nhau của các tham thể trong cấ
u trúc nghĩa biểu hiện của câu, hoặc dẫn
tới những biểu hiện cú pháp khác nhau của các thành phần câu thể hiện
những vai nghĩa ấy cũng như chức năng cú pháp của give và cho, đặc biệt

là cho.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả khảo sát, phân tích trình bày qua bốn chương ở
trên, luận án có thể đưa ra những kết luận sau:

1. Về quy trình phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Vị từ là trung tâm của câu về mọi phương diện, do vậy muốn tiến
hành phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nói riêng, hay phân tích
cấu trúc ngữ nghĩa của câu nói chung đều phải xuất phát từ vị từ. Mỗi
loại vị từ đều có những đặc điểm riêng, và ngay cả giữa những vị từ trong
cùng một nhóm cũng có những khác biệt quan trọng nên cần phải xem
xét từng vị từ một để chỉ ra những khác biệt ấy. Quy trình phân tích cấu
trúc nghĩa biểu hiện của câu có thể gồm 4 bước sau:
1.1 Bước đầu tiên là phân tích các nghĩa hệ thống (sense) trong
ngữ nghĩa của vị từ
. Các quan hệ nghĩa giữa vị từ với các tham thể ở mỗi
nghĩa hoặc nhóm nghĩa tạo nên các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu
hiện của câu.
1.2 Sau khi đã phân lập được các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa
biểu hiện của câu, bước thứ hai là xác định mỗi lớp nghĩa đó đòi hỏi
những tham thể nào, vai nghĩa của các tham thể đó trong mỗi lớ
p nghĩa
để thấy được vai nào là cơ bản, vai nào là kiêm nhiệm, vai nào có tầm

20
quan trọng chủ đạo, bao trùm hơn cả, vai nào mờ nhạt hơn, hay nói nôm
na là vai nào ‘nổi’ hay ‘chìm’ hơn các vai nghĩa khác. Đây cũng là một

phương án khả thi để giải quyết những điểm lâu nay chưa thống nhất về
việc xác định vai nghĩa của các tham thể, như một số trường hợp đã đề
cập ở phần đầu của luận án này.
1.3 Bước thứ ba trong quá trình phân tích cấ
u trúc nghĩa biểu
hiện của câu là xác định tham thể bắt buộc và tham thể tuỳ nghi, tức là
xác định diễn tố và chu tố. Sau đó phân tích các chu tố để xem chu tố
nào được giả định sẵn trong từng lớp nghĩa đối với từng vị từ cụ thể, chu
tố nào không được giả định mà chỉ có tính chất đương nhiên với mọi vị
từ, chu tố nào có khả năng tham gia và/hoặ
c thay thế cho một diễn tố nào
đó. Kết quả là sẽ phân định được Chu tố Mặc định với Chu tố Phi Mặc
định, và như vậy sẽ nhìn nhận rõ ràng được vị thế, tư cách của các tham
thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
1.4 Bước cuối cùng là kiểm chứng lại kết quả phân tích trong ba
bước trên bằng các thao tác cú pháp trên cấu trúc cú pháp của câu, bởi lẽ
cấu trúc nghĩa c
ủa câu nói chung, và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nói
riêng, là những yếu tố ở bề sâu, không trực tiếp nhìn thấy được. Tất cả
những gì người ta nghe được, thấy được chỉ là những yếu tố bề mặt, hay
chỉ là ‘phần nổi của tảng băng’ mà thôi. Song những yếu tố bề mặt đó lại
là sự phản ánh các yếu tố bề sâu cho nên có thể thông qua đó để
tìm hiểu
các yếu tố bề sâu. Nói cách khác, cấu trúc cú pháp là sự ánh xạ
(mapping) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu cho nên phải dựa vào cấu trúc
cú pháp để nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Dĩ nhiên, như
nhiều tác giả đã khẳng định, sự ánh xạ này không phải luôn luôn có
tương ứng một-đối-một nên cần phải xem xét đầy đủ mọi yếu tố mới thấy
rõ được m
ối quan hệ giữa cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc cú pháp

của câu.

2. Về kết quả nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ
trao/tặng

Trong các vị từ đa trị, vị từ trao/tặng là một nhóm vị từ phong
phú, phức tạp, được nghiên cứu theo nhiều quan điểm khác nhau của
nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới. Chúng tôi cũng chọ
n nhóm vị từ
này làm đối tượng nghiên cứu để có thể tìm hiểu, biện giải rõ ràng hơn
về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị. Kết quả khảo sát cấu
trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng dẫn tới những kết luận
chính yếu sau đây:
2.1 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu vớ
i vị từ mang ý nghĩa
trao/tặng có thể gồm 4 lớp nghĩa:

21
1. Lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu (control – possession)
2. Lớp nghĩa không gian - động (spatial – dynamic)
3. Lớp nghĩa lợi ích (human interest)
4. Lớp nghĩa quyền lực (power)

Ở lớp nghĩa không gian - động, các vị từ có thể được phân bố
trên một chuỗi liên tục (continuum) với hai cực là trực tiếp và gián tiếp,
nghĩa là chúng thể hiện những sự tình trao/tặng khác nhau với những
mức độ trực tiếp và gián tiếp khác nhau giữa người cho và ng
ười nhận:
người cho và người nhận có thể trực tiếp mặt đối mặt hoặc ở khoảng
cách rất gần nhau, hoặc có thể ở xa nhau và phải thông qua trung gian để

thực hiện hành động trao/tặng. Mức độ trực tiếp/gián tiếp này tác động
tới vai nghĩa của các tham thể, dẫn tới những cách đánh dấu khác nhau
trên cấu trúc cú pháp, thậm chí còn tác động quyết định tới cả sự l
ựa
chọn vị từ. Sự lựa chọn vị từ có thể thấy rõ nhất ở lớp nghĩa quyền lực,
trong đó các vị từ trao/tặng được chia thành 3 nhóm rõ ràng: nhóm
hướng thượng, nhóm trung hoà và nhóm hướng hạ. Quan hệ liên nhân
giữa người cho và người nhận đã được mã hoá cao độ trong 3 nhóm vị từ
này khiến cho nhiều vị từ chỉ được sử dụng trong những sự tình trao/tặng
đặc bi
ệt.

2.2 Các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ
trao/tặng có thể đảm nhận nhiều vai nghĩa trong các lớp nghĩa khác nhau
như sau:

Diễn tố:
Diễn tố thứ nhất: Tác thể (Agent), Chủ thể (Author), Nguồn
(Source), Địa điểm (Locative), Công cụ (Instrument)
Diễn tố thứ hai: Tiếp thể (Recipient), Đích (Goal), Nghiệm thể
(Experiencer), Địa điểm (Locative), Đắ
c lợi thể (Beneficiary), Thụ thể
(Patient)
Diễn tố thứ ba: Đối thể (Theme), Tạo thể (Complement), Công
cụ (Instrument)

Chu tố
Chu tố Mặc định gồm các tham thể Tiếp thể trung gian
(Intermediary Recipient), Phương tiện (Means), Công cụ (Instrument),
Hướng (Direction), Đích (Goal);

Chu tố Phi Mặc định gồm các tham thể còn lại như Thời gian
(Time), Cách thức (Manner), Lý do (Reason), Mục đích (Purpose), v.v.


22
2.3 Các mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mang
ý nghĩa trao/tặng bao gồm:

Cấu trúc cơ sở với 3 diễn tố
(M1) CHO <Tác thể; Tiếp thể; Đối thể >

Các cấu trúc rút gọn
(M2) CHO <Tác thể>
(M3) CHO <Đối thể>
(M4) CHO <Tác thể; Đối thể>
(M5) CHO <Tác thể; Tiếp thể>
(M6) CHO <Đối thể; Tiếp thể>

Cấu trúc mở rộng:
Cấu trúc nghĩa biể
u hiện mở rộng của câu với vị từ mang ý nghĩa
trao/tặng bao gồm các Diễn tố, Chu tố Mặc định và Phi Mặc định. Tuy
nhiên, số lượng Chu tố Mặc định có thể cùng xuất hiện đối với mỗi vị từ
có thể khác nhau, những vị từ nào nằm về phía cực gián tiếp nhiều hơn
sẽ có khả năng cho phép nhiều Chu tố Mặc định cùng xuất hi
ện cao hơn
so với những vị từ nằm về phía cực trực tiếp.

2.4 Các trật tự từ cơ bản phản ánh cấu trúc nghĩa biểu hiện của
câu với vị từ mang ý nghĩa trao/tặng đã xác định được trong luận án bao

gồm:
O1: NP1 + Vtrao/tặng + NP2 + NP3.
O2: NP1 + Vtrao/tặng + NP3 + TO/CHO + NP2
O3: NP2 + BE P2 + NP3 (+ BY NP1) (tiếng Anh)
O4: NP2 + ĐƯỢC (+ NP1) + Vtrao/tặng + NP3 (tiếng Việt)
O5: NP2 + Vtiếp nhận + NP3 (+ FROM/T
Ừ, CỦA NP1)
O6: NP2 + Vtiếp nhận + (CỦA NP1) + NP3 (tiếng Việt)
O7: NP3 + BE P2 + NP2 (+ BY NP1) (tiếng Anh)
O8: NP3 (+ NP1) + Vtrao/tặng + NP2 (tiếng Việt)

Các yếu tố quy định những trật tự này bao gồm:
1. Lớp nghĩa;
2. Đặc trưng của chính các tham thể, ví dụ như tính Đại từ
(pronominality), tính cụ thể (specificity), tính khả định (identifiability),
độ dài (length) và tính ‘đã biết’ (givenness), kể cả đặc trưng [± Người]
của các tham thể;
3. Các y
ếu tố tri nhận của người phát ngôn, ví dụ như cách tri
nhận, mô tả sự tình, sự lựa chọn tham thể nào làm Vật được định vị

23
(Trajector – TR), đối tượng nào làm Mốc định vị (Landmark – LM), chiết
đoạn nào trong quá trình diễn tiến của sự tình trao/tặng được đưa lên Cận
cảnh (Foregrounding), chiết đoạn nào đưa về Hậu cảnh (Backgrounding).
Những yếu tố tri nhận này không chỉ tác động tới cấu trúc nghĩa
biểu hiện của câu, tới cấu trúc cú pháp của câu mà còn quy định cả sự lựa
chọn vị từ nữa, nhất là khi ng
ười phát ngôn đồng thời là một đối tượng
tham gia sự tình. Ngoài ra, các so sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt

cho thấy những khác biệt rất rõ ràng về các yếu tố tri nhận giữa người nói
tiếng Việt và người nói tiếng Anh, kể cả về trật tự cú pháp lẫn các tác tử
đánh dấu vai nghĩa. Vì lẽ đó, có trật tự từ chỉ xuất hiện trong tiếng Anh
mà không được hoặc khó đượ
c chấp nhận trong tiếng Việt và ngược lại,
mặc dù chúng cùng mô tả một sự tình. Nói cách khác, mỗi một trật tự cú
pháp ánh xạ một cấu trúc nghĩa biểu hiện nhất định, hoặc chí ít cũng là
thể hiện một ý nghĩa khác nhau, một cách diễn giải khác nhau về cùng
một sự tình theo quan điểm của người phát ngôn.
Tương tự như trật tự từ, mỗi một tác tử đ
ánh dấu khác nhau cũng
thể hiện các cách diễn giải khác nhau của người phát ngôn về sự tình, về
các đối tượng tham gia hay liên quan tới sự tình.
Người Việt học tiếng Anh cần hết sức chú ý những điểm trên
mới có thể lựa chọn đúng cấu trúc cú pháp để diễn tả chính xác ý nghĩa
mình muốn truyền đạt cũng như tránh được những sai lỗi khi sử dụng
tiếng Anh. Giáo viên giảng d
ạy tiếng Anh cho người Việt cũng cần lưu ý
những khác biệt ngữ nghĩa và ngữ pháp của loại câu với vị từ đa trị, nhất
là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng nhằm giúp cho người học phân biệt được
những điểm khác biệt đó để nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng tiếng
Anh của họ.

Cần phải nói thêm rằng luận án này m
ới chỉ tập trung nghiên cứu
một nhóm vị từ đa trị cụ thể là các vị từ mang ý nghĩa trao/tặng, trong khi
hoạt động của mỗi một vị từ đa trị khác nhau lại có những đặc điểm riêng
biệt, khác với các vị từ khác. Do vậy, một vài kết luận, chẳng hạn như về
vai nghĩa của các Chu tố Mặc định, có thể không áp dụng nhấ
t loạt được

cho tất cả mọi vị từ đa trị. Chắc chắn phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng,
khảo sát từng trường hợp cụ thể mới có thể có những kết luận chi tiết và
minh xác hơn cho từng vị từ.
Đối với các lớp nghĩa cũng vậy. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của
câu với vị từ mang ý nghĩ
a trao/tặng được xác định là có thể có 4 lớp
nghĩa, nhưng do tính đa nghĩa của vị từ, một vài vị từ trong số đó có thể
còn có những lớp nghĩa khác nữa. Vì vậy, trong cấu trúc nghĩa biểu hiện
của câu với vị từ đa trị, số lượng lớp nghĩa sẽ có thể khác nhau chứ

24
không phải lúc nào cũng là 4 lớp nghĩa. Đây cũng là một vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu.
Trong chương 4, luận án mới chỉ tập trung vào trật tự từ trên cấu
trúc cú pháp, và đôi chỗ có đề cập tới các tác tử đánh dấu vai nghĩa dưới
tác động của các yếu tố tri nhận. Trong khi đó, quá trình ánh xạ cấu trúc
nghĩa biểu hiện lên cấu trúc cú pháp của câu, quá trình khai triển các
tham thể trong c
ấu trúc nghĩa biểu hiện của câu thành các thành phần câu
trên cấu trúc cú pháp lại là một quá trình hết sức phức tạp. Đã có nhiều
nghiên cứu khác nhau về quá trình này, tiêu biểu như các công trình của
Givón (1979), Grimshaw (1990), Beth và Pinker (1992), Palmer (1994),
Pinker (1994), Wechsler (1995), Jackendoff (1995), Dalrymple (1995),
Hale và Keyser (2002), v.v Khuôn khổ nghiên cứu này không cho
phép tổng kết hết các công trình nghiên cứu đã có cũng như đi sâu khảo
sát nhiều vấn đề liên quan tới quá trình ánh xạ, khai triển nói trên. Đây
cũng là những hướng nghiên cứu tiếp theo sau công trình này.
Ngoài ra, vì Ngôn ngữ học Tri nhậ
n còn khá mới mẻ đối với
chúng tôi nên trong công trình này, chúng tôi chỉ mới thử áp dụng một số

khái niệm của nó trong phạm vi hiểu biết của mình vào việc phân tích
cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Nhiều vấn đề lý luận, khái niệm cơ bản
của phân ngành ngôn ngữ học này đòi hỏi chúng tôi phải học hỏi sâu hơn
nữa mới có thể làm chủ được và sử dụng được một cách có hiệ
u quả cao
trong nghiên cứu sau này của mình.
Những khó khăn, hạn chế chắc chắn dẫn tới những khiếm khuyết
khó tránh trong luận án. Chúng tôi chân thành muốn được sự trao đổi,
giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo
và các đồng nghiệp để có thể đi tới những kết quả xa hơn.



1
SUMMARY OF THE DISSERTATION


Title: The representational semantic structure of sentences with GIVE-
type predicates (based on Vietnamese and English corpus)

Specialization: Linguistic theory Code: 62.22.01.01

Author: Lam Quang Dong

Supervisors: Professor, Doctor Le Quang Thiem
Associate Professor, Doctor Vu Duc Nghieu
of Vietnam National University, Hanoi
College of Social Sciences and Humanities
Department of Linguistics


Key Content:

The subject under study is sentences with polyvalent GIVE-type predicates in
English and Vietnamese, such as give, present, endow, bestow, send, confer, offer,
cho, gui, bieu, tang. This study is aimed at establishing the layers in the
representational semantic structure of sentences containing these predicates in order
to identify the semantic roles of the participants and their status in sentence
representational semantic structure. Componential analysis, contrastive and
comparative methods, modeling, qualitative as well as quantitative analyses have
been used for the study in combination with such techniques as classification,
generalization, substitution and transformation.

Specific tasks carried out in the study include the following:
1. Reviewing theories on sentence semantic structure, particularly
representational semantic structure of sentences with polyvalent predicates,
which provides the theoretical bases for the clarification of semantic layers in
such structure;
2. Identifying the semantic/thematic roles and properties of participants in each
of the semantic layers, paying special attention to the clarification of the status
of peripheral participants;
3. Explaining the impact of semantic factors on the syntactic structure of
sentences with GIVE-type predicates;
4. Highlighting the similarities and differences between Vietnamese and English
with regards to sentences with GIVE-type predicates.
2

The corpus is selected from various sources, including standard written
register, colloquial register, printed and electronic press, literary works and songs so
as to secure a relatively comprehensive view of the actual constructions in which
GIVE-type predicates are used. Around 2000 sentences have been selected, and 700

of these are specifically analyzed.

The dissertation is written in Vietnamese and organized into 4 chapters:

Chapter 1: Theoretical bases - 35 pages
Chapter 2: Semantic layers and thematic roles of the 3 core participants in the
representational semantic structure of sentences with GIVE-type
predicates - 44 pages
Chapter 3: Reduced and expanded representational semantic structure of sentences
with GIVE-type predicates - 31 pages
Chapter 4: The reflection of semantic structure on syntactic structure of sentences
with GIVE-type predicates - 46 pages.

Chapter 1:

A literature review has been made of different viewpoints and approaches to the
study of sentence meaning and sentence semantic structure of such authors as
Fillmore (1968), Chafe (1970), Cao Xuan Hao (1991), Frawley (1992), Jackendoff
(1995), Dinh Van Duc (2001), Ly Toan Thang (2002), Diep Quang Ban (2004), etc.
The most apparent commonality among these approaches is that sentence semantic
structure is a complex, multi-layered one, and sentence representational semantic
structure can be interpreted in the simplest way as the event expressed by the
predicate - the head of the sentence, and participant(s) around it. The number of
participants is determined by the predicate’s valence (similar, in a way, to the verb
subcategorization in Government and Binding Theory), and the thematic role(s) of
each participant is its semantic relation(s) with the predicate. As a result, the higher
the predicate’s valence, the more participants it requires, and the more complicated
the sentence semantic structure.

With regards to the participants, different authors have different ways of defining

and classifying their thematic roles in sentence semantic structure. For instance,
Frawley (1992) classifies them into participant and non-participant roles while Van
Valin (1993) places them on a continuum as follows:


3


Agent Effector Experiencer Location Theme Patient

Source Path Goal Recipient

Jackendoff (1995), on the other hand, suggests arranging these roles in spatial,
actional and thematic tiers. A more complicated classification like this


is put forward by Sowa (1999). Most recently, Mylne (2000) proposes a more
convenient classification based on three properties [Control], [Experience] and
[Affected], which is called the Role Engagement Scale:












The approach assumed by the researcher in this study is based on the common
agreement among various authors studied. First, representational semantic structure
of the sentence consists of the predicate and participant(s) while the predicate
determines the number of participants and their semantic relations (thematic roles)
with it. However, it is posited that the participants, depending on their properties
and levels of engagement in the event expressed by the predicate, exert different
degrees of impact on the predicate itself, i.e. on the sentence representational
semantic structure. That is to say the predicate and the participants are under their
reciprocal impact rather than just the participants under the one-way impact of the
predicate.

+Control -Control
-Experience +Experience -Experience
Role
engagement
-Affected

+Affected -Affected
Descriptive
terms
Proactive

Reactive

Responsive

Patien-
tive

Activated


Non-activated

Comparison
to some
standard
thematic
role labels
Agent

Recipient
Beneficiary
Expe-
riencer
Perceiver
Patient Theme
Instrument
Location
Goal
Source
Path
Percept
4
Second, there are various layers in sentence representational semantic structure, and
each participant may assume different thematic roles in each layer.

Third, as trivalent predicates (or three-place predicates, as they may be called by
other linguists), GIVE-type predicates require three obligatory participants (actants,
or core participants) and peripheral (optional) participants. Yet not all peripheral
participants enjoy equal status: some are pre-supposed, subcategorized and inherent

in the lexical meaning of the predicate, and they can, under certain circumstances,
function as or replace one core participant or another, while others are unable to do
so. These need to be clarified.

The last part of Chapter 1 provides an overview of research related to or on GIVE-
type predicates the results of which provide the author of this dissertation with
valuable inputs for him to proceed with the research. Of particular importance are
the series of works by Newman (1996) and his group who investigated GIVE in
various languages, and Seliverstova’s work (2004) on dat’ (give) in Russian. Not
much has been done with GIVE-type predicates in Vietnamese, though they may
have been preliminarily touched upon by such authors as Nguyen Kim Than (1977),
Hoang Trong Phien (1980), Cao Xuan Hao (1991), Nguyen Thi Thu Hao (2001),
Nguyen Van Hiep (2002), etc. This dissertation, therefore, builds upon those works
and develops them further in order to accomplish specific tasks set forth.

Chapter 2:

On the basis of the four cognitive domains suggested by Newman (1996), the study
has investigated the various meanings of GIVE-type predicates, the sentence
semantic structure generated therefrom, and identified the semantic layers in that
structure. The results make it possible for the author to conclude that there are
basically 4 layers in the representational semantic structure of sentences with GIVE-
type predicates (adopting some of Newman’s terminologies):
2.1 Control-Possession Layer: x cause y to have z
2.2 Spatial-Dynamic Layer: x cause z to go to y
2.3 Human Interest Layer: x cause y to benefit from having z or
x cause y to suffer from z
2.4 Power Layer:
It is discovered that various correlations between the giver and the receiver in terms
of age, social status, kinship, power, etc., result in different natures and levels of

solemnity/politeness of the giving events. These have been codified in the lexical
meanings of the predicates themselves and, together with other contextual,
pragmatic factors, they pre-determine the choice of predicates to describe the various
5
giving events that occur. In other words, they form a separate layer in the semantic
structure of the sentence rather than a mere honorific variation in Newman’s view.
This layer is clearly manifested in the subclassification of GIVE-type predicates into
three groups:
Group 1: tentatively called the upward group, which indicates that the giver is
younger, inferior, or less powerful than the receiver, for example: hiến, cúng, dâng,
biếu, donate, devote, as in


Họ hiến cả vàng bạc nhà cửa cho cách mạng.
They donate all gold silver house door to revolution
They donate all their houses and valuables to the revolutionary cause.
Họ cúng chùa pho tượng Quan Âm bằng đồng
They donate pagoda statue Kwan Yin of bronze
They donate a Kwan Yin bronze statue to the pagoda

Group 2: the downward group, which includes such predicates as phú, ban,
bestow, endow, e.g.

Trời phú cho hắn sức lực ít ai bì kịp
Heaven endow to him strength few who match
He is endowed with unrivaled strength.

Tạo hoá ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm.
Creator endow to them PLURAL rights no who can violate
They are endowed with inalienable rights.


Group 3: the neutral one, including cho, tặng, give, present, etc. Groups 1
and 2 account for about one-fifth of GIVE-type predicates investigated, while Group
3, being the most predominant, accounts for four-fifths. The following diagram may
help illustrate such grouping:












Giver
Receiver
Receiver
Receiver
6
The restricted appearance of cho as a role marker with GIVE-type predicates of
Group 1 in Vietnamese serves as evidence of such subdivision: they only allow cho
to be present in rare circumstances when the speaker identifies with the recipient and
wants to show more respect to the giver by ‘lowering’ his/her own status.

The semantic layers having been identified, the dissertation goes on establishing the
thematic roles the core participants assume in each layer. The following table shows
the possible roles of these core participants:


Core Participant (CP) 1 CP 2 CP 3
Agent
Author
Source
Location
Instrument
Recipient
Goal
Experiencer
Location
Beneficiary
Patient
Theme
Complement (in
the sense used by
Chafe 1970)
Instrument

(The fourth layer - Power Layer - does not result in specific thematic roles of the
core participants; instead, it allows for the codification of certain properties or social
and personal dimensions of the participants in the meaning of the sentence). Thus,
the basic representational semantic structure of sentences with GIVE-type predicates
can be expressed by the following model (with the most typical thematic roles of the
core participants):
M1: CHO/GIVE <Agent, Recipient, Theme>

Chapter 3:

Due to their indefiniteness or non-individuated, non-identifiable, generic nature, or

because of their level of engagement in the giving act (non-engaged, indirectly or
directly engaged), certain core participants may not be present in the sentence
semantic structure, which results in reduced models of the following types:
M2: CHO/GIVE <Agent>
M3: CHO/GIVE <Theme>
M4: CHO/GIVE <Agent, Theme>
M5: CHO/GIVE <Agent, Recipient>
M6: CHO/GIVE <Theme, Recipient>

Such absence of one or two core participants is totally different from contextual
ellipsis or incomplete sentences/fragments usually found in colloquial, daily speech
whereby the absentee(s) can be easily restored or understood among the
7
conversation partners, no matter what their properties or nature is, or however much
they are engaged in the giving event.

On the other hand, it is found out that certain GIVE-type predicates allow for the
appearance of some peripheral participant(s) which may function as, or replace, one
of the core participants in certain cases. To be more exact, such predicates pre-
supposes, even are restricted to, only some peripheral participants. The most typical
of these is gửi/send which indicates that the giving event has to take place through
certain means, with certain instruments, in certain ways, and the giver and the
recipient are at a distance from each other. Moreover, when it is explicitly described
in Vietnamese, this type of participants assumes no other position than the one right
after the predicate:


Mẹ tôi gửi bà Thanh cho tôi hai đồng
mother I send lady to I two dong (VN currency)
My mother sends me two dong through Mrs. Thanh


This type of participants is suggested to be called Default (peripheral) Participants as
distinguished from Non-Default Participants which are totally optional and are not
pre-supposed by the predicates or inherent in their lexical meanings. With regards to
gửi/send, and a number of other GIVE-type predicates, Default Participants can play
the role of Means or Instrument when they are [-human], and Intermediary Recipient
if [+human], since, for one thing, it is quite unfair to use the term Means or
Instrument to refer to Mrs. Thanh, a real person who helps realize the giving act
between my mother and me.

gửi/send also presupposes other peripheral participants like Direction and Goal, and
when all these are simultaneously explicitly expressed in the sentence syntactic
structure, they are marked with different prepositions in Vietnamese and arranged in
a rather rigidly fixed order, e.g.

Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi.
girl that send letter out to I
?She sent the letter to Hanoi to me
(or ?She sent the letter to my Hanoi address).

Cô ấy gửi thư đến trường cho tôi.
girl that send letter arrive school to me
?She sent the letter to school to me.
(or ?She sent the letter to my school address).


8
The existence of Default Peripheral Participants can also be testified through various
other predicates, for example, kick/đá, which pre-supposes that the Means or
Instrument for the kicking act to be carried out must be some leg(s); gắp, which

presupposes that the picking act cannot accomplish without the presence of a pair of
chopsticks or similar paraphernalia; or nhảy/jump, in which some Direction or Path
or Location must be involved. It is possible, therefore, to posit that participants in
sentence semantic structure can be classified into two major types: Core Participants
and Peripheral Participants, as traditionally agreed upon, with the latter subdivided
into Default and Non-Default Participants. With regards to GIVE-type predicates in
particular, apart from the predicates themselves, the representational semantic
structure of the sentence can look like this:

Core Participants (CP) Peripheral Participants (PP)
1 2 3 Default PP Non-Default PP
Agent
Author
Source
Location
Instrument
Recipient
Goal
Experiencer
Location
Beneficiary
Patient
Theme
Complement
Instrument
Intermediary
Recipient
Means
Instrument
Direction

Goal
Time
Manner
Reason
etc.

Altogether, the CPs, Default PPs and Non-Default PPs make up what can be called
the expanded representational semantic structure of the sentence.

Chapter 4:

This chapter is devoted to examining the impact of sentence semantic structure on its
syntactic structure. In other words, it aims at explaining the semantic differences
that different syntactic structures reflect, as opposing to the view that syntactic
variation, such as dative movement, merely involves the movement of syntactic
constituents, or results from syntactic processes only. Particular emphasis is laid
upon the impacts of such factors prevalent in the newly emerging field of Cognitive
Linguistics as Construal, Trajector-Landmark, Perspectives, etc., on the syntactic
order of the phrases describing the participants in the sentence semantic structure.
Similarities and differences in the sentence syntactic structure between Vietnamese
and English are also elaborated in this chapter, as reflected in the following syntactic
orders:
(i) O1: NP1 + V(GIVE-type predicates) + NP2 + NP3
This is a common pattern in both languages, which accounts for around 60% of the
cases when NP1 is the subject of the sentence and most apparently reflects the
control-possession layer.
9

(ii) O2: NP1 + V + NP3 + TO/CHO + NP2
Both languages share this pattern, which makes up about 40% of the sentences with

NP1 as the subject and typically expressing the spatial-dynamic layer.

It should also be noted that the length of the phrases describing the Recipient and
Theme, their [± definite], [± specific] or [± individuated] properties, pronominality,
identifiability, etc., together with semantic and cognitive factors, help determine
their positions in the sentence syntactic structure. In Vietnamese, not all GIVE-type
predicates allow both orders O1 and O2. O2, for example, may not occur with those
of the upward group (Group 1). On the other hand, in English, a number of GIVE-
type predicates always require a preposition, no matter whether NP2 is placed before
NP3 or vice versa. Others may permit only one of these two orders. Those GIVE-
type predicates that generate both O1 and O2 tend to be of Germanic origin, while
Latinate ones only produce O2. Both O1 and O2 are possible with predicates that
begin with a schwa like assign, allot, award, while only O2 may be possible with
those that do not begin with a schwa such as return, transfer.

(iii) O3: NP2 + BE P2 + NP3 (+ BY NP1), typically common in English while
(iv) O4: NP2 + ĐƯỢC/BỊ (+NP1) + V + NP3 is the most typical one in
Vietnamese when NP2 (Recipient) functions as the subject of the sentence.
Vietnamese does not favor O3 since such passive constructions sound like a recent
borrowing/importation from foreign languages rather than a truly traditional
Vietnamese structure, even though Vietnamese does have some way of expressing
the passive. In such cases, however, both Vietnamese and English may substitute
GIVE-type predicates with receive, get, obtain, acquire, etc., which result in

(v) O5: NP2 + Vreceive + NP3 (+FROM/Từ/Của NP1)
which is found in both languages, while

(vi) O6: NP2 + Vreceive (+ Của NP1) + NP3
is found in Vietnamese only.


The last two orders below is shared by both English and Vietnamese:
(vii) O7: NP3 + BE P2 + NP2 (+ BY NP1)
(viii) O8: NP3 (+ NP1) + V + NP2

The last part of chapter 4 gives a brief account of possible meaning extensions of
cho in Vietnamese in contrast with the English give, including permission, cause,
enablement, emergence, extent, purpose, which even results in their change of parts
10
of speech and consequently the different thematic roles of the participants marked by
cho. This part is intended to offer some help to Vietnamese learners of English, or
English learners of Vietnamese when encountering constructions with GIVE-type
predicates in these languages so that they can avoid confusion, misuse and
difficulties.

CONCLUSION

Thanks to the results of the research, it is possible for us to suggest the 4-step
procedure for analyzing sentence semantic structure, namely:

Step 1. Establishing semantic layers;
Step 2. Identifying participants and their roles in each layer;
Step 3. Identifying the status of participants in the semantic structure; and
Step 4. Verifying the findings through sentence syntactic structure.

Our study shows that the semantic structure of sentences with GIVE-type predicates
consists of 4 layers: (1) Control-possession; (2) Spatial-dynamic; (3) Human
interest; and (4) Power. Participants in such semantic structure can simultaneously
assume various semantic roles. The 3 actants, or core participants assume such roles
as Agent, Author, Source (CP1); Recipient, Experiencer, Beneficiary (CP2); Theme,
Complement (CP3), etc. Circumstants or Peripheral Participants are subdivided into

two kinds: Default PPs, like Intermediary Recipient, Means, Instrument, Direction,
etc., and Non-Default PPs like Time, Manner, Purpose, etc. Models of the semantic
structure of sentences with GIVE-type predicates include the basic, reduced and
expanded models. Superficially, the syntactic orders of components representing
CPs, default and non-default PPs reflect semantic differences and are determined by
the semantic layers, the properties/features of the participants, the speaker’s
cognition and construal of the giving events.

The theoretical significance of our research findings is, therefore, the establishment
of models which provide a clearer, more comprehensive account of the semantic
structure of sentences with polyvalent predicates, particularly GIVE-type predicates;
these help clarify polyvalent predicates’ combinability and their actual
manifestation.

Our study also makes practical contributions to teaching, learning and translation
work related to sentences with polyvalent predicates in English and Vietnamese,
especially GIVE-type predicates.

×